1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kì kĩ năng giao tiếp những bài học thay đổi sau môn kĩ năng giao tiếp hp1 và những điều cần rèn luyện kế hoạch rèn luyện trong thời gian tiếp theo 5 năm đại học

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Em xin được gửi lời cảm ơn đến trường đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho em được tham gia khóa học phần Kĩ năng giao tiếp với chủ đề mang đậm màu sắc thực tiễn và đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC

NGUYEN TAT THANH

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

HỌC PHẦN: KĨ NẴNG GIAO TIẾP

Tên đề tài: Những bài học ,thay đổi sau môn kĩ nắng giao tiếp-HP1 và những điều cần rèn luyện , kế hoạch rèn luyện trong thời gian tiếp

theo (5 năm đại học)

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Võ Minh Thành

Cô Cao Thị Thùy Trang Cô Phạm Quynh Anh Sinh viên thực hiện: Vương Thị Trà Mi

MSSV: 2311556043

Khoá: 2023-2028 Chuyên ngành: Dược

'Tp HCM, tháng 10 năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin được gửi lời cảm ơn đến trường đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho em được tham gia khóa học phần Kĩ năng giao tiếp

với chủ đề mang đậm màu sắc thực tiễn và để lại những bài học quý

giá mà em sẽ trình bày trong bài luận dưới đây Em cũng xin gửi lời cảm ơn một cách chân thành và sâu sắc đến thầy Võ Minh Thành, cô Cao Thị Thùy Trang và cô Phạm Quỳnh Anh, là những thầy giáo, cô giáo đã đồng hành cùng em trong những buổi học đầy sôi động, cũng như mang đến

những kiến thức không thể quý báu hơn, hết thảy là môi trường học tập

mà các thầy cô đã dày công tạo dựng để các bạn học sinh có được những kĩ năng mang theo tựa hành trang trên những con đường khó khăn phía trước

Phần 1: Những bài học sau môn Kĩ năng giao tiếp - 3

Phần 2: Những điểm cần rèn luyện và kế hoạch trong tương lai 6

bằng chói lóa, khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng tri thức Tuy

nhiên, kĩ năng mềm, hay cụ thể hơn là kĩ năng giao tiếp, lại là thứ được *®xem thường” quá nhiều Thật là một điều đáng buồn khi người ta tưởng cái `Kĩ năng giao tiếp” đó là phải học ngôn ngữ, học hai, ba, bốn thứ tiếng ngôn ngữ, trong khi có những người chỉ học mỗi tiếng anh

Trang 3

cũng phải chật vật trong việc biểu đạt ý mà mình muốn nói Vốn dĩ, "Kĩ năng giao tiếp” ở một phạm trù hoàn toàn khác Căn cứ vào thông tin trên Internet, `tỷ lệ sinh viên Việt Nam ra trường thiếu việc làm năm 2023 là 6,5%.” (Trích số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê), mà thiếu kĩ năng giao tiếp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đáng lo ngại này

II Giáo dục về giao tiếp

Phải thật sự cảm thấy vinh dự và may mắn khi em được tham gia vào lớp học phần Kĩ năng giao tiếp tại trường đại học Nguyễn Tất Thành, vì các thầy cô không chỉ giúp em nhìn ra được thực tế và sự cần thiết của kĩ năng giao tiếp mà còn để lại cho em những bài học, những

thay đổi cần thiết, những điều cần rèn luyện để cải thiện kĩ năng nói

của bản thân và kết hợp định hướng rèn luyện bản thân trong tương lai Và đó cũng sẽ là những gì em xin được trình bày trong phần tiểu luận dưới đây

