1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Cơ chế pháp lý thúc đẩy kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

124 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 86,42 MB

Nội dung

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC NAM 2022” CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

CO CHE PHAP LY THUC DAY KINH TE TUAN HOAN

HUONG TOI MUC TIEU PHAT TRIEN BEN VUNG

TAI VIET NAM

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

NAM 2022

Trang 2

DANH MỤC BANG BIEU - 5° 5-2 5£ 92% SsESsESE 932 ESEE3E3 339 525585035 52s DANH MỤC TU VIET TẮTT 2-° << s£ sES£Ss£S£ES£ 3E Es£EsEsEsESEseEsEsEsessrsersee \0870005 1 1 Tính cấp thiết của đề tài ¿-¿- St S x1 E1 1111E111111111111111111 1111111111 1xx 1 2 Tổng quan tinh hình nghiên cứu đề tai occ eseesessesesseseeeesseetssesteeeseesteseeeees 2 3 Mục tiêu của đề tài -¿- + + 2x2 12121 21221071011211211211211 1111111111112 1 111 ca 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cỨu ¿- - + +k£Ek+E£EE#EEEEEEE+EEEEEEEEEEEEEErkrrkrkeia 4 5 Cách tiếp cận -c-ScSTk 1 1E11215115112111111111111111111111111111 111111111111 txe 4 6 Phương pháp nghién CỨU - + 2c E331 8311189113891 911 9 11 11 vn ng rkp 4 7 Kết cấu của đề tài -:-cscs 21211211211 2121211011211011211111 1111111111111 121111 kg 5

NỘI DUNG KET QUÁ NGHIÊN CUU <2 s£ s se sesesezsezsesee 6

CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ CƠ CHE PHÁP LÝ THUC DAY KINH TE TUẦN HOÀN HƯỚNG TỚI MỤC TIEU PHÁT TRIEN BEN VỮNG s<s<©+kse©rxeEEkeEEAEEEEEEkerketrkserrerrkserrssee 6 1.1 Lý luận về kinh tế tuần hoàn - - 2S ESE+EEEE2EEEEEEEEEEEE2121112111 1111 xe 6 1.1.1 Khái niệm kinh tế tuần hoàn -. ¿:-255:¿2222vv22EExvttrkttrtrtrrtrrrrrrrrrrrek 6 1.1.2 Đặc điểm của kinh tế tuần hoàn - ¿2-52 +s+Ss2E+EEEE+EEEEtEEEEtEEzEeEerErrsrsrrs 10 1.1.3 Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn - c5 t+E#EESEE+EvEEEEEeExexrkerxeresee II 1.1.4 Ý nghĩa của kinh tế tuần hoàn ¿22s S£+E+EE£EEE2EEEEEE2EEEEEEEErrrkrred 12 1.2 Lý luận về phát triển bền vững - - 2 + s+E+ESEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkerred 13 1.2.1 Khái niệm phát triển bền vững 2-2 2 £+EE+EE£+EE+EEzEE+EEerrezrerred 14 1.2.2 Các yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững 2- 2 s+x+Eersezreered 15 1.2.3 Mối quan hệ giữa kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững 17 1.3 Lý luận về cơ chế pháp lý thúc đây kinh tế tuần hoàn eee 18 1.3.1 Khái niệm cơ chế pháp ly thúc đây kinh tế tuần hoàn - 18 1.3.2 Đặc điểm của cơ chế pháp ly thúc đây kinh tế tuần hoan - 19 1.3.3 Các yếu tố cầu thành cơ chế pháp ly thúc đây kinh tế tuần hoàn 20 1.3.4 Các yêu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế pháp lý thúc day kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam - ¿L2 1111111111185 11111603 111g 1K KH 1 re 24 1.3.5 Vai trò của cơ chế pháp lý trong việc thúc đây kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam - - + 1+ 2E Errsessrerre 25

Trang 3

1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế tuần hoàn

1.4.2 Kinh nghiệm sử dụng các công cụ kinh tế để thúc đây kinh tế tuần hoan 27 1.4.3 Kinh nghiệm về các biện pháp khuyến khích dé thúc đây kinh tế tuần hoàn

1.4.4 Kinh nghiệm liên kết, phối hợp các thiết chế thúc đây kinh tế tuần hoan 31 1.4.5 Kinh nghiệm về các biện pháp đảm bảo thúc day kinh tế tuần hoàn 32 TIỂU KET CHƯNG 2-2 << 5£ s£©s£Ss£Ss£Ss£S2ES2ES£Es£Es£EseSsexesseserssrserse 34 CHƯƠNG 2 THUC TRANG CƠ CHE PHAP LÝ THÚC DAY KINH TẾ TUẦN

HOÀN HƯỚNG TỚI MỤC TIEU PHÁT TRIEN BEN VUNG VÀ THUC TIEN

THI HANH TẠI VIET NAM - 2° 5£ < 5£ s2 Ss£SsES£EsES£EseEEseEsesesersesers 35 2.1 Thực trạng cơ chế pháp lý thúc day kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền ving tal Viet 0 35 2.1.1 Quy định chung về kinh tế tuần hoàn wo esssesssesseesseessesssesssesseessessees đã 2.1.2 Quy định về các công cụ kinh tế kiểm soát bảo vệ môi trường dé thúc day chuyền đổi sang kinh tế tuần hoàn 2 2 + 5£ E£EE2EE+EEeEEE2EEEEEerEEerkerkeee 40 2.1.3 Quy định về cơ chế khuyến khích dé thúc đây kinh tế tuần hoản Al 2.1.4 Quy định về thiết chế thi hành pháp luật thúc đây kinh tế tuần hoan 43 2.1.5 Quy định về các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật thúc đây kinh tế tuần TOE sa sun ana avira ans cts an HH tn Ca a8 ITER 188 EH ARIA SAAN Ul A 256880 Ấ 46 2.2 Thực tiễn thi hành cơ chế pháp lý thúc đây kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền ving tat Viet Nam n 49 2.2.1 Những kết quả đạt được ooc.ceccecccescessessessessessessesssessesssssesstsssessesssessesseessessees 49 2.2.2 Hạn chế của việc thúc đây kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam : 58 2.2.3 Nguyên nhân của những han ché - 2-2 s£++k+Ek£tEE+EE£EE+EEeEEerEeerkers 64 TIỂU KẾT CHƯNG 2 - 2£ s£e<e2E+seEEEeEEEAeEEkdeEtretorkreorkreorrseiie 66 CHUONG 3 HOÀN THIEN CƠ CHE PHAP LÝ THUC DAY KINH TE TUẦN

HOAN HUONG TOI MUC TIEU PHAT TRIEN BEN VUNG TAI VIET NAM

3.1 Những thách thức khi chuyên sang kinh tế tuần hoàn và những yêu cau đặt ra đối với cơ chế pháp lý thúc đây kinh tế tuần hoàn - 2-52 2 2+E+EE2E££E+EzEerxzrsred 67

Trang 4

3.1.2 Những yêu cầu đặt ra và định hướng đối với việc hoàn thiện cơ chế pháp lý thúc đây kinh tế tuần hoàn - 2-2 52+ E+EE+EEE+EEEEE2EE2E121121127112111111111 11.6 67 3.2 Các giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý thúc đây kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững 2 - 2 S+E9 2E E2 215E121112112111215 11111111 re 69 3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về kinh tế tuần hoàn 69 3.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thúc đây kinh tế tuần hoàn ¬— 79 TIỂU KET CHƯNG 3 2- 2 << s£ s2 ©s£Ss s£SsES2 E34 ESEsEseEseSsEEEsseserserserse 82 9000/0077 83 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 5s << s2 s2 se sessessessesse 84 PHU LUC 5 Ô 92 PHU LUC 1: MẪU PHIẾU KHẢO SÁTT -¿- St +t+E‡EE+E‡EEEEEEEEEEEEEerkerererterersred 92 PHU LUC 2: BAO CAO KET QUA KHẢO SÁTT - -: s+sec+keEvEexerrkererxred 97 PHU LUC 3: BAO CAO KET QUA PHONG VAN CHUYEN GIA 107 PHU LUC 4: MOT SO MO HÌNH KINH TE TUẦN HOÀN ĐANG ĐƯỢC UNG

DỤNG TẠI VIET NAM ooceeceecsscsscsscssessessesssssssssssssessessessssussussecsessesseesssassssssssseeseesess 112

I Vinamilk - Mô hình tuần hoàn trong các trang trai chăn nuôi bò sữa 112 II Heineken - Tuần hoàn từ khâu sản xuất đến hoạt động trên văn phòng 114 III Một số mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch, dich vụ, thương mai 117

Trang 5

Hình 2 Thuế các-bon ở một số quốc gia thành viên của EU 24 Hình 3 Sáng kiến KCN sinh thái tại Việt Nam 46 Hình 8 Du khách được nhân viên quây hàng lưu niệm ở nhà Hữu Vu tặng 117

Trang 6

BVMT Bảo vệ môi trườngCSDL Cơ sở dữ liệu

EPR Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended

Producer Responsibility) EU Lién minh Chau Au KCN Khu công nghiệp KTTH Kinh té tuan hoan

Nghi dinh sé 08 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường

PTBV Phát triển bền vững

QLNN Quản lý nhà nước

SXSH San xuat sach hon TCVN Tiéu chuan Viét Nam

TN&MT Tài nguyên và môi trườngVBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhiều năm qua, bảo vệ môi trường (BVMT), tăng cường quản lý tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đồi khí hậu luôn là van dé được Dang và Nhà nước ta quan tâm Ngay từ năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội da dé ra phương hướng: “Tudn thủ nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bang sinh thái cho thé hệ hiện tại và mai sau” Đặc biệt, trong bối cảnh dân số thế giới bùng nổ, nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu thô tăng vọt thì các mối đe doa từ sự thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên trở nên cấp thiết hon bao giờ hết Thực tiễn này đặt ra yêu cầu cho nhân loại vừa phải tiết kiệm tài nguyên, BVMT, vừa phải thúc day sự tăng trưởng thịnh vượng về kinh tế, đồng thời dam bảo một xã hội an toàn, văn minh cho người dân Ba yếu tố này kết hợp với nhau góp phan tạo nên sự phát triển bền vững (PTBV) Nhiều quốc gia trên thế giới đã tích cực, chủ động tìm giải pháp cải tiến nền kinh tế truyền thống vốn tiêu thụ nhiều tài nguyên và thải một lượng rác không 16 ra môi trường, bằng cách chuyền dich sang nền kinh tế tuần hoàn (KTTH) Từ cách tiếp cận của KTTH, chất thải được coi là một loại tài nguyên mới Cách tiếp cận này phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Hòa vào xu thế chung, Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi sang nên kinh tế tiêu dùng bền vững, xúc tiến KTTH Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã quán triệt tầm nhìn và định hướng phát trién giai đoạn 2021 - 2030, đề cao mục tiêu “vậy dựng nên kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”: “khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuân hoàn dé sử dung tong hợp và hiệu quả dau ra của quá trình sản xuất” Trên tinh thần đó, vào ngày 01/10/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, đề ra nội dung xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về ứng dung mô hình KT TH, xanh hóa nên kinh tế Dé chuyên dịch sang nền KTTH, việc nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý thúc đây KTTH là mục tiêu trọng yếu của nước ta trong giai đoạn hiện nay, bởi pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất dé giúp Nhà nước thực hiện quan lý xã hội, quản lý kinh tế, văn hoá, thúc đây sự phát triển theo hướng đồng bộ nhất Ngày 17/11/2020, Quốc hội thông qua Luật BVMT năm 2020 chính thức định nghĩa về KTTH; tiếp đó, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ hướng dẫn chỉ tiết Luật BVMT đã quy định về các tiêu chí, trách nhiệm thực hiện KTTH Tuy nhiên, đây là mô hình kinh tế mới nên cơ chế pháp lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ cho việc thực hiện và nhân rộng mô hình KTTH Nhiều quy định còn sơ sài, chưa cụ thể, quy định rải rắc trong nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn trong việc tiếp cận của doanh nghiệp và người

Trang 8

dân Hơn nữa, pháp luật nước ta chưa có cơ chế huy động các nguồn lực từ xã hội trong quá trình thực hiện và giảm sát thực hiện KTTH; thé chế chính sách và khuôn khổ quản

trị chưa đủ mạnh mẽ, chưa mang tính khuyến khích cao dé tạo nên một trào lưu chuyên

đổi sang KTTH; sự liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng với vùng, giữa vùng với các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước trong hệ thống cung ứng tiêu thụ -thu hồi van còn mờ nhạt Việc thiếu các thé chế, chính sách không chỉ làm cho KTTH phát triển chậm mà có thê sẽ phát trién không lành mạnh, phải hứng chịu những tác động bất lợi do mặt trái của cơ chế thị trường.

Với những phân tích trên, việc nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý dé thúc day KTTH hướng tới mục tiêu PTBV là điều cần thiết Vì thế, nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Co chế pháp lý thúc day kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học tham gia cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2022 do Trường Đại học Luật Hà Nội tô chức.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Việc xúc tiến KTTH hướng tới PTBV không chỉ là mục tiêu của riêng một quốc gia nào, mà nó là một van dé mang tinh thời sự, được toàn thế giới chú trọng Trong phạm vi quốc tẾ, các nghiên cứu về các khía cạnh, cách thức thúc day KTTH duoc dac biệt quan tâm, tiêu biéu cần kể đến nghiên cứu của Pearce va Turner (1990), Ellen

MacArthur Foundation (2012), Michelini, Moraes và Cunha (2017), chuỗi hành động

khuyến nghị của Liên minh Châu Âu (EU) (2020)

Ở Việt Nam, chủ đề này cũng nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu Nhiều hội thảo khoa học đã được tổ chức nhằm thảo luận và nghiên cứu về KTTH ở nước ta như Hội thảo trực tuyến “Kinh tế tuần hoàn tại các thị trường mới nổi: Khai mở tiềm năng Phục hồi xanh tại khu vực châu Á” tô chức bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hop với Ngân hàng Phát triển châu A và Quỹ Đồi mới sáng tạo SITRA (Chính phủ Phần Lan), Hội thảo quốc tế lần thứ 9 với chủ đề “Chuyển đổi kinh doanh và Kinh tế tuần hoàn” Mặt khác, các công trình nghiên cứu về KTTH đang có xu hướng gia tăng, có thê ké đến như:

- Bài viết “Kinh tế tuần hoàn và sự chuyền dịch tất yếu” của đến nhóm tác giả

Nguyễn Hoàng Nam, Hoàng Thị Huệ, Nguyễn Thị Bích Phương, Tạp chí Khoa học:

Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, số tháng 3/2019.

- Bài viết “Dinh hướng một nên kinh tế tuần hoàn trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0” của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số tháng 12/2019.

