1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần gỗ Mạnh Xuân

74 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần gỗ Mạnh Xuân
Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh
Người hướng dẫn ThS. Khúc Thế Anh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 16,36 MB

Nội dung

Một số doanh nghiệp trên thị trường đã bắt kịp với xu hướng phát triển với loại hình mới này, nâng cao tính chủ động và sáng tạo trong hoạt động, vì vậy chất lượng sản phâm và dịch vụ đư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

VIEN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

CHUYEN DE THUC TAP TOT NGHIEP

Dé tai:

NANG CAO HIEU QUA SU DUNG VON TAI

CONG TY CO PHAN GO MANH XUAN

Sinh viên thựchiện — : Nguyễn Quỳnh Anh

Mã sinh viên : 11160275

Lớp : Tài chính Doanh nghiệp 58A

Giáo viên hướng dẫn : ThS Khúc Thế Anh

Hà Nội - 2020

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU G9 999 9199999 990g evsessse 1

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VE VON VÀ HIỆU QUA SU DUNG VON

CUA DOANH NGHIEP cccsscssssssssssesssesoscssccssecascenecesecansenscsncssccancenscssccascesscsncesseenseess 41.1 Vốn và vai trò €Ủa VOML cecsessssssecsessesssscsscsscssssoscsscsussassascsscssssassascsscsucsassaesscsscessess 4

1.1.1 Khiái HÏỆNH VỖNH 5Ÿ 5Ÿ 5Ÿ 8£ S8 ESeSeES£SE£ St EeEEEEEEeEkeEteteereererreersrrereerere 41.1.2 PAN Logi VOM 0N NNNn""hnhnhagaaaa 6

L.L.3 Vai tr 0 COQ VON cesecssesssessesssecssssssesssessssssssssesssessscssssauessscssscssesssessscesecssessseessees 11.2 Hiệu qua sử dụng VON cscssssessesssssssssessessessssssessesssssssssssnesenssssssessesesseseseeseesees 13

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng VỐN 5-2 s©cs©sscssceetererrsrrscsscse 131.2.2 Các nguyên tắc sử dụng vốn hiệu quẢ -c ce©cs©cs<©secssesserse+s 14

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh Gi ecceccsecsvecsvecssessecssecssesssessscssecssesssessssssecssesssessesssessseessees 18

1.2.4 Các nhân té tác động đến hiệu quả sử dụng vỄn . -s se- 25

CHUONG 2: THỰC TRẠNG HIEU QUA SỬ DUNG VON TẠI CÔNG TY CO

PHAN GO MANH XUAN ° 2° se se se ESsEEsEESeESSEEsEssersetsstssersrrsersssse 30

2.1 Giới thiệu VE CONG £y s- << s< se s43 E34 ESEsEsEESEESE243505905937523 250 30

2.1.1 Các thông tin CHUNG c- << < 4 c9 0109088508888 0806 30 2.1.2 Muc 2080) dO an nn ốỐồồồồầ 31

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của CONG ty vessessscsssssssssessessessessessesssssssssssssessesssssssssssssssses 32

2.2 Thực trạng hiệu qua sử dụng vốn tại Công ty Cé phần gỗ Mạnh Xuân 35

Trang 3

2.2.1 Đánh giá tình hình biên động của tài sản VA NGUON VON - 35

2.2.2 Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiGp << < «<< 37

2.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng VỐN - - o2 se ©ss©secxeereerserxerrerrerrsee 40

2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn CO địHủÌh - 5-2 sccsccscesEsseeereereersersrescsee 44

2.2.5 Hiệu quả sử dụng vẫn lưu động -sccs©cs©seceeceeeerrsersrssccee 462.3 Đánh giá chung hiệu quả sử dung von tại Công ty Cỗ phan gỗ Mạnh Xuân 48

QeBD TRANN ti n5 48 2.3.2 Hạn CHE rrscescssrssscessssssssccsccecccsccssccssssescssccsscssecsscesscssssssesecesssssesssseseesesees 49 2.3.3 Nguyên nhân CÚA Nan NE scccsccssscsssseccsssssssssssscsssssescssccssssssssesssesssseees 50

CHUONG 3: MOT SO GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA SU DUNG VON

TẠI CÔNG TY CO PHAN GO MANH XUÂN -s-s<©escsscssecsecssese 52

3.1 Định hướng phát triển của Công ty Co phần gỗ Mạnh Xuân 52

3.1.1 Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam 52

3.1.2 Định hướng phát triển của của công ty cỗ phan gỗ Mạnh Xuân 543.2 Giải pháp nâng cao hiệu qua sử dung vốn tại công ty . -«- 55

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dung tổng nguén vẫn của doanh nghiệp

35

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn C6 định .- 623.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dung vốn lưu AON . 65KET LUẬN CHUNG .-. 2- 5s se Ss£SsEssEssEEtEseEseEseeterrserserssrrsrrsrrssrssre 67

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 s2 ssssessessessses 68

Trang 4

Bang 1.1.

Bang 2.1.

Bang 2.2.

Bang 2.3.

Bang 2.4.

Bang 2.5.

Bang 2.6.

Bang 2.7.

Bang 2.8.

Bang 2.9.

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2.5

DANH MỤC BẢNG

Bang phân chia các nhóm ngu6n vốn dựa theo các tiêu chí 6

Tình hình biến động tài sản của công ty giai đoạn 2016 — 2018 35

Tình hình biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016 — 2018 36

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 38

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiỆp 2-2 25c s+£x+£xe£szzzzs 40 ROA của một số công ty trong ngành -¿- ¿+ 5+2cx2x+vzx+zzxesrxees 42 ROE của một số công ty trong ngành -. 2+ s¿2++2+++zx++zx+zxesrseee 43 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định - 2 s¿+sz+ss+zx+zxczse2 44 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 2- ¿cs¿2sz+cx++zxzzxees 45 Hiệu quả sử dụng tài sản và vốn lưu động -¿cs¿©cxccxzsrxcee 46 DANH MỤC SƠ DO Cơ cấu tô chức công ty cô phần gỗ Mạnh Xuân -2 2¿5¿ 552 33 Ty số sinh lời của công ty trong giai đoạn 2016 - 2018 - 44

Trang 5

DANH MUC VIET TAT

STT VIET TAT DAY DU

1 BTC B6 tai chinh

2 CANSLIM Bộ tiêu chí CANSLIM của O”’neil

3 CMND Chứng minh nhân dân

4 CTCP Công ty Cổ phan

5 LN Lợi nhuận

6 LNGL Loi nhuận giữ lại

7 NWC Net Working Capital - Vốn lưu động thuần

8 NG Nguyên giá

9 ROA Return on Total Assets - Sức sinh lời của tài sản

10 ROE Return on Equity - Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu

11 ROS Return on Sales - Sức sinh lời của doanh thu

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nên kinh tế hiện đại, vốn là một điều kiện quan trọng dé các doanh nghiêp

có thê thành lập, hoạt động và phát triển Tuy mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp rat

nhiều, nhưng vốn luôn luôn có hạn vì vậy đặt ra yêu cầu của doanh nghiệp phải tận

dụng hét các nguôn lực của mình một cách hiệu quả nhat.

Sử dụng vôn hiệu quả cao giúp các doanh nghiệp khăng định được vị thê và tận dụng được các lợi thê của mình đê cạnh tranh với các đôi thủ trên thị trường Vì vậy,

quản tri và nâng cao hiệu quả sử dung von là vân đê được quan tâm bởi các nhà quản

lý trong mọi doanh nghiép.

Với bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp có thé tự chủ

và quyết định các yếu tố liên quan đến hoạt động và lên kế hoạch dé cân đối, tự đảmbảo đủ vốn cũng như phát triển nguồn vốn của chính doanh nghiệp Một số doanh

nghiệp trên thị trường đã bắt kịp với xu hướng phát triển với loại hình mới này, nâng

cao tính chủ động và sáng tạo trong hoạt động, vì vậy chất lượng sản phâm và dịch vụ

được cải thiện đáng kế cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tận dụng các nguồn

lực của mình và sử dụng nguồn vốn hiệu quả Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trongviệc duy trì nguồn vốn sản xuất sau các chu kỳ kinh doanh và lúng túng trong việc tái

sản xuất Cụ thé, tại công ty cé phần gỗ Mạnh Xuân, trong những năm gan đây đã có

những chuyền biến tích cực trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nhưng vẫn cónhững dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vẫn chưa được tối đahóa Điều này được thé hiện thông qua việc giảm sút liên tục của sức sinh lời doanhthu (ROS), giảm từ mức 4,345% năm 2016 xuống 3,241% và 3,107% trong năm 2017

và 2018 Các chỉ tiêu đo lường sức sinh lời của doanh nghiệp tuy có sự tăng trưởng

trong giai đoạn 2016 — 2018 nhưng vẫn còn rất thấp khi so sánh với các doanh nghiệp

trong cùng ngành Ngoài ra, trong cơ cầu nguồn vốn của doanh nghiệp vốn chủ sở hữu

vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trên 70%, đặc biệt trong năm 2016, vốn chủ sở hữu của

Trang 7

doanh nghiệp chiếm hơn 80% Điều này khiến cho doanh nghiệp mất đi các cơ hội đầu

tư gia tăng doanh thu vì thế chưa thé tối đa hóa được hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp Có thé thay răng, công ty cổ phần gỗ Mạnh Xuân chưa có cơ cấu nguồn vốntối ưu và vẫn chưa tối đa hóa được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Đây là hậuquả do vấn đề sử dụng và quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn vàhạn chế Do vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yếu tố sống còn với mỗi

doanh nghiệp.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân, sau khi được tiếpcận, làm quen và học hỏi dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn tại phòng Tài chính Kế toán, kếthợp với việc tìm hiểu, nghiên cứu làm sáng tỏ và áp dụng một số lý luận đã học vào

thực tiễn, tác giả nhận thấy rõ được tính cấp thiết và tam quan trong của việc nâng caohiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Gỗ Mạnh Xuân Vì vậy, đề tài “NÂNGCAO HIỆU QUA SỬ DUNG VON TẠI CÔNG TY CO PHAN GỖ MẠNH XUAN”

được lựa chọn đê thực hiện các phân tích và nghiên cứu sâu.

2 Mục đích nghiên cứu

- _ Hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: khái niệm, các

chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng

- _ Đánh giá thực trang sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân dé tìm ra các

điểm hạn chế trong vấn đề sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp

- Chi ra nguyên nhân của những hạn chế kê trên từ đó đề xuất một số giải pháp dé

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn của công ty cô phần gỗ Mạnh Xuân từ đó

đánh giá đây đủ và chính xác nhât vê thực trạng và đê xuât các giải pháp đê nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới

3.2 Pham vi nghiên cứu

- _ Thời gian: 2016 — 2018

- _ Không gian: Công ty Cổ phan gỗ Mạnh Xuân

Trang 8

4 Phuong pháp nghiên cứu

4.1 Thu thập dữ liệu

Đề tài sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các nguồn:

Dữ liệu thứ cấp nội bộ doanh nghiệpĐiều lệ hoạt động của Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân

Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 —

2018

Kế hoạch hoạt động của công ty trong giai đoạn 2019 - 2021

Dữ liệu thứ cấp bên ngoài:

- Cac nghiên cứu cơ sở, quan diém và lý thuyét vê von và hiệu quả sử dụng von

qua các giáo trình, sách báo, các nghiên cứu trước đây và các tài liệu khác.

- _ Số liệu từ các báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai

đoạn 2016 — 2018 của các doanh nghiệp đối thủ hoạt động trong cùng ngành

4.2 Xử lý dữ liệu

Thống kê mô tả: tính toán các chỉ số từ dit liệu báo cáo tài chính và báo cáothường niên của công ty cô phần gỗ Mạnh Xuân

So sánh: phân tích biến động trong hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của doanh

nghiệp giữa các năm kết hợp với so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động

sử dụng vốn của doanh nghiệp với một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Tổng hợp: Đánh giá và tìm ra các điểm hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động sửdụng nguồn vốn của doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp

Két cau của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài này được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hiệu qua sử dụng vốn tại Công ty Cổ phan gỗ Mạnh Xuân

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần gỗ

Mạnh Xuân

Trang 9

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYÉT VE VON VÀ HIỆU QUÁ SU

DỤNG VON CUA DOANH NGHIỆP

1.1 Von và vai trò của von

Quá trình hình thành, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phát triểncủa doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Yếu tố vốn, yếu tố lao động và yếu tốcông nghệ (Tran Mai, 2018) Trong đó, yếu tô vốn là tiền đề không chỉ ảnh hưởng trực

tiếp tới doanh nghiệp mà còn tác động tới hai yếu tố còn lại Vì vậy, vốn đóng vai tròthen chốt trong hoạt động của các doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm vốn

Theo Karl Marx (1867), “vốn là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thang dư Vốn làyêu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất” Day là quan điểm mang giá trị thực tiễn

cao và có tính khái quát, được nhắc đến và đồng tình bởi các nhà kinh tế học hiện đại

Tuy nhiên, cách định nghĩa này vẫn tồn tại những điểm hạn chế khi cho rằng trong tất

cả mọi tình huống, vốn luôn tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp và giá trị thặng

dư này luôn bắt nguôn từ khu vực sản xuât.

Dựa trên định nghĩa khái quát của Marx, các nhà kinh tế học hiện đại đã có nhiềucách định nghĩa vốn khác nhau đặc trưng cho các trường phái kinh tế J.B Clark (1888)

đã định nghĩa vốn là một công cụ trừu tượng, luôn luôn ton tại và không bao giờ bị phá

hoại và là phương tiện dé làm việc và tao ra giá trị trong sản xuất Quan điểm này cũngđược đồng tình và kế thừa bởi Samuelson (1947) khi cho rằng “vốn là những hàng hóasản xuất ra nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất mới” Đây là nhóm quan điểm địnhnghĩa vốn dưới hình thái hiện vật Còn theo quan điểm của Begg et al (2001), vốnđược nhìn nhận và chia ra thành “vốn hiện vật” là “các hàng hóa sản xuất ra dé sản

xuất ra hàng hóa khác” và “vốn tài chính là “tiền và các giấy tờ có giá của doanh

nghiệp”.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học lại có cách định nghĩa khác biệt, khắc phục

được hạn chế trong cách định nghĩa của Karl Marx Hicks (1939) đã định nghĩa “vốn

là tập hợp tat cả những vật chat, giá trị tồn tai ở thời điểm hiện tại và có thé dùng theo

bat cứ cách nào đê thỏa mãn nhu câu của người sử dung von ở những năm tiêp theo”.

Trang 10

Theo cách định nghĩa này, hàng tiêu dùng không được sử dụng cho quá trình sau đó

cũng năm trong “vôn”.

Trong thời đại hiện nay, vốn được xem như yếu tô đầu vào tham gia vào chuỗi sản

xuất hoạt động của doanh nghiệp và các quá trình sản xuất kinh doanh bên ngoài chứ

không chỉ tham gia một chu trình sản xuất độc lập như các quan điểm trước đây Trongphạm vi doanh nghiệp nói riêng, vốn là tat cả tài sản đầu vào của quá trình sản xuấtkinh doanh, bao gồm các nhân tố khác nhau như lao động, tài nguyên thiên nhiên Còn trong phạm vi nền kinh tế tong quan, vốn là tiền tệ và hàng hóa nham mục dich

sinh lời.

Tại Việt Nam, định nghĩa vốn thay đổi theo phương diện của nhà nghiên cứu Trênphương diện kế toán nói riêng, vốn được định nghĩa là “biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ, có khả năng huy động, khai thác và

sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời” Tổng quát hơn,

Vũ Duy Hào & Trần Minh Tuấn (2016) định nghĩa vốn là “toàn bộ số tiền ứng trước

mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra dé đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” Đồng tình với quan điểm trên, Cao Thị Ý Nhi

& Đặng Anh Tuấn (2016) cũng cho rằng “vốn là đầu vào, là toàn bộ giá tri tài sản cuachủ doanh nghiệp ứng ra dé tiễn hành sản xuất kinh doanh” Ngoài ra các nhà nghiêncứu cũng nhắn mạnh tầm quan trọng của vốn tới việc hình thành và tiến hành các hoạt

động sản xuất kinh doanh Vốn cần được theo dõi, xem xét và đánh giá trong trạng thái

vận động và hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với doanh

nghiệp.

Như vậy, cách định nghĩa về vốn vẫn còn nhiều khác biệt giữa các nghiên cứu.Những khác biệt này đến từ các đặc điểm khác biệt trong quan điểm nghiên cứu, mục

tiêu nghiên cứu và đến từ những đặc điểm khác biệt của điều kiện kinh tế trong các

giai đoạn lịch sử Tuy khác nhau về định nghĩa nhưng các khái niệm đều có các đặcđiểm chung:

- - Nguồn gốc của bất kỳ nguồn vốn dưới hình thái nào cũng là bộ phận thu nhập

được tái đầu tư

Trang 11

- _ Doanh nghiệp sử dụng vốn trong tất cả các hoạt động như một loại tài sản với mục

tiêu tạo ra giá tri thang dư trong tương lai, có thể dưới dạng hữu hình (máy móc,

nguyên liệu, vật liệu ) hoặc vô hình (thương hiệu, bản quyền, )

- _ Vốn là hàng hóa do chúng có giá trị và được sử dụng Vốn có những đặc tính khác

biệt so với các loại hàng hóa thông thường trên thị có thé được trao đổi quyền sử

dụng trên thị trường.

