Đề tài nghiên cứu của Frank Serafini 2005 khẳng định vấn đề đổi mới loại văn bản trong quá trình giao tiếp của thế kỉ XXI đ t ra yêu cầu người giáo viên phải có những kĩ năng, chiến thuậ
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở nước ngoài
Đọc hiểu văn bản là một nội dung nghiên cứu đã thu hút tâm sức của rất nhiều nhà khoa học giáo dục trên thế giới trong khoảng 50 năm trở lại đây Lí thuyết đọc hiểu đã đi vào trường học của Mĩ, xuyên suốt chương trình giáo dục các bang từ giai đoạn mẫu giáo cho đến hết bậc phổ thông dựa trên căn cứ khoa học đã được kiểm nghiệm trong các công trình nghiên cứu chuyên sâu vào việc đọc Đọc và dạy đọc hiểu đã có lịch sử hơn trăm năm song chưa thực sự được chú ý cho đến khoảng những năm 60, 70 của thế kỉ trước, mặc dù ai cũng biết rằng thời kì học tập theo lối truyền khẩu từ thầy sang trò đã xa lắm rồi, người đọc phải làm việc với sách vở - tức là với các loại văn bản thuộc đủ mọi lĩnh vực khác nhau: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, và đọc là một kênh tiếp nhận thông tin, tạo nền tảng văn hóa vô cùng quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất Ở các nước Âu Mĩ, lí thuyết đọc hiểu và dạy học đọc hiểu đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm Từ những thập niên 70 của thế kỉ XX trở lại đây đã có nhiều cuốn sách được xuất bản, nhiều công trình, bài báo viết về vấn đề đọc hiểu và liên quan đến đọc hiểu trong phạm trù đọc văn bản, tiêu biểu Nhiều cuốn sách của các tác giả đã trở nên quen thuộc với những người nghiên cứu đọc như: Cẩm nang nghiên cứu đọc của Anderson và Rearson (Hankbook of reading reseach – 1984), Siêu nhận thức và việc đọc hiểu (Metacognition and Reading comprehension – 1978) của Ganer, Giải mã, đọc và đọc hiểu (Decoding, reading and reading disability) của Gough và Tunner [10;57]
Các công trình nghiên cứu như: K Goodman (1970), A.Pugh (1978), P.Arson (1984), L.Baker A.Brown (1984), U.Frith (1985), M.Adams (1990), R
Jauss với “hoạt động đọc” và “hiện tượng đọc và học”, R Venmezki với “yêu cầu kĩ năng của việc đọc”, B Naidenxop với “phương pháp đọc diễn cảm”, Sorenbenalt với “phản ứng tâm lí của quá trình đọc” [10;78] Ở Liên Xô cũ, việc nghiên cứu vấn đề đọc hiểu cũng được chú ý và có những thành tựu đáng kể
Tác giả M.K Bogoliu Pxkaia, V.V Septsenko đã có công trình Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1976) Nhà nghiên cứu A
Primacopxki cho ra mắt cuốn sách Phương pháp đọc sách (1976) [10;82] Ở Cộng hòa Liên bang Đức vào những năm 80 của thế kỉ XX, hàng loạt sách về đọc hiểu có tính nâng cao lần lượt xuất hiện Đó là “những đ c điểm đọc” “những tấm gương soi” tập trung nhằm giải quyết mối quan hệ giữa văn học với chương trình Ngữ văn cải cách và từng bước làm thay đổi diện mạo và chất lượng dạy học Ngữ văn trong nhà trường trung học
Khoảng năm 2002 – 2003, một công trình về đọc hiểu khá đồ sộ của tập thể tác giả có uy tín về vấn đề này được công bố Nội dung cuốn sách khá phong phú Sách đề cập đến “lịch sử việc đọc” do Erich Schon viết, “tâm lí học của việc đọc” do Ursula Christmann viết, “nghiên cứu việc đọc ứng dụng” do Norbert Groeben viết Đặc biệt, phần quan trọng của cuốn sách với tiêu đề “xã hội đọc, giảng dạy văn học và yêu cầu đọc trong nhà trường” do Mechthird Dehn và Gudrund Schulz viết Trong bài báo “Đọc để học – những ảnh hưởng của sự hướng dẫn chiến lược kết nối đối với học sinh trung học” đăng trên tạp chí The Journal of Educationale Research, Bloomington 2004 của Miriam Alfassi, tác giả đã tường giải kết quả của hai quá trình nghiên cứu liên tục, kiểm tra hiệu quả hai mô hình hướng dẫn chiến lược đọc nối kết: sự tương hỗ và sự giải thích trực tiếp Những nghiên cứu này được thực hiện ở trường trung học Midwest [9;88]
Ngoài ra, không thể không kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả như Lankshear, Snyder và Green (2000); Callow và Zammitt (2002); Jewitt (2002); Lemke (2002); Arizpe và Styles (2003) và Bearne (2003) Các nhà nghiên cứu này đã đề cập đến nhu cầu phải chuyển từ môi trường giáo dục thuần văn bản in bằng chữ viết sang môi trường giáo dục đa phương thức như một trong những vấn đề thiết yếu trong đổi mới giáo dục Đề tài nghiên cứu của Frank Serafini (2005) khẳng định vấn đề đổi mới loại văn bản trong quá trình giao tiếp của thế kỉ XXI đ t ra yêu cầu người giáo viên phải có những kĩ năng, chiến thuật và khuôn khổ dạy học mới để hỗ trợ học sinh tiếp cận với văn bản đa phương thức Điều này khẳng định mỗi giáo viên cần có những thay đổi trong suy nghĩ về nội dung, phương pháp dạy học để hướng tới những mục tiêu dạy học mới phù hợp với nhu cầu phát triển của học sinh, đáp ứng những đòi hỏi mà xã hội đặt ra Trong nghiên cứu của mình, Maureen Walsh (2015) đã so sánh, đối chiếu việc đọc văn bản ngôn ngữ truyền thống với việc đọc các văn bản in có kết hợp hình ảnh hoặc văn bản dạng kĩ thuật số được kết hợp hình ảnh, âm thanh, các đường link đem đến cho người đọc những trải nghiệm đặc biệt
Theo nghiên cứu của Anthony Baldry và Paul J Thibault (2006), “việc nghiên cứu văn bản đa phương thức và việc thực hành tạo nghĩa văn bản đa phương thức (multimodal meaning-making practices) đã được phát triển từ trước những năm 1990” [14;53] Các nhà giáo dục đã chỉ ra sự khác biệt giữa môi trường giáo dục thuần văn bản in và môi trường giáo dục đa phương thức, từ đó thu hẹp phạm vi nghiên cứu đến các loại văn bản tương ứng với mỗi môi trường giáo dục đó
Chương trình Giáo dục Tiểu học & Trung học phần Ngôn ngữ Anh và Văn học (Văn học tiếng Anh) do Bộ phận dự thảo và phát triển chương trình của Bộ Giáo dục Singapore ban hành năm 2010, đăng tải trên trang website của Bộ Giáo dục Singapore http://www.moe.gov.sg được chia thành hai giáo trình phân cấp tầng bậc, cụ thể như sau:
Một là, Giáo trình Ngữ văn 2019 bằng tiếng Anh (Trung học cơ sở và Trung học phổ thông)- 2019 Literature in English (Lower and Upper Secondary) Syllabus Quan điểm khi xây dựng giáo trình Ngữ văn các tác giả hướng tới mục tiêu dạy học bằng việc chia sẻ cảm hứng, trao quyền cho HS từ đó HS nói lên tiếng nói cá nhân để đồng cảm và chia sẻ với mọi người trong xã hội đúng với bản chất của việc học văn Họ chỉ ra nhiệm vụ của văn học bao gồm: Vấn đề đạo đức (The ethical); Tính thẩm mỹ (The aesthetc); Vấn đề tiếp nhận tri thức (The intellectual) Nhóm tác giả nhấn mạnh đến kĩ năng đọc và cho rằng học văn phát triển kĩ năng đọc tất cả những cái mới, những tồn tại trong xã hội
