1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Thành Đô

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng BIDV Chi Nhánh Thành Đô
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn Ths. Lờ Hoàng Anh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 13,28 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG HIỆU QUA TÍN DUNG BAN LẺ (32)
  • CHUONG 3: CÁC GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ (58)

Nội dung

Hiện nay, những ngân hàng đang có tốt được cơ hội phát triển tín dụng bán lẻ đến với phần lớn các đối tượng như khách hàng cá nhân hay hộ gia đình đang có nhu cầu vay vốn lợi thé tăng tr

THUC TRẠNG HIỆU QUA TÍN DUNG BAN LẺ

TẠI BIDV CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ 2.1 Tổng quan về BIDV Chi nhánh Thành Đô

2.1.1 Lịch sứ hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát trién Việt Nam ban đầu có tên gọi là “Ngân hàng kiến thiết Việt Nam”, nó được thành lập vào ngày 26/01/1957 trực thuộc Bộ Tài chính theo nghị định số 117/TTG của Thủ tướng Chính phủ, với hoạt động chính cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Khi mới thành lập ngân hàng chỉ gồm có 8 chỉ nhánh và 200 cán bộ.

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến thiết được chuyển từ vị thế trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng trung ương Việt Nam, với tên mới là “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam”

Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 401/CT về việc thành lập “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” trên cơ sở đồi tên “Ngân hang Đầu tư và Xây dựng Việt Nam”. Đến năm 1995, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại sau khi đã chuyên chức năng cấp phát vốn ngân sách nhà nước và một phan cán bộ sang Tổng cục Đầu tư - Phát triển trực thuộc Bộ Tài chính.

Ngày 28/12/2011, BIDV đã tiến hành cổ phần hóa thông qua việc bán dau giá cỗ phần lần đầu ra công chúng (IPO) Ngày 27/4/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cỗ phần Ngày 24/01/2014, BIDV giao dịch chính thức cổ phiếu với mã chứng khoán BID trên sàn chứng khoán.

Tháng 5/2015, sau khi thực hiện sát nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, BIDV trở thành ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

BIDV Chi nhánh Thành Đô được thành lập ngày 01/09/2006 có Trụ sở chính đặt tại số 469 Nguyễn Văn Linh, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội Chi nhánh triển khai hoạt động kinh doanh bán lẻ theo quy định về mô hình tổ chức của BIDV Cho tới thời điểm hiện tại, Chi nhánh có 1 phòng Khách hàng cá nhân, I phòng

Giao dịch Khách hang cá nhân, và 5 Phong giao dịch bán lẻ trực thuộc (trong đó, |

Phòng giao dịch đã được nâng cấp thành Phòng giao dịch bán lẻ chuẩn năm 2017) là:

Việt Hung, Trần Khát Trân, Lý Nam Đế, Đức Giang, Cổ Linh - tất cả đều nằm quận

Những năm qua nền kinh tế có diễn biến bất lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các ngân hàng phải tái cơ cầu mọi mặt hoạt động, trong bối cảnh chung đó BIDV Thành Đô thực hiện tái cấu trúc hoạt động trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015 Với mục tiêu song song thực hiện hai cấu phần: Một mặt tăng trưởng nhanh chóng quy mô, thị phan, tập trung nguồn lực day mạnh huy động vốn, tăng trưởng tín dụng đi đôi với các biện pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, từng bước đây mạnh hiệu quả hoạt động tín dụng Bên cạnh đó quyết liệt xử lý và thu hồi nợ xấu, nâng cao hoạt động xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, thu hồi nợ ngoại bảng, bán nợ cho Công ty quản lý tài sản VAMC Bằng những biện pháp, giải pháp đúng đắn, đồng bộ và quyết liệt được thực thi thành công, năm 2014, Chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc Đề án tái cơ cấu trước thời hạn 1 năm so với mục tiêu đặt ra, được BIDV xếp vào nhóm Chi nhánh điền hình trong hoạt động tái cơ cấu Ngoài việc chú trọng mở rộng quy mô trên một số hoạt động kinh doanh, Chi nhánh xác định phát triển ngân hàng bán lẻ hiện đại là mục tiêu, vì vậy trong những năm qua BIDV Thành Đô đã tập trung đây mạnh kinh doanh bán lẻ.