Trong nghiên cứu này, vốn sẽ được định nghĩa là “đầu vào, là toàn bộ giá trị tàisản của chủ doanh nghiệp ứng ra dé tiến hành sản xuất kinh doanh” Vốn tôn tại dướidạng tài sản tài chính (tiền mặt, giấy tờ có giá) và hàng hóa, hiện vật của doanh nghiệp

Vì thế, vốn không phải là tiền Tiền sẽ là vốn nếu được đưa vào phục vụ quá trình sản

xuất và kinh doanh của doanh nghiệp Quan điểm này kế thừa được những đặc điểm

trong các quan điểm đi trước về cách định nghĩa vốn trong doanh nghiệp Bên cạnh đó,quan điểm này cũng thể hiện được mục tiêu chính của vốn trong doanh nghiệp là đểtiễn hành sản xuất kinh doanh từ đó tạo ra giá trị thặng dư, hay chính là lợi nhuận chodoanh nghiệp Vì vậy, vai trò của vốn là thiết yêu và mang tính quyết định đối với

Thời gian huy động và sử |- Vốn thường xuyên

dụng nguôn von - V6n tạm thời

Trang 12

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

1.1.2.1 Theo vai trò và tính luân chuyển

Theo vai trò và tính luân chuyên, nguôn vôn được bao gôm hai loại: “vôn cô định”

và “vôn lưu động”.

e Von cô định

Vốn có định được định nghĩa là “một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCD

mà đặc điểm của nó là luân chuyền dan dần từng phan trong nhiều chu kỳ sản xuất vàhoàn thành 1 vòng tuần hoàn khi TSCD hết thời gian sử dụng” (Vũ Quang Kết, 2016)Như vậy, một cách đơn giản nhất vốn cô định được hiểu là biểu hiện bang giá trị tiềnbạc của tài sản cô định trong doanh nghiệp Từ cách định nghĩa trên, công thức tinh

vôn cô định:

Vốn cố định = Nguyên giá tài san cố định

— Khấu hao tài san cố định lũy kế

Tài sản cô định không thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong quá trình tham gia

vào các chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp và giá trị của nhóm tài sản này được hao

mòn và phân bổ từng phan vào giá trị của các sản phẩm đầu ra Theo khoản 1 điều 3Thông tư 45/2013/TT-BTC, các tài sản đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây sẽ được coi là

tài sản cô định:

- Chic chăn thu lại được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản ở hiện

tại

- Thời gian sử dụng trên l năm

- Nguyên giá tai sản phải có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên

Trang 13

- _ Vốn cô định của doanh nghiệp được luân chuyển theo từng phan trong từng giai

đoạn của hoạt động doanh nghiệp bằng cách chuyền dịch vào chính giá trị của sảnphẩm Vì vậy sau nhiều chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp, khoản vốn cố định

đầu tư ban đầu mới có thê kết thúc vòng luân chuyên hoàn chỉnh

Như vậy, vốn có định là phần vốn đầu tư vào tài sản có định của doanh nghiệp déphục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai Tùy thuộc vào tính

chất của các ngành nghề, vốn cố định sẽ chiếm ty trọng khác nhau Đối với các doanhnghiệp chế biến gỗ trên thị trường như Công ty cô phần gỗ Mạnh Xuân, vốn có định là

bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp và có quy luật luân

chuyền riêng so với các nhóm khác của doanh nghiệp Vì vậy, các chỉ tiêu đo lườnghiệu quả sử dụng vốn của công ty cô phần gỗ Mạnh Xuân nói riêng và các doanh

nghiệp chế biến gỗ nói chung chịu tác động lớn bởi yếu tố sử dụng vốn có định

e Vốn lưu động

Ngoài nhóm tài sản cố định, trong doanh nghiệp luôn có một khối lượng tài sảnnhất định tồn tại trong các chu trình sản xuất, chính là tài sản lưu động của doanhnghiệp Vốn lưu động là biểu hiện của tài sản lưu động trong doanh nghiệp được

chuyền hóa thành giá trị đo lường bằng tiền Như vậy, vốn lưu động được định nghĩa

là “số vốn mà doanh nghiệp phải ứng ra dé tạo nên tài sản lưu động, giúp doanhnghiệp tiếp tục các hoạt động kinh doanh” Như vậy, vốn lưu động được tính như sau:

Vốn lưu động = Giá trị tài sản ngắn hạn — Các khoản phải trả ngắn hạn

Tài sản lưu động phần lớn loại tài sản được chuyền hóa thành sản phẩm trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp và mất đi hình thái hiện vật ban đầu Đây là loại tài

sản tham gia vào duy nhất một chu trình duy nhất và chuyên hóa toàn bộ vào thành

phẩm đầu ra của doanh nghiệp Tài sản lưu động không ngừng vận động Biéu hiện

hình thái của tài sản lưu động khác nhau ở các khâu khác nhau Cụ thể, tài sản lưu

động được chia thành các nhóm sau:

- Tài sản lưu động trong dự trữ

- Tài sản lưu động trong sản xuât

Trang 14

- Tài sản lưu động trong lưu thông

Từ đó, vốn lưu động cũng được chia thành các nhóm:

- _ Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ

- - Vốn lưu động nằm trong quá trình sản xuất

- - Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông

Các hình thái của vốn lưu động ton tại song song và vận động liên tục dé doanh

nghiệp không bị gián đoạn trong hoạt động Vì vậy, các doanh nghiệp cần có biện

pháp sử dụng và huy động vốn lưu động hợp lý dé đáp ứng được nhu cầu, tăng cườngviệc quay vòng vốn và tránh ứ đọng làm lãng phí các nguồn lực của doanh nghiệp

nhà đầu tư hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh Vốn chủ sở hữu có thé được phan

chia như sau:

- Vốn góp: là phần vốn đóng góp bởi một hoặc các chủ sở hữu doanh nghiệp Các

doanh nghiệp nhà nước có một tỷ trọng lớn vốn góp là từ các nguồn đầu tư củaChính phủ Đối với hình thức TNHH hoặc cổ phan, đây là khoản vốn được đóng

góp bởi các cô đông trong công ty và được ghi nhận cụ thé trong điều lệ của doanh

nghiệp.

- Lợi nhuận không phân chia: Phần giá trị thặng dư được tạo ra từ quá trình kinh

doanh và trao đôi và được dùng dé tái đầu tư chứ không chi trả như lợi tức Trongnền kinh tế thị trường, đây là nhóm nguồn vốn có vai trò lớn giúp các doanhnghiệp có thé gia tăng nguồn vốn trong các chu kỳ kinh doanh tiếp theo

Trang 15

- Vốn chủ sở hữu khác: Là loại vốn được trích ra từ các quỹ hoặc từ các nguồn tạm

thời nhàn rỗi khác được sử dụng dé dé đầu tư cho doanh nghiệp Phần vốn chủ sởhữu khác của các doanh nghiệp Nhà nước còn đến từ phần khấu hao của các hoạtđộng thanh lý hoặc đổi mới tài sản cố định

e Vốn huy động

Bên cạnh nguôn vôn chủ sở hữu, các doanh nghiệp huy động nguôn vôn từ bên

ngoài đê phục vụ cho hoạt động của mình Các nguôn von huy động có thê tôn tại dưới

dạng: Liên kết, thuê, vay nợ Vốn huy động được phân chia thành các nhóm như sau:

- Vốn vay: Nguồn vốn được huy động từ hoạt động di vay trên thị trường từ các

ngân hàng hoặc TCTD; vay cá nhân hoặc khoản vay dưới dạng trái phiếu doanhnghiệp Việc huy động này không ảnh hưởng tới vốn chủ và tỷ lệ cô phần trong

doanh nghiệp nhưng gia tăng áp lực trả nợ cho doanh nghiệp khi phải chỉ trả lãi

vay và các chi phí phát sinh khác.

- Vốn liên doanh liên kết: phần vốn được đóng góp bởi các bên liên doanh, hợp tác

với doanh nghiệp Khi tổng số vốn tăng lên do vốn liên doanh liên kết, sức cạnhtranh của doanh nghiệp cũng được nâng cao so với các đối thủ trên thị trường

- Vốn tín dụng thương mại: Phần vốn được hình thành từ các khoản phải trả của

doanh nghiệp hoặc là các khoản ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp có thé

sử dụng trong ngắn hạn nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận

1.1.2.3 Theo thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn

Dựa vào tiêu chí này, nguôn vôn được phân chia thành: “Vôn thường xuyên” và

“vốn tạm thời”

e Vốn thường xuyên

Von thường xuyên là nguôn von dài han, mang tính ôn định cao bao gôm von chu

sở hữu và các khoản nợ dài hạn Nguôn von thường xuyên được sử dụng đê hình thành tài sản cô định và một bộ phận tài sản lưu động ròng cân thiệt cho hoạt động cua doanh nghiệp.

Trang 16

e Vốn tạm thời

Vốn tạm thời là nguồn vốn ngắn hạn (thường dưới 1 năm) được doanh nghiệp

dùng để đáp ứng nhu cầu tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, bao gồm các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính

hoặc các khoản nợ ngăn hạn khác.

Như vậy, theo các tiêu chí khác nhau, nguôn vôn cũng được phân loại khác nhau.

Trong nghiên cứu này, đê đo lường hiệu quả sử dụng vôn của doanh nghiệp, nguôn von sẽ được phân loại theo vai trò và tính luân chuyên, bao gôm: von cô định va vốn lưu động.

1.1.3 Vai trò của vốn

Với định nghĩa vốn là giá trị được đầu tư ban đầu để tạo ra các giá trị thặng dưtrong tương lai, vốn là tiền đề cho sự hình thành, phát triển và hoạt động của bất kỳdoanh nghiệp nào Vì vậy, vốn là một yếu tố không thê thiếu của doanh nghiệp

e - Vốn quyết định việc hình thành, duy trì và phát triển của doanh nghiệp

Vì vốn là giá trị đầu tư ban đầu cho các quá trình sản xuất và hoạt động, vì vậy đây

là điều kiện vật chất tiên quyết, không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào Vốncũng là cơ sở dé các nhà quản lý phân tích, hoạch định và đưa ra các chiến lược phùhợp cho doanh nghiệp Về mặt pháp ly, vốn là yếu tố bắt buộc dé doanh nghiệp thành

lập và hoạt động theo quy định của Nhà nước Vi vậy, vốn là một trong những yếu tổbắt buộc cho việc hình thành, duy trì và mở rộng của doanh nghiệp

e - Vốn giúp các doanh nghiệp không bị gián đoạn trong quá trình hoạt động

Đề đảm bảo tính liên tục trong quá trình tái sản xuất, các doanh nghiệp cần đảmbảo một lượng vốn phù hợp với sự tăng trưởng trong quy mô của doanh nghiệp Nếu

nguồn vốn không đáp ứng kịp với nhu cầu, việc sản xuất kinh doanh sẽ gặp phải một

số gián đoạn gây thiệt hại lớn như: đình trệ, không thể thanh toán với đối tác dẫn đếnmắt tín nhiệm trong những hoạt động sau này, không đủ nguồn lực dé đáp ứng yêu cầu

về nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp Những khó khăn này nếu kéo dài

Trang 17

không chỉ gây ra tôn thất cho doanh nghiệp mà có thé dẫn đến thua lỗ, phá sản Vì vậy,

vốn là nhân tố quan trọng đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của doanh nghiệp

e - Vốn là một trong những tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy mô

Nguồn vốn là một trong các tiêu chí giúp phân loại các doanh nghiệp trên thị

trường thành các nhóm lớn, trung bình, nhỏ và siêu nhỏ Việc phân loại nhóm giúp xác

định được chính xác hơn nhóm đối tượng khách hàng và các đối thủ cạnh tranh trên thịtrường, giúp các nhà quản lý có các chiến lược hoạt động phù hợp và tận dụng được

tối đa các nguồn lực hiện có Vì vậy, vốn là một trong những nhân tổ tác động tới hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp.

e - Vốn tác động tới sức cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp

Dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh trên thị trường, để tạo ra được lợi thế củachính mình, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và tìm hiểu chính xác được nhu cầu

của thị trường, đầu tư máy móc, thiết bị và tài sản cố định mới, cải tiến và sử dụng

công nghệ hiện dai, đa dạng hóa sản phẩm và cô gắng giảm thiêu chi phí Dé có đượcnhững thay đổi ké trên, nguồn vốn cần phải được phát triển không ngừng dé đáp ứngkịp thời tốc độ phát triển và mở rộng của doanh Nhu cầu vốn lớn và biến đổi phụthuộc vào các yếu tố bên ngoài và nội bộ doanh nghiệp, tuy nhiên đây là một đòi hỏicấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp trên thị trường Vì vậy, vốn là một trongnhững nhân tố ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

e - Vốn phản ánh cụ thể, chính xác quá trình và hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp

Sự vận động của vốn giúp các nhà quản lý có thê đánh giá chính xác được các chỉtiêu tài chính như: hệ số sinh lời, cơ cấu các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn từ đó

nhận biết được tình hình thực tế của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh

Bên cạnh đó, các nhà quan lý cũng có thé tìm ra được những khuyết điểm của doanhnghiệp và có các biện pháp phù hợp, kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp và tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn Vì vậy, vốn là công cụ

phản ánh chính xác hoạt động của doanh nghiệp.

Trang 18

Tổng kết lại, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, duy trì và mở rộng

hoạt động của các doanh nghiệp Vai trò của vốn đang ngày được quan tâm hơn bởi

không chỉ các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn bởi các nhà nghiên cứu, hoạch định

chính sách Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những tiêu chí để đo lường và đánh giá

hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường.

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn

12.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn

Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, phan lớn các doanh nghiệp hoạt động với

mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Dé nâng cao giá trị doanh nghiệp, các công ty

bắt buộc phải hoạt động có hiệu quả Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được chia

thành:

- _ Hiệu quả kinh tế: Tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với

chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra dé đạt được lợi ích đó.

- _ Hiệu quả xã hội: phản ánh mức độ hoàn thành các mục tiêu có lợi cho xã hội của

doanh nghiệp và ảnh hưởng của các kêt quả này tới xã hội và môi trường.

Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những phạm trù phản ánh hiệu quả kinh tế củadoanh nghiệp, thể hiện việc khai thác, sử dụng va quan lý nguồn vốn dé sinh lời, đưađến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp Hiệu quả sửdụng vốn được tính toán và phản ánh qua các chỉ tiêu về hiệu suất, tốc độ luân chuyểnvốn Hiệu quả sử dụng vốn còn mối tương quan giữa kết quả đầu ra tức là lợi nhuận

thu được và chi phí bỏ ra dé thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ lệ lợi

nhuận thu về trên chi phí vốn bỏ ra càng lớn thi có thể kết luận rằng doanh nghiệp sửdụng vốn càng hiệu quả Tổng quát lại, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đượcđịnh nghĩa “là thước đo trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việctối đa hóa lợi ích thu được với tối thiểu hóa chi phí nhằm dat được những mục tiêukinh tế, xã hội nhất đinh, phản ánh một mặt của hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp” (Trần Thị Thanh Tú & Đinh Thị Thanh Vân, 2015)

Bên cạnh đó, việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽgiúp doanh nghiệp tìm ra được những điểm hạn chế, tìm được những biện pháp khắc

Trang 19

phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp Có hai phương pháp dé phân

tích hiệu quả sử dụng vốn thường được sử dụng trong phân tích và đánh giá tình hình

tài chính, đó là:

e Phương pháp so sánh

- _ Các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất về một số điều kiện (thời gian, không gian,

đơn vị tính toán) dé đảm bảo rằng có thé so sánh

- Ky phân tích: Kỳ kế hoạch hoặc báo cáo

- — Xác định gốc so sánh theo mục đích phân tích: là điểm gốc về thời gian hoặc

không gian

- _ Thống nhất so sánh giá trị số bình quân, số tương đối hoặc tuyệt đối

- _ Giá trị so sánh: Phải được thống nhất số tương đối, số bình quân hoặc số tuyệt đối

- — Nội dung so sánh: có thể lựa chọn hoặc kết hợp một trong các nội dung so sánh

như so sánh giữa các năm của cùng một doanh nghiệp; so sánh giữa kết quả thực

tế và chỉ tiêu kế hoạch; so sánh giữa kết quả hoạt động của doanh nghiệp và số

liệu của một số doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc trung bình ngành

e Phuong pháp tỷ lệ

- Cac tỷ lệ tài chính được phân nhóm theo đặc trưng thành từng nhóm chỉ tiêu phản

ánh các nội dung cơ bản khác nhau.

- _ Các ty lệ được phân chia thành các nhóm: khả năng thanh toán, tỷ suất sinh lời,

năng lực hoạt động của doanh nghiệp,

- _ Mỗi nhóm kể trên bao gồm nhiều tỷ lệ khác nhau

Như vậy, tùy vào mục tiêu nghiên cứu của tác giả, các phương pháp sẽ được sử

dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau Trong phạm vi nghiên cứu này, dé đánh giá chínhxác nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tác giả sẽ kết hợp các phương pháptrên dé đánh giá chính xác nhất hiệu qua sử dụng vốn của CTCP gỗ Mạnh Xuân trong

giai đoạn 2016 — 2018.

1.2.2 Các nguyên tắc sử dụng vốn hiệu quá

1.2.2.1 Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn có định

Trang 20

Vôn cô định là bộ phận vôn đóng vai trò quan trọng đôi với doanh nghiệp Vì vậy, bảo toàn và phát triên vôn cô định là mong muôn và mục tiêu hoạt động của tât cả các

doanh nghiệp, xuất phát từ những đặc điểm sau:

- Trong cơ câu vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nằm trong nhóm

ngành chế biến như công ty cô phần gỗ Mạnh Xuân, vốn cô định chiếm tỷ trọngcao, quyết định đến hoạt động, uy tín, lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ

khác trên thị trường trên thị trường.

- Vốn cô định là giá trị bằng tiền của các tài sản có định, nhân tố ảnh hưởng đến khả

năng huy động vốn từ các tổ chức tài chính (ngân hàng, các công ty tài chính )

của doanh nghiệp.

- Vốn có định phải vận động qua nhiều chu kỳ trong một thời gian dài dé có thé thu

hoi đủ giá trị của khoản đầu tư ban đầu, vì vậy rủi ro mất giá của phần vốn này là

cao.

- - Vốn cô định chuyên dich từng phần vào thành phẩm cuối kỳ qua nhiều chu kỳ

hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy, muốn bảo toàn và phát triển vốn cô định củadoanh nghiệp, phần vốn này phải được chuyền hóa thành tiền tệ liên tục để nâng

cao tôc độ tái đâu tư và rút ngăn thời gian luân chuyên.

Từ những đặc điểm trên, doanh nghiệp phải bảo tồn và phát triển vốn có định déduy trì và đảm bảo quá trình hoạt động không bị gián đoạn và gặp rủi ro Với bối cánhkinh tế như hiện nay, tat cả hoạt động của doanh nghiệp đều chịu tác động của nhữngbiến động về giá cả, lạm phát hay đồng tiền giảm sức mua Đây cũng là nguyên nhânkhiến cho giá trị tiền tệ của nguồn vốn giảm đi Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động

và vận hành, tài sản cố định của doanh nghiệp có thé xảy ra hiện tượng hư hỏng, matmát khi chưa khấu hao hết giá trị của tài sản này Những nguyên nhân này dẫn đếnviệc giá tri của vốn có định bị giảm khi so sánh giữa giá trị số sách với thực tế đồngthời làm giảm đi thời gian sử dụng thực tế của phần vốn này

Nhà nước đã quy định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc bảo toàn và phát triên nguôn von cô định cả vê mặt hiện vật va mặt giá tri Cụ thê:

Trang 21

- Bao toàn về mặt hiện vật: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải có trách

nhiệm bảo quản, tránh thiệt hại, ton thất hoặc mat mát tài sản cô định, bảo dưỡngđúng thời han, dé đảm bao giá trị tài sản không bị khấu hao toàn bộ trước thời gianquy định Doanh nghiệp có thé đổi mới tài sản cố định hoặc sửa chữa, hoặc thaythế những loại máy móc, thiết bị có trang bị công nghệ mới vào hoạt động sản xuấtkinh doanh Từ đó, giảm thiêu phần vốn có định bị lãng phí của doanh nghiệp

- Bao toàn về mặt giá trị: Trong trường hợp xảy ra thay đi về giá cả, doanh nghiệp

phải đảm bảo thực hiện điều chỉnh, thay đổi nguyên giá tài sản cố định theo hệ sốtính lại được công bố trong các quy định của Nhà nước Việc sử dụng nguồn vốn

từ thanh lý và nhượng bán tài sản cố định phải được thực hiện dưới sự kiểm soát,kiểm tra của Cơ quan có thầm quyền để đảm bảo rằng được sử dụng đúng mục

đích.

Bảo toàn và phát triên vôn cô định có các phân nội dung chính bao gôm:

- _ Nguyên giá của tài sản cé định phải được tính toán chính xác va các loại khấu hao

phải được xác định đầy dé có nguồn thay thế khi có trường hợp biến động bat ngờ

- _ Nhà nước thay đổi hệ số điều chỉnh giá trị tài sản cô định 2 lần/năm Doanh nghiệp

dựa trên hệ số điều chỉnh của ngành và đặc điểm riêng trong cơ cấu hình thành tàisản dé xác định hệ số điều chỉnh cho doanh nghiệp mình

Số vốn cô định phải bảo toàn của doanh nghiệp được tính toán:

Só uốn cố định phải bảo toàn

= Số uốn được giao đầu kỳ

— Khau hao cơ ban trong kỳ x Hệ số điều chỉnh giá trị TSCD

— Tăng (giảm) uốn trong kỳ

Ngoài phan vốn cố định phải bảo toàn được xác định trong công thức kể trên,

doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào phát triển phần vốn này trên cơ sở quỹ khuyếnkhích phát triển trích từ LNGL và phần vốn khấu hao cơ bản tái đầu tư sản xuất để mở

rộng quy mô von cô định va nâng cao giá tri tài sản cô định của doanh nghiệp.

1.2.2.2 Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn lưu động

Trang 22

Về bản chất, bảo toàn vốn lưu động là giữ được sức mua của vốn hay giữ được giá

trị của những đồng vốn này, duy trì và đảm bảo được khả năng thanh toán của doanhnghiệp và được sử dụng dé mua sắm vật tư dự trữ và dùng như tài sản lưu động Đềnguồn vốn lưu động được bảo toàn, các doanh nghiêp thường xuyên phải thực hiện cácnghiệp vụ hạch toán giá trị hiện tại theo mức biến động giá cả trên thị trường dé có thétính toán chuan xác và day đủ các loại chi phi vào giá cuối cùng của sản phẩm khi đưađến tay người tiêu dùng Bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp phải được thực hiện

ở thời điểm các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp có thay đổi trong giá cả Vốnlưu động phải được điều chỉnh và bổ sung dựa trên các khoản chênh lệch giá tri tai sảnlưu động được xác định trên cơ sở thực tế

Tùy vào đặc điểm riêng của các ngành/nhóm ngành và các nhóm doanh nghiệp

khác nhau, các cơ quan quản lý phải xác định hệ số bảo toàn vốn lưu động hàng nămkhác nhau Hệ số trượt giá bình quân của vốn lưu động cũng được đưa ra dựa trên đặcđiểm cơ cấu tài sản lưu động và mức biến động giá thực tế tại thời điểm cuối năm sovới đầu năm của một số nhóm vật tư chủ yếu tính theo cơ cấu trong kế hoạch của từng

doanh nghiệp Công thức tính như sau:

Số uốn lưu động phải bảo toàn

= Số uốn được giao (hoặc phải bảo toàn hàng năm)

x Hệ số trượt giá uốn lưu động của doanh nghiệp

Trong đó,

- _ “Số vốn được giao”: số vốn lưu động trong biên bản giao nhận vốn hoặc đã điều

chỉnh theo hệ số bảo toàn vốn đến đầu năm báo cáo tiếp theo

- “Hé số trượt giá vốn lưu động của doanh nghiệp”: Đây là hệ số mà doanh nghiệp

phải tuân thủ dựa theo tính toán và xác định của cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý.

Nêu sô vôn lưu động không được bảo toàn đủ với quy mô được xác định trong

công thức ké trên, phần chênh lệch phải được bù đắp bang các cách sau đây:

Trang 23

- Truong hợp thiếu hụt vật tư khiến cho vốn lưu động không được bảo toàn: doanh

nghiệp có trách nhiệm bù đắp băng cách bổ sung từ nguồn quỹ khuyến khích pháttriển sản phẩm

- _ Trường hợp này không đủ dé bu đắp phần chênh lệch này: Cơ quan chủ quản cùng

các cơ quan tài chính có thầm quyền liên quan đánh giá và trích thêm khoản cònthiếu vào giá thành phẩm dé bảo toàn nguồn von

- _ Trường hợp mat mát, thiệt hai vật tư do cá nhân hoặc do các nguyên nhân khác thì

doanh nghiệp xử lý như đối với vốn có định

Đề đảm bảo vốn lưu động được bảo toàn, việc sử dụng và quản lý phải được dựatrên những nguyên tắc thống nhất như sau:

- Vong quay vốn lu động nên được hoàn tất vào cuối mỗi kỳ kế toán

- _ Giá trị bảo toàn vốn lưu động được xác định dựa trên căn cứ là đặc điểm riêng của

mỗi doanh nghiệp dé phù hợp với mục tiêu, nhu cau, kế hoạch hoạt động trong ky

cũng như thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.

- Pam bảo tái sản xuất giản đơn về tài sản lưu động

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá

Theo Kruz & Fong (2014), đánh giá về hiệu quả vốn của doanh nghiệp phải dựavào không chỉ các chỉ tiêu đo lường quản lý vốn mà còn phải kết hợp cả các chỉ tiêu vềtài sản trong danh nghiệp Không chỉ nguồn vốn mà tài sản cũng phải được quản lýhiệu quả mới bảo đảm sự duy trì và phát triển của doanh nghiệp Quan điểm này đượcphát triển dựa trên quan điểm của Ogier et al (2004) Bên cạnh đó, nguồn vốn doanhnghiệp có từ việc góp vốn cô đông hay huy động các nguồn bên ngoài đều với mụctiêu hình thành nên tài sản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệphay nguồn vốn là nguồn gốc hình thành nên tài sản Day là mối quan hệ chặt chẽ

không thê tách rời Vì vậy, để đánh giá một cách đầy đủ và chính xác nhất, bên cạnh

những chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, cần xem xét đến cả

cơ cau tài sản, nguồn von, tình hình tài chính cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng các

nhóm tài sản của doanh nghiệp.

Trang 24

Trong nghiên cứu này, nguôn vôn được phân loại dựa trên vai trò và tính luân chuyên gôm:

- _ Vôn cô định: là giá tri của các tài sản cô định của doanh nghiệp

- Vốn lưu động: là giá trị của các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp

Tương ứng với hai nhóm nguôn vôn này, tài sản của doanh nghiệp cũng được chia

thành hai nhóm tương ứng đề phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng, bao gồm:

- Tai sản cô định: là loại tài sản chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, giá trị lớn

và hao mòn dan qua nhiều chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp

- Tai sản lưu động: là loại tài sản trong dự kiến sẽ được sử dụng hoặc bán hết trong

tương lai gần, thường là một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh, bao gồm: tiền &khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng ton kho

1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiỆp.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện một phần qua sự cân bằnggiữa các luồng thu và chi hay giữa các nguồn vốn kinh tế và các nguồn lực có sẵn của

doanh nghiệp dé đảm bảo được các khoản nợ đến hạn bat kỳ lúc nào Sự cân bang giữa

các nguồn thu chi này được thé hiện đầy đủ qua các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanhtoán của doanh nghiệp Vì vậy, dé đo lường hiệu qua sử dụng vốn một cách day đủ,cần phân tích và đánh giá nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp Cụthể:

e Hé số khả năng thanh toán tổng quát: phản ánh khả năng tai trợ các khoản nợ

băng tài sản của doanh nghiệp Công thức tính:

¬ a _ Tổng tài san

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = ———————

Nợ phải trả

e Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: phản ánh khả năng tài trợ các khoản nợ

ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Công thức tính:

¬ pa le „ ý Tài sản ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngăn hạn = ———_.—

Nợ ngắn han

Trang 25

e - Hệ số khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng tài trợ các khoản nợ ngắn

hạn của doanh nghiệp bằng các loại tài sản có thé chuyên đổi nhanh thành tiền

Công thức tính:

Tài sản ngắn hạn — Hàng tồn kho

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = x

Nợ ngăn hạn

e Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Phản ánh khả năng tài trợ các khoản nợ

ngắn hạn băng các khoản tiền mặt doanh nghiệp hiện có Công thức tính:

Tiền & Các khoản tương đương tiền

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = =

Nợ ngăn han

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát và hiệu quả sử dụng tổng vốn

Dé đánh giá vê hiệu quả sử dụng tông nguồn von, các doanh nghiệp hiện nay sử

dụng một sô chỉ tiêu như sau:

e Vong quay tong vốn

Và tổ Tổng doanh thu thuần

ong quay tổng uốn = ———

gay rong Tổng nguồn von bình quan

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng toàn bô tài sản của doanh nghiệp Kết quảnày cho biết mỗi đồng vốn đầu tư vào kinh doanh của doanh nghiệp thu về bao nhiêuđồng doanh thu

e Sire sinh lời của tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

được một doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lãi suất trên mỗi đồng tài sản Vì vậy,ROA là một trong những chỉ số có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp Chỉ số ROA có

Trang 26

nghĩa là hiệu qua sử dung tài sản của doanh nghiệp càng cao hay với cùng một sô tiên

đầu tư, doanh nghiệp nào có ROA càng cao thì tạo ra càng nhiều lợi nhuận

Chỉ số ROA của các công ty cô phần phụ thuộc vào các ngành kinh doanh và quy

mô doanh nghiệp Vì vậy, nên theo dõi ROA qua mỗi năm và so sánh chỉ số này với

các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh và cùng quy mô hoạt động Trên sàn

chứng khoán, doanh nghiệp nào có chỉ số ROA càng cao thì cô phiếu của công ty này

càng được ưa chuộng hơn.

Chỉ số ROA của doanh nghiệp thường được theo dõi liên tục trong ít nhất 3 năm

Theo tiêu chuẩn chung của quốc tế, một doanh nghiệp được nhận định là có đủ năng

lực tài chính khi chỉ số ROA lớn hơn 7.5% Tuy nhiên, dé được nhận định là mộtdoanh nghiệp 6n định, có tình hình tài chính tốt thì các doanh nghiệp phải duy trì đượcchỉ số ROA ít nhất 10%/năm trong 3 năm liên tục

Ngoài giá trị chỉ số, các nhà quản lý và nhà đầu tư còn quan tâm đến xu hướng và

tình hình biến động của ROA Chỉ số ROA tăng đều đặn cho thấy tình hình kinh doanhcủa doanh nghiệp ôn định Còn chỉ số ROA tăng giảm đột ngột cho thấy tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp đang có cú sốc (có lợi hoặc bat lợi), vì thế có thé gây ra

những ảnh hưởng tiêu cực cho quá trình hoạt động trong tương lai.

e Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = “Doanh thuthuin x 100

Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận thu về trên mỗi đồng doanh thu, mà doanh thu

của công ty lớn hơn 0 Vậy nên:

- - Nếu ROS > 0: Công ty đang hoạt động có lãi ROS càng lớn thì công ty càng có

nhiêu lãi

- _ Nếu ROS <0: Công ty đang bị lỗ

Do tỷ lệ này phụ thuộc vào đặc điểm từng doanh nghiệp và nhóm ngành nên dé

đánh giá một doanh nghiệp dựa vào chỉ số ROS, phải dựa vào:

Trang 27

- Ty số ROS của doanh nghép so với trung bình ngành: Doanh nghiệp được đánh

giá là hoạt động tốt nếu tỷ lệ ROS cao hơn mặt bằng chung của các doanh nghiệp

khác trong ngành

- Ty số ROS độc lập: Một công ty được đánh giá là hoạt động mạnh nếu có tỷ lệ

ROS > 10%

- Xu hướng va bién động của tỷ lệ ROS: Một doanh nghiệp được đánh giá là hoạt

động bền vững nếu tỷ lệ ROS luôn được duy trì hoặc gia tăng theo tời gian trong

vòng từ 3 — 5 năm

- Phu thuộc vào chiến lược công ty: Trong giai đoạn phát triển và mở rộng quy mô

sản xuất, công ty phải chịu tăng chi phí và giảm lợi nhuận dé đầu tư thêm vào máymóc, thiết bị mới dé phục vụ cho quá trình sản xuất trong tương lai vì vậy lợinhuận sẽ giảm Vì vậy, không phải lúc nào chỉ tiêu ROS cũng là dấu hiệu tiêu cực

đối với doanh nghiệp

e Ty suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế

—— x 100

ROE cũng là một trong những thước đo quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp Theo tiêu chí CANSLIM của Wiliam O’Neil về chuân ROE, mộtdoanh nghiệp được đánh giá là hoạt động tốt khi có chỉ số ROE tối thiêu là 15%

Như ROA, chỉ số ROE nên được theo dõi trong ít nhất 3 năm liên tiếp Một doanhnghiệp được đánh giá là hoạt động vững chắc trên thị trường sẽ duy trì được tỷ sốROE ở mức tối thiếu 20%/năm trong 3 năm liên tiếp Nếu ROE chỉ tăng ấn tượngtrong một năm còn giảm hoặc biến động bat thường trong các năm còn lại thì doanhnghiệp này được đánh giá là hoạt động chưa ôn định trên thị trường

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên nhìn nhận và xem xét biến động của ROE dé đánh giá

mức độ tăng trưởng ôn định của doanh nghiệp dựa trên ba yếu tố: Lợi nhuận biên, đònbay và vòng quay tài sản Nếu ROE tăng đều và 6n định qua các năm nghĩa là doanh

nghiệp sử dụng nguôn vôn có tính hiệu quả cao.

Trang 28

1.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có định

Từ cách định nghĩa vốn có định ở phần trên, ta có công thức tính vốn có định của

doanh nghiệp:

Vốn cố dinh = Nguyên giá tai sản cố định

— Khấu hao tài sản cố định lũy kế

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định bao gồm:

e - Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng von cố định = —————————————

Vốn cổ định bình quan

Trong đó:

Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ Vốn cố định bình quan = 5

Vốn cố định = NG - khấu hao lũy kế

Chỉ tiêu này thé hiện ý nghĩa rằng “mỗi đồng vốn có định bình quân tham gia vàoquá trình hoạt động và trao đổi trong kỳ thì thu về được bao nhiêu đồng doanh thu

thuần cho doanh nghiệp”

e Hiéu quả sử dung von cô định

Hiê + sử d ấn cố đình Lợi nhuận sau thuế

iéu quả sử dung uốn cố định = ———————————

Trang 29

Sức sinh lời tài sản cố đính Lợi nhuận sau thuế

ức sinh lời tài sản cố định = ———————————m—

‘ Nguyén gia binh quan TSCD

Chỉ tiêu này phan ánh “số đồng lợi nhuận tạo ra bởi mỗi đồng tài sản cố định” Chỉtiêu này có giá trị càng lớn càng phản ánh rõ doanh nghiệp đó đang sử dụng tài sản cố

định một cách hiệu quả.

e - Hệ sô hao mòn tài sản cô định

Mức khấu hao lũy kế

Hệ số h On tài sản cố định = ———— _—_—_— 2 $0 nao Mon tát san CO Can Nguyén gia binh quan TSCD

Hệ sô này thê hiện mức độ hao mòn của tài san cô định trong doanh nghiệp so với thời diém ban đâu Hệ sô này càng cao chứng tỏ tài sản doanh nghiệp đã cũ va lạc hậu

có thê xem xét tới việc đôi mới hoặc thay thê những loại tài sản này.

e = Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định

VCSH bình quần

TỶ suất tự tài trợ tài san cố định = ——————————y Ï , ‘ TSCD binh quan

Chỉ tiêu này phản ánh ty lệ tài sản cố định ma doanh nghiệp đã dau tư và trang bị

bởi vố chủ sở hữu Hệ số này càng cao chứng tỏ TSCĐ được tài trợ từ vốn chủ sở hữucủa doanh nghiệp thể hiện khả năng tài chính vững vàng, lành mạnh

1.2.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Từ cách định nghĩa vốn lưu động ở trên, ta có công thức tính vốn lưu động của

doanh nghiệp:

Vốn lưu động = Giá trị tài sản ngắn hạn — Các khoản phải trả ngắn han

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động bao gồm:

e Vong quay vốn lưu động

Doanh thu thuần

Vong quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân

Trang 30

Chỉ tiêu này thể hiện “vốn lưu động của doanh nghiệp được luân chuyên bao nhiêu

vòng trong một kỳ” Chỉ tiêu này càng cao thể hiện doanh nghiệp sử dụng vốn lưu

động càng hiệu qua và ngược lại.

e Ky luân chuyến vốn lưu động

360

Kỳ luân chuyển uốn lưu động = =————————————~——yeu y mame cong SỐ vong quay của von lưu động

Chỉ tiêu này thê hiện “sô ngày cân thiệt đê vôn lưu động luân chuyên được một vòng” Giá tri của chỉ tiêu này càng bé thê hiện toc độ luân chuyên von lưu động càng

lớn và doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả.

e Mức đảm nhận vốn lưu động

Vốn lưu động động bình quần Mức đảm nhận uốn lưu động = Doanh thu thuầoan u thuan

Chỉ tiêu này là nghịch dao của hiệu suất sử dung vốn lưu động Ý nghĩa của chỉtiêu này là doanh nghép cần bao nhiêu đồng vốn lưu động dé tạo ra một đồng doanh

thu thuần Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động

càng hiệu quả.

e - Sức sinh lời von lưu động

Sức sinh lời của uốn lưu đồng = Lợi nhuận

uc sinn lol cua von từu dong = VLD binh quan trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ tạo ra được bao

nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp tận

dụng được nguôn von của mình và có hiệu quả sử dung von lưu động càng cao.

1.2.4 Các nhân tô tác động đến hiệu qua sw dụng von

Vì doanh nghiệp là một thành phần tạo nên nền kinh tế nên quá trình hình thành vàhoạt động của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp của các yêu tố ngoại cảnh nền kinh

tế và mối tương quan giữa đặc điểm riêng của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh

khác trên thị trường Đây là mối quan hệ không thể tách rời Vì vậy, hiệu quả sử dụng

Trang 31

e Moi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên gồm tắt cả các thành phần và các hiện tượng tự nhiên có ảnh

hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Với

sự phát triển của khoa học và công nghệ cao ở thời đại hiện nay, các doanh nghiệp

ngày càng thay đôi phương thức sản xuất và bổ sung những tài sản công nghệ cao, vì

vậy sự lệ thuộc vào môi trường tự nhiên của doanh nghiệp ngày càng được giảm thiêu.Tác động của các yếu tố thiên nhân đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũnggiảm dan ở thời đại hiện nay Tuy nhiên, không thể loại bỏ hoàn toàn những nhóm tácđộng này vì tự nhiên ngoài tác động trực tiếp tới nguồn nguyên liệu đầu vào của tất cả

các chuỗi sản xuất và cung ứng của doanh nghiệp còn ảnh hưởng gián tiếp tới nguồn

lực nội bộ khác.

e Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là sự tổng quát của toàn bộ các biến số kinh tế có tác động tớihoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các chỉ số quan trọng của nền kinh

tế có thé ké đến như: tỷ lệ lạm phát, cán cân xuất nhập khẩu của quốc gia, lãi suất trên

thị trường Ngoài ra, môi trường kinh tế không chỉ tác động tới hoạt động của doanh

nghiệp mà còn gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc ảnh hưởng tới môi trường cạnhtranh và các đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường

e - Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm tổng thé các chính sách, chủ trương, quy định, điều

luật, hệ thống các chế tài liên quan đến doanh nghiệp nói riêng và liên quan đến môi

trường ngành nói chung Môi trường pháp lý thê hiện vai trò của Nhà nước trong nềnkinh tế và được thé hiện thông qua các quy định, chính sách vi mô chứ không tác độngtrực tiếp Cụ thể, Nhà nước ban hành hệ thống pháp lý buộc doanh nghiệp phải tuân

Trang 32

thủ theo những quy tắc này, đổi lại doanh nghiệp sẽ được bảo vệ những lợi ích hợp

pháp theo quy định.

e Môi trường xã hội - văn hóa

Doanh nghiệp và những thành phần kinh tế có liên quan tới hoạt động của doanhnghiệp (như khách hàng, nhà cung cấp ) luôn là những thành phần thuộc môi trường

xã hội — văn hóa Ngoài ra, các hoạt động và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, yếu tố chịu tác động lớn của đặc điểm văn hóa tại

khu vực của khách hàng Vì vậy, môi trường xã hội — văn hóa có tác động tới việc các

nhà quản lý ra quyết định cho các sản phẩm, dịch vụ và lên kế hoạch Vì vậy, yếu tốmôi trường xã hội — văn hóa có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ tiêu tài

chính khác của doanh nghiệp.

e Môi trường kỹ thuật và các đối mới công nghệ

Cuộc cách mạng 4.0 là xu thế phát triển không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn

thế giới Các doanh nghiệp ngày càng áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào quá trìnhsản xuất và hoạt động của mình Triển khai và sử dụng công nghệ mới tạo ra nhiều lợiích cho doanh nghiệp khi quy trình hoạt động tự động hóa, chính xác và có tốc độnhanh chóng hơn, từ đó có thé nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp sovới các đối thủ khác trên thị trường Tuy nhiên, công nghệ cao cũng tạo ra nhiều thách

thức mới cho các doanh nghiệp bên cạnh những cơ hội có được Vậy nên hiệu quả sử

dụng vốn nói riêng và kết quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung chịu sự ảnh

hưởng của nhân tô này.

1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan

e Luc lượng lao động

“Lực lượng lao động” của doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận: Lao động

trực tiếp sản xuất và các nhà quản lý Ảnh hưởng của yếu tổ này tới hiệu quả sử dụng

vôn xác định dựa trên hai yêu tô:

- Số lượng lao động

- Chat lượng lao động

Trang 33

Với nhóm lao động trực tiếp sản xuất, số lượng lao động phải phù hợp với kế

hoạch và định hướng của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp duy trì số lượng lao độngnhiều hơn cần thiết, chi phí của doanh nghiệp bi lãng phí khiến cho hiệu qua sử dụngvốn của doanh nghiệp bị giảm sút Ngược lại, nếu doanh nghiệp có ít lao động hơn sốlượng cần thiết, doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được nhu cầu từ phía khách hàng Vềdài hạn, điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới doanh thu, lợi nhuận mà còn tácđộng tiêu cực của uy tín của doanh nghiệp với khách hàng Chất lượng của nhữngngười lao động trực tiếp càng cao, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ càng

được nâng cao.

Với các nhà quản lý, nếu số lượng nhiều/ít hơn so với số lượng phù cần thiết, cũng

sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp Trình độ của các

nhà quản lý tác động tới hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc tận dụng tối ưu cácnguồn lực sản xuất, loại bỏ những khoản chi không thiết yêu và tìm kiếm các cơ hộiđầu tư bên ngoài dé tăng cường nguồn thu giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động của

mình.

e Dac điêm riêng của doanh nghiệp về yêu tô sản xuât kinh doanh

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có các đặc

điểm riêng về chu kỳ, đặc điểm sản phẩm, nhóm khách hàng riêng biệt , vì vậy có sựkhác biệt trong chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn Vì vậy, dé theo dõi biến động và

so sánh các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn, cần chọn các đối thủ hoạt động

cùng nhóm ngành và có cùng đặc điêm về quy mô, đặc diém san pham

Tổng quát lại, hiệu quả sử dụng vốn là một trong những vấn đề quan trọng đối vớitất cả doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp không chỉ tậndụng được các nguồn lực có sẵn, tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh

của mình mà còn nâng cao vị thế, uy tín so với các đối thủ trên thị trường Trong quá

trình thực tập tại Công ty Cô phần gỗ Mạnh Xuân, nhận thấy một số điểm hạn chế

trong công tác sử dụng và quản lý khiến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưađược tối đa hóa, đề tai “NANG CAO HIỆU QUÁ SU DUNG VON TẠI CÔNG TY

Trang 34

CO PHAN GO MANH XUAN” được tác giả lựa chọn để thực hiện các phân tích cụ

thể trong các chương tiếp theo

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUÁ SỬ DỤNG VÓN TẠI

CÔNG TY CO PHAN GO MANH XUAN

2.1 Giới thiệu về công ty

2.1.1 Các thông tin chung

Tên Công ty viết băng tiếng Việt Nam là: CÔNG TY CO PHAN GO MẠNH XUAN

Trụ sở chính: Lô D, cụm công nghiệp Trần Lãm, đường Trần lãm, phường Trần

Lãm, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Điện thoại: 0982036467

Vốn điều lệ: 6.000.000.000 VND (sáu tỷ đồng), được chia thành 600.000 cổ phần phổthông với mệnh giá 10.000 VND/cé phan

Công ty Cô phần gỗ Mạnh Xuân được cấp giấy phép hoạt động ngày 18/12/2009,

là một trong những công ty hàng đầu tại tỉnh Thái bình cung cấp các mặt hàng nội that,gia dụng, và mặt hàng nhà bếp bằng gỗ

Công ty đã được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2008, thể hiện răng những sản

phẩm và dịch vụ đem đến cho khách hàng đều được đảm bảo chất lượng, độ an toàn và

độ tin cậy

Với đội ngũ những công nhân lành nghề, có kỹ thuật và thâm niên trong nghềcùng với máy móc hiện dai, đa dang và phong phú, sản phẩm của công ty gỗ MạnhXuân đã được xuất khẩu tới một số các quốc gia trong khu vực lân cận và được bàybán tại các cửa hàng, đại lý, hệ thống siêu thị đồ gỗ trên cả nước

Các chủng loại sản phẩm chính của Công ty bao gồm

- Các sản phâm nội thất và đồ trang trí gia đình như: bàn ghé, tủ, lộc bình

- _ Các sản phâm nhà bếp: rễ ,thớt, lót ly, kệ, tô

- _ Các mặt hàng gia dụng từ gỗ khác

Trang 36

Những sản phẩm của công ty cô phần gỗ Mạnh Xuân đều được làm từ gỗ cao su

và gỗ tràm bông vàng Những sản phẩm này đảm bảo về chủng loại và đa dạng về mẫu

mã Trong tỷ trọng doanh thu năm 2018, mặt hàng nội thất chiếm đa số và duy trì ở

mức trên 60% doanh thu hàng năm.

Hệ thống phân phối của doanh nghiệp được phân chia thành các kênh phân phối

quốc tế và kênh phân phối nội dia dé quản lý, cụ thé

- Thi trường quốc tế: Công ty chọn kênh phân phối qua các siêu thị đồ gỗ và các nhà

nhập khâu và môi giới quốc tế Phần lớn các hợp đồng quốc tế ký kết với công ty

Cé phần gỗ Mạnh Xuân là hợp đồng dài hạn và có tính cam kết trong tương lai, vì

vậy có tính 6n định cao Ngoài ra, công ty còn tham gia một số những triển lãm đỗ

gỗ quốc tế dé tăng cường và quảng bá thương hiệu mạnh mẽ hơn đối với khách

hàng quốc tế.

- Thi trường trong nước: Công ty xây dựng các kênh phân phối và giới thiệu sản

phẩm và quảng bá thương hiệu trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là tại những tinh

- San xuất giường, tủ, bàn ghế

- _ Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

- Ban buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng

2.1.2 Mục tiêu hoạt động

Công ty hoạt động với mục tiêu:

- _ Cung cấp những sản phẩm đồ gỗ tiện dụng với mẫu mã dep và giá cả vừa phải cho

người tiêu dùng nội địa.

Trang 37

Tap trung vào doanh thu nội dia đối trọng với doanh thu xuất khẩu.

Quảng bá thương hiệu ra thị trường quốc tế với mục tiêu trong 5 năm tới là xuấtkhẩu sản phẩm ra các quốc gia trong khu vực Đông Nam A

Tăng trưởng doanh thu và đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp và lợi tức cho cô

đông của công ty.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.3.1 Cơ cầu cổ đông

Ông: Nguyễn Khánh Toàn Giới tính: NamSinh ngày: 30/01/1969 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam

CMND số: 150888480, do công an tỉnh Thái Bình cấp ngày 24/6/2009

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số nhà 467, đường Hoàng Văn Thái, tô 2, xã VũChính, thành phô Thái Binh, tinh Thái Bình

Chỗ ở hiện tại: Số nhà 467, đường Hoang Văn Thái, tô 2, xã Vũ Chính, thành phố

Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Số cổ phần sở hữu: 420.000 cé phan, tương ứng với 4.200.000.000 VNDTrong đó băng tiền Việt Nam: 4.200.000.000 VND (Bon ty hai trăm triệu đông)Ông: Nguyễn Tùng Dương Giới tính: Nam

Sinh ngày: 08/03/1999 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt NamCMND số: 152222241, do công an tỉnh Thái Bình cấp ngày 23/12/2013

Nơi đăng ký hộ khâu thường trú: Số nhà 467, đường Hoàng Văn Thái, tổ 2, xã VũChính, thành phé Thái Bình, tinh Thái Bình

Chỗ ở hiện tại: Số nhà 467, đường Hoàng Văn Thái, tô 2, xã Vũ Chính, thành phố

Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Số cô phan sở hữu: 60.000 cô phan, tương ứng với 600.000.000 VNDTrong đó băng tiền Việt Nam: 600.000.000 VND (Sáu trăm triệu dong)

Ông: Nguyễn Hải Tùng Giới tính: Nam

Sinh ngày: 15/03/1994 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam

Ngày đăng: 20/05/2024, 01:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức công ty cỗ phần gỗ Mạnh Xuân - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần gỗ Mạnh Xuân
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức công ty cỗ phần gỗ Mạnh Xuân (Trang 38)
Bảng 2.1. Tình hình biến động tài sản của công ty giai đoạn 2016 — 2018 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần gỗ Mạnh Xuân
Bảng 2.1. Tình hình biến động tài sản của công ty giai đoạn 2016 — 2018 (Trang 40)
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần gỗ Mạnh Xuân
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w