1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phương pháp dạy học tiếng việt 1 đề tài một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tập viết cho học sinh lớp 1

71 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập viết cho học sinh lớp 1
Tác giả Nguyễn Phương Anh
Người hướng dẫn Phùng Thị Thu Thuỷ
Trường học Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt 1
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 9,28 MB

Cấu trúc

  • A. LỜI MỞ ĐẦU (9)
    • 1. Lí do chọn đề tài (9)
    • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (10)
    • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
      • 3.1. Mục đích (12)
      • 3.2. Nhiệm vụ (12)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 6. Cấu trúc tiểu luận (13)
  • B. NỘI DUNG (14)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1 (14)
    • 1.1 Cơ sở lí luận của đề tài (14)
      • 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản (14)
      • 1.1.2 Vị trí, vai trò của Tập viết ở lớp 1 (15)
      • 1.1.3. Phương pháp và con đường dạy học Tập viết cho HS lớp 1 (17)
      • 1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 1 (23)
      • 1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng Tập viết của HS lớp 1 (24)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài (26)
      • 1.2.1. Nội dung dạy học Tập viết môn Tiếng Việt 1 (26)
      • 1.2.2. Khảo sát nội dung dạy học Tập viết ở lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức . .26 Học kì II (26)
  • CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1 (43)
    • 2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp (43)
      • 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu (43)
      • 2.1.2. Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi, hoàn cảnh của HS (44)
      • 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với khả năng thực hiện của HS lớp (44)
    • 2.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập viết cho HS lớp 1 45 1. Cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản cho HS về Tập viết (45)
      • 2.2.2. Vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học, kết hợp mô hình và thực hành vào trong quá trình dạy học Tập viết (49)
      • 2.2.3. Thiết kế một số trò chơi học tập và hoạt động sáng tạo trong quá trình dạy Tập Viết (52)
      • 2.2.4. Tạo môi trường học tập thoải mái, thường xuyên khích lệ, động viên HS (62)
      • 2.2.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục khác nhau trong việc dạy học Tập viết cho HS (63)
    • 2.3. Một số lưu ý khi sử dụng các biện pháp (65)
  • KẾT LUẬN (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (69)
  • PHỤ LỤC (70)

Nội dung

Có thể kể đến ở đây như sáng kiến “ Các phương pháp rèn chữ viết cho họcsinh lớp 1” của trường Tiểu học Hùng Tiến, cùng rất nhiều các sáng kiến kinhnghiệm về biện pháp rèn chữ cho HS, bi

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1

Cơ sở lí luận của đề tài

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Viết có nhiều ý nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể Tùy thuộc vào ngữ cảnh, viết có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau Phổ biến nhất, viết có nghĩa là hành động tạo ra ngôn ngữ, văn bản được thể hiện bằng chữ viết bằng cách sử dụng bút, bút máy, máy tính, hoặc các phương tiện khác trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác Hay viết cũng có thể là đề cập đến việc ghi chép lại thông tin Trong ngữ cảnh giáo dục, viết được dùng để chỉ hoạt động của HS khi sử dụng kĩ năng viết, bao gồm cả chữ, từ, câu, bài, câu chuyện,

Viết chữ về bản chất là quá trình mã hoá các âm vào hệ thống ký hiệu thị giác Vì vậy, để có được kĩ năng viết một mặt cá nhân phải có kĩ năng đọc, đồng thời có các thao tác và khả năng phân tích hệ thống ký hiệu ghi âm đã được cộng đồng thừa nhận.

Trong quá trình hình thành hành động nói trẻ em có thể tiến hành theo cơ chế bắt chước và ướm thử các khối âm thanh Ngược lại, khi học viết chữ trẻ phải bắt dầu từ sự phân tích và tổng hợp các âm theo những quy tắc được mã hoá vào các ký hiệu thị giác

Các từ được hình thành không phải là một phát âm liền khối mà là sự kết hợp các âm khác nhau Muốn vậy, việc học viết chữ đòi hỏi trẻ phải có khả năng phát ngôn các âm thanh theo ký hiệu thính giác mà còn phải biết phân tích các âm đó theo quy tắc ký hiệu thị giác Nó là hành động có ý thức, chứ không chỉ là sự bắt chước máy móc hay ướm thử đơn thuần trong thực tiễn.

