1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học hệ thống các bài tập phần năng lượng hóa học hóa học 10

155 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ CẨM VÂN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP PHẦN “NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC”, HÓA HỌC 10

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ CẨM VÂN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA

DẠY HỌC HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP PHẦN “NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC”, HÓA HỌC 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI − 2023

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LL&PPDH BỘ MÔN HÓA HỌC

Mã số: 8140212.01 Người hướng dẫn khóa học: GS.TS Triệu Thị Nguyệt

HÀ NỘI − 2023

Trang 3

i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện tại Khoa Sư Phạm, Trường Đai học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội Để hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự hỗ trợ từ các thầy cô giảng viên, các cơ sở giáo dục, đồng nghiệp và các em học sinh

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô GS.TS Triệu Thị Nguyệt, Giảng viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên trong khoa Sư phạm, những người đã truyền thụ cho em những kiến thức cơ bản trong học tập và nghiên cứu và thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các cơ sở giáo dục, các thầy cô và các em học sinh đã hỗ trợ cho em tổ chức thành công quá trình thực nghiệm sư phạm

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 08 năm 2023 Giảng viên hướng dẫn

GS.TS Triệu Thị Nguyệt

Học viên

Nguyễn Thị Cẩm Vân

Trang 5

iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng: 1.1 Biểu hiện của các năng lực đặc thù môn Hóa học Bảng: 1.2 Biểu hiện của năng lực tự học ở học sinh THPT Bảng: 1.3 Kết quả điều tra về thực trạng tự học môn Hóa học của HS Bảng: 1.4 Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng BTHH trong dạy học Bảng: 2.1 Cấu trúc chương trình phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10 Bảng: 2.2 Ma trận phân bậc tư duy của BTHH tự luận

Bảng: 2.3 Ma trận phân bậc tư duy của BTHH trắc nghiệm khách quan Bảng: 3.1 Thông tin về đối tượng thực nghiệm sư phạm

Bảng: 3.2 Kết quả tần số xuất hiện điểm Xi đối với lớp TN1−ĐC1 Bảng: 3.3 Kết quả tần số xuất hiện điểm Xi đối với lớp TN2−ĐC2 Bảng: 3.4 Kết quả tần số xuất hiện điểm Xi đối với lớp TN3−ĐC3 Bảng: 3.5 Kết quả xếp loại học tập lớp TN1−ĐC1

Bảng: 3.6 Kết quả xếp loại học tập lớp TN2−ĐC2 Bảng: 3.7 Kết quả xếp loại học tập lớp TN3−ĐC3 Bảng: 3.8 Kết quả nhận xét của GV về hệ thống BTHH phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10

Bảng: 3.9 Kết quả nhận xét của HS lớp TN về hệ thống BTHH phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10

Bảng: 3.10 Tổng hợp kết quả GV đánh giá NLTH theo các tiêu chí của HS lớp TN1 Bảng: 3.11 Tổng hợp kết quả GV đánh giá NLTH theo các tiêu chí của HS lớp TN2 Bảng: 3.12 Tổng hợp kết quả GV đánh giá NLTH theo các tiêu chí của HS lớp TN3 Bảng: 3.13 Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá NLTH theo các tiêu chí lớp TN1 Bảng: 3.14 Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá NLTH theo các tiêu chí lớp TN2 Bảng: 3.15 Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá NLTH theo các tiêu chí lớp TN3

Trang 6

iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ: 1.1 Một số nguyên tắc xây dựng BTHH Sơ đồ: 1.2 Quy trình xây dựng BTHH

Biểu đồ: 1.1 Một số nguyên nhân gây mất hứng thú môn Hóa học Biểu đồ: 1.2 Mức độ sử dụng một số hình thức tự học

Biểu đồ: 3.1 Đường lũy tích bài kiểm tra lớp TN1−ĐC1 Biểu đồ: 3.2 Đường lũy tích bài kiểm tra lớp TN2−ĐC2 Biểu đồ: 3.3 Đường lũy tích bài kiểm tra lớp TN3−ĐC3 Biểu đồ: 3.4 Phân loại kết quả kiểm tra lớp TN1−ĐC1

Biểu đồ: 3.5 Phân loại kết quả kiểm tra lớp TN2−ĐC2 Biểu đồ: 3.6 Phân loại kết quả kiểm tra lớp TN3−ĐC3

Biểu đồ: 3.7 Kết quả GV đánh giá NLTH theo các tiêu chí lớp TN1 Biểu đồ: 3.8 Kết quả GV đánh giá NLTH theo các tiêu chí lớp TN2 Biểu đồ: 3.9 Kết quả GV đánh giá NLTH theo các tiêu chí lớp TN3 Biểu đồ: 3.10 Kết quả HS tự đánh giá NLTH theo các tiêu chí lớp TN1 Biểu đồ: 3.11 Kết quả HS tự đánh giá NLTH theo các tiêu chí lớp TN2 Biểu đồ: 3.12 Kết quả HS tự đánh giá NLTH theo các tiêu chí lớp TN3

Trang 7

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 2

4 1 Đối tượng nghiên cứu 2

4.2 Khách thể nghiên cứu : 2

4.3 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Câu hỏi nghiên cứu 3

6 Giả thuyết nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Những đóng góp mới của đề tài 4

9 Cấu trúc đề tài 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ngoài nước 5

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước 5

1.2 Chương trình giáo dục THPT năm 2018 7

1.2.1.Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 7

1.2.2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 7

1.3 Dạy học phát triển năng lực ở trường THPT 8

1.3.1 Khái niệm năng lực 8

1.3.2 Các năng lực chung 8

1.3.3 Các năng lực đặc thù môn Hóa học 8

Trang 8

vi

1.4 Dạy học phát triển năng lực tự học 9

1.4.1 Khái niệm về năng lực tự học 9

1.4.2 Biểu hiện của năng lực tự học ở học sinh THPT 9

1.4.3 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực tự học ở học sinh 10

1.4.4 Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS 11

1.5 Bài tập Hóa học 12

1.5.1 Khái niệm về bài tập hóa học 12

1.5.2 Vai trò của bài tập hóa học trong việc phát triển năng lực tự học cho HS 12

1.5.3 Xây dựng bài tập Hóa học 12

1.5.3.1 Nguyên tắc xây dựng bài tập Hóa học 12

1.5.3.2 Quy trình xây dựng bài tập Hóa học 14

1.6.1 Thực trạng về tự học môn Hóa học ở học sinh THPT 16

1.6.1.1 Mục đích điều tra 16

1.6.1.2 Đối tượng điều tra 16

1.6.1.3 Nội dung điều tra 16

1.6.1.4 Phương pháp điều tra 16

1.6.1.5 Kết quả điều tra 16

1.6.2 Điều tra thực trạng dạy học sử dụng bài tập hóa học ở trường THPT 19

1.6.2.1 Mục đích điều tra 19

1.6.2.2 Đối tượng điều tra 19

1.6.2.3 Nội dung điều tra 19

1.6.2.4 Phương pháp điều tra 19

1.6.2.5 Kết quả điều tra 19

Tiểu kết chương 1 22

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ DẠY HỌC HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN “NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC”, HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH 23

2.1 Phân tích chương trình phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10 23

2.1.1 Mục tiêu của phần “Năng lượng hóa học” 23

Trang 9

vii

2.1.2 Cấu trúc chương trình và yêu cầu cần đạt của phần “Năng lượng hóa học” 23

2.2 Ma trận phân bậc tư duy của hệ thống BTHH phần “Năng lượng hóa học” 24

2.2.1 Ma trận phân bậc tư duy của BTHH tự luận 24

2.2.2 Ma trận phân bậc tư duy của BTHH trắc nghiệm khách quan 25

2.3 Hệ thống các bài tập phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10 26

2.3.1 Hệ thống bài tập tự luận 26

2.3.2 Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan 40

2.4 Hướng dẫn giải bài tập 49

2.5 Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học sử dụng bài tập hóa học 50

2.5.1 Khung năng lực tự học thông qua dạy học sử dụng bài tập hóa học 50

2.5.2 Rubric đánh giá NLTH thông qua dạy học sử dụng bài tập hóa học 50

2.5.3 Phiếu đánh giá theo tiêu chí NLTH của học sinh (GV đánh giá) 53

2.5.4 Phiếu tự đánh giá năng lực tự học của học sinh (HS tự đánh giá) 54

2.6 Thiết kế một số kế hoạch dạy học sử dụng hệ thống bài tập về phần “Năng lượng hóa học” nhằm phát triển năng lực tự học 56

2.6.1 Kế hoạch bài dạy "Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học " 56

2.6.2.Kế hoạch bài dạy "Ôn tập về năng lượng hóa học " 76

2.6.3 Đề kiểm tra phần "Năng lượng hóa học" 86

Tiểu kết chương 2 87

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 88

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 88

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 88

3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 88

3.3.1 Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm 88

3.3.2 Tiến hành các giờ dạy, kiểm tra đánh giá kết quả 88

3.3.3 Thu thập kết quả thực nghiệm sư phạm và xử lí thông tin thu được 89

3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 90

3.4.1 Đánh giá kết quả kiểm tra của học sinh 90

Trang 10

viii 3.4.2 Đánh giá của GV và HS về hệ thống BTHH phần “Năng lượng hóa học”,

3 Đề xuất phương hướng kế tiếp 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC

Trang 11

1

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kì đất nước đang có bước chuyển mình quan trọng để hội nhập sâu và rộng hơn với quốc tế Việc trang bị kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ cho thế hệ tương lai là việc vô cùng quan trọng Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”[1]

Theo nghị quyết của đảng, chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thiết kế nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, đồng thời mang đến môi trường học tập và rèn luyện phù hợp để giáo dục nên một thế hệ công dân mới Đây là nguồn nhân lực hiệu quả, chất lượng, có trách nhiệm cao góp phần xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai

Trong các năng lực chung cần phát triển thì năng lực tự học cho học sinh là một trong những năng lực có vai trò vô cùng quan trọng Năng lực tự học giúp học sinh có thể tự lực trong học tập và trong các vấn đề trong cuộc sống; tự điều chỉnh về cảm xúc, thái độ và hành vi của chính mình; tự học và tự hoàn thiện và đặc biệt là khả năng thích nghi với những môi trường mới

Bên cạnh đó, trong chương trình hóa học 10, với mục tiêu trang bị cho các học sinh những kiến thức cơ sở hóa học chung Lần đầu tiên trong chương trình, phần kiến thức liên quan đến “Năng lượng hóa học” đã được đưa vào chương trình Hóa học 10 cơ bản Đây là một phần kiến thức mới mà học sinh lần đầu được tiếp cận Đối với giáo viên, phần kiến thức này còn thiếu tài liệu, tài nguyên và hệ thống bài tập hóa học phục vụ cho việc giảng dạy Vì những lý do đã nêu, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP PHẦN “NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC”, HÓA HỌC 10

Trang 12

2

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các biện pháp dạy học bài tập phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10 nhằm phát triển NLTH cho học sinh THPT

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

− Trình bày tổng quan về cơ sở lí luận của đề tài − Tổ chức điều tra thực trạng HS tự học hóa học ở trường THPT − Tổ chức điều tra thực trạng GV dạy học sử dụng BTHH ở trường THPT − Trình bày mục tiêu, cấu trúc, yêu cầu cần đạt đối với phần “Năng lượng

hóa học”, Hóa học 10

− Xây dựng, sưu tầm, phân loại hệ thống bài tập lý thuyết, tính toán, thực hành

và bài tập vận dụng vào thực tiễn của phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10

− Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển NLTH của học sinh THPT − Xây dựng một số KHDH phần “Năng lượng hóa học” sử dụng BTHH nhằm

phát triển NLTH cho học sinh

− Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT − Thu thập số liệu và thực hiện xử lý số liệu thực nghiệm − Đánh giá tính khả thi của đề tài dựa trên kết quả thực nghiệm đã thu được − Đề xuất một số khuyến nghị sau khi hoàn thiện đề tài

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4 1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống các bài tập phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT

4.2 Khách thể nghiên cứu :

Quá trình dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông

4.3 Phạm vi nghiên cứu Nội dung chuyên môn:

Hệ thống các bài tập phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10

Khảo sát thực trạng HS tự học Hóa học ở trường THPT

− Số lượng HS khảo sát: 184 HS lớp 10 − Đơn vị khảo sát: THPT Hòa Bình La Trobe−Hà Nội và THPT Vân Tảo

Trang 13

3

Khảo sát thực trạng GV dạy học sử dụng BTHH ở trường THPT

− Số lượng GV khảo sát: 20 giáo viên Hóa học − Đơn vị khảo sát: GV môn Hóa học cụm Hoàn Kiếm−Hai Bà Trưng, bao gồm các trường: THPT Hòa Bình La Trobe − Hà Nội, THPT Việt Đức, THPT Thăng Long, THPT Trần Nhân Tông, THPT Đoàn Kết−Hai Bà Trưng và THPT Vân Tảo

Tổ chức dạy thực nghiệm

− Số lớp thực nghiệm: dự kiến 03 lớp khối 10 − Số lớp đối chứng: dự kiến 03 lớp khối 10 − Đơn vị thực nghiệm : THPT Hòa Bình La Trobe−Hà Nội và THPT Vân Tảo

5 Câu hỏi nghiên cứu

Xây dựng và tổ chức dạy học hệ thống các BTHH phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10 như thế nào để phát triển NLTH cho học sinh THPT?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu xây dựng hệ thống các bài tập phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10 theo các dạng bài tập và tổ chức dạy học các bài tập này thông qua các hoạt động chuyển giao nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ có gợi ý, hướng dẫn; đồng thời kết hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực thì sẽ góp phần phát triển năng lực tự học cho HS

7 Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

− Nghiên cứu các tài liệu về lý luận phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực; dạy học và phát triển các năng lực trong môn hóa học

− Tìm hiểu và nghiên cứu nguyên tắc, quy trình thiết kế bài tập hóa học − Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến năng lượng hóa học

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

− Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập thông tin: phát phiếu điều tra cho HS và GV để khảo sát thực trạng TH và dạy học sử dụng BTHH ở trường THPT

− Đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học phát triển năng lực tự học của HS thông qua hệ thống bài tập phần “Năng lượng hóa học” bằng cách sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm

− Thu thập ý kiến, nhận xét từ từ các giảng viên ngành sư phạm và giáo viên giảng dạy tại các trường THPT

Trang 14

4

Phương pháp xử lý thống kê toán học kết quả thực nghiệm

− Sử dụng tính toán thống kê để xử lý số liệu điều tra, tính toán kết quả thực nghiệm để rút ra những kết luận cần thiết và kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết đã đề ra

8 Những đóng góp mới của đề tài

− Bổ sung lý luận và thực tiễn dạy học phát triển năng lực tự học và dạy học sử dụng bài tập Hóa học ở trường THPT

− Xây dựng, sưu tầm, thiết kế hệ thống bài tập lý thuyết, tính toán, bài tập thực tiễn phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10

− Phân loại hệ thống bài tập hóa học phần “Năng lượng hóa học” theo các dạng bài tập thường gặp và theo mức độ nhận thức của HS Từ đó phù hợp cho GV sử dụng trong quá trình giảng dạy kiến thức mới cũng như củng cố, luyện tập

− Thiết kế công cụ đánh giá sự phát triển NLTH của HS thông qua dạy học sử dụng bài tập hóa học

− Thiết kế một số KHDH có sử dụng BTHH phần “Năng lượng hóa học”, Hóa học 10 bằng các PPDH tích cực nhằm phát triển NLTH cho học sinh THPT

− Tổ chức thực nghiệm, xử lý kết quả để chứng minh tính đúng đắn của đề tải

hóa học”, Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ngoài nước

Vấn đề tự học đã được nghiên cứu từ rất sớm ở nhiều góc độ khác nhau trong lịch sử giáo dục trên thế giới Những năm trước công nguyên, theo nho giáo cho rằng dạy học phải quan tâm đến việc kích thích, suy nghĩ của người học, người học phải suy nghĩ chứ không nên nhắm mắt làm theo sách Theo giáo dục phương tây, nhiều nhà giáo cho rằng việc dạy học phải tạo được sự hứng thú, kích thích sự tìm tòi, phát huy tính tư

duy sáng tạo cho HS, thầy giáo chỉ là người lập kế hoạch, người hướng dẫn

Gần cuối của thế kỉ XX, R Retke − chủ biên cuốn sách “Học tập hợp lý” [28] đã nhấn mạnh một trong những vai trò của quá trình học tập là làm phát triển con người Để hoàn thành nhiệm vụ học tập đạt kết quả tốt, đòi hỏi người học phải đấu tranh với bản thân để học tập một cách tự chủ, sáng tạo

Trong cuốn “Tự học như thế nào” của N.A Rubakin, dịch giả là Nguyễn Đình Côi đã giúp bạn đọc biết cách tự học tập, tự nâng cao kiến thức toàn diện của mình [26]

Hay tác giả Klas Mellander đã đề cập đến bí ẩn của việc học, trong đó nhấn mạnh vai trò của tự học, hướng dẫn 5 bước cần thực hiện để giúp chúng ta dễ dàng hơn trong quá trình học hỏi [24]

“Phương pháp dạy và học hiệu quả” của Carl Rogers, dịch giả là Cao Đình Quát đã giải đáp cho người đọc câu hỏi “Học cái gì và học như thế nào? Dạy cái gì và dạy như thế nào?” [19]

Như vậy, qua các nghiên cứu tiêu biểu của các nhà giáo dục thế giới về năng lực tự học và phát triển năng lực tự học chúng tôi nhận thấy: năng lực tự học có một ý nghĩa vô cùng cần thiết, ảnh hưởng to lớn và trực tiếp tới việc học của người học, đặc biệt năng lực tự học là yếu tố quyết định cho xu hướng học tập suốt đời của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước

Thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội, chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh Nhằm cụ thể hóa việc định hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực, cho tính đến thời điểm hiện nay đã

Trang 16

6 có rất nhiều nghiên cứu và thực nghiệm liên quan đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực và cụ thể hơn là dạy học định hướng phát triển năng lực tự học

Cụ thể trong đề tài “Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh ở trường THPT” của tác giả Hồ Thị Loan − Nguyễn Thị Hồng Phượng đã đề xuất một số biện pháp có thể sử dụng ở trường THPT để phát triển năng lực tự học cho HS như: tổ chức cho HS làm việc theo nhóm kết hợp thảo luận trong giờ; tích cực hóa hoạt động học tập của HS; hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập; hướng dẫn HS cách tự đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [7]

Bên cạnh đó, đề tài “Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học một số chủ đề môn hóa học lớp 12 theo chương trình GDPT năm 2018 ở tỉnh Đăk Lăk” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo − Phan Thị Thanh Hương − Đặng Thị Thuận An, đã đề xuất một số biện pháp khác để phát triển năng lực tự học như: trao cho HS một phần quyền lựa chọn nội dung và hình thức học tập; bồi dưỡng cho HS năng lực tự học cách khai thác chiếm lĩnh tri thức, tìm kiếm và xử lý thông tin; hướng dẫn HS tìm hiểu, liên hệ với thực tiễn đời sống; bồi dưỡng cho HS kỹ năng tự đánh giá [12]

Ngoài ra, tác giả Cao Cự Giác − Phan Hoài Thanh đã tiến hành điều tra, khảo sát về đề tài “Khảo sát mức độ biểu hiện năng lực tự học của học sinh THPT đối với môn Hóa học thông qua sử dụng phần mềm tra cứu kiến thức hóa học” Kết quả thu được thông qua thống kê phiếu lấy ý kiến của GV và HS, nhìn chung đa số GV và HS đều đánh giá tốt về tính cấp thiết, tính khoa học và thực tiễn của phần mềm, mong muốn nhân rộng hơn nữa việc được sử dụng phần mềm tra cứu kiến thức hóa học cho các GV, HS ở các khối, cấp học nhằm phát huy năng lực tự học của HS [3], [4]

Trong quá trình dạy học hóa học, BTHH luôn giữ vai trò quan trọng Đã có rất nhiều tác giả đi sâu vào nghiên cứu, trình bày về việc cách thức sử dụng hệ thống BTHH để phát triển NLTH cho HS Một số công trình nghiên cứu luận văn gần đây có thể kể đến như: Nguyễn Thị Kim Anh (2017), “Sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội; Đỗ Thị Ánh Tuyết (2015), “Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim hóa học 10 Trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phạm Anh Tuấn (2015), “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự

Trang 17

7 học cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông” Luận văn thạc sĩ, ĐH Huế − Trường Đại học Sư phạm, Nguyễn Trung Kiên (2018) “Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần Dẫn xuất hiđrocacbon − Hóa Học

Lớp 11 Trung học phổ thông”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Các tài liệu, công trình khoa học này là nguồn tư liệu quý giá để nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng phát triển NLTH cho HS thông qua sử dụng hệ thống BTHH Nhìn chung việc áp dụng các biện pháp để phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT đều đã được các nhà giáo dục quan tâm và cố gắng nghiên cứu sau đó vận dụng nhiều trong quá trình dạy và học

1.2 Chương trình giáo dục THPT năm 2018

1.2.1.Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ký Thông tư số 32/2018/TT−BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông hay còn gọi là Chương trình GDPT 2018 Theo thông tư này, “Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công

nghiệp mới” [1]

1.2.2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hóa học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp THPT, được HS lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân

Chương trình môn Hóa học được xây dựng nhằm giúp HS tăng cường kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành hóa học, vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, từ đó giúp HS hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp

Chương trình môn Hóa học được xây dựng đảm bảo trên các nguyên tắc kế thừa và phát triển; nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; nguyên tắc thực hiện yêu cầu định hướng nghề nghiệp; nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển cho HS các phẩm chất, năng lực chung và đặc thù của môn Hóa học [2], [11]

Trang 18

8

1.3 Dạy học phát triển năng lực ở trường THPT

1.3.1 Khái niệm năng lực

Năng lực là một thuật ngữ quan trọng trong chương trình GDPT hiện hành Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để mô tả khái quát về khái niệm năng lực

Theo như Tâm lý học đại cương thì “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [13]

Theo chương trình GDPT tổng thể 2018 năng lực được định nghĩa như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [1]

Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể suy luận năng lực là tổng hợp các đặc điểm cá nhân gắn liền với quá trình tiếp thu, lũy tích và rèn luyện Năng lực là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng và các đặc điểm cá nhân khác như thái độ, sở thích, niềm tin và ý chí, Năng lực được hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết vấn phát sinh trong quá trình học tập và thực tiễn

1.3.2 Các năng lực chung

Chương trình GDPT tổng thể 2018 được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực cốt lõi của HS thông qua các môn học và hoạt động giáo dục Từ đó hình thành các năng lực chung và một số năng lực đặc thù môn học Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là các năng lực chung mà học sinh cần tập trung phát triển [1]

1.3.3 Các năng lực đặc thù môn Hóa học

Bên cạnh việc hình thành các năng lực chung thì khi đi sâu vào từng môn học, HS cần được hình thành một số năng lực chuyên biệt Đặc biệt Hóa học là một môn KHTN, đòi hỏi ở người học rất nhiều năng lực và phẩm chất Các năng lực đặc thù và một số biểu hiện của các năng lực có thể được liệt kê trong bảng dưới đây [2], [10]:

Trang 19

9

Bảng: 1.1 Biểu hiện của các năng lực đặc thù môn Hóa học

1.4 Dạy học phát triển năng lực tự học

1.4.1 Khái niệm về năng lực tự học

Theo tác giả Thái Duy Tuyên “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo… và kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và chính bản thân người học” [18]

Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: năng lực tự học có thể hiểu là một thuộc tính phức hợp bao gồm các kỹ năng và kỹ xảo được gắn liền với thói quen và động cơ tương ứng Từ đó giúp người học có thể hoàn thành được những yêu cầu mà công việc đặt ra [15] “Năng lực tự học là sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống − vấn đề khác nhau” [16]

1.4.2 Biểu hiện của năng lực tự học ở học sinh THPT

Theo chương trình GDPT 2018 kết hợp với các cơ sở lý luận, khái niệm về NLTH, cùng với các tài liệu nghiên cứu…tác giả đưa ra cấu trúc khung NLTH đối với học sinh THPT gồm 3 thành tố và 9 biểu hiện như sau [1]:

Bảng: 1.2 Biểu hiện của năng lực tự học đối với học sinh THPT

1 Xây dựng kế hoạch học tập

1 Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được 2 Biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, khắc phục những hạn chế

Trang 20

10 2 Thực hiện kế

6 Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập 7 Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập

8 Suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác

9 Biết tự điều chỉnh cách học

1.4.3 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực tự học ở học sinh

Trong quá trình học tập của HS, năng lực tự học có những vai trò sau:

− Tạo cho HS động cơ học tập Năng lực tự học thường gắn liền với thói quen và động cơ của người học Xuất phát từ HS có nhu cầu được học tập, mong muốn được tiếp thu các kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành nên động cơ học tập đúng đắn

− HS chủ động xây dựng kế hoạch học tập cá nhân phù hợp Việc xây dựng một kế hoạch học tập phù hợp với HS mang ý nghĩa rất quan trọng HS được chủ động xây dựng, thiết kế và điều chỉnh một kế hoạch phù hợp nhất với điều kiện của bản thân

− Hình thành kỹ năng, phương pháp học tập cho HS Trong quá trình tự học, các thao tác được lặp đi lặp lại nhiều lần, góp phần hình thành cho HS các kỹ năng, phương pháp học tập

− HS được phát triển khả năng tìm kiếm, chọn lọc thông tin Trong quá trình tự học, đòi hỏi HS phải không ngừng tự tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như SGK, giáo trình, tài liệu, internet,… để giải đáp các vấn đề trong nhiệm vụ học tập Với nhiều nguồn thông tin dồi dào và đa dạng bắt buộc HS phải hình thành nên các kỹ năng chọn lọc thông tin từ các nguồn đáng tin cậy

− HS tự mở rộng kiến thức, nâng cao hiệu quả học tập Việc tự học, tự tìm tòi khám phá cung cấp thêm cho HS rất nhiều kiến thức ngoài phạm vi của bài học HS chủ động tìm tòi và lĩnh hội kiến thức, đồng thời tự chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn Từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình học tập

Trang 21

11 − Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn Khi HS gặp phải một số vấn đề trong thực tiễn, bằng năng lực tự học thì HS sẽ chủ động vận dụng các kiến thức đã học, khả năng suy luận, quan sát,… để cố gắng giải quyết vấn đề đó

1.4.4 Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS

Quá trình tự học của HS có thể diễn ra trên lớp học hoặc ngoài giờ lên lớp học Để rèn luyện và phát triển năng lực tự học cho HS thì tác giả đề xuất một số phương pháp sau:

Đối với quá trình tự học trên lớp

− Gắn nội dung bài học với các nội dung liên quan đến đời sống thực tiễn để tạo sự hứng thú, tò mò cho HS Từ đó hình thành cho HS động cơ muốn được tìm hiểu về bài học Đây là tiền đề cho việc phát triển năng lực tự học

− Đổi mới PPDH GV sử dụng các PPDH tích cực để nâng cao sự chủ động của HS trong quá trình học tập

− Triển khai quy trình 4 bước khi thực hiện nhiệm vụ học tập

− Hướng dẫn học sinh thực hiện quá trình hệ thống hóa kiến thức sau khi kết thúc một chủ đề, một chương học Việc tự hệ thống hóa kiến thức sẽ giúp học sinh tự củng cố và khắc sâu kiến thức

− GV chuyển giao BTVN cho học sinh gồm các bài tập lý thuyết, bài tập tính toán, bài tập thực hành hóa học để củng cố kiến thức, kỹ năng Và đặc biệt cần có các BTHH gắn liền với thực tiễn để HS được vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống Đồng thời cho HS thấy sự gắn bó mật thiết giữa hóa học và đời sống hàng ngày

Đối với quá trình tự học ngoài giờ lên lớp

− Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập cá nhân HS có thể xây dựng các kế hoạch ngắn hạn theo các chủ đề hoặc chương Hoặc các kế hoạch học tập dài hạn theo kỳ hoặc xuyên suốt cả năm học

− Hướng dẫn HS cách tìm kiếm và chọn lọc thông tin Hiện nay các nguồn thông tin rất đa dạng Khi được trang bị kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc và sử dụng thông tin thì

Chuyển giao NVHT

Thực hiện NVHT

Thảo luận, báo cáo

Nhận định, kết luận

Trang 22

12 HS có thể vận dụng kỹ năng này trong bất kì môn học nào, và có thể tìm kiếm được phương pháp để xử lý nhiều vấn đề trong thực tiễn

− HS chủ động hoàn thiện các BTVN mà GV đã chuyển giao Trong quá trình hoàn thiện bài tập thì HS tiếp tục được khắc sâu kiến thức, đồng thời tạo cảm giác phấn khích khi tìm ra đáp án Đồng thời khám phá thêm nhiều điều thú vị về hóa học và đời sống thực tiễn

1.5 Bài tập Hóa học

1.5.1 Khái niệm về bài tập hóa học

− BTHH là một vấn đề được nêu ra và giải quyết nhờ vận dụng các khái niệm, định luật; những thí nghiệm hoặc những phép toán dưới góc độ của Hóa học

− BTHH giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện hoạt động dạy học Hóa học ở trường phổ thông BTHH vừa mục đích, vừa là nội dung, đồng thời cũng là phương pháp dạy học hiệu quả Nó mang đến cho HS cơ hội lĩnh hội tri thức một cách chủ động, hiệu quả Đồng thời tạo niềm vui, hứng thú, động cơ học tập trong quá trình khám phá ra đáp án Bên cạnh đó BTHH còn tạo ra các vấn đề, các tình huống bắt buộc người học phải chủ động tìm kiếm thông tin, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học, khả năng suy luận để tìm kiếm lời giải Thông qua đó hình thành cho người học nhiều năng lực và phẩm chất quan trọng

1.5.2 Vai trò của bài tập hóa học trong việc phát triển năng lực tự học cho HS

Trong quá trình dạy học, việc sử dụng BTHH đóng vai trò quan trọng và tham gia vào mọi giai đoạn của quá trình học, là phương pháp, là công cụ cần thiết để nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học

− Đối với GV, BTHH vừa là phương tiện vừa là PPDH; BTHH vừa có thể giúp

hình thành kiến thức mới, vừa có thể sử dụng để ôn tập, củng cố hoặc kiểm tra đánh giá Thông qua hệ thống BTHH còn góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho người học, đồng thời góp phần vào việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho HS

− Đối với HS, BTHH mang lại niềm vui cho HS khi khám phá ra đáp án, từ đó tạo

động cơ học tập cho HS; giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức; hình thành kỹ năng; phát triển tư duy hóa học; vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

1.5.3 Xây dựng bài tập Hóa học

1.5.3.1 Nguyên tắc xây dựng bài tập Hóa học

Trang 23

13 BTHH đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Do đó khi xây dựng, chọn lựa và sử dụng BTHH chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc để mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, tránh sử dụng các BTHH xa rời với nội dung học tập Sơ đồ dưới đây

tác giả giới thiệu một số nguyên tắc thường được sử dụng khi xây dựng BTHH:

Sơ đồ: 1.1 Một số nguyên tắc xây dựng BTHH

Nguyên tắc 1: Bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học Trong quá trình

dạy học, mục tiêu bài học là kim chỉ nam để định hướng cho tất cả các hoạt động Bài tập vừa là PPDH, vừa là phương tiện, công cụ để để tổ chức các hoạt động dạy học nên phải gắn liền với mục tiêu của hóa học ở trường THPT Thông qua BTHH giúp cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại Khi lựa chọn

nội dung của BTHH phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, đầy đủ các dữ kiện, không được thừa hay thiếu Các BTHH cần được diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, khoa học Bên cạnh đó các nội dung chứa trong BTHH cần được thường xuyên cập nhật phù hợp

với kiến thức, quy trình mới về hóa học Nguyên tắc 3: Bài tập phù hợp với trình độ nhận thức của HS

Trình độ nhận thức của HS là khác nhau, do đó BTHH phải được lựa chọn và sử dụng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để phù hợp với mọi HS BTHH nên được sắp xếp theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: đi từ nhận biết, đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao Với hệ thống BTHH được lựa chọn và sử dụng theo nguyên tắc này sẽ giúp cho mọi HS đều tham gia tranh luận để giải BTHH phù hợp với năng lực nhận thức của cá nhân đó, từ đó hình thành nên hứng thú học tập

NT 1.Bài tập phải góp phần thực hiện mục

tiêu môn học

NT 2: Đảm bảo tính chính xác, tính khoa

học, tính hiện đại

NT 3: Bài tập phù hợp với trình độ nhận

thức của HSNT 4: Đảm bảo

tính sư phạmNT 5: Đảm bảo tính hệ thống, logic

Trang 24

14

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm

Các BTHH lý thuyết, tính toán hay vận dụng vào thực tiễn thực tiễn thường đôi lúc phức tạp hơn những kiến thức Hóa học phổ thông trong chương trình nên khi xây dựng BTHH cho HS phổ thông cần phải có bước xử lí sư phạm để làm đơn giản nội dung hoặc tình huống thực tiễn

Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính hệ thống, logic

Hệ thống BTHH cần có sự phân loại và sắp xếp có tính hệ thống và logic Trước hết cần phân loại và chia các dạng bài tập Đối với mỗi dạng BTHH tương ứng sẽ giúp HS hình thành, phát triển những kiến thức và kỹ năng cụ thể Từ đó hệ thống BTHH gồm nhiều dạng bài sẽ giúp HS hình thành kiến thức và kỹ năng toàn diện Bên cạnh đó giữa các BTHH trong hệ thống luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bài tập trước là cơ sở, nền tảng để thực hiện bài tập sau và bài tập sau là sự cụ thể hóa, là sự phát triển và củng cố vững chắc hơn bài tập trước Toàn bộ hệ thống BTHH đều giúp HS nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực

chuyên biệt

1.5.3.2 Quy trình xây dựng bài tập Hóa học

BTHH là một trong những yếu tố cần thiết khi xây dựng các bài học Để thuận tiện cho việc xây dựng BTHH tác giả đề xuất một quy trình như sau:

Sơ đồ: 1.2 Quy trình xây dựng BTHH

Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức, hiện tượng, tình huống có liên quan đến nội dung học tập

Bước 2: Xác định mục tiêu của đơn vị kiến thức

Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu đặt ra

Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải phù hợp

Bước 5: Tiến hành thử nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện bài tậpBước 6: Sắp xếp bài tập thành hệ thống phù hợp với yêu cầu sử dụng vànội dung bài dạy

Trang 25

15

Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức, hiện tượng, tình huống có liên quan đến nội dung học tập

− Khi xây dựng BTHH bên cạnh việc lựa chọn những đơn vị kiến thức đơn thuần về mặt hóa học mà thì cần chọn các kiến thức gắn liền với thực tiễn như: sử dụng năng lượng; chuyển đổi năng lượng; nhằm hình thành và phát triển các năng lực chung như NLTH, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp hợp tác và ba năng lực chuyên biệt chính là năng lực nhận thức hóa học, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học

Bước 2: Xác định mục tiêu của đơn vị kiến thức

− Trước hết cần phân tích mục tiêu của chương, bài để có sự định hướng trong việc thiết kế bài tập

− Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, tài liệu tham khảo về các kiến thức có liên quan đến nội dung của bài

− Tìm hiểu đặc điểm, trình độ nhận thức của HS, kinh nghiệm sống của HS để thiết kế BTHH cho phù hợp, tạo hứng thú cho HS khi giải các BTHH đó

Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu đặt ra

− Xác định hình thức của BTHH (bài tập tự luận hay trắc nghiệm khách quan) − Xác định những nội dung kiến thức, kỹ năng có liên quan nhằm xây dựng một hệ thống mã hóa phù hợp với cơ cấu chủ đề, nội dung đã chọn

− Thiết kế BTHH phù hợp với các nguyên tắc xây dựng BTHH đã nêu

Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra tính phù hợp của phương pháp giải

− Giải BTHH theo các cách có thể có và kiểm tra lại BTHH − Dự kiến các cách giải của HS, dự kiến những sai lầm dễ mắc của HS trong quá trình giải và đưa ra cách khắc phục

Bước 5: Tiến hành thử nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện bài tập

− Điều chỉnh nội dung, số liệu, tình huống trong BTHH sao cho bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kỹ năng; có giá trị về mặt thực tế và phù hợp với đối tượng HS để đáp ứng mục tiêu giáo dục của môn Hóa học ở trường THPT

Bước 6: Sắp xếp bài tập thành hệ thống phù hợp với yêu cầu sử dụng và nội dung bài dạy

− Hệ thống BTHH cần được phân loại theo dạng bài và sắp xếp theo mức độ nhận thức từ thấp đến cao để góp phần thực hiện các mục tiêu dạy học

Trang 26

16 − Sắp xếp theo từng dạng BTHH phải bám sát nội dung dạy học để củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho HS

− Hệ thống BTHH bao gồm cả BTHH định tính và BTHH định lượng Các bài tương tự nhau được bố trí gần nhau

− Sắp xếp các BTHH theo mức độ nhận thức tăng dần từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến nâng cao, từ mức độ nhận biết sang mức độ thông hiểu và cuối cùng là vận dụng

1.6 Điều tra thực trạng tự học Hóa học và dạy học sử dụng BTHH ở trường THPT

1.6.1 Thực trạng về tự học môn Hóa học ở học sinh THPT

1.6.1.1 Mục đích điều tra

Tìm hiểu về thực trạng tự học môn Hóa học của HS tại trường THPT Hòa Bình − La Trobe − Hà Nội và trường THPT Vân Tảo

1.6.1.2 Đối tượng điều tra

184 HS khối 10 đang theo học tại trường THPT Hòa Bình − La Trobe − Hà Nội và trường THPT Vân Tảo

1.6.1.3 Nội dung điều tra

Các nội dung điều tra được nêu ra cụ thể trong phiếu điều tra “Khảo sát thực trạng tự học môn Hóa học của HS”

1.6.1.4 Phương pháp điều tra

− Sử dụng phiếu điều tra được tạo trên google biểu mẫu để tiến hành thu thập dữ liệu

về thực trạng tự học môn Hóa học của HS tại trường THPT Hòa Bình − La Trobe − Hà Nội và trường THPT Vân Tảo

− Sử dụng các hàm tính toán trong excel để tiến hành xử lý số liệu đã thu thập − Tiến hành phân tích, vẽ biểu đồ các kết quả đã xử lý

1.6.1.5 Kết quả điều tra

Sau khi tiến hành khảo sát và xử lý số liệu thì tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng: 1.3 Kết quả điều tra về thực trạng tự học môn Hóa học của HS

1, Mức độ yêu thích môn HH của HS 27 HS

14,7%

45 HS 24,5%

66 HS 35,8%

46 HS 25% 2, Nguyên

nhân gây

Môn HH không phải môn thi bắt buộc

44 HS 23,9%

40 HS 21,7%

46 HS 25,0%

44HS 23,9%

Trang 27

17 mất hứng

thú tự học môn HH

Mất gốc kiến thức HH từ cấp THCS

23 HS 12,5%

31 HS 16,8%

50 HS 27,2%

80 HS 43,5% HH là môn khó với nhiều chất,

PTHH, quá trình,…

19 HS 10,3%

24 HS 13,0%

57 HS 31,0%

84 HS 45,7% HS chưa có phương pháp học tập

đúng đắn

24 HS 13,0%

50 HS 27,2%

56 HS 30,4%

54 HS 29,3% GV chưa có phương pháp dạy học

phù hợp

43 HS 23,4%

49 HS 26,6%

54 HS 29,3%

38 HS 20,7% 3, Tự học đóng vai trò quan trọng như thế nào trong

quá trình học tập môn Hóa học

11 HS 6,0%

23 HS 12,5%

72 HS 39,1%

78 HS 42,4% 4, HS có thường xuyên tiến hành hoạt động tự học

không

32 HS 17,4%

59 HS 32,1%

53 HS 28,8%

40 HS 21,7%

5, Mức độ thường xuyên của các hình thức tự học mà HS sử dụng

Tự học độc lập (không có sự hỗ trợ của GV)

44 HS 23,9%

62 HS 33,7%

46 HS 25,0%

32 HS 17,4% Tự học thông qua tài liệu hướng dẫn (SGK,

SBT, tài liệu hướng dẫn của GV,…)

26 HS 14,1%

54 HS 29,3%

55 HS 29,9%

49 HS 26,7%

Tự học dưới sự theo dõi của GV 23 HS

12,5%

39 HS 21,2%

68 HS 37,0%

54 HS 29,3% Tự học thông qua các phương tiện

truyền thông (internet, truyền hình,,,)

30 HS 16,4%

44 HS 23,9%

54 HS 29,3%

56 HS 30,4% Lập nhóm học tập, trao đổi với các bạn 32 HS

17,4%

45 HS 24,5%

65 HS 35,3%

42 HS 22,8%

6, Vai trò của tự học trong quá trình học tập Hóa học

Tạo thói quen, hứng thú, động cơ học tập của HS

33 HS 17,9%

51 HS 27,7%

60 HS 32,6%

40 HS 21,7%

Giúp HS chủ động lĩnh hội tri thức HH

28 HS 15,2%

67 HS 36,4%

52 HS 28,3%

37 HS 20,1% Giúp HS hình thành và phát triển

các năng lực học tập Hóa học

22 HS 12,0%

47 HS 25,5%

74 HS 40,2%

41 HS 22,3%

Ôn tập, củng cố, mở rộng kiến thức HH

19 HS 10,3%

38 HS 20,7%

93 HS 50,5%

34 HS 18,5%

Trang 28

18 Thông qua quá trình xử lý và phân tích dữ liệu về khảo sát thực trạng tự học Hóa học của HS tại 2 trường THPT Hòa Bình − La Trobe − Hà Nội và trường THPT Vân Tảo, tác giả thu được một số kết quả như sau:

− Do HS đã được định hướng và lựa chọn môn học, nên các HS có khá hứng thú đối với môn Hóa học (60,8% HS đồng tình với mức 3 và mức 4) Số lượng HS còn lại thì cảm thấy bình thường hoặc chưa hứng thú với môn Hóa học HS đã nhận định một số nguyên nhân chính gây mất hứng thú tự học môn HH là Mất gốc kiến thức HH từ cấp THPT; HH là môn khó với nhiều chất, PTHH, quá trình,…dẫn đến HS khó tiếp thu Biểu đồ dưới đây sẽ nêu ra một số nguyên nhân gây mất hứng thú môn Hóa học

Biểu đồ: 1.1 Một số nguyên nhân gây mất hứng thú môn Hóa học

− Để có thể cải thiện chất lượng học tập Hóa học, HS khẳng định tự học đóng vai trò vô cùng quan trọng (81,5% HS đồng tình với mức 3 và mức 4) Thông qua khảo sát thì chúng ta đã thấy rõ được mức độ sử dụng các hình thức tự học của HS

Biểu đồ: 1.2 Mức độ sử dụng một số hình thức tự học

Tự học độc lập Tự học thông

qua tài liệu

Tự học dưới sự theo dõi của GV

Tự học thông qua phương tiện truyền thông

Lập nhóm học tập, trao đổi với bạn

Trang 29

1.6.2.2 Đối tượng điều tra

− GV: 20 GV Hóa học tại các trường THPT Hòa Bình − La Trobe − Hà Nội, THPT Vân Tảo, THPT Việt Đức, THPT Trần Nhân Tông, THPT Đoàn Kết−Hai Bà Trưng, THPT Thăng Long

1.6.2.3 Nội dung điều tra

Các nội dung điều tra được nêu ra cụ thể trong phiếu điều tra “Khảo sát thực

trạng sử dụng BTHH trong quá trình dạy học (phiếu GV)”

1.6.2.4 Phương pháp điều tra

− Sử dụng phiếu điều tra được tạo trên google biểu mẫu để tiến hành thu thập

dữ liệu về thực trạng sử dụng BTHH trong quá trình dạy học

− Sử dụng các hàm tính toán trong excel để tiến hành xử lý số liệu đã thu thập − Tiến hành phân tích, vẽ biểu đồ các kết quả đã xử lý

1.6.2.5 Kết quả điều tra

Sau khi tiến hành khảo sát đối với 20 GV môn Hóa học THPT tại một số trường trong địa bàn cụm Hoàn Kiếm−Hai Bà Trưng, TP Hà Nội và xử lý số liệu thì tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng: 1.4 Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng BTHH trong dạy học

1 Mức độ sử dụng BTHH của GV trong quá trình giảng dạy

Thỉnh thoảng Hiếm khi

2 Mục đích sử dụng BTHH trong quá trình dạy học

Trang 30

20 3 Các năng lực được hình

thành cho HS khi sử dụng BTHH trong dạy học

Năng lực giao tiếp và hợp tác 14 70% Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 17 85% Năng lực nhận thức hóa học 19 95% Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên

Bình thường Không quan trọng

5 Nội dung của các BTHH bao gồm

Lý thuyết về cơ sở hóa học 20 100% Công thức, định luật, tính toán hóa học 20 100%

Trên 20 bài tự luận

8 Số lượng câu hỏi TNKQ phù hợp khi giao BTVN

Trên 60 câu TNKQ Thông qua quá trình xử lý và phân tích dữ liệu về khảo sát thực trạng sử dụng BTHH trong quá trình dạy học, tác giả thu được một số kết quả như sau:

Trang 31

21 − Từ kết quả của khảo sát thì thấy rằng tất cả GV đều khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng BTHH trong quá trình giảng dạy Tất cả GV đều khẳng định BTHH được sử dụng thường xuyên (50%) hoặc rất thường xuyên (50%) trong quá trình dạy học Hóa học BTHH được thầy cô sử dụng một cách phổ biến, với các mục đích chính: ôn tập, củng cố kiến thức (90%); kiểm tra đánh giá (80%); thành kiến thức mới (60%) Thông qua dạy học sử dụng BTHH thì các thầy cô đều khẳng định BTHH giúp hình thành cho HS các năng lực chung và năng lực chuyên biệt đối với môn Hóa học Trong đó ba năng lực là năng lực tự học (90%); năng lực nhận thức hóa học (95%) và năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng (100%) là ba năng lực mà thầy cô cho rằng được phát triển nhiều nhất Trong quá trình dạy học, 100% các GV đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc sử dụng BTHH Các BTHH được sử dụng có sự đa dạng về nội dung, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào bài tập về lý thuyết cơ sở hóa học; công thức, định luật và tính toán hóa học; vận dụng kiến thức vào thực tiễn Về hình thức BTHH, các loại hình thức được sử dụng là bài tập tự luận; trắc nghiệm khách quan và bài tập thực hành hóa học Trong đó hai hình thức bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan được sử dụng nhiều hơn Ngoài các hoạt động học tập trên lớp thì việc giao thêm cho học sinh BTVN cũng là việc cần thiết Theo kết quả thu được thì 95% GV đồng tình BTVN có dưới 10 bài tự luận và 85% GV đồng tình có dưới 40 câu TNKQ

Thông qua kết quả khảo sát, một lần nữa chúng ta nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc sử dụng BTHH trong dạy học phát triển năng lực

Trang 32

22

Tiểu kết chương 1

Thông qua chương 1, tác giả đã trình bày những nét tổng quan, căn bản nhất về năng lực tự học; BTHH và quá trình dạy học sử dụng BTHH trong dạy học Đầu tiên tác giả đã làm rõ về các khái niệm cơ bản như năng lực, năng lực tự học; phân tích cấu trúc của năng lực tự học môn Hóa học ; nêu vai trò và ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS; đề xuất một số phương pháp phát triển năng lực tự học cho HS Thứ hai, đối với phần BTHH, tác giả cũng đã đưa ra các khái niệm cơ bản, vai trò, nguyên tắc, quy trình xây dựng BTHH Bên cạnh đó còn phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc của năng lực hóa học và hoạt động trong quá trình dạy học sử dụng BTHH

Sau đó tác giả tiến hành đồng thời khảo sát thực trạng về khả năng tự học của 184 HS tại hai ngôi trường THPT Hòa Bình − La Trobe − Hà Nội và trường THPT Vân Tảo và khảo sát 20 GV về thực trạng sử dụng BTHH trong giảng dạy Hóa học tại một số trường thuộc địa bàn cụm Hoàn Kiếm − Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

Thông qua lý luận thực tiễn kết hợp với điều tra thực nghiệm, tác giả đưa ra một số nhận định dưới đây Tự học là một quá trình vô cùng quan trọng đối với HS Thông qua quá trình tự học thì HS chủ động lĩnh hội tri thức và hình thành các kỹ năng, năng lực và phẩm chất,…Do đó việc hình thành cho HS năng lực tự hóa học là một việc làm cần thiết Về BTHH, đây là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học BTHH có thể thực hiện đồng thời nhiều chức năng, có mặt trong mọi giai đoạn của quá trình học Việc kết hợp sử dụng BTHH để phát triển năng lực tự học sẽ giúp nâng cao hiệu quả học tập môn Hóa học ở trường THPT Trên đây là một số nhận định cơ sở để tác giả tiếp tục giới thiệu Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần

“Năng lượng hóa học”, Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

Trang 33

− Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar đối với chất khí, nồng độ 1 mol/L đối với chất tan trong dung dịch và thường chọn nhiệt độ 25oC hay 298 K); nhiệt tạo thành fHo

298 và biến thiên enthalpy của phản ứng rHo

298 − Trình bày ý nghĩa của dấu và giá trị của biến thiên enthalpy của phản ứng rHo298 − Tính được biến thiên enthalpy của phản ứng rHo298 dựa vào nhiệt tạo thành hoặc năng lượng liên kết

2.1.2 Cấu trúc chương trình và yêu cầu cần đạt của phần “Năng lượng hóa học”

Bảng: 2.1 Cấu trúc chương trình phần “Năng lượng hóa học”

TT Nội dung Thời

1 Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

5 tiết

− Trình bày được các khái niệm cơ bản về phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt; biến thiên enthalpy, nhiệt tạo thành − Phân loại một số phản ứng hóa học là phản ứng tỏa nhiệt hay phản ứng thu nhiệt

− Thực hành kiểm chứng sự biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

− Trình bày được ý nghĩa của dấu và giá trị biến thiên enthalpy rHo298

− Tính toán biến thiên enthalpy của một phản ứng hóa học theo nhiệt hình thành hoặc năng lượng liên kết

Trang 34

24 − Nhắc lại các công thức tính enthalpy theo nhiệt hình thành và năng lượng liên kết

− Vận dụng thành thạo hai công thức đã học để tính toán giá trị biến thiên enthalpy, nhiệt hình thành, năng lượng liên kết trong những phản ứng hóa học cụ thể

− Vận dụng kiến thức về biến thiên enthalpy để giải quyết một số vấn đề thực tế như sử dụng năng lượng

3 Kiểm tra đánh giá 1 tiết

− Kiểm tra đánh giá các kiến thức, kỹ năng đã được học trong phần “Năng lượng hóa học”

2.2 Ma trận phân bậc tư duy của hệ thống BTHH phần “Năng lượng hóa học”

2.2.1 Ma trận phân bậc tư duy của BTHH tự luận

Hệ thống BTHH được thiết kế và phân loại theo các dạng bài và sắp xếp theo các mức độ tư duy từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao

− Mức độ nhận biết (NB): HS nhắc lại được kiến thức, kỹ năng đã học − Mức độ thông hiểu (TH): HS hiểu kiến thức, kỹ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân

− Mức độ vận dụng (VD): HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống

− Mức độ vận dụng cao (VDC): HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, thực tiễn một cách linh hoạt

Bảng: 2.2 Ma trận phân bậc tư duy của BTHH tự luận

Dạng 1 Bài tập lý thuyết về phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

bài 7, bài 5

bài 1, bài 3, bài 4

bài 2, bài 6

7

Dạng 2 Bài tập lý thuyết về khái niệm, ý nghĩa của biến thiên enthalpy

bài 8, bài 10, bài 11

bài 9, bài 12, bài 13

bài 14

7

Trang 35

25 Dạng 3 Bài tập tính biến

thiên enthalpy dựa vào nhiệt tạo thành

bài 15, bài 17, bài 18, bài 20, bài 21, bài 25

bài 16, bài 19, bài 24

bài 22, bài 23

11

Dạng 4 Bài tập tính biến thiên enthalpy dựa vào năng lượng liên kết

bài 27, bài 29, bài 31, bài 32

bài 26, bài 30 bài 28, bài 33

8

Dạng 5 Bài tập vận dụng vào thực tiễn

bài 37, bài 42, bài 43, bài 49

bài 38, bài 39, bài 40, bài 44, bài 50, bài 46

bài 35, bài36, bài 41, bài 45, bài 47, bài 48

16

2.2.2 Ma trận phân bậc tư duy của BTHH trắc nghiệm khách quan

Bảng: 2.3 Ma trận phân bậc tư duy của BTHH trắc nghiệm khách quan

Dạng 1 Lý thuyết về phản ứng thu nhiệt, tỏa nhiệt; biến thiên enthalpy; ý nghĩa của biến thiên enthalpy

câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7, câu 8, câu 9, câu 11, câu 26, câu 27,

câu 28

câu 12, câu 13, câu 14, câu 15, câu 16, câu 17, câu 18, câu 19, câu 21, câu 25,

câu 26

câu 10, câu 20, câu 22, câu 23, câu 24, câu 29

29

Dạng 2 Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng qua nhiệt tạo thành

câu 39 câu 30, câu 31,

câu 32, câu 37, câu 38, câu 40

câu 33, câu 34, câu 36, câu 41,

câu 43

câu 35, câu 42

14

Dạng 3 Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng qua năng lượng liên kết

câu 47 câu 44, câu 45,

câu 46, câu 48, câu 49

câu 50

7

Trang 36

Bài 3 Dự đoán các quá trình sau là tỏa nhiệt hay thu nhiệt Hãy giải thích

a Đốt cháy magnesium trong không khí, xuất hiện ngọn lửa cháy sáng b Đun khí gas để làm chín các món ăn

c Sự phân hủy magnesium nitrate dưới tác dụng nhiệt

Bài 4 Dự đoán các quá trình sau là thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích a Hòa tan ít bột giặt trong tay với một ít nước, thấy tay ấm

b Pha viên sủi vào nước, thấy cốc nước mát hơn c Sự bay hơi của nước biển

d Sự ngưng tụ của hơi nước Bài 5 Đánh dấu “x” vào ô tương ứng để hoàn thiện bảng sau

Phản ứng tỏa nhiệt Phản ứng thu nhiệt

a Quá trình pháo hoa cháy sáng trong không khí

b Quá trình quang hợp của thực vật c Quá trình oxi hóa carbohydrate trong cơ thể con người

d Đốt magnesium trong không khí e Nhiệt phân magnesium nitrate

Trang 37

27

Bài 6 Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy cho các phản ứng dưới đây

a Quá trình đốt cháy sulfur để tạo thành sulfur dioxide, biết nhiệt tạo thành chuẩn của SO2(g) là −296,8 kJ/mol

b Điều chế oxygen theo Joseph Priestley: HgO(s) → Hg(l) + 1

2O2(g) biết nhiệt tạo thành chuẩn của HgO(s) là −90,5 kJ/mol

c Nhiệt phân calcium carbonate, biết khi nhiệt phân 1 mol calcium carbonate cần cung cấp 178,49 kJ nhiệt lượng

Bài 7 Hình dưới đây biểu diễn biến thiên enthalpy của quá trình oxi hóa glucose bởi

oxygen Viết phương trình hóa học của phản ứng trên, cho biết phản ứng xảy ra là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Giải thích

Dạng 2 Bài tập về khái niệm, ý nghĩa của biến thiên enthalpy Bài 8 Phân biệt enthalpy tạo thành chuẩn của một chất và biến thiên enthalpy chuẩn

của phản ứng Lấy ví dụ minh họa

Bài 9 Hỗn hợp baking soda (NaHCO3) và giấm (CH3COOH) có thể được sử dụng để làm bóng sàn nhà Hỗn hợp này tạo ra một lượng lớn bọt Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: NaHCO3(s)+CH3COOH(aq)→CH3COONa(aq)+CO2(g)+H2O(l) ∆rH298o = 94,30 kJ Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Vì sao? Tìm những ứng dụng khác của phản ứng trên

Bài 10 Trong lò luyện gang, thép thường xảy ra phản ứng khử iron (III) oxide bằng chất

khử là carbon monoxide Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng là: Fe2O3(s) + 3CO(g)  2Fe(s) + 3CO2(g) ∆rH298o = −24,74 kJ Hãy hoàn thành sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng trên

Trang 38

28

Bài 11 Phản ứng giữa sulfur và fluorine xảy ra theo phương trình hóa học sau:

S(g) + 2F2(g) → SF4(g) ∆rH298o = −775 kJ Hãy hoàn thành sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng trên

Bài 12 Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

NaOH(aq) + HCl(aq) → NaCl(aq) + H2O(l) ∆rH298o = −57,3 kJ Hãy vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng

(Complete Chemistry for Cambridge IGCSE[22])

Bài 13 Hãy vẽ sơ đồ biểu diễn sự biến thiên năng lượng enthalpy của các quá trình sau:

a Quá trình đốt cháy sulfur thành sulfur dioxide b Phản ứng thu nhiệt H2O(g) + C(s)  H2(g) + CO(g)

(Cambridge International AS and A Level Chemistry Coursebook [26])

Bài 14 Viết phương trình nhiệt hóa học của các quá trình tạo thành những chất sau từ đơn chất

a Quá trình tạo thành nước ở trạng thái khí, biết rằng khi tạo thành 1 mol hơi nước từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất trong điều kiện chuẩn giải phóng 214,6 kJ nhiệt lượng

Trang 39

29 b Quá trình tạo thành hydrogen iodide (HI) ở trạng thái khí, biết rằng khi tạo thành 1 mol khí HI từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất trong điều kiện chuẩn cần phải cung cấp 26,5 kJ nhiệt lượng

c Quá trình tạo thành ammonia (NH3) ở trạng thái khí, biết rằng để tạo thành 2,5 gam khí ammonia từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất trong điều kiện chuẩn cần giải phóng 22,99 kJ nhiệt lượng

Dạng 3 Tính biến thiên enthalpy dựa vào nhiệt tạo thành Bài 15 Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên Xét phản ứng đốt cháy

methane: CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2 H2O(l) ∆rH298o = −890,3 kJ Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là −393,5 và −285,8 kJ/mol Hãy tính nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane

(AQA Chemistry A Level Student Book [32])

Bài 16 Carbon disulfide, CS2 là chất lỏng dễ bay hơi, dễ cháy và được sinh ra một lượng nhỏ trong núi lửa

a Viết PTHH của quá trình đốt cháy hoàn toàn CS2 để sinh ra CO2 và SO2 b Tính nhiệt hình thành chuẩn của CS2 khi biết các giá trị sau

− Biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình đốt cháy hoàn toàn 1 mol CS2 (l) bằng −1110 kJ/mol − Nhiệt hình thành chuẩn của CO2(g) bằng −395 kJ/mol

− Nhiệt hình thành chuẩn của SO2(g) bằng −298 kJ/mol

(Cambridge International AS and A Level Chemistry[28])

Bài 17 Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sau:

2NaHCO3(s)  Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(l) Biết các giá trị

Chất NaHCO3(s) Na2CO3(s) CO2(g) H2O(l) ΔfHo298 (kJ/mol) −950,8 −1130,7 −393,5 −285,8

(Cambridge International AS and A Level Chemistry[28])

Bài 18 Tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau:

2Al(s) + Fe2O3(s)  2Fe(s) + Al2O3(s) Biết ΔfHo

298 [Fe2O3(s)] = −824,2kJ/mol, ΔfHo

298 [Al2O3(s)] = −1675,7kJ/mol

Bài 19 Copper(II) nitrate phân hủy ở nhiệt độ cao Phản ứng này thu nhiệt

2Cu(NO3)2(s)  2CuO(s) + 4NO2(g) + O2(g)

Trang 40

30 a Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng trên b Tính giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng bằng các thông tin sau

Bài 21 Vào giữa những năm 1700, một phương pháp đã được đưa ra để điều chế khí

chlorine từ sodium chloride như sau: 4NaCl(s) + 2H2SO4(l) + MnO2(s) → 2Na2SO4(s) + MnCl2(aq) + 2H2O(l) + Cl2(g) Dựa trên giá trị enthalpy tạo thành, hãy tính biến thiên enthalpy cho phản ứng trên Phản ứng là thu nhiệt hay toả nhiệt? Biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất được cho trong bảng sau:

Chất NaCl(s) H2SO4(l) MnO2(s) Na2SO4(s) MnCl2(aq) H2O(l) ΔfHo

Ngày đăng: 04/09/2024, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w