1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân - Nguyễn Thị Thu Hà

308 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Sách chuyên khảo
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 308
Dung lượng 66,46 MB

Nội dung

MỤC LỤCPhan mo dau Chương 1: Những van để lý luận co ban về co chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân Khai niém, dac diém v

Trang 1

CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYEN CÔNG DÂN TRONG GIẢI QUYẾT

VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TS NGUYEN THỊ THU HA

CO CHE PHAP LY BAO DAM

QUYEN CON NGƯỜI,

QUYỂN CÔNG DAN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

TAI TOA ÁN NHÂN DAN

(Sach chuyén khao)

TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN |

TRƯỜNG ĐẠI HỌC, LUẬT HA NOI

PHONG ĐỌC |

Trang 3

LOI GIỚI THIEU

Viéc giai quyét vu an dan su tai Toa an nhan dan theothủ tục tố tung dân sự có vai tro rất lon trong việc dam baoquyển con người, quyển công dân của các đương sự Dù

pháp luật có hoàn thiện dén dau nhưng nếu cơ chế thực thi

pháp luật không hiệu quả thì cũng ảnh hưởng rất lớn đếnviệc thực hiện quyển con người, quyển công dân của cácđương sự Do đó, Nhà nước cần phải có cơ chế pháp lý phù

hợp để chắc chăn các quyển con người, quyển công dân của

đương sự trong tố tụng dân sự được thực hiện trên thực tế,qua đó bảo vệ được quyển và lợi ích hợp pháp của họ trước

Tòa án.

Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu những

vấn để lý luận và thực tiễn thực hiện cơ chế pháp lý bảo đảm

quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ ándân sự tại Toa án nhân dân, Nhà xuất bản Lao động trân

trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Cơ chế pháp lý bảo

đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ

an dan sự tại Tòa an nhân dân của TS Nguyễn Thị Thu Hà.

Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện

Trang 4

và luận giai sâu sắc những van dé lý luận cơ bản về cơ chếpháp ly bao dam quyển con người, quyền công dan trong tô

tụng dan sự; đánh gia thực trạng các quy định cua Bộ luật tố

tụng dan sự năm 2015 về bao dam quyền con người, quyền

công, dân trong giải quyết vụ án dân sự và thực tiễn thực

hiện chúng tại các Tòa án Từ việc nghiên cứu lý luận và

thực tien, tác gia đã dé xuất những giải pháp cụ thể nhằm

nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyểncon người, quyển công dân trong giải quyết vụ án dân sự tạicác Toa án, dap ứng yêu cau cải cách tư pháp va thi hành

Hiến pháp năm 2013

Cơ chế pháp lý bảo đảm quyển con người, quyển côngdan trong giải quyết vụ án dân sự tại Toa án nhân dân là van

đề có phạm vi nghiên cứu rộng với nhiều nội dung khác

nhau Vì vậy, trong quá trình biên soạn, khó tránh khỏinhững hạn chế, thiếu sót Tác giả và Nhà xuất bản Lao độngmong nhận được nhiều ý kiên đóng góp chân thành, quýbáu của bạn đọc để cuốn sách được hoản thiện trong lần

xuất bản sau

Tháng 5 năm 2017Nhà xuất bản Lao động

Trang 5

MỤC LỤC

Phan mo dau

Chương 1: Những van để lý luận co ban về co chế

pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân

trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân

Khai niém, dac diém va y nghia cua co ché phap ly

bao dam quyển con người, quyền công dan trong

giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân

Cơ sở của cơ chế pháp lý bảo đám quyển con người,

quyển công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại

Toa án nhân dan

Nội dung của cơ chế pháp lý bảo đảm quyển con

người, quyển công dân trong giải quyết vụ án dan

sự tại Toa an nhân dan

Các yêu tố chi phối việc thực hiện cơ chế pháp lý

bảo đảm quyển con người, quyển công dân trong

giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân

Khải quát lịch sử hình thành và phát triển pháp luật

tố tụng dân sự Việt Nam về bảo đảm quyển con người,

quyển công dân trong giải quyết vụ an dan sự

Trang 6

Chương 2: Thực trạng cơ chế pháp lý bảo đảm quyền

con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án đân

sự tại Tòa án Việt Nam

2.1 Thực trạng cơ chế pháp lý về các nguyên tắc định

hướng cho các chủ thể tố tụng vào việc bảo đảm

quyển con người, quyển công dân trong giải quyết

vụ án dan sự tại Toa an nhan dan

2.2 Thực trang co chế pháp lý về quyển và nghĩa vu tô

tụng dân sự của đương sự, người đại diện và ngườibảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của đương sự

2.3 Thực trạng cơ chế pháp lý về thủ tục tổ tụng dân sự

nhằm bảo đảm quyển con người, quyển công dân

trong giải quyết vụ án dân sự

2.4 Thực trạng cơ ché pháp lý về quyển hạn, nhiệm vu

và trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền

con người, quyển công dân trong giải quyết vụ án

dân sự

2.5 Thực trạng cơ chế pháp lý về trách nhiệm phối hợp,

hỗ trợ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc

bảo đảm quyển con người, quyển công dân trong

giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân

2.6 Thực trạng cơ chế pháp lý về trách nhiệm giám sáthoạt động giải quyết vụ án dân sự

2.7 Thực trạng cơ chế pháp ly về xử lý các hành vi viphạm quyển con người, quyển công dân trong giải

quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dan

Trang 7

Chương 3: Thực tiễn thực hiện và giải pháp nâng cao

hiệu quả thực hiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con

người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sựtai Toa an Viet Nam 189

3.1 Thực tiễn thực hiện co chế pháp lý bao đảm quyền

con người, quyển công dan trong giải quyết vụ ándan sự tại Toa án Việt Nam 1893.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế pháp

lý bảo đảm quyển con người, quyển công dân trong

giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án Việt Nam 217

Danh mục tài liệu tham khảo 301

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

Quyển con người là vấn để luôn được các quốc gia trênthé giới quan tâm và đều được ghi nhận trong đạo luật của

mỗi quốc gia Tuy nhiên, pháp luật chỉ ghi nhận quyển con

người là chưa day đủ mà điều quan trọng và cơ bản nhất làcần phải thiết lập cơ chế thực hiện và bảo vệ chúng trongtrường hợp bị xâm phạm Tuyên ngôn toàn thế giới về quyểncon người của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 19-12-1948

đã tuyên bố rằng: "Mọi người đều có quyển khiếu nại có hiệu qua

tới các cơ quan pháp lý quốc gia có thâm quyén chống lại nhữnghành vi vi phạm các quyén căn ban mà Hiến pháp va luật pháp da

thừa nhận"0), Nhà nước ta cũng coi trọng va bảo đảm quyểncon người Điều này được thể hiện rat rõ trong các văn bancủa Đảng và Nhà nước ta Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoànthiện hệ thông pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng

đến năm 2020 khang định: "Xâu dựng va hoàn thiện pháp luật

vé bao dam quyén con người, quyén tw do, dan chủ của công dân”

1 Viện thông tin Khoa học Xã hội (1998), Quyén con người - Cac van kiện quan trong, Hà Nội, tr 148.

Trang 9

Tiếp theo đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 cua

Bộ Chính trị về Chiên lược cải cách tư pháp đến năm 2020cũng nhãn mạnh: "Các cơ quan tie pháp phái thật sự là chỗ da

của Nhân dân trong viéc bảo vé công ly, quyén con người, đồng

thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vé pháp luật va pháp chế xã hộichủ nghĩa Hoàn thiện các thu tục tố tung tw pháp, bao dam tínhđồng bộ, dân chu, công khai, minh bạch, tôn trọng va bao vé quyéncon người 0),