Như vậy, cơ chế học nói khác với cơ chế học viết: học nói mang tính “tự nhiên”, giống như các thành tựu khác của trẻ như học vận động, học đi… điều này giải thích vì sao mọi người bình thường đều có thể học và nói được theo đúng quy tắc ngữ pháp Ngược lại sẽ không biết đọc, biết viết nếu không đi học một cách có ý thức Để có được kĩ năng viết thì trước hết trẻ em phải có kĩ năng nói, đọc và phải có các thao tác, cử động cần thiết.

Tập viết thường là một phần quan trọng trong giáo dục cơ bản, đặc biệt là ở các cấp học tiểu học Thuật ngữ này ám chỉ quá trình giáo dục và luyện tập HS về kĩ năng viết, bao gồm cả viết chữ cái, từ, câu, và đoạn văn.

Tập viết bao gồm các hoạt động như tập viết chữ cái và từ, tập viết câu, tập viết đoạn văn, Đồng thời tập viết còn là quá trình HS sử dụng ngôn ngữ và phong cách viết đa dạng, phát triển lối viết cá nhân.

Tập viết không những giúp HS phát triển kĩ năng viết, mà còn kích thích sự sáng tạo, tư duy và khả năng giao tiếp của HS Đồng thời, Tập viết là một phần quan trọng trong quá trình giáo dục để hình thành cho HS, đặc biệt là HS tiểu học khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả.

1.1.2 Vị trí, vai trò của Tập viết ở lớp 1

Tập viết là một trong những nội dung dạy học vô cùng quan trọng, được các

GV đặc biệt chú trọng Tập viết là đặc trưng trong môn học Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, đặc biệt là trong giai đoạn HS lớp 1

Việc rèn luyện Tập viết nhằm cung cấp cho HS hiểu biết về bộ chữ cái Latinh cùng với đó là những đòi hỏi về kỹ thuật nhằm vận dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao lưu Với vai trò quan trọng đó, Tập viết không chỉ có liên hệ chặt chẽ với chất lượng học tập của các môn học khác mà còn giúp luyện tập một trong những kĩ năng quan trọng của quá trình dạy học Tiếng Việt trong nhà trường – kĩ năng viết chữ Tập viết giúp HS phát triển sự sáng tạo, tưởng tượng, giúp các em bồi dưỡng khả năng tư duy để ghi nhớ kiến thức lâu hơn nếu viết đúng chữ chuẩn, nhanh, tốc độ cao, nhờ vậy chất lượng học tập sẽ cao lên Ngược lại, chất lượng học tập cũng sẽ chịu tác động không ít bởi vì khả năng viết kém, tốc độ chậm chạp. Việc học vần, tập đọc sẽ giúp ích cho việc rèn luyện năng lực đọc thạo, còn Tập viết để rèn luyện, phát triển năng lực viết thạo, hình thành lối viết cá nhân cho mỗi cá nhân Qua việc học Tập viết, HS lớp 1 phát triển được đồng thời năng lực đọc hiểu, viết thành thạo các tiếng, từ, câu văn, nhằm làm chủ ngôn ngữ trên phương diện văn tự Hai năng lực trên có liên quan chặt chẽ với nhau Tập viết còn giúp HS lớp 1 bước đầu hình thành lối viết cá nhân mỗi em – đây là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng bản sắc cá nhân trong giao tiếp văn bản của HS. Như vậy, HS lớp 1 cần phải luôn rèn luyện Tập viết. Đặc thù trong dạy học Tập viết chính là tính chất thực hành Luyện viết Nội dung rèn luyện Tập viết bên cạnh theo mẫu chương trình trong SGKcòn có thể được bổ sung cho HS rèn luyện thêm Tính chất này của nội dung dạy học Tập viết cũng góp phần vào việc nâng cao những kiến thức về ngôn ngữ của HS lớp 1 Các em sẽ được làm quen với các từ vụng mới, cấu trúc câu cũng như quy tắc ngữ pháp cơ bản để từ đó mở rộng vốn từ vựng của bản thân