Hai là, Đề cương văn học 2013 bằng tiếng Anh (Trung học cơ sở và trung học phổ thông) - 2013 Literature in English (Lower and Upper Secondary) Syllabus Ở giáo trình này viết rằng có ba yếu tố tạo thành cơ sở quan trọng của môn Văn học đó là: Interpreting and Engaging with Texts - Developing and Communicating Responses to Texts - Reading and Appreciating a Wide Variety of Texts, tạm dịch: Giải nghĩa có hệ thống văn bản – Phát triển và truyền đạt các câu trả lời cho các văn bản - Đọc và đánh giá cao một loạt các văn bản Như vậy, có thể thấy rằng đọc hiểu văn bản vẫn luôn là một trong những nội dung không thể thiếu của việc dạy học Ngữ văn trong chương trình các nước
Chương trình giáo dục Bang California trên website chính thức: https://www.cde.ca.gov/ có thể thấy, cách diễn đạt trong Chương trình này mang tính diễn giải, cụ thể hóa thành những hoạt động mà người đọc thực hiện để dạy học, chẳng hạn như: xác định, đưa ra, trích dẫn, phân tích, tổng kết, diễn giải, đánh giá, tích hợp, mô tả, so sánh Tác giả Phạm Thị Thu Hiền trong Luận án tiến sĩ (2014), So sánh vấn đề đọc hiểu văn bản trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn của Việt Nam và một số nước trên thế giới tác giả đã liệt kê những tiêu chí (mục tiêu đọc hiểu, chuẩn đọc hiểu, văn bản đọc hiểu, phương pháp dạy học đọc hiểu, đánh giá kết quả đọc hiểu) nhằm so sánh vấn đề đọc hiểu văn bản trong chương trình của các nước Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore và Bang Califonia Tác giả chỉ ra rằng so với chương trình ở các cấp học dưới, nội dung chương trình Trung học phổ thông các nước nhìn chung đều chú ý nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản và làm văn, cung cấp nhiều hơn so với chương trình Trung học cơ sở một số kiến thức phổ thông về lí luận và lịch sử văn học
Theo đó, tác giả đã tìm hiểu quan điểm phát triển năng lực trong Chương trình Ngôn ngữ và văn học của một số nước như Canada (bang Quebec), Singapore; đối chiếu với Chương trình Ngữ văn hiện hành của Việt Nam và cho rằng:
“Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hiện hành của Việt Nam đã thể hiện khá rõ quan điểm hình thành và phát triển năng lực của người học, từ việc đưa năng lực vào một trong các mục tiêu của chương trình, xây dựng bài học theo sự gắn kết các nội dung văn học, tiếng Việt, làm văn để hướng tới các hoạt động đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản (nói và viết) của HS, định hướng dạy học theo phương pháp tích hợp và tích cực, tăng cường các nội dung gắn với thực tế cuộc sống” [6;44]
Hơn nửa thế kỉ quan tâm nghiên cứu của thế giới về đọc hiểu đã để lại không ít các công trình, những cuốn sách, các bài báo khoa học có giá trị Tuy nhiên, dạy học đọc hiểu ở các nước còn chưa tìm được tiếng nói chung cũng bởi hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm văn hóa, xã hội khác nhau Và chính vì vậy, đây sẽ là thử thách cho các nước đang muốn đổi mới nền Giáo dục, đặc biệt là Việt Nam
2.2 Nghiên cứu dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở trong nước
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy dạy đọc hiểu là tư tưởng dạy học văn gắn liền với sự thay đổi chương trình, sách giáo khoa từ tiểu học đến THPT do Bộ giáo dục quy định và triển khai từ 2000 – 2002 Tư tưởng dạy văn trong nhà trường thực chất là dạy đọc văn – trước hết là quan điểm của một số nhà giáo dục trực tiếp làm tổng chủ biên SGK Vì vậy, HS không phát huy được sự chủ động của bản thân khi thụ động tiếp nhận quan điểm đã được hình thành trước đó, như vậy sẽ làm giảm sút sự tích cực, sáng tạo của HS trong quá trình dạy và học Quá trình dạy học chỉ thực sự tích cực, phát huy tiềm năng sáng tạo của người học khi chính bản thân họ được giải phóng, tư cách chủ thể của họ được hình thành và khẳng định Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu đánh giá, bàn luận về vấn đề đọc hiểu trong dạy học văn Quả thực những nghiên cứu đó đã chỉ ra rất rõ bản chất và những yêu cầu cần thiết nhất của việc đọc hiểu văn bản Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ điểm lại một số ý kiến, quan điểm về vấn đề đọc hiểu trong môn Ngữ văn qua các công trình nghiên cứu, một số sách, giáo trình của các tác giả trong nước trong thời gian qua như sau:
Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn trong một số bài viết của ông đã cố gắng trình bày quan niệm riêng có tính khai thông lí thuyết Ông tán thành: “Hiểu vừa là nguyên nhân vừa là mục đích của đọc Nếu đọc mà không hiểu thì không phải là quá trình đọc Có nhiều yếu tố liên quan đến hoạt động đọc, song chắc chắn nội hàm của khái niệm đọc không thể tách rời với hiểu” [11;33]
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài “Tổ chức dạy đọc hiểu văn bản thông tin Cho học sinh lớp 10 (theo bộ sách cánh diều) trên nền tảng Edpuzzle” chúng tôi xây dựng, đề xuất những biện pháp để dạy đọc hiểu văn bản thông tin qua đó thúc đẩy tính tích cực, chủ động của HS, cũng như tăng khả năng tư duy và sáng tạo trong quá trình dạy học đọc hiểu nhằm phát triển các năng lực chung và đặc thù mà chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đã xây dựng GV xây dựng bài giảng và nhiệm vụ học tập có ứng dụng công cụ nền tảng Edpuzzle nhằm tăng tính tương tác và giúp HS có được kỹ năng đọc hiểu văn bản thông tin tốt hơn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã đưa ra, đề tài thực hiện những nhiệm vụ chính cụ thể là:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận về dạy học đọc hiểu; khái niệm, đặc trương của văn bản thông tin
- Khảo sát chương trình và thực tế dạy học các văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn lớp 10
- Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản thông tin Ngữ văn 10 (bộ Cánh Diều) trên nền tảng Edpuzzle
- Thực nghiệm sư phạm dạy học văn bản thông tin cho HS lớp 10 ở trường THPT.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề lý luận về nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học văn bản thông tin; nghiên cứu phân tích đặc điểm nội dung chương trình
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: được sử dụng trong việc thu thập những thông tin về xu hướng phát triển Chương trình giáo dục Phổ thông môn Ngữ văn và thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản thông tin trong nhà trường phổ thông hiện nay
- Phương pháp thống kê: thống kê kết quả thu được từ việc khảo sát nhằm đưa ra những kết luận khách quan nhất về thực trạng dạy và học văn bản thông tin, làm cơ sở thực tiễn của đề tài
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho HS lớp 10 trên cơ sở ứng dụng nền tảng Edpuzzle trong các giờ học Ngữ văn cụ thể
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2 Thiết kế và tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho HS lớp 10 trên cơ sở ứng dụng nền tảng Edpuzzle
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Cấu trúc luận văn
