1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh lớp 7 trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện theo bộ sách cánh diều

165 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Dạy học đọc hiểu văn bản truyện góp phần phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh Văn bản truyện thường có cốt truyện cùng với những mô tả tinh tế của tác giả, hình ảnh và ngôn ngữ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ THU TRANG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC THẨM MĨ CHO HỌC SINH LỚP 7

TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN

(THEO BỘ SÁCH CÁNH DIỀU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 3

i

LỞI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được xuất phát từ yêu cầu trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu

Các số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được thu thập trong quá trình nghiên cứu và không trùng lặp với các đề tài khác

Tác giả

Đỗ Thu Trang

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, trước hết tôi xin bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc tới TS.Phạm Thị Thu Hiền – cô đã trực tiếp chỉ bảo, hướng

dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn tới các giảng viên của Trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài này đã nhiệt tình giảng dạy và trang bị cho tôi những tri thức chuyên môn quý báu

Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ và động viên để tôi có thể hoàn thành Luận văn

Một lần nữa, tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất!

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

Tác giả

Đỗ Thu Trang

Trang 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 9

1.2.2 Sự khác nhau giữa đọc thẩm mĩ và đọc trừu xuất 16

1.2.3 Vai trò và ý nghĩa của đọc thẩm mĩ 20

1.3 Đặc điểm của văn bản truyện 21

1.3.1 Quan niệm về truyện 21

1.3.2 Đặc trưng của truyện 21

1.3.3 Phân loại truyện 24

1.4 Yêu cầu của chương trình môn Ngữ văn 2018 về đọc hiểu truyện đối với học sinh lớp 7 25

1.5 Đặc điểm của các văn bản truyện trong sách giáo khoa lớp 7 bộ Cánh Diều 27

Trang 7

1.6 Phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản truyện 39

1.7 Thực trạng dạy đọc thẩm mĩ cho HS lớp 7 trong dạy học đọc hiểu truyện 41

2.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 54

2.2.1 Đảm bảo đáp ứng mục tiêu dạy học 54

2.2.2 Bám sát các yêu cầu về đọc hiểu văn bản truyện 55

2.2.3 Tập trung vào phát triển năng lực đọc thẩm mĩ 55

2.2.4 Đảm bảo tính khả thi 56

2.2.5 Đảm bảo tính vừa sức 56

2.2.6 Tích cực hóa năng lực của học sinh 57

2.3 Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh lớp 7 trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện 76

2.3.1 Thiết kế các nhiệm vụ đọc thẩm mĩ cho học sinh ở giai đoạn trước, trong và sau khi đọc 76

a) Sử dụng câu hỏi kết nối ở giai đoạn trước khi đọc của học sinh 76

b) Vận dụng lí thuyết hồi ứng thâm nhập ở giai đoạn trong và sau khi đọc của học sinh 79

2.3.2 Phát triển khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh 85

Chiến thuật 1: Tổng quan về văn bản 85

Chiến thuật 2: Cuộc giao tiếp văn học 89

Chiến thuật 3: Câu hỏi kết nối tổng hợp 90

Chiến thuật 4: Mối quan hệ hỏi đáp 92

Trang 8

Chiến thuật 5: Đọc suy luận 92

2.3.3 Chú trọng hoạt động trải nghiệm trong khi đọc 93

Chiến thuật 1: Đánh dấu và ghi chú bên lề 94

Chiến thuật 2: Cộng tác ghi chú 95

Chiến thuật 3: Mối quan hệ nhận thức và siêu nhận thức 96

Chiến thuật 4: Cuốn phim trí óc 97

2.4 Quy trình dạy học phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh lớp 7 trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện 57

2.4.1 Trước khi dạy 57

Bước 1: Hướng dẫn HS đọc văn bản và chuẩn bị 58

Bước 2: Khởi động, tạo tâm thế trước khi đọc hiểu 60

2.4.2 Trong khi dạy 65

Bước 3: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến văn bản truyện 65

Bước 4: Đọc, khám phá tri thức và bộc lộ cảm xúc của bản thân 68

Bước 5: Luyện tập củng cố, vận dụng 73

2.4.3 Sau khi dạy 74

Bước 6: Mở rộng kiến thức và sáng tạo 74

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 102

3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

Trang 9

1

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

1.1 Năng lực đọc thẩm mĩ có vai trò quan trọng

Trong khi chỉ ra sự khác biệt giữa đọc trừu xuất và đọc thẩm mĩ, Giáo sư Louise M Rosenblatt đã đồng thời thể hiện tầm quan trọng của năng lực đọc thẩm mĩ Nếu như đọc trừu xuất là cách đọc hướng đến khách thể (văn bản) khi tập trung chủ yếu vào việc thu nhận các thông tin từ văn bản (như thông tin, sự kiện,…) thì đọc thẩm mĩ lại là cách đọc hướng tới chủ thể, đây là cách đọc chú trọng đến cảm xúc, thái độ và các ý tưởng xuất hiện ở người đọc trong suốt quá trình đọc

Tâm hồn người đọc trở nên rung động hơn khi đọc thẩm mĩ, giúp họ đắm chìm trong một thế giới hình tượng Mà ở trong thế giới đó, họ có thể trải nghiệm mọi cung bậc tình cảm như vui buồn, hả hê, sung sướng, căm giận Nhờ vào trạng thái tâm thế và tình cảm đó, người đọc hiểu được các khía cạnh mới của tác phẩm, những gì mà trước đó họ chưa nhận thức được Như vậy, đọc thẩm mĩ làm cho người đọc và tác phẩm có sự tương tác với nhau, người đọc từ việc sống cùng với thế giới hình tượng, hiểu người khác rồi tiến tới hiểu chính bản thân, tâm hồn mình và thay đổi bản thân mình tích cực hơn

Chính bởi đọc thẩm mĩ là cách đọc hướng tới chủ thể, người đọc đọc để hiểu mình và cần có sự tham gia tích cực của chủ thể trong quá trình đọc đó Do vậy, sẽ làm nảy sinh ý nghĩa và thay đổi chủ thể Sức mạnh bồi đắp tâm hồn, tình cảm, giáo dục phẩm chất, nhân cách của HS có được là nhờ cách đọc thẩm mĩ này

1.2 Dạy học đọc hiểu văn bản truyện góp phần phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh

Văn bản truyện thường có cốt truyện cùng với những mô tả tinh tế của tác giả, hình ảnh và ngôn ngữ phong phú Nhờ vào tính chất nghệ thuật này, việc dạy đọc hiểu văn bản truyện giúp học sinh tiếp xúc với những yếu tố

Trang 10

2 thẩm mĩ như cách xây dựng nhân vật, tạo hình cảnh, sử dụng ngôn từ và tạo hiệu ứng âm thanh, nhịp điệu trong văn bản, Nhất là với các văn bản truyện thường mang đến cho người đọc những trạng thái tâm lý và cảm xúc đa dạng, từ niềm vui, sự hồi hộp, nỗi buồn, tình yêu đến sợ hãi, Đồng thời, trong quá trình dạy đọc hiểu văn bản truyện, học sinh được trải nghiệm và đồng cảm với các nhân vật, từ đó phát triển khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc thông qua việc đọc và thảo luận về tác phẩm

Dạy học đọc hiểu văn bản truyện đóng góp vào việc phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh Bởi qua việc tiếp cận và thực hành đọc các tác phẩm văn học, đặc biệt là truyện, học sinh sẽ được khám phá và trải nghiệm các yếu tố thẩm mĩ như hình ảnh, tình tiết, ngôn ngữ, cảm xúc, ngôi kể,…của nhân vật được thể hiện trong văn bản Bằng cách này, học sinh có cơ hội phát triển khả năng đọc hiểu sâu sắc, tìm hiểu và cảm nhận các yếu tố thẩm mĩ trong văn chương Điều này không chỉ nâng cao khả năng đọc và hiểu văn bản, mà còn giúp học sinh phát triển khả năng nhận xét và đánh giá giá trị thẩm mĩ của tác phẩm

1.3 Giáo viên chưa chú trọng phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh lớp 7

Trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản, cần quan tâm đến cả hai phương pháp đọc: đọc trừu tượng và đọc thẩm mỹ Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc dạy học sinh đọc theo cách thẩm mĩ thường ít được chú trọng mà chỉ tập trung vào khai thác nội dung, nghệ thuật của văn bản, suy nghĩ, tâm trạng,…của các nhân vật trong tác phẩm đó Do vậy, cần điều chỉnh lại cách dạy đọc thẩm mĩ cho đúng bản chất nhưng vẫn hài hòa, thống nhất với các yêu cầu đọc khác

Bên cạnh đó, hiện nay trong các tiết dạy đọc hiểu, GV thường tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy kĩ năng đọc hiểu cơ bản như tìm hiểu ý chính, tìm thông tin chi tiết trong văn bản mà chưa đặc biệt chú trọng vào các yếu tố

Trang 11

3 thẩm mĩ của văn bản Điều này có thể dẫn đến việc học sinh chỉ tập trung vào việc nhận biết thông tin mà bỏ qua khả năng thưởng thức và đánh giá các yếu tố thẩm mĩ trong văn bản

Đặc biệt, chương trình Ngữ văn mới dù đã có các tiết học đọc hiểu văn bản và thực hành đọc hiểu văn bản song chưa có hướng dẫn cụ thể nào về

phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho HS lớp 7 trong dạy học đọc hiểu hết

Vì những lí do đã nêu ở trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh lớp 7 trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện (theo bộ sách Cánh Diều) để nghiên cứu với mong muốn góp phần đưa ra

những hướng dẫn cụ thể để triển khai phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh lớp 7 theo chương trình SGK Ngữ văn mới và để đáp ứng xu thế dạy học lấy HS là trung tâm trong nhà trường hiện nay

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Những nghiên cứu về đọc thẩm mĩ

Có khá nhiều các tác giả trong và ngoài nước đã tiến hành những nghiên cứu về đọc thẩm mĩ Trên thế giới có thể kể đến những tác giả tiêu biểu như Louise M Rosenblatt, Kim L Lium, M Alayne Sullivan, Wolfgang Iser…

Trong đó, tác giả Louise M Rosenblatt đem đến rất nhiều những công trình nghiên cứu có giá trị to lớn về vấn đề đọc thẩm mĩ trong dạy học Ngữ

văn ở trường phổ thông như: Literrature as Exploration (Văn học là sự khám phá) (1938) [29], The Reader, The Text, The Poem: The Transactional Theory of the Literary Work (Người đọc, văn bản, bài thơ: Lí thuyết thâm nhập tác phẩm văn học) (1978) [30] hay Make Meaning with the Texts: Selected Esays (Tạm dịch: Kiến tạo nghĩa của văn bản: Tuyển tập những bài báo khoa học)

(1963) [31] Trong những nghiên cứu đó của mình, L.Rosenblatt thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề về mối quan hệ giữa người đọc và văn bản trong một chỉnh thể thống nhất và có sự tác động qua lại lẫn nhau, tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa đọc thẩm mĩ và đọc trừu xuất

Trang 12

4 Cùng quan điểm với L.Rosenblatt, trong công trình nghiên cứu

Pragmatics and Aesthetic Reading: From Theory Based Analysis to an Analytic Framework [32] của mình, hai tác giả Kim L Lium và M Alayne

Sullivan đã chỉ ra vai trò của đọc thẩm mĩ và lí do phải đọc thẩm mĩ Tác giả cũng khẳng định đọc thẩm mĩ là một quá trình chủ động của người đọc mà giữa người đọc với tác phẩm văn học sẽ có sự giao thoa với nhau Theo đó, khi đọc thẩm mĩ, các con chữ trong văn bản sẽ trở nên sinh động hơn với người đọc

Với Wolfgang Iser, trong hai cuốn “The Implied Reader” [35] và “The Act of Reading: A Theory of Aesthetic Response” [36], ông đã nhấn mạnh vai

trò của người đọc trong quá trình đọc thẩm mĩ Ông chỉ ra sự tương tác giữa văn bản và người đọc, cho rằng đọc thẩm mỹ không mang tính áp đặt ý nghĩa của văn bản với người đọc mà là kích thích những suy nghĩ của người đọc Những khoảng trống và sự không xác định trong văn bản mời gọi sự tham gia của người đọc Chính nhờ sự tham gia tích cực này mà người đọc trở thành người đồng sáng tạo ra ý nghĩa cho văn bản

Còn ở Việt Nam, có thể kể đến tác giả Đỗ Ngọc Thống khi ông cũng từng chỉ ra tầm quan trọng của đọc thẩm mĩ trong một bài viết của mình:

“Đọc thẩm mỹ là con đường, cách thức chính để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ Năng lực ngôn ngữ thể hiện qua các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe; còn năng lực văn học trước hết thể hiện qua các kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ: Biết quan sát, suy nghĩ, rung động; biết thưởng thức, đánh giá cái đẹp của tác phẩm văn học cũng như trong đời sống.” [38]

Hay trong luận án của mình về đề tài Đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

[14], tác giả Nguyễn Phương Mai đã nghiên cứu và bổ sung thêm một số luận điểm mới về các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học đọc thẩm mĩ trong thể

Trang 13

5 loại thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông, từ đó giúp HS nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản

Trong bài “Xác định cấu trúc và đường phát triển một số năng lực trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông” đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục, tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân cho rằng: “Thẩm mĩ là khái niệm thuộc phạm trù mĩ học, liên quan đến sự cảm nhận và thể hiện bản chất của cái đẹp, của nghệ thuật và gắn với tình cảm, cảm xúc của con người” [26] Với cách

hiểu này, có thể thấy năng lực thẩm mĩ sẽ thể hiện sự nhận thức và cảm xúc của mỗi cá nhân đối với các hiện tượng thẩm mĩ trong cuộc sống Đây là cách để thể hiện trực tiếp trạng thái rung động của con người trước những hiện tượng thẩm mĩ khách quan, bao gồm cả trong tự nhiên và trong lĩnh

vực nghệ thuật Theo tác giả, cấu trúc của năng lực thẩm mĩ gồm: “1/ Nhận thức về cái đẹp; 2/ Thể hiện rung cảm của cá nhân trước cái đẹp; 3/ Chia sẻ, giao lưu với người khác về cái đẹp; 4/ Sáng tạo những sản phẩm mang tính thẩm mĩ.” [20; 50] Với 5 mức độ là: “1/Nhận diện các yếu tố thẩm mĩ; 2/Bày tỏ tình cảm thẩm mĩ; 3/Khái quát giá trị thẩm mĩ; 4/Làm chủ, lan tỏa cảm xúc thẩm mĩ; 5/ Khám phá, sáng tạo thẩm mĩ.” [20; 51]

Ngoài ra, khi nói về năng lực thẩm mĩ, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà

cho rằng: “NL văn nói chung, trước hết là NL văn chương, không chỉ bó hẹp trong NL đọc, viết hay nghe, nói Phát triển NL đọc và các kĩ năng giao tiếp vừa là mục tiêu của dạy học và học văn vừa là con đường để hình thành một NL văn khác, trực tiếp gắn liền với đời sống tinh thần và khả năng sáng tạo văn học của con người” [36, tr.4] Như vậy, từ quan điểm

của tác giả có thể thấy năng lực đọc thẩm mĩ cũng chính là một biểu hiện của năng lực văn

Tác giả Phan Trọng Luận cũng đã nhấn mạnh yếu tố tình cảm thẩm

mĩ qua các công trình nghiên cứu như: Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường [10], Cảm thụ văn học và giảng dạy văn học [11], Văn chương

Trang 14

6

bạn đọc sáng tạo [12], Phương pháp dạy học Văn [13],…Theo tác giả, nếu

bị tước bỏ đi nội dung tình cảm thẩm mĩ của văn bản thì dù được đọc văn

hay dạy văn cũng sẽ làm mất đi hoàn toàn ý nghĩa của văn bản đó: “Đọc văn hay dạy văn cũng sẽ mất hết ý nghĩa khi nội dung tình cảm thẩm mĩ của văn bản bị tước bỏ” [39; 228]

Qua đây, có thể thấy mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu sâu về giáo dục thẩm mĩ, phát triển năng lực thẩm mĩ và đặc biệt là đọc thẩm mĩ trong dạy học Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông, nhưng trong các nghiên cứu của mình, các tác giả đã ít nhiều đề cập đến vấn đề này Các công trình nghiên cứu, luận án và bài viết trong lĩnh vực này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc thẩm mĩ trong quá trình dạy học các tác phẩm văn học

2.2 Những nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản truyện

Có tương đối nhiều các bài viết, công trình nghiên cứu về các văn bản truyện và dạy học văn bản truyện cho HS, có thể kể đến những tác giả như Phạm Thị Thu Hương, Trịnh Cam Ly, Nguyễn Thị Hạnh,…Các tác giả đều tập trung khai thác nội dung dạy học đọc hiểu ở các cấp, các khối lớp Trong đó, cụ thể:

Tác giả Trần Đình Sử đã chỉ ra bản chất, tầm quan trọng của đọc hiểu

văn bản cho HS trong Đọc hiểu văn bản – Một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy Văn hiện nay, ông nêu: “Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc – hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ Do đó hiểu bản chất môn văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực là chủ thể của học sinh.” [16]

Trang 15

7 Trong luận án của mình, tác giả Trịnh Cam Ly chỉ rõ mục đích của việc

dạy học đọc hiểu văn bản đó là “học sinh tự đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa, tiến tới đọc hiểu những văn bản gặp trong học tập và đời sống” [41;

41]

Ở một khía cạnh khác, tác giả Phạm Thị Thu Hương đã nêu: “muốn học văn, phải bắt đầu từ việc chính bản thân học sinh, với tư cách là bạn đọc, làm việc với văn bản” để “kiến thức học sinh có được phải bắt đầu bằng chính quá trình kiến tạo nghĩa của họ từ văn bản ấy chứ không phải là những nội dung đã được cảm nhận hộ, rung động thay rồi “truyền mớm”, trao nhận” [42; 12] Như vậy, có thể thấy việc HS tự mình chiếm lĩnh được nội

dung của văn bản và thông qua đó để hiểu chính bản thân mình là rất quan trọng

Tác giả Nguyễn Thị Hạnh nêu ra bản chất của đọc hiểu: “là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho mình (người đọc)” [42; 26] Từ quan điểm của

mình, tác giả Nguyễn Thị Hạnh cũng cho rằng hoạt động đọc hiểu cũng chính là hoạt động đọc cho mình, hướng sự quan tâm tới tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ,…của chính người đọc

Như vậy có thể thấy trên thực tế có khá nhiều các bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho HS Tuy nhiên, những bài viết, công trình đi sâu nghiên cứu về phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho HS trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện thì lại chưa có Nếu có thì chỉ là những công trình nêu lên ý nghĩa, vai trò của năng lực đọc thẩm mĩ cũng như những đề xuất quy trình tổ chức hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả đọc thẩm mĩ trong một thể loại cụ thể nào đó

Trang 16

8

Trên đây là những lí do để chúng tôi lựa chọn vấn đề Phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh lớp 7 trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện (theo Bộ Cánh Diều) để nghiên cứu

3 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho HS lớp 7 trong dạy học văn bản truyện

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở khoa học của đề tài - Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho HS lớp 7 trong dạy học văn bản truyện

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho HS lớp 7 trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Các văn bản truyện cho HS lớp 7 trong sách Ngữ văn Cánh Diều – Tập 1, 2, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022 gồm: Người đàn ông cô độc giữa rừng (Trích tiểu thuyết Đất rừng Phương Nam - Đoàn Giỏi), Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê), Dọc đường xứ Nghệ (Trích tiểu thuyết Búp sen xanh - Sơn Tùng), Bạch tuộc (Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển - Giuyn Véc-nơ), Chất làm gỉ (Rây Brét-bơ-ry), Nhật trình Sol 6 (Trích Người về từ Sao Hoả - En-đi Uya), Ếch ngồi đáy giếng; Đẽo cày giữa đường; Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (Ê-dốp)

Trang 17

9

6 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn Cụ thể khi nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến khuôn khổ nội dung của nghiên cứu này Phương pháp nghiên cứu lí luận được vận dụng khi xây dựng cơ sở nghiên cứu lí luận cho việc đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ cho HS trong dạy học văn bản truyện lớp 7 Từ việc phân tích, tổng hợp các số liệu, so sánh, đối chiếu, để từ đó đưa ra được những nhận xét, đề xuất của tác giả luận văn ở các chương về thực trạng, biện pháp dạy học đọc hiểu thẩm mĩ cho học sinh lớp 7 ở văn bản truyện

6.2 Phương pháp quan sát

Phương pháp này được vận dụng khi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, quan sát, dự giờ, các tiết dạy văn bản truyện lớp 7 của bộ Cánh Diều nhằm bổ sung lí luận và chỉnh lí các biện pháp sư phạm

Đồng thời quan sát về chất lượng học sinh ở các lớp lựa chọn để thực nghiệm và đối chứng

Ngoài ra, phương pháp quan sát còn được dùng để quan sát, ghi chép và đánh giá hoạt động của HS, GV trong các tiết dạy đọc thẩm mĩ văn bản truyện lớp 7, bộ Cánh Diều ở một số trường

6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp được sử dụng để bước đầu kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xuất để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đọc thẩm mĩ văn bản truyện lớp 7 cho HS Tiến hành tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điền tra, so sánh kết quả thu được với cách dạy đọc truyền thống trước đây

Trang 18

10

6.4 Phương pháp khảo sát

Phương pháp khảo sát được vận dụng khi tiến hành tìm hiểu thực trạng dạy học đọc thẩm mĩ cho HS lớp 7 ở trường THCS môn Ngữ văn và đánh giá mức độ hiểu văn bản của HS ở lớp thực nghiệm, đối chứng sau khi đã tiến hành thực nghiệm

7 Những đóng góp của đề tài

Bổ sung một số luận điểm mới về các biện pháp tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ văn bản truyện cho HS lớp 7, góp phần nâng cao năng lực đọc thẩm mĩ cho HS

Phản ánh được thực trạng dạy học đọc thẩm mĩ trong đọc hiểu văn bản truyện cho HS lớp 7 hiện nay

Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho HS lớp 7 trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện, bộ Cánh Diều

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2 Biện pháp phát triển năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh lớp 7 trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 19

11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Năng lực đọc hiểu

A.N.Leochiev, một nhà tâm lí học cho rằng: “NL là đặc điểm cá nhân quy định việc thực hiện thành công một hoạt động nhất định” [9; 31]

Trong chương trình giáo dục Quécbec (Chương trình QDTH Quécbéc -

Bộ giáo dục Canada - 2004): “NL là khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực, Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ phía nhà trường cũng như những kinh nghiệm của HS: những kỹ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn những nguồn lực bên ngoài chẳng hạn như bạn cùng lớp, thầy, cô giáo, các chuyên gia hoặc các nguồn tin khác” [24; 26]

Theo Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn trong sách Tâm lý học đại

cương (1998): “NL là tổng hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực ấy” [19; 31]

Cụ thể hơn, tác giả Đỗ Ngọc Thống chỉ rõ: “Năng lực (competence) là những kiến thức (knowledge), kĩ năng (skills) và các giá trị (values) được phản ánh trong những thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân” [17]

Trang 20

12 Còn trong Chương trình tổng thể 2018, năng lực được định nghĩa là

thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể

Như vậy, đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về NL Từ những

quan điểm và phân tích nêu trên, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát: NL là tổng hòa của tiềm năng, khả năng, kỹ năng, tài năng về mặt thể chất, tri thức, tâm lý sẵn có và được đào tạo để thực hiện công việc một cách có hiệu quả và chất lượng cao Nói đến NL là phải nói tới khả năng thực hiện, nghĩa là phải biết làm chứ không chỉ biết hiểu Trong khuôn khổ luận văn này, chúng

tôi đồng ý với cách hiểu về năng lực theo Chương trình tổng thể 2018

1.1.2 Đọc hiểu

Đọc là một trong những kỹ năng cơ bản cần được rèn luyện cho HS

cùng với các kỹ năng nghe, nói, viết Bởi lẽ đọc chính là bước đầu tiên để tiếp cận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, đọc cũng chính là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì đã đọc

UNESCO đưa ra: “Đọc là khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải thích, sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng những tài liệu viết hoặc in ấn kết hợp với những bối cảnh khác nhau Nó đòi hỏi sự học hỏi liên tục cho phép một cá nhân đạt được mục đích của mình, phát triển kiến thức, tiềm năng và tham gia một cách đầy đủ trong xã hội rộng lớn” [25; 272-280]

Tác giả R.Lơvôp trong Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga cho rằng: “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)” [33]

Trang 21

13

Nguyễn Trọng Hoàn nêu ý kiến: “Văn hóa đọc được phát triển trên nền tảng của truyền thống giáo dục gia đình, nhà trường, môi trường cộng đồng và gắn liền với nhu cầu tự học Để vượt qua mức độ từ người đọc chăm chỉ trở thành người đọc thông minh, việc giáo dục ý thức học tập suốt đời và hình thành phương pháp, kĩ thuật đọc phù hợp vì thế có vai trò cực kì quan trọng” [37]

Trần Đình Sử (2013) cũng khẳng định đọc là quá trình “kiến tạo ý nghĩa, một quá trình đầy thử và sai, loại bỏ cái sai, dần dần xác lập cái đúng.” [16]

Tác giả Nguyễn Thanh Hùng cho rằng: “Đọc là khái niệm có tính lịch sử, là biểu hiện sự tiến hóa ngôn ngữ của con người mang bản chất văn hóa, nhận thức bằng ngôn từ để giao tiếp và phát triển cá thể cùng xã hội Đồng thời, đọc để khôi phục và phát huy những cảm giác tinh tế liên quan tới âm thanh bằng ngôn ngữ và âm điệu, giọng điệu của người đọc…” [6; 32]

Qua đây, có thể thấy rất nhiều các quan điểm được đưa ra về hành động đọc Dù đưa ra nhiều quan điểm nhưng tựu chung các nhà nghiên cứu đều chỉ

ra mục đích của việc đọc chính là để nắm bắt được thông tin cũng như ý nghĩa của văn bản, qua đó đọc để vận dụng thông tin, ý nghĩa của văn bản vào đời sống Tức là, đọc để học hỏi, đọc để có kiến thức làm chủ cuộc sống của bản thân

Đọc hiểu giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành

năng lực giao tiếp cho HS Nhờ việc biết cách đọc hiểu mà HS có khả năng tự mở rộng năng lực của bản thân qua việc tự học, tự bồi dưỡng kiến thức Giúp HS tự mình chiếm lĩnh được văn bản, biết tiếp nhận và xử lí thông tin Do vậy, đọc hiểu giữ một vị thế quan trọng trong quá trình dạy học

Rand Reading Study Group đưa ra quan điểm đọc hiểu là “quá trình xảy ra đồng thời việc trích lọc và xây dựng ý nghĩa cho VB thông qua sự

Trang 22

Nhà nghiên cứu Frank Smith (2004) cho rằng nghĩa gốc của thuật ngữ “đọc” (reading) là giải thích, hiểu (interpretation) được dùng để chỉ tất cả những hành động của chúng ta nhằm để hiểu, kiến tạo nghĩa cho những gì chúng ta thấy, những gì diễn ra xung quanh chúng ta Như vậy,…đọc hiểu là việc kiến tạo nghĩa lại dựa trên việc chúng ta liên hệ tình huống mới với những gì chúng ta đã biết (relating the situation you are in to everything you know already) [ 34; 13]

Trong Dạy học đọc hiểu ở tiểu học, tác giả Nguyễn Thị Hạnh nêu lên: “Bản chất của đọc hiểu là hoạt động giao tiếp, ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết tình cảm hoặc hành vi của chính mình”, còn “Bản chất của việc dạy học đọc hiểu là dạy một kĩ năng học tập” [2; 9]

Tác giả Đỗ Ngọc Thống cho rằng đọc hiểu văn bản “là toàn bộ quá trình tiếp xúc trực tiếp với văn bản (gồm cả quá trình cảm thụ kí hiệu vật chất và nhận ra ý nghĩa của những kí hiệu đó); Là quá trình nhận thức, quá trình tư duy (tiếp nhận, phân tích, lí giải ý nghĩa của văn bản, phát hiện ra ý nghĩa không có sẵn giữa các dòng văn, đọc ra những biểu tượng, ẩn ý của văn bản và diễn đạt lại bằng lời của người đọc, kiến tạo ý nghĩa văn bản); Là quá trình phản hồi, sử dụng văn bản” [17; 9]

Tác giả Nguyễn Thanh Hùng chỉ ra: “Bản chất của hoạt động đọc hiểu văn là quá trình lao động sáng tạo mang tính thẩm mĩ nhằm phát hiện ra những giá trị của tác phẩm trên cơ sở phân tích đặc trưng văn bản” [5; 24]

Trang 23

15

Với nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu nêu trên, có thể thấy đọc hiểu là quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ và suy luận diễn ra liên tục để nhằm chiếm lĩnh giá trị của văn bản Đọc hiểu là hoạt động có mục đích nhất định, tác động vào đối tượng để nhận thức và cải tạo bản thân

định, hiểu biết và đánh giá của con người trước mỗi sự vật, hiện tượng

Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân: “Thẩm mĩ là khái niệm thuộc phạm trù mĩ học, liên quan đến sự cảm nhận và thể hiện bản chất của cái đẹp, của nghệ thuật và gắn với tình cảm, cảm xúc của con người” mà qua đó “Cảm xúc thẩm mĩ bộc lộ toàn bộ thế giới tâm hồn cũng như cá tính và những trải nghiệm của một con người, biểu hiện những rung động của chủ thể thẩm mĩ trước đối tượng thẩm mĩ” [26; 48] Từ quan điểm của tác giả,

có thể thấy thẩm mĩ tức là nói về sự nhận thức, cảm xúc của mỗi cá nhân trước các sự vật, hiện tượng trong đời sống Đồng thời thể hiện những xúc cảm, rung động của con người với hiện tượng thẩm mĩ đó trong cả thế giới tự nhiên lẫn đời sống nghệ thuật

Với các quan điểm nêu trên về thẩm mĩ, có thể thấy thẩm mĩ trước hết chính là khả năng cảm nhận của mỗi người về cái đẹp Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi cho rằng cái đẹp trong thẩm mĩ sẽ bao hàm cả quan niệm về niềm vui, nỗi buồn, cái bi, cái hài, sự cao cả, sự thấp hèn, tốt, xấu, thiện, ác,…mà ở đó chứa đựng tình cảm, cảm xúc, rung động ở tâm hồn của mỗi con người

Trang 24

16 Đọc thẩm mĩ (Aesthetic reading) theo quan điểm của nhà nghiên cứu

L Rosenblatt: “Đọc thẩm mĩ là một quá trình chủ động, người đọc tập trung suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận của cá nhân với từng tác phẩm văn học Để tạo ra trải nghiệm sống, người đọc phải chú ý thể hiện cảm xúc, thái độ, ý tưởng, tình huống, tính cách và tình cảm Sự kết nối và trải nghiệm này là bản chất của đọc thẩm mĩ Với đọc thẩm mĩ, đọc trở thành thứ mà ngôn từ văn bản "khuấy trộn" người đọc” [31] Với nghĩa này, đọc thẩm mĩ giúp cho ý nghĩa

của văn bản không chỉ thể hiện tính khách quan qua hệ thống kí hiệu trên trang văn bản mà còn thể hiện cả cảm xúc, sự kết nối và hiểu biết, trải nghiệm của mỗi cá nhân Tác giả chỉ ra đọc thẩm mĩ sẽ bắt nguồn từ những gì người đọc làm, lựa chọn ý kiến lập trường và thực hiện các hoạt động liên quan đến văn bản đó

Ở luận văn này, chúng tôi đồng tình với quan điểm của nhà nghiên cứu

L Rosenblat rằng đọc thẩm mĩ là cách đọc quan tâm đến cảm xúc, thái độ và các ý tưởng xuất hiện ở người đọc trong suốt quá trình đọc Bởi đọc

thẩm mĩ luôn gắn với tác phẩm văn học, nhờ đọc thẩm mĩ các tác phẩm văn học, đặc biệt văn bản truyện, HS sẽ biết rung động với cái đẹp, nhận ra đúng sai, biết suy nghĩ và hành động phù hợp hơn, biết đồng cảm, thấu hiểu với các nhân vật Từ đó, có thể tạo ra cái đẹp trong chính cuộc sống của mình

1.2.2 Sự khác nhau giữa đọc thẩm mĩ và đọc trừu xuất

Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà nêu ra: “đọc trừu xuất là cách đọc để hiểu, để rút ra nghĩa từ văn bản, xem văn bản nói cái gì, nó gắn với phân tích, giảng giải và thích hợp với việc đọc các văn bản không phải văn học” [23; 3] Từ quan điểm này, có thể thấy đọc trừu xuất giúp người đọc nắm bắt được thông tin, nội dung khách quan, hiểu nghĩa từ văn bản Do vậy,

cách đọc này hướng vào khách thể (văn bản)

Tác giả Louise Michelle Rosenblatt đã chỉ ra sự khác biệt giữa “đọc trừu xuất” (Efferent reading) và “đọc thẩm mĩ” (Aesthetic reading) Theo

Trang 25

17

bà, nếu như đọc trừu xuất là cách đọc để hiểu chủ yếu thu nhận thông tin từ

văn bản (các thông tin, sự kiện, dữ liệu, hành động,…) giúp người đọc hiểu được văn bản, xem văn bản muốn trao đổi thông điệp gì thì đọc thẩm mĩ là

cách đọc để cảm nhận lại chỉ ra cách đọc quan tâm tới xúc cảm, thái độ và ý

tưởng xuất hiện ở người đọc trong quá trình đọc văn bản Từ quan điểm của

tác giả, có thể thấy đọc thẩm mĩ sẽ hướng tới chủ thể (người đọc), còn đọc trừu xuất thì lại hướng đến khách thể (tác phẩm) Mặc dù cả hai cách đọc

đều có thể dùng để đọc các văn bản văn học và văn bản thông tin nhưng đọc trừu xuất sẽ phù hợp khi đọc các văn bản thông tin, còn đọc thẩm mĩ lại phù hợp khi đọc các văn bản văn học hơn

Trần Quốc Khả trong luận án của mình đã nêu đọc trừu xuất phù hợp với mục đích của người đọc để tìm kiếm dữ liệu, trích xuất thông tin trong

văn bản đó: “Sự chú ý của độc giả tập trung chủ yếu vào những gì được “mang đi” sau khi đọc, đó là các thông tin thu thập được, các giải pháp hợp lí cho một yêu cầu cụ thể, các hành động được thực hiện” [8; 32] Còn đọc thẩm mĩ: “Sự chú ý của độc giả tập trung trực tiếp vào những gì anh ta đang trải nghiệm trong mối quan hệ với một văn bản cụ thể Đó là sự bắt đầu từ văn bản để “lắng nghe” bản thân, “sống cùng với văn bản… Thay vì “hướng ngoại” như đọc li tâm, đọc thẩm mĩ chủ yếu “hướng nội”…” [9;

33] Vậy là, có thể thấy mục đích của đọc trừu xuất chỉ đòi hỏi người đọc cần phải xác định được nghĩa khách quan ở văn bản, còn mục đích đọc thẩm mĩ lại đòi hỏi người đọc phải phản hồi và tương tác với nghĩa đang được tạo lập từ văn bản đó

Tác giả Nguyễn Phương Mai đặc biệt chỉ rõ sự khác nhau giữa đọc

thẩm mĩ và đọc trừu xuất Nếu như đọc thẩm mĩ mang ý nghĩa đọc để cảm nhận, để thưởng thức, để suy nghĩ, trải nghiệm, để liên hệ, nhìn nhận về chính bản thân của người đọc Đọc để hiểu ý nghĩa rút ra từ văn bản (TPVH), từ đó tác động làm thay đổi chủ thể người đọc, góp phần bồi đắp

Trang 26

18

tâm hồn, tình cảm, giáo dục phẩm chất, nhân cách của người đọc (HS).Thì đọc trừu xuất mang ý nghĩa đọc để hiểu nội dung, hiểu nghĩa của văn bản và để tiếp nhận kiến thức [14]

Đọc thẩm mĩ không phải là sự tương tác một chiều mà là mối quan hệ hòa trộn, tương hỗ giữa người đọc với tác phẩm trong suốt quá trình đọc diễn ra Nó đòi hỏi người đọc phải tham gia, hóa thân vào thế giới hình tượng của nhân vật, phải sống trong thế giới của tác phẩm bằng cả lí trí, tình cảm và

kinh nghiệm sống của bản thân Do vậy, bản chất của đọc thẩm mĩ là sự giao thoa giữa người đọc và tác phẩm Còn đọc trừu xuất chỉ đòi hỏi người đọc

chủ yếu nắm được thông tin và ý nghĩa của các thông tin đó một cách logic,

do vậy bản chất của đọc trừu xuất chính là sự tiếp nhận thông tin

Có thể lấy ví dụ khi dạy văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng (Trích tiểu thuyết Đất rừng Phương Nam - Đoàn Giỏi) [21; 15] trong SGK

Ngữ văn 7 bộ Cánh Diều và dùng cách đọc trừu xuất này Người đọc sẽ cần

đọc để hiểu nội dung chính của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng đó

là cuộc gặp gỡ của cha con cậu bé An với nhân vật Võ Tòng - người đàn ông cô độc giữa rừng Cuộc gặp tuy ngắn ngủi nhưng đã cho người đọc thấy được tinh thần của những con người Nam Bộ trong thời kì đất nước bị xâm chiếm thật kiên cường và dũng cảm Để thấy được nội dung của vản bản này, người đọc trước hết sẽ cần hiểu được tất cả các từ ngữ có trong văn bản rồi phân tích các thông tin thu thập được ở văn bản Từ đó, người đọc sẽ biết về hoàn cảnh của nhân vật Võ Tòng và lí do tại sao anh ta lại là người đàn ông cô độc như vậy, đồng thời HS sẽ thấy được tinh thần dũng cảm, thái độ căm ghét giặc Pháp của nhân vật Võ Tòng Như vậy, có thể thấy đọc trừu

xuất văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng thì chỉ yêu cầu chúng ta đọc

và thu nhận được những gì từ việc đọc đó mà thôi

Còn khi đọc thẩm mĩ thì chú trọng đến cảm xúc, thái độ và các ý tưởng xuất hiện ở người đọc trước, trong và sau khi đọc Chẳng hạn, ở giai đoạn

Trang 27

19

trước khi đọc bài Dọc đường xứ Nghệ [21; 27] của HS, GV có thể nêu một vài câu hỏi như: “Em đã lần nào tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là thời thơ ấu của Bác chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về Bác.” hoặc: “Em và bố đã bao giờ có chuyến đi riêng với nhau chưa? Ở những lần đi riêng đó, em và bố đã trao đổi những điều như thế nào? Nếu là một đứa trẻ lớn lên giữa thời chiến tranh loạn lạc, em sẽ có suy nghĩ thế nào?… để HS có sự

chuẩn bị tâm lý, cảm xúc trước khi bắt đầu bước vào đọc bài, để thấy cuộc trao đổi giữa cha con là rất bình thường song cuộc trao đổi của 2 cha con Phó Bảng sắp tới đây về chủ đề yêu nước thông qua vẻ đẹp non sông, lịch sử đất nước lại rất đặc biệt Và trong quá trình HS đọc bài, GV có thể gợi dẫn một số

câu hỏi để đọc thẩm mĩ như: “Nếu là cậu bé Côn, em sẽ hỏi cha mình những điều gì?” hay “Khi đọc đến đoạn hội thoại của 2 cha con Phó Bảng về câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy, em có suy nghĩ gì? Có đồng ý với ý kiến của cậu bé Côn về các nhân vật trong truyện không?; Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói của ông Phó Bảng rằng: “Dáng núi non của quê hương ta thường thể hiện khát vọng của con người”?,…Sau khi HS đọc văn bản, GV sẽ đặt yêu cầu: “Dựa theo nội dung bài học, em hãy vẽ tranh minh họa cho những cảnh đẹp được nhắc đến trong bài; Nếu là tác giả, em sẽ viết thêm cho câu chuyện này thế nào?; Em hãy thử đóng vai ông Phó Bảng và giải thích theo một cách khác về các địa danh được nhắc đến trong bài.”, Như vậy, với cách đọc

thẩm mĩ này sẽ yêu cầu người đọc phải tham gia, suy nghĩ, liên hệ và hóa thân vào thế giới hình tượng của các nhân vật Khiêm, Côn, ông Phó Bảng để có thể hiểu được sâu sắc cảm nhận, suy nghĩ và hành động của các nhân vật Qua

đó đã thể hiện được sự giao thoa giữa người đọc và tác phẩm

Mặc dù có những điểm khác nhau, tuy nhiên hai cách đọc này lại có sự gắn bó với nhau, qua khách thể để biểu đạt chủ thể Cả hai cách đọc đều quan trọng trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học Đúng như tác giả

Trang 28

20

Louise Michelle Rosenblatt đã nói: “cần nuôi dưỡng cả hai cách đọc” Trong

khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi tập trung đến cách đọc thẩm mĩ

1.2.3 Vai trò và ý nghĩa của đọc thẩm mĩ

Một trong những điểm mới của Chương trình Ngữ văn 2018 đó là hình thành và phát triển cách đọc, kỹ năng đọc cho HS để HS có thể mở rộng đọc hiểu được các văn bản khác cùng loại

Chương trình học hiện nay rất chú trọng phát triển cho học sinh bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Đặc biệt ở môn Ngữ văn, HS được rèn luyện chủ yếu ở các kỹ năng này Mà để chiếm lĩnh được các kỹ năng đó, HS sẽ thực hiện thông qua việc đọc hiểu văn bản và thực hành trên các kiểu văn bản thông dụng

Vai trò quan trọng của đọc thẩm mĩ trong dạy học Ngữ văn được thể hiện ở quá trình chủ động của người học Người đọc tập trung suy nghĩ, hiểu biết, trải nghiệm, chia sẻ và thấu hiểu trong các tác phẩm văn học Chính bản thân người học sau khi đọc thẩm mĩ sẽ phải tự tạo ra trải nghiệm sống, thể hiện được cảm xúc, tình cảm, thái độ, tính cách,… của mình Như vậy, qua hệ thống ngôn từ văn bản, tác phẩm văn học sẽ đến với người đọc qua cả sự kết nối trải nghiệm, tạo nên bản chất của đọc thẩm mĩ

Từ việc được sống với thế giới hình tượng của nhân vật trong tác phẩm, người đọc sẽ ngộ ra thế giới tâm hồn của người khác trong tác phẩm, qua đó thấu hiểu được chính tâm hồn mình, từ đó tiến tới giác ngộ bản thân trở nên tốt hơn Đó cũng chính là một vai trò quan trọng của việc đọc thẩm mĩ

Đọc thẩm mĩ bao gồm mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội Chính bởi vậy, ý nghĩa của đọc thẩm mĩ vừa mang tính khách quan, thể hiện trên văn bản mà vừa mang tính chủ quan thể hiện sự kết nối, trải nghiệm của mỗi người

Trang 29

21

1.3 Đặc điểm của văn bản truyện

1.3.1 Quan niệm về truyện

Theo Leo Tolstoy, "Truyện là cách để truyền tải những thông điệp và giá trị về đạo đức, tình yêu, sự nhân văn và sự hiểu biết về con người" [28;

69] Theo ông, truyện tập trung vào việc miêu tả một hoặc một số nhân vật, sự kiện, hành động hoặc tình huống, thường có một thông điệp hay ý nghĩa nhất định Truyện thường được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, nhưng chứa đựng sức mạnh và hiệu quả truyền tải thông điệp

Trong cuốn Thi pháp hiện đại, tác giả Đỗ Đức Hiểu đưa ra định nghĩa về truyện rằng: "Truyện là một loại hình văn học trình bày một sự kiện, một hoàn cảnh hoặc một tình huống qua nhân vật, qua các sự kiện, hành động của các nhân vật Truyện cũng là một cách truyền tải tri thức, kinh nghiệm sống và giá trị đạo đức cho người đọc, thông qua những tình tiết hư cấu trong đó" [4; 3]

Từ điển Tiếng Việt (2003) nêu định nghĩa truyện có nghĩa là “tác phẩm văn học miêu tả tỉnh cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn.” [15; 1053]

Sách giáo khoa lớp 6, bộ Cánh Diều đưa khái niệm: “Truyện là một thể loại văn học thường kể lại câu chuyện bằng một số sự kiện liên quan đến nhau, có mở đầu, phát triển và kết thúc Truyện nhằm giải thích hiện tượng đời sống, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ” [20; 6]

Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chọn quan niệm về truyện theo bộ sách giáo khoa Cánh Diều để thuận tiện trong nghiên cứu

1.3.2 Đặc trưng của truyện

Truyện chủ yếu được biểu hiện qua lối văn trần thuật, ở đó mở ra một thế giới với các nhân vật trong dòng chảy cuộc đời của họ Mối quan hệ của các nhân vật với nhau, cảnh mà nhân vật tiếp xúc đều thuộc về kết cấu cũng như giọng điệu nghệ thuật của nhà văn Chất giọng của tác giả giữ vai trò lớn

Trang 30

22 trong việc tạo nên thi pháp thể loại Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi nhận thấy văn bản truyện có những đặc điểm sau đây:

- Đề tài và chủ đề trong truyện thường rất đa dạng Đề tài sẽ nêu lên

lĩnh vực mà nhà văn đã lựa chọn, khái quát, đưa ra nhận thức của mình và thể hiện trên văn bản, qua đó bộc lộ ý đồ sáng tác của nhà văn Còn chủ đề lại chỉ ra các vấn đề cơ bản được nêu qua văn bản đó mà thông qua đây sẽ thể hiện được sự quan tâm, nhận thức, suy nghĩ của nhà văn với cuộc sống xung quanh Bởi truyện là một thể loại văn học, do đó nó có rất nhiều đề tài và chủ đề trong truyện như tình yêu, phiêu lưu, khoa học viễn tưởng, xã hội, văn hóa và chính trị, hài hước,…

- Truyện có chi tiết, sự kiện, tình huống, cốt truyện Nếu thơ ca mang

đậm dấu ấn chủ quan thì truyện lại phản ánh đời sống qua tính khách quan của nó, thể hiện ở con người, hành vi, sự kiện trong truyện mà được kể lại bởi người kể chuyện Truyện thường chứa các chi tiết, sự kiện và biến cố để xây

dựng cốt truyện, thúc đẩy tiến triển câu chuyện Do vậy, cốt truyện ở đây sẽ

bao gồm một chuỗi các tình tiết, sự việc,…xảy ra liên tiếp có liên quan đến nhau để phản ánh được hiện thực, qua đó góp phần khắc họa chi tiết, sinh động hơn về mối quan hệ giữa con người với con người, con người với môi trường xung quanh và mỗi truyện cũng sẽ có những chi tiết riêng biệt để tạo nên nội

dung và phong cách của nó

- Bối cảnh trong truyện và thời gian, không gian Thời gian và không

gian trong truyện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên bối cảnh, môi trường và cấu trúc cốt truyện Tác giả xác định không gian trong truyện để đặt bối cảnh và môi trường cho các nhân vật hoạt động, tạo nên một hình ảnh sống động và đưa độc giả vào trong câu chuyện Thông qua việc thay đổi không gian, truyện có thể diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau Nhân vật có thể đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác, khám phá những nơi mới, tạo ra sự đa dạng cho câu chuyện Thời gian có thể được sử dụng để

Trang 31

23 xác định chuỗi sự kiện trong câu chuyện Truyện có thể diễn ra trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, hoặc để cung cấp thông tin bổ sung và làm sáng tỏ câu chuyện Tác giả có thể sắp xếp các sự kiện trong truyện theo thứ tự tuần tự hoặc không theo tuần tự Như vậy, thời gian và không gian trong truyện đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bối cảnh, cấu trúc cốt truyện, tạo nên môi trường và tình huống cho các nhân vật

- Về nhân vật và tính cách nhân vật trong văn bản truyện có vai trò

quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện, mang lại sự sống động và tạo nên sự tương tác trong truyện Chính thông qua sự tương tác giữa hành động, suy nghĩ, lời nói và các sự kiện trong truyện mà làm nổi bật lên được tính cách của nhân vật Đây là những yếu tố quan trọng để độc giả hiểu và tạo liên kết với nhân vật Cụ thể, nhân vật trong truyện có thể là con người, loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa Các nhân vật trong truyện, mỗi nhân vật sẽ mang những đặc điểm riêng biệt về ngoại hình và tính cách Do vậy, khi đọc văn bản truyện, người đọc có thể dựa vào những đặc điểm riêng biệt đó qua lời kể của người kể chuyện để hiểu được hành động, lời nói và ý nghĩ của nhân vật đó Đồng thời, sự phát triển của nhân vật trong suốt câu chuyện là điều quan trọng để tạo nên sự lôi cuốn và khám phá cho câu chuyện

- Người kể chuyện trong văn bản truyện có thể ở ngôi thứ nhất hoặc ở ngôi thứ ba Và ở với mỗi ngôi kể khác nhau thì sẽ đem lại những tác dụng khác nhau Người kể chuyện sẽ sử dụng ngôn từ, xây dựng cấu trúc câu

chuyện và tạo ra sự kết nối với độc giả, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông điệp của câu chuyện Người kể chuyện ngôi thứ nhất đóng vai trò là nhân vật trong câu chuyện và thuật lại câu chuyện từ góc nhìn của chính mìn Tác giả sử dụng ngôi “tôi” để diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của mình Do vậy với ngôi kể thứ nhất, người kể có thể nêu rõ ràng, trực tiếp những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình Còn người kể chuyện ngôi thứ ba có điểm nhìn đứng ngoài câu chuyện và thuật lại câu

Trang 32

24 chuyện từ góc nhìn khách quan để diễn đạt những sự kiện và hành động của các nhân vật

- Ngôn ngữ vùng miền trong truyện Trong truyện, ngôn ngữ vùng

miền thường được sử dụng để tạo nét đặc trưng và thể hiện sự đa dạng văn hóa, địa lý và xã hội của các nhân vật và môi trường trong câu chuyện Việc sử dụng ngôn ngữ vùng miền trong truyện có thể mang lại sự sống động và cảm giác chân thực cho người đọc

Bởi ngoài ngôn ngữ của người kể chuyện thì còn có ngôn ngữ của các nhân vật Ngoài lời đối đáp, hội thoại thì còn có lời độc thoại nội tâm Ngôn ngữ kể khi thì là lời kể bên ngoài, khi thì lại nhập tâm, hóa thân vào nhân vật Nhưng đa phần, ngôn ngữ kể chuyện gần gũi với ngôn ngữ đời sống, người đọc dễ hiểu, dễ cảm nhận hơn

1.3.3 Phân loại truyện

Truyện là một thể loại văn học phong phú và đa dạng Việc phân loại truyện sẽ giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa những tác phẩm phù hợp với sở thích của mình, đồng thời sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận tác phẩm đó Để phân loại truyện, có thể dựa theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào tiêu chí và mục đích phân loại khác nhau Có thể phân theo thể loại, theo đối tượng đọc, theo hình thức, nội dung hay phong cách viết của các tác giả Cụ thể:

Phân theo thể loại truyện, với hình thức này, truyện có thể được phân loại theo các thể loại văn học như truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện tranh, truyện dã sử, truyện cổ tích,

Phân loại theo đối tượng đọc sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ, của đối tượng đọc đó Chẳng hạn như truyện thiếu nhi, truyện dành cho thanh thiếu niên, truyện dành cho người lớn,

Phân loại theo hình thức, chẳng hạn theo hình thức trình bày như truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dài, truyện tranh,…

Trang 33

25 Phân loại theo nội dung như truyện tình cảm, truyện kinh dị, truyện phiêu lưu, truyện hài hước, truyện lịch sử,

Phân loại theo phong cách thì có thể phân loại theo phong cách viết của tác giả, chẳng hạn như truyện hiện đại, truyện cổ điển, truyện có tính chất văn học cao, truyện giải trí,

Như vậy, truyện có thể phân loại thành rất nhiều các loại khác nhau Tuy nhiên, các phân loại này không phải là hoàn toàn độc lập và thường có sự chồng lấn, liên kết với nhau Chẳng hạn, nếu phân theo hình thức thì văn

bản Bố của Xi-mông sẽ thuộc thể loại truyện ngắn, nhưng nếu phân theo

phong cách thì văn bản trên cũng thuộc loại truyện hiện đại

1.4 Yêu cầu của chương trình môn Ngữ văn 2018 về đọc hiểu truyện đối với học sinh lớp 7

Để có thể hiểu đúng, hiểu sâu hơn các tầng ý nghĩa của văn bản, mỗi thể loại lại có những yêu cầu khác nhau khi đọc Đối với văn bản truyện, theo tác giả Đỗ Ngọc Thống, khi đọc văn bản truyện dù với bất cứ kiểu loại nào cũng

phải chú ý đến đặc trưng tự sự (kể việc) Nghĩa là phải quan tâm xem khi đọc

văn bản truyện cần phải biết chuyện gì xảy ra, xảy ra ở đâu, vào bối cảnh nào, câu chuyện xảy ra ra sao, hệ thống nhân vật, ngôn ngữ của cả người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, điểm nhìn thế nào, ngôi kể và tác dụng của

d) Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn

Trang 34

26 Về đọc hiểu hình thức:

a) Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật không gian, thời gian

b) Nhận biết được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện; qua lời người kể chuyện

c) Nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể

Về liên hệ, so sánh, kết nối: a) Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học

b) Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm và cách giải quyết vấn đề của tác giả; nêu được lí do [1; 45]

Có thể thấy yêu cầu về đọc thẩm mĩ ít được đề cập hơn so với đọc trừu xuất mà việc phát triển năng lực đọc thẩm mĩ trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện rất cần thiết

Nếu như chương trình Ngữ văn 6 chỉ yêu cầu HS “nêu được bài học” [1; 41] thì lên lớp 7, yêu cầu đã được nâng cao hơn ở mức ngoài việc HS “nêu được bài học” thì các em cần “nêu được trải nghiệm trong cuộc sống” và thể hiện được “thái độ đồng tình hay không đồng tình” với các suy nghĩ, hành

động, tình cảm, của tác giả Đồng thời nêu lên được lí do cho sự lựa chọn ấy Bên cạnh đó, chương trình Ngữ văn 6, bộ Cánh Diều HS được học về đọc thẩm mĩ qua các thể loại truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện đồng thoại, truyện ngắn với tổng 9 văn bản đọc hiểu Còn sang đến năm lớp 7, HS đã có thể được học phát triển năng lực đọc thẩm mĩ trên tổng số 12 văn bản thuộc các thể loại truyện tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng và truyện ngụ ngôn Như vậy, so với chương trình Ngữ văn 6, chương trình Ngữ

Trang 35

27 văn 7 bộ Cánh Diều đã bổ sung thêm, làm rõ hơn cho việc phát triển năng lực đọc thẩm mĩ ở HS trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện này

Bởi vậy trong luận văn của mình, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu phát triển năng lực đọc thẩm mĩ trong dạy học văn bản truyện lớp 7 bộ Cánh Diều

1.5 Đặc điểm của các văn bản truyện trong sách giáo khoa lớp 7 bộ Cánh Diều

Tùy theo nội dung phản ánh, độ dài ngắn khác nhau, chủ thể sáng tác, mà truyện được chia thành nhiều loại: truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện dài (tiểu thuyết), truyện vừa, truyện ngắn, truyện thơ Nôm… Các thể loại truyện có trong chương trình Ngữ văn lớp 7 bộ Cánh Diều được dạy bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng và truyện ngụ ngôn Cụ thể:

Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự kiện phức

tạp; cốt truyện thường không chia thành nhiều tuyến; chi tiết cô đúc; lời văn mang nhiều ẩn ý; [20; 65]

Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt

truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng [21; 13] Ở trường, HS chỉ đọc hiểu các đoạn trích từ tiểu thuyết

mà thôi

Với cách chia theo thành truyện ngắn và tiểu thuyết, trong sách Ngữ

văn lớp 7 bộ Cánh Diều bao gồm các văn bản: Người đàn ông cô độc giữa rừng (Trích tiểu thuyết Đất rừng Phương Nam - Đoàn Giỏi), Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê), Dọc đường xứ Nghệ (Trích tiểu thuyết Búp sen xanh - Sơn Tùng), Bố của Xi-mông (Guy Đơ Mô-pa-xăng)

Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm văn học mà ở đó, tác

giả tưởng tượng, hư cấu dựa trên thành tựu khoa học của khoa học và công nghệ Truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu

Trang 36

28

nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời [21; 58] Bao gồm các văn bản: Bạch tuộc (Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển - Giuyn Véc-nơ), Chất làm gỉ (Rây Brét-bơ-ry), Nhật trình Sol 6 (Trích Người về từ Sao Hoả - En-đi Uya), Một trăm dặm dưới mặt đất (Trích Cuộc du hành vào lòng đất - Giuyn Véc-nơ)

Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường

mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ, hoặc về chính con người để nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống [22; 3] Được thể hiện qua những văn bản: Ếch ngồi đáy giếng; Đẽo cày giữa đường; Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (Ê-dốp); Thầy bói xem voi (Theo Trương Chính)

Như vậy, trong sách Ngữ văn lớp 7 bộ Cánh Diều có tổng cộng 12 văn

bản truyện Các văn bản đó có một số đặc điểm chung khái quát thể hiện ở

những điều sau đây:

- Thứ nhất, về hình thức, các văn bản truyện trên đều được viết hoặc

trích dẫn dưới dạng truyện ngắn, có độ dài từ vài trang đến khoảng dưới 10 trang giúp học sinh thuận lợi trong việc đọc, hiểu và ghi nhớ văn bản

+ Người đàn ông cô độc giữa rừng (6 trang), Buổi học cuối cùng (5 trang), Dọc đường xứ Nghệ (4 trang), Bố của Xi-mông (3 trang)

+ Bạch tuộc (4 trang), Chất làm gỉ (5 trang) Nhật trình Sol 6 (4 trang), Một trăm dặm dưới mặt đất (2 trang)

+ Ếch ngồi đáy giếng (2 trang); Đẽo cày giữa đường (2 trang); Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (2 trang); Thầy bói xem voi (1 trang)

- Thứ hai, về ngôn ngữ Ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản

truyện trên thường được dùng với những từ ngữ rất phong phú, đa dạng về hình ảnh, câu văn song cũng rất dễ hiểu Chẳng hạn những văn bản thuộc thể

loại truyện ngụ ngôn như: Ếch ngồi đáy giếng; Đẽo cày giữa đường; Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (Ê-dốp),…đều được viết rất xúc tích, dễ hiểu Các

truyện thuộc thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết thì lại có những văn bản sử dụng

Trang 37

29

từ ngữ địa phương, vùng miền (Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ,…) thể hiện được sự đa dạng nhưng thống nhất trong ngôn ngữ vùng miền Hay ở các văn bản thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng (Bạch tuộc, Chất làm gỉ, Nhật trình Sol 6,…) lại chứa các từ ngữ thuộc về lĩnh vực

kỹ thuật, khoa học, công nghệ phù hợp với bối cảnh, thời đại và tình huống trong truyện để tạo nên một thế giới tưởng tượng có tính logic và khoa học

- Thứ ba, nội dung các văn bản truyện thường xoay quanh các chủ đề

phổ biến như tình bạn, tình cảm gia đình, cuộc sống, tình yêu (như Người đàn ông cô độc giữa rừng - Trích Đất rừng Phương Nam thông qua lời kể của bé

An và nhân vật “tôi” để làm hiện lên cuộc đời của Võ Tòng,…), hiện tượng tự

nhiên, khoa học viễn tưởng (như Bạch tuộc - Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển lấy đề tài khám phá đại dương đầy bí ẩn khi con con tàu No-ti-lớt gặp

phải đàn bạch tuộc khổng lồ và phải tìm cách để chống lại chúng, ) rất thu hút và hấp dẫn học sinh Các nội dung đó thường được xây dựng dựa trên các tình huống, câu chuyện thú vị, dễ gây cảm động cho độc giả (như sự khát khao, ước mơ giản dị rất đáng thương, ngây thơ của một đứa trẻ thiếu thốn

tình cảm của bố trong văn bản Bố của Xi-mông),…

- Thứ tư, các văn bản truyện trong sách thường có mục đích nhất định đó là giúp học sinh có thêm kiến thức về văn học, rèn luyện kỹ năng

đọc hiểu, tư duy phân tích, suy luận và đánh giá tác phẩm văn học Ngoài ra, các văn bản truyện cũng có mục đích giáo dục đạo đức, nhân văn, giúp

học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp và tư duy sáng tạo Như văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng giáo dục HS thêm hiểu, thêm yêu mến đặc điểm tính cách của con người nơi đất rừng U Minh; Buổi học cuối cùng thể hiện

lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc;

hay Chất làm gỉ sẽ khơi gợi ở HS sự sáng tạo để có thể sáng chế những thứ có

ích đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người như anh trung sĩ trong truyện

Trang 38

30 Trên đây chính là một vài những đặc trưng khái quát chung của các văn bản truyện trong sách Ngữ văn lớp 7 bộ Cánh Diều Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi văn bản đều sẽ có những đặc điểm riêng biệt để tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản đó mà yêu cầu người đọc cần có sự tìm hiểu, nghiền ngẫm để tiếp nhận được toàn bộ câu chuyện Cụ thể, trong bảng 1.1

dưới đây, chúng tôi sẽ nêu lên sơ lược đặc trưng, khái quát của các văn bản truyện có trong SGK Ngữ văn 7, bộ Cánh Diều (xem Bảng 1.1):

STT Tên

văn bản

Nguồn, tác giả

Thể loại

Nội dung Nghệ thuật Ghi

chú (SGK)

1 Người

đàn ông cô độc giữa rừng

Trích tiểu thuyết

Đất rừng Phương Nam -

Đoàn Giỏi

Truyện tiểu thuyết

Đây là cuộc gặp gỡ của cha con cậu bé An với nhân vật Võ Tòng-người đàn ông cô độc giữa rừng Cuộc gặp tuy ngắn ngủi nhưng đã cho người đọc thấy được tinh thần của những con người Nam Bộ trong thời kì đất nước bị xâm chiếm thật kiên cường và dũng

- Qua sự quan sát tinh tế, lời văn mộc mạc, bình dị, chi tiết, cụ thể, những con người phương Nam mộc mạc, chất phác, dũng cảm và giàu tình người cũng được khắc họa chân thật,

Tập Trang 15

Trang 39

1-31

-Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị, đậm chất Nam Bộ -Tính cách nhân vật được miêu tả qua ngoại hình, hành động 2 Buổi

học cuối cùng

phông-xơ Đô-đê

An-Truyện ngắn

Câu chuyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể đó là tình yêu tiếng nói của dân tộc Qua đó nêu lên một chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm

Ngôi kể ở ngôi thứ nhất với nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo Thông qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng,…các nhân vật đã hiện lên thật

Tập Trang 21

Trang 40

1-32 được chìa khóa chốn lao tù…”

sinh động

đường xứ Nghệ

Trích tiểu thuyết

Búp sen xanh -

Sơn Tùng

Truyện tiểu thuyết

Đoạn trích kể về hành trình của cha con cụ Phó Bảng khi đi qua các địa danh, mỗi địa danh cha con đi qua lại gắn với một câu chuyện lịch sử Từ

chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con về phẩm chất, đức tính làm người

- Nghệ thuật kể chuyện đầy hấp dẫn, thú vị Qua đó, gửi gắm những bài học lịch sử sâu sắc - Lối viết là sự kết hợp giữa tự sự và miêu tả, biểu cảm

Tập Trang 27

1-4 Bố của

mông

Xi-Guy Đơ Mô-pa-xăng

Truyện ngắn

Đoạn trích đã khắc họa thành công hình tượng cậu bé Xi-mông với những suy nghĩ, tình cảm chân thật của em Câu chuyện thể hiện sự cảm

Qua sự quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả, khắc họa, diện mạo của từng nhân vật hiện lên thật

Tập Trang 38

Ngày đăng: 04/09/2024, 11:07

w