BLTTDS năm 2015 đã khắcphục những hạn chế, bat cập của BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bd sung năm 2011 vàđặc biệt, BLTTDS năm 2015 đã lần đầu tiên ghi nhận một thủ tục mới nhằm đảmbảo nguyên
MOT SO VAN DE LY LUAN VE PHIEN HOP KIEM TRA VIEC GIAO NOP, TIEP CAN, CONG KHAI CHUNG CU
TRONG GIAI QUYET VU AN DAN SU’
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của phiên hop kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
1.1.1 Khái niệm về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Pháp luật tố tụng dân sự không có quy định cụ thể về khái niệm phiên họp kiêm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Do đó, dé làm rõ khái niệm phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ cần phải làm rõ một số thuật ngữ sau:
Theo từ điển Tiếng Việt, “kiểm tra” là việc xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét! Về khái niệm “chứng cứ” được quy định tại Điều 93 của BLTTDS
2015, theo đó chứng cứ trong vụ án dân sự là những gì có thật được đương sự hoặc cơ quan, tô chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án tiến hành thu thập theo trình tự, thu tục do BLTTDS quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án, yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật” Chứng cứ phải là những gì có thật, tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý thức của con người; chứng cứ phải được giao nộp, xuất trình, thu thập theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định và liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ án dân sự mà Tòa án giải quyết.
Khái niệm “giao nộp” được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt là hoạt động nộp cho cơ quan có trách nhiệm thu giữ” Trong khoa học pháp lý về tố tụng dân sự, giao nộp chứng cứ được hiéu là “hoạ động t6 tung của các chủ thể tham gia tổ tung trong việc giúp cho Tòa án, Viện kiểm sát có thêm các chứng cứ xác thực của
* Viện Ngôn ngữ học (2018), Từ điển Tiếng Liệt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 661.
> Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Š Viện Ngôn ngữ học (2002), Tir điển Tiếng Liệt phổ thông, Nxb Thành phó Hồ Chi Minh,Hồ Chí Minh, tr.348. vu việc dan su” Hay nói cách khác giao nộp chứng cứ là hoạt động mà đương su, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nộp cho Tòa án chứng cứ giúp Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự Trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, giao nộp chứng cứ được quy định là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của đương sự, xuất phat từ nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” Do đó, hoạt động giao nộp chứng cứ có thể là hoạt động do đương sự chủ động tự thực hiện hoặc hoạt động theo yêu cầu của Tòa án nhằm thực hiện nghĩa vụ chứng minh theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Thuật ngữ “tiếp cận” được diễn giải trong từ điển Tiếng Việt, có nghĩa là từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu nào đó” Theo đó, về mặt ngữ nghĩa, có thể hiểu tiếp cận chứng cứ là quá trình các đương sự, cơ quan, tổ chức cá nhân khác được biết, tìm hiểu về chứng cứ theo trình tự, thủ tục pháp luật tố tung dan sự quy định Có thé thấy, trong các quy định của BLTTDS năm 2015 không có điều khoản nao đưa ra định nghĩa cụ thé về “tiếp cận chứng cứ”, tuy nhiên khi dé cập đến quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ thì khoản 8 Điều 70 BLTTDS năm 2015 xác định đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án tiến hành thu thập được Như vậy, theo tinh than của pháp luật tố tung dân sự, tiếp cận chứng cứ được hiểu là một trong những quyển tố tụng của đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân khác có liên quan trong vụ án dân sy, cụ thé là quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án tiến hành thu thập nhằm dam bảo quyền tranh tụng của mình trong xét xử vụ án dân sự.
7 Bùi Thuận Yến (2016), Vé giao nộp chứng cứ - điểm mới theo quy định của Bộ luật Tố tung dan sự, Tap chí Quản lý Nhà nước, số 245, tr.114. Š Điều 6 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
? Viện ngôn ngữ học (2018) Tir điển Tiếng Liệt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 1251.
1° Khoản 8, Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Theo từ điển Tiếng Việt, “công khai” có nghĩa là không giữ kín, mà để cho mọi người đều có thể biết" Như vậy, có thé hiểu công khai chứng cứ là hoạt động công bố, cung cấp chứng cứ đến các chủ thể trong tố tụng dân sự, nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể này được biết, năm bắt được các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án Nhằm phát huy tinh thần của BLTTDS năm 2015, dam bảo mọi chứng cứ được công bố va sử dụng công khai như nhau”, Tòa án với vai trò là cơ quan tố tụng tiếp nhận toàn bộ tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án từ các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, có trách nhiệm thực hiện hoạt động công khai các tài liệu, chứng cứ này đến đương sự.