Đặc biệt, năm 2013, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

đã thông qua và ban hành Hiên pháp năm 2013 trong đó

quyển con người được dé cao, được thừa hưởng một cách tự

nhiên và nhà nước có trách nhiệm bảo đảm những quyển đó

được thực hiện một cách tốt nhất Đó là, "Ở nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyển con người, quyén cing dan vé

chính trị, dân sự, kinh té, van hoa, xã hội được công nhận, tôntrong, bao vé, bao dam theo Hiến pháp va pháp luật Quyén con

người, quyển công dân chi có thé bị hạn chế theo quy định cua

luật trong trường hợp cẩn thiết vi ly do quốc phòng, an ninh quốcgia, trật tự, an toàn xã hội, dao đức xa hội, sức khỏe của cộng

đồng" (Điều 14) Đồng thời, Hiến pháp khẳng định Tòa án

nhần dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, thực hiện quyển tư pháp; có nhiệm vụ bảo

vệ công lý, bảo vệ quyển con người, quyển công dân, bảo vệ

chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyển

1 Dang Cộng sản Việt Nam (2005), Nehị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005

của Bộ Chính trị vé Chiến lược cai cách tu pháp đến năm 2020.

Trang 10

và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 102); Có thêthay, việc Hiến pháp ghi nhận các quyền con người là ratquan trọng bởi đây là cơ sở pháp lí cao nhất để con người

và công dân được thụ hưởng các quyển con người, quyềncông dân cũng như để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

minh Tuy nhiên, “trong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay,

nhiều quuển hiến định trong Hiến pháp có thể sẽ chi là "quyén

hình thức" nếu không được thể chế hoá trong các luật cụ thể

Van dé nay đặt ra trách nhiệm dot uới cơ quan nhà nước, từ viécphổ biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp đến viéchoàn thiện hệ thống pháp luật va thủ tục hành chính, tổ chức bộmay để bao dam thực thi", Vì vậy, pháp luật tố tụng dan sựvới tư cách là công cụ hữu hiệu bảo vệ các quyển dân sự

của công dân - một trong những nội dung quan trọng của

quyển con người cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

với Hiên pháp

Bộ luật Tổ tụng dân sự (sau đây gọi là BLTTDS) năm

2004 đã có những quy định tương đối đẩy đủ và cụ thể vềbảo đảm quyển con người của các chủ thể trong tố tụng

dân sự Có thể nói, BLTTDS năm 2004 đã tạo cơ sở pháp lý

vững chắc cho quá trình giải quyết vụ án dân sự, là phương

tiện để các cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyển và lợi

1 Hà An, Hoàn thiện cơ chế to tung hình sự bao dam thực hiện quyén con người, quyén công dân theo quy định của Hiến pháp, nguồn: http://www.

daibieunhandan.vn/ON A_BDT/NewsPrint.aspx? newsld=311282, truy cập ngày 12-10-2015.

Trang 11

¡ch hợp pháp của minh Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện

BLTTDS năm 2004, Toa an nhan dan tối cao cho rang: "Khi

trién khai thi hành BLTTDS cho thấu một số quụ dinh cua

BLTTDS không tranh khoi những khiém khuyét nhật định; có những qu định chưa đáp ứng được các yéu cau cam kết quốc tế

đa phương va song phương; có những quy định mâu thuận voi

các van ban quy phạm pháp luật khác; có những quy định chưaphù hợp (hoặc không còn phù hop), cha đâu du, thiếu rõ ràng va

còn có những cach hiểu khác nhan; có những quy định chưa bao

dam duoc quyén va lợi ích hợp pháp của đương su", Nhậnthức được những hạn chế, bất cập trong các quy định củaBLTTDS năm 2004 thì Luật sửa đổi, bố sung một số điểucủa BLTTDS năm 2011 đã được ban hành Tuy nhiên,BLTTDS năm 2004 (sửa doi, bố sung năm 2011) (sau đây gọi

là BLTTDS năm 2011) chi giải quyết được một phan vướng

mắc trong việc áp dụng các quy định của BLTTDS BLTTDS năm 2011 vẫn còn có những các quy định chưa đáp ứng

được yêu cau của thực tiên, chưa thực sự bảo đảm quyểncon người, quyền công dân Trước tinh hình đó, ngày 25-11-2015 Quốc hội khóa XIII đã thông qua BLTTDS sửa đổi

va bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01-7-2016 Day là lan sửa đổi

cơ bản, toàn điện các quy định của BLTTDS nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập trong BLTTDS cũng như để

BLTTDS thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong

1 Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng két 5 năm thi hành BLTTDS ngày 01-9-2010, Hà Nội, tr 1, 2.

Trang 12

vice thực hiện, bao ve quyền con người, quyền công dan trong hoạt dong to tung dan sự Tuy nhiền, BLTTDS năm

“015 đã thực sự dap ung được yeu cau của cai cách tư pháp

va the chế hoa được các quy định của Hiến pháp năm 2013

về kao dam quyen con nguol, quyền công dân hay chưacũng như dé các quy định mới về bao dam quyển conngười, quyển cong dan trong BLTTDS được thực hiện trên

thực tế thì can phai có cơ chế bao dam thực hiện quyền con

người, quyền công dân trong tố tụng dân sự

Ngoài ra, việc bao dam quyển con người, quyển công

dan trong to tung dan sự trên thực tế chưa được thực su

tôn trọng Có Tòa án chưa xem xét day đu yêu cầu của

đương sự trong quả trình giải quyết vụ án, dẫn tới giải

quyết không, đủ hoặc vượt quá yêu cau cua đương, sự,

không đưa day đủ những người có quyển lợi, nghĩa vụ liênquan tham gia tổ tụng hoặc xác định sai tu cách người thamgia tố tụng Một số Toa án còn sai sót trong việc thực hiện

đây đủ, đúng quy định việc xác minh, thu thập chứng cứ

dé tìm địa chỉ cua bị đơn đã mo phiên toa xét xử văng mặt

bị đơn”) Vai trò của người bao vệ quyền và lợi ich hop

pháp của các đương sự trên thực té còn hạn chế và nhiều

k]u chưa được các Toa án thực sự tốn trọng Cac cơ quantien hành tô tụng nhiều khi còn gay khong it khó khăn choluật sư trong qua trình tranh tụng

1 Toa an nhân dan toi cao (2013), Báo cáo tông két công tác nganh Toa an năm 2012,

Trang 13

Với những lý do trên, việc nghiên cứu "Co chế pháp lybao dam quyén con người, quyén cong dân trong giải quyét vu andân sự tai Toa an nhân dan" có y nghia lý luận va thực tiên.

Trang 14

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHE PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

QUYỀN CÔNG DAN TRONG GIẢI QUYẾT VU

ÁN DAN SU TẠI TOA ÁN NHÂN DAN

1.1 KHÁI NIỆM, DAC DIEM VÀ Y NGHIA CUA CO CHẾ PHAP LÝ BAO DAM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYEN CÔNG DAN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DAN SU TAI

TOA ÁN NHÂN DAN

1.1.1 Khái niệm cơ chế pháp ly bảo dam quyền conngười, quyền công dan trong giải quyết vụ án dân su tai

Tòa án nhân dân

1.1.1.1 Khái niém quyén con nguoi, yuyen cons dai

trong giải quyét vu án dan sự tại Tòa án nhân dan

Quyển con người là những như cầu, lợi ích tự nhiên,

vồn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong phápluật quốc gia và các thea-thuan-phap- el tế Cac quyển

TRUNG TAM THONG TIN ¡HU

Trang 15

con người, mà biéu hiện của nó ở cap độ quốc gia là các quyển

công dân Theo đó, quyển công dân cũng là quyển con người được áp dụng trong điểu kiện, hoàn cảnh của một quốc gia,với công dan của một quốc gia, chứ không phải là một dạngthức khác biệt ve ban chất với quyên con người Nói cáchkhác, mọi thành viên của nhân loại khi sinh ra đã mặc nhiên

có tư cách chủ thể của các quyển con người Các Nhà nướcchỉ có thé thừa nhận (băng Hiến pháp và pháp luật) các quyền

đó như là những giá trị vốn có của mọi cá nhân mà nhà nước

có nghĩa vụ bảo vệ và thúc day” Như vậy, quyển con người

va quyển công dân có mối quan hệ thống nhất với nhaunhưng là hai phạm trù khác nhau Quyển công dân có nộihàm hẹp hơn quyển con người do quyền công dan chỉ là quyềncon người được pháp luật của một nước ghi nhận và bao đảm,nhưng chủ yếu dành cho những người có quốc tịch của nước

đó Không phải ai cũng được hưởng các quyển công dân củamột quốc gia nhất định, và không phải hệ thống quyển côngdan của mọi quốc gia đều giông hệt nhau, cũng như đều hoàntoàn tương thích với hệ thông các tiêu chuẩn quốc tế về quyềncon người Quyển con người, về tính chất không bị bó hẹptrong môi quan hệ giữa cá nhân với nhà nước như quyểncong dân, mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thécộng đồng nhân loại Vé phạm vi áp dung, do không bị giới

1 Văn phòng thường trực về nhân quyển và Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh (2015), Quyển con người, quuển va nghĩa vu cơ bản của công dân

trong Hién pháp Việt Nam, Hà Nội, tr 23, 186, 187.

Trang 16

hạn bơi chế định quốc tịch, nen chủ the cua quyen con ngời

la tat ca các thành viên cua gia dink nhan loại, bat ke vỊ the,hoan canh, quốc tịch Nói cách khác, quyen con người dược

áp dụng một cách bình dang voi tất ca mọi người thuộc muidan tộc đang sinh sống tren phạm vi toan cau, Không phụ

thuộc vào bien gliời quốc gia, từ cách ca nhân hay mot trường

sống của chu thê quyển) Ngày nay, với sự phát triển cuagiá trị nhan dạo, cong dong quốc tế ngày cang quan tami và

có ảnh hương nhiều hơn tren tinh vực quyen con ñg ƠI, Conngười không chi ton tại vơi tư cách la mot thành vien cong

dân của một quốc gia ma con là thành viền “cong dan của

cộng dong quốc te; có thê noi ở một mức do nhất dink thu

trong mỗi nước, việc phi nhận và báo vệ quyen cong dân tức

là đã ghi nhận và bao vệ quyền con người noi chúng dượcpháp luật quốc gia và pháp luật quoc tế ghi nhanTM

Trong các quyền con người được pháp luạt thưa nhạnthì quyền dan sự cua cong dân co ý nghĩa rat quan trọng,theo đó, các công dân được phép xu sự theo nhưng, chuan

mực pháp lý nhất định dé đáp ứng nhu cau vạt chat và tinh

than của mình Khi con người thực hiện các quyen dan sucua minh thi cũng phải co nghĩa vụ tuần thu pháp luạt, ton

1 Nguyễn Thanh Tuấn, Vũ Công Giao, Một sở so sánH] quyén con nguot voi

guyén công dan, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi, truy cập ngày 13-12-2016.

2 Lê Dinh Mui (1997), Vai trò cua pháp luật trong viéc đã bao thực lệ quuểh

con người, quyén công dân ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học,

Hà Nội, tr 21.

Trang 17

trọng và không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước,lợi ích công cộng, quyển và lợi ích hợp pháp của người khác.Đồng thời, những chủ thể khác phải tôn trọng các quyển dân

sự của chủ thể mang quyển đó Tuy nhiên, trên thực tế, vì

quyền và lợi ích về dân sự của mình mà người này có thểxâm phạm đến quyển, lợi ích hợp pháp của người khác hoặctranh chấp với người khác Do đó, để bảo vệ quyển và lợi íchhợp pháp về dân sự của mình trước sự xâm hại của người

khác thì con người cần phải được thực hiện các phương thứckhác nhau để bảo vệ các quyển dân sự Diéu nay chỉ có thé

được thực hiện khi các phương thức bảo vệ các quyển dân

sự của con người được Nhà nước thừa nhận và bảo đảmthực hiện Theo đó, các chủ thể có thể tự bảo vệ, yêu cau Tòa

án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyển khác bảo vệ.Trong các phương thức bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp vềdân sự của các chủ thể thì phương thức yêu cầu Tòa án bao

vệ là "công cụ hữu hiệu nhất trong toàn bộ các phương thức khácnhau mà xã hội va Nhà nước dung để giải quuết các tranh chấp va

mâu thuẫn lợi ích", Hơn nữa, phương thức Tòa án bảo vệ

quyển và lợi ích hợp pháp của con người theo thủ tục tố

tụng dân sự đã được Nhà nước chính thức ghi nhận bằng

các quy định pháp luật tố tụng dân sự

Trong quả trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhândân theo thủ tục tố tụng dân sự có rất nhiều các chủ thể

1 Đào Trí Úc (Chủ biên) (2007), Mô hình tổ chức va hoạt động của Nhà nước

pháp quyển XHCN Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 390.

Trang 18

tham gia vào hoạt động tố tụng dân sự đó là những ngườitiến hành tố tụng, các đương sự, người đại diện của đương

sự, người bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của đương sự vànhững người tham gia tố tụng khác Các chủ thể này mặc dù

có địa vị pháp lý khác nhau nhưng hoạt động tố tụng của họ

đều nhằm thực hiện mục đích của tố tụng dân sự là bảo đảm

việc giải quyết vụ án dân sự nhanh chóng, chính xác, côngminh, đúng pháp luật, bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của

các cá nhân, cơ quan, tổ chức Tuy nhiên, trong các chủ thểtham gia tố tụng dân sự thì đương sự là chủ thể có vi trí trungtâm trong hoạt động tổ tụng dan sự, tất cả các hoạt động tố

tụng dân sự và các hành vi tố tụng dân sự của các chủ thể

đểu xoay quanh các đương sự Các đương sự tham gia tố

tụng xuất phát từ chính yêu cầu bảo vệ quyển và lợi ích của

họ trong vụ án dân sự, phán quyết của Tòa án ảnh hưởngtrực tiếp tới quyển và lợi ích của bản thân các đương sự

Hơn nữa, đương sự chính là các chủ thể có thể bị xâm phạm

từ phía các cơ quan, người tiên hành tố tụng dân sự trong

khi giải quyết vụ án dân sự Bởi vì, các cơ quan, người tiến

hành tố tụng dân sự là các chủ thể đại diện cho Nhà nước,

được Nhà nước trao cho quyển lực để giải quyết các vụ án

dân sự nên những chủ thể này rất để và hoàn toàn có khả

năng lạm dụng quyển lực trong khi giải quyết các vu án dan

sự Do đó, hoạt động của các cơ quan tiến hành tổ tụng,người tiến hành tố tụng là những hoạt động tiểm an nhiều

nguy cơ xâm phạm đến quyền con người của đương sự nhất

Trang 19

Trong mối quan hệ giữa đương sự với cơ quan, người tiếnhanh tổ tụng dân sự thì đương sự là người ở vị thế bất lợi

đo họ là người chịu sự phán quyết cua cơ quan tiên hành tố

tụng, người tiến hành to tụng Chính vì vậy, quyển con

người, quyển công dân của các đương sự cần phải đượcpháp luật tố tụng dân sự bảo vệ trước sự xâm hại của ngườikhác va của chính co quan, người tiên hành to tụng dan sự

Để làm được điểu đó thì các quyển tố tụng của đương sự

phải được pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận một cách đây

đủ để đương sự bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của mình

cũng như có cơ sở pháp lý vững chắc để chống lại các hành

vi xâm phạm đến quyển con người, quyển công dân củađương sự Bên cạnh đó, các nghĩa vụ tổ tụng của đương sựcũng được pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận đầy đủ bởi vì,

quyển con người, quyển công dân của đương sự trong tố

tụng dân sự là sự thông nhất giữa quyển và nghĩa vụ tốtụng dân sự của đương sự Đương sự khi thực hiện các

quyển tố tụng dân sự để bảo vệ quyển và lợi ích hợp phápcủa mình thì đồng thời họ cũng phải có nghĩa vụ là không

xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,

quyển và lợi ích hợp pháp của người khác và phải tuân thủ

theo các quy định của pháp luật.

Như vậy, quyén con người, quyén công dân trong giải quyết

vu án dân sự tại Tòa án nhân dân là tông hợp các quyén tố tung

dân sự của đương sự voi tw cách là con người, công dân được pháp luật quốc tế va pháp luật tố tung dan sự gli nhận, tôn trọng, bảo vé

Trang 20

va bao dam thu hién.

1.1.1.2 Khái niém cơ chế pháp Tú bao dam quyển conngười, quyén công dan trong giải quuết cụ an dan sự tai Tòa

án thân dan

Quyển con người, quyền công dân không chị được phápluật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận mà dieu quantrọng là Nhà nước phải bảo đảm cho quyển con người, quyểncông dân được thực hiện trên thực tê bởi nêu không thì việcchi nhận quyển con người, quyển công dân trong pháp luật

mãi mãi chi là hình thức Dung như Giáo sư Saneh Chamarik,

Chủ tịch Uy ban quyển con người quốc gia Thái Lan đã phát

biểu: "Moi quyén va tự do được ghỉ nhân trong Hiến pháp đều là

vd nghia nếu người dân không có quuêh! lực thực thi chung’ Vìvậy, Nhà nước phải có cơ chế bao dam cho tat cả mọi người

có đầy đủ cơ hội để thỏa mãn các quyển con người, quyển

công dân mà pháp luật đã ghi nhận.

Về mặt thuật ngữ, theo Từ điển Tiếng Việt cơ chế là "cách

thức theo đó một quá trình thực hiện"®, bao dam la "làm cho chắc chan thực hiện được, giit gìn được, hoặc có đẩu đủ những gi cẩn

thiết "9, Theo Từ điển Hán Việt, bao đảm là "giie gin cham sóc

-1 Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao,

La Khanh Tùng đồng chủ biên) (2009), Giáo trình ly luận va pháp luật vé quyén con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 428.

2 Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nang, tr 214

3 Viện ngôn ngữ hoc (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Ha Nội

-Đà Nang, tr 38.

Trang 21

ganh vac một viéc gi do"), Vi vậy, theo nghĩa chung nhất, cochê bao dam quyển con người, quyền công dân là cach thực,

biện pháp mà Nhà nước phải tiến hành để chắc chắn các quyển

con người, quyển công dân được thực hiện trên thực tế

Trên linh vực quyền con người, cum từ "cơ chế của Liên

hợp quốc về quyên con người" (United Nations Human Rights

Mechanism) hay được sử dụng trong các tài liệu chuyên môn

để chỉ bộ máy các cơ quan chuyên trách và hệ thống các quy tắc,

thủ tục có liên quan do Liên hợp quốc thiết lập để thúc đẩy vàbảo đảm các quyển con người Cơ chế bảo đảm và thúc đẩycác quyển con người gồm cơ chế quốc tế (mà nổng cốt là cơ

chế của Liên hợp quốc), cơ chế khu vực va cơ chế quốc gia®

Trong phạm vi cơ chế quốc gia bảo đảm quyển con người,

quyển công dan thì khái niệm cơ chế bảo đảm quyển con người,

quyển công dân được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn thì "bảo đảm quyển con

người, quyển công dân là các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm

quyển con người, trước hết và chủ yếu là Nhà nước, thực hiệncác biện pháp về thể chế lập pháp, hành pháp, tư pháp, và về

quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để hiện thực hóa các

nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyển con người trong hoạt động

của nhà nước và các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội,

xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt trong các chương trình phát triển

1 Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển, Nxb Trường Thị, Sài Gòn, tr 42.

2 Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao,

La Khánh Tùng đổng chủ biên) (2009), Tidd, tr 428, 429.

Trang 22

kinh tế - xã hội, nham thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, (bảo dam)

thực hiện và thúc day quyển con người trong thực tế”0!, PGS.TS

Đình Văn Mậu cho rằng quyền con người được bao đảm thực

hiện thông qua mỗi quan hệ giữa Nhà nước và công dân dopháp luật quy định; Thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực

Nhà nước như cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, Tòa án

và Viện kiểm sát; Hoàn thiện tổ chức Nhà nước như đổi mới

tô chức thực hiện thẩm quyển Quốc hội, cải cách nền hành chính

Nhà nước, cai cách tư pháp và nâng cao trách nhiệm của Nhà

nước trong việc bảo đảm, bảo vệ các quyển, lợi ích hợp phápcủa công dân trong cơ chế thị trường và dân chủ hóa xã hội?)Theo TS Tường Duy Kiên thì để quyển con người, quyển và

nghĩa vụ cơ bản của công dân được tôn trọng và bảo vệ thìcần phải: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật, trong đó chú trọng

pháp luật về quyền con người, quyền công dân; Xây dựng

chế độ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ công chứctrong quá trình thực thi công vụ; Đảm bảo tính độc lập của

cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp của công dân; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng

sản Việt Nam; Để cao vai trò của các tổ chức xã hội dan sự®)

1 Nguyễn Thanh Tuấn, Bao đảm quyén con người trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa va hội nhập quôc tếở Việt Nam hiện nay, http://www tapchicongsan.org.vi/Home/Nghiencuu-Traodoi/, truy cập ngày 14-12-2016.

2 Lại Văn Trình (2011), Bao đảm quyển con người của người bị tam giv, bị can,

bị cáo trong tố tung hình sự Việt Nam, Luận án Tiền sĩ, trường Dai học Luật thành phố Hổ Chí Minh, tr 20.

3 Lại Văn Trinh (2011), Tidd, tr 20.

Trang 23

Có thé thay, các quan điểm trên mặc dù nghiên cứu cơ chếbảo đảm quyển con người, quyển công dân dưới các góc độkhác nhau nhưng đều bao hàm những biện pháp, cách thức,điều kiện cần thiết để quyển con người, quyền công dan đượcthực hiện trên thực tế Theo đó, Nhà nước can phải có cơ chếpháp lý bảo đảm quyền con người, quyển công dân; cơ chế

tổ chức thực hiện việc bảo đảm quyển con người, quyển công

dân thông qua hệ thông các cơ quan trong bộ máy nhà nước,

các tổ chức; cơ chế chính trị, xã hội, kinh tế Tuy nhiên, dưới

góc độ khoa học pháp lý, "từ góc nhìn của khoa học luật học,trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyển xã hội chủnghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, các bảo đảm pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tínhquyết định, là cốt lõi, là sự thể chế hóa các bao đảm chính trị,

kinh tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực có tính bắt buộc

mà nhà nước, các cơ quan nhà nước và xã hội phải thực hiện

để bảo đảm các quyển con người, quyển công dân Các bảođảm pháp lý rất đa dạng, phong phú, trước hết là sự ghi nhậncác quyển con người, quyển công dân, đến việc tạo các điềukiện pháp lý, các điều kiện tổ chức, việc thiết lập cơ chế, bộmáy chuyên trách bảo đảm các quyển con người, quyển côngdan") Điều nay có nghĩa rang, trong các cơ chế bảo đảm

1 Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Hương, Bảo dam, bao vé quyén con người, quyén công dân trong pháp luật hành chính Việt Nam (Một số van dé có tinh

phương pháp luận, định hướng nghiên cứu), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012), tr 1-7.

Trang 24

quyển con người thì cơ chế pháp lý là rất quan trọng, là tiền dé

cho việc thực hiện các cơ chế bảo đam khác cũng như tạo

điểu kiện cho các cơ chế khác phát huy được vai trò và hiệuqua của chúng trong việc bảo đảm quyền con người, quyểncong dan Theo do, cơ chế pháp lý bao đảm quyền con người,quyển công dân chính là bảo đảm thực hiện quyển con người,

quyền công dân bằng các quy định của pháp luật Hệ thông pháp luật cẩn quy định cụ thể các nguyên tắc trong việc bảo

đảm quyển con người, quyền công dân; quyền và nghĩa vụ

cụ thé của công dân; tổ chức và hoạt động của bộ may Nhànước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của

các cơ quan, tổ chức, công chức nhà nước; các thủ tục tố tụng

để xử lý các hành vi vi phạm quyển con người, quyển công

dân; các hình thức, biện pháp xử lý các hành vi vi phạm

quyển con người, quyền công dân; cụ thể hóa các công ướcquốc tế về quyền con người mà các quốc gia đã tham gia ký

kết hay phê chuẩn nhằm dam bảo quyển con người, quyển

công dân được thực hiện

Như vay, cơ chế pháp ly bao dam quyén con người, quyén

công dân là hệ thống các biện pháp, cách thức do pháp luật quy

định để chắc chắn mọi người có day du cơ hội thực hiện được trên

thực tế các quyén con người, quyén công dân mà pháp luật quốc tế

va pháp luật quốc gia da ghi nhận

Như đã trình bày, khi quyền dân sự của con người bịxâm phạm thì một trong các cách thức để bảo vệ quyển dân sự

của mình là các chủ thể có thể yêu cầu Tòa án giải quyết vụ

Trang 25

án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự Khi Tòa án giải quyết

vụ án dân sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

hành tố tụng và người tham gia tố tụng déu nhằm mục dich

là bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án dân sự được đúng

đắn, các bản án, quyết định của Tòa án trước khi có hiệu lực

thi hành phải là các bản án, quyết định chính xác, công minh

và đúng pháp luật Yêu cầu này là đặc biệt quan trọng trong

tố tụng dân sự khi mà phán quyết của Tòa án ảnh hưởng

trực tiếp dén sức khỏe, danh dự, nhan phẩm va tài sản của

công dân, những lợi ích của các cơ quan, tổ chức, lợi ích củaNhà nước và lợi ích công cộng Vì vậy, để đương sự có thểbảo vệ quyển và lợi ich của mình trước Tòa án thì điểu quan

trọng và trước tiên là pháp luật tố tụng dân sự cũng cần phải

có day đủ các quy định để đương sự có thể thực hiện đượctrên thực tế các quyển tố tung mà pháp luật tố tụng dân sự

đã quy định Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự phải có đầy đủcác quy định về bảo đảm quyển con người, quyển công dân

của đương sự như quy định về các nguyên tắc định hướng

cho các chủ thể tố tụng dân sự vào việc bảo đảm quyển conngười, quyển công dân, về quyển và nghĩa vụ tố tụng dân sựcủa đương sự, về nhiệm vụ, quyển hạn và trách nhiệm củaTòa án, Viện kiểm sat và những người tién hành tố tụngtrong việc bảo đảm thực hiện quyển con người, quyển côngdân của đương sự, về trách nhiệm phối hợp của cá nhân, cơquan, tổ chức khác trong việc giải quyết vụ án dân sự, vềtrình tự, thủ tục tố tụng cụ thể, công khai, minh bạch, về

Trang 26

biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật tố tụng dân sự

xâm hại toi quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự

Do đó, cơ chế pháp ly bao dam quyén con người, quyén côngdân trong giải quyét vu án dân sự tại Tòa án nhân dân được hiểu

là hệ thống các biện pháp, cách thức ma pháp luật tố tung dân sự

quy định để chắc chăn đương sựt có day du cơ hội thực hiện được

trên thực tế các quyén con người, quyén công dân mà pháp luật tốtung dân sự đã ghi nhận, qua đó đương sự bao vé quyen va lợi ích

hợp pháp của mình trước Toa án

1.1.2 Đặc điểm cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người,quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa ánnhân dân

- Cơ chế pháp ly bao dam quyén con người, quyén công dântrong giải quyét vu án dan sự tại Toa án nhân dân được ap dung

cho tat ca các bên đương sự trong vu an dân sự

Mục đích của tố tụng dân sự là bảo vệ quyển và lợi íchhợp pháp của các đương sự Các đương sự dù là nguyên đơn,

bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ andan sự tham gia tố tụng đều để bảo vệ quyển và lợi ích hop

pháp của mình Do đó, việc bảo đảm quyển con người, quyền

công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa nhân dânđược đặt ra cho tất cả các bên đương sự Điều này hoàn toànkhác biệt với tố tụng hình sự Trong tố tụng hình sự, "mục

đích, nhiệm vu chủ yéu là xử ly công minh, kip thời mot hành vi

phạm tội không để lọt tội phạm va không làm oan người 0ô lội

Trang 27

Vi vay, viéc bao dam quyén bao clita trong tố tụng hình sự chủ yêu

chi dat ra đối voi mọt bên cua vu an hình sự la nhieng người bị tam giữ, bi can va bi cao vi ho la đối tượng bị buộc tội Đối voi

những người tham gia tố tung khác không phải la đối tượng của

sự buộc tội, do vay van dé bao chữa không dat ra đối voi ho"),Con trong tổ tung dân su, các bên đương sự trong vụ an dan

sự đều có quyển và lợi ích cần được giai quyết, bảo vệ Do đó,việc bao đảm quyển con người, quyển công dân được thực hiệnđổi với tat cả các bên đương sự trong vu an dân sự

- Cơ chế pháp ly bao dam quyén con người, quyén công dantrong giải quyét vu án dân sự tại Tòa án nhân dân là tong hợp cácbiện pháp, cách thức do pháp luật tố tung dân sự quy định để quyểncon người, quyén cong dan của các đương sự được thực hiện trênthực tế

Quyển con người, quyển công dân trong giải quyết vụ

án dân sự tại Tòa án nhân đân được thể hiện cụ thể bằng các

quyển tố tụng của đương sự với tư cách là con người, côngdan được pháp luật tổ tụng dân sự phi nhận Tuy nhiên, dé

các quyển tố tụng đó của đương sự thực hiện trên thực tế thì

pháp luật tố tụng dân sự cần phải có những quy định đảm bảo

các quyển tổ tụng của đương sự được thực hiện Đó là, trướctiền pháp luật tố tụng dan sự quy định các cơ quan tiến hành

tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm tôn trọng,bảo vệ, bảo đảm cho các đương sự thực hiện được các quyển

1 Nguyễn Công Bình (2006), Bảo đảm quyén bảo vé quyén va lợi ich hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội, tr 25.

Trang 28

va nghĩa vụ tổ tụng, phai tạo dieu kien va không được can trocác đương sự thực hiện các quyền tố tụng, phải thực hiện

đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết

vụ an dan sự chính xác, dung pháp luật, dam bao công bằng

cho các bên đương sự Pháp luật tô tụng dân sự quy định các

cơ quan, tô chức, cá nhân thực hiện trách nhiệm phối hợp với

Toa án, Viện kiếm sát, đương sự, người đại diện hợp pháp cuađương sự, người bao vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương

sự day du, kip thời, dung thời hạn Nhân dân thực hiện việc

giam sát các co quan tiến hành t6 tụng, người tiên hành tổ tungđảm bảo các co quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố

tụng không được lạm quyển, lộng quyển trong quá trình giải

quvết vụ án dân sự Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng dan sự

quy định Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuần

theo pháp luật hoạt động giải quyết vụ án dân sự để thựchiện các quyển yêu cau, kiến nghị, kháng nghị theo thẩm

quyển nham bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng

dan sự.

- Có rat nhiều chủ thể co trách nhiệm bảo đảm quyén con

Heười, quyén công dân trong quá trình giải quyét vu án dân sự,

trong đó Toa án là chủ thể có trách nhiệm chính trong viéc bảo dam

quyển con người, quyén công dân

Để bảo đảm quyển con người, quyền công dân của đương

sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án được thực hiệnđòi hoi phải có sự phôi hợp của rất nhiều các chủ thể Toa ánvới tư cách là cơ quan xét xử, thực hiện quyển tư pháp có

Trang 29

trách nhiệm tạo điều kiện, thực hiện các biện pháp bảo đảmcho đương sự thực hiện được các quyển và nghĩa vụ tố tụng;

Viện kiểm sát với tư cách là cơ quan kiểm sát việc tuân theopháp luật trong tố tụng dân sự có trách nhiệm đảm bảo việc

tuân thủ pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự;Nhân dân thực hiện việc giám sát các cơ quan tiên hành tố

tụng, người tiến hành tố tụng trong việc thực hiện nhiệm vụ,quyển hạn và trách nhiệm giải quyết vụ án dân sự; Các cơ

quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với Tòa án,

Viện kiểm sát, đương sự, người đại điện, người bảo vệ quyển

và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc giải quyết vụ ándân sự; Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội thực hiệncác biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tố tụng dân

sự về bảo đảm quyền con người, quyển công dan

Tuy nhiên, trong các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm

quyển con người, quyển công dân trong giải quyết vụ án dân

sự thì Tòa án là chủ thể có trách nhiệm chính Bởi vì, Tòa án

là cơ quan xét xử, giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyển,

lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích

Nhà nước, lợi ích công cộng Các quyết định của Tòa án có

giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện Do đó, nếu

Tòa án không vô tư, khách quan, không tuân thủ đúngnhiệm vụ, quyển hạn và trách nhiệm trong giải quyết vụ ándan sự, không thực hiện đúng trình tự, thủ tục do pháp luật

quy định thì chắc chắn quyển con người, quyển công dân

của đương sự sẽ không được thực hiện trên thực tế.

Trang 30

1.1.3 Y nghĩa của cơ chế bảo đảm quyền con người,

quyển công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án

nhân dân

1.1.3.1 Y nghĩa vé chính trị - xã hội

- Thue nhất, cơ chế pháp ly bao dam quyén con người, quyéncông dan trong giải quyét vu an dân stt tại Tòa an là dap ứng yeucau xâu dựng Nhà nuoc pháp quyén XHCN cua Nhân dan, doNhân dan va vi Nhân dan

Bao vệ quyền va lợi ich hop pháp của công dân là mộtnội dung cơ bản và quan trọng của Nhà nước pháp quyển

“Tất ca các yếu tố của Nhà nước pháp quyển như viéc thừa nhậnquyền lực Nhà nước thuộc vé Nhân dân, dam bao dia vi tối cao củapháp luật va thục hiện cơ chế phân quyén trong tổ chức quyén lựcnhà Hước cudi củng đều nhằm muc đích bảo vé các guyén va tt docủa con ngwor®), Tòa án với tu cách là cơ quan thực hiện quyển

tư pháp trong hoạt động của mình phải đảm bảo giải quyết vụ

an mot cach chính xác va dung pháp luật, dam bảo các quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân Tòa án tạo điểu kiện cho

đương su được binh đăng trong việc thực hiện các quyển và

nghĩa vụ tổ tung dân sự, thực hiện các biện pháp do pháp luậtquy định để bảo đảm cho mọi người tôn trọng các quyển tố

tung của đương sự cung như bản than Toa án cũng phải tôn

trọng quyển tố tụng của các đương sự Đi đôi với việc bảo vệ

1 Khoa luật Đại học Quốc gia (2004), Cai cách tu pháp ở Việt Nam trong giai đoạn vây dựng Nhà nước pháp quyén, Nxb Dai học Quốc gia, Hà Nội, tr 92, 93.

Trang 31

quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là trách nhiệm cua

cơ quan tiên hành tố tụng, người tiên hành tô tụng trong

việc giải quyết vụ án dân sự một cách khách quan và công

bằng Đối với những người tiên hành tố tụng có hành vi vi

phạm pháp luật, xâm hại đến quyển và lợi ích hợp pháp củađương sự thì tùy từng mức độ mà bị xử lí theo quy định của

pháp luật Đôi với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm

phối hợp, hỗ trợ Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự

để Tòa án ra phán quyết nhanh chóng, chính xác và đúngpháp luật Do đó, cơ chế pháp ly bảo đảm quyển con người,quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa áncũng chính là góp phan thực hiện mục tiêu xây dựng Nha

nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

- Thứ hai, cơ chế pháp ly bao dam quyén con người, quyén

công dân trong giải quyét vu án dân sự tại Tòa án được thực hiện

tôt sẽ góp phẩn đảm bao công bằng xã hội, củng cỗ lòng tin của

Nhân dân vao hoạt động xét xử của Tòa án, dam bao uy tin cuacác cơ quan tv pháp noi chung va Toa an Húi riêng

Khi giải quyết vu án dân sự, Tòa án có trách nhiệm tạođiểu kiện, áp dụng các biện pháp cẩn thiét để đương sự thực

hiện được quyển và nghĩa vụ tố tụng của minh, được bình

dang trong thực hiện quyển và nghĩa vụ tổ tụng và trách nhiệm

pháp lý Viện kiểm sát có trách nhiệm giảm sát hoạt động xét

xử của Tòa án đảm bảo Tòa án ra bản án, quyết định đúng dan,

chính xác Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm

phôi hop, hỗ trợ Tòa án trong giải quyết vụ án dân sự Tat cả

Trang 32

các hoạt động này đảm bảo cho một nền công lí trong sạch,

trung thực và công bằng Hơn nữa, cơ chế pháp lý bảo đảm

quyển con người, quyển công dân sẽ giúp cho Tòa án khôi phụclại kịp thời, chính xác quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại

Điều này đáp ứng được nguyện vọng của Nhân dân, củng cố

thêm lòng tin của Nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án,vào chế độ, đường lôi, chính sách và pháp luật của Đảng vàNhà nước

Thứ ba, cơ chế pháp lý bao dam quyén con người, quyén côngdân trong giải quyét vu án dân sự tại Tòa án là thực hiện dan chủtrong tố tung dan sự

Từ trước đên nay Dang ta luôn coi "phát huy dân chủ xã

hội chủ nghĩa oừa là mục tiêu, uừa là động lực của công cuộc đổimoi"), Vì vậy, việc thực hiện dân chủ được diễn ra trên các

lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có hoạt động tố tụngdần sự Với cơ chế pháp lý bảo đảm quyển con người, quyểncong dân trong giải quyết vụ án dân sự thì Toa án không chi

đứng ở vị trí là cơ quan Nhà nước ap đặt quyền lực của mình

lên hành vi của các chủ thể khác để giải quyết vụ án dân sự màtôn trọng quyển của các đương sự, tạo điểu kiện cho đương sựthực hiện các quyển tố tụng của mình Đương sự được thamgia vào quá trình giải quyết vụ án dan sự, được chứng minh,tranh tụng, được quyết định việc bảo vệ quyển và lợi ích hợppháp của mình Ngoài ra, với việc giám sát hoạt động xét xử

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số van đề lý luận

-thực tiển qua 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trang 33

của Tòa án thì Nhân dân có thể phát hiện các hành vi vi phạmpháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiên hành tốtụng để yêu cau cơ quan có thâm quyển kịp thời xử lý, ngăn

chặn các hiện tượng lạm quyển, quan liêu trong quá trình

giải quyết vụ án dân sự của Tòa án Như vậy, cơ chế pháp lýbao đảm quyển con người, quyển công dân trong giải quyết vụ

án dân sự tại Tòa án hướng tới một nên dân chủ thực sự, đặc

biệt là dân chủ trong hoạt động tố tụng dân sự

Thứ tu, cơ chế pháp ly bao dam quyén con người, quyển côngdân trong giải quyét vu án dân sự tại Tòa án gop phan nâng cao ýthức tôn trọng pháp luật của Nhân dan, tạo diéu kiện cho uiệc củng

quen khi sử dụng quyén thì can phải tôn trọng quyén của người

khác nên không biết mình đã xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước,lợi ích công cộng, quyén va lợi ích hợp pháp của người khác nên da

xâ ra tranh chấp" Vì vậy, với cơ chế pháp lý bảo đảm quyển

con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự taiTòa án thông qua các phán quyết có hiệu lực pháp luật của Tòa an,

việc tuyên truyền phổ biên pháp luật tố tụng dân sự về bao dam

1 Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong tố tung dân sự Việt Nam,

Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, tr 37.

Trang 34

quvển con người, quyền công dân thì người dân sẽ nhận thức

rõ ràng, day đủ các quyền tố tụng dan sự để biết cach bao vệ

quyền và lợi ich hợp pháp cua minh trước sự xâm phạm củangười khác Ngoài ra, người dân cũng hiểu rõ khi thực hiệncác quyền cua minh thi phải có nghĩa vụ phải ton trọngquyển của người khác và triệt đê tuân thủ pháp luật

1.1.3.2 Y nghĩa vé pháp ly

Thứ nhất, cơ chế pháp ly bao dam quyén con người, quyén

công dân trong giải quyét vu an dân sự tại Toa án là căn cứ để

đương sự có đầu du các phương tiện để bảo vé quyén va lợi ích hoppháp của mình

Với cơ chế pháp lý bảo đảm quyển con người, quyểncông dân trong giải quyết vụ an dân sự tai Tòa án thì đương sự

đã có đầy đủ các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của minh Các đương sự có day đủ các quyển và nghĩa vụ

tố tụng dân sự như quyển tự định đoạt, quyển yêu cầu áp dụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời, quyền chứng minh, quyển tranh

tụng được bình đẳng trước Tòa an trong việc thực hiện

quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự; được Tòa án tạo điều kiện

thực hiện các quyển và nghĩa vụ tố tụng dân sự và tôn trọng

quyển tố tụng của các đương sự; được Nhà nước bảo dam

trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; được sự hỗ trợ

về mặt pháp lý từ luật sư và những người khác; được các cá

nhân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ trong quá trình giải quyết vụ án

dân sự khi đương sự có yếu cau Tat cả các biện pháp nay

Trang 35

nhằm giúp đương sự bảo vệ tốt nhất quyển và lợi ích hợp

pháp của mình trước Tòa án.

Thứ hai, cơ chế pháp ly bao dam quyén con người, quyền công

dân trong giải quyết vu án dân sự tại Toa an là cơ sở để Tòa an ra

phán quyét công bằng, chính xác va đúng pháp luật

Với quy định về nhiệm vụ, quyển hạn và trách nhiệm

của Tòa án trong việc giải quyét vụ an dan sự như Tòa án

độc lập xét xử, được tiên hành các biện pháp thu thập chứng

cứ khi cần thiết, trách nhiệm phân công thẩm phản giải quyết

trên cơ sở khách quan, vô tư thì Tòa án có day đủ cơ sở để

ra phán quyết giải quyết vụ án dân sự công bằng, chính xác,

đúng pháp luật Bên cạnh đó, Tòa án còn nhận được sự hỗtrợ từ phía các cơ quan, tổ chức trong quá trình giải quyết vụ

án dân sự như cơ quan giảm định, định giá, tổ chức thẩm địnhgia, ngần hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, thừa phátlại Ngoài ra, với trách nhiệm giám sát hoạt động giải quyết

vụ án dân sự cũng nhằm đảm bảo Tòa án giải quyết vụ án dân sự công bằng, khách quan.

1.2 CƠ SỞ CUA CO CHẾ PHÁP LÝ BAO DAM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG GIẢI QUYẾT

VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

1.2.1 Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước phápquyền Việt Nam XHCN

Nhà nước pháp quyển, theo A.I Kôvalencô phải đảmbảo có các dấu hiệu sau: dựa trên tính tối cao của pháp luật;

Trang 36

phải có sự chấp hành và sự tuân thủ thường xuyên của phápluật của tat ca các công dan, những người có chức vụ, các cơ

quan và tô chức; quy định trách nhiệm tương hỗ của công

dân và Nhà nước trong phạm vi của pháp luật hiện hành;đảm bảo các quyển va tự do của công dan” Do do, để xâydựng Nhà nước pháp quyển thì trong hoạt động tố tụng dân

sự, yêu cầu đặt ra là các quyển con người, quyền công dâncủa đương sự phải được ghi nhận, tôn trong, bảo vệ va baođảm thực hiện Tòa án phải có trách nhiệm trong việc tôntrọng và bảo vệ quyển con người, các quyền dân chủ củacông dan Đồng thời, phải có cơ chế hạn chế Tòa án, ngườitiến hành tố tụng lạm quyển trong quá trình giải quyết vụ ándan sự, phải có chế tai xử lý các hành vi vi phạm quyển conngười, quyền công đân của đương sự Hay nói cách khác làphải có cơ chế pháp lý bao đảm quyền con người, quyền

công dân trong hoạt động tố tụng dân sự

1.2.2 Bảo đảm sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế về

quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham giaNgày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, quan hệ quốc tế giữa

các quốc gia được diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống

xã hội trong đó vấn để nhân quyển được đặt ở vị trí hết sứcquan trọng Trước xu thé đó, quá trình hội nhập, tăng cườnghợp tác quốc tế ở nước ta cũng đang diễn ra một cách mạnh mẽ

1 Nguyễn Dang Dung (Chủ biên) (2004), Thể chế tu pháp trong Nhà nước

pháp quyén, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 33.

Trang 37

Để chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực, có thể làm

ban với mọi quốc gia trong cộng đồng thế giới, trong lĩnh vựcnhân quyển, Nhà nước ta luôn tôn trọng và thừa nhận những

giá trị tốt đẹp, phổ biến của quyển con người bằng việc tích cực

ký kết và tham gia các công ước quốc tế về quyển con người

và chuyển hóa các quy phạm pháp luật quốc tế vào hệ thông

pháp luật quốc gia Diéu này đã được Dang ta khang định

trong Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: "Chăm lo

cho con người, bao vé quyén va lợi ích hợp pháp của moi người,

tôn trọng va thực hiện các điểu woc quốc tế uểquyển con người mà

Việt Nam da kí kết hoặc tham gia"TM Do do, song song với qua

trình hội nhập kinh tê, quốc tế và khu vực thì việc hoàn thiệnpháp luật tố tụng dân sự về quyển con người, quyển công dânphải được thực hiện theo đó, pháp luật tố tụng dan sự Việt Namphải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyển con người,

phải khắc phục những khác biệt không cần thiết giữa pháp

luật tố tụng dân sự và pháp luật quốc tế về quyển con người

Ngoài ra, để pháp luật tố tụng dân sự về quyển con người,

quyển công dân thực hiện được trên thực tế thì cần cơ chế bảo

đảm quyển con người, quyển công dân trong tố tụng dân sự

1.2.3 Bảo đảm thể chế hóa các quy định Hiến pháp vềbảo đảm quyền con người, quyền cơ bản công dân trong tốtụng dân sự

1 Dang Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lan

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 134.

Trang 38

“Hiến pháp la nền tang pháp ly, can cứ chu đạo đổi tới 0iệcban hành toàn bộ van ban pháp luật khác cua Nhà nước, là cơ sở

định hướng hoạt động cua tất ca các cơ quan nhà nước, các tổ chứcchính trị - xã hội cũng nhự các hành vi va ý thức pháp luật của

công dân Vi vay, Hién pháp là van ban có gia trị pháp ly cao nhất,

tất cả các van ban khác đều phải phù hợp Hiến pháp Một van bankhông phù hợp voi Hiến pháp bi cot là vi hiển mà mất hiệu luc")

Vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự với tư cách là công cụ hữuhiệu bảo vệ các quyển dan sự của công dân - một trong những

nội dung quan trọng của quyển con người cẩn phải thể chế

hóa đầy đủ các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền

con người, quyển công dân

1.2.4 Bao đảm quyển bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tung dân sự

Khi đương sự có quyển, lợi ích hợp pháp về dân sự bị viphạm hay tranh chấp họ có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ Songquyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự có được bao vệ

hay không phụ thuộc vào việc các đương sự được trao day đủ

các phương tiện để bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của mình

Do đó, để đương sự bảo vệ được quyển, lợi ích hợp pháp trướcTòa án thì cần thiết phải có cơ chế bảo đảm cho đương sự thực

hiện được các quyển tố tụng của mình Theo đó, cần có cơ chế

1 Viện chính sách công và pháp luật (2014), Bình luận khoa học Hiển pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Lao động xã hội,

Ha Nội, tr 25.

Trang 39

pháp lý bảo đảm quyển tố tụng của các đương sự được thực

hiện trên thực tế

1.2.5 Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn hoạt động tốtụng dân sự

Về nguyên tac, mọi người phải thực hiện các quyển va

nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật, không

được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung của

xã hội, quyển và lợi ích hợp pháp của người khác Tuy nhiên,

mâu thuẫn, tranh chấp là một hiện tượng xã hội khách quan

trong đời sống hàng ngày Do nhận thức và xử sự của mỗi

người khác nhau, chủ thể này có thể xâm phạm hoặc tranhchap đến quyển, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác Vì vậy,không thể phủ nhận hay né tránh tranh chấp mà phải tìm ragiải pháp tích cực và hữu hiệu để giải quyết nó Khi có tranhchấp dân sự xảy ra, các chủ thể có quyển quyết định biệnpháp bảo vệ quyển và lợi ích phù hợp với quy định của

pháp luật Nhà nước trao cho các chủ thể những phương tiện

pháp lý cần thiết và thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp,

yêu cầu để mọi người có thể bảo vệ quyển, lợi ích hợp phápcủa minh”) Khi các chủ thể đã lựa chọn phương thức yêu

cầu Tòa án bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của mình thì

các đương sự cũng phải thực hiện đúng và đầy đủ các quyển

và nghĩa vụ tố tụng dân sự Tuy nhiên, để bảo vệ quyển và

1 Đào Thị Tuyết (2015), Bảo đảm quyên bình đẳng trước Tòa án của đương sự

trong tố tụng dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội, tr 20.

Trang 40

lợi ích của mình, các đương sự có thể không thực hiện đúng

quyển và nghĩa vụ tố tụng dân sự, sử dụng những biện pháp

không hợp pháp làm ảnh hưởng đến quyển và lợi ích hợp

pháp của các chủ thể khác Do đó, cần phải có cơ chế đảm

bảo cho các đương sự thực hiện được đúng và day đủ cácquyển và nghĩa vụ tổ tụng dân sự

Bên cạnh đó, hoạt động tố tụng dân sự rất phức tạp, đòi

hỏi sự tham gia, hỗ trợ của rat nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức

thì Tòa án mới có thể ra phán quyết chính xác và đúng pháp

luật Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp của các cơ quan, tổ

chức, cá nhân trong nhiều trường hợp là chưa thực sự chặtchẽ, như “các cơ quan, tô chức, cá nhân dang lưu giữ chứng cứ

không thực hiện dung thời hạn yéu cẩu cung cap hoặc không cung capchứng cứ khi nhận được yéu cẩu của Tòa án, Viện kiếm sát nên làm

ảnh hưởng tới thời hạn 0à chất lượng giải quyét vu an") Vì vậy,

để Tòa án giải quyết vụ án dân sự chính xác, đúng đắn qua

đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự thìcần thiết quy định về trách nhiệm phôi hợp của các cơ quan,

tổ chức, cá nhân trong hoạt động giải quyết vụ an dan sự.Ngoài ra, Tòa án là cơ quan được trao quyển lực Nhà

nước nên rất dễ dẫn đến sự lạm quyển Thực tế đã chứng

minh trong thời gian qua đã có một số cán bộ, công chức trong

đó có cả thẩm phán còn vi phạm đạo đức, vi phạm kỷ luật

công vụ bị xử lí kỷ luật hoặc cá biệt có trường hợp vi phạm

1 Tòa án nhân dân tôi cao (2015), Báo cáo tổng két thực tiễn 10 năm thi hành

BLTTDS ngày 26-02-2015, Hà Nội, tr 11.

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w