Phần 1: Những bài học sau môn Kĩ năng giao tiếp

Phần mở đầu chương một khá bao quát về những lý thuyết cơ bản liên quan đến giao tiếp Từ khái niệm, ta có thể hiểu rằng, giao tiếp

không chỉ là nói thông qua khẩu ngữ, qua miệng luỡi, mà nó còn thông qua những cử chỉ và hành động (ngôn ngữ hình thể, lắng nghe) Dựa trên khái niệm đầy đủ: "Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm giữa người và người nằm thỏa mãn nhu cầu nào đó.” ta biết được rằng nhờ có giao tiếp mà tình cảm của con người mới được thể hiện, mới được bộc lộ Vì thế xét về phương diện tình cảm, giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng Xét về mặt cuộc sống và trong công việc, giao tiếp bao hàm 7 chức năng chính, trong đó có "Nhận thức đánh giá lẫn nhau”, "thông tin hai/ đa chiều” và *Tổ chức, điều hành hoạt động.” Ta

có thể hiểu đơn giản rằng, nếu chúng ta không nói ra thì sẽ không ai

biết chúng ta đang muốn làm gì, nhất là khi chúng ta đang trên cương vị là một người lãnh đạo, là một nhân viên, hay nói chung là một thành viên của một tập thể, nhờ có giao tiếp trao đổi thông tin mà không chỉ người nghe mà cả người nói cũng có thể có cơ hội mở rộng kiến thức và thảo luận vấn đề một cách trực quan nhất có thể

Ngoài những lý thuyết trên, chúng ta còn học được sự tế nhị và

tinh tế trong lời nói *Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” quả là không sai,

Trang 4

và các vấn đề tế nhị, riêng tư, chính trị, hay tôn giáo cũng nên được đề cập một cách khéo léo để tránh gây ra những rắc rối và xung đột trong

giao tiếp Ngôn ngữ hình thể cũng là điều đáng được lưu tâm Ở mỗi

quốc gia sẽ có những quy tắc riêng về ngôn ngữ hình thể, cử chỉ, và hành động Ví dụ: Ở Bắc Mỹ, người ta không thường đứng san sát nhau nếu là người lạ như ở các quốc gia Nam Mỹ Vì thế trước khi sang quốc

gia nào đó để du lịch hay công tác, việc tìm hiểu văn hóa giao tiếp ở

quốc gia đó quả thực sẽ được duyệt lên danh sách những việc cần làm đầu tiên

Kĩ năng tiếp khách là một trong những kĩ năng vô cùng cơ bản đối với một người trưởng thành, khi họ dấn thân vào công việc, sẽ có những giai đoạn họ buộc phải đón tiếp những khách mời hay đối tác

làm ăn Trong chương 2, chúng ta có thể hiểu hơn về cách chào hỏi, làm

quen, hành vi cử chỉ trên bàn tiệc, đọc vị qua hành động Có rất nhiều yếu tố bao hàm trong một cuộc gặp gỡ, ví dụ như khoảng cách, biểu cảm nét mặt, ánh nhìn, tiếp xúc va chạm, ngôn ngữ và dáng điệu cơ

thể Đặc biệt với ánh mắt, vì những chi tiết nhỏ về mắt có thể giúp cho

chúng ta đọc vị được đối phương đang muốn gì Bởi lẽ mắt sở hữu một khả năng đặc biệt, đó chính là thể hiện nội tâm và ham muốn của con người Ví dụ: Nếu đối tác của bạn liên tục nhìn đồng hồ trong cuộc nói

chuyện giữa hai người, chứng tỏ anh ấy đang có việc bận và muốn kết thúc buổi gặp này để làm công việc của anh ta, hoặc do anh ấy không

có hứng thú nhiều với chủ đề cả hai đang thảo luận

Thật khác khi nói chuyện trực tiếp khi ta có thể ước lượng được

khoảng cách tối thiểu, tư thế dáng ngồi, cử chỉ, giao tiếp mắt, tương tác qua điện thoại quả thực là một thử thách rất lớn đối với giọng nói Trước mắt là những kĩ năng cơ bản khi gọi điện thoại, về xưng danh, về

lời chào, lời tạm biệt Đến mức độ khó hơn là những nguyên tắc và lưu

ý khi trò chuyện điện thoại Về tính lịch sự, nhã nhặn, đó là điều hiển nhiên, nhưng để sao cho cuộc đối thoại diễn ra vừa nhanh, vừa rõ ràng mà vừa thể hiện sự tinh tế đối với người ở đầu dây bên kia thì vẫn còn là một thử thách

Với những người đi làm thì kĩ năng viết thư sao cho hiệu quả sẽ là một câu hỏi không quá xa lạ Từ thư xin việc, thư báo cáo cấp trên, thư gửi đối tác, gửi những nhân vật quan trọng, tất cả đều cần kĩ năng Quy trình 5D cho chúng ta thứ tự từng bước để xác định rõ ràng mình cần làm những gì khi viết một lá thư hoàn chỉnh Kết hợp với chiến thuật GIRO và nguyên tắc STARS, thao tác theo thứ tự trên từng con

Trang 5

chữ của lá thư sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta nắm rõ và hiểu tối

đa những gì mà các kĩ năng viết trên mang lại Sự ra đời của Email là một bước đột phá để con người dấn thân vào cách mạng Internet Giờ đây không cần phải sử dụng thư viết tay

mà chúng ta có thể ngay lập tức chuyển giao thông tin với tốc độ siêu

việt, vừa có thể chỉnh sửa lại bất kì lúc nào, vừa có thể giao tiếp với nhiều người, nhiều đối tượng cùng một lúc Chính sự thuận tiện này với

chi phí thấp, chỉ cần thiết bị có kết nối với Internet và một tài khoản Email thì dù đối phương có ở nửa vòng trái đất thì chỉ cần một click

chuột là thư sẽ được gửi đến Tuy nhiên, giống với thư truyền thống, viết email cũng cần có những quy tác riêng của nó, với *10 nguyên tắc sử dụng email chuyên nghiệp” cùng với những điều cấm ky đã được

học, giờ đây chúng ta đã có thể biết được cách viết email chuẩn xác để công việc có thể ngày một cải thiện hơn

Tự học là con đường dẫn đến thành công nhanh nhất mà không phải ai cũng biết Khi chúng ta tự học là chúng ta đang làm chủ được bản thân mình, hoàn toàn theo nguyện vọng của bản thân mà tự giác, tích cực, tự lực, biết được những gì mình đang có và những gì mình

thiếu sót mà bắt tay vào làm việc, học tập tìm hiểu để khắc phục

chúng Đó cũng là bản chất của môi trường đại học, một môi trường mà nếu chúng ta không tự học thì sẽ bị bỏ lại phía sau Có nhiều cách để tự

học và phương pháp P.O.W.E.R sẽ là một tiêu biểu để sinh viên biết chúng ta nên tự học theo hình thức nào Hiểu về cách thức tổ chức, làm

việc, đánh giá, suy nghĩ lật ngược vấn đề và phối hợp giải lao, giải trí, tiêu khiển, việc tự học sẽ không phải là một bức tường cản trở quá lớn đối với những ai đang theo đuổi nền học thuật hay vẫn còn chờ đợi một ngày bảo vệ luận án cuối cùng trên giảng đường đại học Ngoài ra đọc sách là một ví dụ Phương pháp SQ3R mà chúng ta đã được học có lẽ sẽ là hình thức chi tiết nhất cho việc đọc sách Với 5 giai đoạn gồm: quan sát tổng thể, đặt câu hỏi, đọc, trả bài và ôn tập Thêm vào đó là 4 công thức: luật 4 giây, luật 2 phút, luật 72 giờ và luật 21 ngày sẽ góp phần tạo nên chiếc chìa khóa để chúng ta rèn luyện thói quen tốt về sau

Con người luôn chứa đựng những nỗi sợ cá nhân Từ những nỗi sợ thuần túy nguyên thủy như bóng tối, cái chết, bệnh tật, đến những nỗi sợ ở thời hiện đại Một trong số đó là sợ nói trước đám đông — kẻ thù của thuyết trình Đến với chương 5, chúng ta được giới thiệu đây đủ những yếu tố cần thiết trong một bài thuyết trình, từ sự chuẩn bị đến lúc bắt đầu cầm mic trên tay và cất lời giới thiệu bản thân, và khi nói lời cảm ơn đến khán giả và quay trở về vị trí ngồi của mình Đây

Trang 6

thực sự là một đề tài hữu ích khi những kiến thức và kĩ năng mà chúng

ta học được về thuyết trình có thể giúp con người ta vượt qua nỗi sợ về

giao tiếp trước đám đông, giúp họ cởi mở hơn và bước qua vùng an

toàn của bản thân mình, dù là bất kì đối tượng nào (tiêu biểu như người

qua những hình thức tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách

thức, chúng ta có thể thiết lập dòng thời gian cho cuộc đời rồi chế tác lên đó những mục đích mà ta theo đuổi

Phần 2: Những điểm cần rèn luyện và kế hoạch trong tương lai

Về điểm mạnh, em nhận xét bản thân là một người có sự tinh tế trong giao tiếp xã hội, biết quan sát và lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của đối phương Qua trò chuyện trên điện thoại hay gặp gỡ bạn bè tại những buổi café đều diễn ra tốt, tất cả đều ổn thỏa và không có

vấn đề khó khăn bất trắc gì

Tuy nhiên, xét về điểm cần rèn luyện, em rất nhát thuyết trình, dù cho có những đánh giá tích cực nêu trên, thì thuyết trình lại ở một phạm trù khác, khi ta buộc phải trình bày ý kiến một cách khoa học và có logic về một đề tài nào đó trước nơi đông người Ngoài ra, em cũng rất mong muốn bản thân được cải thiện mặt quản lí cá nhân, vì thời gian chết trong cuộc sống hằng ngày có quá nhiều, mà thời gian đã đi thì không thể lấy lại được nữa Vì thế, kĩ năng thuyết trình và kĩ năng lãnh đạo bản thân sẽ là hai nội dung em đề cập dưới đây, về những gì em học hỏi được qua các tiết học cũng như nêu ra suy nghĩ của bản thân về hai kĩ năng đó

Đầu tiên là kĩ năng thuyết trình Qua tiết học Kĩ năng giao tiếp, chúng ta biết được rằng giọng nói đóng một trong những vai trò mấu chốt để thu hút người nghe Giả sử một chất giọng tương tự "chị Google” và một nhà diễn thuyết cùng đứng trên một sân khấu, liệu chúng ta muốn nghe từ bên nào hơn, khi cuộc thảo luận ấy diễn ra trong nhiều giờ đồng hồ Rất rõ ràng rằng là, nhà diễn thuyết sở hữu tông giọng bay bổng với những âm điệu lên xuống linh hoạt sẽ thu hút người nghe nhiều hơn là một chiếc robot chỉ biết nói giống như đọc bài Một ví dụ khác tuy không liên quan đến thuyết trình nhưng cũng nói lên vai trò của giọng nói, đó là nhân vật Jordan Belfort trong bộ phim *Sói

Trang 7

già phố Wall” Anh ta làm việc 100% trên chiếc điện thoại để bàn cũ mà vẫn có thể dùng giọng nói và khả năng thuyết phục người khác siêu phàm của mình mà thu được bộn tiện từ các nhà đầu tư chứng khoán Có thể nói, giọng nói sẽ là yếu tố làm nên một bài thuyết trình thành công Có giọng nói tốt, chúng ta có thể tự tin hơn khi đứng trước đám đông và dõng dạc nói lên suy nghĩ của mình Đó không phải la kha nang bẩm sinh, một chất giọng hay có thể được đào tạo bởi những kĩ năng rất giống khi học thanh nhạc, về lấy hơi, giữ nhịp, Ngoài ra, tam ly cũng góp phần làm cho chất giọng của chúng ta trở nên hay hơn Một

chủ đề bạn yêu thích so với chủ đề tẻ nhạt thì chắc chắn với chủ đề

bạn yêu thích, bạn sẽ nói *có tâm” và nhiệt huyết, đổ nhiều năng lượng hơn vào nội dung mà bạn trình bày

Bên cạnh giọng nói hay, dù trong trẻo bay bổng hay trầm ấm, thanh lịch thì cũng cần phải kết hợp với ngôn ngữ hình thể Như đã đề cập ở phần trước, không ai thích một chiếc robot đứng bất động biết nói cả, trông thật vô tri và thiếu sức sống Một người thuyết trình giỏi là người biết kết hợp điều mình đang nói với cử chỉ của cánh tay, hướng nhìn của ánh mắt, đôi chân di chuyển đến từng vị trí của sân khấu Rèn

luyện cách cử động của hình thể không phải chuyện một sớm một chiều, nhưng không phải là không thể Một cách thường được áp dụng