Từ khái niệm của các hoạt động nêu trên, có thể thay, không co sự tach biệt giữa ba hoạt động giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, mà các hoạt động này đan xen lẫn nhau trong quá trình tố tụng Đối với các hoạt động giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ luôn làm phát sinh hai nhóm chủ thể: một bên là chủ thể có trách nhiệm công bố, cung cấp chứng cứ cho một bên khác cùng tham gia quan hệ bao gồm đương sự và Tòa án, đồng thời phat sinh một bên là các chủ thể có quyển tiếp cận chứng cứ bao gồm đương sự Quá trình giao nộp chứng cứ, đồng thời phát sinh quyển tiếp cận, quyển nay lại đồng thời làm xuất hiện nghĩa vụ công khai chứng cứ, trong đó quá trình công khai bao gồm hoạt động kiểm tra lại việc giao nộp, tiếp cận chứng cứ Nói cách khác, trong quá trình tố tụng, các hoạt động giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ luân phiên là “mat xích”, nền tang cho nhau nhằm tạo điều kiện cho đương sự có thể tiếp cận chứng cứ trong vụ án, đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng trong giải quyết vụ án dân sự.
Qua những luận giải nêu trên, có thê hiểu phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong giải quyết vụ án dân sự là một hoạt động tố tụng trong quá trình chuẩn bị xét xử, là phiên họp giữa các đương sự, được tiến hành bởi Tham phan nhằm mục dich xem xét, đánh giá việc các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xuât trình, nộp, đưa ra các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; kiêm tra việc
1 Viên ngôn ngữ học (2018) Tir điển Tiếng Liệt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.262. © Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Té tụng dân sự năm 2015. thực hiện quyền được biết và tiếp cận chứng cứ của các đương sự theo nguyên tắc đâm bảo tranh tụng trong xét xử; kiểm tra việc công khai các tài liệu, chứng cứ của Tòa án Phương thức này đảm bảo cho các bên được biết, nắm bắt được các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, trao đổi chứng cứ, bé sung tài liệu, chứng cứ (nếu có); trao đổi ý kiến và xác nhận những vấn dé đã thống nhất, chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật.
1.1.2 Đặc điển của phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thứ nhất, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ được tiễn hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tuân theo các quy định của pháp luật.
Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ được ghi nhận trong quy định tại chương XIII từ Điều 208 đến Điều 211 của BLTTDS năm 2015 Qua đó, có thé khang định phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là một hoạt động tố tụng dân sự và mang đầy đủ đặc điểm của hoạt động tổ tụng dân sự Hoạt động này được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, sau khi Tòa án tiến hành thụ lý vụ án dân sự và trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Để dam bảo quyên tiếp cận chứng cứ cũng như quyên sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, đưa ra các yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của đương sự theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thông thường khi giải quyết vụ án dân sự, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ thường được tiến hành sau khi các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án đã được thu thập một cách đầy đủ và toàn diện Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ được tổ chức thông qua một phiên họp tại trụ sở Tòa án, được tiến hành theo trình tự thủ tục pháp luật tổ tung dan sự quy định dé dam bảo tính trang nghiêm, công khai, minh bach của hoạt động tố tụng nói chung và để đâm bảo hiệu quả của phiên họp nói riêng.
Các bên tham gia phiên họp có nghĩa vụ phải tuân thủ theo thủ tục pháp luật quy định và sự điều hành của Tham phán chủ trì phiên họp.
Thứ hai, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là buổi làm việc được tô chức bởi bên thứ ba không thuộc quan hệ dân sự có tranh chấp, đó là Toà ám.
THUC TRẠNG PHÁP LUẬT TO TUNG DÂN SU VE PHIEN HOP KIEM TRA VIEC GIAO NOP, TIEP CAN, CONG KHAI CHUNG CU
TRONG GIAI QUYET VU AN DAN SU’
Khác với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, theo quy định tại BLTTDS năm 2015, về nguyên tắc phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ được tiến hành chung với phiên hòa giải thông qua một phiên họp gọi là phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Trong đó, việc tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ thường diễn ra trước, còn phiên hòa giải được tiến hành sau” Trong những trường vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được thì Tham phán chỉ tiến hành Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành phiên hòa giải.
Việc quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ tại cấp sơ thâm là quy định hoàn toàn mới trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam Các quy định của pháp luật hiện hành về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ được quy định tai chương XIII từ Điều 208 đến Điều 211 BLTTDS năm 2015 bao gồm các thủ tục: Thông báo, thành phan, trình tr, biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
2.1 Thực trạng quy định về thông báo, thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
2.1.1 Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ (Điều 208 BLTTDS năm 2015)
BLTTDS năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận quy định về việc t6 chức phiên họp dé thực hiện hoạt động kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án Điều 208 BLTTDS năm 2015 là một trong bốn Điều luật về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Điều luật này đã
Pla Hồng (Chủ nhiệm dé tai) (2018), Ly ludn và thực tiễn về phiên hop kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải tại cấp sơ thẩm trong Bộ luật tô tụng dân sự năm 2015, Đề tài cấp cơ sở Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, tr 36.
*® Điều 208 Bộ luật Tố tung dân sự năm 2015. kế thừa quy định về thông báo phiên hòa giải tại Điều 183 BLTTDS năm 2004, sửa
1“ Tuy nhiên, nội dung của Diéu luật này đã có sự thay đổi đổi, bé sung năm 201 căn ban so với quy định trước đây, đó là bổ sung thủ tục thông báo về phiên hop kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ cùng với phiên hòa giải Theo quy định tại Điều 208 BLTTDS năm 2015, chủ thể có trách nhiệm tô chức, tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ giữa Tòa án và các đương sự là Thâm phán được phân công giải quyết vụ án Trước khi tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thâm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án phải thông báo cho các đương sự người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian tổ chức, địa điểm tiến hành phiên hop, đồng thời thông báo về nội dung của phiên họp.
Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự, thông báo về phiên họp kiểm tra VIỆC giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải được soạn thảo theo biểu mẫu tố tụng số 32-DS: mẫu Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao) Chủ thể có thâm quyền ban hành thông báo là Thâm phán được phân công giải quyết vụ án Trong thông báo cần thể hiện đầy đủ các nội dung: họ tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc làm việc của người tham gia tố tụng được triệu tập tham gia phiên họp, thời gian ấn định tô chức phiên họp, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung sẽ thực hiện tại phiên họp.
Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 không quy định cụ thê thời gian, địa điểm để tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, vì vậy Tham phán có thé tổ chức phiên họp vào bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn chuân bị xét xử Thông thường, Thâm phán sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ sau khi nhận thấy các tài liệu, chứng cứ của vụ án đã
* Trần Anh Tuấn (2017), Bình luận Khoa học Bộ luật Tó tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liệt Nam năm 2015, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.492. đầy đủ, nội dung quan hệ tranh chấp đã được xác định rõ Về địa điểm tiến hành mở phiên họp, do chưa có quy định cụ thể hướng dẫn nên cũng có những quan điểm khác nhau về vấn để này Quan điểm thứ nhất cho rằng, do không có điều luật quy định nên về nguyên tắc, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ sẽ được tổ chức tại trụ sở Tòa án nơi giải quyết vụ án chứ không được tổ chức ngoài trụ sở Tòa án Pháp luật không quy định trường hợp nào được tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ngoài Tòa án, do đó việc Tham phán mang hồ sơ ra khỏi tru sở Tòa án có thể thuộc trường hợp vi phạm quy định về những việc Tham phan không được làm: “Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đông ý của người có thẩm quyén”” Bên cạnh đó, không có căn cứ pháp lý dé bố trí địa điểm phiên họp cũng như tiến hành tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ngoài trụ sở Tòa án Ngược lại, quan điểm thứ hai lại cho rằng, ngoải việc tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ tại trụ sở Tòa án thì trong một số trường hợp can thiết hoặc dé tạo diéu kiện thuận lợi cho các đương sự, Tham phan co thé tổ chức phiên họp ngoài trụ sở Tòa án Trong trường hợp này, cũng giống với việc thu thập lấy lời khai ngoài trụ sở Tòa án thì phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ cần phải có sự chứng kiến và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tô chức nơi tiến hành phiên họp Tuy nhiên, trường hợp nào được coi là cần thiết dé tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ngoài Tòa án thì còn nhiều quan điểm khác nhau và pháp luật không quy định Do đó, thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ thì các Tòa án đều xác định địa điểm tổ chức phiên họp là tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền.
* Điểm d, khoản 2, Điều 10 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thâm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QD-HDTC ngày 04/7/2018 của Hội đồng tuyên chọn, giám sát Thâm phán quốc gia. Đối với nội dung phiên họp trong thông báo phải thé hiện là phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ có cùng với phiên hòa giải hay không, hay chỉ là phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ không cùng với phiên hòa giải Điều này giúp đương sự biết được mục đích của phiên họp là gì và có thể chuẩn bị tốt cho phiên họp.
Một nội dung quan trọng trong thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là việc cấp, tống đạt thông báo đến người tham gia tố tụng Theo các Điều 170, Điều 208 BLTTDS năm 2015 quy định nghĩa vụ cấp, tống đạt thông báo, văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan là nghĩa vụ của Tòa án Theo đỏ, Thâm phán được phân công tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hoặc Thư ký Tòa án có trách nhiệm cấp, tống đạt thông báo về việc mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đến cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự Tham phan, Thư ký Tòa án phải áp dung một trong các phương thức luật định dé thực hiện việc giao, cấp thông báo đến các chủ thể cần triệu tập tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Nếu việc cấp, tống đạt văn bản tố tụng không đúng thủ tục quy định sẽ không được coi là hợp lệ, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ, hiệu quả và chất lượng giải quyết vụ án Theo quy định tại Điều 173 BLTTDS năm 2015, Tòa án có thể tống đạt thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo 05 phương thức, bao gồm: Phương thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền: phương thức qua phương tiện điện tử: phương thức niêm yết công khai; phương thức thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và phương thức khác theo quy định tại Chương
Trong thực tế khi giải quyết các vụ án dân sự không có yếu tố nước ngoài, các Tòa án thường áp dung hai nhóm phương thức tống đạt phô biến là: Phương
4° Điều 173 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền và phương thức niêm yết công khai. Đối với phương thức tống đạt trực tiếp: Thâm phán hoặc Thư ký Tòa án được giao nhiệm vụ cấp, tống đạt văn bản tố tung cần chuyên giao trực tiếp thông báo cho người nhận, có thể triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở Tòa án để nhận thông báo hoặc người tiến hành tố tụng có trách nhiệm đến nơi cư trú của người nhận (nếu là cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở cơ quan, tổ chức dé cấp tống đạt thông báo Việc giao nhận trực tiếp thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là thủ tục đem lại hiệu quả cao nhất cho quá trình giải quyết vụ án vì đâm bảo được sự nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
Trường hợp này, đương sự phải ký nhận vào biên bản về việc giao nhận văn bản tố tụng hoặc số giao nhận văn bản tố tụng; trường hợp người được tống đạt từ chối nhận thông bao thi Tham phán hoặc Thu ky Toa án thực hiện việc tống đạt phải lập biên bản nêu rõ lý do việc từ chối và có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị tran Trường hợp người được nhận thông báo vắng mặt thì người tiến hành tế tung có thé giao cho người thân thích cùng cư trú của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, mà có đủ năng lực hành vi dân sự và yêu cầu họ cam kết giao lại trực tiếp cho người được cấp."” Đối với phương thức tống đạt qua đường bưu điện thì thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ được cấp, tống đạt đến địa chỉ mà các đương sự, người tham gia tố tụng khác đã cung cấp cho Tòa án trong quá trình tổ tung Vì phương thức này mat thời gian chuyển vận đơn nên Tham phán, Thư ký cần theo dõi quá trình gửi qua cuống gửi đi, cuống báo phát dé có thé nắm bắt được kết quả của việc tống đạt, kịp thời khắc phục trong trường hợp không tống đạt được do một số nguyên nhân khách quan như đương sự không nhận, hoặc đương sự thay đổi dia chi, để có hướng giải quyết kịp thời, tránh ảnh hưởng đến
* Điều 177, Điều 178 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. tiến trình tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ cũng như quá trình giải quyết vụ án dân sự. Đối với thủ tục niêm yết công khai được áp dụng trong trường hợp không thê cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp thông báo kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đến đương sự Cụ thể: Trường hợp đương sự, người tham gia tô tụng khác thay đổi nơi cư tri nhưng không thông báo cho Tòa án biết về việc thay đổi địa chỉ và địa chỉ nơi cư trú mới; và trường hợp người được cấp, tống đạt vắng mặt nơi cư trú mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ nơi cư trú mới của họ?” Những trường hợp này Tòa án sẽ tiến hành thủ tục niêm yết công khai bản chính thông báo kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân đân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo Và niêm yết bản sao thông báo tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp tống đạt, thông báo” Đối với phương thức nay, Tham phán cần lưu ý về thời hạn niêm yết công khai là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết nên việc tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải ít nhất sau 15 ngày ké ngày niêm yết thông báo, tránh vi phạm về thời hạn niêm yết văn bản tố tụng. Đối với phương thức thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng là phương thức ít được áp dụng hơn cả do không tiện lợi, mất nhiều thời gian và chỉ phí tố tụng Tại khoản 1, 2 Điều 180 BLTTDS năm 2015 quy định phương thức thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được áp dụng khi thuộc một trong ba trường hợp sau: Khi pháp luật có quy định; hoặc khi có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin về thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; hoặc theo yêu cầu của đương sự khác Trường hợp này thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ sẽ được đăng trên
“Š Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tó tụng dân sự năm 2015.
*® Khoản 2 Điều 179 Bộ luật Tố tụng dan sự năm 2015.
THUC TIEN THUC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VE PHIEN HOP KIEM TRA VIỆC GIAO NOP, TIẾP CAN, CÔNG KHAI
Những người tham gia phiên họp?”
PHẢN THỦ TỤC BẮT ĐẢU PHIÊN HỌP - Thư ký Toà án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Toả án thông báo.
- Thâm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên họp.
- Thâm phán chủ trì phiên hop phé biến cho các đương sự về quyền va nghĩa vụ của họ.
KIEM TRA VIỆC GIAO NOP, TIEP CAN, CONG KHAI CHUNG CU 1 Tham phán công bồ tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vu án.
2 Ý kiến của các đương sự và người đại diện hợp pháp của các đương suo
3 Các nội dung khác (nếu có).
THAM PHÁN XEM XÉT CÁC Ý KIÊN, GIẢI QUYÉT CÁC YÊU CAU CUA DUONG SỰ
VÀ QUYET ĐỊNH CUA TOA ÁN ©
NHUNG SUA DOI, BO SUNG THEO YEU CAU CUA NHUNG NGƯỜI THAM GIA PHIEN HOP ©
Việc kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận va công khai chứng cứ kết thúc vào hồi giờ phút, ngày tháng năm
CAC DUONG SỰ THU KY TOA AN THAM PHAN THAM GIA PHIEN HOP GHI BIEN BAN PHIEN HOP CHỦ TRÌ PHIEN HOP
(Ky tên, ghi rỗ họ tên (Ky tên, ghi rỗ họ tên) (Ky tên, ghi ré họ tên, hoặc điểm chỉ) đóng dấu)
Hướng dan sử dụng mâu số 35-DS:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân tiến hành phiên họp; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thi cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nao (vi vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví du: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số:
(3) Ghi họ tên, tư cách đương su trong vụ án va địa chi cua những người tham gia phiên họp theo thứ tự như hướng dẫn cách ghi trong mẫu bản án sơ thâm.
(4) Ghi đầy đủ nội dung trình bày của các đương sự về những vấn để quy định tại khoản 2 Điều 210 của Bộ luật tố tụng dân sự.
(5) Ghi những nội dung Thâm phán xem xét, giải quyết các yêu cầu của đương sự về những vấn dé quy định tại khoản 2 Diéu 210 của Bộ luật tố tụng dân sự; ghi quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự.
(6) Ghi họ tên, tư cách đương sự và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cụ thể của người tham gia họp.
TOA ÁN NHÂN DAN QUAN CONG HÒA XA HOI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THANH XUÂN-TP HÀ NỌI Độc lập - Tự do - Hanh phúc
Số: 84/2019/TB-TA Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2019
THONG BAO KET QUA PHIEN HOP KIEM TRA VIỆC GIAO NOP,
TIEP CAN, CONG KHAI CHUNG CU VA HOA GIAI Kính gửi: 1 Ông Nguyễn Bá H và ba Đỗ Thị Tuyết H; là bi đơn Dia chỉ: Số 69 T, phường Q, quận Đồng Da, Tp Hà Nội.
Dia chỉ: Số 37, ngõ 40 phố C, phường N, quận Thanh Xuân, Tp Ha Nội.
Dia chỉ: Số 37, ngõ 40 phố C, phường N, quận Thanh Xuân, Tp Ha Nội.
4 Văn phòng công chứng LV Địa chỉ trụ sở: Số 49, phố V, quận Ba Dinh, Tp Hà Nội.
Ngày 26 tháng 4 năm 2019, Toà án nhân dân quận Thanh Xuân, Tp Hà
Nội đã tiến hành phiên họp về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Kết quả phiên họp như sau.
1 Về phiên họp về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ:
Ngoài các tài liệu, chứng cứ đã được công khai trước đây; các đương sự không xuất trình thêm chứng cứ gì mới Tòa án đã công khai toản bộ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cho các đương sự.
2 Kết quả phiên hòa giải:
Nguyên don vẫn giữ nguyên yêu câu khởi kiện; Người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữa nguyên yêu cầu khởi kiện độc lập.
Các đương su dé nghị Toa án không tiến hành hòa giải và đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật. Đề đám bảo quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự đúng quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân thông báo kết quả cho các đương sự vắng mặt được biết và thực hiện quyển, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật./.
- Lưu hỗ sơ vụ án (đã ky và đóng dau)
TÒA ÁN NHÂN DÂN CONG HÒA XÃ HOI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
H THẠCH THÁT- TP HÀ NOI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 03/2020/TB-TA Thạch That, ngày 19 tháng 02 năm 2020
THÔNG BÁO KET QUÁ PHIEN HOP KIEM TRA VIỆC GIAO NOP, TIEP CAN,
Kính gửi: Bi đơn: Anh Nguyễn Duy D, sinh năm 1980;
Dia chỉ: Thôn B, xã H, huyện Thạch That, Tp Ha Nội.
Ngày 19 tháng 02 năm 2020, Tòa án nhân dân huyện Thạch Thất tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ vụ án Hôn nhân gia đình thụ lý số 302/2019/TLST-HNGĐ ngày 27 tháng 12 năm 2019 về việc: Ly hôn (Theo Thông báo số 02/2020/TB-TA ngày 04/02/2020).
Xét thấy: Bị đơn vắng mặt tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ngày 19/02/2020.
Tòa án nhân dân huyện Thạch Thất căn cứ vào khoản 3 Điều 210 BLTTDS, thông báo cho bị đơn vắng mặt tại phiên họp được biết kết quả phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ngày
Tòa án nhân dân huyện Thạch Thất xin gửi kèm Thông báo này bản photocopy Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ngày 19/02/2020./.
- Lưu hồ sơ vụ án (đã ky và đóng dau)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A Các văn kiện của Đảng, cơ quan nhà nước và văn bản pháp luật
2 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, sửa đổi bé sung năm 2011.
3 Bộ luật Tế tụng Dân sự năm 2015.
4 Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 01/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
5 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai
“thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thâm” của Bộ luật Tế tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tế tụng dân sự.
6 Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương về tiếp tục xây đựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
7 Quyết định số 87/QD-HDTC ngày 04/7/2018 của Hội đồng tuyên chon, giám sát Thâm phán quốc gia ban hành bộ quy tắc dao đức và ứng xử của Tham phan; Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Tham phán.
8 Giải đáp số 01/2017/GD-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn dé nghiệp vụ.
9 Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao về Dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) — Trình Uy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên hop thứ 36, tháng 03-
10 Báo cáo số 181/BC-TA ngày 08/01/2022 của TANDTC báo cáo tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022 của các Toà án.
11 Báo cáo số 174/BC-TA ngày 22/12/2022 của TANDTC báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 của các Toà án.
12 Báo cáo số 167/BC-TA ngày 20/12/2023 của TANDTC báo cáo tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2024 của các Toà án.
13 Bản án Hôn nhân va gia đình sơ thâm số 34/2021/HNGD-ST ngày
14 Bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 03/2021/KDTM-ST ngày
16/9/2021 của TAND huyện V, tinh TN.
15 Bản án dân sự sơ thâm số 08/2023/DS-ST ngày 05/7/2023 của TAND thị xã K, tỉnh Hà Tĩnh.
16 Bản án hôn nhân và gia đình sơ thâm số 13/2019/HGNĐ-ST ngày
17 Hồ sơ vụ án dân sự sơ thấm thụ lý số 13/2018/TLST-DS ngày
07/02/2018 của TAND huyện X, tinh SL.
18 Hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số 72/2022/TLST-DS ngày 17/5/2022 của