Cơ sở lí luận
1.1.1 Đọc hiểu văn bản 1.1.1.1 Khái niệm “đọc hiểu”
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đọc hiểu văn bản
“Đọc hiểu là năng lực nhận thức phức tạp yêu cầu khả năng tích hợp thông tin trong văn bản với tri thức người đọc (Anderson và Pearson, 1984)”;
“Đọc hiểu là một quá trình tư duy có chủ tâm, trong suốt quá trình này, ý nghĩa được kiến tạo thông qua sự tương tác giữa văn bản và người đọc (Durkin, 1993).” [9]
UNESCO quan niệm đọc hiểu là “khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải thích, sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng những tài liệu viết hoặc in, kết hợp với những bối cảnh khác nhau; nó đòi hỏi sự học hỏi liên tục cho phép một cá nhân đạt được mục đích của mình, phát triển kiến thức, tiềm năng và tham gia một cách đầy đủ trong xã hội rộng lớn” [29]
Theo tác giả Nguyễn Thị Hạnh, “Đọc hiểu là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành VB nhằm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình.” [9, 35]
Còn theo tác giả Phạm Thị Thu Hương: “Bản chất của đọc chính là một quá trình phức tạp, tổng hợp, đòi hỏi cần sở hữu một hệ thống các kĩ năng Hiểu là mục đích quan trọng của việc đọc Nhưng hiểu không tự nhiên mà đến ( ) Đọc hiểu văn bản thực chất là quá trình người đọc kiến tạo ý nghĩa của văn bản đó thông qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác nhất định Hoạt động này không hề đơn giản, một chiều, một lần là xong, một lần là hết” [22, 19]
Theo tác giả Nguyễn Thanh Hùng, đọc hiểu là: “chỉ ra mức độ cao nhất của hoạt động học; đọc - hiểu đồng thời cũng chỉ ra năng lực văn của người đọc” [19, 40]
Tác giả Trịnh Thị Lan [26] đưa ra nhận định về “đọc hiểu” là:
+ Quá trình tương tác giữa người đọc và văn bản;
+ Mục đích đọc hiểu là hiểu được nghĩa (tường minh và hàm ẩn) của văn bản, từ đó có thể diễn giải được văn bản, tái tạo các lớp nghĩa và áp dụng vào trong cuộc sống;
+ Quá trình đọc hiểu được phân thành 3 mức độ: accuracy (đọc chính xác); fluency (đọc trôi chảy) và comprehension (hiểu văn bản) Đây cũng chỉ là nền tảng cơ bản kiến tạo nên cơ sở khoa học của quá trình dạy học đọc hiểu;
+ Mục tiêu của dạy học đọc - hiểu văn bản là HS có thể đọc sáng tạo và đọc bất cứ loại văn bản nào;
+ Công cụ để HS khám phá văn bản là những kiến thức vốn có và khả năng hiểu để kiến tạo nghĩa cho văn bản”
Gần đây quan niệm của PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - The Programme for International Student Assessment) về đọc hiểu cũng được rất nhiều người quan tâm Theo đó, “Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng, phản hồi và chiếm lĩnh các văn bản viết nhằm đạt được những mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như tham gia vào đời sống xã hội của mỗi cá nhân” [36, 358]
Theo PISA 2018, đọc hiểu là: “hiểu, sử dụng, phản ánh, đánh giá, phản ánh và kết nối với văn bản để đạt được những mục tiêu cụ thể, phát triển hiểu biết và tiềm năng của bản thân và tham gia vào xã hội” [29, 8]
Qua tìm hiểu những nghiên cứu trên, quan điểm của chúng tôi về “đọc hiểu” khá tương đồng với quan điểm của PISA và nhận thấy: đọc hiểu là một quá trình mà người học phải là chủ thể, ở đó người đọc tiếp xúc với văn bản sau đó tiến tới giải thích, phân tích các lớp vỏ ngôn từ rồi đến tìm hiểu thế giới nghệ thuật, nội dung, tư tưởng của văn bản để đánh giá về văn bản đó, cuối cùng là vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn Tóm lại, đọc hiểu chính là quá trình đọc để hiểu nhưng cao hơn nữa, đó là hiểu để vận dụng và trong cuộc sống hằng ngày
1.1.1.2 Dạy học đọc hiểu văn bản
Nghiên cứu về việc đọc nói chung, đọc hiểu văn bản nói riêng có thể tổng hợp trên một số hướng cơ bản Tuy lí thuyết được triển khai khá phong phú nhưng có thể quy về ba nội dung lớn đó là: giải mã (decoding), hiểu (comprehension) và đáp ứng (response) Giải mã tập trung vào việc biến đổi ngôn ngữ từ trên văn bản in thành ngôn ngữ nói – có thể là đọc to, đọc thành lời hoặc chỉ là những âm thanh vang lên trong đầu óc như là ngôn ngữ từ bên trong
Hiểu quan tâm đến việc tạo ý nghĩa từ văn bản với các mức độ như: hiểu theo nghĩa đen, suy luận và thưởng thức, thẩm bình Đáp ứng, về một phương diện nào đó, giao thoa vơi hiểu ở khía cạnh nhận thức song nhấn nhiều hơn đến sự ảnh hưởng, đánh giá và áp dụng từ việc đọc văn bản của độc giả
Nhiều ý kiến đã chỉ ra rằng, đọc trước hết liên quan đến con mắt, đến năng lực thị giác để nhận ra nội dung và ý nghĩa của kí hiệu ngôn từ trên giấy Đọc trong những trường hợp này là “đọc bằng mắt” hay là đọc câm, đọc bằng ngôn ngữ kí tự Đọc là sự thu nhận thông tin có nội dung ý nghĩa nào đó Vì thế đọc lại liên quan đến khả năng nhận thức, đến nhu cầu sống và giao tiếp của con người với sự sáng tạo cuộc sống ngày càng cao Đọc là khái niệm có tính lịch sử, là biểu hiện sự tiến hóa ngôn ngữ của con người mang bản chất văn hóa nhận thức bằng ngôn từ để giao tiếp và phát triển cá thể cùng toàn thể xã hội Đồng thời đọc để khôi phục và phát huy những cảm giác tinh tế liên quan tới âm thanh bằng ngôn ngữ và âm điệu, giọng điệu của người đọc hẳn sẽ tạo nghĩa tốt hơn việc đọc bằng mắt, đọc thầm
K Mác với tư cách là người đọc khổng lồ bởi số lượng đọc khủng khiếp và khả năng nắm vững hàng chục ngoại ngữ đã viết: “Đọc tác phẩm văn học là một nguồn vô giá để nhận thức cuộc sống và quy luật đấu tranh trong cuộc sống” [8;23]
Việc đọc tác phẩm trong lịch sử hầu như luôn luôn trình ra một cái gì khác với ý đồ và nội dung bị buộc ch t trong tác phẩm Nhiều người đọc văn thường chú trọng những tấm gương đạo đức hơn là vẻ đẹp quyến rũ Người đọc thế hệ này có thể sẽ dửng dưng với những say đắm điên cuồng của thế hệ khác khi đón nhận một tác phẩm Vì thế, việc dạy học tác phẩm trong nhà trường nói chung và dạy học văn bản thông tin cũng cần phải có sự đổi mới sáng tạo để phù hợp với nhận thức của thế hệ trẻ ngày nay
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN CHO HỌC SINH LỚP 10 TRÊN NỀN TẢNG EDPUZZLE 2.1 Một số yêu cầu khi lựa chọn văn bản thông tin
Yêu cầu sử dụng công nghệ trong dạy học Ngữ văn
Trong thế kỉ 21, khi công nghệ thông tin (CNTT) phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống, thì việc ứng dụng CNTT vừa là một xu thế, vừa là đòi hỏi bức thiết nền Giáo dục thời kì mới Thực tế, việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến tích cực, nhất là khi yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được thực hiện mọi lúc mọi nơi Những đổi mới liên quan đến công nghệ trong dạy học thời gian qua đã khẳng định đó là “một cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục” Điều này càng trở nên ý nghĩa khi năng lực công nghệ đã được coi là một năng lực cần phát triển cho HS để trở thành một công dân toàn cầu Ở Việt Nam trong những năm qua, việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học được thực hiện khá đồng bộ Hơn bao giờ hết, việc đổi mới PPDH đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới PPDH bằng việc cung cấp cho GV những phương tiện làm việc hiện đại tương thích trong dạy học
Việc ứng dụng CNTT nhằm tích cực hóa hoạt động của HS trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học
Việc sử dụng công nghệ trong dạy học hướng đến thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông và phát triển một trong những năng lực chuyên môn qua các hoạt động giáo dục cụ thể đó là năng lực công nghệ Vì vậy, ứng dụng CNTT trong dạy học là một yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới GD-ĐT trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay Việc áp dụng công nghệ trong dạy học Ngữ văn s tạo ra sự đổi mới trong phương pháp, tích cực hóa hoạt động của HS, kích thích hứng thú mà còn khơi gợi ở các em tính chủ động sáng tạo, khả năng tìm tòi trong việc đọc hiểu văn bản
Trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học đọc hiểu văn bản thông tin nói riêng việc ứng dụng CNTT hướng tới việc hệ thống hóa kiến thức, sơ đồ hóa, kết nối thông tin; trình bày kết quả học tập theo nhiều hình thức khác nhau theo mạch tư duy nhất định Việc làm này còn góp phần hình thành các sản phẩm học tập có tính ứng dụng trong thực tiễn như poster, infographic, clip, sơ đồ tư duy Tuy nhiên, ngoài những ưu thế mà nó mang lại việc ứng dụng công nghệ cần được thực hiện một cách thận trọng sao cho phù hợp với từng chủ đề khác nhau Mỗi chủ đề cần thiết kế các hoạt động, nhiệm vụ sử dụng công nghệ phù hợp với nội dung, mục đích dạy học
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật như hiện nay, thì việc sử dụng CNTT là một yêu cầu cần thiết đối với HS Vì vậy, để đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của thời đại, dạy học Văn trong nhà trường cần ứng dụng những phần mềm công nghệ phù hợp để môn học trở nên gần gũi và phát huy được năng lực công nghệ của HS Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ trong dạy học cần được thực hiện một cách hợp lí, nhằm tích cực hóa hoạt động của HS Theo chúng tôi, việc ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn trong nhà trường cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Một là, đảm bảo mục tiêu dạy học: hướng đến giúp HS tiếp nhận kiến thức một cách khoa học, chính xác và nhanh chóng; phát triển năng lực sử dụng công nghệ và những kĩ năng cần thiết cho HS
- Hai là, phù hợp với nội dung dạy học: việc ứng dụng CNTT giúp bài học trở nên sinh động, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cần phù hợp với năng lực, khả năng tiếp nhận của HS và điều kiện thực tế của nhà trường Tổ chức sắp xếp các thông tin trong văn bản một cách khoa học, logic Trong dạy học VBTT, công nghệ sẽ giúp việc học trở nên đơn giản hóa
- Ba là, phát huy được tính tích cực, chủ động của HS: HS được coi là trung tâm của quá trình dạy học, là chủ thể của quá trình học và tiếp nhận tri thức Vì vậy, việc lĩnh hội kiến thức là một hoạt động cần được diễn ra một cách chủ động, tích cực xuất phát từ động lực của người học Chính vì thế, việc ứng dụng CNTT là một cách để kết nối sự quan tâm của HS ngoài thực tế với những nội dung học tập của môn học Qua đó, HS không chỉ làm việc đơn lẻ mà còn làm việc theo nhóm giải quyết các tình huống phức tạp dựa trên những công cụ, công nghệ có sẵn Việc làm này khiến việc học trở nên chủ động hơn, tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập Và để thiết kế những hoạt động ứng dụng công nghệ trong dạy học đọc hiểu VBTT, GV cần thiết kế những nhiệm vụ gắn liền với thực tế đòi hỏi HS huy động kiến thức và năng lực sử dụng công nghệ để giải quyết Nhưvậy,HS sẽ nhận thấy nhiệm vụ của GV không đơn thuần chỉ là những bài tập khô khan mà có tính ứng dụng trong thực tế
Trong phần gợi ý lựa chọn văn bản thông tin của CTGDPT môn Ngữ văn mới, chúng tôi hướng đến việc hướng dẫn HS sử dụng công nghệ trong việc học tập các chủ đề đọc hiểu văn bản thông tin như sau:
- “Chủ đề thuyết minh”: thuật lại một sự kiện lịch sử; giới thiệu danh nhân văn hóa, danh lam thắng cảnh (sử dụng sơ đồ time line; poster; inforgraphic )
- Chủ đề giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (inforgraphic; clip hướng dẫn )
- Chủ đề thuộc lĩnh vực đời sống thường ngày: văn bản kiến nghị, biên bản, tin nhắn, thư điện tử (Sơ đồ, bảng biểu )
- Ngoài ra, còn có những “tiểu văn bản” về tiểu sử tác giả, giới thiệu - “Chủ đề thuyết minh”: thuật lại một sự kiện lịch sử; giới thiệu danh chung về tác phẩm văn học (tiểu dẫn) (sử dụng sơ đồ tư duy )
Năng lực sử dụng CNTT là một yêu cầu trong bối cảnh giáo dục hiện đại Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ không phải là sở trường, yêu thích của tất cả HS vì vậy, GV cần phải có những định hướng, hướng dẫn thực hiện cụ thể Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số yêu cầu trong việc thiết kế sản phẩm đọc hiểu VBTT khi ứng dụng công nghệ như sau:
- Về nội dung: sản phẩm phải có điểm nhấn, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, xác định nội dung trọng tâm, mối quan hệ giữa các thông tin và có những ghi chú nếu cần thiết
- Về hình thức: Xây dựng kết cấu sản phẩm phù hợp với nội dung thông tin truyền tải; hình ảnh, màu sắc đa dạng, hài hòa, hấp dẫn, có tính thẩm mĩ Ở phần này GV có thể định hướng một số hình thức trình bày như sau: Nếu thông tin ở dạng thống kê, số liệu cụ thể có thể sử dụng sơ đồ, biểu đồ; nếu thông tin ở dạng diễn tiến lịch sử (timeline) và những ghi chú cụ thể; nếu văn bản có nhiều thông tin phức tạp có thể sử dụng infograhic, sơ đồ tư duy
Một số chú ý khác: kích cỡ, kích thước phù hợp với hoạt động học tập (thuyết trình, kiểm tra đánh giá); Lựa chọn kí tự, hình ảnh, hiệu ứng phù hợp
Thiết kế lớp học trên nền tảng Edpuzzle
2.3.1 Các bước tạo lập tài khoản Edpuzzle
Hình 2.1 Các bước tạo lớp học trên trên web Edpuzzle
Bước 1: Để bắt đầu sử dụng Edpuzzle, GV truy cập vào địa chỉ www.edpuzzle.com và đăng ký tài khoản Sau khi đăng ký thành công, xác nhận tài khoản qua email đăng ký Màn hình trang chủ của Edpuzzle trong lần đầu tiên đăng nhập như bên dưới
Bước 2 Tại màn hình trang chủ thầy cô bấm chọn nút Sign up nút ở góc trên bên phải màn hình để tạo tài khoản
Hình 2.2 Giao diện trang web Edpuzzle
Bước 3 Tại đây thầy cô bấm sử dụng gmail hoặc tài khoản Microsoft để tạo tài khoản
Hình 2.3 Chọn tài khoản thiết lập Edpuzzle
Chọn Sign up with google à Sau đó chọn 1 tài khoản gmail phù hợp
Bước 4: Nhập các thông tin bổ sung để tạo tài khoản và bấm Let’s go!
Hình 2.4 Chọn đơn vị công tác
Hình 2.5 Màn hình chính Edpuzzle
Sau khi giao diện chính của Edpuzzle hiện ra GV có thể tạo và chỉnh sửa video
GV chọn video muốn biên soạn ở mục My content (Đối với GV đã có sẵn video bài giảng) hoặc có thể chọn video ở các nền tảng khác mà Edpuzzle cung cấp như Youtube, Khan Academy
2.3.2 Các bước tạo lớp học trên Edpuzzle
Bước 1: Chọn group để tạo lớp học đầu tiên Sau đó chọn Create new class Classroom
Hình 2.6 Tạo lớp học trên Edpuzzle
Bước 2: Thiết lập lớp học:
+ Điền các thông thông về lớp học
Hình 2.7 Thiết lập thông tin về lớp học
+ Ấn Create để hoàn tất việc tạo lớp học
Bước 3: Chia sẻ link để HS đăng nhập vào lớp học
Hình 2.8 Chia sẻ đường link lớp học
Bước 4: Ấn dấu X để hoàn tất
2.3.3 Các bước tạo chủ đề mới
Bước 1: Lựa chọn chủ đề/ nội dung mới Sau khi tạo xong lớp học kiểm tra sẽ thấy có sẵn một số Topic có tên là Discover video content (tạm dịch là Khám phá nội dung video)/ Update video (tải lên video)/ Record video (quay/ tạo video)/ Create playlist (tạo danh sách phát)/ Student project (dự án học tập của học sinh) Thầy cô có thể tận dụng topic (chủ đề) này để sửa lại theo nội dung của mình Sau đó ấn dấu + để tạo topic (chủ đề)
Bước 2: Đặt tên tiêu đề Bước 3: Mô tả yêu cầu/ nhiệm vụ học tập cho HS thực hiện (có thể chèn thêm video/ hình ảnh/ link/ )
Bước 4: Ấn Create topic để hoàn thành việc tạo chủ đề
Hình 2.9 Thiết lập yêu cầu/ nhiệm vụ học tập các chủ đề trên Edpuzzle 2.3.4 Chia sẻ topic/ giao nhiệm vụ học tập cho HS
Bước 1: GV giao nhiệm vụ vào các lớp học được giao bằng cách tích chọn lớp học đã được tạo trước đó Lưu ý: ở cột “Student” GV có thể giao nhiệm vụ đến một số học sinh hoặc học sinh cả lớp
Bước 2: Xác định thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc Ấn “assign” để hoàn tất việc giao nhiệm vụ
Hình 2.10 Chia sẻ nhiệm vụ học tập đến lớp học
Sử dụng Edpuzzle vào dạy học kỹ năng đọc - hiểu cho HS lớp 10
2.4 Sử dụng Edpuzzle vào dạy kỹ năng đọc - hiểu cho HS lớp 10
2.4.1 Ứng dụng Edpuzzle cho hoạt động Vận dụng trong dạy học kĩ đọc hiểu
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh kết quả thực chất khi sử dụng phương pháp rèn luyện phù hợp
Bên cạnh phương pháp rèn luyện theo mẫu, trao đổi là phương pháp có nhiều ưu thế trong việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, năng lực tiếp nhận thông tin và giao tiếp phù hợp với bản chất của ngôn ngữ, mục tiêu dạy học và nguyên tắc trực quan trong giáo dục
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu là một việc quan trọng và cần thiết, nhưng học sinh thường bỏ qua công việc này Kỹ năng đọc hiểu phải luôn được đặt trong hoạt động giao tiếp, trao đổi thông tin một cách nghiêm túc và thường xuyên là yếu tố then chốt giúp nâng cao kỹ năng đọc hiểu của mỗi người Trong quá trình áp dụng các tri thức về thể loại vào quá trình đọc hiểu, người đọc có thể tham khảo, sưu tầm và thậm chí là sáng tạo ra các sản phẩm tương tự ở nhiều hình thức khác nhau Việc rèn luyện kĩ năg đọc hiểu văn bản thông tin cũng giúp người học ghi nhớ các dữ liệu và trình tự các thông tin một cách hiệu quả, giúp việc trình bày vấn đề được thông suốt hơn Ngoài ra, việc tập luyện sẽ giúp người học nhận ra được những khó khăn và hạn chế của mình trong lúc trình bày hoặc nghiên cứu thông tin Theo đó, cách tốt nhất là mỗi HS nên ứng dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản thông tin vào vận dụng để sáng tạo sản phẩm cá nhân, có thể là những văn bản thông tin dưới dạng đa phương thức Trong sản phẩm đó, học sinh có thể đặt ra những câu hỏi để tương tác và giúp người xem có thêm hứng thú và sự tò mò với các thông tin trong văn bản, và khi đó học sinh cũng có thể tự xem lại để rút kinh nghiệm và nhờ người khác góp ý
Việc học sinh chủ động ứng dụng, đăng tải sản phẩm lên Edpuzzle để các học sinh khác và giáo viên quan sát, lắng nghe, góp ý, vừa trực quan vừa hiệu quả
Học sinh tương tác, trao đổi, giao tiếp với nhau, học hỏi những ưu điểm và nhận biết được những hạn chế của bản thân Như vậy, mọi học sinh đều phát triển năng lực tự học a) Quy trình thực hiện
Hình 2.12 Quy trình sử dụng Edpuzzle trong hoạt động vận dụng b Ví dụ minh hoạ cho hoạt động Vận dụng trong phần đọc hiểu văn bản
Bài 4: Văn bản thông tin Ngữ văn 10_Bộ Cánh diều, nội dung dạy kĩ năng đọc - hiểu thông qua hoạt động Vận dụng
- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học Vận dụng kiến thức về đặc trưng thể loại Văn bản thông tin, học sinh thực hành sáng tạo video dưới dạng hình ảnh chứa âm thanh/ video
- Bước 2: Xây dựng Kế hoạch dạy học Kế hoạch dạy học:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
+ HS vận dụng được tri thức đặc trưng thể loại vào những nhiệm vụ thực hành thực tiễn
+ HS nhận biết được những nét đặc sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau
+ HS nhận biết được cách triển khai thông tin bằng nhiều hình thức (ví dụ: triển khai theo quan hệ nguyên nhân - kết quả; theo trật tự thời gian; vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc; các bước trong quy trình; phân loại đối tượng…)
+ HS phân tích, đánh giá được sự kết hợp của các phương tiện giao tiếp trong việc thể hiện thông tin; sự kết hợp của các yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, động não, …
- Sản phẩm dự kiến: Sản phẩm văn bản thông tin đa phương tiện (video) Nhiệm vụ 1:
Nhập vai nhà nghiên cứu, liệt kê một số nét đặc sắc về văn hóa vùng miền hoặc quê
IV Vận dụng - Xác định yêu cầu - Hệ thống lại đặc trưng thể loại hương em
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả - HS báo cáo kết quả trên lớp Bước 4: Buổi sau GV đánh giá kết quả, đưa ra kết luận
- HS nhận xét, bổ sung chéo cho nhau theo tiến trình hoạt động
- GV nhận xét, kết luận Nhiệm vụ 2: DỰ ÁN QUẢNG BÁ DU LỊCH
- Bước 1: Làm mẫu GV thiết kế mẫu và tương tác sản phẩm trực tiếp trên nền tảng Edpuzzle cùng HS
- Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra câu hỏi / yêu cầu thực hiện dự án về chủ đề văn hoá vùng miền: Khi em thực hiện quảng bá du lịch
+ Xây dựng video quảng bá du lịch vùng miền
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ - Kết hợp với những thông tin đã tìm kiếm được ở nhiệm vụ 1 để xây dựng kịch bản là bản tin giới thiệu về văn hoá vùng miền
- Tìm kiếm những hình ảnh, video trực quan về đối tượng được lựa chọn
- Ứng dụng nền tảng Edpuzzle vào chỉnh sửa video, viết phụ đề cho sản phẩm và đặt văn bản thông tin
- Xác định đối tượng - Tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng à Sưu tầm hình ảnh, video àViết bản thông
(1) Tên lễ hội (địa chỉ văn hóa) (2) Mục đích và nội dung chính
(3) Lễ hội/ Địa chỉ văn hóa ấy có những đặc điểm nổi bật nào?
(4) Ý nghĩa của lễ hội đó với cuộc sống, con người
Mở đầu Giới thiệu khái quát về lễ hội/địa chỉ văn hóa và mục đích của bài thuyết trình
Trình bày cụ thể các đặc điểm của lễ hội/địa chỉ văn hóa (có thể đan cài các cảm nhận, đánh giá riêng)
- Ý nghĩa của câu hỏi tương tác với người xem
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân (ở nhà, thực hành và nộp sản phẩm trên nền tảng Edpuzzle)
Bước 4: Nhận xét sản phẩm chéo - HS truy cập vào đường link nhóm lớp do GV cung cấp
- HS tham khảo các sản phẩm của các bạn khác Chủ động tương tác bằng cách trả lời câu hỏi có trong video
- Bình luận, nhận xét và đưa ra các góp ý trực tiếp tại sản phẩm của HS khác trong phần thảo luận trên nền tảng Edpuzzle Bước 5: HS báo cáo kết quả trong buổi tiết tổng kết
Bước 6: HS chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm sau phần đóng góp
Bước 7: GV tổng kết chủ đề, tạo phần lưu trữ video mẫu lễ hội/địa chỉ văn hóa
Kết thúc Khẳng định lại giá trị văn hóa của lễ hội/địa chỉ văn hóa
Công cụ hỗ trợ: bản tóm tắt các ý chính, PPT, hình ảnh, video clip…
- Bước 3: Xây dựng tư liệu trên ứng dụng Edpuzzle Trên phần mềm Edpuzzle giáo viên đăng tải một số video mẫu để học sinh nhận diện kiểu đặc điểm kiểu bài:
Hình 2.13 Video mẫu trên ứng dụng Edpuzzle
- Bước 4: Triển khai dạy học trên nền tảng Edpuzzle + Mời HS tham gia group lớp học trên ứng dụng Edpuzzle: GV gửi link hoặc lời mời cho học sinh qua Zalo/ Gmail hoặc nhóm lớp trên google Classroom
Hình 2.14 Link đăng nhập vào lớp học
+ GV phát phiếu gợi dẫn đến học sinh thực hiện sản phẩm
Hình 2.15 Nhiệm vụ học tập trong hoạt động vận dụng
- GV và HS ứng dụng nền tảng Edpuzzle để giao nhiệm vụ và sáng tạo sản phẩm học tập sau giờ học theo các bước sau đây:
- GV truy cập vào kênh của lớp đã tạo sẵn và điền thông tin nhiệm vụ học tập
Sau đó ấn giao đến các HS cụ thể
Hình 2.16 Tạo nhiệm vụ học tập trên nền tảng Edpuzzle
Hình 2.17 Nhiệm vụ học tập được giao và thông báo đến HS trong kênh
- HS sẽ thiết kế sản phẩm và đăng tải phần bào nói của bản thân lên nhóm lớp trên Edpuzzle
Hình 2.18 Học sinh có thể tạo và chỉnh sửa sản phẩm trên Edpuzzle
- HS nhận thông tin nhiệm vụ học tập, truy cập và thực hiện theo yêu cầu Ở nền tảng này, HS có thể thêm phụ đề, đặt câu hỏi bên trong nội dung và chỉnh sửa video, cũng như HS có thể những câu hỏi để khai thác thông tin sản phẩm của mình
1 Quan họ Bắc Ninh được hình thành như thế nào?
2 Bạn hãy trình bày những đặc sắc của quan họ Bắc Ninh
Việc đặt câu hỏi ở sản phẩm của mình và trả lời câu hỏi trong những video của HS khác giúp HS rèn luyện việc đọc hiểu VBTT một cách sáng tạo và mới mẻ hơn
Hình 2.19 Học sinh ứng dụng Edpuzzle để chỉnh sửa sản phẩm
Hình 2.20 Tập hợp các bài nói của HS trên Edpuzzle
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng trong nghiên cứu để đánh giá tính khả thi của đề tài Đây cũng là bước để kiểm chứng biện pháp mà chúng tôi đưa ra; từ đó, tạo điều kiện bổ sung, hoàn thiện những kết luận sư phạm, những nội dung được đề xuất trong quá trình nghiên cứu Như vậy, thực nghiệm sư phạm tạo cơ sở để đưa ra những biện pháp và cách thức Giúp GV dạy học kỹ năng đọc hiểu cho HS lớp 10 theo CTGDPT môn Ngữ văn mới.
Đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở học sinh lớp 10 trường Liên cấp Song ngữ Sentia (Sentia School) - Thành phố Hà Nội Đây là một trường phổ thông liên cấp với chương trình đào tạo khá năng động, học sinh ở đây có tầm nhận thức tương đối tốt, thích phương pháp dạy học mới, năng động, tích cực, và đặc biệt nhà trường luôn chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá thúc đẩy hiệu quả dạy học và phát triển khả năng tự học, tính chủ động, tích cực cho học sinh Việc thực nghiệm do tôi tiến hành ở lớp 10H và lớp đối chứng là lớp 10S Đây là hai lớp có trình độ tương đương nhau cả về nhận thức, kỹ năng và thái độ học tập Lớp thực nghiệm 10H sẽ được giảng dạy theo hướng sử dụng các biện pháp dạy học mà luận văn đề xuất như sử dụng nền tảng Edpuzzle Lớp đối chứng là lớp không sử dụng các biện pháp dạy học, phần mềm đó Để tìm hiểu, đánh giá năng lực môn ngữ văn của HS lớp 10, trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi tổ chức cho cả hai lớp cùng thực hành một nhiệm vụ và kết quả nhận được như sau:
Bảng 3.1 So sánh trình độ học sinh trước thực nghiệm
Kết quả Lớp Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2
10H 2HS 15HS 12HS 1HS 0HS
10S 1HS 16HS 11HS 1HS 1HS
Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả học tập trước khi dạy thực nghiệm
Nhìn vào bảng thống kê, có thể thấy rõ khả năng nhận thức và thực hành của học sinh hai lớp không chênh lệch nhau quá nhiều Số lượng HS đạt điểm khá, giỏi, trung bình ở 2 lớp xấp xỉ nhau Học lực của hai nhóm lớp tương đương nhau, đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực nghiệm đánh giá khá khách quan về nội dung, hiệu quả trong quá trình thực nghiệm.
Nội dung thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi nhận thức rất rõ việc hình thành kỹ năng đọc hiểu của HS phải là một quá trình thường xuyên và liên tục, cho nên đã tiến hành khảo sát, thực nghiệm trong một khoảng thời gian: từ 2/10/2022 đến 10/11/2022 của học kỳ I năm học 2023 – 2024 Song để thực nghiệm và đánh giá khả năng đọc hiểu văn bản thông tin của HS lớp 10 THPT, tôi chọn dạy văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam – Ngữ văn 10, bộ Cánh diều.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Các lớp thực nghiệm và đối chứng được rèn luyện kỹ năng đọc hiểu qua văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam –
Ngữ văn 10, bộ Cánh diều cùng thời gian từ 15/09/2022 đến 10/11/2022 của học kỳ I năm học 2022-2023
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2
Thiết kế và mô tả kế hoạch bài dạy
Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm tiết dạy kỹ năng đọc hiểu Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam – Ngữ văn 10, bộ
3.5.2 Mô tả kế hoạch bài dạy
Giáo án ứng dụng nền tảng Edpuzzle vào dạy kỹ năng đọc hiểu Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam – Ngữ văn 10, bộ
Bài 4: Văn bản thông tin Kỹ năng đọc hiểu văn bản THĂNG LONG – ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI:
MỘT HẰNG SỐ VĂN HOÁ VIỆT NAM
I MỤC TIÊU 1 Về kiến thức
- HS nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp
- HS phân tích, đánh giá được cách đặt nhan đề và mục đích của người viết, cách đưa tin và quan điểm của người viết bản tin, sự kết hợp giữa các phương tiện giao tiếp trong việc thể hiện thông tin
- HS phát hiện mô hình cấu trúc của văn bản (nguyên nhân – kết quả; trật tự thời gian; vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc; các bước trong quy trình)
- Tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và đánh giá ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống
- HS đánh giá được ý nghĩa của văn bản thông tin với bản thân
- HS có khả năng nhận diện những đặc điểm chung của văn bản (nhan đề/ tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, chú thích )
- HS phát hiện được mô hình cấu trúc của văn bản (nguyên nhân – kết quả; trật tự thời gian, vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc; các bước trong trong quy trình…)
- HS tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và đánh giá ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống Từ đó ứng dụng kiến thức để sáng tạo sản phẩm văn bản thông tin
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết cách xử lí nhiệm vụ theo đúng trọng tâm, sáng tạo trong cách tiếp cận và trình bày vấn đề
- Trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc; thể hiện được thái độ sống tích cực, tiến bộ
- Khơi gợi lòng yêu nước, ý thức nguồn cội, ý thức và hành vi ứng xử văn hóa
- Biết coi trọng giá trị của thông tin
- Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng…
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử, phiếu bài tập
- Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, đàm thoại, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, ứng dụng CNTT
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, động não, hỏi và trả lời, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu,
2 Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hoá Việt Nam (SGK Ngữ văn, tập 1)
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK
- Tìm hiểu trước về nền tảng Edpuzzle, thiết bị điện tử có thể kết nối vào đường link nền tảng Edpuzzle
- Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi,
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Thời gian: 5 phút - Mục tiêu:
+ HS có tâm thế hứng thú, sẵn sàng tiếp cận bài học + HS được kích hoạt tri thức nền về văn bản thông tin - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Gợi tìm
- Sản phẩm dự kiến: câu trả lời của HS
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (Hoạt động cá nhân)
- GV trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến một số loại VB thông tin thường xuất hiện trong đời sống như: báo cáo, bản tin, thông báo, thư từ, diễn văn, tiểu luận… yêu cầu HS nhận diện bằng cách nối hình ảnh và tên loại văn bản thông tin
Học sinh được kích hoạt những tri thức nền về văn bản thông tin
Tạo tâm thế tham gia bài học
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, huy động tri thức nền
-Bước 3: Báo cáo kết quả - HS giơ tay trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận
- GV kết luận đúng / sai; đưa ra dữ kiện bổ sung và mời bạn tiếp theo trả lời nếu HS trước trả lời sai
- GV kết luận, dẫn dắt vào bài học
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
+ Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp
+ Nhận biết được những nét đặc sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau
+ Phân tích, đánh giá được cách đặt nhan đề và mục đích của người viết, cách đưa tin và quan điểm của người viết bản tin, sự kết hợp của các phương tiện giao tiếp trong việc thể hiện thông tin
+ Nhận biết được cách triển khai thông tin bằng nhiều hình thức (ví dụ: triển khai theo quan hệ nguyên nhân - kết quả; theo trật tự thời gian; vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc; các bước trong quy trình; phân loại đối tượng…)
+ Phân tích, đánh giá được sự kết hợp của các phương tiện giao tiếp trong việc thể hiện thông tin; sự kết hợp của các yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, tia chớp, thuyết trình, vấn đáp
+ Phiếu học tập + Sản phẩm của HS + Tài khoản Edpuzzle của HS + Kênh lớp học trên nền tảng Edpuzzle
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1: HÀ NỘI TRONG TIM TÔI
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chọn 01 trong 02 nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS chia sẻ 3 ấn tượng nổi bật của mình khi nghĩ đến thủ đô Hà Nội (có thể gợi ý HS điền khuyết vào những từ khóa cho trước về HN:
- Kích hoạt tri thức nền - Tạo tâm thế trước khi đọc văn bản
- Danh thắng - Cảnh quan - Khí hậu - Danh nhân…
HOẠT ĐỘNG 2: ĐƯỜNG ĐẾN TRÁI TIM VIỆT NAM
GV chuẩn bị các gói câu hỏi liên quan đến Hà Nội, GV và HS ở tỉnh, thành, quận, huyện nào thì điểm xuất phát sẽ là ở nơi đó GV chuẩn bị 1 gói câu hỏi (5 câu), các nhóm cử 01 đại diện tham gia trả lời, trả lời sai ở câu nào sẽ bị loại Nhóm nào trả lời đúng hết các câu hỏi sẽ đến được Hà Nội - Thủ đô yêu dấu và giành chiến thắng
- HS suy nghĩ và chia sẻ Nhiệm vụ 2: GV giới thiệu nền tảng Edpuzzle, cách tạo tài khoản và join vào kênh lớp học
GV hướng dẫn HS khai thác các nguồn tài liệu văn bản thông tin đa phương tiện trên nền tảng, cách liên kết nền tảng với các ứng dụng học tập và các nguồn thông tin khác
Nhiệm vụ 3: GV trình chiếu HS clip về Hà Nội (clip được đăng tải lên kênh nhóm lớp ở Edpuzzle) https://www.youtube.com/watch?vS4ni4zfo"
Yêu cầu HS xem và chia sẻ cảm nhận, những ấn tượng sau khi xem clip
- GV nhận xét, kết luận, kết nối với văn bản ĐỌC THÀNH TIẾNG VĂN BẢN
THĂNG LONG - ĐÔNG ĐÔ - HÀ NỘI: MỘT HẰNG SỐ CỦA VĂN HÓA VIỆT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ học tập: Đọc thành tiếng văn bản
- GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi khoảng 3 HS đọc nối tiếp
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc nối tiếp, thực hiện các nhiệm vụ trong khi đọc (theo dõi, dự đoán, chú thích, tưởng tượng)
- Trong quá trình đọc, gặp các thẻ câu hỏi theo dõi, dự đoán, tưởng tượng dừng lại 1 phút để suy ngẫm
Bước 3: Báo cáo kết quả - 1-2 HS chia sẻ về dự đoán của mình, những lời nhận xét của bản thân khi thực hiện các câu hỏi theo dõi trong văn bản
Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận - HS khác nhận xét về kĩ năng đọc diễn cảm - GV nhận xét, đánh giá về kết quả đọc trực tiếp của HS, thái độ của HS với việc đọc, việc trả lời câu hỏi theo dõi, câu hỏi dự đoán, câu hỏi tưởng tượng
- HS biết sử dụng các chiến lược trong khi đọc (chiến lược theo dõi, chú thích, chiến lược dự đoán, chiến lược tưởng tượng)
- HS giải thích được từ khó trong văn bản
GV hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức Ngữ văn
3 Khám phá văn bản a/ Tìm hiểu chung liên quan đến cách đọc văn bản thông tin, tác giả, tên gọi Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, nhan đề của văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hoạt động cá nhân: GV dùng kĩ thuật dạy học Tia chớp để hướng dẫn HS thực hiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân để trả lời các câu hỏi
Kết quả thực nghiệm sư phạm
- Kết quả định tính về mức độ tiếp thu bài học của học sinh:
+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả các học sinh trong lớp đạt mức độ tuyệt đối (100%): các em chú ý nghe sự hướng dẫn của GV và thực hiện tất cả các yêu cầu mà GV đưa ra trong cả tiết học với một tâm thế hứng thú, vui thích
+ Sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập đạt mức độ cao (khoảng 90%): các em chủ động tìm tòi, suy nghĩ để hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân; tích cực, hợp tác khi tham gia các hoạt động Trong đó hoạt động HS hứng thú và có sự tích cực, chủ động nhất là hoạt động sáng tạo sản phẩm văn bản thông tin đa phương tiện, học sinh được đặt câu hỏi về những sản phẩm mình tạo ra để tương tác với người xem, học sinh khác có thể tham khảo sản phẩm của bạn và để lại nhận xét, góp ý Không khí lớp học sôi nổi hơn so với các hoạt động khác
+ Tính đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh đạt mức độ cao (khoảng 90%): học sinh nhận thức được vấn đề khá tốt, đưa ra những câu trả lời nhanh và khá chính xác
Sau khi chấm bài, tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2 So sánh trình độ học sinh sau thực nghiệm
Kết quả Lớp Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2
10H 5HS 19HS 6HS 0HS 0HS
10S 2HS 15HS 11HS 2HS 0HS
Biểu đồ 3.2 So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm
Kết quả thống kê được thể hiện dưới dạng sơ đồ như sau:
● Loại giỏi (9 - 10 điểm): Là những sản phẩm thực hiện đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề bài sáng tạo sản phẩm văn bản thông tin giới thiệu về một địa chỉ văn hoá và có sự sáng tạo riêng:
+ Bài trình bày có đủ 3 phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc Người trình bày nói lời chào và tự giới thiệu, nêu được địa chỉ văn hoá mà mình muốn giới thiệu, trình bày cụ thể các đặc điểm của địa chỉ văn hoá, đan cài các cảm nhận, đánh giá riêng của bản thân về từng phần Trình bày được ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đối với cuộc sống, con người Nêu vấn đề thảo luận hoặc mời sự phản hồi từ người nghe hoặc đặt được các câu hỏi tương tác một cách sáng tạo
+ Bố cục văn bản thông tin đa phương tiện rõ ràng, các ý kiến được sắp xếp hợp lí Tương tác tích cực với người xem trong suốt quá trình thể hiện sản phẩm
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của sản phẩm Kết hợp sự dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày Phản hồi thoả đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe/ người xem
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2
● Loại khá (7 – 8 điểm): Là những sản phẩm được thực hiện tương đối tốt với tất cả các câu hỏi, có thể có một số lỗi nhưng không đáng kể
+ Bài trình bày có đủ 3 phần: Giới thiệu, nội dung và kết thúc Người trình bày nói lời chào và tự giới thiệu, nêu được địa chỉ văn hoá mà mình muốn giới thiệu, trình bày cụ thể các đặc điểm của địa chỉ văn hoá, đan cài các cảm nhận Nếu vấn đề thảo luận hoặc mời sự phản hồi từ người nghe hoặc đặt được các câu hỏi tương tác một cách sáng tạo
+ Bố cục văn bản thông tin đa phương tiện rõ ràng, các ý kiến được sắp xếp hợp lí Tương tác tích cực với người xem trong suốt quá trình thể hiện sản phẩm
Diễn đạt tương đối rõ ràng có kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ
● Loại trung bình (5 – 6 điểm): Là những sản phẩm được thực hiện tương đối tốt với tất cả các câu hỏi, có thể có một số lỗi sai thường gặp
+ Bài trình bày có đủ 3 phần: Giới thiệu, nội dung và kết thúc Người trình bày nói lời chào và tự giới thiệu, nêu được địa chỉ văn hoá mà mình muốn giới thiệu, trình bày một số đặc điểm của địa chỉ văn hoá, đan cài các cảm nhận cá nhân
+ Bố cục sản phẩm tương đối rõ ràng, các ý kiến được sắp xếp còn chưa thay trình cụ thể Sản phẩm có tương tác với người xem trong suốt quá trình thể hiện sản phẩm
● Loại dưới trung bình (dưới 5 điểm): Là những sản phẩm chưa thực hiện được yêu cầu của đề bài hoặc có thực hiện nhưng nhiều sai sót về những kiến thức đặc trưng cơ bản và hình thức của văn bản thông tin
+ Bài trình bày có đủ 3 phần: Giới thiệu, nội dung và kết thúc Người trình bày các sự việc, thông tin chưa theo trình tự cụ thể/ diễn đạt lan man, không tường minh về nghĩa
+ Sản phẩm sử dụng có những từ ngữ phù hợp Người trình bày còn thiếu tự tin, sử dụng cử chỉ, điệu bộ chưa hợp lí, chưa rõ ràng khi thể hiện cảm xúc với nội dung văn bản
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua số liệu thống kê thu được, chúng tôi nhận thấy: chất lượng và kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng Ở lớp thực nghiệm, hầu hết các em đều thực hiện tốt sản phẩm văn bản thông tin giới thiệu về một địa điểm văn hoá hoặc giới thiệu về bản thân Sản phẩm của các em đảm bảo yêu cầu cơ bản của đặc trưng văn bản thông tin; sản phẩm được sắp xếp đúng logic, vận dụng kiến thức tương đối tốt, thể hiện sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo theo ý kiến đánh giá, nhận xét riêng của bản thân
Kết luận
Trong toàn bộ nghiên cứu này, chúng tôi đã trình bày một cách cơ bản những vấn đề liên quan đến dạy học kỹ năng đọc - hiểu Qua đó, tiến hành nghiên cứu và đề xuất ứng dụng phần mềm Edpuzzle vào dạy kỹ năng đọc - hiểu cho HS lớp 10 Từ đó, tiến hành thực nghiệm sư phạm và kết quả đạt được khá khả quan, đó là minh chứng thực tiễn nhất cho đề tài của chúng tôi
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã đề xuất biện pháp ứng dụng phần mềm Edpuzzle vào dạy kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh lớp 10 theo Chương trình giáo cục phổ thông môn Ngữ văn mới Cụ thể trong dạy kỹ năng đọc - hiểu văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam –
Ngữ văn 10, bộ Cánh diều, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng phần mềm Edpuzzle giúp tạo hứng thú học tập, tăng khả năng khám phá các tri thức về văn bản thông tin cho HS
Từ kết quả trên cho thấy, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực các em đã thể hiện được bản thân mình, tự tin phát biểu, trình bày, biết hợp tác, biết lắng nghe ý kiến mọi người xung quanh, cùng nhau trao đổi kiến thức và tự tin trình bày quan điểm của mình
Bên cạnh đó ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã giúp cho học sinh có thể quan sát hình ảnh sinh động kết hợp với việc nghe giảng mà những khoảng cách giữa kiến thức và học sinh như được xích lại gần nhau hơn
Hơn thế nữa, học sinh được tự tìm tòi, quan sát, nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân giúp các em phát triển, nâng cao khả nhận thức của mình.
Khuyến nghị
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu và thực tế giảng dạy kỹ năng đọc - hiểu và chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị như sau:
GV cần không ngừng nâng cao chuyên môn, nắm chắc lí luận, phương pháp dạy học bộ môn và vận dụng linh hoạt vào thực tế giảng dạy
GV cần có sự đầu tư thời gian, công sức, đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng học hỏi, chia sẻ, trao đổi cùng đồng nghiệp tìm kiếm những phương pháp dạy học, kiểm tra- đánh giá hợp lý tùy thuộc vào thực tế nhà trường để có thể áp dụng những đề xuất dạy học một cách hợp lý
Thầy cô cần nghiên cứu nội dung bài học thật kỹ để lựa chọn phần kiến thức trọng tâm đưa lên nhóm lớp trên Edpuzzle tránh bị trùng lặp giống hệt với nội dung đã triển khai trên lớp học
Thầy cô cần dành thời gian tương tác với học sinh mọi lúc, mọi nơi, công suất làm việc gấp nhiều lần bình thường, giáo viên chấm, trả bài kịp thời
HS cần nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của việc học và luyện kỹ năng đọc - hiểu Có ý thức thực hiện việc tự học một cách chủ động, sáng tạo, có hiệu quả
Thực hiện luyện nói nghe theo hướng dẫn, giám sát của GV một cách tích cực Thường xuyên trao đổi, góp ý với GV về nội dung, biện pháp học tập Có ý thức học hỏi, nâng cao trình độ sử dụng CNTT Tích cực, nghiêm túc và chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập trên ứng dụng Edpuzzle theo yêu cầu, hướng dẫn của GV Sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của bản thân với GV và bạn bè để tìm hướng giải quyết
Nhà trường cần chú ý đầu tư thêm các thiết bị dạy học phục vụ cho dạy văn học Không ngừng đào tạo, hướng dẫn PPDH cho GV, xây dựng, phát triển đội ngũ GV, khuyến khích đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Tổ Xã hội nói chung và tổ Ngữ Văn nói riêng cần thảo luận chuyên môn để đưa ra được những phương pháp dạy học hay, giúp HS ngày càng yêu thích môn học hơn
Tổ chức trao đổi kinh nghiệm tự học giữa các lớp, các khóa học với nhau, xây dựng những giờ tự học, nội dung, chuyên đề tự học
Tổ chức các lớp tập huấn sử dụng CNTT và ứng dụng một số phần mềm dạy học cho GV Đồng thời tổ chức các buổi chia sẻ/ cuộc thi đổi mới phương pháp dạy học bằng cách ứng cụng CNTT vào dạy-học
1 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI)
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng
5 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp, tài liệu tập huấn, NXB Đại học sư phạm
6 Đặng Quốc Bảo (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam
7 Nguyễn Ngọc Bích, Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung (2011), Bài giảng
Phương pháp và công nghệ dạy học, Khoa Sư phạm – ĐHGD, ĐHGQ HN
8 Nguyễn Thanh Bình (2018), Phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
9 Nguyễn Thị Hạnh (2014), “Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 56, tr 88-97
10 Bùi Mạnh Hùng (2013) “Về định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn” Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
11 Phạm Thị Thu Hiền (2020), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội