1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên tại các trường mầm non huyện trạm tấu tỉnh yên bái theo hướng phát triển toàn diện trẻ

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên tại các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng phát triển toàn diện trẻ
Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh
Trường học Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,32 MB

Cấu trúc

  • 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu (11)
  • 6. Giả thuyết khoa học (11)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 8. Cấu trúc luận văn (12)
  • Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC (13)
    • 1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề (13)
    • 1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài (16)
    • 1.3. Hoạt động tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non theo hướng phát triển toàn diện trẻ (25)
    • 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non theo hướng phát triển toàn (48)
  • Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ (52)
    • 2.1. Khái quát về các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (52)
    • 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động bồi dƣỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên các Trường Mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng (59)
    • 2.3. Thực trạng công tác quản lý lớp học của giáo viên ở các trường Mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng phát triển toàn diện trẻ (62)
    • 2.4. Thực trạng tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng (67)
    • 2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường Mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên (75)
  • Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC (80)
    • 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở trường Mầm non huyện Trạm Tấu (80)
    • 3.2. Các biện pháp tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng (82)
    • 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp (97)
    • 3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm (97)
    • 1. Kết luận (105)
    • 2. Khuyến nghị (106)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (109)
  • PHỤ LỤC (110)

Nội dung

Công trình nghiên cứu về tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề phát triển c

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên các trường mầm non huyện Trạm Tấu đáp ứng sự phát triển toàn diện trẻ

Về địa bàn nghiên cứu: một số trường mầm non trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Về chủ thể quản lý: đề tài xây dựng nội dung nghiên cứu và đề xuất cho chủ thể quản lý là CBQL cấp Phòng (Phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu)

Về thời gian: Thông tin khảo sát trong tháng 2-3/2023.

Giả thuyết khoa học

Hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên các trường mầm non đã và đang được thực hiện theo các quy định hiện hành, tuy nhiên hiệu quả chưa đáp ứng được tiêu chuẩn phát triển toàn diện trẻ hiện nay Việc đề xuất được những biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý lớp học cho đội ngũ giáo viên mầm non hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và thực tiễn đang bất cập sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý lớp học cho giáo viên các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng phát triển toàn diện trẻ.

Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung cơ bản có liên quan đến như: các luật, văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục cũng như định hướng chiến lược nói chung về phát triển toàn diện trẻ

- Nghiên cứu các tài liệu, và công trình trong và ngoài nước về khoa học quản lí và quản lí nhân sự, vấn đề bồi dưỡng giáo viên, năng lực, năng lực quản lý lớp học của giáo viên mầm non để từ đó xác định khung lí thuyết của đề tài, xây dựng cách thức đánh giá đo lường trong nghiên cứu thực tiễn

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của CBQL các trường mầm non của huyện và hoạt động tổ chứcc bồi dưỡng của giáo viên

- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: Trực tiếp phỏng vấn, trao đổi với lãnh đạo của Phòng GD&ĐT; chuyên viên phụ trách mầm non, CBQL, GV các trường mầm non

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Lấy phiếu hỏi, trưng cầu ý kiến về thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho GV các trường mầm non nhằm đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp chuyên gia: Tọa đàm với các chuyên gia về công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho GVMN

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp để xử lý kết quả nghiên cứu và rút ra các kết luận.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, thì nội dung chính của luận văn được cấu trúc như sau:

- Chương 1: Cơ sở lí luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non theo hướng phát triển toàn diện trẻ

- Chương 2: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên các Trường mầm non huyện Trạm Tấu, Yên Bái theo hướng phát triển toàn diện trẻ

- Chương 3: Một số biện pháp tăng cường tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên các Trường mầm non huyện Trạm Tấu, Yên Bái theo hướng phát triển toàn diện trẻ.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC

Tổng quan về nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Công trình nghiên cứu về quản lý lớp học của giáo viên

Vấn đề quản lý lớp học đà nhận được sự quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới Cuộc nghiên cứu quản lý lớp học một cách hệ thống với quy mô lớn đáng chú ý là của Jacob Kounin (1970) Ông đã phân tích băng video của 49 lớp 1 và lớp 2, mã hóa hành vi của học sinh và giáo viên tiểu học và rút ra kết luận về một số yếu tố của việc quản lý lớp học, trong đó có: (1) bao quát lóp học; (2) sự trôi chảy và sự cuốn hút trong trình bày bài học; (3) biểu lộ cho học sinh biết hành vi nào của các em được mong đợi ở những thời điểm nhất định và (4) sự đa dạng và thách thức trong bài tập giao cho học sinh làm tại lớp [34] Năm 1976, Brophy và Evertson đã cho báo cáo kết quả nghiên cứu về quản lý lớp học với đối tượng thử nghiệm là 30 giáo viên tiểu học có học sinh vượt trội trong thành tích học tập với một nhóm khác gom 38 giáo viên với học sinh có thành tích học tập trung bình Thời điểm đó, nghiên cứu của Brophy và Evertson thực hiện được xem là sự so sánh giữa giáo viên xuất sắc và giáo viên bình thường Mặc dù mục tiêu nghiên cứu của họ là phương pháp dạy học của giáo viên nhiều hơn, nhưng quản lý lớp học nổi lên như một trong những yếu tố quan trọng của việc dạy học hiệu quả [15]

Sau đó, một loạt các nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục cho giáo viên ở Austin, Texas (Hoa Kỳ) đã tạo được một dấu ấn quan trọng trong lịch sự nghiên cửu quản lý lớp học Nghiên cứu đầu tiên được tiến hành với 27 giáo viên ở các trường tiểu học Nghiên cứu thứ hai, với 51 giáo viên ở các trường trung học phổ thông Kết quả nghiên cứu đối với giáo viên các trường tiểu học được báo cáo bởi Emmer, Evertson và Anderson (1980) và Sanford, Evertson (1981) Cả hai nghiên cứu đều cho thấy những hành động của giáo viên có liên quan tới hành vi tập trung hoặc hành vi gây rối trong lớp của học sinh Một trong những kết luận đáng quan tâm của nghiên cứu này là việc chú ý sớm đến quản lý lóp học ngay từ đầu năm học Đây chính là yếu to quyết định để một lóp học hoạt động tốt [28] [32]

Nghiên cứu kế hoạch lớp học do Jere Brophy (1996) thực hiện là cũng là một nghiên cứu quan trọng về quản lý lớp học Nó bao gồm các bài phỏng vấn và những quan sát đối với 98 giáo viên Nghiên cứu này mô tả giáo viên với những chi tiết liên quan đến các đối tượng học sinh đặc biệt, chẳng hạn như học sinh gây gổ, học sinh thụ động, học sinh hiếu động trong những tình huống đặc biệt Kết quả nghiên cứu cho thấy những giáo viên quản lý lóp học hiệu quả thường áp dụng những biện pháp khác nhau với những đối tượng học sinh và tình huống khác nhau, trong khi những giáo viên quản lý lóp không hiệu quả lại hay áp dụng các biện pháp giống nhau đối với mọi đối tượng học sinh và mọi tình huống [16]

Quản lý lớp học nhận được sự tán thành mạnh mẽ trong một nghiên cứu toàn diện của Margaret c Wang và Edmund w Gordon (1994) Kết quả cuối cùng của phân tích tổng quan này là quản lý lớp học được xếp đứng đầu về tác động của nó đến thành tích của học sinh [40], về sau, Marzano và Pickering (2003) đã phân tích trên 100 báo cáo nghiên cứu về quản lý lóp và đã chỉ ra 4 yếu tố cơ bản của quản lý lóp học, bao gồm: i) Thiết lập nội quy và quy tắc ứng xử; ii) Can thiệp kỷ luật; iii) Quan hệ thầy - trò; iv) Định hướng tâm lý

Martin Nancy, Sass Daniel (2010) đã xác định khái niệm quản lý lớp học gồm hai khía cạnh lớn: Quản lý giảng dạy và Quản lý hành vi Trong đó, Quản lý giảng dạy bao gồm các khía cạnh cua đời sống lớp học như thiết lập các quy định hàng ngày, sắp xếp tài liệu học tập và giám sát công việc độc lập của học sinh; Quản lý hành vi là bất kỳ sự can thiệp được thiết lập trước với mục đích phòng tránh các hành vi vi phạm Đây là các cách thức phòng tránh chứ không phải đề phản ứng lại (xử lý) với các hành vi vi phạm [41]

1.1.2 Công trình nghiên cứu về tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề phát triển cơ bản trong phát triển giáo dục Việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người có cơ hội học tập suốt đời, học tập thường xuyên để kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp hoạt động phù hợp với sự phát triển KT - XH là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục

Trong giáo dục nói chung, giáo dục nhà trường nói riêng thì người thầy luôn đóng vai trò chủ đạo, then chốt, là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục Để có đội ngũ giáo viên có năng lực nghề nghiệp tốt, đáp ứng được nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay, vấn đề tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên là hết sức quan trọng và cần thiết Để thực hiện tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho đội ngũ giáo viên, đáp ứng các yêu cầu của giáo dục mầm non có nhiều đề tài nghiên cứu, trong đó có các đề tài luận văn thạc sĩ khoa học tập trung nêu các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như: “Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, viện khoa học giáo dục

Việt Nam Tác giả đã nêu rõ giải pháp về tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo hướng chuẩn hóa, chuẩn nghề nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Lan (2007) [36] Ở Việt Nam, hoạt động quản lý lớp học đã được quan tâm hơn trong những năm gần đây nhưng vần còn hạn chế Trong những năm gần đây, cũng có một số nghiên cứu đề xuất các phương pháp giảng dạy giúp giáo viên quản lý lóp học hiệu quả hơn

Bên cạnh những nghiên cứu năng lực sư phạm thì những năm gần đây, một số công trình đã đi sâu nghiên cứu về hoạt động quản lý lớp học và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý lớp học của đội ngũ giáo viên như: Nâng cao năng lực quản lý lóp học cho giáo viên vùng dân tộc thiểu sổ ở Việt Nam (Trần Thị Yên, 2012) [49]; Nghiên cứu của Khúc Năng Toàn (2015) về Nhóm kỳ năng quản lý lóp học hiệu quả và chưa hiệu quả của giáo viên tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội [43];

Nghiên cứu xem xét mối quan hệ hài hòa cách quản lý lóp học của giảng viên với kết quả học tập của sinh viên của Bùi Thị Kiều Giang, Trần Thúy Nga (2019); Thực trạng hoạt động quản lý lớp học của giáo viên tiểu học của tác giả Nguyễn Thị Liên (2021) [37]

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, những bài báo, những tài liệu khác về giáo dục học mầm non, quản lý giáo dục của các nhà giáo dục Việt Nam, nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết, góp phần vào việc quản lý hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, Yên Bái đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện trẻ mầm non

Khái niệm cơ bản của đề tài

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ thì tổ chức có các nghĩa sau đây [38]:

Làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng nhất định; Làm những gì cần thiết đế tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được một hiệu quả lớn nhất; Làm công tác tổ chức cán bộ

Tổ chức theo từ gốc Hy Lạp „Organon‟ nghĩa là „hài hòa‟, từ tổ chức nói lên một quan điểm rất tổng quát đó là cái đem lại bản chất thích nghi với sự sống

Theo Chester I Barnard thì “tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức”

Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich thì “công tác tổ chức là việc nhóm gộp các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một người quản lý với quyền hạn cần thiết để giám sát nó, và là việc tạo điều kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp”

Nhưng điều quan trọng là vấn đề chúng ta cần xem xét bản chất của chức năng tổ chức từ góc độ của khoa học quản trị Tổng hợp từ những khái niệm khác nhau về chức năng tổ chức, chúng ta có thể hiểu bản chất của chức năng tổ chức là thiết kế một cấu trúc tổ chức hiệu quả nhằm đảm bảo cho các hoạt động quản trị đạt được mục tiêu của nó Nói cách khác, chức năng tổ chức bao gồm các công việc liên quan đến xác định và phân chia công việc phải làm, những người hoặc nhóm người nào sẽ làm việc gì, ai chịu trách nhiệm về những kết quả nào, các công việc sẽ được phối hợp với nhau như thế nào, ai sẽ báo cáo cho ai và những quyết định được làm ra ở cấp nào hay bộ phận nào

Vậy, tổ chức có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung

Tác giả Nguyễn Minh Đường (1996) cho rằng: “Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong mỗi cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” [27]

Hoặc bồi dưỡng chính là quá trình tiếp nối đào tạo nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất chuyên môn cho người lao động, là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề

Tác giả Nguyễn Lộc chủ biên trong giáo trình “cơ sở lý luận quản lý trong tổ chức giáo dục” (2009) đã ghi rõ: Bồi dưỡng là quá trình liên tục bổ sung nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao năng lực hoặc phẩm chất nói chung trên cơ sở của những kiến thức, khả năng đã được đào tạo trước đó [38]

Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc thêm về nghiệp vụ, bồi dưỡng thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp

1.2.3 Năng lực quản lý lớp học 1.2.3.1 Năng lực

Năng lực là tổng hợp các thuộc tính độc đáo của nhân cách phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả

Về bản chất, năng lực được tạo nên bởi các thành tố: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, các yếu tố này không tồn tại riêng lẻ mà chúng hòa quyện, đan xen vào nhau Do vậy, năng lực ở mỗi con người có được nhờ vào sự bền bỉ, kiên trì học tập, ôn luyện, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn

Vậy, năng lực là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó Nó là một yếu tố của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và được hình thành theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách, trong đó giáo dục, hoạt động và giao lưu có vai trò quyết định

Theo Afanaxev: “Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta, sao cho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầu của xã hội, tập thể, để những cái đó có lợi cho cả tập thể và cá nhân, thúc đẩy sự tiến bộ của cả xã hội lẫn cá nhân” [dẫn theo [3]]

Theo Mariparker Follit (1868 - 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ thì: “Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác” Tư tưởng và quan điểm “quản lý” đã có từ cách đây hơn 2500 năm nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề quản lý theo khoa học mới xuất hiện Người khởi xướng là Fredrich Winslow Taylor với cuốn sách “Các nguyên tắc quản lý theo khoa học” Theo ông thì người quản lý phải là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch chỉ đạo tổ chức công việc

Hoạt động tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non theo hướng phát triển toàn diện trẻ

1.3.1 Một số vấn đề lý luận về năng lực quản lý lớp học của giáo viên mầm non 1.3.1.1 Vai trò quản lý lớp học của giáo viên mầm non

- Giáo viên quản lý lớp học (GVQLLH) là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ trẻ, quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện hoạch của nhà trường ở lớp, cho trẻ ở lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch

Như vậy, GVQLLH là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa các giáo viên với trẻ Nói một cách khác, GVQLLH là người đại diện hai phía, một mặt đại điện cho Hội đồng sư phạm, mặt khác lại đại diện cho tập thể trẻ em trong quá trình thực hiện công tác quản lý lớp học

- Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, GVQLLH là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội

GVQLLH vừa đưa ra những định hướng, mục tiêu phát triển, giáo dục trẻ vừa phải tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp mình phụ trách, giáo dục trẻ đạt hiệu quả

GVQLLH cũng là người triển khai những yêu cầu giáo dục của nhà trường đến với cha mẹ trẻ, đồng thời cũng là người tiếp nhận các thông tin phản hồi từ trẻ, gia đình trẻ, các dư luận xã hội về trẻ trở lại với nhà trường để giúp lãnh đạo nhà trường có giải pháp quản lý, phối hợp hiệu quả, đồng thời tạo lập mối liên hệ thông tin đa chiều giữa nhà trường - gia đình trẻ - xã hội

1.3.1.2 Chức năng của giáo viên quản lý lớp học ở trường mầm non

* Chức năng quản lý và chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ trong lớp học Nhà trường mầm non gồm nhiều khối lớp, mỗi khối lớp lại gồm nhiều trẻ ở độ tuổi khác nhau, Hiệu trưởng không thể quản lý được một số lượng lớn trẻ em của từng khối lớp và của toàn trường vì vậy Hiệu trưởng có một đội ngũ giúp việc là giáo viên quản lý lớp học là người thay thế Hiệu trưởng quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện cho trẻ trong một lớp học

Quản lý, giáo dục toàn diện cho trẻ trong một lớp học là giáo viên mầm non phải nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ trong lớp mình phụ trách, nắm vững chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiệm vụ kế hoạch giáo dục của nhà trường, trên cơ sở đó đánh giá, so sánh đối chiếu với khả năng thực hiện của trẻ trong lớp mình phụ trách, để điều chỉnh nội dung cho phù hợp

Quản lý, giáo dục toàn diện cho trẻ trong một lớp học là chức năng kép của giáo viên quản lý lớp học, quản lý để giáo dục trẻ, thông qua các hoạt động giáo dục để quản lý trẻ Để thực hiện tốt chức năng quản lý giáo dục toàn diện cho trẻ trong một lớp học đòi hỏi giáo viên mầm non phải hiểu tâm lý của trẻ ở lớp mình phụ trách, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, nắm vững những diễn biến thay đổi tâm lý của từng trẻ, nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường trong học kỳ, trong năm học, nắm vững tiềm năng của từng tổ chức giáo dục trong và ngoài trường để có biện pháp khai thác, huy động nguồn lực phục vụ giáo dục và quản lý trẻ lớp mình phụ trách

Thực hiện tốt chức năng quản lý giáo dục, toàn diện cho trẻ trong lớp học giúp giáo viên gắn bó với trẻ, tạo niềm tin ở trẻ và gia đình trẻ và thực sự là người trợ giúp trẻ trong mọi hoạt động

* Giáo viên quản lý lớp học là cầu nối giữa tập thể cán bộ giáo viên với tập thể trẻ em trong lớp Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ của lớp mình phụ trách đòi hỏi giáo viên quản lý lớp học phải thực hiện tốt chức năng làm cầu nối giữa Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên trong nhà trường với tập thể trẻ trong lớp mình phụ trách

Với tư cách là đại diện cho tập thể sư phạm nhà trường, giáo viên quản lý lớp học phổ biến, truyền đạt tới trẻ và cha mẹ trẻ, mọi chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động của nhà trường không chỉ bằng mệnh lệnh mà còn bằng sự cảm hóa, bằng sự thuyết phục, bằng chính uy tín và nhân cách của giáo viên quản lý lớp học

Với tư cách là người đại diện cho tập thể trẻ trong lớp mình phụ trách, giáo viên quản lý lớp học có nhiệm vụ bênh vực và bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng của trẻ ở lớp mình phụ trách

Với tư cách là người đại diện cho cả hai phía giáo viên quản lý lớp học phải tiếp nhận thông tin với tư cách là nhà sư phạm, đồng thời có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ uy tín cho đồng nghiệp, thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ

Làm tốt chức năng cầu nối, giáo viên quản lý lớp học tạo được mối quan hệ thân thiện trong tập thể sư phạm và quan hệ thân thiện với trẻ

* Giáo viên quản lý lớp học là người cố vấn cho các hoạt động tập thể của trẻ ở lớp mình phụ trách

Cố vấn là không làm thay trẻ trong mọi hoạt động, để thực hiện chức năng cố vấn cho hoạt động tập thể của trẻ, giáo viên quản lý lớp học cần hướng dẫn, tư vấn cho trẻ trong mọi hoạt động nhằm phát huy vai trò tự chủ của trẻ trong quá trình hoạt động, biến quá trình giáo dục thành thành các hoạt động chơi tự do của trẻ Để làm tốt chức năng cố vấn, giáo viên quản lý lớp học cần xây dựng tập thể trẻ đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn, không tranh dành đồ chơi của bạn, không xô đẩy nhau, xếp hàng chờ đến lượt,… thống nhất vì mục đích hoạt động chung, xây dựng và nâng cao tinh thần đoàn kết, kỹ năng hoạt động nhóm, đồng thời giáo viên quản lý lớp học phải có kỹ năng hướng dẫn, tư vấn cho trẻ,…

* Giáo viên quản lý lớp học là người phối hợp các lực lượng để chăm sóc giáo dục, quản lý trẻ ở lớp mình phụ trách

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non theo hướng phát triển toàn

Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non, có những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức bồi dưỡng đó là:

- Hiệu trưởng các nhà trường:

Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học của giáo viên mầm non Hiệu trưởng là người lập kế hoạch bồi dưỡng, chuẩn bị nội dung bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực QLLH của giáo viên mầm non

Hiệu trưởng các nhà trường cần chuẩn bị trụ sở nơi học tập bồi dưỡng cho giáo viên như (phòng học, phòng hoặc bãi tập, máy móc và thiết bị dạy học, điện nước, tổ chức nơi ăn, chỗ ở, phương tiện giao thông ) đây cũng là yếu tố rất cần thiết phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng và ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng năng lực QLLH của giáo viên mầm non

Ngoài ra Hiệu trưởng các nhà trường còn cần phải chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động BD, không có kinh phí thì không thể tiến hành tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực QLLH cho giáo viên (tiền soạn thảo chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho giảng viên, tiền văn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị ) và các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động BD

Phòng giáo dục cũng có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực QLLH cho giáo viên ở trường mầm non Phòng giáo dục cần hỗ trợ các nguồn lực để các nhà trường tổ chức bồi dưỡng và có văn bản hướng dẫn Hiệu trưởng các nhà trường lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực QLLH cho giáo viên, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên của các nhà trường, và đánh giá kết quả tổ chức bồi dưỡng năng lực QLLH cho giáo viên của các trường mầm non

- Nhận thức của bản thân giáo viên mầm non: Ý thức tham gia, sự tâm huyết và tinh thần tự giác học tập bồi dưỡng của mỗi giáo viên cũng ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức bồi dưỡng và chất lượng bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên Nếu giáo viên mầm non nhận thức đúng về vai trò của công tác bồi dưỡng và có tinh thần tự giác học tập cao thì kết quả bồi dưỡng năng lực QLLH sẽ cao hơn và ngược lại

- Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật thực hiện bồi dưỡng:

Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật là điều kiện và phương tiện tất yếu để thực hiện hoạt động BDGV Không thể tổ chức hoạt động BD năng lực QLLH cho giáo viên mầm non khi không có các điều kiện như kinh phí, tài liệu tham khảo, phòng học, thiết bị dạy học, phương tiện giao thông, điện, nước, sân vườn, bãi tập,

- Các chế độ chính sách cho giáo viên quản lý lớp học:

Các chế độ chính sách như hỗ trợ về kinh phí tham gia bồi dưỡng, hỗ trợ về thời gian tham gia bồi dưỡng, khuyến khích về vật chất và tinh thần cho giáo viên và có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với thực hiện việc bồi dưỡng của mỗi giáo viên nhằm tạo động lực để mỗi giáo viên tích cực tự giác tham gia vào hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học

Trong chương 1, tác giả đã tập trung xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non với các nội dung chính như sau

Xác định các khái niệm công cụ tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non như sau: “Bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non là cách làm, cách bồi dưỡng, cách giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi nội dung công tác quản lý lớp học của cấp quản lý giáo dục mầm non nhằm nâng cao năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non theo hướng phát triển toàn diện trẻ được tiến hành dựa trên chức năng, nhiệm vụ và nội dung, phương pháp công tác của giáo viên quản lý lớp học ở trường mầm non Đồng thời phải xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, thông qua khảo sát đánh giá năng lực quản lý lớp học của giáo viên ở trường mầm non có thể phân tích kết quả đánh giá và xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng”

Bên cạnh đó nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non theo hướng phát triển toàn diện trẻ còn đề cập đến: Quản lý việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, huy động nguồn lực để bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non, kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học

Luận văn cũng xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non

Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học theo hướng phát triển toàn diện trẻ là căn cứ để nghiên cứu thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho GVMN tại các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng phát triển toàn diện trẻ, sẽ được nghiên cứu trong Chương 2 của Luận văn này

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ

Khái quát về các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

Huyện Trạm Tấu được thành lập ngày 05/10/1964, cơ cấu hành chính có 11 xã và 01 thị trấn Bao gồm: Thị trấn Trạm Tấu, xã Bản Mù, xã Bản Công, xã Hát Lừu, xã Xà Hồ, xã Trạm Tấu, xã Pá Hu, xã Pá Lau, xã Túc Đán, xã Phình Hồ, xã Làng Nhì và xã Tà Si Láng Trong đó: Xã vùng cao là 10 xã chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống

- Về địa lý: Huyện Trạm Tấu cách trung tâm Tỉnh l 114 km Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 800m Đỉnh núi cao nhất là 2 985m Địa hình dốc cao thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn rất phù hợp với việc phát triển du lịch sinh thái

- Phía đông - Đông bắc giáp với huyện Văn Chấn - Phía Tây - Tây nam giáp với huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La - Về khí hậu: Trạm Tấu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Do địa hình núi cao nên nhiệt độ về mùa hè không cao Mùa đông giá rét, có năm nhiệt độ về mùa đông xuống tới 0 o C, tuyết phủ trên các cành cây và núi cao

- Về tài nguyên thiên nhiên: Huyện Trạm Tấu có diện tích tự nhiên là 74 618,53 ha Trong đó đất lâm nghiệp 57 799,2 ha; Đất nông nghiệp 5 117,5 ha; Đất trồng cây hàng năm 4 302,44 ha còn lại là các loại đất khác Đất chưa sử dụng là 10 525,63 ha rất phù hợp với việc trồng rừng, trồng cỏ chăn nuôi và phát triển cây hàng năm

+ Tài nguyên rừng: Hiện nay Trạm Tấu có 38 361,1 ha đất có rừng

Trong đó rừng phòng hộ 36 504,3 ha, Rừng khoanh nuôi tái sinh 9 829,7 ha Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 51,4

+ Tài nguyên nước: Trạm Tấu có 02 con suối lớn và nhiều suối nhỏ, độ dốc cao rất phù hợp với việc khai thác thuỷ điện vừa và nhỏ Trạm Tấu có nguồn nước khoáng tự nhiên thuộc nhóm Sunf canxi - Magiê có hàm lượng Silic và lưu huỳnh cao có tác dụng chữa bệnh

+ Tài nguyên khoáng sản: Theo khảo sát ban đầu Trạm Tấu có một số loại quặng như chì, kẽm, sắt, đá xây dựng

+ Về con người: Dân số toàn huyện hiện có trên 31 nghìn người, với 5 961 hộ Là huyện vùng cao có nhiều dân tộc song đồng bào các dân tộc trong huyện sống đoàn kết, cần cù chịu khó, thông minh, sáng tạo Con người thân thiện và rất yêu mến nghệ thuật, có nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật dân tộc đặc sắc như khèn Mông, khèn Môi của đồng bào Mông; sáo Pí ló, Pí thiu của đồng bào Thái, múa Cồng chiêng của đồng bào Khơ Mú và các loại hình hát Dân ca, Dao duyên, Hát đối của các dân tộc

Trong giai đoạn 2018- 2022, kinh tế huyện Trạm Tấu đã có bước phát triển khá với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Tuy tốc độ tăng GTSX công nghiệp, xây dựng khá cao, song quy mô công nghiệp còn nhỏ bé, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực du lịch trải nghiệm Năm 2022 du lịch chiếm 35,5 tổng GTSX toàn huyện Điểm nổi bật trong sự phát triển của huyện trong giai đoạn vừa qua là hệ thống kết cấu hạ tầng được Tỉnh quan tâm đầu tư khá tốt, nhiều đường giao thông được xây mới, hoặc nâng cấp, hệ thống cấp điện, cấp nước đã được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH hiện tại và cho khoảng vài năm tới Trạm y tế, các cấp học từ mầm non, tiểu học trung học cơ sở và phổ thông trung học, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, và đặc biệt là cơ sở hạ tầng của các cơ quan đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn, đều từng bước được xây dựng mới, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư trong huyện

2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược xây dựng con người của đất nước Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Trạm Tấu đã đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển giáo dục, điều này được thể hiện rõ qua Đề án xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục huyện Trạm Tấu giai đoạn 2017-2022 Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo địa phương, sự nỗ lực cố gắng của tập thể các nhà trường, Giáo dục huyện Trạm Tấu đã ngày một phát triển cả về số lượng và chất lượng

* Về quy mô phát triển mạng lưới trường

Năm học 2021 - 2022 toàn huyện có 12 đơn vị trường mầm non với tổng số 224 nhóm, lớp trong đó: Nhóm trẻ: 32 nhóm; Lớp mẫu giáo: 204 lớp Tổng số trẻ ra lớp 4 707, trong đó: Nhà trẻ: 560/3 222 (17,3%); Mẫu giáo: 4 147/4 293 (96,6%)

Nhìn chung số học sinh tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Trạm Tấu đông Tuy nhiên do số lượng giáo viên chưa đủ nên chưa đáp ứng đủ số học sinh đi học Mặt khác mục tiêu của công tác Phổ cập giáo dục MN trẻ 5 tuổi là huy động 100% trẻ 5 tuổi đến trường, lớp vì vậy, các trường ưu tiên tiếp nhận trẻ MN 5 tuổi Học sinh trên lớp đông cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại trà, giáo viên vất vả trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ

* Chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non

100 các trường, lớp thực hiện Chương trình GDMN Giáo viên tham gia dạy Chương trình GDMN có nhiều cố gắng, tích cực xây dựng môi trường học tập cho trẻ, lựa chọn nội dung và hoạt động phù hợp với trẻ Giáo viên sử dụng đa dạng hình thức tổ chức các hoạt động, gây hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ Đặc biệt, nhiều giáo viên đã sáng tạo ứng dụng phần mềm CNTT vào tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi cho trẻ đạt hiệu quả cao 100 các trường MN đã có máy tính để giáo viên sử dụng soạn bài và máy tính được nối mạng tạo điều kiện cho giáo viên sưu tầm, tra cứu nhiều thông tin trên mạng để phục vụ việc dạy trẻ Kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục của giáo viên ngày càng thành thạo hơn Nhiều giáo viên biết chủ động nghiên cứu Chương trình, kết hợp với thực tiễn của lớp, trường để đề ra kế hoạch giáo dục hợp lý cho trẻ

Bảng 2.1 Kết quả chăm sóc - nuôi dƣỡng trẻ

Số trẻ đƣợc theo dõi bằng biểu đồ

Trong đó Theo dõi cân nặng

Trẻ phát triển bình thường

Bảng 2.2 Kết quả giáo dục trẻ

Nhà trẻ Mẫu giáo Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt

1 Phát triển thể chất 535 95,5 25 4,5 4 122 99 25 1 2 Phát triển nhận thức 546 97,5 14 2,5 4 131 99 16 1 3 Phát triển ngôn ngữ 546 97,5 14 2,5 4 131 99 16 1 4 Phát triển TC-KNXH 550 98 10 2 4125 99,4 22 0,6 5 Phát triển thẩm mỹ 549 98 9 2 4125 99,4 22 0,6

(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu)

* Về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên

Tổng số CBQL, giáo viên, nhân viên tại thời điểm 30/4/2019 có:

366 CBQL, GV, NV; trong đó CBQL: 46; GV: 299; NV: 33 100% CBQL,

+ Tỷ lệ giáo viên mẫu giáo đạt tỷ lệ 1,2 GV/lớp + Giáo viên dạy nhà trẻ đạt tỷ lệ 1,5 GV/lớp

- Số lượng, phân loại giáo viên

Hiện nay tổng số giáo viên trong toàn huyện cơ bản yêu cầu về số lượng và chất lượng giáo viên Tổng số có 374 người, trong đó có 38 cán bộ quản lý 299 giáo viên và 41 nhân viên Tổng số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên là 82/299 đạt tỷ lệ 27,4%

- Về cơ cấu đội ngũ giáo viên

Bảng 2.3 Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo giới tính

(Nguồn Phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu)

Bảng 2.3 cho thấy hiện nay đội ngũ giáo viên có 98,7 giáo viên là nữ, như vậy cũng có những thuận lợi như: GV nữ dễ dàng chăm sóc cho trẻ hơn tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định như việc GV nghỉ thai sản hoặc việc đi bồi dưỡng học tập ở xa

Bảng 2.4 Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi

Năm học Tổng GV Độ tuổi

(Nguồn Phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu)

Bảng 2.4 cho thấy độ tuổi của giáo viên chủ yếu tập trung ở nhóm 30- 45 tuổi chiếm tỷ lệ 45,5 đây là độ tuổi có kinh nghiệm nhiều cũng như sức khỏe ổn định Nhóm tuổi dưới 30 cũng chiếm tỷ lệ cao là 45,2 Đây là điểm mạnh của các nhà trường, và đội ngũ trẻ kế cận cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao, ở độ tuổi này giáo viên có sự nhanh nhạy riêng, nhìn chung cả 3 độ tuổi có sự kế thừa khá hợp lí

Công tác chỉ đạo, kết quả bồi dưỡng thường xuyên: Đầu năm học phòng Giáo dục đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và triển khai đến các đơn vị nhà trường thực hiện Kết quả đánh giá thời điểm cuối năm học: Tổng số CBQL và GV: 333 Đ/c Loại giỏi: 138/333 (41,4%);

Loại khá: 158/333 (47,4 ); Loại trung bình: 30/333 (9%); Không hoàn thành: 6/333 (1,8%)

Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động bồi dƣỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên các Trường Mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng

Nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên các Trường mầm non huyện Trạm Tấu nhằm chỉ ra được ưu nhược điểm trong công tác này và từ đó có cơ sở xây dựng các biện pháp quản lý để thực hiện tốt mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay Đề tài đã thực hiện khảo sát tổng số 180 người, kết quả thu về 180 phiếu hợp lệ Trong đó có 03 lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT; 29 CBQL các trường mầm non và 148 giáo viên đang công tác tại 10 trường mầm non trên địa bàn huyện Trạm Tấu với cấu cấu mẫu khảo sát cụ thể như sau: Đơn vị Số lƣợng (mẫu) Tỷ lệ (%)

Phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu 3 1,67

Cán bộ quản lý các trường mầm non 29 16,11

Trường Mầm non Hoa Hồng 15 8,33

Trường Mầm non Họa My 14 7,78 trường Mầm non Sơn Ca 17 9,44 trường Mầm non Hoa Ban 15 8,33

Trường Mầm non Hoa Phượng 18 10,00

Trường Mầm non Bông Sen 14 7,78

Trường Mầm non Hoa Đào 15 8,33

Trường Mầm non Bình Minh 13 7,22

Trường Mầm non Hồng Ngọc 14 7,78

Trường Mầm non Hoa Mai 13 7,22

- Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho đội ngũ GVMN ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu theo hướng phát triển toàn diện trẻ:

+ Nhận thức của CBGV về công tác quản lý lớp học ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

+ Thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của giáo viên quản lý lớp học ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

+ Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ công tác của giáo viên quản lý lớp học ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

+ Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục của giáo viên quản lý lớp học ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho đội ngũ GVMN ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu theo hướng phát triển toàn diện trẻ với các nội dung:

+ Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

+ Thực trạng huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

+ Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch và nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

+ Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

Tác giả tiến hành đưa nội dung khảo sát thực trạng vào phiếu, lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện phiếu Hướng dẫn CBQL, GVMN phiếu khảo sát sau đó họ sẽ tự hoàn thành trả lời phiếu Để đạt được mục đích khảo sát, tác giả đề tài xây dựng các mẫu phiếu và bộ câu hỏi riêng, ngoài ra còn phỏng vấn một số CBQL và GVMN về thực trạng năng lực quản lý lớp học và các nội dung liên quan đến quản lý lớp học đáp ứng phát triển toàn diện trẻ

2.2.4 Xử lý kết quả khảo sát

Tác giả đã thu về đủ 180 phiếu khảo sát CBQL, Chuyên viên, GV, kiểm tra tính hợp lệ và sau khi sử dụng tỉ lệ phần trăm xử lý các phiếu khảo nghiệm thu về đã cho ra kết quả khảo sát

Căn cứ kết quả đánh giá GVMN, phòng Giáo dục và Đào tạo, CBQL các trường triển khai thực hiện đánh giá và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với GVMN trong huyện

Thực trạng công tác quản lý lớp học của giáo viên ở các trường Mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng phát triển toàn diện trẻ

2.3.1 Nhận thức của cán bộ, giáo viên về công tác quản lý lớp học ở trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng phát triển toàn diện trẻ

Giáo viên quản lý lớp học là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện trẻ em trong một lớp học để triển khai các nội dung giáo dục, các hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục Để đánh giá thực trạng thực hiện nội dung công tác quản lý lớp học, trước hết chúng tôi khảo sát thực trạng nhận thức về nội dung công tác GVQLLH Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.5 Thực trạng nhận thức về chức năng, nhiệm vụ công tác của giáo viên quản lý lớp học ở trường mầm non

STT Nội dung khảo sát

Không đồng ý Phân vân Đồng ý

1 Thay thế hiệu trưởng quản lý và chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ trong một lớp học

2 Là người thực hiện nhiệm vụ của một lớp học 6 3,3 21 11,7 153 85,0

3 Là người đại diện cho tập thể trẻ mầm non trong một lớp học 4 2,2 16 8,9 160 88,9

4 Là người cố vấn cho hoạt động chơi tập của trẻ 11 6,1 25 13,9 144 80,0

5 Là người phối hợp các lực lượng để chăm sóc giáo dục, quản lý trẻ ở lớp mình phụ trách

6 Là người đánh giá kết quả trẻ thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo hướng phát triển toàn diện

Kết quả bảng trên cho thấy: Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đã có nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của công tác QLLH của giáo viên mầm non ở trường mầm non, có 73,9% cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức rằng: GVQLLH là người thay thế hiệu trưởng quản lý và chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ trong một lớp học Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn có giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của giáo viên QLLH

Nếu như GV mầm non quan tâm nhiều hơn đến kết quả thực hiện chương trình giáo dục mầm non của trẻ thì người GVQLLH thực sự là nhà giáo dục, ảnh hưởng của họ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ còn lớn hơn cả người Hiệu trưởng Chính vì vậy mức độ phát triển nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của người GVQLLH rất quan trọng, tác động của nó đến kết quả chăm sóc giáo dục trẻ không thua kém gì năng lực sư phạm, vì đặc thù của nghề này mà nhân cách, đạo đức GVQLLH cũng trở thành phương tiện giáo dục

GVQLLH phải quan tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ; phải nắm vững được những đặc điểm chung của trẻ trong lớp, những đặc điểm của từng trẻ; có mục tiêu, nội dung, hình thức chăm sóc giáo dục phù hợp, có những tác động kịp thời, mang lại hiệu quả cao; chú ý giáo dục cá biệt; đánh giá kết thực hiện các hoạt động của từng trẻ

Các GVQLLH tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã quan tâm và thường xuyên thực hiện tốt các nội dung công tác sau đây:

Nghiên cứu quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nghiên cứu nắm vững kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên mầm non, phối hợp các lực lượng giáo dục để quản lí và chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ, nắm vững chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường để có kế hoạch phối hợp trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ trong lớp mình phụ trách,…Tuy nhiên, các giáo viên QLLH tại các trường mầm non còn một số nội dung chưa làm tốt đó là, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ và hoàn cảnh gia đình trẻ, nghiên cứu đánh giá tình hình để xây dựng kế hoạch quản lý lớp học, xây dựng tập thể lớp học đoàn kết thân ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp giữa giáo viên QLLH với GV các tổ công tác, đoàn thanh niên Trao đổi trực tiếp với một số giáo viên để làm rõ thực trạng, chúng tôi được biết, do quá tải trong công việc, do chế độ chính sách đối với giáo viên QLLH còn rất thấp vì vậy mà giáo viên QLLH chưa đầu tư nhiều cho các nội dung công tác trên Điều này đặt ra bài toán, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý lớp học cho đội ngũ GVMN Có như vậy, các nội dung khác trong quản lý bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học của GVMN mới có thể đạt hiệu quả cao

2.3.2 Thực trạng về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của giáo viên quản lý lớp học ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng phát triển toàn diện trẻ Để đánh giá thực trạng kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ GVQLLH của đội ngũ GVQLLH của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 180 cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn huyện Trạm Tấu Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.6 Thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên quản lý lớp học ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

GVMN thực hiện chức năng, nhiệm vụ của giáo viên QLLH

Không đồng ý Phân vân Đồng ý

Kết quả bảng 2.6 cho thấy: có 53,9% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hoạt động công tác quản lý lớp học của GVMN đôi khi chưa tốt, vì vậy các nhà quản lý trường MN cần phải tăng cường quản lý công tác QLLH ở trường MN hơn nữa để hoạt động trên đạt hiệu quả cao

2.3.3 Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục của giáo viên quản lý lớp học ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng phát triển toàn diện trẻ Để đánh giá thực trạng kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác của GVQLLH của các nhà trường đã sử dụng những phương pháp nào để chăm sóc giáo dục trẻ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của các trường mầm non trên địa bàn huyện Trạm Tấu, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.7 Thực trạng sử dụng các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên quản lý lớp học

STT GVMN thực hiện chức năng, nhiệm vụ của giáo viên QLLH

Tỷ lệ (%) I Đối với giáo viên dạy lứa tuổi nhà trẻ (24-36 tháng tuổi)

1 Phương pháp tác động bằng tình cảm 0 0,0 36 20,0 144 80,0 2 Phương pháp trực quan minh họa 0 0,0 33 18,3 147 81,7

3 Phương pháp thực hành (hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi Trò chơi Luyện tập)

4 Phương pháp dùng lời nói (trò chuyện, kể chuyện, giải thích) 0 0,0 27 15,0 153 85,0 5 Phương pháp đánh giá nêu gương 0 0,0 64 35,6 116 64,4

II Đối với giáo viên dạy lứa tuổi mẫu giáo

1 Phương pháp thực hành trải nghiệm 0 0,0 67 37,2 113 62,8

STT GVMN thực hiện chức năng, nhiệm vụ của giáo viên QLLH

2 Phương pháp trực quan minh họa 0 0,0 41 22,8 139 77,2 3 Phương pháp dùng lời nói 0 0,0 25 13,9 155 86,1

4 Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ 0 0,0 69 38,3 111 61,7

5 Phương pháp nêu gương đánh giá 0 0,0 72 40,0 108 60,0

Kết quả bảng trên cho thấy: Qua việc điều tra thực trạng về việc sử dụng các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ và tìm hiểu thực tế ở các trường MN huyện Trạm Tấu, chúng tôi được biết hầu hết giáo viên đã sử dụng các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả Tuy nhiên phần lớn các phương pháp vẫn còn chưa được thường xuyên, mà yêu cầu của GVMN khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cần phải phối hợp thực hiện thường xuyên tất cả các phương pháp trên mới đạt kết quả cao nhất trong chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ

Hiện nay, các nhà trường chưa tổ chức đa dạng các loại hình bồi dưỡng, do kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhận thức đội ngũ GVMN chưa thật sự thấy tầm quan trọng của hoạt động này, mặt khác đội ngũ CBQL chưa chú trọng đến đa dạng các hình thức bồi dưỡng vẫn còn ngại thay đổi làm theo nối mòn Quản lý hoạt động bồi dưỡng của Ban giám hiệu chưa thật sự hiệu quả, việc tổ chức các hội thảo đổi mới phương pháp bồi dưỡng chưa tiến hành được bài bản, hiệu quả chưa cao, do kinh phí tổ chức còn hạn chế Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo hoạt động duy trì việc đổi mới các phương pháp chưa được thường xuyên, dẫn tới hiệu quả của hoạt động này chưa cao Điều này cũng đã được Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn nhìn nhận ra Tuy nhiên, việc thực hiện chưa được tiến hành một cách triệt để Điều này cần thay đổi nếu muốn hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho đội ngũ GVMN để đáp ứng tiêu chuẩn phát triển toàn diện trẻ hiện nay

Như vậy rõ ràng lãnh đạo các nhà trường cần quan tâm hơn, phải có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lớp học cũng như hiệu quả việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường

Thực trạng tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng

2.4.1 Công tác lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu theo hướng phát triển toàn diện trẻ Để đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý lớp học của GVMN tại các nhà trường theo hướng phát triển toàn diện trẻ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của các trường mầm non trên địa bàn huyện Trạm Tấu, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.8 Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

Kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên

1 Kế hoạch theo từng ngày 0 0,0 136 75,6 44 24,4 2 Kế hoạch theo tuần 0 0,0 78 43,3 102 56,7 3 Kế hoạch theo tháng 0 0,0 28 15,6 152 84,4 4 Kế hoạch theo năm học 0 0,0 0 0,0 180 100,0

Kết quả bảng trên cho thấy: công tác lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực QLLH cho giáo viên mầm non được Hiệu trưởng của tất cả các trường MN trên địa bàn huyện Trạm Tấu đều được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch năm học chiếm tỷ lệ 100% Bên cạnh đó kế hoạch theo tháng được lập kế hoạch thường xuyên là 84,4%, tuy nhiên việc thực hiện lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên chưa được tiến hành thường xuyên, điều này ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý lớp học, chỉ có 56,7% lập kế hoạch theo tuần và 24,4% lập kế hoạch theo ngày

2.4.2 Huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu theo hướng phát triển toàn diện trẻ Để đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non chúng tôi đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến của các trường mầm non trên địa bàn huyện Trạm Tấu, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.9 Thực trạng huy động nguồn lực tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu STT

Huy động nguồn lực tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

1 Nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng 86 47,8

2 Sự quan tâm của Ban Giám hiệu các nhà trường và Phòng Giáo dục đối với hoạt động bồi dưỡng 108 60,0 3 Huy động báo cáo viên có trình độ chuyên môn giỏi 117 65,0 4 Sự nhiệt tình tham gia bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên 82 45,6

Do thiếu nguồn hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng, chưa có chế độ chính sách dành cho giáo viên quản lý lớp học mầm non, chưa có kinh phí hỗ trợ giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng, điều kiện về thời gian tham gia học tập bồi dưỡng cũng là một vấn đề vô cùng khó khăn đối với đội ngũ giáo viên quản lý lớp học mầm non, chính vì vậy mà một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình tham gia bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học và các nhà trường chưa xây dựng được các nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp đáp ứng nhu cầu của giáo viên quản lý lớp học Đặc biệt, do địa hình khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực của huyện nói chung và của các trường mầm non nói riêng là rất khó khăn, nên việc huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên còn hạn chế nhiều hơn nữa

2.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch và nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu theo hướng phát triển toàn diện trẻ Để đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch và nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non chúng tôi đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến của các trường mầm non trên địa bàn huyện Trạm Tấu, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.10 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

Kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên

Chƣa thực hiện Chƣa tốt Thực hiện tốt

1 Mời chuyên gia bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non

2 Cử giáo viên QLLH tham gia bồi dưỡng theo chương trình của PGD, SGD

Kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên

Chƣa thực hiện Chƣa tốt Thực hiện tốt

3 Bồi dưỡng giáo viên cốt cán làm công tác quản lý lớp học 23 12,8 88 48,9 69 38,3

4 Tổ chức các chuyên đề về giáo viên quản lý lớp học 26 14,4 97 53,9 57 31,7 5

Mời các trường cùng tham gia hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý lớp học

6 Tổ chức Hội thảo giữa cha mẹ và giáo viên QLLH để hoàn thiện công tác QLLH cho giáo viên

7 Hàng năm tổ chức cho giáo viên QLLH báo cáo sáng kiến kinh nghiệm 58 32,2 112 62,2 10 5,6

8 Khuyến khích giáo viên QLLH tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ 0 0,0 14 7,8 166 92,2

Kết quả bảng trên cho thấy: Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVQLLH được đội ngũ lãnh đạo nhà trường quan tâm, tuy nhiên, vẫn chưa được thực hiện tốt, nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy biện pháp bồi dưỡng được hiệu trưởng quan tâm, thực hiện tốt đó là: Khuyến khích giáo viên QLLH tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chiếm tỷ lệ 92,2% Việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán làm công tác quản lý lớp học được quan tâm, song chưa thực hiện tốt và phù hợp GVQLLH thực hiện các nội dung công tác chủ yếu bằng việc học hỏi những người đi trước làm đến đâu hỏi đến đó mà chưa được bồi dưỡng, trang bị những kỹ năng về công tác QLLH một cách bài bản, khoa học Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các ý kiến được hỏi cho rằng lãnh đạo nhà trường quản lý và bồi dưỡng GVQLLH ở mức độ bình thường

Bởi vậy mà hoạt động bồi dưỡng giáo viên MN làm công tác QLLH chưa được quan tâm, chủ yếu là được tiến hành theo văn bản chỉ đạo từ trên xuống qua mỗi đợt tập huấn do Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng GD và đào tạo tổ chức, chỉ đạo, tính chủ động của nhà trường trong triển khai hoạt động bồi dưỡng là chưa cao

Thực tế những năm qua lãnh đạo các nhà trường đã phân công GVQLLH từ đầu năm học Đã yêu cầu GVQLLH có kế hoạch tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, và xây dựng kế hoạch công tác QLLH cho lớp mình phụ trách Đã tổ chức các buổi họp giao ban toàn trường về công tác quản lý lớp học cho đội ngũ GV của nhà trường Để đánh giá thực trạng nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên của các nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non tại các nhà trường với những nội dung cụ thể và kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.11 Thực trạng nội dung tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

STT Nội dung bồi dƣỡng

Chƣa thực hiện Chƣa tốt Thực hiện tốt

1 Bồi dưỡng về chức năng nhiệm vụ của GVQLLH 0 0,0 26 14,4 154 85,6

2 Bồi dưỡng về kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 0 0,0 85 47,2 95 52,8

3 Bồi dưỡng về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khóa, thăm quan trải nghiệm

STT Nội dung bồi dƣỡng

Chƣa thực hiện Chƣa tốt Thực hiện tốt

4 Bồi dưỡng về kỹ năng làm việc với cha mẹ và cộng đồng xã hội 0 0,0 92 51,1 88 48,9

5 Bồi dưỡng về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 0 0,0 55 30,6 125 69,4

6 Bồi dưỡng về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 0 0,0 66 36,7 114 63,3

7 Bồi dưỡng về kỹ năng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 0 0,0 107 59,4 73 40,6

8 Bồi dưỡng năng lực xây dựng mô hình lớp học yêu thương 0 0,0 141 78,3 39 21,7

9 Bồi dưỡng năng lực xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

10 Bồi dưỡng năng lực vận dụng phối hợp các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ

Kết quả bảng trên cho thấy: Biện pháp bồi dưỡng về chức năng nhiệm vụ của GVQLLH có tới 85,6 đánh giá ở mức độ "thường xuyên"

Như vậy có thể hiểu việc bồi dưỡng chức năng nhiệm vụ của GVQLLH là công việc bắt buộc phải triển khai Bồi dưỡng chức năng nhiệm vụ GVQLLH của nhà trường được xây dựng hàng năm và triển khai cho GV ở các lớp tại buổi họp giao ban ngay đầu năm học Trên cơ sở đó GVQLLH xây dựng kế hoạch của lớp mình

Bồi dưỡng kĩ năng sống cho trẻ được đánh giá thường xuyên với 69,4% ý kiến Kết quả này cho thấy các nhà trường đã thực sự quan tâm đến việc bồi dưỡng kĩ năng sống cho trẻ MN

Bồi dưỡng cho giáo viên QLLH năng lực tổ chức các chương trình hoạt động giáo dục ngoại khóa, cho trẻ đi thăm quan trải nghiệm được đánh giá thường xuyên chiếm tỷ lệ 62,8% từ kết quả này cho thấy các nhà trường đã quan tâm tới việc thực hiện bồi dưỡng chương trình hoạt động giáo dục ngoại khóa cho trẻ ở trường MN vì đây là chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành

Bồi dưỡng kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ được tiến hành thường xuyên với 63,3% ý kiến đánh giá bởi đây là vấn đề nóng cần bồi dưỡng, tuyên truyền, có rất nhiều vụ việc đã xảy ra và để lại hậu quả đáng tiếc đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên quản lý lớp học

Bên cạnh đó còn một số nội dung chưa được hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo thường xuyên đó là:

- Bồi dưỡng về kĩ năng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật chiếm tỷ lệ 40,6%

- Bồi dưỡng năng lực vận dụng phối hợp các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ chiếm tỷ lệ 39,4%

- Bồi dưỡng năng lực xây dựng mô hình lớp học yêu thương còn chưa được tổ chức thường xuyên chỉ chiếm tỷ lệ 21,7%

Như vậy các biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên cũng đã được các nhà trường quan tâm song chưa được thường xuyên

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu theo hướng phát triển toàn diện trẻ Để đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non chúng tôi đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến của các trường mầm non trên địa bàn huyện Trạm Tấu, kết quả cụ thể như sau:

Đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường Mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên

- Sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Trạm Tấu sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương

- Đội ngũ CBQL đã chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, giúp phát huy năng lực quản lý lớp học của các GVMN của nhà trường

- Nhận thức của GVMN về chức năng, nhiệm vụ của giáo viên QLLH phần lớn là tốt

- Về tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực QLLH của đội ngũ GV, các nhà trường đã có kế hoạch cụ thể theo năm học và nhiều nhà trường đã có kế hoạch theo tháng Ngoài ra, các trường đã cung cấp tài liệu, bồi dưỡng đến từng GV

- Nội dung bồi dưỡng năng lực QLLH của đội ngũ giáo viên mần non là khá đa dạng, nội dung bồi dưỡng về chức năng, nhiệm vụ của GVQLLH, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khoá, tham quan trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục đã được thực hiện thường xuyên

- Cán bộ quản lý các cấp đã có những quan tâm cần thiết đối với công tác bồi dưỡng GVMN trong thời gian qua, tuy là một tỉnh miền núi những có tỷ lệ đạt chuẩn đánh giá theo chuẩn cũ khá cao)

- Đội ngũ CBQL, GV chưa thật sự quan tâm đến xác định nhu cầu của giáo viên, xây dựng nội dung bồi dưỡng chưa làm tốt Nội dung bồi dưỡng còn chưa phong phú, chưa đổi mới nhiều so với yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc biệt chưa đi sâu vào một số tiêu chí mà trong chuẩn nghề nghiệp mới yêu cầu, mặt khác hình thức và phương pháp còn nhiều hạn chế bất cập

- Công tác kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế như:

Về nhận thức: Một số CBQL và GV chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực QLLH cho đội ngũ GV, do đó chưa có tác động đủ mạnh để làm thay đổi nhận thức ở một bộ phận GV Mặt khác, Một số CBQL còn chưa coi trọng công tác bồi dưỡng năng lực QLLH cho đội ngũ GV, do đó chưa xây dựng được kế hoạch một cách khoa học

Việc tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và nhất là kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa được các Hiệu trưởng quan tâm một cách thích đáng và khoa học Nhận thức của đa số Hiệu trưởng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực QLLH cho đội ngũ GV để thực hiện phát triển toàn diện cho trẻ còn hạn chế Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV của Hiệu trưởng còn thiếu tính chủ động, chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên

Kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV của các nhà trường hiện nay chỉ chú ý đến mục đích trước mắt, chưa tính đến chiến lược lâu dài, đặc biệt chưa tính đến nhu cầu nguyện vọng của cá nhân GV Các tổ chuyên môn chưa chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của tổ Kế hoạch còn bộc lộ một số hạn chế như: Thiếu tính chủ động về thời gian, nội dung hoạt động còn bị dồn nén dẫn tới hiệu quả thấp Trong kế hoạch còn chưa chỉ rõ các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng Kế hoạch tự bồi dưỡng của GV chưa được coi là yêu cầu bắt buộc, nhiều GV xây dựng kế hoạch mang tính hình thức, đối phó

Việc áp dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực QLLH của đội ngũ GVMN còn chưa thường xuyên, đặc biệt là các nội dung về mời chuyên gia bồi dưỡng năng lực QLLH, cử giáo viên QLLH tham gia bồi dưỡng; mời các trường cùng tham gia hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý lớp học và hoạt động báo cáo sáng kiến kinh nghiệm chưa được thực hiện tốt

Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục thiếu, kém chất lượng không đồng bộ đã cản trở trong việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng, làm hạn chế trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho GV

Mức độ của các biện pháp chưa cao, chưa phát huy khả năng tự học, tự bồi dưỡng của GV, chưa xây dựng tốt hạt nhân nòng cốt trong tổ chuyên môn, công tác tham mưu cho các cấp quản lý còn hạn chế

Chưa có chính sách khuyến khích, động viên hoặc tạo động lực tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho GVMN

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

Từ phân tích trên ta cũng thấy được những tồn tại cơ bản trong việc quản lý bồi dưỡng năng lực QLLH cho đội ngũ GV ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu Nguyên nhân của những hạn chế, đó là:

Một số CBQL chưa quan tâm tới công tác nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV trong công tác bồi dưỡng năng lực QLLH

Trong khi đó chế độ ưu đãi, và lương chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, do đó tư tưởng còn nhiều lay động Mặt khác hiện nay, một số GV hạn chế mặt đạo đức trong chăm sóc trẻ, nhiều giáo viên đã có hành động bạo lực với trẻ, gây ra tác dụng phản giáo dục trong môi trường sư phạm

Kế hoạch bồi dưỡng GV trường chưa tính đến đặc điểm, điều kiện của Nhà trường và nhu cầu nguyện vọng của mỗi cá nhân GV Hiệu trưởng chưa coi trọng công tác bồi dưỡng năng lực QLLH cho GV nên chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể trong toàn nhà trường để làm cơ sở cho các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn và cá nhân xây dựng kế hoạch

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC

Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở trường Mầm non huyện Trạm Tấu

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Khi đề xuất biện pháp, yêu cầu người lãnh đạo không được áp đặt ý kiến chủ quan, phải qua tổng kết thực tiễn và đòi hỏi khách quan từ thực tiễn mà đổi mới tư duy, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề nảy sinh, để quản lý, xây dựng và phát triển các phong trào thi đua, huy động sức mạnh của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo môi trường giáo dục khuyến khích học tập và dạy học có hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện việc tổ chức các hoạt động phải hết sức đa dạng, phong phú, gắn với hoàn cảnh thực tế như vậy, các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước và địa phương, phù hợp với các nguyên tắc trong quản lý giáo dục

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể của hệ thống bao gồm hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý (GV và CBQL trường mầm non) nhằm đạt được mục tiêu đã định, đào tạo nguồn nhân lực cho GD&ĐT

Quản lý hoạt động bồi dưỡng bao gồm quản lý từ chương trình, nội dung, phương pháp đánh giá theo quy trình theo mục tiêu đã định

Khi đề xuất biện pháp về quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp GV các trường mầm non, ngoài việc đưa ra bước đi mới nhằm giải quyết những bất cập hạn chế thì tác giả cần kế thừa những thành tựu đã đạt được Các biện pháp quản lý bồi dưỡng GV được đề xuất sẽ mang tính kế thừa theo hướng:

- Đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu trúc của quy trình đào tạo, bồi dưỡng - Đảm bảo tính liên tục trong kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng không tạo ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình kế hoạch chung trong hoạt động quản lý về phương diện chuyên môn

- Phát huy những mặt tích cực của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng GV trong giai đoạn đã qua, bổ sung, thay đổi những yếu tố chưa hợp lý nhằm, phát huy hơn nữa vai trò của công tác bồi dưỡng GV, đáp ứng yêu cầu của đổi mới GDMN

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Biện pháp đề xuất phải đảm bảo có tính khả thi, có khả năng thực hiện được trong điều kiện phát triển hiện tại và sắp tới Các biện pháp phải được kiểm chứng khảo nghiệm một cách khách quan và có khả năng thực hiện hiệu quả triển khai và hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng thuận

Giáo viên là đối tượng bồi dưỡng, thế nên chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố khách quan của mỗi GV Các biện pháp quản lý bồi dưỡng GV phải tạo động lực thúc đẩy sự tự bồi dưỡng của mỗi GV, khuyến khích họ tham gia vào công tác bồi dưỡng Muốn vậy thì mục tiêu, nội dung, kế hoạch, hình thức tổ chức bồi dưỡng, phải phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng hiện có của GV theo quan điểm đổi mới giáo dục của ngành Có được sự đồng thuận cao trong đội ngũ GV thì biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp GVMN mới đem lại hiệu quả cao

Các biện pháp tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng

Chúng tôi đề xuất và chia các biện pháp quản lý công tác QLLH thành 3 nhóm lớn:

- Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác QLLH của GVMN - Nhóm biện pháp nâng cao năng lực QLLH cho đội ngũ GVMN - Nhóm biện pháp bổ trợ

3.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác quản lý lớp học của giáo viên mầm non

3.2.1.1 Nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng nhiệm vụ quản lý lớp học của đội ngũ giáo viên mầm non và bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lí các trường mầm non

* Mục tiêu: Nhằm giúp đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non, giáo viên mầm non các nhà trường có nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác QLLH trong việc góp phần hoàn thành thắng lợi kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học Đồng thời đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường cũng nhận thức được ý nghĩa của chủ trương đổi mới chương trình giáo dục mầm và tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho GVMN

* Nội dung và cách tiến hành: Để bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về vai trò của GVMN và bồi dưỡng năng lực QLLH cho GVMN của các nhà trường Đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường mầm non cần phải:

- Không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, chính phủ, đặc biệt là chủ trương, chính sách trong thời kỳ đổi mới, trong đó có chủ trương đổi mới công tác quản lý giáo dục theo tinh thần nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khoá IX

- Nắm vững hệ thống các mục tiêu quản lý của nhóm lãnh đạo nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng trong đó có mục tiêu quản lý hoạt động dạy và học của GVMN trong giai đoạn mới

- Thấy được vị trí, vai trò QLLH của đội ngũ giáo viên mầm non đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bậc mầm non với việc thực hiện nhiệm vụ năm học Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, việc nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên mầm non có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với trẻ GV có vai trò quan trọng trong quản lý lớp học, đặc biệt là chăm sóc giáo dục trẻ, trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ

* Các điều kiện để thực hiện biện pháp:

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng phải thường xuyên tìm kiếm tích luỹ các nguồn tài liệu, khai thác các thông tin có liên quan đến công tác QLLH của giáo viên mầm non

- Việc tự bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng phải được đưa vào kế hoạch công tác của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đứng đầu là Hiệu trưởng, phải đặt ra yêu cầu, mục tiêu cho từng nội dung, từng chuyên đề nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện, triển khai vận dụng vào thực tiễn công tác của mình, ghi chép, đúc rút kinh nghiệm Đối với cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cần xem xét tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng và đổi mới hoạt động quản lý giáo dục cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường, xây dựng chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường về quản lý hoạt động QLLH của GV trong các trường mầm non

3.2.1.2 Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo viên quản lý lớp học cho các thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà trường

Mục tiêu: Làm cho đội ngũ GVQLLH của nhà trường ý thức được vai trò của mình trong việc giáo dục trẻ trước hết là trẻ ở lớp được phân công phụ trách góp phần cùng các lực lượng giáo dục khác hoàn thành tốt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong các năm học của nhà trường Các thành viên trong Hội đồng nhà trường nhận thức rõ được vai trò quản lý lớp học của giáo viên mầm non

Nội dung và cách tiến hành:

- Tổ chức tuyên truyền về vị trí, vai trò, chức năng QLLH của GVMN, mục tiêu chương trình giáo dục mầm non, kế hoạch thực hiện chương trình GDMN, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường trong các cuộc họp, sinh hoạt tổ chuyên môn cho các thành viên trong Hội đồng giáo dục của nhà trường trong đó có đội ngũ GVMN để từ đó họ thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động QLLH

Các điều kiện để thực hiện biện pháp:

- Tổ chức các chuyên đề về những nội dung như chuyên đề: “giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”, chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, chuyên đề: “Phát triển nhận thức” Hay chuyên đề: “Phát triển vận động”

- Mời Hội đồng giáo dục nhà trường cùng tham gia hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên, tham gia cùng Hiệu trưởng đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên, cùng tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức bồi dưỡng và chuẩn bị nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả

3.2.2 Nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý lớp học cho đội ngũ giáo viên mầm non

3.2.2.1 Bồi dưỡng kiến thức về tâm lý học lứa tuổi cho đội ngũ giáo viên của trường mầm non

Mục tiêu: Bổ sung thêm những kiến thức về tâm lý học lứa tuổi mà GVMN đã được học trong các trường sư phạm giúp họ nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi mầm non qua đó có thể đưa ra những biện pháp QLLH, tác động đến đối tượng một cách hiệu quả nhất, phù hợp nhất

Nội dung và cách tiến hành:

- Tổ chức hội thảo trao đổi, giải quyết những tình huống trong hoạt động QLLH mà thực tiễn GVMN gặp phải để cùng tìm ra những biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả, mang tính giáo dục cao nhất

Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các nhóm biện pháp đề xuất trên đây có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau Trong các nhóm biện pháp trên, nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác QLLH là nhóm biện pháp định hướng cơ bản Nhóm biện pháp nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ GVMN là nhóm biện pháp có tính hạt nhân, quyết định đến chất lượng công tác QLLH của đội ngũ GVMN Nhóm biện pháp bổ trợ là nhóm biện pháp mang tính hỗ trợ, có vai trò quan trọng làm đòn bẩy đưa hoạt động QLLH vào nề nếp, có tác động tích cực đẩy mạnh hoạt động dạy và học trong nhà trường

Trong quá trình thực hiện các biện pháp cần áp dụng một cách hợp lý, khoa học mới đem lại hiệu quả cao nhất

Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm

3.4.1 Vài nét về hoạt động khảo nghiệm 3.4.1.1 Mục đích quy mô, thành phần chuyên gia a) Mục đích Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho GV ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu Nhờ đánh giá khách quan các biện pháp quản lý qua ý kiến độc lập của các chuyên gia giáo dục, từ đó căn cứ để điều chỉnh b) Quy mô, thành phần chuyên gia: Tác giả tiến hành khảo nghiệm 60 người gồm: 42 Tổ trưởng, tổ phó, giáo viên cốt cán, 16 CBQL, 03 Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT phụ trách mầm non

3.4.1.2 Nội dung đánh giá a) Tính cần thiết của các biện pháp Tính cần thiết cho thấy ý nghĩa của các biện pháp đối với quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực QLLH của các GV ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu b) Tính khả thi của các biện pháp Tính khả thi cho thấy mức độ khách quan của các biện pháp quản lý

3.4.1.3 Phương pháp và kỹ thuật tiến hành a) Bảng hỏi Chúng ta tiến hành đưa danh mục các biện pháp phiếu hỏi để khảo nghiệm ý kiến của CBQL, GV ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

Tác giả đã phát ra 60 phiếu khảo nghiệm tới tất cả các đối tượng nêu trên, có kèm theo hướng dẫn trả lời để đảm bảo tính khách quan và tìm hiểu được trạng thái và biểu hiện của họ về vấn đề đang nghiên cứu b) Xử lý số liệu thống kê Tác giả đã thu về đủ 60 phiếu Sau khi sử dụng tỉ lệ phần trăm sử lý các phiếu khảo nghiệm thu về đã cho ra kết quả ở Bảng 3 1 và 3 2

Tác giả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở ba mức độ:

Tính cần thiết: Rất cần thiết - Cần thiết - Không cần thiết Tính khả thi: Rất khả thi - Khả thi - Không khả thi

3.4.2.1 Tính cần thiết của các biện pháp quản lý

Về sự cần thiết của 3 biện pháp đề xuất, tất cả các ý kiến đều cho rằng có 3 biện pháp là cần thiết và rất cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp là không cần thiết Mức độ rất cần thiết của các biện pháp trên đạt từ 76,7 (biện pháp 3 đến 86,7 (biện pháp 1), được thể hiện trong Bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1 Đánh giá tính cần thiết của các nhóm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực QLLH cho GV ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

TT Tên các nhóm biện pháp

Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học của GVMN các trường mầm non huyện Trạm Tấu

0 0,0 8 13,3 52 86,7 - Nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng nhiệm vụ QLLH của đội ngũ GVMN và bồi dưỡng NLQL các trường mầm non

- Nâng cao nhận thức về vai trò của GV QLLH cho các thành viên trong Hội đồng giáo dục Nhà trường

2 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý lớp học cho đội ngũ GVMN huyện Trạm Tấu

0 0,0 12 20,0 48 80,0 - Bồi dưỡng kiến thức về tâm lý học lứa tuổi cho đội ngũ GV của trường mầm non

TT Tên các nhóm biện pháp

Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng những nội dung và phương pháp QLLH theo hướng phát triển toàn diện trẻ cho đội ngũ GVMN của nhà trường

- Bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết về QLLH cho đội ngũ giáo viên của nhà trường

3 Nhóm biện pháp bổ trợ

0 0,0 14 23,3 46 76,7 - Lựa chọn, phân công hợp lý, hiệu quả hoạt động QLLH cho GVMN

- Thành lập tổ giáo viên QLLH của nhà trường Tổ chức họp giao ban, rút kinh nghiệm công tác QLLH từng tuần một cách hiệu quả

- Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá năng lực QLLH trong trường mầm non

- Đảm bảo các nguồn lực để thực hiện bồi dưỡng năng lực QLLH cho giáo viên mầm non hiệu quả

3.4.2.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý

Bảng 3.2 Đánh giá tính khả thi của nhóm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực QLLH cho GV ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu

TT Tên các biện pháp

Không khả thi Khả thi Rất khả thi

1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học của GVMN các trường mầm non huyện Trạm Tấu

0 0,0 15 25,0 45 75,0 - Nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng nhiệm vụ QLLH của đội ngũ GVMN và bồi dưỡng NLQL các trường mầm non

- Nâng cao nhận thức về vai trò của GV QLLH cho các thành viên trong Hội đồng giáo dục Nhà trường

2 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý lớp học cho đội ngũ GVMN huyện Trạm Tấu

0 0,0 18 30,0 42 70,0 - Bồi dưỡng kiến thức về tâm lý học lứa tuổi cho đội ngũ GV của trường mầm non

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng những nội dung và phương pháp QLLH theo hướng phát triển toàn diện trẻ cho đội ngũ GVMN của nhà trường

TT Tên các biện pháp

Không khả thi Khả thi Rất khả thi

- Bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết về QLLH cho đội ngũ giáo viên của nhà trường

3 Nhóm biện pháp bổ trợ

0 0,0 21 35,0 39 65,0 - Lựa chọn, phân công hợp lý, hiệu quả hoạt động QLLH cho GVMN

- Thành lập tổ giáo viên QLLH của nhà trường Tổ chức họp giao ban, rút kinh nghiệm công tác QLLH từng tuần một cách hiệu quả

- Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá năng lực QLLH trong trường mầm non

- Đảm bảo các nguồn lực để thực hiện bồi dưỡng năng lực QLLH cho giáo viên mầm non hiệu quả

Kết quả xếp loại thứ bậc của khảo sát đánh giá tính khả thi biện pháp quản lý ở Bảng 3.2 có sự chênh lệch so với tính cấp thiết các biện pháp đưa ra Sự khác biệt đó là tất yếu, khách quan bởi các đối tượng có vị trí công tác khác nhau, trình độ cũng không đồng đều, cho nên khi phân tích lý giải cũng theo ý kiến chủ quan của mình Mặt khác, những biện pháp là vô cùng cấp thiết song không phải giải quyết được trong một sớm một chiều mà còn cần sự kết hợp của nhiều lực lượng, sự quan tâm của cấp lãnh đạo về cơ chế và đầu tư cho GDMN, tuy nhiên theo ý kiến của CBQL, GV các biện pháp đưa ra với mục đích, nội dung và cách thức thực hiện khá rõ ràng, cụ thể nên mức độ khả thi của các biện pháp được đánh giá cao

Từ kết quả khảo nghiệm trên cho thấy, CBQL, giáo viên cốt cán, cán bộ được hỏi đều đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp mà tác giả đề xuất Cụ thể: 100 các ý kiến đều cho rằng việc áp dụng các quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp GV ở các trường Mầm non huyện Trạm Tấu, mà tác giả đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cũng được đánh giá cao Các ý kiến đều tán thành cao về mức độ cần thiết và rất cần thiết, tính khả thi và rất khả thi của các biện pháp trên Qua đó có thể khẳng định các biện pháp của đề tài là cơ sở khoa học và giá trị thực tiễn

Dựa trên cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu, dựa trên thực trạng của hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế chúng tôi đã đưa ra 3 nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

- Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác quản lý lớp học của giáo viên mầm non

- Nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý lớp học cho đội ngũ giáo viên mầm non

- Nhóm biện pháp bổ trợ

Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao Mỗi biện pháp có vai trò riêng nhưng chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho Hiệu trưởng các nhà trường thực hiện tốt việc tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở trường mình

Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn của mình cơ bản có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường MN, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, đáp ứng được mong muốn của lãnh đạo, GVQLLH cũng như toàn thể giáo viên trong nhà trường và có tính khả thi cao

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Giáo viên QLLH là người thay thế hiệu trưởng quản lý và chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ trong một lớp học, nội dung công tác QLLH của giáo viên MN đa dạng phong phú góp phần thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ

Tổ chức bồi dưỡng năng lực QLLH cho giáo viên MN ở các trường MN là trách nhiệm của người hiệu trưởng, nội dung tổ chức bồi dưỡng bao gồm; Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non, kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên và quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên mầm non

Luận văn đã chỉ ra thực trạng bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học của lãnh đạo các nhà trường trên các nội dung quản lý: Bồi dưỡng đội ngũ GVQLLH, các biện pháp đã thực hiện chỉ đạo đạt ở mức độ nào? Những công việc mà GVQLLH đã thực hiện ở mức độ nào? Vị trí vai trò của GVQLLH của lãnh đạo nhà trường Qua điều tra cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực QLLH cho giáo viên MN chưa được quan tâm nhiều, nội dung tổ chức bồi dưỡng còn chưa phong phú Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng chưa tiến hành đồng bộ, thường xuyên, hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa đồng bộ, chưa tiến hành sử dụng nhiều kênh để đánh giá công tác của giáo viên quản lý lớp học

Công tác QLLH và biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực QLLH của GVMN còn gặp phải những khó khăn: Năng lực QLLH của giáo viên còn hạn chế, nhà trường chưa lượng hóa được định mức lao động phù hợp cho giáo viên, chế độ chính sách cho giáo viên QLLH chưa có, chưa tương xứng với sức lao động mà giáo viên phải đầu tư, do hoàn cảnh khó khăn nên còn nhiều giáo viên chưa thực sự chuyên tâm với nghề,

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đã đề xuất 3 nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực QLLH cho GV của các nhà trường Nhóm các biện pháp đề xuất nói trên là kết quả của một quá trình đánh giá nghiêm túc, kết hợp chặt chẽ phương pháp nghiên cứu của tác giả Những kết quả khảo nghiệm đã xác định tính khách quan và tỉnh khả thi của các biện pháp đề xuất Điều đó còn cho thấy nội dung luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

Khuyến nghị

Để nâng cao hiệu quả tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường MN huyện Trạm Tấu, đồng thời có thể phát huy tác dụng của các biện pháp đề xuất, tôi xin trình bày một số khuyến nghị sau:

2.1 Đối với Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu

Quan tâm hỗ trợ đầu tư VSVC, thiết bị dạy học cho các trường còn khó khăn, hoặc thiếu Hỗ trợ củng cố duy trì hoạt động cho các trường đạt chuẩn và đạt kết quả giáo dục chất lượng cao

Nâng cao nhận thức của các tổ chức, chính quyền địa phương về vai trò trách nhiệm phối hợp với nhà trường để tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý lớp học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

2.2 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu

- Với đội ngũ cán bộ quản lý đương chức: cần thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tổ chức tốt các chuyên đề hội thảo ở địa phương, có chính sách cho cán bộ quản lý trường học tham quan học tập những trường quản lý, bồi dưỡng tốt hoạt động QLLH, tham quan các mô hình trường, lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực QLLH cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVMN làm công tác QLLH trong các nhà trường

- Cần chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý của các nhà trường, phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận, đặc biệt quan tâm, bồi dưỡng cán bộ quản lý trẻ

- Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực QLLH cho GVMN

- Tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra của Sở GD-ĐT với công tác QLLH của GV

- Sở GD-ĐT cần nghiên cứu đưa thành các tiêu chí đánh giá GVQLLH giỏi bằng thang điểm để họ phấn đấu trở thành GVQLLH giỏi

Trên cơ sở thực tế, tổ chức hội thảo và quy định đánh giá hàng năm bằng điểm số cho phù hợp với tình hình thực tế và Sở cần tổ chức thi GVQLLH giỏi, thông qua việc đánh giá của trường, thông qua việc thi ứng xử, vấn đáp

Sở Giáo dục - Đào tạo cần khuyến nghị với Bộ Giáo dục - Đào tạo các vấn đề sau đây:

- Đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai tập huấn về công tác QLLH cho GVMN trong các trường MN, cho tất cả thành viên trong BGH các nhà trường và tập thể giáo viên và do cấp Sở phụ trách và lên kế hoạch tập huấn vì bất kỳ giáo viên nào cũng có thể được phân công làm công tác QLLH

- Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn đánh giá GV tổ chức một hoạt động học xếp loại giỏi, đánh giá giáo viên giỏi các cấp, nhưng hiện nay danh hiệu thi đua đối với giáo viên làm công tác QLLH giỏi chưa có, Bộ GD-ĐT nên có thêm danh hiệu GVQLLH giỏi, có như vậy mới động viên giáo viên làm công tác QLLH giỏi

- Công tác quản lý lớp học đòi hỏi người giáo viên phải mất rất nhiều thời gian, công sức, để xây dựng phong trào thi đua của lớp Theo nhiều ý kiến của giáo viên đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo có các chế độ ưu tiên khác nhằm động viên, khuyến khích GVQLLH thực hiện nhiệm vụ

2.4 Đối với các trường Mầm non huyện Trạm Tấu

Kế hoạch bồi dưỡng năng lực QLLH cho GV phải xây dựng cụ thể, qua đó giúp giáo viên nắm rõ được mục tiêu, nội dung, thời gian phương pháp tiến hành bồi dưỡng để GV lên kế hoạch hoạt động của cá nhân cho phù hợp

Chỉ đạo xây dựng các lớp điểm, xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với từng hoạt động của GVMN và với điều kiện thực tế của nhà trường

Tổ chức dự giờ, trao đổi kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn để giúp GV có cơ hội học hỏi và trao đổi kinh nghiêm, giúp đỡ lẫn nhau

Xây dựng đội ngũ GV cốt cán trong nhà trường làm nhân tố cho việc nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng và chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ

Tổ chức tốt các chuyên đề, hội thi trong nhà trường, có động viên khen thưởng kịp thời, tạo điều kiện để GV học hỏi nâng cao năng lực QLLH.

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w