đó chính là bắt chước Quan sát Steve Job, Mark Zuckerberg, Elon Musk hay những ông lớn tại thung lũng Silicon sẽ là những ví dụ rất điển hình để chúng ta có thể học hỏi cách bọn họ đứng trên sân khấu và nói chuyện Nhìn cử chỉ điệu bộ và ánh mắt của họ, sau đấy đứng trước

một tấm gương để mô phỏng lại từng hành động ấy Kiên trì luyện tập

sau một thời gian, cho đến khi những điệu bộ ấy trở thành vô thức khi đứng trước đám đông tức là bạn đã thật sự thành công

Đã biết trau chuốt về ngoại hình và giọng nói, vậy bắt đầu với câu hỏi gian nải rằng: Liệu có những nguyên lí hay công thức nào cho

bài thuyết trình không? Nguyên tắc 5WI1H có thể giải đáp được thắc

mắc ấy Nếu không biết nên hay cần nói cái gì, hãy đặt ra những câu

hỏi, và trả lời những câu hỏi đó chính là điều mà chúng ta cần phải nói

Tur WHO, cho thay Biét ngudi biét ta, tram tran tram thắng Hãy hướng đến đối tượng mà chúng ta muốn thuyết trình, muốn họ biết đến, và cho họ nghe điều mà họ muốn, cho họ thấy cái mà họ cần WHY, sau khi đã đề cập vấn đề đến đối tượng mà mình lựa chọn thì hãy giải thích vấn đề đó Tại sao lại đề cập vấn đề đó, tại sao đối tượng lại là họ, tại sao họ lại ngồi ở đây và lợi ích họ có thể nhận được qua buổi thuyết

trình là gỉ? Trả lời những câu hỏi trên, dù có thể sẽ không khiến cho bài

Trang 8

thuyết trình kiếm thêm điểm cộng nhưng cũng là một cách để mua thời

gian rất hiệu quả WHAT cần đảm bảo tính xác thực của nội dung mình đang nói, đảm bảo tính ngắn gọn, rõ ràng và lịch sự Với WHERE thì phải biết cách xử lí một chút, xem xét nơi chốn, địa điểm mà ta đang cất lời Cùng là trước một đám đông nhưng ở một hội nghị quan trọng với những nhà lãnh đạo hay cuộc thi với ban giám khảo chuyên môn, sẽ thật khác với bài thuyết trình trong lớp học, nơi ta có thể pha một chút vui nhộn và khuynh hướng GenZ vào Và WHEN sẽ cho ta biết là thời

điểm thích hợp để tổ chức buổi thuyết trình Cuối cùng chính là HOW,

khi trả lời được 5W ở trên thì có lẽ ta sẽ phần nào hình dung được bài thuyết trình của mình sẽ diễn ra như thế nào, và lựa chọn phương tiện

phù hợp để truyền thông nội dung sẽ là câu trả lời cho HOW Sau tất cả, nguyên tắc 5W1H chính là sự chuẩn bị Có sự chuẩn bị thật tốt và

sự chu đáo trong từng khâu công việc, bài thuyết trình của chúng ta sẽ trở nên trọn vẹn hơn, ta cũng sẽ tự tin hơn khi đứng trước đám đông, bởi tâm lý *đã có điểm tựa” được hình thành mà điểm tựa của chúng ta chính là phần đã chuẩn bị từ trước

Cuối cùng đó là một tâm lý thật vững vàng Sẽ có những lời bình phẩm, hay những lời đánh giá tiêu cực về bài thuyết trình Đó là điều

hiển nhiên, hãy cố gắng xem đó là một chuyện bình thường, vì không gì

là hoàn hảo Em thường hình dung ra những lỗi lầm mà mình có thể vấp

phải, như nói sai, nói lạc, nói bầng quơ không có nội dung, và cả những lời chê trách từ thầy cô, lời chê bai của bạn bè và sự thất vọng của các thành viên trong tổ Để rồi hồi hộp sẽ là con quái vật kéo em xuống tận