Một số thuận lợi về địa bàn hoạt động của Chỉ nhánh là tiếp giáp với huyện Gia Lâm, hiện nay đây là huyện có tốc độ phát triển khá nhanh về cả cơ sở hạ tầng, kinh tế và con người Với sự xuất hiện của các dòng vốn đầu tư nước ngoài, người dan ở đây có mức thu nhập đang tăng lên, nhu cầu tiêu dùng tăng, đồng thời xuất hiện nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ, là tiềm năng lớn cho Chi nhánh mở rộng phát triển tín dụng bán lẻ.

Từ khi thành lập, Chi nhánh đã nỗ lực không ngừng trong việc bán các sản phẩm tín dụng bán lẻ mà BIDV đã cho ra mắt, hơn nữa Chỉ nhánh luôn tuân theo các quy định, quy trình nghiệp vụ thống nhất, luôn thể hiện sự chuyên nghiệp và năng động trong công việc nên nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của khách hàng.

Nhờ đó, vị thế của BIDV trên địa bàn quận Long Biên đã và đang ngày càng được củng cố và nâng cao Điều này càng góp phan cho Chi nhánh trong việc triển khai và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ mới tới khách hàng.

Với việc hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ được giao, BIDV Thành Đô đã nhận được những thành tích đáng khen ngợi: Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà

27 nước năm 2008, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2010, Giấy khen của Tổng Giám đốc BIDV năm 2014, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc các năm 2007-2010 và năm 2015, Cờ thi đua cho tập thé có thành tích xuất sắc trong phong trào thi dua giai đoạn 2013-2015.

Sau 13 năm đi vào hoạt động, huy động vốn bán lẻ của Chi nhánh tăng trưởng gấp 16 lần và quy mô tín dụng bán lẻ tăng hơn 52 lần so với năm 2006, dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng bình quân hàng năm tính đến nay là 45%, gấp 25 lần thời điểm cuối năm 2006 Doanh thu từ kinh doanh bán lẻ đóng góp quan trọng vào kết quả chung của Chi nhánh, chiếm tỷ trọng hơn 47%, đứng thứ 12/36 chi nhánh địa bàn Hà Nội và thứ 31/190 chi nhánh trong hệ thống Năm 2018, BIDV Thành Đô nằm trong top các chỉ nhánh có mức tăng trưởng dư nợ bán lẻ mạnh của hệ thống, được BIDV khen thưởng "nhóm chỉ nhánh có thu nhập ròng trên 100 tỷ đồng-năm 2018";

Bên cạnh việc triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh cũng tích cực, chủ động đây mạnh triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và hiện đại của ngân hàng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ như: dịch vụ thu hộ ngân sách nhà nước, nộp thuế cho khách hàng doanh nghiệp, thanh toán tiền nước, tiền điện, thu nộp tiền học phí cho các trường đại học, trung học phổ thông, tham gia phát hành trái phiếu doanh nghiệp và một số sản pham dịch vụ liên quan tới hoạt động tín dụng như phái sinh tài chính, thấu chi doanh nghiệp Với kết quả đó, năm 2018 Chi nhánh đã được Tổng Giám đốc khen thưởng: Đơn vị có thu nhập hoạt động phái sinh cao của hệ thống.

Tuy nhiên, Chi nhánh cũng gặp phải một số hạn chế về địa bàn hoạt động Xét về diện tích, quận Long Biên là địa bàn khá lớn cho việc kinh doanh của Chi nhánh, nhưng nếu thì hai quận và huyện này nằm ở ngoại thành Hà Nội vì vậy tốc độ đô thị hóa chưa cao Mới chỉ có một vài tuyến đường lớn được có khả năng phát triển như:

Ngô Xuân Quảng, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Van Linh, Hà Huy Tập, Ngô Gia Tự,

CÁC GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ

3.1 Định hướng của hoạt động tín dụng bán lẻ

3.1.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV

Cũng theo xu hướng phát triển chung của các ngân hàng trên thế giới và của các ngân hàng tại Việt Nam, trong những năm qua BIDV đã thay đổi và xác định dé phát triển ngân hàng bán lẻ làm trọng tâm Đầu năm 2019, những kết quả đạt được trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV là rất lớn và đáng tự hào, BIDV vừa nhận giải thưởng “Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam” lần thứ năm liên tiếp do Tạp chí The Asian Banker trao tặng và lần thứ 3 liên tiếp đạt danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam” (năm 2018, Tín dụng bán lẻ và Huy động vốn dân cư đứng đầu khối ngân hàng TMCP, Huy động vốn bán lẻ đạt 571.204 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn một nửa tổng huy động vốn (54%), thu nhập ròng từ kinh doanh ngân hàng bán lẻ chiếm 34% tổng thu nhập ròng của toàn hệ thống; Tổng dư nợ cho vay bán lẻ đạt 308.337 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 29% so với năm 2017, chiếm 31% tổng dư nợ Với mạng lưới rộng khắp trên 63 tinh/thanh phố ở Việt Nam, 190 chi nhánh, và 855 điểm mạng lưới trên toàn quốc cùng 57.825 điểm kết nối ATM/POS và nền tảng hơn 11 triệu khách hàng vững chắc bao gồm cả các tập đoàn lớn, tổng công ty, doanh nghiệp, tô chức, cá nhân).

Với bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến khó lường và kinh tế vĩ mô trong nước được dự kiến là ổn định năm 2019, BIDV dé cao phương châm “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả - Bứt phá” Ngân hàng xác định năm 2019 là năm tạo tiền đề cho thực hiện thành công phương án tái cơ cấu và tạo dựng nền tảng then chốt cho phát triển bền vững và hội nhập quốc tế Bên cạnh đó là cải thiện môi trường kinh doanh, triển khai đồng bộ các chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh bán lẻ; xây dựng mô hình kinh doanh, hệ thống quản trị tín dụng bán lẻ của BIDV “đồng bộ - chuyên nghiệp - hiện đại - hiệu quả” theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế Mục tiêu cụ thể là: nâng cao chất lượng, củng có vị trí ngân hàng thương mại đứng đầu trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ về thị phần và kết quả hoạt động, chú trọng khách hàng bán lẻ và các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Tại Nghị quyết 727/NQ-BIDV, BIDV đã xác định mục tiêu giữ vững vị trí đi đầu trong tín dụng bán lẻ; tín dụng bán lẻ là một trong các mảng kinh doanh chủ chốt trong hoạt động ngân hang bán lẻ Mục tiêu đến năm 2019, dư nợ tín dung bán lẻ đạt

424.900 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 37,8%; ty trọng Du nợ bán lé/Téng dư nợ là 36%.

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng bản lẻ tại BIDV Chi nhánh Thành Đô

Hướng tới trở thành một trong những chỉ nhánh đứng đầu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chú trọng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ, đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng hơn.

Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng lên 7.500 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30% vào năm

Tỷ trọng Dư nợ TDBL/Téng Du nợ đạt tối thiểu là 37% năm 2019.

Tỷ trọng Thu nhập ròng TDBL/Thu nhập ròng bán lẻ đạt 48% năm 2019.

- Tỷ lệNợ xấu TDBL: dao động dưới 2% năm 2019.

- Khai trương thêm một đến hai phòng giao dịch bán lẻ tại khu vực kinh tế phát triển, mật độ dan cư đông nhằm tiếp cận với nhiều khách hàng hon.

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ

3.2.1 Kiểm soát Lãi dự thu, Nợ nhóm 2, Nợ xấu

- Thường xuyên rà soát các khoản vay theo định kỳ thu nợ gốc, lãi, đặc biệt là các khoản vay lớn nhằm xác định được số lãi thu được thực tế, hạn chế trường hợp lãi dự thu quá cao Sau đó, cán bộ quản lý khách hàng có các biện pháp nhắc nhở khách hàng trả gốc vay và lãi, và nếu có các vấn đề có thê dẫn tới rủi ro thì cần báo cáo ban lãnh đạo.

- Để cải nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, Chỉ nhánh cần thành lập riêng “Tổ xử lý nợ xấu” về tín dụng bán lẻ gồm các giám đốc phòng giao dịch bán lẻ, các cán bộ quản lý khách hàng có kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng bán lẻ, lãnh đạo các phòng ban liên quan Hoạt động chính sẽ là tham mưu các biện pháp xử lý đối với nợ xấu từng quý và khách hàng có nợ xấu

- Các cán bộ ngân hàng cần xem xét, đánh giá lại công tác phân loại nợ, dam bảo tuân theo đúng quy trình và quy định của ngân hàng, nhằm tăng độ chính xác,

53 công bằng, các món vay được phân đúng nhóm dé có thé tính toán trích lập dự phòng chính xác.

3.2.2 Tăng nền khách hàng cá nhân vay vốn

- Hiện tại đang có nhiều dự án phát triển nhà ở trên địa ban quận Long Biên, đây là cơ hội tốt để Chi nhánh mở rộng nền khách hàng cá nhân Vì vậy các cán bộ ngân hàng cần chủ động liên hệ, tiếp cận, đàm phán với các chủ đầu tư, đưa ra những gói sản phẩm bán lẻ với lãi suất ưu đãi nhằm thu hút nhiều khách hàng cá nhân đến vay vôn mua nhà ở.

- Thường xuyên, định kỳ tổ chức kiểm tra nền khách hàng bán lẻ tại chỉ nhánh nhằm đánh giá chính xác tính chất khoản vay, dựa trên các tiêu chí khác nhau phân nhóm khách hàng để có các chính sách riêng phù hợp cho từng nhóm hay từng đối tượng.

- Có thé thấy hiện nay Chi nhánh có khá nhiều đối tác là doanh nghiệp lớn, đây cũng là một tiềm năng lớn dé phát triển nền khách hàng cá nhân Thực tế, nhân viên của các doanh nghiệp này mới chỉ chủ yếu sử dụng các dịch vụ như: thẻ ghi nợ nội địa, SMS Banking BIDV, BIDV online, BIDV Smartbanking, BIDV OTP, nhưng lại ít sử dụng các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Vì vậy, Chi nhánh cần chủ động đàm phán và đưa ra những ưu đãi cho doanh nghiệp nhằm khai thác lượng khách hàng không lồ này.

3.2.3 Điều chính cơ cấu san phẩm TDBL

- Hién tại, tỷ trọng sản phâm cho vay mua nhà ở đang chiếm ty trong áp dao, rủi ro không được phân tán, đây còn là sản phẩm trung và dài hạn khiến cho nguồn vốn huy động được và cho vay bị mat cân đối Đó là nguyên nhân Lãi dự thu và tỷ lệ nợ xấu tăng cao, do đó, Chi nhánh cần nhanh chóng lên kế hoạch nhằm chọn lọc kỹ lưỡng những hồ sơ vay vốn đáp ứng đầy đủ điều kiện của ngân hàng Bên cạnh đó cũng tích cực tìm kiếm thông tin, đánh giá chính xác hiệu quả của các dự án nhả ở trước khi quyết định đàm phán với các chủ đầu tư.

- Có thé thấy tiềm năng phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng của Chi nhánh là rất lớn do đây là sản phẩm có Nim cao nhưng dư nợ lại rất thấp Cán bộ ngân hàng có thé chủ động liên hệ với các tô chức, doanh nghiệp lớn đã có giao dịch với ngân hàng, đưa ra những gói sản phẩm tín dụng ưu đãi hướng tới các công nhân viên của họ, kích thích nhu cầu tiêu dùng một cách an toàn.

- Long Biên là quận đang phát triển với số lượng các hộ kinh doanh cá thé ngày càng tăng, đặc biệt là tại những khu vực kinh tế sôi động như Aeon Mall, Trung tâm thương mại Savico, Trung tâm thương mại Vincom, chợ Việt Hưng Các cán bộ ngân hàng cần chủ động tiếp cận, tìm hiểu những cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh hiệu quả, giới thiệu các sản phẩm tín dụng đáp ứng được nhu cầu của họ, đồng thời cân nhắc đưa ra những ưu đãi khuyến khích những đối tượng này sử dụng sản phẩm của ngân hàng.

- Bên cạnh đó, trong những năm gần đây xuất hiện nhiều đại lý ô tô va các showroom ô tô lớn, nhu cầu sở hữu ô tô của dân cư tăng cao, đây là thị trường tiềm năng dé phát triển sản phâm cho vay mua 6 tô Do đó, cán bộ ngân hàng có thé đưa ra thiện chí liên kết với chủ các đại lý, showroom này đưa ra các gói vay lãi suất ưu đãi, đồng thời kết hợp lắp đặt cây ATM hoặc máy POS tại các địa điểm này, làm tăng mong muốn mua ô tô của khách hàng.

3.2.4 Điều chính lãi suất cho vay tín dụng TDBL linh hoạt

Ngày đăng: 01/09/2024, 01:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN