1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Chức năng bảo vệ Tổ quốc của nhà nước phong kiến Việt Nam - Giá trị và bài học kinh nghiệm

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xuất phát từ sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc nghiên cứu vàtái hiện những giá trị lịch sử trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời rútra những kinh nghiệm lịch sử c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN VIỆT HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC(Định hướng nghiên cứu)

HA NỘI, NAM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIET TATTCN: Trước Công Nguyên.

QDND: Quân đội nhân dân.CAND: Công an nhân dân.

ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.ARF: Diễn đàn khu vực ASEAN

EAS: Hội nghị cấp cao Đông Á /Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.CPTPP: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

XHCN: Xã hội chủ nghĩa.

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.

Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Sinh viên thực hiện

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦUCHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE LÍ LUẬN VE CHỨC NANG BẢO VE TOQUOC CUA NHÀ NƯỚC PHONG KIEN VIET NAM -‹ 111.1 Khái niệm, vai trò, nội dung chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước 111.2 Quan điểm của nhà nước phong kiến Việt Nam về bảo vệ Té quốc 141.3 Nội dung, vai trò của chức năng bảo vệ Tổ quốc của nhà nước phong kiến

TIẾN TTđL1g11556115:15565151155502595565G0515ESEEEEEASESEESEASEEEEEEESEEEESSESSESSESESSESEESEESEEEESLESEESESSSSSEEESSSSEEE 16

1.3.1 Vai trò của chức năng bảo vệ Tổ quốc của nhà nước phong kiến Việt Nam 161.3.2 Nội dung chức năng bảo vệ Tổ quốc của nhà nước phong kiến Việt Nam 181.4 Những yếu tố tác động đến chức năng bảo vệ Tổ quốc của nhà nước phongkiến Việt NÀHHussressstintiriitiittgitBiTDTSEEDHREHEEHEEHERGERREEEIEEERHRHSERISSREINRTHĐH 191.4.1 Yếu tổ chính tHị - 5s 5s 5521521121121 e 201.4.2 Yếu tố kinh tỄ - 55 2215211211211 e 201.4.2 Yếu tố xã hội 55 S55 55 2222111211211211211211111121111 xe 221.4.3 Yếu tỔ 1 HƯÖHg cess 55 22 2222112112112112111112222121211 re 23:9⁄0000970600219/9) 16500577 29CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG THUC HIEN CHỨC NĂNG BAO VE TOQUOC CUA NHÀ NƯỚC PHONG KIEN VIET NAM -‹ 302.1 Những kết quả dat được ccccssssssssssssssesssssssssscssessessecsssssssscsssssecssessseneesseess 30

2.1.1 Thực hiện thắng lợi những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, tran ap cac thé

lực nồi đậy ở ÍFOHE THHÓC 52 51 22221121112112112112112112112121221222 ae 302.1.2 Xây dung, củng cổ tiêm lực quốc phòng bảo vệ TỔ quốc - 362.1.3 Quản li bảo vệ biên giới, chủ quyên lãnh thổ 2252 2222221222122212221 c6 42

Trang 6

2.1.4 Ban hành quy định pháp luật về bảo vệ TỔ qHỐC 52©552222 22222222 472.1.5 Thực hiện chính sách ngoại giao mém dẻo, linh hoạf -.sscssccssxcse2 512.1.6 Kết hợp xây dung và bảo vệ TỔ qHỐC 5252222222222212211221121121122 e6 55

2.1.7 Nguyên nhân của những thành tut cece cece Snnnnhnhhhhk tre 64

PO cần nh 672.2.1 Kháng chiến chống quân Minh (đầu thé kỉ XT) 552252 S222221222122ce 672.2.2 Kháng chiến chống thực dân Pháp (nửa sau thé ki XIX) 0.000.000.0000 ccc 68:95080970600219/9) 16720007757 73CHƯƠNG 3 GIA TRI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIEM DOI VỚI VIỆC XÂYDỰNG VÀ THUC HIEN CHỨC NANG BẢO VE TO QUOC CUA NHÀNƯỚC VIET NAMHIEN, NAY ssesesccswssccossecesvecevecvsceex sceeessvesseecevsvevsecvsseverwerocecwwse 743.1 Những giá trị kế thừa đối với việc xây dựng và thực hiện chức năng bảo vệTổ Quốc của nhà nước Việt Nam hiện nayy - 5-5 ©5s©seecseerserrrerrreee 743.2 Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử để nâng cao hiệu quả thực hiệnchức năng bảo vệ Tổ Quốc của nhà nước Việt Nam trong bối cảnh mới 803.2.1 Những tồn tại, hạn chế -s-sc t1 1111111111111 112 1 2n ra 803.2.2 Những vấn đề đặt ra đối với bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới 823.2.3 Bài học kinh nghiệm, giải pháp trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Việt

Nam giai doan hién nay botstttitsitttiBGIGSEIGSNESEAEENESESESREIESSESHEDSNGSEĐRGNESRADElSg0OSxSngpn, 83

9580970802199) 1661001010777 95s00 00777 A4dẢ.HA 100DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

LOI MỞ DAU1 Lido chon dé tai

Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược tại Đông Nam A, giáp với Trung Quốc ởphía Bắc Với bờ biển dài trải dọc Biển Đông, Việt Nam kiểm soát nhiều tuyếnđường biển quan trọng và có vị trí là cửa ngõ vào khu vực Đông Nam Á Vị trí nàykhiến Việt Nam trở thành mục tiêu của các cường quốc muốn mở rộng ảnh hưởngvà kiểm soát các tuyến thương mại - quân sự quan trọng trong khu vực Đồng thờinguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta vô cùng phong phú, bao gồm tài nguyênkhoáng sản, nông nghiệp và thủy sản Sự gần gũi về mặt địa lý giữa Việt Nam vàTrung Quốc dẫn đến nhiều tương tác lịch sử và văn hóa qua các thế kỷ song cũngtạo ra những xung đột khi các triều đại phong kiến Trung Quốc xem Việt Nam làmột phần của lãnh thổ họ hoặc như một vùng đất phải chính phục để mở rộng ảnhhưởng của mình Như vậy, trong lịch sử, các thế lực xâm lược từ phương Bắc đãnhìn thấy giá trị của việc kiểm soát vùng đất giàu có này, không chỉ dé khai thác tàinguyên mà còn dé bành trướng về mặt lãnh thé, mở rộng quyền lực và ảnh hưởngkinh tế

Trong quá trình đối mặt với những âm mưu và tham vọng xâm lược từ cácquốc gia bên ngoài, ngay từ những bước dau tiên trong lịch sử dung nước, các triềuđại phong kiến Việt Nam đã nhanh chóng nhận thức được tầm quan trọng của việcxây dựng một quốc gia vững mạnh phải song hành cùng với nhiệm vụ thiêng liênglà bảo vệ Tổ quốc Nhà nước phong kiến Việt Nam đã từng bước triển khai và thựchiện nhiều biện pháp đấu tranh quốc phòng kết hợp với các động thái đối ngoạikhôn khéo, linh hoạt nhưng vô cùng cương quyết, thực hiện sách lược “bang giaotrên thé mạnh”, “bang giao phòng ngừa”, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng tiềmlực quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Nhà nước phong kiến Việt Nam cũng chú trọngban hành các chính sách “bồi đưỡng sức đân” nhằm cải thiện đời sống của nhândân, thúc đây sự đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc trong nước, dé cùng nhauphòng chống thiên tai, mở mang bờ cõi và phát triển sản xuất Bên cạnh đó, nhànước phong kiến cũng không ngần ngại trấn áp mạnh mẽ bất kỳ bè đảng hay lực

Trang 8

lượng nao cấu kết với ngoại bang nhằm gây rối, bạo loạn, dam bảo hòa bình và ổnđịnh cho đời sống nhân dân, đồng thời bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lợiich cao nhất của dân tộc Những mục tiêu trên dù có thay đổi, bổ sung qua các thờikỳ dựa vào bối cảnh lịch sử khác nhau song tư tưởng xuyên suốt và chủ đạo vẫn làviệc giữ gìn nên độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ với chủ thể là nhà nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những cuộc xâm lấn khó nhận diệnhơn với quy mô không chi bằng “con người, vó ngựa” lại trở thành những tháchthức an ninh, quốc phòng mà Việt Nam đang phải đối mặt, việc khám phá và họchỏi từ quá khứ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Trước tình hình cấp thiết đó, vấnđể bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay van còn tổn tại nhiều bat cập: Năng lựcquản lý của một bộ phận cán bộ còn hạn chế; Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốctế chưa hoàn toàn theo kịp với những biến động phức tạp của tình hình thế giới; Anninh mạng tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, Khối đại đoàn kết toàn dântộc chưa được quan tâm đúng mức; Kinh tế - văn hóa chưa phát triển đồng bộ trêncả nước;

Lịch sử phong kiến Việt Nam đã chứng kiến nhiều thời kỳ vang đội vớinhững chiến công hiên hách trong việc bảo vệ đất nước trước những cuộc xâm lượccủa thế lực ngoại xâm Những kinh nghiệm quý báu từ các triều đại phong kiếnkhông chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn mang đến bài học vô giá cho thế hệ hômnay trong việc xây dựng và bảo vệ Té quốc trước những yêu cầu cấp thiết của thờiđại Bởi bảo vệ Tổ quốc không chỉ là một trong những chức năng hằng xuyên và cơ

ban của mọi nhà nước mà còn mang trong minh một ý nghĩa sâu xa, vượt xa giới

hạn của việc đơn thuần giữ vững lãnh thé Tại cốt lõi, nó đảm bảo sự tồn vong vàđộc lập tối thượng của quốc gia, tạo điều kiện không chỉ cho sự phát triển kinh tế -xã hội mà còn cho sự thịnh vượng lâu dài Sự ổn định mà chức năng này mang lại

là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư, từ đó

thúc day tăng trưởng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Đông thời,chiến lược bảo vệ Tổ quốc còn tạo diéu kiện thuận lợi cho việc hợp tác và pháttriển quan hệ đối ngoại, khẳng định vị thế độc lập và tự chủ trong cộng đồng quốc

Trang 9

tế của mỗi quốc gia Bên cạnh đó, việc bảo vệ Tổ quốc còn thúc đây mạnh mẽ tinh

thần yêu nước và sự đoàn kết dân tộc Từ đó, tạo nên sức mạnh tổng hợp, làm sâu

sắc thêm lòng tự hào và niềm tin vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước củatoàn thê nhân dân Vì vậy, chức năng bảo vệ Tổ quốc không chỉ là trách nhiệm vànghĩa vụ của nhà nước mà còn là vấn dé sống còn, thê hiện ý chí và khát vọng bảovệ chủ quyền, lãnh thé, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia

trước mọi thách thức.

Xuất phát từ sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc nghiên cứu vàtái hiện những giá trị lịch sử trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời rútra những kinh nghiệm lịch sử cho Việt Nam hiện nay, tác giả đã lựa chọn dé tài“Chức năng bảo vệ Tổ Quốc của nhà nước phong kiến Việt Nam - Giá trị và bàihọc kinh nghiệm ” làm để tài luận văn thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu đề tàiĐã có rất nhiều nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau của van dé: Chứcnăng bảo vệ Tổ quốc của nhà nước nói chung và chức năng bảo vệ Tổ quốc của nhànước phong kiến Việt Nam nói riêng Có thể nêu lên một số nghiên cứu như:

2.1 Sách

- Sách Aột số vấn dé về đường lỗi quân sự, chiến lược quốc phòng trong sựnghiệp xây dung và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới (2023),NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội của ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bi thưBan Chấp hành Trung ương Dang Cộng sản Việt Nam; Bí thư Quân ủy Trung

ương.

Cuốn sách này tập hợp các bài viết, phát biêu và trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng, với trọng tâm là phát triển chiến lược quân sự và quốc phòngcủa Việt Nam trong kỷ nguyên mới Tác phẩm cung cấp cái nhìn sâu sắc về tư duylãnh đạo trong việc tăng cường năng lực quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia vàchủ quyên lãnh thé, đồng thời trình bày các chiến lược và kế hoạch hành động cụthê cho sự phát triển bền vững và an toàn của đất nước trong bối cảnh quốc tế phứctạp và đầy thách thức

Trang 10

- Sách Chính sách dan tộc của các chính quyên Nhà nước phong kiến LiệtNam (X - XIX) (2001) , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội của tác giả Phan Hữu Dật,Lâm Bá Nam Cuốn sách đề cập đến hai nội dung chủ yếu: Một là, quá trình pháttriển và vai trò của các nhà nước phong kiến Việt Nam trong suốt gần một thiên

niên kỷ Hai là, chính sách dân tộc của cha ông ta là di sản lịch sử quý báu, không

chỉ phân ánh tầm nhìn xa trông rộng trong việc xây dựng và thống nhất dân tộc màcòn cung cấp những bài học kinh nghiệm quý giá, có giá trị cả về mặt lý luận vàthực tiễn, cho các thế hệ sau này trong việc duy trì và phát trién bản sắc và độc lập

dân tộc.

- Sách Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam: Những suy ngẫm(2005) của tác gai Bùi Xuân Dinh, NXB Tư pháp, Ha Nội Cuốn sách cung cấp mộtcái nhìn sâu sắc và đa chiều vé hệ thống thé chế nhà nước và pháp luật trong xã hộiphong kiến Việt Nam, tập trung vào cách thức quản lý quan lại, ảnh hưởng của vuachúa đối với pháp luật, và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội Nó cũng nêubật giá tri của di sản văn hóa pháp ly trong xã hội hiện dai, nhấn mạnh sự kế thừavà tái tạo di sản này để phù hợp với thời đại

2.2 Bài viết, tạp chí- Bài viết “Ldy dan làm gốc ” trong triết hy bảo vệ Tổ quốc Việt Nam của tácgiả Phan Mạnh Toàn đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 3/2017 Bài viết nàykhai thác sâu về tư tưởng “ấy dan làm gốc” - một nguyên tắc đã ngắm sâu và trởthành cốt lõi trong triết lý bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam Đây không chỉ là mộtchiến lược xuyên suốt qua các thời kỳ kháng chiến chống xâm lược mà còn là mộtphương châm quan trọng trong quản lý và lãnh đạo của Đảng Đặc biệt, bài viếtnhấn mạnh tầm quan trọng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và việc xâydựng “thé trận lòng dan”

- Bài viết Bảo vệ an ninh văn hoá trên không gian mang đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của tac giả Chu Minh Dân, Lê VanNam từ Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 10/2023 Bài viết nêu vai trò quan trọng của

Trang 11

bảo vệ an ninh văn hóa trong bảo vệ Tổ quốc, đồng thời dé ra những giải pháp dé

bảo vệ an ninh văn hóa trên không gian mạng thực sự hiệu quả.

- Bài viết Nhà nước phong kiến Viét Nam đã quản ly quần đảo Hoàng Savà các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông trong nhiều thé ky của tác giả TrinhKhắc Mạnh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6/2014 với nội dung: Qua cácthời kỳ lịch sử, nhà nước phong kiến Việt Nam luôn duy trì và khẳng định ý thứcsâu sắc về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với quần dao Hoàng Sa và nhữngkhu vực biển trong Biển Đông Điều này làm sáng tỏ thực tế rằng, quan đảo HoàngSa, nằm trong vùng biển Đông, là một phần không thể tách rời của lãnh thổ ViệtNam, được các triều đại phong kiến quản lý qua nhiều thế hệ Cả hai quần đảo nàykhông chỉ là nơi sinh sống của người Việt từ thời xa xưa mà còn là địa bàn cho việckhai thác các sản vật biển, đồng thời trở thành chủ dé quan trọng trong các công trình

nghiên cứu và ghi chép của nhà khoa học Việt Nam.

2.3 Luận văn- Dé tai “Chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước Việt Nam hiện nay”(2020) của Nguyễn Huyền Trang do TS Nguyễn Văn Năm hướng dẫn Luận vănnày dé cập đến cơ sở lý luận về chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, một nhiệm vụ quan trọng được quy định trong

Hiến pháp và pháp luật Luận văn mở đầu bằng việc xác định và phân tích nhữngnguyên tắc cơ bản, lịch sử hình thành và phát triển của chức năng bảo vệ Tổ quốctrong luật pháp và thực tiễn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Tiếp theo, luận

văn tập trung vào việc phân tích thực trạng thực hiện chức năng này ở Việt Nam

hiện nay, bao gồm cả thành tựu và những hạn chế, thách thức trong quá trình thựchiện Từ đó đi sâu vào việc dé xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua

thực hiện chức năng bảo vệ Tổ quốc.

- Dé tài “Pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay” (2023) củaNguyễn Văn Chung do TS Nguyễn Văn Năm hướng dẫn Luận văn này đi sâu vàovấn dé lý luận và thực tiễn của pháp luật bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, trải dai từ quátrình hình thành va phát triển của nó đến hiện nay, nhấn mạnh vào các giai đoạn

Trang 12

lịch sử quan trọng và cách những bước phát triển này phan ánh các thay đổi trongquan điểm quốc phòng và an ninh của Việt Nam Phần phân tích thực trạng tậptrung vào việc đánh giá điểm tích cực và hạn chế của hệ thống pháp luật bảo vệ Tổquốc Việt Nam hiện nay Dựa trên những phân tích đó, luận văn sau đó để xuất mộtloạt quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu đã dé cập đến các phương điện khácnhau trong chính sách bảo vệ Tổ quốc như: Xây dựng lực lượng an ninh, quốcphòng; Phát huy thế trận chiến tranh nhân dân; Bảo vệ an ninh văn hóa; Chiến tranhbảo vệ Tổ quốc; Chính sách dân tộc; Xây dựng hệ thống pháp luật thời phongkiến: Nhiều công trình có sự nghiên cứu sâu sắc về vấn dé bảo vệ chủ quyền biénđảo trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc cũng như quan điểm của luật pháp quốc tế vềvấn dé này Có công trình nghiên cứu về chức năng bảo vệ Tổ quốc song chủ thé

của chức năng đó là Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việc

nghiên cứu tổng quát về chức năng bảo vệ Tổ quốc đưới quan điểm các triều đạiphong kiến vẫn còn là vấn dé đang bỏ ngỏ Một số vấn dé cụ thé về chức năng bảo

vệ Tổ quốc, đặc biệt là giá trị và bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam giai

đoạn hiện nay, vẫn chưa được khai thác triệt để

Trên cơ sở tham khảo những nguồn tài liệu, học liệu nêu trên, luận văn nàysẽ tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn, không chỉ về lịch sử và chính sách bảo vệ Tổquốc của các triều đại phong kiến Việt Nam mà còn về cách thức những chính sáchnày ảnh hưởng đến việc bảo vệ và phát triển đất nước trong các giai đoạn lịch sửkhác nhau Đặc biệt, luận văn sẽ đánh gia các yếu tố thành công và hạn chế, từ đórút ra bài học kinh nghiệm cho việc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện đại trong bốicảnh quốc tế ngày càng phức tạp Ngoài ra, luận văn cũng sẽ đưa ra những bài họctrong việc xây dựng và phát triển quốc phòng, an ninh trong thời đại mới, góp phầnvào việc tạo ra một chiến lược bảo vệ Tổ quốc toàn diện, hiệu quả, và bên vững

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục dich nghiên cứu

Trang 13

Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về chức năng bảo vệ Tổ quốc củanhà nước phong kiến Việt Nam và rút ra những giá trị, bài học kinh nghiệm đối với

Việt Nam hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích những vấn để lí luận về chức năng bảo vệ Tổ quốc của nhànước phong kiến Việt Nam như khái niệm, mục đích, nội dung, quan điểm, các yếutố ảnh hưởng

- Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chức năng bảo vệ Tổ quốc củanhà nước phong kiến Việt Nam: Những ưu điểm, thành tựu và hạn chế, lí giảinguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế

- Liên hệ với thực tiễn bảo vệ Tổ quốc của nhà nước Việt Nam hiện nay từđó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xác định, kế thừa, áp dụng và thayđổi những quan điểm, chính sách phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thé của

Việt Nam hiện nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu dé tài, tác giả đã sử dụng kết

hợp các phương pháp như sau:

Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử Đây là hai phương pháp nghiên cứu cơ bản của chủnghĩa Mác - Lénin, của các ngành khoa hoc xã hội và nhân văn Hai phương pháp

này đòi hỏi khi nghiên cứu dé tài cần đặt chức năng bảo vệ Tổ quốc của nhà nướcphong kiến Việt Nam trong mối liên hệ với các yếu tố bên trong, bên ngoài, các yếutố chủ quan, khách quan, với các chức năng khác của nhà nước Đông thời phảiđặt các chính sách trong các giai đoạn lịch sử cụ thể để luận giải, đánh giá đượcmột cách khách quan về những giá trị và sự hạn chế của từng biện pháp và khảnăng áp dụng trong bối cảnh hiện nay

Trang 14

Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp chính được sử dụng dé thu thậpvà phân tích thông tin từ các nguồn như sách, bài viết tạp chí, luận văn, và các côngtrình nghiên cứu liên quan đến dé tài Tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu khác nhauđể cung cấp bằng chứng lý luận và thực tiễn về chức năng bảo vệ Tổ quốc của nhànước phong kiến Việt Nam, đúc kết những giá trị tham khảo cho Việt Nam hiệnnay (chính sách nào còn nguyên vẹn giá trị cho đến ngày nay và vẫn được tiếp tụckế thừa, phát triển: chính sách nào không còn phù hợp với tình hình thực tiễn nữa).

Phương pháp liên ngành lịch sử và luật học: Nghiên cứu chức năng bảo vệ

Tổ quốc của nhà nước phong kiến Việt Nam cần được đặt trong không gian và thờigian cụ thể để thay duoc cac yếu tố thời đại tác động đến việc xây dựng và thựchiện chức năng này của nhà nước phong kiến qua các triều đại Đồng thời, nghiêncứu quá trình phát triển và thay đổi của chức năng bảo vệ Tổ quốc qua các triều đạiphong kiến Việt Nam trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong vấn đểbảo vệ Tổ quốc từ đó đánh giá các thành tựu và thất bại của nhà nước phong kiến,rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được áp đụng để so sánh các triều

đại phong kiến Việt Nam về cách thức thực hiện chức năng bảo vệ Tổ Quốc, cũng

như so sánh chức năng, quan điểm của nhà nước phong kiến với nhà nước Cộnghòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về vấn dé này Qua đó, tác giả đưa ra những phântích, quan điểm về sự khác biệt và tương đồng trong các chính sách và chiến lượcbảo vệ đất nước, nhằm hiểu rõ hơn về giá trị và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

hiện tại.

Phương pháp tổng hợp: Được sử dung dé tổng hợp các dữ liệu và thông tinthu thập được từ các phương pháp trên, nhằm đưa ra những nhận định và dé xuất cógiá trị cho việc xây đựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Phương pháp thống kê: Thống kê các quy định pháp luật về bảo vệ Tổ quốctrong pháp luật phong kiến Việt Nam

Trang 15

Những phương pháp trên giúp dé tài nghiên cứu được phân tích và đánh giá

một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc Từ đó rút ra những giá trị lịch sử và bai

học kinh nghiệm quý báu cho công tác bảo vệ Tổ quốc hiện tại

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là chức năng bảo vệ Tổ quốc của các triềuđại phong kiến Việt Nam

3.2 Pham vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài tập trung vào các nội dung của chức năng bảo vệ Tổquốc của nhà nước phong kiến Việt Nam như: Tổ chức chiến tranh chống xâmlược; Xây dựng quân đội và nâng cao tiềm lực quốc phòng; Bảo vệ biên giới, an

ninh, chủ quyền lãnh thé; Thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt;

Củng cổ tiềm lực kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục xây dựng quốc gia hùngmạnh, tự lực, tự cường: Từ đó, luận văn tổng kết bài học kinh nghiệm và đưa rađể xuất nhằm thực hiện tốt hơn chức năng bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam giai đoạn

hiện nay.

Vé không gian: Pham vi nghiên cứu của luận văn này tập trung vào lãnh thổViệt Nam qua các triéu đại phong kiến, từ thời Dinh, Lý, Trần, đến nhà Hồ, Lê sơ,và triều Nguyễn

Về thời gian: Các triều đại phong kiến Việt Nam từ thé ki X đến thế ki XIX.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Cung cấp cái nhìn hệ thống, toàn diện về chức năng bảo vệ Tổ quốc củacác triều đại phong kiến Việt Nam và đánh giá thành tựu, hạn chế, ý nghĩa

- Luận văn đưa ra những dé xuất cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trongbối cảnh toàn cầu hóa và thách thức an ninh mới trên cơ sở kế thừa những giá trị và

bài học lịch sử.

5 Kết cấu của luận vănLuận văn bao gồm: Phần mở đầu, phan nội dung, phần kết luận, danh mụctài liệu tham khảo Riêng phần nội dung gồm 3 chương:

Ngày đăng: 02/09/2024, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w