đáy hố mà khó có thể mở lời Để vượt qua được rào cản đó, cách hữu

hiệu nhất đó là đánh lừa bộ não Cố dùng trí tưởng tượng để hình dung đám đông trước mặt và sân khấu chung quanh chỉ là một buổi gặp mặt bạn thân ở quán cà phê quen thuộc Tập trung hơi thở, kiểm soát nhịp điệu của lời nói, cố đánh lừa bộ não rằng mình đang ở một tâm thế rất đỗi tự nhiên, thoải mái và an toàn Tự khắc họa vùng không gian nơi ta có thể làm chủ, ta cũng vô thức làm chủ được lời nói, hành động và cử chỉ Đó một phương pháp tối ưu để đưa bản thân vào thế giới do chính

mình tạo ra, để bài thuyết trình không còn gì đáng sợ nữa

Điều thứ hai đó chính là kĩ năng lãnh đạo bản thân Thời gian của cả thế giới đều là 24h/1 ngày, nhưng mục đích sử dụng quỹ thời gian đó thì hoàn toàn khác nhau Một nhà lãnh đạo bản thân xuất chúng phải

là người có thể tối ưu hóa khoảng thời gian chết để biến nó trở thành

những giây phút được học tập điều mới, cải thiện bản thân hay để hoàn thành những công việc còn dang dở Thời gian chết trong một ngày của

Trang 9

em có không ít, trong quá trình tự đánh giá thì em biết rằng nguyên do chính đó chính là không biết cách sắp xếp công việc cho hợp lý Quả thế, công việc của một ngày có thể đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, chưa cần kể đến các công việc nội bộ trong gia đình thì làm sao để giải

quyết triệt để các bài tập ở trường đã là một vấn đề nan giải Vậy làm sao để cải thiện được quỹ thời gian đó nói riêng và kĩ năng lãnh đạo

bản thân nói chung? Dưới đây là một số yếu tố then chốt: Thấu hiểu bản thân, tự đánh giá và đưa ra lời nhận xét cho chính mình Sẽ không ai đánh giá mình tốt hơn chính mình, vì mình biết rõ mình mạnh ở chỗ nào, yếu ở lĩnh vực nào, nơi nào cần cải thiện, chỗ

nào cần sửa đổi Để có thể *biết người biết ta” thì đầu tiên phải hiểu

*người” cái đã, hiểu bản thân sẽ có thể xác định được mình cần làm gì để xác định kim chỉ nam cho mục tiêu đề ra

Lên kế hoạch tỉ mỉ và tổ chức, quản lí quỹ thời gian trên bản kế hoạch đó Định hoạch cụ thể từng mốc thời gian sẽ có nhiệm vụ gì sẽ

là một lựa chọn không hề tồi Có người lên hẳn kế hoạch cho bản thân

dài hạn trong vòng 3 tháng tới, điều đó giúp họ có định hướng tương lai rõ rệt mà không sợ đi sai hướng

Kiên trì, quyết tâm, không ngừng nỗ lực theo đuổi mục tiêu dù

khó khăn cách mấy Đây là một trong những thành phần để tạo nên kì nhân cho nhân loại, những danh nhân vĩ đại đều ca ngợi hai từ nỗ lực, và lãnh đạo bản thân không nằm ngoài phạm trù này Kĩ năng lãnh đạo không phải chớp mắt là đạt được mà phải trải qua quá trình học tập không ngừng nghỉ Vì thế mà phải rất lâu sau chúng ta mới được chứng kiến được những nhà lãnh đạo tài ba lẫn trong và ngoài nước xuất hiện

Tính kỷ luật lớn hơn động lực, đó là nguyên tắc và là câu trả lời

thực tế rõ ràng với những người theo đuổi lãnh đạo mà cần "động lực” Kỷ luật với bản thân là một điều rất khó, nhất là khi ta ép bộ máy cơ thể làm việc mà chính nó không muốn làm Động lực có thể đến và đi như gió bay, chúng không ở lại mãi, cũng không phải lúc nào cũng xuất hiện Nhưng kỷ luật thì lại khác, kỷ luật với bản thân nghiêm ngặt vì mục tiêu trước mắt có thể tạo nên những bước tiến đáng kể theo dài hạn Phải sở hữu khả năng kiểm soát hành vi của bản thân, tránh bị xao

nhãng bởi những thứ tiêu khiến, giải trí bên ngoài và chỉ để tập trung

vào một mục tiêu duy nhất Có khi đó thì tiến độ làm việc cũng như hiệu suất học tập cũng được tăng lên đáng kể

Với thời hạn 4 năm ngồi trên giảng đường đại học, để có thể rèn

luyện hai kĩ năng đã nêu trên cho bản thân thì em sẽ trình bày kế hoạch

Trang 10

sau đây: Ở năm 1 và năm 2, chú trọng về kĩ năng quản lí bản thân, làm chủ được con người mình, lãnh đạo và điều khiển quỹ thời gian sao cho hợp lý Thực hiện thông qua việc lập những thời gian biểu ngắn hạn, trước mắt là thời gian biểu cho ngày mai, rồi dân dần nâng lên thành một tuần, hai tuần, một tháng, với sự góp phần của bài tập trên trường đại học và những công việc sinh hoạt hằng ngày, tối ưu hóa thời gian phân bổ trong từng hoạt động Ở hai năm đầu tiên, kĩ năng thuyết trình sẽ có nhiều cơ hội để luyện tập với những môn học đại cương đòi

hỏi tính thảo luận, trao đổi và làm việc nhóm Đây sẽ là cơ hội vàng để có thể vượt qua nỗi sợ đám đông ác quái Năm 3 và năm 4 sẽ tiếp tục kĩ

năng quản lí bản thân nhưng được thực hiện thông qua những thời gian biểu dài hạn, từ một tháng lên hai tháng, ba tháng, hay thẫm chí là kế hoạch cho một mùa, một năm, Lúc này thì kĩ năng thuyết trình hay cụ thể hơn là nói trước đám đông sẽ một lần nữa được thách thức thông qua các đợt thực tập, khi thực tập sinh sẽ được đến với môi trường làm việc chính thức và có những thử thách đòi hỏi khả năng giao tiếp đạt

mức ổn mới có thể sống sót được Áp dụng tối đa những yếu tố và

phương pháp đã được đề cập từ phần 2, cộng với khoảng thời gian đại

học sẽ là cơ hội để em cải thiện kĩ năng giao tiếp của bản thân, để rồi

từ đó hoàn thiện phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Kết luận

Kĩ năng giao tiếp là một kĩ năng vô cùng quan trọng dù chúng ta có làm bất kì ngành nghề nào, bất kì công việc nào Với chủ đề học phần về những bài học về kĩ năng giao tiếp và những điểm cần rèn luyện kết hợp kế hoạch rèn luyện tương lai, bản thân em đã học hỏi

được rất nhiều cũng như hiểu sâu hơn về cốt lõi của sự giao tiếp 6

chuyên đề ứng vơi s6 bài học: Nguyên lý giao tiếp hiệu quả, tiếp khách, giới thiệu qua điện thoại, email và thư, học và tự học, thuyết trình và lãnh đạo bản thân Cùng với đó là sự hiểu biết và những điểm cần cải thiện ở hai mảng thuyết trình và lãnh đạo bản thân, cũng là hai khía cạnh mà không chỉ em mà có lẽ rất nhiều bạn trẻ đang gặp phải vấn đề ấy

Tóm lại, đời sống không có giao tiếp thông minh, tế nhị thì sẽ đây rẫy những mâu thuẫn và những tranh cãi khó xử lí Và không có dao tao về sự giao tiếp, những người thành công hay các nhà lãnh đạo trẻ của thế hệ mới sẽ không được sinh ra Chính vì thế, một lần nữa cảm ơn nhà trường và các thầy cô đã tạo nên một môi trường để các bạn sinh

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN