1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc theo hướng huy động cộng đồng

138 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS CHU THỊ HỒNG NHUNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi thực hiện dưới sự hướng đẫn khoa học của TS.Chu Thị Hồng Nhung

Các tài liệu sử dụng trong luận văn này đều được trích dẫn đầy đủ, chính xác và được ghi trong phần danh mục tài liệu tham khảo Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Tác giả

Nguyễn Thị Huế

Trang 4

Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trường Đại học Giáo dục Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà nội đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Chu Thị Hồng Nhung , người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Tường, các thầy cô giáo công tác tại các trường Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Tường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế phục vụ cho đề tài luận văn Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu xong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Huế

Trang 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Nghiên cứu về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích 8

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 11

1.2 Các khái niệm cơ bản 14

1.2.1 Tai nạn thương tích, phòng tránh tai nạn thương tích 14

1.2.2 Cộng đồng, huy động cộng đồng vào hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích 16

1.3.1 Những tai nạn thương tích của trẻ 24-36 tháng thường gặp 19

1.3.2 Mục đích, nhiệm vụ phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 20

Trang 6

tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 21

1.3.4 Cách thức tổ chức hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 24

1.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 25

1.4 Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 26

1.4.1 Lập kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 26

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 28

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 28

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 30

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 31

1.5.1 Năng lực quản lý của cán bộ quản lý 31

1.5.2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên 31

1.5.3 Cơ sở vật chất các trường mầm non 32

1.5.4 Sự quan tâm của gia đình trẻ và cộng đồng 33

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 24 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG

Trang 7

2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 40

2.3.2 Thực trạng về việc thực hiện nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 41

2.3.3 Thực trạng sử dụng các phương pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 45

2.3.4 Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 49

Trang 8

trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh

Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 55

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non ở các trường MN huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 56

2.4.2 Thực trạng tổ chức phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 60

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 65

2.4.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 69

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 75

Trang 9

HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG 79

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 79

3.1.2 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 80

3.1.3 Đảm bảo tính khả thi 80

3.1.4 Đảm bảo tính đồng bộ 80

3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả 81

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 81

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh trẻ về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 81

3.2.2 Đổi mới xây dựng kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 36 tháng theo hướng phù hợp với tình hình thực tế của từng trường 83

24-3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 85

3.2.4 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 87

3.2.5 Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 89 3.2.6 Tăng cường công tác tuyên truyền và phối hợp giữa nhà trường và gia đình và cộng đồng trong công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24

Trang 10

91

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 93

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất 94

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 94

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 94

3.4.3 Khách thể tham gia khảo nghiệm 95

3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 95

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 95

Trang 11

XHCN CBQL

: :

Xã hội chủ nghĩa Cán bộ quản lí GDMN : Giáo dục mầm non BDTX : Bồi dưỡng thường xuyên MN

GV

: :

Mầm non Giáo viên NXB

GVMN CSVC

: : :

Nhà xuất bản Giáo viên mầm non Cơ sở vật chất

Trang 12

Bảng 2 1 Quy mô trường lớp cấp học Mầm non huyện Vĩnh Tường tại thời điểm năm học 2021-2022 35 Bảng 2 2 Quy ước điểm số cho các câu trả lời khảo sát 38 Bảng 2 3 Đánh giá của CBQL, GV và phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 40 Bảng 2 4 Thực trạng thưc hiện nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 42 Bảng 2 5 Mức độ thực hiện các phương pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non trong các trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 45 Bảng 2 6 Hiệu quả sử dụng các phương pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non trong các trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng 47 Bảng 2 7 Thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 49

Bảng 2 8 Thực trạng kết quả tổ chức các hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non trong các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 52

Bảng 2 9 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng mức độ lập kế hoạch hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ở các trường mầm non huyện Vĩnh Tường,tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 56 Bảng 2.10 Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả công tác lập kế hoạch hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ở các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 57

Trang 13

tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 60 Bảng 2 12 Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả công tác tổ chức thực hiện phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 63 Bảng 2 13 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non ở các trường MN huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 65 Bảng 2 14 Đánh giá của CBQL, GV về hiệu qủa hoạt động chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non ở các trường MN huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 67 Bảng 2 15 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 70 Bảng 2 16 Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng 72 Bảng 2 17 Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ theo hướng huy động cộng đồng 75 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ………95 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 99

Trang 15

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục và Đào tạo Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường mầm non có tác động đáng kể đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo

Việc đầu tư vào giáo dục mầm non không chỉ đảm bảo sự phát triển toàn diện về mặt vật chất, trí tuệ và tâm sinh lý cho trẻ mà còn xây dựng những cơ sở vững chắc cho sự hình thành các kỹ năng và giá trị cốt lõi trong tương lai Những nền tảng này bao gồm khả năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, khả năng hòa nhập xã hội và rèn luyện kỹ năng xã hội

Một môi trường giáo dục mầm non tốt sẽ cung cấp cho trẻ những trải nghiệm học tập sáng tạo, khám phá và tương tác, từ đó khơi dậy niềm yêu thích học hỏi và sự phát triển sáng tạo của trẻ Các giáo viên mầm non có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển này bằng cách thiết kế các hoạt động phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự do khám phá và thể hiện bản thân

Chất lượng giáo dục mầm non cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuẩn bị của trẻ cho các bậc học tiếp theo Trẻ được rèn luyện những kỹ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán, cũng như hình thành thói quen học tập và sự quan tâm đến việc học Ngoài ra, việc tạo dựng môi trường học tập tích cực và khuyến khích trẻ hòa nhập xã hội giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, xây dựng quan hệ tốt với bạn bè và rèn luyện kỹ năng xã hội cần thiết

Trong những năm gần đây, sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non đã ngày càng tăng cao Để đáp ứng nhu cầu này, giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích đã được tích hợp vào chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ từ 24 tháng tuổi đến 72

Trang 16

tháng tuổi Việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non là một khía cạnh quan trọng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ Nắm vững những kỹ năng này giúp trẻ nhận biết và tránh các tình huống nguy hiểm, đồng thời phát triển nhận thức về an toàn và giảm nguy cơ bị thương tích trong cuộc sống hàng ngày Chương trình giáo dục mầm non xoay quanh việc giới thiệu cho trẻ các nguy cơ thường gặp trong môi trường sống và cung cấp cho trẻ những kỹ năng cần thiết để đối phó và phòng tránh những tình huống nguy hiểm Các kỹ năng này có thể bao gồm biết cách di chuyển an toàn, nhận biết và tránh các vật cản, hiểu và tuân thủ các quy tắc an toàn, và biết cách yêu cầu sự giúp đỡ từ người lớn khi cần thiết Qua việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non, chúng ta đảm bảo rằng trẻ có được sự tự tin và khả năng tự bảo vệ mình trong các tình huống nguy hiểm Đồng thời, việc tạo ra một môi trường an toàn và đảm bảo cho trẻ trong quá trình chăm sóc và giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tai nạn

thương tích không mong muốn xảy ra

Tai nạn thương tích là những tổn thương về thể chất xảy ra trên cơ thể người do tác động của các yếu tố năng lượng (như cơ học, nhiệt, điện, hóa học, phóng xạ, ) vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể, với mức độ và tốc độ khác nhau.Ngoài ra, tai nạn thương tích cũng có thể là sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống, ví dụ như thiếu ôxy trong trường hợp đuối nước, bị bóp nghẹt, hoặc giảm nhiệt độ trong môi trường lạnh Tai nạn thương tích gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và trạng thái của người bị thương Các thương tích có thể là các vết thương mở, vỡ xương, trật khớp, bỏng, điện giật, trầy xước, vết thương do chất hóa học hoặc phóng xạ gây ra, và nhiều hình thức tổn

thương khác

Trẻ trong độ tuổi từ 24 đến 36 tháng đang trong giai đoạn phát triển khi các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa hoàn thiện Trẻ trở nên nhanh nhẹn hơn trong việc đi lại, chạy nhảy và tò mò muốn khám phá mọi thứ xung quanh Tuy nhiên,

Trang 17

do trẻ chưa có khả năng tự bảo vệ mình và chưa nhận thức được nguy hiểm, do đó, trẻ thường gặp các tai nạn thương tích sau đây: sự sặc thức ăn làm dị vật đường thở, bị dị vật mắc kẹt trong lỗ mũi hoặc lỗ tai, bị bỏng, ngã xuống nước, bị đâm bởi vật sắc nhọn, hoặc gặp nguy hiểm từ điện giật.Có một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích ở trẻ mầm non Đầu tiên, sự thiếu giám sát và chăm sóc từ phía cha mẹ, giáo viên hoặc người trông trẻ có thể làm trẻ dễ dàng tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn thương tích Thứ hai, một số người chăm sóc trẻ không được hướng dẫn về cách sơ cứu cho trẻ và không có tủ thuốc cấp cứu sẵn có trong trường hợp cần thiết Thứ ba, công tác truyền thông và giáo dục về phòng chống tai nạn thương tích ở cộng đồng chưa đủ mạnh mẽ, đặc biệt là trong gia đình và trường học, làm cho việc thay đổi hành vi và tư duy an toàn của mọi người vẫn còn hạn chế Thứ tư, điều kiện sống và môi trường học tập của trẻ còn nhiều bất cập và chưa đảm bảo đầy đủ các biện pháp an toàn phòng chống tai nạn thương tích

Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường MN là một phần nội dung không thể thiếu để góp phần thực hiện mục tiêu GDMN Mục tiêu phòng tránh tai nạn thương tích là xây dựng một mội trường giáo dục an toàn, lành mạnh đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển của trẻ

Tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc công tác quản lý phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non nói chung đã được các cấp quản lý quan tâm và chỉ đạo thực hiện thường xuyên, môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đang ngày càng được xây dựng an toàn, hiệu quả Tuy nhiên, tại các trường mầm non, công tác quản lý việc phòng tránh tai nạn thương tích của Hiệu trưởng ở các trường Mầm non còn nhiều bất cập, vẫn còn thể hiện sự lỏng lẻo trong quản lý, chưa sâu sát trong các khẩu tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ, chưa có sự phối hợp thường xuyên giữa nhà trường và cộng đồng trong phòng tránh tai nạn thương tích

Trang 18

Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động phòng

tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ở các trường mầm non trong huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động sự tham gia của cộng đồng”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng về quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ở các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tại nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng, nhằm nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo các trường MN

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ở các trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc

4 Câu hỏi nghiên cứu

Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ở các trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng gồm những nội dung gì?

Thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT và quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ở các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng hiện nay

Trang 19

được thực hiện như thế nào?

Cần có những biện pháp quản lý nào để tác động đến hoạt động phòng tránh TNTT tại các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng

5.2 Khảo sát về thực trạng về quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng

6 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng ở các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng trong thời gian qua vẫn còn nhiều những tồn tại, hạn chế Nếu đề xuất và áp dụng được các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi theo hướng huy động cộng đồng một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn và đặc điểm trẻ 24 đến 36 tháng tuổi, thì sẽ nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non

7 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng

Trang 20

tuổi ở các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng

- Giới hạn về thời gian: Các số liệu khảo sát được thu thập trong hai năm học 2021-2022 và 2022-2023

- Giới hạn về khách thể khảo sát: 30 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn); 48 giáo viên của các trường MN: Mầm non Lý Nhân, MN Cao Đại, MN Tam Phúc, MN Phương Đông, MN Tân Cương, MN Thượng Trưng, MN Tứ Trưng, MN Bồ Sao, MN Kim Xá, MN Phú Thịnh Và 50 phụ huynh có con em đang theo học tại các trường mầm non nói trên

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Tác giả phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu, sách báo, tạp chí khoa học về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong độ tuổi từ 24 đến 36 tháng trong trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.2.1 Phương pháp điều tra

Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi các trường MN huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng Phiếu hỏi được gửi đến các CBQL, GV trường mầm non trên địa bàn huyện

8.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Thông qua việc phỏng vấn các đối tượng khác nhau có liên quan đến quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi

Trang 21

các trường MN theo hướng huy động cộng đồng để thu thập thông tin, những tình huống thực tiễn ở các trường MN trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, có ghi nhật ký và biên bản phỏng vấn

8.2.3 Phương pháp quan sát

Qua việc quan sát các hoạt động sư phạm và các yếu tố khác liên quan đến quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ theo hướng huy động cộng đồng trong các trường mầm non thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã tiến hành ghi nhật ký và biên bản quan sát Các hoạt động này bao gồm: Quan sát các hoạt động giảng dạy và chơi đùa của trẻ; Quan sát môi trường trường học; Ghi nhận biện pháp phòng tránh tai nạn; Ghi nhận thực hiện quy trình sơ cứu

9 Cấu trúc của đề tài

Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường MN theo hướng huy động cộng đồng Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường MN huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường MN huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng huy động cộng đồng

Trang 22

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI

NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 24 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI THEO

HƯỚNG HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích

Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em khẳng định quyền của trẻ em được được tôn trọng và bảo vệ Công ước này xác định rõ ràng: "Không ai được phép làm tổn hại đến trẻ em Nghĩa vụ của chúng ta là tôn trọng và bảo vệ các em Không ai được ngược đãi trẻ em trai và gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữ hoặc tình cảm, kể cả cha mẹ, thầy cô giáo hay những người chăm sóc trẻ" Tuyên bố và công ước trên đề cập đến trách nhiệm của tất cả mọi người, bao gồm cả cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ, trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền và sự an toàn của trẻ em Đây là một thông điệp quan trọng nhằm khuyến khích mọi người hành động có trách nhiệm và nhân văn để ngăn chặn các hành vi ngược đãi và tai nạn thương tích đối với trẻ em.[9]

Tác phẩm "45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình" là một nguồn tài liệu quan trọng và hữu ích cho cả trẻ em và người lớn Nó không chỉ giúp trẻ nhận biết và tránh xa nguy hiểm, mà còn giúp xây dựng một tinh thần tự tin và an toàn trong cuộc sống hàng ngày Cuốn sách này cung cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình trong các tình huống nguy hiểm Nó không chỉ truyền đạt lý thuyết mà còn thúc đẩy trẻ thực hành thông qua các tình huống được mô phỏng và các ví dụ cụ thể Điều này giúp trẻ hình thành những phản xạ và nhận thức tự bảo vệ, đồng thời tăng khả năng tự tin và sẵn sàng đối mặt với các tình huống nguy hiểm Những tình huống được mô tả trong sách rất gần gũi và thực tế, phù hợp với cuộc sống hàng ngày của trẻ Tác giả sử

Trang 23

dụng ngôn từ dễ hiểu, cụ thể và hình ảnh minh họa phong phú, tạo nên sự hấp dẫn và dễ tiếp thu cho trẻ em [29]

Tại Australia, các chính sách giáo dục khẳng định phát triển giáo dục mầm non giữ vai trò tiên quyết, nền tảng đối với phát triển đất nước Chương trình giáo dục mầm non của Australia lấy hoạt động vui chơi làm trung tâm và phát huy tối đa năng lực, tư duy của trẻ, các kế hoạch được xây dựng dựa theo Luật và quyền trẻ em “trẻ em đựơc an toàn thì trẻ học tốt hơn” Một trong các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường mầm non ở Australia đó là “sức khỏe và an toàn của trẻ” (Childrens health and safety) (Tạp chí GDMN, 2015)

Ở Cộng hoà Liên bang Nga, có những chương trình giáo dục kỹ năng xã hội dành cho trẻ em và phụ huynh, với sự tập trung đặc biệt vào việc giảng dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong các tình huống khó khăn trong cuộc sống Luật bảo vệ an toàn cho trẻ em đã được ban hành, đồng thời các địa phương cũng cam kết bảo vệ an toàn cho trẻ em dưới mọi hình thức Các nghiên cứu về phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi ở Cộng hoà Liên bang Nga cho rằng việc phòng tránh TNTT cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong xã hội Người lớn cần quan tâm, hỗ trợ và giáo dục trẻ để trẻ đạt được những kỹ năng này trong bối cảnh xã hội hiện đại.Chương trình giáo dục này không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức về nguy hiểm và phòng tránh, mà còn khuyến khích trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân Điều này bao gồm việc giáo dục trẻ về nhận biết nguy hiểm, cách đối phó với tình huống nguy hiểm và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn Đồng thời, các nội dung giáo dục còn tập trung vào việc tăng cường sự tự tin, sự nhạy bén và khả năng ra quyết định của trẻ

Trong giáo dục mầm non tại Nhật Bản, việc phòng tránh TNTT đã trở thành một phần quan trọng của chương trình giảng dạy Trẻ em được tiếp cận với các tình huống mô phỏng thực tế, bao gồm các phản xạ tự bảo vệ khi xảy

Trang 24

ra động đất, lũ lụt, hoặc các tình huống khẩn cấp khác Những tình huống này giúp trẻ hiểu về cách ứng phó và tự bảo vệ mình trong các tình huống nguy hiểm Ngoài ra, việc phòng tránh TNTT tại Nhật Bản cũng kết hợp với việc truyền đạt kiến thức về kỹ năng sơ cứu cơ bản Trẻ được hướng dẫn về cách đóng cửa, đóng gói và di chuyển an toàn trong trường hợp khẩn cấp Các giáo viên và nhân viên trường mầm non chịu trách nhiệm đảm bảo rằng trẻ em có kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối phó với các tình huống nguy hiểm đặc biệt như động đất

Tác giả Vũ Thị Ngọc Minh và Nguyễn Thị Nga đã thực hiện cuốn sách "Giúp bé có kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn" (Nhà xuất bản Dân trí, 2012) Trong sách, tác giả phân tích 9 tình huống phổ biến trong cuộc sống mà trẻ có thể gặp nguy hiểm, đồng thời cung cấp các biện pháp hướng dẫn và giáo dục cho phụ huynh và giáo viên Cuốn sách tập trung vào việc giúp trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn trong cuộc sống hàng ngày Tác giả phân tích 9 tình huống phổ biến mà trẻ thường gặp, bao gồm các tình huống như đuối nước, rơi từ độ cao, bị điện giật, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao, và nhiều hơn nữa Qua đó, sách cung cấp cho phụ huynh và giáo viên những khái niệm và kiến thức cần thiết để hướng dẫn trẻ phòng tránh các nguy cơ này Tác giả không chỉ đưa ra phân tích tình huống mà còn cung cấp các biện pháp giáo dục và hướng dẫn cụ thể Cuốn sách giúp phụ huynh và giáo viên nắm vững các biện pháp phòng tránh nguy hiểm và hướng dẫn trẻ cách đối phó trong mỗi tình huống Các giải pháp được trình bày rõ ràng và thực tế, giúp tăng cường sự nhận thức và khả năng phòng tránh nguy cơ của trẻ em Cuốn sách "Giúp bé có kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn" của tác giả Vũ Thị Ngọc Minh và Nguyễn Thị Nga là một nguồn tài liệu hữu ích để nâng cao nhận thức và kiến thức của phụ huynh và giáo viên về việc phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ Nó

Trang 25

cung cấp những khái niệm và biện pháp cụ thể để giáo dục và hướng dẫn trẻ phòng tránh các nguy cơ trong cuộc sống hàng ngày

Trong đề tài nghiên cứu “Kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non” hai tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền và Nguyễn Thị Mỹ Trinh đã đưa ra khái niệm tai nạn thương tích, phòng tránh tai nạn thương tích, ngoài ra tác giả đã chỉ rõ, kĩ năng phòng, tránh TNTT của trẻ không phải là yếu tổ bẩm sinh; Các kĩ năng phòng, tránh TNTT giúp giúp thúc đẩy sự phát triển của cá nhân trẻ và xã hội vì nó gắn liền với ý thức và các hoạt động, các chức năng tâm lý khác và các kĩ năng này không tồn tại riêng biệt mà luôn có sự gắn kết, bổ sung và hỗ trợ cho nhau Cấu trúc của kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích gồm: Kĩ năng nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp tình huống nguy hiểm; Kĩ năng ứng phó với tình huống, yếu tố nguy cơ gây TNTT Ngoài ra tác giả tác giả còn chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng phòng tránh TNTT của trẻ tại trường mầm non như: Trình độ, nhận thức, năng lực của giáo viên, cán bộ quản lý; Môi trường giáo dục ( Môi trường vật chất, môi trường tinh thần); Kế hoạch giáo dục; Quá trình tổ chức hướng dẫn các kĩ năng phòng, tránh TNTT cho trẻ của GV; Sự phối hợp giữa GV với gia đình trong việc giáo dục kĩ năng phòng, tránh TNTT cho trẻ; Hành vi của cha mẹ và những thành viên khác trong gia đình; Môi trường cộng đồng [24]

Như vậy trên thế giới, và trong nước, các tổ chức, các quốc gia đều quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ từ lứa tuổi mầm non Điều này nhằm hình thành cho trẻ những kĩ năng cơ bản giúp trẻ thích ứng và tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm trong cuộc sống

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

Trang 26

Vấn đề phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ và công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Trong số đó, công trình nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Thanh Huyền với tựa đề "Công tác quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non" là một ví dụ Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đề xuất những giải pháp để thực hiện công tác phòng tránh tai nạn thương tích đối với trẻ Những giải pháp này có thể bao gồm việc tăng cường giám sát và quản lí hoạt động của trẻ, cung cấp đủ kiến thức và hướng dẫn cho trẻ về an toàn và nguy cơ, cũng như tạo ra môi trường an toàn và thiết kế các hoạt động phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ Công trình nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Thanh Huyền đã đóng góp quan trọng vào việc hiểu và thực hiện công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non Nó đã giúp nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn thương tích và góp phần vào việc xây dựng một môi trường an toàn và phát triển toàn diện cho trẻ mầm non [19]

Luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo

với đề tài Quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Sơn Ca

10 quận Phú Nhuận, TP HCM Tác giả đã tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm

của đề tài là nghiên cứu các biện pháp áp dụng cho công tác quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Luận văn đã xây dựng một hệ thống 5 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ chủ yếu tập trung đến vấn đề an toàn cho trẻ trong hoạt động vui chơi tại trường Trong đó nêu rõ việc hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ và nâng cao công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ là một tiêu chí quan trọng trong giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

cho trẻ [27]

Trong Luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả

Trang 27

Đinh Thị Bích Chi đã hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động quản lý, quản lý hoạt động phòng tránh TNTT, và đi sâu vào nghiên cứu các nội dung xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn va phòng tránh TNTT cho trẻ; Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ; Quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường về phòng tránh TNTT cho trẻ, Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ an toàn cho trẻ; Kiểm tra, giám sát và đánh giá, điều chỉnh Sau khi nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phòng tránh TNTT tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố HCM, tác giả đã đề xuất ra sáu biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiêu quả quản lý phòng tránh TNTT cho trẻ bao gồm: (1)Giáo dục cho cán bộ giáo viên nhân viên trong trường về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ; (2) Đổi mới xây dựng kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ theo hướng phù hợp với tình hình thực tế của từng trường; (3)Đổi mới hoạt động tổ chức triển khai kế hoạch phòng tránh TNTT, quy định trách nhiệm cho từng cá nhân, bộ phận trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ; (4)Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các bộ phận trong hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích và xử lý tình huống kịp thời, đúng qui định; (5)Nâng cao năng lực thực hiện và xử lý tình huống cho giáo viên và nhân viên trong hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ;(6) Đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ.(Đinh Thị Bích Chi, Luận văn thạc sĩ, 2020)

Công tác bảo vệ, chăm sóc và hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của nước ta, đặc biệt là ngành Giáo dục - Đào tạo rất xem trọng Ngành giáo dục đã ra nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện và tăng cường công tác quản lí hoạt động phòng

tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non Những văn bản chỉ đạo là cơ sở

để đánh giá chất lượng của đơn vị đó đối với vấn đề trên Đồng thời bảo vệ quyền lợi, đảm bảo công tác quản lí của ngành GDMN đối với hoạt động phòng tránh TNTT và công tác quản lí an toàn cho trẻ trong các trường mầm non Có

Trang 28

thể kể đến những văn bản như: Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 ban hành Quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các cơ sở GDMN Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 52/2020/TT-BGD&ĐT ngày 31/12/2020 Ban hành Điều lệ Trường mầm non

Điều 18, Luật Giáo dục: “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi”.[Luật giáo dục (2005), NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội ]

Như vậy, vấn đề phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu bởi tầm quan trọng của nó đối với cộng đồng vì trẻ em là tương lai của một đất nước Thế nhưng mỗi công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu ở góc độ tổng thể hoặc chỉ đề cập đến những khía cạnh khác nhau trong công tác phòng tránh TNTT cho trẻ như: an toàn trong vui chơi, học tập, sức khỏe Đây là nguồn tài liệu để tác giả có cái nhìn tổng quát, hệ thống, khách quan vấn đề nghiên cứu, tránh trùng lặp Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đến vấn đề quản lí hoạt động phòng tránh TNTT ở các trường mầm non huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Vì vậy, đây là đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận, mang tính thực tiễn cao

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Tai nạn thương tích, phòng tránh tai nạn thương tích

* Tai nạn thương tích

Theo Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Tai nạn là một sự kiện không định trước gây ra thương tích có thể nhận thấy được Trong đó, thương tích là tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ ) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt Thương tích có thể

Trang 29

lý giải được và có thể phòng tránh được Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam thường dùng chung thuật ngữ “tai nạn thương tích”[9]

Như vậy, tai nạn thương tích của trẻ em được xem như là những tai nạn ngẫu nhiên, gây nên thương tích cho cơ thể như rách da, gẫy xương, chảy máu, ngạt thở, bỏng… Tuy nhiên, trong vòng vài thập kỷ gần đây, sự hiểu biết rõ hơn về bản chất tai nạn thương tích đã làm thay đổi những quan niệm cũ này, các tai nạn thương tích được xem xét mở rộng và phòng tránh được

Tai nạn thương tích được chia thành hai nhóm lớn là: TNTT có chủ định và TNTT không chủ định

- Tai nạn thương tích có chủ định là những TNTT gây nên do có sự chủ ý (cố ý) của người bị TNTT hay của cả những người khác Ví dụ: TNTT do đánh nhau, giết người, tự tử, bạo lực nhóm (chiến tranh),

- Tai nạn thương tích không chủ định Là những tai nạn gây nên do sự không chủ ý của những người bị TNTT hay của những người khác ở trẻ rất hay gặp loại TNTT này Ví dụ: TNTT do ngã, giao thông, đuối nước, cháy bỏng, ngộ độc thức ăn, …

Theo nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non, chúng tôi phân loại như sau: (1) Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm giữa người với phương tiện, phương tiện với phương tiện, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên…; (2) Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với lửa, chất lỏng nóng, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào; (3) Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong nước (ao, hồ, sông, suối, biển, hoặc xăng, dầu) dẫn đến

Trang 30

ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác; (4) Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với nguồn điện hoặc vật mang nguồn điện, dẫn đến bị thương hay tử vong; (5) Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã hoặc rơi từ trên cao xuống; (6) Động vật cắn: tai nạn thương tích do động vật cắn, húc, đâm phải…;(7) Ngộ độc: Là những trường hợp do ăn vào, hít vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế; (8) Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây TNTT có thể tử vong, tổn thương…;

*Hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại các trường mầm non

- Phòng tránh tai nạn thương tích được hiểu là hệ thống các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương đối với cơ thể con người

- Hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non là hệ thống các biện pháp, các quá trình hành động nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra những tổn thương đối với cơ thể trẻ tại trường mầm non

Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện mặt nhân cách của trẻ Khi thực hiện phòng tránh tai nạn thương tích tốt giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, trẻ không bị tổn thương, giúp cho việc thực hiện các vận động được chính xác, nhanh nhẹn Sự khoẻ mạnh về cơ thể giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn, trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống

1.2.2 Cộng đồng, huy động cộng đồng vào hoạt động phòng tránh tai nạn

thương tích

Trang 31

Cộng đồng được hiểu là các đơn vị, tổ chức, cá nhân sinh sống, làm việc, học tập gắn bó trong cùng một môi trường xã hội như phường, xã, khu dân cư, cụ thể gồm có: gia đình; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; các tổ chức chính trị xã hội như: Hội liên hiệp phụ nữ, nội nông dân, hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội như hội phụ huynh, hội người cao tuổi

Huy động cộng đồng vào hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là quá trình vận động ( động viên, khuyến khích, thu hút) và tổ chức để các thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng hệ thống các biện pháp, các quá trình hành động nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra những tổn thương đối với cơ thể trẻ tại trường mầm non

1.2.3 Quản lý

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý dưới các góc độ tiếp cận khác nhau

Theo Từ điển Tiếng Việt:“Quản lý là hoạt động hay tác động có định

hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [28]

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ

chức, 21 có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện phát triển của đối tượng” [14]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đưa ra khái niệm: “Quản lý là tác động có

mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động (khách

Trang 32

thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [21]

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động

quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [13]

Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, song các quan niệm nêu trên đều thống nhất quản lý bao gồm các yếu tố sau:

- Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định

- Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý

- Mục tiêu quản lý: Là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp

Từ những quan niệm nêu trên, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tính

hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của quá trình quản lý

1.2.4 Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36

tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng

Từ các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường mầm non và hoạt động phòng tránh TNTT theo hướng huy động cộng đồng trình bày ở trên, có thể hiểu: Quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể cán bộ, giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến hoạt động phòng tránh được những sự cố, tác

Trang 33

động bên ngoài mang tính nguy hiểm lên thân thể trẻ và tạo được tâm thế thoải mái cho trẻ, trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của xã hội, nhà trường và gia đình

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả quan niệm: Quản lí hoạt động

phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non là quá trình tổ chức, triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong môi trường giáo dục nhà trường, trên cơ sở xây dựng, triển khai, chỉ đạo, kiểm tra kế hoạch phòng tránh tai nạn cho trẻ một cách có hiệu quả và phù hợp với môi trường nhà trường

1.3 Hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng

1.3.1 Những tai nạn thương tích của trẻ 24-36 tháng thường gặp

* Đặc điểm của trẻ 24-36 tháng tuổi

- Thể chất: Trẻ ở độ tuổi này đã có khả năng di chuyển tự do hơn, có thể chạy, nhảy và leo lên các bề mặt cao hơn Cơ thể của trẻ cũng đang phát triển với sự tăng trưởng của cơ bắp và cải thiện cảm giác vận động

- Ngôn ngữ: Trẻ 2-3 tuổi có khả năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý kiến và mong muốn của mình Trẻ có thể sử dụng từ ngữ đơn giản và hiểu được các câu hỏi đơn giản

- Hoạt động: trẻ có thể thực hiện một số hoạt động tự lập như ăn, uống, mặc quần áo đơn giản và đi vệ sinh Tuy nhiên, khả năng tự lập của trẻ còn hạn chế và cần sự giúp đỡ và giám sát từ người lớn

- Tính cách: Trẻ ở độ tuổi này thường rất tò mò, năng động và thích khám phá Trẻ bắt đầu có ý thức xã hội đầu tiên và có thể bắt đầu thể hiện ý kiến riêng, nhưng cũng có thể trở nên cứng đầu và khó kiểm soát

* Những tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ 24 tháng đến 36 tháng

Trang 34

- Tai nạn trượt ngã, va đập: Trẻ nhỏ ở độ tuổi này có thể dễ dàng trượt ngã do sự không ổn định trong việc di chuyển hoặc chơi đùa Tai nạn trượt ngã có thể xảy ra trong nhà hoặc ngoài trời Trẻ 24 đến 3 tháng thường năng động và thích khám phá môi trường xung quanh Trẻ có thể va vào đồ đạc, bàn ghế hoặc vật cản khác trong quá trình di chuyển, gây ra chấn thương hoặc vết thương.

- Đuối nước: Trẻ ở độ tuổi này có thể bắt đầu tìm hiểu về nước và có thể có nguy cơ rơi xuống nước trong bồn tắm, hồ bơi hoặc các vùng nước khác Điều này đẫn đến nguy cơ đuối nước, vì vậy giám sát cẩn thận là cần thiết

- Tai nạn hóc dị vật: trẻ ở độ tuổi này có xu hướng khám phá môi trường xung quanh bằng cách đặt đồ chơi hoặc các vật nhỏ vào miệng Điều này có thể dẫn đến nguy cơ hóc dị vật, tức là vật nằm trong đường hô hấp và gây khó thở

- Đinh, dao và các vật nhọn: Trẻ ở độ tuổi này có khả năng tò mò và thích khám phá, nhưng còn thiếu khả năng nhận biết các vật có nguy cơ Vì vậy, sự tiếp xúc với các vật nhọn, đinh, dao hoặc các công cụ có thể gây chấn thương

- Tai nạn giao tông: Trẻ 24-36 tháng có thể bắt đầu thích khám phá và tìm hiểu về giao thông Tuy nhiên, trẻ còn thiếu khả năng nhận biết các nguy hiểm và quy tắc an toàn, vì vậy có thể xảy ra tai nạn như va chạm với xe đạp, xe đẩy, xe đạp ba bánh hoặc ngã từ xe chòi chân

1.3.2 Mục đích, nhiệm vụ phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng

Hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhằm tạo môi trường an toàn cho trẻ học tập, vui chơi lành mạnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng, tránh xảy ra những tai nạn, thương tích cho trẻ Những rủi ro, nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm cho trẻ ở trường học Do vậy, để phòng tránh hoặc kịp thời khắc phục những tai nạn đáng tiếc có thể

Trang 35

xảy ra cho trẻ, hoạt động này phải được đặt lên làm nhiệm vụ, yêu cầu đầu tiên trong chiến lược phát triển của trường mầm non

Hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non Trường mầm non có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi [8] Vì thế một môi trường thật sự an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ hoạt động là điều thiết yếu nhất để tạo cơ hội cho trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần, góp phần phát triển một cách toàn diện về trí tuệ, tâm lý, sức khỏe cho trẻ

Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là giảm thiểu tối đa những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, nguy cơ mất an toàn, làm tổn thương đến thể chất và tinh thần của trẻ Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là sự phối hợp giữa giáo viên, nhà trường, CMHS trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ bản thân trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, học tập

Hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ theo hướng huy động cộng đồng cần phải đảm bảo những nhiệm vụ sau:

- Hạn chế các rủi ro, nguy cơ gây tai nạn thương tích ở trẻ - Trẻ khoẻ mạnh, không bị tổn thương, đảm bảo an toàn về tính mạng

cho trẻ - Trẻ được tạo đk để phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức… - Trẻ được thoải mái về tinh thần, vui vẻ, không bị xâm phạm, - Đảm bảo quyền trẻ em

1.3.3 Nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi

tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng

Theo thông tư 45/2021/TT-BGDĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trông cơ sở giáo dục mầm non thì

Trang 36

nội dung phòng tránh TNTT cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng như sau:

*Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn:

- Nhà trường xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, dễ tiếp cận và công bằng với trẻ, rà soát các tiêu chí an toàn, phòng tránh tai nạn thường tích theo thông tư 45/2021/TT-BGDĐT

- Thường xuyên kiểm tra chất lượng, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, dụng cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

- Xây dựng các phương án phòng chống tai nạn thương tích, phòng tránh trẻ thất lạc, phòng chống cháy nổ, ứng phó với dịch bệnh, thảm hoạ

* Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

- Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý,GV, NV về phòng, chống TNTT, đuối nước, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em, đảm bảo an toàn thực phẩm

- Bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp, phổ biến luật có liên quan về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

- Phổ biến các quy định liên quan đến công tác đảm bảo an toàn cho trẻ em, phòng chống dịch bệnh, phòng chống bạo hành , xâm hại trẻ em tại các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn

- Trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn giáo viên kiến thức, kĩ năng để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non

Trang 37

* Tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em

- Khai thác các nền tảng công nghệ thông tin kết nối internet để tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, có giải pháp kiểm soát loại bỏ những nội dung tuyên truyền chưa phù hợp

- Phổ biến các nguy cơ, biện pháp và kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ em, về quyền trẻ em và những vấn đề liên quan

- Tuyên truyền về trách nhiệm thông báo, tố giác hành vị bạo hành, xâm hại trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non, tại gia đình và cộng đồng

- Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ

- Triển khai đa dạng các hình thức trao đổi thông tin với gia đình trẻ về kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và kịp thời thông tin về những tiến bộ hoặc khó khăn của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non

* Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ

- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng rà soát đánh giá các tiêu chí về trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, chủ động phối hợp khắc phục các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, huy động sự tham gia của các đơn vị liên quan trong kiểm định chất lượng công trình, cơ sở vật chất theo quy định

- Phối hợp với các ban ngành tại địa phương trong hướng dẫn, kiếm tra, giám sát cơ sở giáo dục mầm non thực hiện quy định liên quan đến công tác xây dưng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích

Trang 38

* Giáo dục kiến thức, kĩ năng đảm bảo an toàn cho trẻ em

- Lồng ghép giáo dục trẻ em kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại trường mầm non

- Trang bị đồ chơi, tài liệu, học liệu giáo dục về đảm bảo an toàn phù hợp với trẻ 24-36 tháng tuổi

1.3.4 Cách thức tổ chức hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng

- Thiết kế môi trường an toàn: Đảm bảo trường mầm non có môi trường an toàn và phù hợp với trẻ nhỏ Xác định và loại bỏ các yếu tố gây nguy hiểm như đồ chơi hỏng, vật liệu sắc nhọn, cạnh sắc, sàn trơn trượt và các vật phẩm dễ vỡ

- Giám sát thường xuyên: cần giám sát chặt chẽ trẻ 24-36 tháng tuổi trong suốt thời gian ở trường Giáo viên và nhân viên luôn có mặt, quan sát các hoạt động của trẻ để ngăn chặn ngay lập tức các tình huống nguy hiểm

- Đào tạo, hướng dẫn giáo viên, nhân viên: Nhà trường hướng dẫn cho giáo viên và nhân viên về cách nhận biết, đánh giá và phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ Điều này bao gồm kiến thức về an toàn, kỹ năng giám sát, cách xử lý tình huống khẩn cấp và cấp cứu đầu tiên

- Quản lý đồ chơi và vật dụng: thường xuyên kiểm tra đồ chơi và vật dụng trong môi trường trường mầm non để đảm bảo chúng an toàn và phù hợp với độ tuổi của trẻ Không sử dụng đồ chơi có chi tiết nhỏ, dễ bị nuốt, đồ chơi có chất độc hại

Trang 39

- Thiết lập quy trình xử lý các tình huống khẩn cấp: Thiết lập quy tắc an toàn rõ ràng và quy trình xử lý các tình huống khẩn cấp Bảo đảm rằng tất cả giáo viên, nhân viên và phụ huynh đều hiểu và tuân thủ các quy định này

- Phối hợp với phụ huynh và cộng đồng đảm bảo an toàn cho trẻ: Thông báo cho phụ huynh và các lực lượng cộng đồng về các nguy cơ tiềm ẩn và những biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích Tạo một kênh giao tiếp mở để phụ huynh có thể chia sẻ thông tin và lo lắng về an toàn của con em mình

- Đánh giá và cải thiện môi trường giáo dục: Thực hiện đánh giá định kì môi trường giáo dục và hoạt động an toàn của trường mầm non Rà soát các biện pháp phòng, tránh TNTT, xem xét các sự cố và cải thiện hệ thống an toàn khi cần thiết

1.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng

- Đa dạng hoá các hình thức truyền thông giáo dục đến phụ huynh và xã hội nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh TNTT Tăng cường thực hiện chuyên mục phát thanh, tuyên truyền bằng video tại khu vực tuyên truyền của nhà trường hàng ngày về cách sơ cấp cứu kịp thời khi trẻ gặp tai nạn thương tích

- Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, về các kĩ năng sơ cấp cứu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tuổi thường gặp

- Tổ chức hội thảo, hội thi giáo viên giỏi về các kĩ năng chăm sóc, bảo vệ an toàn, về nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Trang 40

- Tổ chức các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn thương tích, kiểm tra nhóm lớp và tất cả các khu vực trong nhà trường, xung quanh trường, khu vực bếp ăn để phát hiện kịp thời và loại bỏ những yếu tố có nguy cơ gây tai nạn thương tích Cải tạo môi trường chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích

- Ban hành quy định về phát hiện và xử lý tai nạn thương tích, có phương án khắc phục các yếu tố có nguy cơ gây tai nạn thương tích và phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích

1.4 Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng

1.4.1 Lập kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 đến 36 tháng

tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng

Trong quản lý phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non theo hướng huy động cộng đồng, chức năng lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng để đảm bảo việc thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn một cách có hệ thống và hiệu quả Dưới đây là các bước cần làm khi thực hiện chức năng lập kế hoạch trong quản lý phòng tránh tai nạn thương tích:

- Xác định mục tiêu và mục đích: Qua việc lập kế hoạch, chúng ta xác định mục tiêu và mục đích của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tuổi theo hướng huy động cộng đồng Mục tiêu có thể là tạo ra môi trường an toàn, giảm nguy cơ tai nạn và tăng cường sự giám sát

- Đánh giá nguy cơ: Lập kế hoạch cần dựa trên việc xác định và đánh giá nguy cơ tai nạn thương tích mà trẻ 24-36 tháng có thể gặp phải Điều này giúp xác định các yếu tố nguy hiểm và tập trung vào việc loại bỏ, giảm thiểu hoặc kiểm soát những nguy cơ này

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w