- Bài viết “Mối quan hệ giữa Tăng trưởng xanh, Kinh tế xanh, Kinh tế tuần hoàn

Trang 9

và Phát triển bền vững” của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thế Chinh, Trần Văn Ý, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 5(504) tháng 5/2020.

- Bài viết “Kinh tế tuần hoàn và cơ chế khuyến khích chuyên đổi sang nền kinh tế tuần hoàn” của tác giả Lê Hoàng Lan, Tạp chí Môi trường số 7/2021.

- Bài viết “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tuần hoàn và bài học cho Việt Nam” của nhóm tác giả Phạm Tiến Mạnh và Ngô Thị Hằng, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 8/2021.

Tuy nhiên, các bài viết này đang tập trung đánh giá KTTH ở khía cạnh kinh tế mà chưa đi sâu vào góc độ pháp lý liên quan đến KTTH nói chung và cơ chế pháp lý thúc đây KTTH nói riêng Vào năm 2020, Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường có công bố nghiên cứu “Cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất khung chính sách và lộ trình áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”, nhưng công trình chủ yếu đề cập đến các chính sách hỗ trợ, lộ trình thực hiện KTTH mà chưa đưa ra định hướng xây dựng khung pháp lý thúc day KTTH phục vụ mục tiêu PTBV Bài viết “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý rác thải nhựa hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” của tác giả Bùi Đức Hiển (2020) thì đề cập chủ yếu vào quy định pháp luật về quản lý rác thải nhựa trong bối cảnh thực hiện KTTH, chưa tập trung vào KTTH như một mô hình kinh tế tong thé.

Như vậy, có thé thấy ở Việt Nam, nghiên cứu về cơ chế pháp lý thúc đây KTTH còn hạn chế Vì thế, nhóm tác giả chọn dé tài như một công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống về cơ chế pháp lý thúc day KTTH hướng tới mục tiêu PTBV ở Việt Nam 3 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về cơ chế pháp lý về KTTH trong mối quan hệ với PTBV, đánh giá thực trang cơ chế pháp ly và thực tiễn thi hành cơ chế pháp lý thúc đây KTTH ở Việt Nam, dé từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý thúc day KTTH, phục vụ mục tiêu PTBV ở Việt Nam.

Đề đạt được mục đích này, nhóm tác giả đặt ra nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về KTTH, PTBV và cơ chế pháp lý thúc đây KTTH hướng tới mục tiêu PTBV;

- Phân tích, đánh giá cơ chế pháp lý thúc đây KTTH cũng như thực tiễn thực hiện cơ chế pháp lý dé xác định những thành tựu đã đạt được trong việc triển khai cơ chế pháp lý về KTTH và những tồn tại, hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của hạn chế; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế pháp lý thúc đây KTTH hướng tới mục tiêu PTBV ở Việt Nam.

Trang 10

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật liên quan đến KTTH (bao gồm pháp luật môi trường là chủ yếu; ngoài ra còn có pháp luật kinh doanh, thương mại, đầu tư; pháp luật tài chính, thuế; pháp luật đất đai, pháp luật chuyên giao công nghệ ) và thực tiễn thi hành pháp luật về vẫn đề này; pháp luật một số nước trên thế giới dé rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý về KTTH cho Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của dé tài chỉ giới hạn ở những van đề lý luận và thực tiễn về KTTH trong các lĩnh vực pháp luật, trong đó tập trung vào cơ chế pháp lý thúc đây KTTH, bao gồm hệ thống quy định pháp luật, các thiết chế và các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật thúc đây KTTH Pháp luật nước ngoài được giới hạn ở một số nước triển khai có hiệu quả KTTH và có cơ chế pháp lý thúc day KTTH phát triển mà Việt Nam có thé học hỏi như Liên minh Châu Âu, Thụy Điền, Trung Quốc, Singapore, Hy

5 Cách tiếp cận

Công trình nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận hệ thống về cơ chế pháp lý thúc đây KTTH, trên cơ sở thực tiễn, nghiên cứu các van đề trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay và phù hợp với xu hướng của thế giới Cu thé, đề tài tiếp cận các vân dé nghiên cứu từ góc độ sau:

- Tiếp cận từ cơ sở lý luận về KTTH, PTBV và cơ chế pháp lý thúc đây KTTH hướng tới mục tiêu PTBV.

- Tiếp cận từ pháp luật về KTTH ở các phương diện khác nhau, đảm bảo bao trùm các khía cạnh của KT TH.

- Tiếp cận từ thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về KTTH 6 Phương pháp nghiên cứu

Công trình nghiên cứu khoa học được dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng về nha nước về phát trién KTTH và hội nhập kinh tế quốc tế Trong quá trình thực hiện đề tài, các tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khảo sát thống kê, phỏng van tham khảo ý kiến chuyên gia.

Nhóm tác giả đã thực hiện 01 cuộc khảo sát với 261 người tham gia, đại diện cho thành phần học sinh, sinh viên, thực tập sinh, công chức, viên chức, nhà kinh doanh, và đại diện cho các tô chức phi chính phủ, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các hình thức kinh doanh khác.

Trang 11

Nhóm cũng tiến hành phỏng vấn sâu 02 chuyên gia am hiểu sâu sắc về KTTH,

trong đó 01 người làm công tác nghiên cứu và 01 người làm công tác thực tiễn liên quan

đến KTTH.

7 Kết cầu của đề tài

Đề tài bao gồm Lời mở đầu, Nội dung và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục; trong đó Nội dung theo kết cau 3 chương bao gồm:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về kinh tế tuần hoàn và cơ chế pháp lý thúc đây kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Chương 2: Thực trạng cơ chế pháp lý thúc day kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và thực tiễn thi hành tại Việt Nam

Chương 3: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thúc day kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ

CƠ CHE PHÁP LÝ THUC DAY KINH TE TUẦN HOÀN HƯỚNG TỚI

MỤC TIỂU PHAT TRIEN BEN VỮNG

1.1 Lý luận về kinh tế tuần hoàn 1.1.1 Khái niệm kinh tế tuần hoàn

Sự xuất hiện của khái niệm “kinh tế tuần hoàn” tại Việt Nam manh nha vào cuối thé kỷ 20, đầu thé ky 21 Xét dưới góc độ ngôn ngữ học, “kinh tế tuần hoàn” trong tiếng Anh là “circular economy”, trong đó từ “circular” nghĩa là sự tiếp nối theo dạng vòng tròn của các sự vật, hiện tượng! Cách hiểu trên khá tương đồng với thuật ngữ Hán -Việt “tuần hoàn”?, chỉ sự quay vòng của một chu trình, trong đó tat cả các chủ thể tham gia đều hoạt động theo vòng khép kín, tất cả các khâu, các bước và bộ phận sẽ đều có mối liên hệ chặt chẽ theo hướng đầu ra của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn sau Do đó, ở mức độ khái quát nhất, KTTH dé cập đến một nền kinh tế mà các chủ thê kết nối với nhau theo dạng móc xích tròn không có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, nhằm biến sản phẩm của chu trình này thành nguyên liệu cho chính chu trình đó, hoặc cho chu trình khác.

Xét đưới góc độ kinh tế học, khó có thé xác định hình thức sơ khai nhất của mô hình KTTH bắt nguồn từ thời điểm nào Thực tế cho thấy, trường phái tư tưởng ủng hộ khả năng chu chuyền của nguyên liệu và năng lượng đã xuất hiện từ những năm 60 của thé kỷ trước? và đã có khoảng 114 định nghĩa “kinh tế tuần hoàn” được công bố trên toàn thế giới" Tuy nhiên, các học giả quốc tế thống nhất cao rằng khái niệm KTTH được đặt ra bởi hai nhà kinh tế - sinh thái học David W Pearce và R Kerry Turner; bằng cách phân tích sơ đồ về sự liên kết nội tại giữa kinh tế và môi trường, các tác giả đã tìm ra phương pháp cân băng vật liệu và đi đến nhận định rằng trong một vòng chu chuyền, “moi thứ déu là dau vào đối với thứ khác”Š Về sau, khái niệm đã chịu ảnh hưởng của nhiều quan điểm, tư tưởng của các học giả khác nhau, đồng thời đã có sự mở rộng dé phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay Điển hình phải ké đến định nghĩa của Hội đồng Châu Au (EU): “kinh tế tuân hoàn là nên kinh té mà ở đó giá trị của sản phẩm, vật liệu

! https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/circular_1?q=circular, truy cập ngày 15/12/2021.

? Theo chiết tự từ, “tuần” (đã) nghĩa là tương tự, theo khuôn phép cũ, còn “hoàn” (3) nghĩa là vòng quanh, xungquanh Tổng hợp lại, “tuần hoàn” nghĩa là lặp đi lặp lại thành vòng khép kín Nguồn: Hàn Hau Giang (1997), Tir

điển Hán - Việ:, NXB Thanh phố Hồ Chí Minh, Thanh phố Hồ Chí Minh, tr.281, 756.

3 Trong bai viét The Economics of the Coming Spaceship Earth (1966) cua Kenneth Boulding, tac giả miêu tả Tráiđất như một tau vũ tru khép kin, do han chế nguồn nguyên liệu nên loài người phải tai chế dé tồn tai.

4 Julian Kirchherr, Denise Reike, M.P Hekkert (2017), Conceptualizing the Circular Economy: An Analysis of114 Definitions, Resources, Conservation and Recycling 127, Elsevier B.V, pp 221 - 232.

> David W Pearce, R Kerry Turner (1990), Economics of Natural Resources and the Environment, HemelHempstead: Harvester Wheatsheaf, p 39.

Trang 13

chức Ellen MacArthur Foundation: “kinh té tuân hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thé khái niệm “kết thúc vòng doi” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch ”7 Theo cách hiểu này, KTTH đã bồ sung thêm sự ưu tiên đối với việc kéo dai vòng đời sản phâm và khâu tiền sản xuất - chính là hoạt động lên kế hoạch và sử dụng thiết kế thân thiện với môi trường, bởi suy cho cùng Trái đất là một hệ thông khép kín, nơi tất cả vật chất và năng lượng chỉ là một sự trao đổi; chính vì thế, tài nguyên và dich vụ sinh thái đều chỉ có những giới han nhất định mà cho dù có sử dụng tiết kiệm đến đâu thi sẽ có một ngày nguồn dự trữ ấy cạn kiệt? Cách mang công nghiệp 4.0 và nền kinh tế tri thức rộng mở đặt nền tảng cho chúng ta hướng tới các giá trị bền vững, tuần hoàn, duy trì lâu nhất giá trị của sản phẩm, đảm bảo khả năng tai sử dụng, tái chê cua sản phâm khi vòng đời của chúng kêt thúc.

Ở Việt Nam, các khía cạnh kinh tế của KTTH từng xuất hiện hơn 20 năm về trước với những tên gọi, biểu hiện khác nhau Ở mức độ sơ khai nhất, đó là mô hình VAC (Vườn - Ao - Chuéng), RVAC (Rừng - Vườn - Ao - Chuông), hệ thong aquaponics (kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và thủy canh tạo thành vòng khép kín)?, các khu công nghiệp (KCN) sinh thái Nội hàm của KTTH còn được thể hiện qua các chính sách BVMT của Đảng và Nhà nước như Kế hoạch quốc gia về Môi trường và PTBV giai đoạn 1991 - 2000 (1991), Định hướng phát triển về PTBV ở Việt Nam (2004) và được các cơ quan có liên quan triển khai nghiên cứu, áp dụng Có thé thay, những khía cạnh của KTTH đã từng được đề cập và triển khai ở Việt Nam nhưng chưa được gọi tên bằng thuật ngữ được sử dụng ngày nay Trong vài năm trở lại, số lượng công trình nghiên cứu chuyên sâu về KTTH tại Việt Nam đã tăng lên đáng ké, và hầu hết các học giả đều đồng ý với quan niệm về KTTH của EU và Tổ chức Ellen MacArthur Foundation, rằng KTTH là sự thay đổi về triết lý phát triển, hướng tới phục hồi và tái tạo, từ đó giảm phụ thuộc

vào tài nguyên thiên nhiên và hạn chê rác thải!?

Trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế, dựa trên mục tiêu và bản chất của KTTH tại Việt Nam, nhóm tác giả cho rằng “kinh tế tuần hoàn” cần được hiểu là “m6 hình kinh té được thiết kế sao cho các luồng nguyên vật liệu được vận hành trong những chu trình khép kin, nhằm giảm khai thác nguyên vật liệu, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, hạn chế

5 Vasileios Rizos, Katja Tuokko, Arno Behrens (2017), The Circular Economy: A review of definitions, processesand impacts, CEPS Research Reports, Circular Impacts project, European Union’s Horizon 2020 Research and

Innovation Programme Nguồn: https://ec.europa.eu/eurostat/web/circular-economy, truy cập vào 17/12/2021.

7 Ellen MacArthur Foundation (2013), Towards the Circular Economy Economic and business rationale for anaccelerated business, Ellen MacArthur Foundation publication, p 5.

8 “Why efficiency is not enough” Nguồn:

https://sustainableconsumption.usdn.org/concept/why-efficiency-is-not-enough, truy cap ngay 18/12/2021.

? Cây trồng giúp lọc sạch nguồn nước cho cá phát triển, còn chất thải của cá là nguồn thức ăn hữu cơ cho cây trồng.

10 Nguyễn Hoàng Nam, Hoàng Thị Huê , Nguyễn Thi Bich Phương (2019), Kinh tế tuần hoàn và sự chuyển dịchtat yếu, Tạp chí Khoa học: Nghiên cứu Chính sách và Quan ly, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 22.

Trang 14

phat thải và giảm tác động xau dén môi trường ”.

* So sánh nên kinh tê tuyên tính và nên kinh tê tuần hoàn

Ngày nay, chúng ta đang tồn tại và phát triển trong một nền kinh tế truyền thống (còn gọi là kinh tế tuyến tính - Linear Economy) Tại đây, nguyên liệu thô được khai thác từ môi trường, được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh và kết thúc chu trình kinh tế là thải loại ra môi trường, dẫn đến gia tăng chất thải, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường Đứng trước vấn nạn này, thế giới và cộng đồng doanh nghiệp đang ngày càng chú ý nhiều hơn đến việc khuyến khích, hỗ trợ và xây dựng các mô hình kinh doanh theo hướng bền vững, điển hình là mô hình KTTH Đề đánh giá tính đúng đắn, tất yếu của xu hướng chuyền dich sang mô hình KTTH, bài nghiên cứu sẽ xem xét sự khác biệt giữa mô hình kinh tế truyền thống và KTTH trên các phương diện sau:

Thứ: nhát, về cach tạo ra gia tri của dòng nguyên liệu, logic của nên kinh tê tuyêntính là chỉ nguyên liệu thô mới đi vào giai đoạn đâu tiên của chuỗi giá tri, va coi rác thảilà sản phâm cân được loại bỏ; còn KTTH tận dụng các sản phâm thải bỏ từ quy trình trước

1 6 221]

nhưng vẫn còn khả năng tái sử dụng dựa trên triết lý “chất thải là nguyên liệu thô mới Thứ hai, về cách duy trì giá trị của đòng nguyên liệu, theo truyền thống, nền kinh tế vận hành qua các giai đoạn chế tạo (Make) - sử dụng (Use) - loại bỏ (Dispose) Theo đó, các nguyên liệu thô được thu gom, chế biến thành các sản phẩm, được sử dụng cho đến khi bị loại bỏ ra khỏi chuỗi giá trị Điều này nghĩa là thời gian một sản pham tồn tại trên thị trường là rất ngăn và phụ thuộc phần lớn vào thị hiếu của người tiêu dùng thay

vi giá trị thực tế của sản phẩm Ngược lại, KTTH tập trung bao tồn giá tri trên cơ sở tái

sử dung (Reuse) - tiết giảm (Reduce) - tái chế (Recycle) Bằng cách thiết kế các sản phâm chú trọng vào độ bền, khả năng tháo rời và tái sử dụng, các nguyên liệu sẽ giữ được tối đa giá trị, vẫn có thể được đưa về dây chuyền sản xuất ban đầu và trở thành nguyên liệu đầu vào, khép kín một vòng tuần hoàn Như vậy, cho đến khi sản phẩm thực sự hết giá trị, bắt buộc phải đem đi xử lý hoặc tiêu hủy thì lượng chất thải ra ngoài môi trường sẽ được giảm tối đa.

"| https://avfallnorge.no/om-bransjen, truy cập ngày 19/12/2021.

Trang 15

Nguyên liệu Nguyên liệu

Tài nguyên

Thải bỏ và Thải bỏ vàtiêu hủy tiêu hủy

Hình 1 Mức độ tận dụng giá trị của sản phẩm trong nên kinh tế tuyến tính và KTTH?

Thứ: ba, về giá trị cốt lõi, nền kinh tế tuyến tính tập trung vào “sản phẩm” va sự tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy giá trị được tạo ra trong hệ thống kinh tế này băng cách sản xuất và bán càng nhiều sản phẩm càng tốt; còn KTTH tập trung vào “dịch vụ” và bảo tồn giá trị Thông thường, người bán hàng có doanh thu từ việc bán được sản phẩm mới,

không liên quan đến việc người tiêu dùng quyết định sử dụng và loại bỏ sản phẩm khi

nào; ngược lại, với sự phát triển của ý thức môi trường trên toàn thế giới, mô hình tích hợp sản phẩm - dịch vụ (Product-As-A-Service System'3) ngày càng được ưa chuộng,

trong đó người bán có được doanh thu từ địch vụ đi kèm với sản phẩm, chứ không phải

từ sản pham ban dau! Ngoài ra, việc duy tri gia tri sản pham có thé được thực hiện băng cách sử dụng hình thức chia sẻ như xe chung; hoặc tiến hành chuyền đổi sản phẩm thành dich vu, vi dụ như Spotify bán giấy phép nghe thay vi bán đĩa CD15.

Thứ tw, đôi với cách nhìn về PTBV, cả hai mô hình kinh tế đều hướng tới thúc đây PTBV ở những mức độ nhất định, nhưng nếu kinh tế tuyến tính đề cao hiệu suất sinh thái Efficiency) thì KTTH lại giúp thúc day hiệu quả sinh thái

(Eco-12 “How is a circular economy different from a linear economy” Nguồn:

https://kenniskaarten.hetgroenebrein.nl/en/knowledge-map-circular-economy/how-is-a-circular-economy-different-from-a-linear-economy/, truy cap ngay 22/12/2021.

'3 Michelini, Moraes & Cunha et al, (2017), From Linear to Circular Economy: PSS Conducting the Transition,Procedia CIRP Volume 64, Elsevier B.V, p 5.

!4 Dién hình có thể kế đến Công ty Xerox (Mỹ) chuyên cung cấp dịch vụ và sản phẩm công nghệ tai liệu Theo đó,

các doanh nghiệp có nhu câu sử dụng dịch vụ cua Xerox sẽ nhận máy in miễn phí từ công ty và chỉ cần trả tiềncho mỗi bản sao, bản in được thực hiện trên thiết bị đó Bat kỳ khi nào máy in cần sửa chữa hoặc cập nhật, bản

thân công ty sẽ thực hiện nhiệm vụ này nhằm đảm bảo sự đồng bộ trong phụ kiện, cách vận hành va máy in sé tồn

tại lâu dài hơn.

15 Spotify là một dịch vụ nghe nhạc kỹ thuật số của Thụy Điền, lấy nguồn âm nhac từ các hãng thu âm như Sony,EMI, Warner Music Group và Universal mà không cần thông qua đĩa cứng như thông thường Dé nghe nhạc trênứng dụng này thì cần phải đăng ký tài khoản Spotify, và trả tiền dé truy cập được nhiêu tính năng hơn.

Trang 16

Effectiveness) Trong khi hiệu suất sinh thái đặt trọng tâm lên cách thức giảm thiểu tác động đến môi trường để có được cùng một sản lượng, nhằm trì hoãn, kéo dài khoảng thời gian cho đến khi hệ thống trở nên quá tai!®, thì hiệu qua sinh thái trong KTTH đi tìm kiếm tính bền vững ở việc tái sử dụng sản pham thai ra vao mot chu trinh tao ra san phẩm hoặc giống về chức năng (Functional Recycling), hoặc có chức năng cao hon (Upcycling) so với vật liệu ban đầu! Kết quả là, giá trị của sản phẩm được giữ lại hoàn toàn hoặc thậm chí tăng lên, góp phần tạo nên sự bền vững thực chất.

Như vậy, giữa KTTH và kinh tế tuyến tính có sự khác biệt nền tảng, trong đó không thê phủ nhận sự phù hợp, đúng đắn của tiến trình đi lên nền KTTH trong bối cảnh thế giới ngày càng khan hiếm tài nguyên và cần những mô hình bền vững hơn.

1.1.2 Đặc điểm của kinh té tuần hoàn

Thứ nhất, KTTH là mô hình kinh tế phát sinh trong thời kỳ hiện đại Dé hiểu về đặc điểm đầu tiên của KTTH, cần xuất phát từ bản chất của chất thải ô nhiễm - phần lớn là kết quả của nền kinh tế tuyến tính, trong đó con người liên tục tạo ra, tiêu thụ và xử ly sản phẩm của mình trên thị trường Với sự banh trướng của chủ nghĩa tiêu thụ'Š, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ đã vượt ra ngoài những yêu cau tiêu dùng cơ ban, mà diễn ra liên tục với khối lượng lớn Khối lượng chất thải ra môi trường và cường độ khai thác tài nguyên không kiểm soát từ đó cũng tăng theo Mặt khác, nguồn tài nguyên, vật liệu sẵn có trên Trái đất là hữu hạn và có nguy cơ bị cạn kiệt KTTH ra đời trong bối cảnh con người cần tim ra những quy trình sản xuất đôi mới sáng tạo dé thay thé cách sản xuất truyền thống này.

Thứ hai, KTTH là nền kinh tế được thiết kế và vận hành theo một chu trình khép kín Cu thé, chất thải đầu ra của chu trình này là nguyên liệu đầu vào cho một hoặc một số chu trình khác Với khái niệm KTTH, việc giảm chất thải ra môi trường không chỉ gan liền với những phương thức truyền thống như mô hình 3R (reuse - tái sử dụng, reduce - tiết giảm, recycle - tái chế), 9Rs!? mà còn hướng đến mục tiêu là thiết kế lại chất thải Các sản phẩm trong nền KTTH phải có sự tính toán trước, sao cho thuận tiện trong việc tháo rời và đễ dàng tái sản xuất; trong điều kiện lý tưởng, chúng sẽ được tạo nên bởi các “chất dinh dưỡng kỹ thuật” - những nguyên vật liệu có độ ôn định cao, được

16 FrancescoDi Maio, Peter Carlo Rem, KeesBaldé, Michael Polder (2017), Measuring resource efficiency and circulareconomy: A market value approach, Resources, Conservation and Recycling 122, Elsevier B.V, pp 163 - 171.

Route to Decoupling Economic Growth from Resource Consumption?, Journal of Industrial Ecology, 23, pp 22 - 35.'8 Trentmann, Frank (2004), Beyond consumerism: new historical perspectives on consumption, Journal ofcontemporary history 39.3, pp 373-401.

! Mô hình 9Rs là một phiên bản mở rộng của mô hình 3R trong bối cảnh KTTH được ứng dụng phô biến trên toànthế giới, gồm : refuse (từ chối), rethink (nghĩ lại), reduce (tiết giảm), reuse (tái sử dụng), repair (sửa chữa), refurbish

(thiết kế lại), remanufacture (sản xuất lại), repurpose (tái mục đích), recycle (tái chế) Nguồn: Khaw-ngern Kannikar(2021), The 9Rs Strategies for the Circular Economy 3.0, Psychology and Education Journal 58.1, pp 1440 - 1446.

Trang 17

thiết kế dé thu hồi và tái sử dụng trong chu trình khép kín Những vi dụ cho các loại nguyên vật liệu này có thể ké đến: polyme, hợp kim và các vật liệu nhân tạo khác thiết kế bởi con người để được sử dụng lại với năng lượng tối thiểu và với năng suất cao nhất phục vụ cho mục tiêu duy trì chất lượng của sản phẩm.

Thw ba, KTTH được áp dụng bao trùm đa dạng lĩnh vực, hoạt động Trong thiết

kế, quy trình sản xuất kinh doanh, KTTH đề cao sự chủ động, sáng tạo dé thuận lợi cho

quá trình quay vòng sản phẩm, bảo tồn và mở rộng những gi đã có, hop tác dé tạo ra giá trị chung Đối với sản xuất, KTTH được thé hiện ở các biện pháp, hệ thống sản xuất sạch, hành động giảm phát thải và có cơ chế kiểm tra giám sát Đối với tiêu dùng, KTTH thê hiện ở trách nhiệm của người tiêu dùng đối với môi trường sinh thái Quản lý chất thải cũng là một lĩnh vực gắn với KTTH thông qua việc tái chế, để chất thải trở lại thành nguồn tài nguyên KTTH áp dụng không chỉ trong nội bộ một đơn vị mà cần phát triển thành một hệ thống liên kết nhiều chủ thê trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

1.1.3 Mục tiêu của kinh té tuần hoàn

Từ định nghĩa và đặc điểm của KTTH, có thể thấy KTTH hoạt động hướng tới ba mục tiêu nền tảng: giảm hoặc loại bỏ thải ô nhiễm; kéo dài thời hạn sử dụng của sản

phẩm, nguyên vật liệu; tái tạo lại hệ thống tự nhiên.

Dau tiên, giảm và loại bỏ thai ô nhiễm Khi một sản phẩm được khai thác toi đa công dụng và tuần hoàn trên thị trường lâu nhất có thé, vô hình chung sẽ giảm thiểu lượng chất thải đồ ra ngoài môi trường Vì thế, trong KTTH, chất thải ô nhiễm được chuyên hóa toàn bộ hoặc phan lớn thành đầu vào của một quy trình khác nên có thê nói rằng chất thải sẽ bị loại bỏ hoặc giảm thiểu tối đa Giảm và loại bỏ thải ô nhiễm còn bao hàm việc hạn chế chat thải phát sinh, từ đó giảm thiêu tác động xấu đến môi trường.

Ti iép đến, kéo dài thời han sử dụng, độ bền của sản phẩm, nguyên vật liệu KTTH

tập trung tối ưu hóa công năng của một sản phẩm trên thị trường, nghĩa là thay vì tiếp tục khai thác cạn kiệt những nguồn tài nguyên hữu han dé làm ra sản phẩm mới rồi nhanh chóng vứt bỏ chúng, chúng ta cần tìm kiếm, tạo ra những giá trị mới ở những sản phẩm đã được sử dụng, từ đó kéo dài thời gian chúng tổn tại Ngoài ra, khác với tái chế thông thường (làm các sản phâm có sự giảm sút về chất lượng”0) thì trong KTTH, sản phẩm được đưa ra thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và chất lượng vốn có, làm cho hoạt động kéo dài vòng đời sản phẩm có ý nghĩa lớn.

Cuối cùng tai tao lại hệ thong tự nhiên Trong tu nhiên, không có khái niệm chất thai; mọi vòng tròn sinh thái lớn như các-bon, 6xi, nitơ, nước cho đên hệ sinh thái cua

20 “Mỗi lần tái chế giấy, các sợi nhỏ làm nên giấy sẽ bị hư hỏng nhiều hơn một chút” Nguồn:

https://www.nationalgeographic.com/environment/article/5-recycling-myths-busted-plastic, truy cập ngày 19/12/2021.

Trang 18

các loại động thực vật đều hoạt động theo chu kỳ khép kín mà tài nguyên gần như không bị mất!, Trong chu trình ay, các chủ thé tham gia có sự liên kết theo dạng mắt xích, cá thé, hiện tượng cùng tương tác với nhau, làm tiền đề cho nhau t6n tại và phát triển KT TH xây dựng những mô hình san xuất, tiêu dùng dựa trên quy luật tự nhiên này, tạo ra một mô hình kinh tế bảo vệ, hỗ trợ và tích cực cải thiện môi trường Nói cách khác, khi xây dựng nền KTTH thi chất thai của một ngành nghề sẽ là nguồn tài nguyên ở trong nội tại ngành đó hoặc cũng có thé là nguồn tài nguyên của ngành nghé khác Tái tạo hệ thống tự nhiên vì thế góp phần giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu và giảm thiểu tác

động xâu đên môi trường.

Từ đó, có thê thấy những mục tiêu cốt lõi của KTTH chính là thiết kế lại chất thải ra môi trường, từ đó giảm hoặc loại bỏ thải ô nhiễm; kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm, tái tạo lại hệ thong tu nhién va giam thiểu khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên 1.1.4 Ý nghĩa của kinh té tuần hoàn

Trong bối cảnh đô thị hóa và tinh trạng bùng nỗ dân số gia tăng, van dé ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng Những hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày một nhiều hơn về cả tần suất và mức độ gây thiệt hại, có nguyên nhân từ hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu Không dừng lại ở đó, khai thác cạn kiệt tài nguyên cũng là một vấn đề đáng lưu tâm Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc”?, dân số toàn cầu đã tăng gấp đôi và tong sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tăng lên 4 lần từ năm 1970, yêu cầu một lượng lớn tài nguyên dé có thê thúc day kinh tế và đáp ứng nhu cau của con người Năm 2018, ước tính nhu cầu tai nguyên của thé giới đã gấp 1,7 kha năng đáp ứng hiện nay của Trái đất, nêu tiếp tục phát triển với mô hình kinh tế tuyến tính, nhu cầu sử dụng tài nguyên của thé giới đến năm 2030 sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay, vượt giới hạn sức chịu tải của môi trường Thực tế đó dẫn đến yêu cầu cấp bách phải tìm ra mô hình kinh tế hiệu quả, bền vững hơn về sử dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm và suy thoái môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cau.

Trong bối cảnh này, mô hình KTTH đem lại những lợi ich cơ bản qua việc tận dụng tối đa các nguồn lực, bao gồm: tiết kiệm tài nguyên, BVMT và thúc đây phát triển kinh tê.

Thứ nhất, giảm khai thác, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu Như đã phân tích, nhu cầu về sử dụng nguyên liệu thô đang gia tăng mỗi ngày trong khi nguồn nguyên liệu này

?! Kate Poland (2003), The Citizen Gardener: “There is no waste in nature” Nguồn:

https://www.hackneycitizen.co.uk/2020/03/05/citizen-gardener-no-waste-nature/, truy cập ngày 19/12/2021;,7 International Resource Panel (2019), Global Resources Outlook 2019: Natural Resources for the Future We

Want, United Nations Environment Programme, Nairobi, Kenya, p 7.°3 https://data.footprintnetwork.org/#/, truy cập ngày 22/12/2021.

Trang 19

đang dân cạn kiệt, một phân bởi sự bùng nô dân sô và đi cùng với đó là sự khai thác quámức của con người Đứng trước tình hình ay, KTTH băng việc tái chê, tái sản xuât vatái sử dụng, sẽ giúp duy trì được nguôn tài nguyên thô, đặc biệt là nguôn tài nguyênkhoáng sản và tài nguyên không tái tạo được.

Thứ hai, BVMT, giảm tác động xấu đến môi trường Việc những hoạt động của con người tác động đến sự biến đổi khí hậu (phát thải các khí nhà kính, đặc biệt là CO2) làm đây nhanh quá trình biến đổi khí hậu và dé lại các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Sự gia tăng nhanh chóng lượng chất thải cũng đang tạo sức ép ngày càng lớn lên môi trường và tác động tiêu cực ngày càng nhiều tới chất lượng sống của con người, thôi thúc chúng ta phải hành động Sử dụng tuần hoàn chất thải hiện được coi là cách thức căn cơ, triệt dé và hữu hiệu nhất Quá trình tái sử dụng và tái chế tối đa lượng chat thai, sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho cả nền kinh tế và môi trường, bởi nền kinh tế có thêm nguồn đầu vào với chi phí tương đối thấp so với khai thác từ tự nhiên, còn môi trường giảm bớt được sức ép đến từ khai thác quá mức tài nguyên và tiếp nhận chat thải Trong khi đó, áp dụng mô hình KTTH đem lại nhiều cơ hội gia tăng GDP, việc làm, doanh thu, tiết kiệm năng lượng ?!

Thứ ba, thúc day phát triển kinh tế, tăng trưởng việc lam Mô hình KTTH đưa một phần hoặc toàn bộ chất thải về vòng sản xuất cũ, cấu trúc lại và sử dụng lại; do đó, ngoài việc góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, mô hình nay còn giúp giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, đồng thời tăng doanh thu từ các hoạt động tuần hoàn mới và sản phẩm đa dang hơn, có hàm lượng công nghệ, chất xám và thân thiện hơn với môi trường Đặc biệt đối với doanh nghiệp và khoa học trong lĩnh vực đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo thi đây sẽ là một cơ hội kinh tế vô cùng lớn Việc giải quyết các van đề nêu trên đòi hỏi sự đầu tư đáng ké về nguồn nhân lực khoa học có trình độ, từ đó tăng tính cạnh tranh cho nên kinh tế, đồng thời dẫn tới tăng trưởng việc lam, tang giá tri lao động Các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc thực hiện KT TH như tạo ra cơ hội lợi nhuận mới, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ôn định hơn, nhu cầu ngày càng tăng đối với một số dịch vụ nhất định và có khả năng củng cô mỗi quan hệ khách hang Quan trọng hơn, qua thực hiện KT TH, doanh nghiệp thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội của mình, có khả năng cạnh tranh ở các thị trường có yêu cầu khắt khe về PTBV Nhìn chung, KTTH được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để phá vỡ sự ràng buộc vốn có giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, phù hợp với xu hướng toàn cầu về PTBV.

1.2 Lý luận về phát triển bền vững

Nguyễn Danh Son (2020), Phat triển kinh tế tuân hoàn trong bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam, Tap

chí Môi trường, sô Chuyên đê Tiêng việt 1/2020, tr 7.

Trang 20

1.2.1 Khái niệm phát triển bên vững

Khái niệm “phát triển bền vững” hình thành từ cụm từ ghép “bền vững” và “phát triển” Thuật ngữ “bền vững” (Sustainability) bắt nguồn từ gốc tiếng Latin “sus-tinere”, có nghĩa là “under-hold” hay “hold up from underneath” (giữ vững), được dùng dé chỉ sự duy trì bền bi theo thời gian?° Có thé nói rang tính bền vững dé cao việc đặt ra một mục tiêu đài hạn và có chiến lược, kế hoạch phát triển, thay vì chỉ chú ý vào lợi ích trong từng giai đoạn ngắn Trong sinh thái học, sự bền vững của thé giới tự nhiên được thé hiện ở cả chiều ngang và chiều đọc: theo chiều ngang, đây là cách thức bảo vệ các hệ thống tự nhiên, góp phần bảo đảm chất lượng cuộc sống của con người trên cơ sở hài hòa lợi ích với các sinh vật khác trên hành tính và với môi trường xung quanh; theo chiều đọc, sự bền vững là việc thế hệ hiện tại sử dụng các nguồn nguyên liệu thiên nhiên một cách hợp lý, sao cho thế hệ con cháu đều có đủ tài nguyên dé sinh trưởng và phát triển trong tương lai.

Theo Từ điển Tiếng Việt, “phát triển” là sự biến đối hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rong, thap dén cao, don gian dén phức tạp?5, hay còn được hiểu là sự biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn dựa trên nền tảng trước đó Từ đó, khái niệm PTBV dùng dé chỉ sự biên đôi của mọi mặt đời sông dựa trên sự vững chắc và bên lâu.

Năm 1980, khái niệm PTBV lần đầu tiên được đề cập trong cuốn Chién lược bảo tôn thé giới của Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên va Tài nguyên thiên nhiên theo đó PTBV hướng tới một nội dung hẹp - các hoạt động của con người trong phát triển kinh tế là nguyên nhân chính làm biến đổi sâu sắc thế giới tự nhiên, kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật?” Cho đến năm 1987, Ủy ban Môi trường va Phát triển Thế giới (nay là Uy ban Brundtland) đã công bố Báo cdo Brundtland Bản báo cáo đưa ra một định nghĩa mới, đầy đủ và toàn diện về PTBV là “sự phát triển có thé đáp ứng được những nhu câu hiện tại mà không ảnh hưởng, ton hại đến những khả năng đáp ứng nhu câu của các thé hệ tương lai”?5; theo đó, con người chỉ đạt được PTBV trên cơ sở phát triển hài hòa, đồng bộ ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường Ké từ khi Báo cáo Brundtland được xuất bản vào năm 1987, thuật ngữ PTBV đã trở nên phô biến và được

truyên bá rộng rãi.

Ở Việt Nam, quan điểm về PTBV được tiếp cận nghiên cứu và vận dụng trong việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước

? David V J.Bell, Yuk-kuen Annie Cheung (2009), Introduction to Sustainable Development - Volume I,Encyclopedia of Life Support Systems (EOLSS), tr 4.

26 Viện Ngôn ngữ học (2003), Tir điển Tiếng Việt, Hoang Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Da Nang, Trung tâm Từđiển học, Hà Nội - Đà Nẵng, tr.769.

27 International Union for Conservation of Nature (1980), World Reservation Strategy, p 8.

?# World Commission on Environment and Development (1987), Our Common Future: Report of the WorldCommission on Environment and Development, p 54.

Trang 21

và ngày càng được bồ sung, hoàn thiện Chang hạn, Bộ Chính tri khang định quan điểm BVMT là cơ sở quan trong bảo đảm PTBV tai Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 Về sau, Luật BVMT năm 2014 (nay là Luật BVMT năm 2020) đưa ra định nghĩa về PTBV có nét tương đồng với các quan điểm quốc tế: “Phát triển bên vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ton hại đến khả năng đáp ứng nhu câu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiễn bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (Khoản 4 Điều 3) Cả định nghĩa của Việt Nam và định nghĩa của Brundtland đều nhắc đến việc “không làm tôn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thé hệ tương lai” Nếu chúng ta khai thác va sử dụng cạn kiệt những nguồn tài nguyên ở hiện tại, đặc biệt là những nguồn tài nguyên không thé tái tao, thi trong tương lai nguồn tài nguyên đó sẽ cạn kiệt và thé hệ sau cũng mat đi một nguồn khai thác đáng kê, buộc nhân loại phải tìm những giải pháp mới.

Như vậy, trong các nghiên cứu cũng như các chương trình nghị sự của thế giới và ở Việt Nam, quan điểm về PTBV ngày càng tiến đến sự thống nhất chung và mục tiêu thực hiện PTBV đã trở thành mục tiêu thiên niên ky Trong khuôn khổ nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất định nghĩa PTBV như sau: “phát triển bên vững là sự phát triển có thé đáp ứng được những nhu câu hiện tại mà không ảnh hưởng, tin hại đến những kha năng đáp ứng nhu cau của các thé hệ tương lai trên cơ sở đảm bảo hài hòa ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường”.

1.2.2 Các yếu tô tạo nên sự phát triển bên vững

Theo Báo cáo Brundtland và các định nghĩa đương đại, ba trụ cột của PTBV là tăng trưởng kinh tế, thúc day giá trị xã hội và BVMT, được đặt ra nhằm thay đổi nhận thức xã hội từ một hệ thống kinh doanh truyền thống (chỉ tập trung đến lợi nhuận) sang cách tiếp cận toàn diện, liên kết giữa sức khỏe môi trường, phúc lợi xã hội với thành công và khả năng phục hồi tài chính của các chủ thể Ba phương diện này bao hàm 17 mục tiêu trong Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về PTBV”’.

Về phương diện kinh tế, tăng trưởng kinh tế cung cấp tiền đề vật chất cho PTBV Đề doanh nghiệp có thê hoạt động một cách bình thường, họ phải tạo ra đủ doanh thu và có lãi sau khi trừ đi chi phí của tất cả các nhân tố đầu vào như vốn, tiền thuê nhân công, thiết bị máy móc nhăm đảm bảo nguồn cung cho đầu tư kinh doanh trong tương lai Tuy nhiên điều này không có nghĩa là doanh nghiệp phải dùng mọi biện pháp dé tối đa hóa lợi nhuận, mà một nền kinh tế bền vững đòi hỏi trạng thái cân bằng toàn diện, phù hợp với yếu tố con người và môi trường Cụ thể, trong Chương trình Nghị sự 2030,

? “Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc và những điều chỉnh tại Việt Nam” Nguồn:

https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/208 1 1/muc-tieu-phat-trien-ben-vung-cua-lien-hiep-quoc-va-nhung-dieu-chinh-tai-viet-nam.aspx, truy cap ngay 21/12/2021.

Trang 22

Liên Hợp Quốc nhắn mạnh mục tiêu thúc đây tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, tạo cơ hội việc làm đầy đủ, phù hợp cho mọi người và sản xuất, tiêu dùng có trách nhiệm vừa nhằm đảm bảo khả năng ton tại lâu dài cho bản thân doanh nghiệp, vừa thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng Đồng thời, mục tiêu môi trường sẽ đạt được khi các doanh nghiệp đầu tư một phần vốn vào các giải pháp hữu ích, các công nghệ xanh và hệ thống xử lý chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

Về phương diện xã hội, sự bền vững thường tập trung vào việc duy trì, nâng cao chất lượng đời sống, gan kết cộng đồng va đề cao mối quan hệ giữa con người với nhau?0 Điểm mau chốt dé thực hiện các mục tiêu trên chính là đảm bảo điều kiện sống của người dân, cùng với đó thúc đây sự bình dang trong cơ hội và đối xử trên mọi lĩnh vực Dau tiên, cần cung cấp nhu cau thiết yếu của xã hội như việc làm, hệ thống y tế, giáo duc, nhà ở, đảm bảo nhu yếu phẩm; thúc day quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tang - kỹ thuật bền vững cho quốc gia, đặc biệt là tại khu vực đô thị, như đầu tư vào giao thông công cộng, tạo không gian công cộng xanh, cải thiện quy hoạch và quản lý đô thị theo những cách thức huy động sự tham gia của toàn dân Tiép đến, van đề bình đăng trong cơ hội và đối xử là một mặt tất yêu của PTBV, nhưng hiện nay tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với các nhóm thiêu sé vẫn tồn tại phổ biến Như vậy, các quốc gia cần có kế hoạch thúc đây bình dang, tạo điều kiện tương ứng với đặc điểm tâm sinh lý của từng nhóm đối tượng, đáp ứng lợi ích chính đáng và đối xử có trách nhiệm, đạo đức và bền vững với họ Về phương diện môi trường, tính bền vững về môi trường đảm bảo răng các nhu cầu của người dân được đáp ứng mà không có nguy cơ ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tương lai, thông qua bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, không khí, nước, khoáng sản, đa dạng sinh học Nó đòi hỏi việc kiêm soát mức độ ô nhiễm ở từng khu vực; giảm dấu chân các-bon; sử dụng tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu hóa thạch, chuyên hướng sang các nguyên liệu tái tạo; bảo vệ nguồn nước; bảo tồn đa dạng sinh học; tiễn tới loại bỏ chất thải không thể phân hủy và các công đoạn gây lãng phí trong

chuôi cung ứng toàn câu.

Nguyên tắc về ba trụ cột của PTBV đã chỉ ra mối liên hệ giữa kinh tế, xã hội, môi

trường và tầm quan trọng của việc kết hợp chặt chẽ, hài hòa, duy trì chúng Có thể thấy,

đây là môi quan hệ mật thiết, tác động hai chiều, trong đó lợi nhuận kinh tế là tiền đề nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ mục tiêu BVMT; đời sống người dân được đảm bảo sẽ thay đổi nhận thức về môi trường, giúp huy động sức mạnh cộng đồng vào duy trì môi trường sinh thái, và là động lực trực tiếp đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế; một môi trường xanh, bền vững cung cấp không gian và

30 RMIT University (2017), The four pillars of sustainability Nguồn:

https://www.futurelearn.com/info/courses/sustainable-business/0/steps/78337, truy cap ngay 21/12/2021.

Trang 23

nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao sức khỏe, an sinh xã hội của con người Trong một số trường hợp, những nội dung trên có thể trùng lặp, nhưng sự giao thoa này là tất yếu bởi nếu thiếu một trong ba thành tố thì không thể đạt được trạng thái cân bằng đặc trưng của PTBV.

1.2.3 Mối quan hệ giữa kinh tế tuần hoàn và phát triển bên vững

PTBV đã, đang và sẽ là xu hướng phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên toàn cầu Trong công cuộc đổi mới này, KTTH chính là công cụ không thé thiếu dé PTBV3! KTTH với những nguyên tắc hoạt động cụ thé của mình, tác động trực tiếp đến 3 trụ cột chính của PTBV là phát triển kinh tế, thúc đây giá trị xã hội và BVMT.

Thứ nhất, phương điện đầu tiên mà KTTH đóng góp cho PTBV chính là thúc đây nên kinh tế Với các kế hoạch và thiết kế chủ động, KTTH tác động tích cực đến nền kinh tế thông qua những giải pháp kinh doanh tiết kiệm chi phí, các phương pháp sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên của doanh nghiệp, những ý tưởng đổi mới sáng tạo Những mô hình, ý tưởng kinh doanh đổi mới của các doanh nghiệp theo đuổi KTTH được xây dung theo vòng tuần hoàn khép kín, đưa một phần hoặc toàn bộ chất thải về vòng sản xuất cũ, cầu trúc lại và sử dụng lại, từ đó góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu và thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, giảm chi phi sản xuất cho doanh nghiệp Việc tận dụng tài nguyên của doanh nghiệp cũng sẽ được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như sửa chữa, tái sử dụng: thay vì tập trung vào tính sở hữu thì sẽ hướng đến chia sẻ hoặc cho thuê Do tính tuần hoàn, thân thiện với môi trường, những mô hình này tạo nên trạng thái cân bằng đa phương diện cho doanh nghiệp, duy trì khả năng tồn tai lâu dai trên thị trường và tiếp tục đóng góp cho phát triển kinh tế Ở phạm vi toàn thế giới, ước tính áp dụng KTTH sẽ đem lại lợi ích kinh tế trị giá lên đến 4,5 nghìn ty USD tới năm 203032.

Thứ hai, KTTH không chỉ giúp cho PTBV ở khía cạnh kinh tế mà còn tạo nên sự bền vững ở trên phương diện xã hội Đầu tiên, việc xây dựng mô hình PTBV sẽ tạo thêm cơ hội tiếp cận việc làm cho người lao động Ở Pháp, KTTH đóng góp gần 800.000 vị tri việc làm toàn thời gian cho người dân, chiếm đến 3% lực lượng lao động nội địa Tới năm 2030, nước Anh dự tính rằng nếu chuyền đổi sang nền KTTH ở hoạt động tái chế (hơn 85%) và tái sản xuất (hơn 50%) thì sẽ có đến 517.000 việc làm mới được tạo ra, so với chỉ 31.000 việc làm được tạo ra nêu không đổi mới” Không chỉ tạo ra cơ hội việc làm, KTTH còn cải thiện môi trường sống của người dân, tạo ra hệ sinh thái công nghiệp thân thiện với môi trường, hạn chế phát thải, bảo vệ sức khỏe cho người dân.

3! Suárez-Eiroa, Brais, et al (2019), Operational principles of circular economy for sustainable development:Linking theory and practice, Journal of cleaner production 214, pp 952-961.

3 Peter Lacy and Jakob Rutqvist (2016), Waste to wealth: The circular economy advantage, Springer.33 Jolly C., Douillard P (2016), L’économie circulaire, combien d’emplois?, France Stratégie, p 1.

34 Morgan, J and P Mitchell (2015), Employment and the circular economy: Job creation in a more resourceefficient Britain, London: WRAP and Green Alliance, London, p 3.

Trang 24

Những nguyên vật liệu xây dựng, sản xuất và tiêu dùng được thiết kế dé có thé tái chế, tái sử dụng cho những lần sử dụng tiếp theo, giúp cư dân tiết kiệm được chi phí.

Thứ ba, trong 3 trụ cột của PTBV, KTTH đóng góp ảnh hưởng sâu rộng nhất, trực quan nhất đến mục tiêu BVMT Các hoạt động đôi mới của KTTH đều có tác động tích cực và trực tiếp, giảm thiêu ô nhiễm môi trường Ví dụ như tái chế chất thải, kéo dài vòng đời sản phẩm ở lĩnh vực nông nghiệp, thay thế và sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường trong lĩnh vực sản xuất xây dựng, kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực giao thông công cộng, theo ước tinh, có thé giảm trung bình 7,5 tỷ tấn CO> trên phạm vi toàn cầu?Š Ngoài ra, mô hình KTTH còn hướng tới sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên môi trường ở đa lĩnh vực như thực phẩm, luyện kim, dich vụ du lịch Với KTTH, môi trường sẽ bảo tồn nguồn tài nguyên cũng như giảm gánh nặng tiếp nhận chất thải phát sinh.

Như đã phân tích ở trên, KTTH và PTBV có mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp trên 3 phương diện là kinh tế, xã hội và môi trường Việc từng bước áp dụng mô hình KTTH đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là phương thức ưu việt, phù hợp và đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong chiến lược vì mục tiêu PTBV.

1.3 Lý luận về cơ chế pháp lý thúc day kinh tế tuần hoàn 1.3.1 Khái niệm cơ chế pháp lý thúc day kinh tế tuần hoàn

Cơ chế là thuật ngữ khoa học kỹ thuật có nguồn gốc từ phương Tây Xét dưới góc độ ngôn ngữ học, “cơ chế” xuất phát từ chuyên ngữ của từ “mécanisme” trong tiếng Pháp - với ý nghĩa là “cách thức hoạt động của một tập hợp các yêu tố phụ thuộc vào nhau>””; còn Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình được thực hiện"3Š Nghiên cứu về cơ chế là nghiên cứu sự vật, hiện tượng, quá trình trong trạng thái động, nghiên cứu sự tác động của con người trên cơ sở nhận thức đúng dan các quy luật vận động, phát triển của chúng, định hướng sự phát triển theo những mục tiêu, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thê nhất định Nhìn chung, “cơ chế” là cách thức vận hành của nhiều yếu tố có tính phụ thuộc vào nhau và phải có đầy đủ các yếu tố cần thiết thì mới có thé vận hành Do đó, cơ chế pháp lý được hiểu là tổng thể của nhiều yếu tố pháp lý có quan hệ tác động qua lại, mật thiết với nhau, bao gồm

thê chê, thiệt chê và các bảo đảm đê thực hiện một chức năng, một nhiệm vụ nào đó

35 Rodriguez-Anton, J M., et al (2019), Analysis of the relations between circular economy and sustainabledevelopment goals, International Journal of Sustainable Development & World Ecology 26.8, pp 708 - 720.3 European Environment Agency (2016), Circular Economy in Europe - Developing the Knowledge Base, EEAReport No 2/2016 Copenhagen: European Environment Agency.

37 https://www.larousse fr/dictionnaires/francais/m%C3%A 9canisme/50025, truy cập ngày 21/12/2021.38 Viện Ngôn ngữ hoc (2003), tlđd, tr 214.

Trang 25

trong QLNN và xã hội??

Trong bài nghiên cứu, cơ chế pháp lý thúc day KTTH được hiểu là tập hợp các yếu tố pháp lý gồm hệ thống quy định pháp luật, thiết chế và các điều kiện đảm bao thi hành pháp luật có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, ồn định dé mô hình KTTH có thé phát triển và mở rộng hiệu quả, nhằm thực hiện các mục tiêu PTBV và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội.

1.3.2 Đặc điểm của cơ chế pháp lý thúc day kinh tế tuần hoàn

Về đặc điểm chung, cơ chế pháp lý thúc đây KTTH mang day đủ những đặc điểm cơ bản của cơ chế pháp lý nói chung và được thé hiện ở ba nội dung chủ dao: tính chất, chủ thé và mục đích 7# nhát, về tính chất, cơ chế pháp lý có tính bắt buộc chung, được áp dụng một cách thống nhất và rộng rãi trên cả nước Thi? hai, chủ thé ban hành và dam bảo thực hiện các cơ chế pháp lý là Nhà nước Xuất phát từ bản chất của pháp luật là công cụ quản lý xã hội của Nhà nước, Nhà nước cho ra đời những cơ chế pháp lý và tô chức thực hiện chúng trên thực tế Thi? ba, mục đích của các cơ chế pháp ly là phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, mà trên hết là đảm bảo trật tự và quản lý xã hội.

Ngoài những đặc điểm chung này, cơ chế pháp lý thúc day KTTH còn có những đặc điểm riêng xuất phát từ đối tượng, nội dung và phương pháp điều chỉnh đặc thù:

Thứ nhất, tính đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực pháp luật Sự thành công của mô hình KTTH không đơn thuần chỉ phụ thuộc vào khả năng liên kết nội tại của quá trình kinh doanh mà còn liên quan đến các yếu tô tổng hợp khác Vi dụ, việc thiết kế mặt bằng tông thể trong dự án đầu tư để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên là tiền đề thực hiện KTTH Tuy nhiên, hoạt động này không mang tính chất kinh doanh thuần túy mà thuộc lĩnh vực xây dựng và kế hoạch - đầu tư Hay với một giải pháp, sáng chế xanh có tính nguyên bản được ứng dụng trong doanh nghiệp, nhu cầu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để tạo vị trí cạnh tranh là rất cấp thiết Như vậy, dé có thé thúc day KTTH phat trién một cách toàn diện, đối tượng điều chỉnh của co chế pháp lý không chi dừng lại ở khía cạnh kinh tế, mà còn phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Do đó, cần sự đồng bộ của các lĩnh vực pháp luật khác nhau như pháp luật về thương mại (dé hình thành và phát triển hệ thống cung ứng - tiêu thụ - thu hồi sản pham theo hướng tuần hoàn); pháp luật về chủ thể kinh doanh (để hình thành chuỗi chủ thé kinh doanh thực hiện hệ thống tuần hoàn); pháp luật tài chính (để tạo năng lực tài chính khuyến khích kinh doanh theo mô hình KTTH như ưu đãi thuế, cấp tín dụng ) Ngoài ra còn có pháp luật đất đai (để ưu đãi trong giao, cho

39 Nguyễn Thị Tố Uyên (2017), Cơ chế pháp lý về sự tham gia của các tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường ởViệt Nam hiện nay, Luận án tiễn sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr 39 - 40.

Trang 26

thuê và sử dụng đất cho mô hình KTTH); pháp luật đầu tư (để khuyến khích các hoạt động đầu tư liên quan đến KTTH); pháp luật về khoa học, công nghệ (để khuyến khích ứng dụng công nghệ và chuyên giao công nghệ trong KTTH); pháp luật sở hữu trí tuệ (để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các phát minh, sáng chế trong KTTH)

Thư hai, mục đích là thúc đây thực hiện mục tiêu PTBV Ba trụ cột của KTTH là giảm khai thác tài nguyên, kéo dai vòng đời sản phẩm và giảm lượng chat thải phat sinh, khi kết hợp lại sẽ giúp nền kinh tế tạo ra lợi nhuận bền vững mà vẫn đảm bảo nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt dé thé hệ tương lai sử dụng Do đó, mặc dù cơ chế pháp lý thúc đây KTTH đa dạng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, nhưng mục tiêu chung của cơ chế pháp lý thúc đây KTTH là hướng tới PTBV thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp liên kết các công đoạn, quá trình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình; tạo khuôn khổ cho các ngành kinh tế kết nối, tuần hoàn với nhau Cần phải chú ý, trong bối cảnh KTTH là xu hướng chung của toàn thế giới, mục đích của hoạt động hỗ trợ kế trên là khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng các mô hình sáng tạo, thân thiện với môi trường nhằm giải quyết mục tiêu chung của toàn xã hội, chứ không nhằm thiên vi, hay tạo ra sự bất bình dang trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Thư ba, sự da dạng về chủ thể trong việc thực thi cơ chế Chủ thể ban hành cơ chế pháp lý thúc đây KTTH là Nhà nước nhưng dé thực thi cơ chế pháp lý đó phải có sự tham gia của toàn hệ thong chính tri, các doanh nghiệp va toàn xã hội Nhu đã phân tích, mục đích của cơ chế pháp lý thúc đây KTTH là hướng đến mục tiêu PTBV Đây không chỉ là quyền và nghĩa vụ của riêng Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, mà để nền kinh tế quốc dân phát triển song hành với sự bền vững của môi trường và xã hội, cần sự tham gia của toàn xã hội.

1.3.3 Các yếu tô cau thành cơ chế pháp lý thúc đấy kinh tế tuần hoàn

Có thé thấy, cơ chế pháp lý thúc day KTTH là sự tổng hòa của nhiều yếu tô với mục đích chung nhất là tạo điều kiện cho các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp, phát triển và áp dụng hệ thống KTTH, nâng cao nhận thức và hành động của người dân về một xã hội PTBV, đồng thời cũng là tiền đề giúp cho Nhà nước bảo đảm môi trường sông cho toàn dân và hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp Theo đó, cơ chế pháp lý bao gồm hệ thống các quy định pháp luật và các cơ chế thực hiện quy định pháp luật (gồm các thiết chế và các biện pháp đảm bảo thi hành).

1.3.3.1 Hệ thong các quy định pháp luật

Cấu trúc hình thức của pháp luật chính là hệ thong các quy định pháp luật bao gom pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

Thứ nhất, pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật

Trang 27

được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ so tự nguyện và bình đăng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực Hiện nay đã có một số điều ước quốc tế trong lĩnh vực BVMT, PTBV mà Việt Nam đã tham gia như sau:

- Trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường có Công ước Marpol 73/78 về ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu gây ra 1973; Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn 1985; Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu 1992 (UNFCCC); Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 2001.

- Trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên có Công ước về bảo vệ đi sản văn hóa và thiên nhiên thế giới 1972 (Công ước Paris); Công ước về đa dạng sinh học 1992 (Công ước CBD).

- Các Hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên có đề cập đến nghĩa vụ BVMT gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Chau Au (EVFTA).

Thứ hai, pháp luật quốc gia chủ yếu được thé hiện đưới những hình thức là văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và các nguồn khác như tập quán pháp, tiền lệ pháp (án lệ) Việt Nam chưa có VBQPPL chuyên ngành về KTTH nhưng hệ thống pháp luật đã có những văn ban đề cập tới những nguyên tắc và các khía cạnh của KTTH như Hiến pháp năm 2013; các văn bản luật chuyên ngành về BVMT như Luật BVMT năm 2020, Luật Thuê BVMT năm 2010, Luật Da dạng sinh học năm 2008, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010, Luật Tài nguyên nước năm 2012 ; các văn bản luật trong các lĩnh vực khác có liên quan đến KTTH như Luật Đầu tư năm 2020, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 ; các văn bản dưới luật trong lĩnh vực BVMT như Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT (sau đây gọi là Nghị định số 08), Nghị định số 54/2021/NĐ-CP vé đánh giá sơ bộ tác động môi trường, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT (được sửa đổi, bố sung bởi Nghị định số 55/2021/NĐ-CP), Nghị quyết số 136/2020/NQ-CP của Chính phủ về PTBV, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT Các VBQPPL đó tùy trường hợp sẽ tương hỗ lẫn nhau theo các nguyên tắc áp dụng pháp luật chung Trong đó, văn bản có quy định trực tiếp về KTTH là Luật BVMT năm 2020 và Nghị định số 08.

Cấu trúc nội dung của pháp luật thúc đây KTTH gồm những van dé cơ bản sau: Thứ nhất, nhóm những quy định chung về KTTH Nhóm này bao gồm các văn bản, chính sách về BVMT, phát triển KTTH; các tiêu chí về KTTH; các biện pháp dé

Trang 28

đạt tiêu chí về KTTH Việc quy định những nội dung này trước hết đặt ra định hướng chung đề giúp đồng bộ hóa cũng như đảm bảo tính hệ thống của việc thực các quy định pháp luật, giúp cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) dễ dàng kiểm soát, theo dõi hoạt động đó; đồng thời là nền tảng dé xây dựng các quy định về KTTH cho riêng từng lĩnh vực Từ đó hạn chế việc ban hành tràn lan các văn bản, chính sách quy định về KTTH nhưng không hướng đến một mục tiêu chung hoặc không đạt đủ yêu cầu về chất lượng như đã đề ra Nhà nước đã ban hành các VBQPPL về BVMT nói chung và phát triển KTTH nói riêng, đồng thời xây dựng những chương trình, kế hoạch hướng đến mục tiêu PTBV bao gồm: Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dung bền vững đến năm 2020, tam nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021 - 2025; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030

Thứ hai, nhóm những quy định về các công cụ kinh tế nhằm kiểm soát việc BVMT để thúc day chuyển đổi sang KTTH Nhóm quy định về công cụ kinh tế tạo điều kiện cho các chủ thé chủ động tuân thủ pháp luật BVMT thông qua việc lồng ghép chi phí BVMT với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm; từ đó góp phan tao nguồn tài chính cho các hoạt động BVMT của quốc gia và khuyến khích các chủ thé chuyên đổi sang KTTH Bởi lẽ, các công cụ kinh tế tác động trực tiếp đến quyên lợi kinh tế của các chủ thê sản xuất, kinh doanh, tiêu ding; từ đó kiểm soát việc gây ô nhiễm và khuyến khích người tiêu dùng, nhà sản xuất chuyên sang các sản phẩm, quy trình kỹ thuật thân thiện với môi trường, đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới và các hình thức sản xuất bền vững Hiện tại, Luật BVMT năm 2020 lần đầu tiên quy định một mục riêng cho công cụ kinh tế với những phương pháp điều chỉnh trực tiếp như chính sách thuế phí BVMT, kỹ quỹ BVMT Ngoài ra còn có những văn bản luật hàm chứa nội dung về công cụ kinh tế kiểm soát hoạt động BVMT như Luật Thuê BVMT năm 2010; Luật Phí và lệ phí năm 2015; Luật Thuế xuất khâu, thuế nhập khẩu năm 2016; Luật Thuế tài nguyên năm 2009

Thứ ba, nhóm quy định về cơ chế khuyến khích thúc day KTTH Dé KTTH được phát triển và xây dựng một cách hiệu quả, các cơ chế ưu đãi và hỗ trợ cần được ban hành một cách rõ ràng, hệ thống và dễ tiếp cận cho các chủ thể trong xã hội, bởi đây là nguồn động lực dé họ tích cực tham gia vào các hoạt động phat triển kinh tế - BVMT Những phương thức này có thé là những ưu đãi về dat đai; những ưu đãi về mặt tài chính như ưu đãi thuế, phí, vay vốn hay cung cấp nguồn vốn hoạt động cho những dự án có liên quan đến BVMT như trái phiếu xanh, tín dụng xanh, cỗ phiếu xanh; những ưu đãi

khi sử dụng công nghệ cao, công nghệ xanh Bên cạnh đó còn là những hé trợ trên

Trang 29

phương diện thực tiễn cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân như miễn giảm trợ giá

vận chuyên, hỗ trợ phát triển nghiên cứu công nghệ Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ và

phát triển kinh tế môi trường, đặc biệt là xúc tiễn KTTH, được quy định trong các luật liên quan như Luật Đầu tư, Luật Chuyên giao công nghệ, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Khoáng sản, đặc biệt được quy định chi tiết tại Luật BVMT năm 2020 và được hướng dẫn cụ thê tại Nghị định số 08.

Thứ tư, nhóm quy định về các thiết chế và các biện pháp đảm bảo thực hiện cơ chế pháp lý thúc day KTTH Thiết chế tô chức thi hành pháp luật là co quan QLNN thực hiện nhiệm vụ thúc đây KTTH Mặc dù KTTH bao trùm cả nền kinh tế nhưng thông thường ở mỗi quốc gia có một bộ được giao trách nhiệm về phát triển KTTH, các bộ, ngành khác chịu trách nhiệm trong phạm vi lĩnh vực QLNN của minh Các cơ quan QLNN có trách nhiệm tham mưu xây dựng dé ban hành pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật về KTTH; xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triên KTTH; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật Bên cạnh các thiết chế QLNN, còn có sự tham gia của các tô chức chính trị, chính trị - xã hội, tô chức xã hội, nghề nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức khác và người dân trong quá trình xây dựng pháp luật về KTTH, giám sát việc thực hiện pháp luật về KTTH Các biện pháp đảm bảo dé cơ chế này thực hiện hiệu quả bao gồm sự nhận thức day đủ về KTTH của toàn xã hội thông qua phô biến, tuyên truyền; công tác hỗ trợ, quảng bá các hoạt động KTTH và BVMT; đào tạo, bôi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thúc đây KTTH và quản lý doanh nghiệp; công tác hợp tác quốc tế về KTTH và quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của mỗi chủ thé trong thúc đây KTTH (Chính phủ kiến tạo, doanh nghiệp thực hiện, người dân tham gia và giám sát, tô chức đoàn thé hỗ tro, cùng giám sát).

1.3.3.2 Cơ chế thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật được thực hiện thông qua 4 hình thức, bao gồm tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dung pháp luật và áp dụng pháp luat*® Cơ chế thực hiện pháp luật thúc đây KTTH đòi hỏi sự tuân thủ pháp luật của tất cả các chủ thể trong KTTH, từ các cơ quan QLNN tới doanh nghiệp và người dân, các tổ chức đoàn thể trong mọi hoạt động và trong các mối quan hệ với nhau; có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chủ thé đó nhằm mục tiêu cao nhất là phát triển KTTH Dé thực hiện pháp luật thì cần các thiết chế thi hành và các biện pháp đảm bảo thực hiện pháp luật Các thiết chế phải hoàn chỉnh về tô chức, đầy đủ về chức năng, thầm quyền dé thực hiện nhiệm vụ Bên cạnh đó, các biện pháp đảm bảo thực hiện pháp luật phải phong phú, đa dạng, đủ dé triển khai các quy định pháp luật trên thực tế.

*° Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, Ha Nội, tr 402.

Trang 30

1.3.4 Các yếu tô ảnh hướng đến việc thực hiện cơ chế pháp lý thúc đấy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Đầu tiên là đường lối, quan điểm của Đảng về KTTH Pháp luật nước ta là kết quả của sự thê chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính vì vậy quan điểm của Đảng về KTTH là phương hướng, kim chỉ nam cho Nhà nước khi xây dựng, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về KTTH Báo cáo trình Đại hội Đảng lần thứ XIII của Dang đã khang định cần “khuyến khích phát triển mô hình kinh té

tuán hoàn dé sử dụng tông hợp và hiệu qua dau ra cua quá trình sản xuát`.

Thứ hai là trình độ, xu hướng phát triển kinh tế xã hội Hệ thống pháp luật khi

được xây dựng, ban hành và được đưa vào thực tiễn luôn luôn phải phù hợp với tình

hình kinh tế - xã hội của quốc gia vào thời điểm đó Đặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển từng ngày, trên cơ sở hội nhập quốc tế sâu rộng với những điều ước quốc tế được ký kết như Hiệp định EVFTA, CPTPP thì mục tiêu hướng đến không chi còn là phát triển nhanh chóng mà còn phải bền vững, xây dựng hệ thông pháp luật cần tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế về môi trường.

Thứ ba là hệ thông pháp luật về KTTH Hệ thống pháp luật về KTTH nói riêng và môi trường nói chung là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện pháp luật về KTTH Cũng giống như dé xây dựng một ngôi nhà tốt thì phải có phải nền móng vững chắc, dé thực hiện pháp luật được hiệu quả thì bản thân hệ thống pháp luật cũng phải được xây dựng một cách hệ thống, phù hợp với thực tế đời sống Trên thực tế, thực hiện pháp luật trên cơ sở những quy định pháp luật không phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế, xã hội thì không thể đem lại hiệu quả cao.

Thứ tw là năng lực của các chủ thể pháp lý Chủ thé đầu tiên và đặc biệt nhất chính là Nhà nước Khi đánh giá năng lực của Nhà nước, không chỉ xem xét khả năng ban hành các văn bản pháp luật, chính sách thúc đây KTTH mà còn đánh giá năng lực quản lý của Nhà nước - thé hiện ở chất lượng và hiệu qua quản lý của các cơ quan nhà nước Cụ thé, các cơ quan QLNN cần phải hướng dẫn và tô chức thi hành các quy định của pháp luật về KTTH, tổ chức rà soát, kiểm tra lại các quy định về quản lý chat thải, quan lý nguyên vật liệu sản xuất, ban hành chính sách dé thúc day áp dụng mô hình KTTH cũng như xử lý những vi phạm liên quan Không chỉ Nhà nước mà các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường, các cá nhân cũng chịu tác động bởi các quy định của pháp luật về KTTH Những mô hình KTTH khi được luật hóa sẽ tạo lộ trình phát triển lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp, đồng thời tạo những lợi thế nhất định về cạnh tranh Tuy nhiên, việc có tận dụng được những điều kiện này hay không phụ thuộc phan lớn vào tiềm năng của doanh nghiệp Hành lang và cơ chế pháp lý có thuận lợi ra sao, nhưng doanh nghiệp không đổi mới tư duy, cách thức hoạt động và chậm chạp so với xu hướng phát triển thì các quy định

Trang 31

mới có ban hành cũng sẽ không đạt được hiệu quả Ngoài ra, nhận thức về KTTH và hành động thực tiễn của người dân cũng là một yếu tố quan trọng dé thúc đây KTTH.

1.3.5 Vai trò của cơ chế pháp lý trong việc thúc day kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Thứ nhất, cơ chế pháp lý thúc đây và hỗ trợ KTTH hình thành nên hành lang pháp lý cho sự phát triển của mô hình KTTH Trong hành lang pháp lý này, vai trò của các chủ thể pháp lý như Nhà nước, người dân, các doanh nghiệp được chỉ ra và xác định rõ ràng những quyền và nghĩa vụ của mình Khung pháp ly ấy là cơ sở nền tảng dé tạo môi trường cho KTTH phát triển.

Thứ hai, việc xây dựng cơ chế pháp lý thúc đây KTTH tạo điều kiện cho việc rà soát lại các chính sách pháp luật, thủ tục hành chính về điều kiện và yêu cầu đối với vấn đề BVMT, quản lý chất thải không chỉ với những doanh nghiệp đã và đang có ý định áp dụng KT TH trong tương lai mà còn là doanh nghiệp nói chung trên thị trường mong muốn thay đôi mô hình kinh doanh dé hướng tới mục tiêu PTBV, phù hop với xu hướng phát triển kinh tế song song với BVMT trên thé giới hiện nay.

Thứ ba, cơ chê pháp lý thúc day và hỗ trợ KTTH được vận hành sẽ dam bảo cho việc đưa các quy định pháp luật vào thực tế và thi hành có hiệu quả Cơ chế pháp lý là sự kết hợp đồng bộ giữa quy định pháp luật, các thiết chế thi hành và các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về hỗ trợ, thúc đây KTTH dé hướng tới mục tiêu PTBV Đồng thời, tính khả thi của KTTH, những bất cập khi áp dụng những nguyên tắc của khái niệm này, độ hiệu quả của các quy định pháp luật về KTTH sẽ chỉ có thê được kiểm chứng khi và chỉ khi những quy định này được thực hiện hiện trên thực tế đời sống xã hội.

Thứ tw, cơ chễ pháp lý giúp Nhà nước, cá nhân cũng như tô chức ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với xã hội Việc thực hiện cơ chế pháp lý thúc day KTTH tao nên những, rang buộc, trách nhiệm pháp lý nhất định cho các cá nhân, tô chức khi tham gia các quan hệ pháp luật, buộc những chủ thê trong xã hội có ý thức hơn với những hành vi của mình đối với môi trường và xã hội Trong công cuộc xúc tiên KTTH, mỗi chủ thê phải có tinh thần tự nguyện, chung tay đóng góp từ những hành động nhỏ nhất dé sử dụng hiệu quả tài nguyên, quay vòng sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho cả thế hệ hiện tại và cho những thế hệ tương lai Những tổ chức, doanh nghiệp hoạt động

theo mô hình KTTH có được những hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, thì bản thân họ cũng

có trách nhiệm ngược lại đối với sự phát triển của đất nước và môi trường.

Thứ năm, việc có cơ ché pháp lý về KTTH không chi dé phòng tránh rủi ro mà còn dé tận dụng thời cơ Bởi lẽ, hệ thống quy định của pháp luật chính là một yếu tố cau thành quan trọng, là nền tảng vững chắc dé KTTH có được đà phát triển và ngày càng

Trang 32

hoàn thiện, từng bước cải thiện kinh tế xã hội một cách bền vững Khi có một cơ chế pháp lý hỗ trợ thúc đây KTTH hiệu quả thì đời sống của người dân sẽ được cải thiện ở

đa phương diện, từ mặt kinh tế, môi trường song, an sinh xã hội của thế hệ hiện nay và

tương lai sau này.

1.4 Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế pháp lý thúc day kinh tế tuần hoàn

1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách về kinh té tuần hoàn Ở Trung Quốc, ngay từ năm 2008, Luật Thúc đây KTTH đã được ban hành nhằm đối phó với những rủi ro trong việc khai thác tài nguyên quá mức Tư tưởng chỉ đạo của Luật này được khang định trong Điều 3: “Phát triển KTTH đòi hỏi phải có kế hoạch tổng thể, định hướng hop lý, thực hiện các biện pháp phù hop với diéu kiện địa phương và tập trung vào hiệu quả thực tế Sự phát triển của nên KTTH là do Chính phủ kiến tạo, thị trường dân dắt, doanh nghiệp thực thi và người dân tham gia”*! Sự tuần hoàn ở đây đề cập đến ba khía cạnh tiết giảm, tái sử dụng, tái chế trong quá trình sản xuất, quay vòng và tiêu thụ; đồng thời quy định rõ trách nhiệm cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp và có chế tài cụ thé quy định trong Luật”.

Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng chiến lược “vòng tuần hoàn kép”, tập trung vào một số định hướng lớn đối với vòng tuần hoàn trong nước Mot là, phát triển cả cung và cầu, hình thành vòng tuần hoàn kinh tế trong nước dựa vào thị trường nội địa rộng lớn Hai la, thúc đây tiêu dùng trong nước, phát triển tiêu dùng kiểu mới “xanh, lành mạnh và an toàn” Ba /a, day mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư; phát triển “đầu tư xanh”, tăng gấp hai lần số lượng nguồn vốn đầu tư vào vấn đề BVMT đến năm 2025 Bốn là, nâng cấp chuỗi công nghiệp, đổi mới toàn diện khoa học - công nghệ Nam Id, tiếp tục day mạnh phát triển và tăng cường liên kết các vùng, miền dé phát huy tối đa lợi thế và nâng cao năng lực tự chủ trong các chuỗi sản xuất.

Trung Quốc định hình triển khai KTTH ở ba cấp độ: cấp độ vĩ mô như các thành phó, tỉnh và huyện, cấp trung mô và cấp độ vi mô với đối tượng cụ thé là doanh nghiệp hoạt động ở một số lĩnh vực trong tam*? Ở cap vi mô, sản xuất sạch hơn (SXSH) và thiết kế sinh thái trong doanh nghiệp được chú trọng từ năm 2003, khi có Luật Xúc tiễn SXSH Cấp độ trung mô là mô hình KCN sinh thái, các hệ thống nông nghiệp sinh thái và thị trường buôn ban chất thải“ Cap độ vĩ mô là mô hình các thành phố sinh thái và tỉnh sinh thái tại 10 địa phương gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Giang Tô

4! https://www.lawinfochina.com/display.aspx?id=7025&lib=law, truy cập ngày 28/02/2021.

# Yu, J.X (2017), The confusion and the way out of the law on the promotion of circular economy: Rationalreflection for eight years’ practice, Environ Econ (3), pp 56 - 61.

® Z Yuan, J Bi, Y Moriguichi (2006), The circular economy: A new development strategy in China, Journal ofIndustrial Ecology 10 (1-2), pp 4 - 8.

* B Su, A Heshmati, Y Geng, X Yu (2013), 4 review of the circular economy in China: moving from rhetoricto implementation, Journal of cleaner production 42, pp 215 - 227.

Trang 33

Kết quả, Trung Quốc đã có 50 KCN dành riêng cho nền KTTH và giảm khoảng 14 triệu tan phát thải khí nhà kính trong năm 2016 bằng cách tái chế nhựa25.

Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy việc tập hợp các quy định pháp luật vào một văn bản thông nhất sẽ giúp các Bộ, ngành liên quan dễ dàng hơn trong việc quản lý, phối hợp hành động Can chủ trọng xây dựng Chiến lược, kế hoạch phát triển KTTH, tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho phát triển KTTH Bên cạnh đó, xác định việc thực hiện KTTH ở cả 3 cấp độ vĩ mô, cấp độ trung mô, và cấp độ vi mô, kết hợp da lĩnh vực có thé là một hướng đi khả thi cho Việt Nam.

Thụy Điển có kinh nghiệm xây dựng KTTH với phát thải các-bon thấp Chính sách này được bắt đầu từ việc xây dựng chính sách dựa trên tư duy sản xuất tiêu dùng và xác định 4 lĩnh vực trọng tâm tuần hoàn trong thời gian tới Cụ thé:

Thứ nhất, dé hướng tới PTBV, Thuy Điển thống nhất về tư duy phat triển và xây dựng một nền KTTH trên phạm vi cả nước, từ người dân đến doanh nghiệp, xác định thay đổi tư duy tiêu dùng sẽ dẫn tới thay đôi tư duy sản xuất Thứ hai, phát triển và xây dung các ngành dựa trên mô hình KTTH Thụy Dién áp dụng KTTH vào đa ngành trong nền

kinh tế, nhưng tập trung chủ yếu ở 4 nhóm ngành (thực phẩm, nhựa, chế tạo, xây dựng) Với ngành thực phẩm, Thụy Điền thiết lập một chiến lược quốc gia dé thay đôi chuỗi cung

ứng trên cơ sở tăng cường hợp tác toàn ngành Don cử, các thùng giấy được chứng nhận của Hội đồng quản lý rừng sẽ được làm các gói carton và sau khi chúng được sử dụng thì sẽ được đưa đến cơ sở chế biến thành ống hút giấy Với ngành nhựa, Thụy Điền siết chặt các chính sách quốc gia về sản xuất và sử dụng đồ nhựa, định hướng tái chế 53% vật liệu nhựa tiêu dùng trong đời song*®, Với ngành chế tạo, các công ty chế tạo tại Thụy Điển đã áp dụng công nghệ mới dé từng bước xây dựng nên KTTH Đối với ngành xây dựng vốn tạo ra nhiều chất thải, đặc biệt là gây ra hiện tượng bụi min trong không khí, Thuy Điển đã nỗ lực nâng cao tỷ lệ tái chế đối với ngành lên đến 70% vào năm 2020.

Từ mô hình KTTH của Thụy Điền, có thé thấy rang dé xây dựng KTTH một cách hiệu quả, trước tiên can phải xây dựng chính sách để thay đổi thói quen tư duy, tiéu dùng của người dân bởi với thị hiểu thị trường thay đổi sẽ kéo theo các doanh nghiệp cũng dân phải chuyển đổi dé có được vị thé cạnh tranh, từ đó sẽ thúc day một phong trào đông bộ, toàn diện, bên vững trong nên kinh tế Sau đó can xây dựng được lộ trình phát triển cụ thể, đặt trong tam chuyển đổi vào một số ngành nghề mũi nhọn, từ đó tạo nên tảng để từng bước mở rộng việc áp dụng KTTH vào các ngành nghề trong xã hội 1.4.2 Kinh nghiệm sử dụng các công cụ kinh tế để thúc đây kinh tế tuần hoàn

4 Liu, Z et al (2018), Renewable and Sustainable Energy Reviews 91, pp 1162 - 1169.

ee, truy cap ngay 16/02/2022

Trang 34

Liên minh châu Âu (EU) tận dụng tối da công cụ kinh tế dé khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn các hình thức sản xuất kinh doanh bền vững, tuần hoàn hơn Trong đó, chính sách thuế xanh (Green Taxation) là một quy định mang tính chủ động, tạo động lực hỗ trợ các chính sách khí hậu và năng lượng khác của EU nhằm đạt được mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng khí thải các-bon vào năm 20307.

Thứ nhất, trong lĩnh vực thuế năng lượng, EU ban hành Chỉ thị đánh thuế năng lượng của EU (Energy Taxation Directive - ETD), đặt ra mức thuế tối thiểu đối với một số sản phẩm và lĩnh vực Theo đánh giá của chuyên gia, các chính sách tiết kiệm năng lượng đã mang lại 36% mức tiết kiệm năng lượng Riêng tại các quốc gia đánh thuế năng lượng trên mức tôi thiểu của EU, ho ghi nhận 16% tổng mức tiết kiệm năng lượng trong nền kinh tế nội địa Trong Chương trình năng lượng và khí hậu quốc gia (National energy and climate plans - NECPs), Đức ước tính mức độ tiết kiệm năng lượng là 32% kế hoạch, trong khi ở Lithuania là 14% và Phần Lan là 10%.

Thư hai, trong lĩnh vực thuế các-bon, việc sử dụng các loại thuế các-bon cụ thê đã tăng lên theo thời gian, trực tiếp đánh vào các cơ sở gây phát thải khí CO2 Năm 2008, 7 quốc gia thành viên đánh thuế các-bon; đến năm 2021 đã có 14 quốc gia thành viên EU có mức thuế dao động từ €0,1/tan COa ở Ba Lan đến hơn €100/tan COa ở Thụy Điền Tỷ trọng cao nhất trong tông lượng khí thải được bao phủ là ở Ireland (49%), tiếp theo là của Dan Mach và Thụy Điền (40%).

Tỷ trọng tổng lượng

Quốc gia và Thuế carbon U00

-năm ban hành (€/tấn CO2) Baral DỰNG Lĩnh vực

bao phủ (%)

0 40 80 120 0% 50% 100 %

Pháp (2014) |WN‹+› Ms» công nghiệp nhiệt

Ailen(2010) | 25.6 Ias-.

` ˆ Vận tải, ngành công

Đức (2021) | 25.0 Chua cap nhat " San

nghiép nhiét va nganh Dan Mạch (1992) BE 23.8 20% công nghiệp khác

6 Đà 29%

Bồ Dao Nha (2015) J 23.8 fz Vận tải và ngành Lucxembua (2021) {i 20.0 Chua cp nhat công nghiệp nhiệt

Slovenia (1996) [i 172 _ Xí.

Hình 2 Thuế các-bon ở một số quốc gia thành viên của EU“

47 Bibianna Norek et al (2021), Green taxes expected to play greater role in EU increasing policy and protest risks.

Nguồn: _ https://ihsmarkit.com/research-analysis/green-taxes-expected-greater-role-eu-policy-protest.html, truy

cap ngay 21/02/2022

48 European Court of Auditors (2022), Energy taxation, carbon pricing and energy subsidies, p 18.

Trang 35

Chăng hạn, Hà Lan thực hiện thu thuế các-bon đánh vào xăng; Na-uy, Thụy Điển cũng bắt đầu thu thuế môi trường đối với khí thải, đánh vào nhiên liệu chất đốt và và các thiết bị điện thải ra chất gây ô nhiễm như tủ lạnh, điều hòa Thụy Điển áp dụng rộng rãi các loại thuế, phí đối với chất thai CO2, NOx, SOx, thuế chat thải như thuốc bảo vệ thực vật, thuế rác, đặc biệt có chương trình hoàn trả tiền đặt cọc đối với hộp nhôm và hộp nhựa Ngoài ra, nhiều nước còn thu phí BVMT đối với nước thải, khí thải; phí khai thác khoáng san; thuế năng lượng/nhiên liệu, thuế phương tiện; sử dụng công cụ ký quỹ môi trường, bảo hiểm môi trường”.

Như vậy, Việt Nam có thể học hỏi EU bằng cách mở rộng phạm vi đánh thuế đến những doanh nghiệp sử dụng lãng phí năng lượng; đông thời nâng mức thuế phát thải CO: cao hơn nhưng đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội nước ta dé vừa khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình KTTH với ít lượng phát thải hơn, vừa không tao ap lực tài chính qua nặng lên các doanh nghiệp nhỏ va vừa.

1.4.3 Kinh nghiệm về các biện pháp khuyến khích để thúc day kinh tế tuần hoàn - Hỗ trợ vốn

Ở Vương quốc Anh, quỹ đầu tư phát triển KTTH Scotland (Circular Economy Investment Fund) trị giá 18 triệu bảng được thành lập bởi tổ chức Zero Waste Scotland (thuộc Chính phủ Scotland), với mục tiêu cung cấp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ứng dụng KTTH; đồng thời hỗ trợ các hoạt động mang lại sự tăng trưởng tuần hoàn cho nền kinh tế Ngoài ra, những năm gần đây, Hồng Kông đã thành công trong việc thúc đây dòng tiền đầu tư vào các dự án xanh, bền vững thông qua thị trường trái phiêu xanh Năm 2019, Chính phủ Hồng Kông ban hành Khuôn khổ pháp lý cho Trái phiếu xanh, trong đó, tiêu chí đánh giá dự án được nhận tài trợ hoặc tái cấp von duoc liét ké cu thé trong từng lĩnh vực Như trong nang lượng tai tao cần thiết ké, xây dựng, lắp đặt, vận hành các hệ thống năng lượng tái tạo; trong quản lý và hạn chế ô nhiễm cần đầu tư hệ thống giám sát, xử lý và cơ sở vật chat dé cải thiện chất lượng môi trường Trong quan ly chất thải và phục hồi tài nguyên cần nâng cao hiệu quả tái chế chat thải hữu cơ (ví dụ từ thực phẩm bỏ đi thành khí biogas), thành lập các dự án chuyên hóa chất thải rắn thành năng lượng đạt hiệu quả 25% Nhờ các quy định cụ thê, trong giai đoạn đầu tiên của đợt chào bán trái phiếu xanh (2019 - 2021), Hồng Kông đã thu được nguồn tiền đầu tư khong lồ khoảng 7,2 ty USD dé cấp vốn cho 9 loại dự án bền

Trang 36

- Miên giảm thuê, hoàn thuê

Chính sách thuế giá trị gia tăng năm 2015 của Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra động lực cho các công ty thay đôi phương thức kinh doanh trong chuỗi cung ứng của họ và đổi mới cách thức sản xuất các sản phâm được miễn giảm, hoàn thuế Luật quy định các cơ hội hoàn thuế đối với các sản phẩm có chứa nội dung tái chế, chang hạn như: hoàn tiền 50% cho các sản phẩm giấy có hàm lượng tái chế ít nhất 70% và lốp xe có hàm lượng tái chế ít nhất 95%; hoàn lại 100% đối với việc phát điện sử dụng ít nhất 80% chat thải thực phẩm, chat thải nông nghiệp và chat thải sinh học khac °! Điều này đã dẫn đến những thay đôi tong thé trong nhận thức, hành động của doanh nghiệp Đơn cử, về việc tận dụng vật liệu từ lốp xe thải bỏ trong ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, kề từ năm 2006, việc sử dụng cao su tái sinh trong lốp xe đã tăng hơn gấp đôi và

hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia”°.

- Các biện pháp khuyến khích phi tài chính

Ngoài biện pháp khuyến khích tài chính, Chính phủ các quốc gia còn thúc đây chính sách ưu đãi phi tài chính nhăm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí ban đầu và các sản phẩm từ quá trình tuần hoàn đạt được sự tăng trưởng trên thị trường Ví dụ, Thỏa thuận xanh 159 của Chính phủ Hà Lan thực hiện lần đầu tiên vào năm 2013, đảm bảo các điều kiện cho hoạt động mua sắm công xanh Thỏa thuận được ký kết về việc bán dịch vụ thay vì sản phâm (tích hợp hệ thống sản phẩm - dịch vụ, hoặc ký kết hợp đồng trả tiền cho mỗi lần sử dụng (pay-per-use) Một ví dụ khác là quan hệ đối tác công tư (PPP) giữa Trung tâm Y tế Georgia Regents (GRMC) ở Hoa Kỳ và Phillips Healthcare thông qua hợp đồng 15 năm thực hiện các sáng kiến tuần hoàn sử dụng các mô hình kinh doanh dựa trên hiệu suất, từ đó hình thành một mối quan hệ cộng sinh vững chắc.

- Các biện pháp ứng dụng công nghệ cao trong kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh việc xây dựng Kế hoạch xanh cùng các chính sách thúc day KTTH, Singapore đã tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao dé biến rác thải thành năng lượng Các nhà máy đốt rác phát điện xử lý đến 90% lượng rác thải của cả nước với công suất lên đến 1.000 tan rác/ngày Với 10% lượng rác thải còn lại, Singapore đã sáng tạo biến chúng thành một hòn đảo rác Semakau - “đảo rác” nhân tạo đầu tiên trên thế giới, nhăm hướng đến một xã hội không còn rác thải.

Đứng trước việc có rất it nguồn nước tự nhiên và phụ thuộc nhiều vào nước nhập khâu từ các quốc gia láng giềng, các nhà khoa học ở Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore đã phát triển công nghệ đột phá giúp quản lý nước bền vững, từ công

>! http://www.chinatax.gov.cn/n810341/n810755/c1703758/content.html, truy cập ngày 21/02/2022.3 Li, W & Lin, W (2016), Circular Economy Policies in China, Towards a Circular Economy: CorporateManagement and Policy Pathways, ERIA Research Project Report 2014-44, Jakarta: ERIA, pp 95 - 111

Trang 37

nghệ màng lọc nước tới trí tuệ nhân tạo và khoa học vật liệu?3 Điển hình là giải pháp vật liệu dạng xốp có tên sợi các-bon Aerogel, siêu vật liệu này có thể loại bỏ chất gây ô nhiễm lớn gap 190 lần khối lượng của nó Singapore còn phát trién công nghệ mô phỏng thận người dé khử muối trong nước biển, nhằm mục tiêu tái chế nhiều hơn nước đã qua sử dụng Tức là, Singapore đang sử dụng kỹ thuật dé kéo dài vòng đời của nước°^

Kinh nghiệm từ Singapore cho thấy KTTH vừa áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, vừa giúp một quốc gia giải quyết được vấn đề về nguôn lực tự nhiên, vừa giúp tối ưu hóa năng suất công việc Ngoài ra, công nghệ thông tin, kỹ thuật số cũng giúp mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác quản lý, diéu hành và tác nghiệp trong lĩnh vực quản lý môi trường như: tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí, hội họp Việt Nam có thé học tập Singapore, can có chỉnh sách thu hút chất xám, tận dụng nguon nhân lực tri thức trẻ vào công cuộc nghiên cứu, phát minh các giải pháp, sáng chế, quy trình sản xuất xanh phục vụ cho KTTH.

1.4.4 Kinh nghiệm liên kết, phối hợp các thiết chế thúc day kinh tế tuần hoàn

Đối với van đề liên kết, phối hợp các thiết chế thúc đây KTTH có thé học hỏi kinh nghiệm của Hy Lạp, đặc biệt là đối với nội dung về sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước va da dạng các chủ thé trong xã hội Dau năm 2016, Hy Lạp tô chức “’Dién đàn Công nghiệp”, yêu cầu các bộ và chủ thé có nhiệm vụ liên quan phối hợp nghiên cứu và xây dựng chính sách thúc đây KTTH, hướng dẫn các tô chức công nghiệp hướng tới các mô hình hoạt động đổi mới sáng tạo của KTTH Sau khoảng thời gian này, Hy Lạp tiếp tục thành lập và tô chức các Uỷ ban liên bộ, thiết lập mới quan hệ với các đối tác nước ngoài, xây dựng các kế hoạch hợp tác công - tư để phát triển KTTH Cụ thé, ngày 13/6/2017, Hy Lạp thành lập Uy ban liên Bộ về Hợp đồng hành chính xanh (Public Green Contract) nhằm soạn thảo Kế hoạch hành động Quốc gia thúc đây Hợp đồng hành chính xanh và đệ trình các đề xuất hoạch định chính sách quốc gia trong vòng 18 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động Cũng vào năm 2017, Hy Lạp góp mặt trong một kế hoạch Hợp tác về Kinh tế tuần hoàn (chương trình Nghị sự Đô thị của EU) với mục đích đây mạnh hợp tác giữa các nước, cùng sự tham gia của 6 trung tâm đô thị lớn (Oslo, The Hague, Prato, Porto, Kaunas và Flanders) đến từ 4 nước (Phần Lan, Ba Lan, Slovenia, Hy Lạp) và Uy ban Chau Au®°,

Hy Lạp cho thay để KTTH hoạt động nhịp nhàng thì không chỉ can dam bảo yêu

cau về phán công quyên hạn, nghĩa vụ và kiêm soát thực hiện nghĩa vụ giữa các bộ và

53 “Công nghệ giúp Singapore đối phó khan hiếm nước sạch” Nguồn:

https://vnexpress.net/cong-nghe-giup-singapore-doi-pho-khan-hiem-nuoc-sach-3988539.html, truy cập ngày 21/02/2022.54 “Singapore đã dùng công nghệ biến nước thải thành nước uống như thé nào” Nguồn:

http://nawapi.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4022%3 Asingapore-a-dung-cong-ngh-bin-nc-thi-thanh-nce-ung-nh-th-nao&catid=56%3 Anhin-ra-the-gioi&Itemid=7 &lang=vi, truy cập ngày 21/02/2022.3' Hellenic Republic, Ministry of Environment & Energy (2018), National Circular Economy Strategy, p 7.

Trang 38

cơ quan, ban, ngành mà còn cân sự phối hợp liên bộ, ngành cũng như liên kết giữa các chủ thể khác có hoạt động liên quan tới KTTH Diéu này sẽ đáp ứng tính hệ thong can có đối với KTTH, thúc day phương thức tiếp cận đổi mới sáng tạo để tìm ra và xây dựng những chính sách tôi uu và hiệu quả nhái.

Tương tự Hy Lạp, ở một số nước khác cũng có thiết chế liên bộ quản lý về PTBV, trong đó có KTTH, như Uy ban liên bộ về PTBV ở Pháp (Comité interministériel de

développement durable - CIDD) va Singapore (Inter-Ministerial Committee on

Sustainable Development - IMCSD) Đây là kinh nghiệm tốt mà Việt Nam có thé học hỏi về thiết chế QLNN về KTTH.

1.4.5 Kinh nghiệm về các biện pháp đảm bảo thúc day kinh té tuần hoàn - Phổ biến tuyên truyền, giáo duc về BVMT, KTTH:

Có thé kế đến một số nước điển hình trong công tác này như mô hình giáo dục cho cơ sở giáo dục của Canada, giáo dục xây dựng ý thức và trách nhiệm cho cộng đồng ở Nhật Bản, giáo dục dé phat trién hé sinh thai 6 Indonesia, giao duc phuc hồi môi trường ở Hy Lạp, giáo dục môi trường ở cấp tiểu học và trung học ở Trung Quốc Ở Vương quốc Anh, các chương trình hỗ trợ phát trién KTTH cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được đặt ra tương đối thường xuyên dưới hình thức cuộc thi tìm ra giải pháp sáng tạo cho KTTH* Dự án thắng chung cuộc sẽ được đầu tư 1 triệu bảng nhằm hỗ trợ các nghiên cứu thực tiễn và phát triển thử nghiệm Khoản tài trợ này là một phần của chương trình Nghiên cứu Kinh tế Thông tư Liên ngành Quốc gia của Vương quốc Anh (NICER) Ngoài ra, việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thé, đặc biệt là trách nhiệm mở rộng của nha sản xuất (Extended Producer Responsibility - EPR), được chú trọng ở EU, Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm phân công vai trò, trách nhiệm cho các bên liên quan.

- Cơ chế giải quyết tranh chap, khiếu nại, bôi thường thiệt hai:

Một số nước xác định cơ quan nhà nước không phải là chủ thể duy nhất có quyền khởi kiện dé khôi phục lợi ích chung về môi trường, mà mở rộng cho các chủ thé khác như công dân, tô chức phi lợi nhuận về môi trường (An Độ, Hoa Ky), hoặc mở rộng cho các tổ chức dân sự (Đức), tô chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực môi trường (Trung Quốc) Một số nước còn thành lập Toa án chuyên trách về môi trường Ví dụ An Độ có Tòa án Môi trường Quốc gia (thành lập năm 1995) dé xử lý các vụ tai nạn từ chất độc hại; Tòa án Xanh Quốc gia (thành lập năm 2010) dé giải quyết tranh chap môi trường.

Tóm lại, qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTTH tại một số quốc gia trên thế giới, nhóm tác giả rút ra một số bài học cho Việt Nam trong việc thúc đây phát triển

56 Cuộc thi “Circular economy for SMEs - innovating with the NICER programme” Nguồn:

https://apply-for-innovation-funding.service.gov.uk/competition/1021/overview#summary, truy cập ngày 21/02/2022/

Trang 39

mô hình KTTH như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược dài hạn với các mục tiêu chiến lược, lộ trình thực hiện chi tiết và các sáng kiến cụ thể nhằm thúc day, hỗ trợ thực hiện KTTH Định hướng, chiến lược rõ ràng từ Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt các chủ thể đề điều chỉnh hành vi, hoạt động hướng tới KTTH.

Thứ hai, dé phát triển KTTH một cách hiệu quả, trước tiên cần xây dung khuôn khổ chính sách, pháp luật về KTTH đồng bộ, thong nhất cho các ngành, các lĩnh vực Việc xây dựng chính sách KTTH phải chú trọng thay đôi tư duy tiêu dùng để định hướng cho sản xuất; xác định các lĩnh vực mũi nhọn trong KTTH của từng giai đoạn.

Thứ ba, các quốc gia sử dụng tôi đa các công cụ kinh tế để khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn các hình thức sản xuất kinh doanh bền vững, tuần hoàn hơn, phổ biến là: các loại phí (phi 6 nhiễm nước, phí rác thải, phí gây ồn, phí sử dụng môi trường, phí sản phẩm, lệ phí), các loai thuế (thuế môi trường, thuế năng lượng/nhiên liệu, thuế xanh, thuế phương tiện, thuế tiêu thụ đặc biệt), giấy phép xả thải Các công cụ kinh tế này khiến doanh nghiệp tự thay đôi hành vi của minh theo hướng có lợi hơn cho môi trường, đồng thời tạo ra nguồn thu cho ngân sách.

Thứ tư, các quốc gia có biện pháp đa dạng khuyến khích doanh nghiệp thực hiện KTTH như các chương trình hỗ trợ về vốn đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng mô hình KTTH; xây dựng thị trường trái phiếu xanh, miễn, giảm thuế đối với các sản phẩm, dịch vụ tuần hoàn; các biện pháp phi tài chính khác như hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với nhau dé tạo KTTH; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong KTTH.

Thứ năm, kinh nghiệm nước ngoài cho thay phải có thiết chế QLNN đủ mạnh, có sự liên kết, phối hợp các thiết chế thúc day KTTH giữa các ngành, cũng như giữa các chủ thé có liên quan đến KTTH với nhau Mô hình Ủy ban liên bộ về PTBV hoặc KTTH là mô hình được nhiêu nước áp dụng.

Thứ sáu, các quốc gia rất chú trọng các biện pháp đảm bảo thúc đầy kinh tế tuần hoàn như phô biến, tuyên truyền, giáo dục về KTTH, nâng cao ý thức trách nhiệm của cá nhân, tô chức, doanh nghiệp, đặc biệt áp dụng EPR Bên cạnh đó, có thể tham khảo kinh nghiệm về cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, bồi thường thiệt hại về môi trường phù hợp của một số quốc gia.

Trang 40

TIỂU KET CHƯƠNG 1

Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về KTTH và cơ chế pháp lý thúc đây KTTH, đồng thời phân tích cơ chế pháp lý thúc day cho sự phát triển của nền kinh tế này, có thê nhận thấy rằng:

1 Khái niệm về KTTH đã xuất hiện từ rất lâu và mọi ý tưởng về KTTH cũng đều xuất phát từ kỳ vọng về một sự đổi mới gắn với thực tiễn đời sống, trong đó con người phát huy sự sáng tạo của mình với mong muốn cải thiện tình trạng hiện tại về môi trường KTTH hội tụ ba lợi ích để các quốc gia, doanh nghiệp PTBV: Tiết kiệm tài nguyên, BVMT, thúc đầy phát triển kinh tế và xã hội.

2 PTBV đã trở thành mục tiêu thiên niên ky, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta KTTH và PTBV có mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp trên 3 phương diện là kinh tế, xã hội và môi trường Vì thế, thực hiện KTTH là hướng tới mục tiêu PTBV.

3 Từ khi các quốc gia bắt đầu đặt mục tiêu phát triển KTTH, cơ chế pháp lý được coi như là một công cụ không thê thiếu và hữu hiệu nhất, bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống và mang tính bắt buộc chung, thống nhất trên một quốc gia, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho KTTH phát triển và hướng đến mục tiêu PTBV cho toàn xã hội Cơ chế pháp lý bao gồm hệ thống quy định pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật (gồm các thiết chế và các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật) Cơ chế pháp lý thúc đây KTTH ở Việt Nam chịu sự tác động của quan điểm của Đảng về KTTH; trình độ, xu hướng phát triển kinh tế xã hội; hệ thống pháp luật; năng lực của các chủ thé thi hành Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của cơ chế pháp lý thúc đây KTTH đối với đất nước ở 5 khía cạnh.

4 Kinh nghiệm triển khai cơ chế pháp lý thúc đây KTTH ở nhiều quốc gia trên thế giới cho chúng ta những bài học quý báu trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế pháp ly ở Việt Nam.

Trong chương 2, nhóm tác giả sẽ phân tích thực trạng cơ chế pháp lý về KTTH và thực tiễn thi hành ở Việt Nam, đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong cơ chế pháp lý hiện hành thúc day KTTH hướng tới mục tiêu PTBV ở Việt Nam.

Ngày đăng: 31/03/2024, 04:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN