Lịch sử nghiên cứu của đề tài Kỹ năng nghe – hiểu từ lâu đã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc học ngoại ngữ.Có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện và công bố.. Mục đích
Bối cảnh nghiên cứu
Thế giới đang ngày càng phát triển, nền kinh tế thị trường ngày càng đòi hỏi sự trao đổi, giao thương giữa các quốc gia, kéo theo đó là nhu cầu hội nhập để trở thành công dân toàn cầu. Công cụ không thể thiếu trong quá trình hình thành và gắn bó sự kết nối ấy chính là ngôn ngữ. Nhận thấy tầm quan trọng đó, việc học ngoại ngữ đang dần trở nên phổ biến, các quốc gia đều chú trọng bồi dưỡng ngoại ngữ để công dân có thể phát triển toàn diện, tăng thêm giá trị và cơ hội cho mỗi cá nhân.
Tại Việt Nam, bên cạnh ngôn ngữ Anh được cho vào chương trình giáo dục phổ thông, rất nhiều bạn trẻ có xu hướng chọn ngôn ngữ Nhật làm hướng đi của mình.Thế nhưng để thành thạo một ngoại ngữ không phải là điều đơn giản, hơn nữa tiếng Nhật còn là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới (theo FSI – Viện Dịch vụ Đối ngoại). Để giỏi một ngoại ngữ yêu cầu người học phải thành thạo cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Tuy nhiên rất nhiều người thường tập trung vào việc học từ vựng, cấu trúc ngữ pháp mà thường dành ít thời gian cho việc rèn luyện kĩ năng nghe – hiểu Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chưa nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng này Chính vì vậy để có hướng đi đúng đắn và nền tảng vững chắc khi học tiếng Nhật, chúng ta phải có phương pháp học tập hợp lý, hiệu quả, cân bằng giữa cả bốn kĩ năng.
Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Kỹ năng nghe – hiểu từ lâu đã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc học ngoại ngữ.
Các công trình nghiên cứu về chủ đề này đã được thực hiện và công bố rộng rãi Sau đây, chúng tôi xin tóm tắt một số luận văn và khóa luận tiêu biểu:
1 Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing (Sinh viên thực hiện: Đặng Trung Hiền; Giảng viên hướng dẫn: ThS Haruka Sasamura) Điểm hạn chế: Khóa luận chỉ tập trung giải quyết cho sinh viên trình độ sơ cấp, không thể áp dụng đối với sinh viên trung cấp muốn nâng cao trình độ tiếng Nhật của mình Chỉ tập trung nghiên cứu duy nhất một phương pháp Shadowing, người không có điều kiện và khả năng sẽ không thực hiện được phương pháp này.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Châu Nhi, Nguyễn Thị Phương Nhi, Trần Thị Phương Nhung, Nguyễn Thị Kiều Lâm Oanh dưới sự hướng dẫn của Trần Thị Thu Vân đã chỉ ra ảnh hưởng đáng kể của vốn từ vựng đến khả năng nghe - hiểu tiếng Nhật Những cá nhân có vốn từ vựng phong phú có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin hiệu quả hơn, dẫn đến việc tiếp thu nội dung bài nghe tốt hơn Do đó, việc đầu tư vào việc mở rộng vốn từ vựng là rất quan trọng, đặc biệt đối với những người học tiếng Nhật, nhằm nâng cao đáng kể khả năng nghe - hiểu của họ.
5 Điểm hạn chế: Bài nghiên cứu chỉ tập trung vào tác động của từ vựng, trong khi còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng nghe – hiểu như cấu trúc ngữ pháp, khả năng của bản thân, điều kiện ngoại cảnh Ngay từ khâu chọn đề tài đã có thiếu sót đáng kể.
Mặc dù các bài nghiên cứu trên đều có giá trị học thuật nhưng vẫn tồn tài những hạn chế nhất định Tất cả những hạn chế trên sẽ được giải quyết trong phần tiểu luận của chúng tôi.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nghe – hiểu tiếng Nhật của sinh viên trường Đại học Hà Nội.
Tìm ra những khó khăn mà sinh viên mắc phải trong quá trình nghe – hiểu.
Đưa ra biện pháp cụ thể nhằm giải quyết khó khăn, cải thiện kỹ năng nghe – hiểu của sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp tổng kết thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đưa ra các phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe – hiểu hiệu quả, khoa học, từ đó khắc phục khó khăn cho các sinh viên đang học tiếng Nhật, khiến việc học trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
ĐỊNH NGHĨA NGHE HIỂU
Định nghĩa
2.Tầm quan trọng của kỹ năng nghe - hiểu tiếng Nhật
3.Thực trạng nghe - hiểu tiếng Nhật
4.Các khó khăn trong việc nghe - hiểu tiếng Nhật
5.Các phương pháp nghe - hiểu tiếng Nhật
Hiểu là quá trình tương tác giải thích nghĩa nghe theo cách người nghe xây dựng nghĩa Yếu tố cần có là hiểu biết về ngôn ngữ, hiểu biết nền tảng, tạo nghĩa và phản hồi Nghe là tiếp nhận thông điệp phát ra bằng lời nói và cả thông điệp ngôn từ như các đặc điểm ngôn ngữ hay cử chỉ.
Underwood (1989) định nghĩa: Nghe là hoạt động có chủ ý và cố gắng hiểu những gì chúng ta nghe thấy.
Theo Heglesen (2003), nghe là kỹ năng chủ động và có mục đích, đòi hỏi người nghe tích cực nắm bắt nội dung đang nghe, liên hệ với kiến thức sẵn có để hiểu bài Bên cạnh đó, quá trình nghe không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận từ ngữ mà còn phải hiểu được hàm ý ẩn chứa sau các từ ngữ đó.
Như vậy, ta có thể tổng kết nghe hiểu là một quá trình cho phép người nghe hiểu được một thông điệp, giúp họ tham gia vào hội thoại và thành công trong giao tiếp Nhiệm vụ của nghe hiểu không chỉ là tiếp nhận âm thanh mà còn đòi hỏi sự phân tích và xác định được thông điệp của lời nói, qua đó người nghe có thể phản hồi lại một cách chính xác Nếu không có kỹ năng nghe hiểu, người tham gia vào hoạt động giao tiếp sẽ không tiếp nhận được thông điệp, và do đó, họ cũng không thể phản hồi nhanh chóng và hiệu quả được.
Mối liên hệ
Nghe là quá trình tiếp nhận thông tin, mã hóa các tín hiệu ngôn ngữ dưới dạng âm thanh phát ra với tư cách là yếu tố có nghĩa Hiểu là quá trình giải mã các thông tin vừa được tiếp nhận, vận dụng tất cả các kiến thức, kĩ năng ta có được qua việc học hỏi tìm kiếm để có thể hiểu và phân tích được nội dung.
Như vậy, mối liên kết giữa nghe và hiểu chính là việc ghi nhớ và lưu trữ thông tin Nếu như nghe chỉ đơn thuần là quá trình tiếp nhận thông tin, diễn ra mà không có sự tương tác giữa người nghe và văn bản nghe thì nghe hiểu lại là hành động chủ động, có tương tác giữa người nghe và văn bản nghe, tại đó người nghe có sự nhận biết khái quát thông tin của văn bản nghe.Rất nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất nghe hiểu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiếp nhận một ngôn ngữ.
Quá trình
7 Ở bước này ta chỉ lắng nghe những âm thanh được truyền đến thính giác, đây là một hành động thụ động, chưa đòi hỏi nhiều đến kĩ năng và kiến thức
Sau khi tiếp nhận tín hiệu âm thanh, não bộ xử lý thông tin qua trung tâm xử lý thông tin Tại giai đoạn này, não sẽ vận dụng kiến thức đã học để hiểu được ý nghĩa của âm thanh, đảm bảo xử lý thông tin chính xác và hiểu nội dung của văn bản nghe.
Sau khi thông tin qua thính giác, đến não bộ, thì khi ấy chính là lúc đánh giá thông tin. Đây là bước quan trọng đòi hỏi ta phải có một khối lượng kiến thức lớn để có thể đánh giá được nội dung của văn bản nghe
Sau khi đã trải qua các bước trên, đây là bước cuối: phản hồi Vì mục đích của việc nghe hiểu là hồi đáp lại, cho nên sau khi đã nghe, hiểu và đánh giá được nội dung văn bản ấy là gì, ta hãy tương tác với văn bản ấy Như đã nói ở trên, đây là quá trình diễn ra 2 chiều, người nghe phải phản hồi lại với văn bản nghe.
Các giai đoạn
Nghe hiểu gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghe luyện cách khu biệt âm Nhận diện – chọn lọc chưa ghi nhớ Ở giai đoạn đầu tiên khi mới bắt đầu làm quen với ngôn ngữ mới, ta chưa có nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp,… Nên việc nghe, hiểu và phản hồi lại là rất khó Ta chỉ có thể nhận diện được ngữ điệu, âm thanh của lời nói Chúng ta không cần thiết phải ghi nhớ ở giai đoạn này Đây là giai đoạn khởi đầu, cần có nhiều thời gian để một người có thể học hỏi và phân tích nội dung nghe để có thể phản hồi lại một cách chính xác
Giai đoạn 2: Nhận diện, chọn lọc, ghi nhớ tạm thời.
Sau khi trải qua giai đoạn khởi đầu, ta đã có một lượng kiến thức nhận định, Đây là giai đoạn để chúng ta nghe và nhận diện, chọn lọc, ghi nhớ tạm thời Ta cần nhận diện, xử lí các thông tin được nhắc đến và ghi nhớ chúng một cách tạm thời
Giai đoạn 3: Luyện kĩ năng nghe các loại thông tin. Đây là giai đoạn mà chúng ta cần phải cố gắng và nỗ lực không ngừng Ta phải tìm kiếm những thông tin từ đó luyện nghe và có thể hiểu được chúng Các loại thông tin mà ta có thể luyện kĩ năng là báo chí, bản tin, loa đài, hay tuyệt vời nhất là nghe người bản xứ nói chuyện
Giai đoạn 4: Nghe nhiều loại thông tin hơn, những thông tin đa dạng về nhiều thể loại, về nhiều khía cạnh của đời sống – xã hội…
Tiếp xúc với một ngôn ngữ đủ lâu, đây là giai đoạn thích hợp cho việc mở rộng kiến thức cũng như kĩ năng về ngôn ngữ ấy Giai đoạn này giúp ta có thêm nhiều hiểu biết, cụ thể ở đây
8 chúng ta có thêm nhiều kiến thức về văn hóa, đời sống và con người Nhật Bản qua các thông tin về nhiều khía cạnh mà chúng ta được nghe, được khám phá Ta không nên bó hẹp phạm vi nghe hiểu của mình mà hãy mở rộng ra thêm nhiều khía cạnh như âm nhạc, ẩm thực, phỏng vấn,… để có cái nhìn toàn cảnh về đời sống – xã hội.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KĨ NĂNG NGHE HIỂU
Nghe hiểu giúp nâng cao kĩ năng giao tiếp nói chung
Kĩ năng giao tiếp là tập hợp của nhiều kĩ năng nhỏ khác được thực hiện đồng thời để đạt được mục đích giao tiếp Nghe hiểu giúp chúng ta nắm bắt được nội dung mà người nói muốn truyền tải, hiểu được tình huống giao tiếp Chính vì vậy, nghe hiểu tốt sẽ giúp ta hình thành những phản xạ tự nhiên và đưa ra cách ứng xử phù hợp Khi nghe chính xác còn giúp tránh những hiểu lầm không đáng có và tạo được thiện cảm với đối phương Khi chúng ta đã nghe và hiểu rõ thì sẽ không cảm thấy xấu hổ, lúng túng khi giải quyết một vấn đề nào đó hay đó chính là cách chúng ta rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp.
Nghe hiểu giúp cải thiện kĩ năng đọc hiểu
Muốn đọc hiểu tốt chúng ta phải có một vốn từ vựng nhất định, khả năng liên kết các thông tin và sự tập trung cao độ Nghe nhiều sẽ giúp ta quen mặt chữ, ghi nhớ được cách phát âm và nghĩa của từ Trong quá trình nghe, chúng ta cũng rèn luyện được khả năng xâu chuỗi và phán đoán, từ đó hình thành tư duy, phản xạ tự nhiên với ngôn ngữ Ngoài ra khi nghe không thể thiếu đi sự tập trung và khả năng chọn lọc thông tin chính, quan trọng Vì vậy khi thực hành đọc hiểu, ta không chỉ vận dụng được khả năng ghi nhớ từ vựng mà còn rèn luyện được các thao tác để đọc một cách hiệu quả.
Nghe hiểu bổ trợ cho kĩ năng viết
Nghe và hiểu đem lại cho chúng ta một lượng từ vựng phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực Mỗi bài nghe sẽ đan xen nhiều cấu trúc ngữ pháp giúp cho người nghe có cơ sở để suy luận, thâu tóm những ý chính Với hệ thống từ vựng và cấu trúc ngữ pháp như vậy sẽ giúp bài viết trở nên mạch lạc, sinh động và hấp dẫn hơn Với mỗi chủ đề nghe cụ thể sẽ cung cấp lượng thông tin nhất định, giúp chúng ta hình thành những ý tưởng cho nội dung bài viết.
Nghe hiểu giúp phát triển kĩ năng nói
Trước khi học nói một ngôn ngữ thì chúng ta thường bắt đầu từ việc nghe để biết từng từ được phát âm ra sao, ngữ điệu của câu như thế nào Sau khi đã quen cách phát âm của của các từ, việc nghe sẽ giúp ta hình thành phản xạ một cách nhanh chóng để điều chỉnh tốc độ, ngữ điệu sao cho tự nhiên nhất giống như người bản xứ.
Nghe hiểu tạo ra mối quan hệ cộng đồng hài hòa, đồng điệu
Khi tiếp nhận thông tin từ người nói, chúng ta không chỉ lắng nghe để nắm bắt nội dung mà còn để thấu hiểu, nhận định tính cách, quan điểm của họ Điều này thể hiện sự quan tâm đến người khác, giúp hạn chế mâu thuẫn, xây dựng niềm tin và mối quan hệ bền chặt.
Nghe hiểu tốt thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp
Mỗi cá nhân sẽ có đam mê và định hướng nghề nghiệp riêng của bản thân mình Nhưng mỗi người sẽ có một chiến lược, một tốc độ thăng tiến khác nhau Đặc biệt, người Nhật có xu hướng gắn bó lâu dài với công việc, tích lũy kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn hóa trong công việc để nắm giữ những vị trí quan trọng và đạt được mức lương xứng đáng Như vậy, việc nghe hiểu tốt không chỉ giúp ta nắm rõ được quy trình làm việc, mà còn giúp ta biết thể hiện thế mạnh của bản thân ở đúng lúc và đúng chỗ để tạo ấn tượng với cấp trên Đôi khi chúng ta còn khám phá ra những khả năng tiềm ẩn sau khi nghe lời khuyên từ những người xung quanh, những cố vấn đáng tin cậy.
III TH C TR NG NGHE HI U TI NG NH T Ự Ạ Ể Ế Ậ
Nhóm chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát thực tế về thực trạng kĩ năng nghe hiểu tiếng Nhật với sự tham gia của 37 sinh viên đại học Hà Nội – trong đó chủ yếu là sinh viên đang học năm nhất tại trường (67,6%) với trình độ nghe hiểu tiếng Nhật ở mức kém và trung bình (chiếm hơn 80% trong tổng số) Điều này được thể hiện cụ thể qua biểu đồ:
Trình độ nghe hiểu tiếng Nhật
Thông qua việc quan sát, cũng như tìm hiểu thì chúng tôi nhận thấy kĩ năng nghe hiểu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc học một ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng Nhật) nhưng đồng thời cũng được nhận xét là kĩ năng khó nhất trong bốn kĩ năng nghe – nói – đọc – viết Từ đó, việc “chinh phục” kĩ năng nghe hiểu là một thử thách cực kì khó khăn, không chỉ đòi hỏi người học có một phương pháp học đúng đắn mà còn phải có tính kiên trì và chăm chỉ Nhưng thực tế trái ngược rằng, tuy hầu hết sinh viên nhận thức được vai trò cực kỳ quan trọng của kĩ năng nghe hiểu nhưng việc luyện tâp, bồi dưỡng thì chưa được thực hiện nhiều Cụ thể ở biểu đồ dưới đây, trong tổng số sinh viên tham gia cuộc khảo sát thì có đến hơn 70% chỉ dành dưới
Để cải thiện kỹ năng nghe hiểu, người học dành khoảng 30 phút mỗi ngày Trong đó, có 24,3% dành từ 30 đến 45 phút, 2,7% dành từ 45 đến 60 phút Đáng chú ý, không có cá nhân nào dành trên 60 phút mỗi ngày để rèn luyện kỹ năng này.
Thời gian (một ngày) luyện kỹ năng nghe hiểu
Dưới 30 phút Từ 30 - 45 phút Từ 45 - 60 phút
IV KHÓ KHĂN TRONG VI C NGHE HI U TI NG NH T Ệ Ể Ế Ậ
Nhóm 1 đã tiến hành khảo sát thông qua hình thức Google Form và đã nhận được 37 phản hồi với những kết quả sau:
Biểu đồ thể hiện khó khăn trong kĩ năng nghe hiểu của người học
Nghe nhưng không hiểu nội dung Bị lỡ thông tin và từ khóa quan trọng
Khó bắt kịp được với tốc độ người nói
Nhóm nghiên cứu đã triển khai quá trình điều tra, phân tích và bổ sung thông tin để đưa ra những đánh giá và kết luận về những khó khăn phổ biến của người học tiếng Nhật.
1.1 Chưa hình dung hay nắm rõ được về nội dung của đoạn hội thoại Đây là khó khăn phổ biến của những người mới học tiếng Nhật nói riêng hay các ngôn ngữ khác nói chung khi chưa có sự tiếp xúc đủ lâu và có tính hệ thống với ngôn ngữ đó. 1.2 Nghe bị mất phần đầu, phần cuối hoặc bị lỡ những từ khóa
Tình huống này xảy ra khi người nghe quá tập trung suy nghĩ vào từ vựng , biểu hiện ngữ pháp mới trong bài nghe Từ đó dẫn đến việc bị lỡ mất đoạn thông tin phía sau và cũng dễ phá vỡ mạch tư duy nội dung bài nghe.
1.3 Khó bắt kịp được với tốc độ người nói
Nhìn chung tốc độ nói của người bản xứ khá nhanh dựa trên đánh giá khách quan với các ngôn ngữ khác trên thế giới Chính điều này đã gây ra cản trở không nhỏ với việc học ngôn ngữ , đặc biệt là trong kĩ năng nghe.
1.4 Tâm lý lo lắng khi nghe
Con người thường có xu hướng e ngại khi phải nhờ người khác nhắc lại nội dung một lần nữa hay khi nghe phục vụ mục đích kiểm tra thì thường bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định và giới hạn số lần nghe.Tất cả những điều này đã dẫn đến tâm lý lo sợ mỗi khi thực hành nghe.
Như vậy, ta có thể thấy tất cả những yếu tố trên không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nghe cả người học mà còn khiến bản thân người học ngôn ngữ dần chán nản , mất động lực khi nghe và có tâm lý bỏ cuộc
2 Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc nghe hiểu tiếng Nhật
Từ những khó khăn được đề cập phía trên , một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn đã được đề cập trong kết quả khảo sát của nhóm , cụ thể như biểu đồ sau:
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn
Chưa vững ngữ pháp , thiếu từ vựng Phát âm sai Ít luyện tập nên phản xạ kém
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người học gặp vấn đề trong nghe hiểu do chưa có nền tảng từ vựng , ngữ pháp vững chắc chiếm 56,8% và ít luyện tập nên phản xạ giao tiếp còn kém chiếm 32,4% còn lại là 10,8% do phát âm sai Bằng phương pháp khảo sát thực tế , tổng hợp và phân loại , nhóm 1 đề ra 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
2.1.1 Tốc độ nói của người bản xứ nhanh
Thực tế quan sát thấy tốc độ nói của người Nhật nhanh hơn rất nhiều so sánh với mặt bằng chung các ngôn ngữ trên thế giới Điều này đã được chứng thực rõ ràng qua nghiên cứu
“Quan sát tỉ lệ thông tin trên tốc độ nói của các ngôn ngữ khác nhau” của các học giả F.Pellegrino, C.Coupé và E.Marsico Đây là một nghiên cứu so sánh đặc điểm của 8 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới qua việc sử dụng một đoạn văn cố định và dịch sang 8 thứ tiếng , rồi so sánh tốc độ phát âm , mật độ thông tin của từng ngôn ngữ (số âm tiết/giây) và lượng thông tin trung bình có trong một âm tiết là bao nhiêu Sau đây là bảng kết quả nghiên cứu :
Ngôn ngữ Mật độ thông tin Tỷ lệ âm tiết Tỷ lệ thông tin
Nhật 0.49(thấp nhất) 7.84(cao nhất) 0.74(thấp nhất)
(Theo nghiên cứu “Quan sát tỉ lệ thông tin trên tốc độ nói của các ngôn ngữ khác nhau”)
(“A CROSS-LANGUAGE PERSPECTIVE ON SPEECH INFORMATION RATE” của các học giả F Pellegrino, C Coupé và E Marsico (2011))
Từ kết quả trên có thể cho thấy số âm tiết phát ra trung bình trong một giây của người Nhật là 7.84 cao gấp 1,5 lần tiếng Việt Ngược lại với đó thì tỷ lệ thông tin là 0.74 ( thấp nhất trong nhóm 8 ngôn ngữ) Từ kết quả đó dẫn đến kết luận là để truyền đạt một lượng thông tin giống nhau trong cùng một khoảng thời gian thì người Nhật phải nói nhanh hơn rất nhiều so với các ngôn ngữ khác , là một thách thức lớn với người học tiếng Nhật đặc biệt là người mới bắt đầu chưa có nhiều thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ.
2.1.2 Sự khác biệt , khó khăn về ngữ âm, ngữ pháp cùng với hệ thống chữ viết phức tạp gồm có
KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NGHE HIỂU TIẾNG NHẬT
Khó khăn
Nhóm 1 đã tiến hành khảo sát thông qua hình thức Google Form và đã nhận được 37 phản hồi với những kết quả sau:
Biểu đồ thể hiện khó khăn trong kĩ năng nghe hiểu của người học
Nghe nhưng không hiểu nội dung Bị lỡ thông tin và từ khóa quan trọng
Khó bắt kịp được với tốc độ người nói
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát, phân tích, bổ sung tài liệu để đưa ra kết luận và đánh giá về những khó khăn thường gặp trong quá trình học tiếng Nhật.
1.1 Chưa hình dung hay nắm rõ được về nội dung của đoạn hội thoại Đây là khó khăn phổ biến của những người mới học tiếng Nhật nói riêng hay các ngôn ngữ khác nói chung khi chưa có sự tiếp xúc đủ lâu và có tính hệ thống với ngôn ngữ đó. 1.2 Nghe bị mất phần đầu, phần cuối hoặc bị lỡ những từ khóa
Tình huống này xảy ra khi người nghe quá tập trung suy nghĩ vào từ vựng , biểu hiện ngữ pháp mới trong bài nghe Từ đó dẫn đến việc bị lỡ mất đoạn thông tin phía sau và cũng dễ phá vỡ mạch tư duy nội dung bài nghe.
1.3 Khó bắt kịp được với tốc độ người nói
Nhìn chung tốc độ nói của người bản xứ khá nhanh dựa trên đánh giá khách quan với các ngôn ngữ khác trên thế giới Chính điều này đã gây ra cản trở không nhỏ với việc học ngôn ngữ , đặc biệt là trong kĩ năng nghe.
1.4 Tâm lý lo lắng khi nghe
Con người thường có xu hướng e ngại khi phải nhờ người khác nhắc lại nội dung một lần nữa hay khi nghe phục vụ mục đích kiểm tra thì thường bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định và giới hạn số lần nghe.Tất cả những điều này đã dẫn đến tâm lý lo sợ mỗi khi thực hành nghe.
Như vậy, ta có thể thấy tất cả những yếu tố trên không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nghe cả người học mà còn khiến bản thân người học ngôn ngữ dần chán nản , mất động lực khi nghe và có tâm lý bỏ cuộc.
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc nghe hiểu tiếng Nhật
Nhóm đã tiến hành khảo sát để xác định nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ Kết quả khảo sát cho thấy một số nguyên nhân chính đóng góp vào những khó khăn này như được thể hiện trong biểu đồ sau.
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn
Chưa vững ngữ pháp , thiếu từ vựng Phát âm sai Ít luyện tập nên phản xạ kém
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân khiến người học gặp vấn đề trong nghe hiểu là do nền tảng từ vựng, ngữ pháp yếu (56,8%) và ít luyện tập, phản xạ kém (32,4%) Nguyên nhân còn lại (10,8%) là do phát âm sai Thông qua khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu đã phân loại các nguyên nhân thành hai nhóm chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
2.1.1 Tốc độ nói của người bản xứ nhanh
Thực tế quan sát thấy tốc độ nói của người Nhật nhanh hơn rất nhiều so sánh với mặt bằng chung các ngôn ngữ trên thế giới Điều này đã được chứng thực rõ ràng qua nghiên cứu
“Quan sát tỉ lệ thông tin trên tốc độ nói của các ngôn ngữ khác nhau” của các học giả F.Pellegrino, C.Coupé và E.Marsico Đây là một nghiên cứu so sánh đặc điểm của 8 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới qua việc sử dụng một đoạn văn cố định và dịch sang 8 thứ tiếng , rồi so sánh tốc độ phát âm , mật độ thông tin của từng ngôn ngữ (số âm tiết/giây) và lượng thông tin trung bình có trong một âm tiết là bao nhiêu Sau đây là bảng kết quả nghiên cứu :
Ngôn ngữ Mật độ thông tin Tỷ lệ âm tiết Tỷ lệ thông tin
Nhật 0.49(thấp nhất) 7.84(cao nhất) 0.74(thấp nhất)
(Theo nghiên cứu “Quan sát tỉ lệ thông tin trên tốc độ nói của các ngôn ngữ khác nhau”)
(“A CROSS-LANGUAGE PERSPECTIVE ON SPEECH INFORMATION RATE” của các học giả F Pellegrino, C Coupé và E Marsico (2011))
Từ kết quả trên có thể cho thấy số âm tiết phát ra trung bình trong một giây của người Nhật là 7.84 cao gấp 1,5 lần tiếng Việt Ngược lại với đó thì tỷ lệ thông tin là 0.74 ( thấp nhất trong nhóm 8 ngôn ngữ) Từ kết quả đó dẫn đến kết luận là để truyền đạt một lượng thông tin giống nhau trong cùng một khoảng thời gian thì người Nhật phải nói nhanh hơn rất nhiều so với các ngôn ngữ khác , là một thách thức lớn với người học tiếng Nhật đặc biệt là người mới bắt đầu chưa có nhiều thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ.
2.1.2 Sự khác biệt , khó khăn về ngữ âm, ngữ pháp cùng với hệ thống chữ viết phức tạp gồm có
Có nhiều cặp âm gần giống nhau, khiến người học tiếng Nhật dễ nhầm lẫn khi phát âm Cụ thể, âm "ら" thường bị phát âm giống "だ", "じょ" giống "よ", "そう" giống "しょ",
- Trường âm : Trường âm trong tiếng Nhật là 長音 (chouon) , là nguyên âm kéo dài có độ dài gấp đôi của 5 âm tiết あいうえお
Một số ví dụ về trường âm : おじさん(chú)#おじいさん(ông)
ここ(ở đây)#こうこう(trường cấp 3)
ビール(bia)#ビル(tòa nhà)
へや(căn phòng)#へいや(đồng bằng)
- Âm ngắt: trong tiếng Nhật còn được gọi là xúc âm hay khuất âm Quy tắc phát âm âm ngắt là gấp đôi phụ âm ngay đằng sau âm ngắt nhưng sẽ không phiên âm ra Âm ngắt được biểu hiện bằng chữ trong “っ” Hiragana và “ッ”trong Katakana.
- Trọng âm : Là một yếu tố rất quan trọng trong việc học tiếng Nhật Trọng âm không chỉ giúp người học nói giống người bản xứ hơn mà còn có vai trò rất qan trọng trong việc phân biệt các từ đồng âm khác nghĩa Ví dụ : cùng phiên âm là [hashi] nhưng từ 橋 [ は
し] nghĩa là cây cầu có trọng âm rơi vào âm thứ hai tức là âm sau cao hơn âm trước còn箸[
は し] nghĩa là cái đũa thì ngược lại , âm trước cao hơn âm sau
Một số cặp từ đồng âm khác nghĩa:
Phiên âm Hiragana Chữ Hán Nghĩa
じしん 地震 Địa chấn
自身 Bản thân chính mình
- Âm mũi ( ) : Nhiều người học tiếng Nhật không để ý đến cách phát âm của âmん
ん và tất cả các trường hợp quy thành âm “n” Tuy nhiên trên thực tế âm んcó 3 cách đọc là
Phụ âm "n" trong tiếng Nhật được phát âm khác nhau là "n", "m" hoặc "ng" tùy theo vị trí đứng trước các phụ âm khác Cụ thể: - Phát âm là "n" khi đứng trước các phụ âm "p", "b", "m" Ví dụ: "えんぴつ" (empitsu) - Phát âm là "m" khi đứng trước các phụ âm "k", "w", "g" Ví dụ: "こんげつ" (kongetsu), "こんか".
い(kongkai) o Đọc thành các trường hợp còn lại n Ví dl: こんにちは (konnichiwa) ,ほんや (honya)
- Trật tự câu trong tiếng Nhật hoàn toàn đảo lộn so với tiếng Việt hay tiếng Anh – hai ngôn ngữ quen thuộc với số đông người học Nếu như trật tự từ trong câu tiếng Việt là Chủ ngữ - Vị ngữ - Tân ngữ ( Tôi ăn cơm) thì trong tiếng Nhật vị ngữ đứng cuối câu là nguyên tắc bất dịch , trật tự câu sẽ là Chủ ngữ - Tân ngữ - Vị ngữ Vậy nên “ Tôi ăn cơm” trong tiếng Nhật sẽ dịch là “watashi wa gohan wo tabemasu” (tôi cơm ăn).Đây là một trở ngại lớn cho khả năng nghe hiểu của người học khi chưa có tư duy bằng tiếng Nhật.
- Ngoài ra hệ thống kính ngữ cũng là khó khăn lớn với người đọc Cụ thể phần lớn động từ trong tiếng Nhật đều có 3 dạng thức kính ngữ là dạng lịch sự , dạng kính trọng , dạng khiêm nhường.
Ví dụ: với động từ kakimasu (viết) sẽ được chia thành các dạng thức kính ngữ là :
+ O kaki ni narimasu (thể kính trọng, dùng với ngôi thứ hai , thứ ba)
+ Kakimasu (thể lịch sự dùng cho tất cả các ngôi)
+ O kaki shimasu (thể khiêm nhường, dùng cho ngôi thứ nhất)
Vì vậy để có thể nghe hiểu , sử dụng thành thạo kính ngữ vô cùng khó và cần có sự tinh tế , sự hiểu biết sâu sắc về xã hội , văn hóa giao tiếp Nhật Bản.
Hệ thống 3 bảng chữ cái phức tạp: Ngôn ngữ Nhật đươc biểu hiện thông qua 3 bảng chữ cái là Hiragana , Katakana , Kanji với các chức năng khác nhau Do đã quen thuộc với chữ cái Latinh nên trong quá trình bắt đầu học và tiếp xúc với tiếng Nhật khó tránh khỏi nhầm lẫn, khó khăn.
2.1.3 Các yếu tố từ môi trường
- Thiết bị nghe hay chất lượng đĩa nghe , file nghe có vấn đề
- Môi trường luyện nghe chưa thực sự yên tĩnh do các tác nhân xung quan tác động : tiếng động ở ngoài
2.1.4 Một số yếu tố khác:
- Phương ngữ : Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới thì Nhật Bản cũng có nhiều phương ngữ khác nhau đòi hỏi người học phải chủ động tìm hiểu , để tranh những hiểu lầm không đáng có trong quá trình nghe hiểu nói riêng và giao tiếp nói chung.
- Sự vận động và phát triển không ngừng của ngôn ngữ : Một số cách diễn đạt đã không còn được sử dụng phổ biến đồng thời các cách diễn đạt , từ vựng mói được sáng tạo nên song hành cùng với sự phát triển của xã hội.Ví dụ từ “やばい” với nghĩa gốc là “nguy hiểm” nhưng trong vòng 20 năm gần đây giới trẻ Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng với nhiều ý nghĩa , đặc biệt thay thế nó cho một số tính từ khi nói (VD:お い し い、か わ い い、か っ こ い い、。。。).Chính sự đa dạng và phong phú trong cách sử dụng của từ này đã đôi khi gây khó khăn với người nghe , đặc biệt là những người học chưa có điều kiện tiếp xúc với tiếng Nhật và văn hóa trong thời gian nhất định ( Tham khảo của kênh おかじ/okaji_Tiếng Nhật). 2.2 Nguyên nhân chủ quan
CÁC PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE
Đề xuất các phương pháp
Qua mô hình phỏng vấn, điều tra, thực trạng chỉ ra ra rằng, hầu hết học viên Nhật ngữ đều chưa có một phương pháp học hiệu quả cho bản thân Ở đây còn đúng hơn với các sinh viên năm II trở lên, khi mức độ khó của kỹ năng tỉ lệ thuận với việc thiếu phương pháp. Nắm bắt được những khó khăn trong quá trình học nghe tiếng Nhật của sinh viên Chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp từ những tài liệu uy tín, sau đó xin được đưa ra một số phương pháp như sau:
1.1 Nghe từ dễ đến khó, từ cơ bản đến phức tạp Đây là một phương pháp cơ bản ai cũng biết nhưng lại chẳng mấy người chấp hành Có một số bạn khi học tiếng Nhật thường bỏ qua bài dễ muốn học ngay bài khó để lên cấp độ nhanh hơn, nhưng đó là một điều hoàn toàn sai lầm Theo quy luật tất yếu phải có sự biến đổi dần về lượng thì mới có sự thay đổi về chất Nếu hấp tấp muốn đốt cháy giai đoạn, học ngay bài khó chắc chắn sẽ dần mất hứng thú với việc học Hãy kiên trì đi từ các bài cơ bản thì kĩ năng nghe của bạn sẽ ngày một hoàn thiện hơn
1.2 Nghe theo phản xạ tự nhiên Đây là một bước vô cùng quan trọng với những người mới bắt đầu với việc học tiếng Nhật Ở phương pháp này không yêu cầu người nghe phải nắm bắt toàn bộ câu từ nội dung của bài mà chỉ cần tập trung nghe thật kĩ để làm quen với ngữ điệu, cách phát âm của người Nhật. Phương pháp này tưởng như dễ nhưng nó đòi hỏi bạn phải thật kiên trì vì phải nghe đi nghe lại một bài nhiều lần rất dễ gây nhàm chán Khi nghe yêu cầu phải có sự tập trung cao độ để nghe được phát âm chuẩn xác, đúng ngữ điệu như người bản xứ Với cách học nghe này bạn có thể tải các file nghe về máy, bật lên mỗi khi rảnh rỗi giống như đang nghe một bài hát và cho đến khi thuộc từng giai điệu của nó thì bạn có thể chuyển sang một bài nghe mới
Nghe quá nhiều với một lượng lớn thông tin sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, rối loạn. Chính vì thế hãy nghe theo từng chủ đề để tổng hợp thông tin một cách có liên kết, hiệu quả. Mỗi tuần bạn hãy chọn ra cho mình một đề tài quan tâm sau đó nghe nó thật nhiều, học từ vựng có liên quan, qua đó sẽ giúp việc ghi nhớ của bạn trở nên tốt hơn cũng hỗ trợ bạn sắp xếp một tư duy có hệ thống.
1.4 Xem phim, nghe nhạc, nghe đài bằng tiếng Nhật có hoặc không có phụ đề song ngữ: Đây chắc chắn là một cách học siêu thú vị mà không gây nhàm chán Với cách học này bạn vừa có thể cải thiện kĩ năng lại vừa tăng thêm sự hứng thú trong khi học tiếng Nhật Tuy nhiên để làm được điều này một cách hiệu quả nhất bạn nên chọn những bộ phim, những bài hát có tiết tấu chậm để dễ nghe Đặc biệt khi xem phim bạn cần hiểu rõ rằng xem phim là để học nghe, vì vậy hãy hạn chế nhìn vào phần vietsub Học mà chơi, chơi mà học để tiếng Nhật luôn thật thú vị
- Ưu điểm: +Nguồn tư liệu gần gũi với cuộc sống giao tiếp hàng ngày
+Giúp tăng hứng thú cho người học do nội dung thú vị
- Nhược điểm: Dễ bị cuốn theo nội dung mà quên mất nhiệm vụ ban đầu
1.5 Đoán ý nghĩa bối cảnh của đoạn hội thoại trước khi luyện nghe
- Ưu điểm: giúp bạn định hình được nội dung mình sẽ nghe từ đó giúp bạn tái hiện, hồi tưởng về những hình ảnh và từ vựng liên quan
- Nhược điểm: Chỉ áp dụng với những video có hình ảnh hay tiêu đề rõ ràng
1.6 Phương pháp nghe-chép chính tả: Đây được coi là 1 trong những phương pháp luyện nghe hiệu quả nhất nhưng đòi hỏi người học phải có tính kiên nhẫn để duy trì và theo đuổi phương pháp thì sau 1 thời gian nhất định thì kĩ năng mới có những bước cải thiện rõ rệt Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn nguồn tài liệu: Chọn những đoạn video hay recording của người bản xứ với thời lượng từ 3-5 phút Tránh chọn những video có dung lượng quá dài vì sẽ gây chán nản.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: Gồm 1 quyển sổ tay, 2 chiếc bút khác mực (VD; 1 bút xanh và 1 bút đỏ)
Bước 3: Bạn nghe và chép lại tất cả những gì bạn nghe được Đương nhiên là việc này sẽ rất khó, bạn sẽ mắc phải rất nhiều lỗi sai và không nghe được nhiều từ (có thể là từ mới bạn chưa biết, hoặc từ bạn đã biết nhưng bạn lại phát âm sai -> nghe sai).
Sau khi hoàn thành bước 3, bạn mở Transcript của video vừa xem và kiểm tra lại những chỗ ghi sai, không nghe được Tất cả những lỗi sai cần ghi chép bằng bút đỏ để làm nổi bật, giúp thuận tiện hơn cho việc kiểm tra lại sau này.
Để cải thiện phát âm, bạn nên luyện tập theo phiên âm, thu âm lại và so sánh với video gốc Thông qua so sánh, bạn có thể xác định lỗi phát âm, chẳng hạn như lên giọng sai chỗ, hạ giọng không đúng lúc, kéo dài âm không đủ hoặc ngắt âm không chính xác Ghi chép lại những lỗi sai trong sổ tay để dễ dàng ôn tập.
- Ưu điểm: Giúp người học cải thiện cả 4 kĩ năng:
+ Đọc: đọc phụ đề và chữa với nội dung bạn đã chép lại
+Nói: Ghi âm và nhại lại theo video, phát hiện những lỗi sai và kịp thời sửa chữa từ đó giúp bạn cải thiện nhanh hơn
+ Viết: kĩ năng viết chính là lúc bạn nghe và chép lại nội dung Khi việc ghi chép trở nên thường xuyên như vậy giúp bạn quen tay từ đó đẩy nhanh tốc độ ghi chép Cũng qua nôi dung bạn chép được, bạn có thể học được những từ vựng, cấu trúc để bạn có thể áp dụng sau này
-Nhược điểm: Do việc luyện tập phải trải qua nhiều bước và giai đoạn khác nhau nên đòi hỏi người học phải thật sự kiên nhân, dễ gây chán nản vì kết quả không thể tăng ngay sau ngày 1 ngày 2 mà là một quá trình nên nếu bạn theo đuổi phương pháp này chắc chắn kĩ năng về Tiếng Nhật của bạn có thể phát triển toàn diện
1.7 Phương pháp shadowing( Kỹ thuật cái bóng):
Kĩ thuật bắt chước âm thanh, độ nhấn nhá, ngữ điệu của người bản xứ ngay khi học phát âm Các bước thực hiện:
Bước 1: Tìm nguồn tư liệu để nghe và nghiên cứu: Chọn nguồn tài liệu để nghe như: đĩa
CD, radio, chương trình truyền hình, chương trình giải trí, tin tức TV, phim ảnh
Bước 2: Luyện tập chậm từng câu: Nghe và lặp lại đồng thời những gì nghe được một cách chính xác nhất
Bước 3: Tăng tốc độ luyện tập, Tăng cấp độ luyện tập, tăng cường độ luyện tập Bước 4: Duy trì đều đặn Đối với những người mới học và tiếp xúc với tiếng Nhật, bạn cần nghe trước 1 lần để quen với tốc độ, giọng điệu của người đọc cũng như tạo cho bản thân sự tự tin để phản xạ tốt hơn khi bắt chước âm thanh từ người đọc Ngoài ra bạn cũng có thể ghi âm lại phần nói của mình để so sánh hoặc nhờ các thầy cô sửa Khi phát hiện được lỗi sai thì bạn mới không lặp lại những lỗi sai đó từ đó giúp bạn cải thiện tốt hơn
-Ưu điểm: Giúp người học phát triển kĩ năng nghe-nói tốt, giúp bạn hình thành được những phản xạ khi nghe, quen dần với giọng điệu của người bản xứ từ đó giúp tăng cường kĩ năng nói, giúp bạn nói tự nhiên hơn
-Nhược điểm: đòi hỏi người nghe phải chăm chỉ luyện tập thường xuyên, kiên trì, không được bỏ cuộc giữa chừng
1.8 Nghe và học theo từ vựng.
Có một điều sai lầm khi các bạn học từ vựng tiếng Nhật là bỏ qua phần nghe Mặc dù cũng có trọng âm, ngữ điệu như các ngôn ngữ khác trên thế giới, nhưng do sự biến tấu linh hoạt trong câu nên hầu hết các từ điển Nhật ngữ không có phần ký hiệu âm điệu Để đọc được chính xác ngữ điệu một từ ta buộc phải nghe để xác định trọng âm Cứ mỗi lần tra từ, bạn nên bật chức năng phát âm, nói theo họ đồng thời đánh dấu sự biến điệu âm thanh của từ Sau thời gian dài kiên trì thực hiện, chắc chắn tai bạn sẽ đạt được trình độ nhạy bén với âm thanh, cùng với đó là cải thiện khả năng phát âm của bạn đến tầm bản xứ.
Điều kiện để có một kĩ năng nghe-hiểu tốt
Phát âm chuẩn: bạn không nhất thiết cần phải có phát âm chuẩn như người bản xứ nhưng bạn cần có phát âm chính xác, chậm nhưng phải rõ ràng.
Tập trung: Người ta thường nói khi nghe thì bạn cần phải “căng tai” cũng là vì vậy vì bạn cần phải thật sự tập trung, tránh xa những điều kiện bên ngoài, chọn cho mình một không gian luyện tập yên tĩnh và thoải mái
Lắng nghe những gì bạn thích: chọn những chủ đề bạn cảm thấy thú vị: nếu bạn là một fan chân chính của những bộ phim hoạt hình vui nhộn thì những bộ phim anime kinh điển như:
Vùng đất linh hồn, Lá thư gửi Momo, Ngọn đồi hoa hồng anh là những bộ phim bạn không thể bỏ lỡ; nếu như bạn là 1 người đam mê âm nhạc thì những bài hát như: Hotaru, Kawaranai
Nếu bạn quan tâm đến hoạt động hàng ngày của Nhật Bản, hãy tham khảo Mono Ngược lại, đối với những ai quan tâm đến thế giới và các sự kiện hiện tại, hãy khám phá Japanese Pod 101 Official và News in Slow.
Japanese, NHK, Learng Japanese Pod
Để thành thạo tiếng Nhật, thay vì cố gắng dịch từng từ sang tiếng mẹ đẻ và cố hiểu từng chi tiết, hãy thoải mái học theo tư duy của người Nhật Điều này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp và hiểu biết toàn diện hơn về ngôn ngữ này.
Một số lưu ý
Chọn lọc giáo trình, tài liệu phù hợp với trình độ bản thân
Chọn nguồn luyện nghe uy tín, âm thanh rõ ràng, chất lượng
Luyện tập thật nhiều, luôn nhấn mạnh và đề cao kĩ năng nghe, dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc luyện nghe: ít nhất 1-2 giờ 1 ngày
Yêu cầu đối với công ty, đơn vị đào tạo
Nên đầu tư trang thiết bị dạy học và đổi mới giáo trình, phương pháp giảng dạy khi cần thiết.
Tổ chức các buổi giao lưu với người Nhật hoặc các chương trình có yếu tố Nhật Bản.
Tạo điều kiện cho học viên được tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng, từ đó giúp học viên định hướng rõ ràng mục tiêu học tập của mình.
Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, câu lạc bộ để thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.
Câu châm ngôn Nhật có nói: “ 困難とは、ベストを尽くせるチャンスなのだ。”
(Khó khăn chính là cơ hội để bạn thể hiện hết khả năng của mình)
Học tiếng Nhật chưa bao giờ là đơn giản cả, đặc biệt là trong kỹ năng nghe hiểu, chúng ta phải gặp vô vàn những chông gai, thử thách chờ đợi phía trước Dù vậy, hãy cứ nỗ lực hết mình để vượt qua giới hạn của bản thân, chinh phục những đỉnh cao, tạo động lực mãnh liệt và niềm say mê với tiếng Nhật bạn nhé! Hi vọng qua những những đóng góp của chúng tôi sẽ giúp các bạn đánh giá được khả năng nghe hiểu của bản thân, đồng thời phát hiện những lỗi sai của mình trong quá trình học tập, từ đó tìm ra cách cải thiện cũng như phương pháp hiệu quả nhất để nâng cao trình độ, gặt hái được nhiều thành công.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Hoàng Liên - Phó Trưởng khoa tiếng Nhật trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội - người đã luôn tạo điều kiện và hỗ trợ nhóm chúng em trong suốt quá trình xây dựng và phát triển website tiếng Nhật LICMNO.VN.
Hà Nội Cảm ơn cô đã luôn đồng hành cùng chúng em, dẫn đường chỉ lối để chúng em có được bài tiểu luận hoàn chỉnh như trên Nếu không có cô thì chúng em đã không thể tiếp cận vấn đề một cách đa chiều và sâu sắc như vậy, đồng thời sẽ không có cơ hội được trải nghiệm, thử sức, trau dồi thêm nhiều kỹ năng quan trọng khác.
Bên cạnh đó không thể không kể đến tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, sự phối hợp làm việc của các thành viên trong nhóm cùng sự hướng dẫn công việc của nhóm trưởng Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các bạn đã tham gia khảo sát “Kỹ năng nghe hiểu tiếng Nhật”, sự giúp đỡ của các bạn đã tạo nên nguồn tham khảo quý giá trong việc nghiên cứu về kỹ năng này. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần tạo nên thành công to lớn cho bài tiểu luận.
Xin chân thành cảm ơn!
1 https://www.fluentu.com/blog/japanese/learn-japanese-listening-practice/
2 https://akira.edu.vn/cach-luyen-nghe-tieng-nhat-cho-nguoi-moi-bat-dau/
3 https://www.tofugu.com/japanese/learn-japanese-doing-nothing
4 https://www.tofugu.com/japanese/why-do-japanese-people-talk-so-fast/
5.http://ohll.ish-lyon.cnrs.fr/fulltext/pellegrino/Pellegrino_2011_Language.pdf
6.https://vinanippon.edu.vn/tu-hoc-tieng-nhat-bien-am-am-ghep-truong-am-va-am-ngat- trong-tieng-nhat/
7.https://yoko.edu.vn/cach-phat-am-tieng-nhat-chinh-xac/
8.http://www.inas.gov.vn/403-mot-so-dac-diem-cua-tieng-nhat.html? fbclid=IwAR1_kNH4aG8eE655PSj_fQb5gafM7UkI8XLey1UQSWdyWPeYXKIdfdglX64 9.https://www.youtube.com/watch?v=urPvIIMjR6c
M T S TÀI LI U LUY N NGHE TRÌNH Đ S C P Ộ Ố Ệ Ệ Ộ Ơ Ấ
CÁC BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT KỸ NĂNG NGHE HIỂU TIẾNG NHẬT CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC HÀ NỘI
Trình độ nghe hiểu tiếng Nhật
Thời gian (một ngày) luyện kỹ năng nghe hiểu
Dưới 30 phút Từ 30 - 45 phút Từ 45 - 60 phút
Khó khăn trong kĩ năng nghe hiểu của người học
Nghe nhưng không hiểu nội dung Bị lỡ thông tin và từ khóa quan trọng Khó bắt kịp được với tốc độ người nói
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn
Chưa vững ngữ pháp , thiếu từ vựng Phát âm sai Ít luyện tập nên phản xạ kém
PHI U – K T QU KH O SÁT KỸ NĂNG NGHE HI U TI NG NH T C A Ế Ế Ả Ả Ể Ế Ậ Ủ SINH VIÊN Đ I H C HÀ N I Ạ Ọ Ộ
CÂU HỎI PHƯƠNG ÁN SỐ PHIẾU CHỌN (TỈ
1 Bạn là sinh viên năm nào?
2.Trình độ tiếng Nhật hiện tại của bạn? Bạn đã học tiếng Nhật được bao lâu?
3.Bạn thấy tầm quan trọng của nghe – hiểu trong việc học tiếng Nhật như nào?
4 Trình độ nghe hiểu của bạn?
5 Bạn đang gặp khó khăn gì trong việc nghe – hiểu?
Khó để bắt nhịp theo người nói 12 (32.4%)
Thường bị “miss” thông tin 12 (32.4%)
Nghe nhưng không hiểu rõ về nội dung 13 (35.1%)
6.Theo bạn đâu là nguyên nhân của việc nghe – hiểu kém?
Chưa vững ngữ pháp, thiếu từ vựng 21 (56.8%)
Phát âm sai dẫn đến không nghe được 4 (10.8%) Ít luyện tập nên phản xạ kém 12 (32.4%)
7.Tần suất luyện nghe – hiểu của bạn? Ít khi, có bài kiểm tra thì nghe 18 (48.6%)
Thường xuyên, tranh thủ mọi lúc mọi nơi 2 (5.5%)
8.Bạn dành bao nhiêu phút một ngày để luyện nghe – hiểu
9.Hình thức luyện tập nghe
Nghe podcast, kênh youtube của người bản xứ 7 (18.9%)
Xem phim, nghe nhạc bằng tiếng Nhật 10 (27%)
Nghe tin tức, đài bằng tiếng Nhật 2 (5.5%)
10.Giải pháp tăng khả năng nghe – hiểu mà bạn muốn đề xuất cho chúng mình?
-Không có -Nên nghe nhiều
-Chăm chỉ học từ vựng và luyện nghe mỗi ngày
-Luyện tập thường xuyên và nhại lại theo người bản xứ
-Xem phim, nghe nhạc Nhật nhiều hơn, học cách phát âm đúng
-Sang nước đó ở, tiếp xúc nhiều với người bản xứ
-Nghe shadowing nói giao tiếp