Viết là một phương tiện giao tiếp hiệu quả nên Tập viết đóng vai trò vô cùng quan trọng Tập viết giúp tạo cho HS rèn luyện cho HS phát triển được khả năng giao tiếp hiệu quả, các em HS hiểu rõ về ngôn ngữ, chữ viết sẽ bước đầu biết truyền đạt ý kiến, cảm xúc, quan điểm của bản thân qua văn bản bằng chữ viết.Ngoài ra, Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS những phẩm chất đạo đức tốt Quá trình Tập viết đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự cố gắng, chăm chỉ, từ đó HS học được các đức tính tốt như sự cẩn thận, tính kỹ thuật, khiếu thẩm mĩ, sự kiên trì,…

Tập viết ở lớp 1 có một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và cả những phẩm chất tốt đẹp cho HS nói chung và HS lớp 1 nói riêng trong tương lai.

1.1.3 Phương pháp và con đường dạy học Tập viết cho HS lớp 1

1.1.3.1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy Tập viết

Phương pháp phân tích ngôn ngữ chính là phương pháp mà GV tiến hành đi phân tích cấu tạo chữ, kích thước chữ, mối liên kết giữa các nét chữ trong chữ cái hoặc mối liên kết giữa các chữ cái, dấu thanh trong chữ ghi tiếng

Khi sử dụng phương pháp này, GV yêu cầu HS chủ động phân tích hình dáng, kích thước, cấu tạo chữ, tìm sự tương đồng, khác việt giữa chữ cái đang học và chữ cái đã học, nắm bắt được quy trình viết chữ và liên kết các chữ cái Việc HS trả lời các câu hỏi được biểu hiện ở thao tác tổng hợp các nét chữ thành các chữ cái, liên kết chữ thành các chữ ghi âm, vần hoặc ghi tiếng Ví dụ, căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa các chữ cái trong bảng chữ cái, căn cứ vào kích thước quy trình viết các chữ cái, GV có thể tiến hành chia thành các nhóm chữ như sau và đặt câu hỏi để HS tìm ra đặc điểm của các chữ:

Chữ thường có thể chia làm 3 nhóm, GV cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm Dựa vào nét chữ đồng dạng với đầu nhóm, GV cho HS tự rèn các chữ còn lại chú ý nhắc HS rèn kĩ các nét cơ bản:

Chữ hoa, dựa vào các nét chữ đồng dạng chia chữ cái viết hoa thành:

HS sẽ dễ dàng phân biệt giữa cách viết nhóm chữ, nhận thấy được sự tương đồng chung và khác biệt nhau khi viết nhóm như vậy Từ đó, HS hiểu rõ hơn cách viết và các em sẽ viết chữ nhanh hơn, đẹp mắt hơn Vì vậy, trong các bài tự học sau này, tôi cũng giúp các em rèn luyện về cách viết theo nhóm.

Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Nội dung dạy học Tập viết môn Tiếng Việt 1

Về tri thức: Giúp HS nhận biết đúng về đường thẳng kẻ, nét kẻ, chiều cao, kích cỡ chữ, cấu tạo và tên gọi của con chữ, kết cấu chữ cái, chữ ghi lời, quy tắc viết chữ hoa, dấu thanh và chữ số Bước đầu làm quen với chữ viết hoa.

Về kĩ năng: Viết theo trình tự viết hoa, viết chữ cái và kết hợp chữ cái tạo chữ ghi lời theo quy trình liền mạch Viết đúng thứ tự từng chữ trên hàng kẻ Ngoài ra

HS cũng được luyện tập các kĩ năng về: tư thế ngồi viết, vị trí để bút chì, đặt vở.

HS phải viết thẳng chữ viết thông thường, ghi đúng chánh tả đoạn trích ít nhất

30 từ/15 phút khi học xong lớp 1.

1.2.2 Khảo sát nội dung dạy học Tập viết ở lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức

Trong chương trình Tiếng việt lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức, nội dung Tập viết được dạy với số lượng nhiều, Tập viết được dạy ở học kì I với tổng cộng 98 tiết, trong đó bao gồm bài đầu làm quen với 2 tiết, cho HS làm quen dần với tư thế ngồi viết, làm quen với các nét chữ cơ bản Sau đó, Tập viết được dạy với số lượng

4 tiết/tuần, HS được tập viết các âm, vần đã học trong bài và 2 tiết luyện Tập viết nâng cao bổ sung, HS được học viết những nội dung ngoài để rèn luyện nâng cao kĩ năng viết Ngoài ra, ở trong tiết Ôn tập và kể chuyện cũng được tích hợp nội dung tập viết nhỏ HS lớp 1 ở trong 14 tuần đầu sẽ tập viết với cỡ chữ vừa, bắt đầu từ tuần 17 trở đi các em làm quen và luyện viết ở cỡ chữ nhỏ Tiếp theo sang tới học kì II, HS làm quen với các chữ hoa, luyện viết các từ ngữ khó, các từ chứa các vần phức tạp trong bài thông qua tích hợp đọc hiểu bài.

Nội dung dạy học Tập viết cụ thể ở lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức

Làm quen: Chào em vào lớp 1 Làm quen với tư thế ngồi, viết Làm quen với các nét cơ bản

Bài 1: Tô và viết chữ a Bài 2: Tô và viết b, bà Bài 3: Tô và viết c, cá Bài 4: Tô và viết e, ê, bé, bế Bài 5: Ôn tập và kể chuyện

Tô và viết chữ số: 6,7,8,9,0

Bài 6: Tô và viết: o, bò, cỏ Bài 7: Tô và viết ô, cổ, cò Bài 8: Tô và viết d, đ, đá, dế Bài 9: Tô và viết ơ, đỡ, bé Bài 10: Ôn tập và kể chuyện Tập viết: đỗ, đỏ

3 Bài 11: Tô và viết i, k, kì đà

Bài 12: Tô và viết h, l, hồ, le le Bài 13: Tô và viết: u, ư, dù hổ dữ

Bài 14: Tô và viết: ch, kh, chú khỉ

Bài 15: Ôn tập và kể chuyện

Tập viết: cá kho khế

Bài 16: Tô và viết m,n, cá mè, nơ đỏ

Bài 17: Tô và viết: g, gi, gà gô, giá đỗ

Bài 18: Tô và viết: gh, nha, ghẹ, lá nho Bài 19: Tô và viết: ng, ngh, ngõ, củ nghệ Bài 20: Ôn tập và kể chuyện

Tập viết: ngõ nhỏ nhà bà

Bài 21: Tô và viết: r, s, rổ rá su su

Bài 22: Tô và viết: t, tr ô tô cá trê

Bài 23: Tô và viết: th, ia, thủ đô, thìa

Bài 24: Tô và viết: ua, ưa, cà chua, dưa lê Bài 25: Ôn tập và kể chuyện

Tập viết: giữa mùa mưa lũ

Bài 26: Tô và viết: ph, qu, pha trà, quê nhà Bài 27: Tô và viết: v, x, vở vẽ, xe lu

Bài 28: Tô và viết: y, y tá, đá quý

Bài 30: Tập viết: chia quà cho bé

Bài 31: Viết: an, ăn, ân bạn thân, khăn rằn Bài 32: Viết: on, ôn, ơn, con chồn, sơn ca Bài 33: Viết: en, ên, in, un, đèn pin, nến cún Bài 34: Viết: am, ăm, âm, tăm tre, củ sâm Bài 35: Ôn tập và kể chuyện

Viết: Sen nở thắm hồ

8 Bài 36: Viết: om, ôm, ơm, chó đốm, mâm cơm

Bài 37: Viết: em, êm, im, um, thềm nhà, tủm tỉm

Bài 38: Viết: ai, ay, ây, chùm vải, đám mây Bài 39: Viết: oi, ôi, ơi, thổi còi, đồ chơi Bài 40: Ôn tập và kể chuyện

Viết: Voi con có vòi dài

Bài 41: Viết: ui, ưi, dãy núi, gửi thư

Bài 42: Viết: ao, eo, ngôi sao, ao bèo

Bài 43: Viết: au, âu, êu, con trâu, chú tễu Bài 44: Viết: iu, ưu, cái rìu quả lựu

Bài 45: Ôn tập và kể chuyện

Viết: Tàu neo đậu ven bờ

Bài 46: Viết: ac, ăc, âc, mắc áo, quả gấc Bài 47: Viết: oc, ôc, uc, ưc, cốc, máy xúc, mực Bài 48: Viết: at, ăt, ât, mặt trời, bật lửa

Bài 49: Viết: ot, ôt, ơt, lá lốt, quả ớt

Bài 50: Ôn tập và kể chuyện

Viết: Hạt thóc nảy mầm

Bài 51: Viết: et, êt, it, bồ kết, quả mít

Bài 52: Viết: ut, ưt, bút chì, mứt dừa

Bài 53: Viết: ap, ăp, âp, cặp da, cá mập Bài 54: Viết: op, ôp, ơp, lốp xe, tia chớp Bài 55: Ôn tập và kể chuyện

Viết: Gần hồ có ngọn tháp cao vút

12 Bài 56: Viết: ep, êp, ip, up, bếp, bìm bịp, búp sen

Bài 57: Viết: anh,ênh, inh, chanh, kênh, kínhBài 58: Viết: ach, êch, ich, sách, chênh lệchBài 59: Viết: ang, ăng, âng, măng tre, nhà tầngBài 60: Ôn tập và kể chuyện

Viết: Em vẽ vầng trăng sáng

Bài 61: Viết: ong, ông, ung, ưng, bông súng, bánh chưng

Bài 62: Viết: iêc, iên, iêp, xanh biếc, biển, sò điệp Bài 63: Viết: iêng, iêm, yên, sầu riêng, cá kiếm, yến Bài 64: Viết: iêt, iêu, yêu, nhiệt kế, yêu chiều Bài 65: Ôn tập và kể chuyện

Viết: Cánh diều chao liệng trên bầu trời

Bài 66: Viết: uôi, uôm, con suối, quả muỗm Bài 67: Viết: uôc, uôt, ngọn đuốc, con chuột Bài 68; Viết: uôn, uông, cuộn chỉ, buồng chuối Bài 69: Viết: ươi, ươm, tươi cười, ốc bươu Bài 70: Ôn tập và kể chuyện

Viết: Đôi chim khướu hót vang

Bài 71: Viết: ươc, ươt, thước kẻ, lướt ván

Bài 72: Viết: ươp, nườm nượp, giàn mướp Bài 73: Viết: ươn, ương, khu vườn, con đường Bài 74: Viết: oa, oe, đoá hoa, chích choè

Bài 75: Ôn tập và kể chuyện

Viết: Khắp vườn, hoa toả hương ngào ngạt

Bài 76: Viết: oan, oăn, oat, tóc xoăn, nhọn hoắt Bài 77: Viết: oai, uê, uy, khoai, vạn tuế, tàu thuỷ Bài 78: Viết: uân, uât, tuần tra, võ thuật

Bài 79: Viết: uyên, uyêt, con thuyền, truyền thuyết Bài 80: Ôn tập và kể chuyện

Viết: Xuân về, đào nở thắm, quất trĩu quả

17 Bài 83: Viết: Làng tôi có luỹ tre xanh

Có dòng sông nhỏ uốn quanh xóm làng

Bài 1: Tôi là học sinh lớp 1

Tô: N Tập viết: hãnh diện, chững chạc Bài 2: Đôi tai xấu xí

Tô: C Tập viết: quên khuấy, tiếng gọi Bài 3: Bạn của gió

Tập viết: cánh chim, lặng im

Bài 4: Giải thưởng tình bạn

Tô: K Tập viết: dừng lại, ngã oạch Bài 5: Sinh nhật của voi con Tô: V

Tập viết: ngúc ngoắc, huơ vòi Mai ấm gia đình

21 Bài 1: Nụ hôn trên bàn tay

Tô: M Tập viết: tung tăng, hồi hộp Bài 2: Làm anh

Tập viết: dịu dàng, dỗ dànhBài 3: Cả nhà đi chơi núi Tô: D, ĐTập viết: huỳnh huỵch, khúc khuỷu

Bài 4: Quạt cho bà ngủ

Tập viết: chích choè, lim dim Bài 5: Bữa cơm gia đình

Tô: B Tập viết: liên hoan, xoong nồi Bài 6: Ngôi nhà

Tập viết: xao xuyến, lảnh lót

Bài 1: Tôi đi học Tô: H Tập viết: cảnh vật, thay đổi Bài 2: Đi học

Tập viết: thầm thì, nước suối Bài 3: Hoa yêu thương

Tô: P Tập viết: hí hoáy, nhuỵ hoa

Bài 4: Cây bàng và lớp học Tập viết: xanh mướt, tưng bừng Bài 5: Bác trống trường

Tô: T, R Tập viết: thân thiết, trống trường Bài 6: Giờ ra chơi

Tập viết: vun vút, nhịp nhàng Điều em cần biết

25 Bài 1: Rửa tay trước khi ăn

Tô: A, Ă, Â Tập viết: vi trùng, phòng bệnh Bài 2: Lời chào

Tập viết: lời chào, chân thànhBài 3: Khi mẹ vắng nhà

Tô: L,Y Tập viết: tíu tít, giả giọng

Bài 4: Nếu không may bị lạc Tô: U, Ư

Tập viết: ngoảnh lại, công viên Bài 5: Đèn giao thông

Tô: X Tập viết: điều khiển, giao thông

Bài học từ cuộc sống

Bài 1: Kiến và chim bồ câu Tô: O, Ô

Tập viết: nhanh trí, thợ săn Bài 2: Câu chuyện của rễ Tập viết: lặng lẽ, khiêm nhường Bài 3: Câu hỏi của Sói

Tô: S,I Tập viết: nhảy nhót, bạn tốt

Bài 4: Chu bé chăn cừu Tô: E,Ê Tập viết: thoả thuê, thản nhiên Bài 5: Tiếng vọng của núi

Tô: G,Q Tập viết: tiếng vọng, vui vẻ Thiên nhiên kì thú

Bài 1: Loài chim của biển cả Tập viết: hải âu, đại dương Bài 2: Bảy sắc cầu vồng Tập viết: cầu vồng, mưa rào Bài 3: Chúa tể rừng xanh Tập viết: di chuyển, rừng xanh

30 Bài 4: Cuộc thi tài năng rừng xanh

Tập viết: cuộc thi, tiết mục Bài 5: Cây liễu dẻo dai

Tập viết: dẻo dai, chuyển động

Thế giới trong mắt em

Bài 1: Tia nắng đi đâu Tập viết: ngẫm nghĩ, tán cây Bài 2: Trong giấc mơ buổi sáng Tập viết: thảo nguyên, ban mai Bài 3: Ngày mới bắt đầu

Tập viết: tinh mơ, tia nắng Bài 4: Hỏi mẹ

Tập viết: trăng rằm, chăn trâu

Bài 5: Những cánh cò Tập viết: duyên dáng, âm thanh Bài 6: Buổi trưa hè

Tập viết: chập chờn, rạo rực Bài 7: Hoa phượng

Tập viết: hoa phượng, rừng rực cháy Đất nước và con người

Bài 1: Cậu bé thông minh Tập viết: trầm trồ, thán phục Bài 2: Lính cứu hoả

Tập viết: vòi phun nước, đèn báo hiệu Bài 3: Lớn lên bạn làm gì?

Tập viết: thuỷ thủ, mùa gặt

34 Bài 4: Ruộng bậc thang ở Sa Pa

Tập viết: ruộng bậc thang, chăm chỉ Bài 5: Nhớ ơn

Tập viết: cày ruộng, trồng trọtBài 6: Du lịch biển Việt Nam

Tập viết: bơi lội, kì diệu

1.2 3 Thực trạng về việc dạy học Tập viết cho HS lớp 1 hiện nay

Mô tả khái quát tình hình dạy học Tập viết bộ sách Kết nối tri thức cho HS lớp 1 tại trường Tiểu học Phúc Tân.

Tìm hiểu các hình thức tổ chức nội dung dạy học Tập viết cho HS lớp 1 tại trường Tiểu học Phúc Tân.

Tìm hiểu tần suất GV ứng dụng các hình thức dạy học Tập viết ở trường Tiểu học Phúc Tân.

Tìm hiểu hiệu quả ứng dụng thay đổi cách thức dạy học Tập viết trên HS lớp 1 ở trường Tiểu học Phúc Tân.

1.2.3.3 Đối tượng và địa bàn khảo sát

22 GV lớp 1 tại trường Tiểu học Phúc Tân.

Chương trình dạy học Tập viết cho HS lớp 1 vẫn còn đi theo lối mòn cũ, đã có nhiều GV nhận thức về tầm quan trọng của việc cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tập viết cho HS lớp 1 khiến cho giờ học trở nên sinh động, thú vị, thu hút HS hào hứng tham gia vào việc Tập viết chứ không chỉ coi đó là một giờ học nhàm chán, tẻ nhạt, các GV cũng đã có các biện pháp ứng dụng để làm giờ học Tập viết trở nên đa dạng hơn Tuy nhiên thực tế, vì những điều kiện khách quan lẫn chủ quan, việc nâng cao hiệu quả dạy học nội dung tập viết cho HS lớp 1 vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

1.2.3.5 Thực trạng việc dạy học Tập viết cho HS lớp 1 hiện nay

HS lớp 1 hiện nay có nhiều em viết chữ chưa đúng mẫu, chưa đẹp, rõ ràng, hay một số em thì tốc độ viết chậm, không kịp hoàn thành bài, vở viết của các em được giữ chưa cẩn thận , nhàu nát, dây bẩn, Tôi xin đưa ra ý kiến khảo sát của

GV đánh giá về kĩ năng tập viết của HS lớp 1 trường Tiểu học Phúc Tân như sau:

Viết đúng, đẹp Viết đúng nhưng chưa đẹp

Viết chưa đúng, chưa đẹp

Qua kết quả cho thấy rằng HS chưa viết đúng vẫn chiếm tỉ lệ cao 33,3%, viết đúng nhưng chưa đẹp chiếm 40,7% cơ bản HS viết chậm không nhanh chỉ có số ít viết đúng, nhanh và đẹp chiếm tỉ lệ thấp

Từ thực trạng về chữ viết, kĩ năng viết của HS, tôi tiến hành khảo sát về thực trạng việc dạy học Tập viết bộ sách Kết nối tri thức cho HS lớp 1 hiện nay tại trường Tiểu học Phúc Tân.

Kết quả điều tra cho thấy tất cả các GV (100%) được chọn khảo sát thống nhất cho rằng việc nâng cao chất lượng dạy học nội dung Tập viết cho HS lớp 1là cần thiết Trong đó 16/22 (chiếm 73,33%) GV cho là cần thiết và 6/22 (chiếm 26.67%)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1

Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Khi đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập viết cho HS lớp 1, cần hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của HS về những khái niệm, định hướng lý thuyết, giúp các em thấm nhuần các định nghĩa, tầm quan trọng và các phương pháp nhằm phát triển kĩ năng Tập viết của bản thân, từ đó áp dụng được những biện pháp mà GV ứng dụng sử dụng trong quá trình dạy học được triển khai một cách dễ dàng, có được sự tương tác cùng với HS.

Nhà trường cần tạo ra môi trường, hỗ trợ các điều kiện cơ sở vật chất, đồng thời xây dựng các hoạt động, các sự kiện nhất định giúp HS khắc phục khó khăn trong việc thực hiện những hoạt động mới trong quá trình rèn luyện Tập viết, giúp biến những nội dung vốn nhàm chán, tẻ nhạt trở nên sinh động, phong phú và thu hút HS tham gia tích cực, năng nổ hơn chứ không đơn thuần là Tập viết một cách máy móc, không có mục tiêu cụ thể GV cần nắm rõ được mục tiêu giáo dục để có thể xây dựng nội dung dạy học sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo đi đúng hướng dạy, ưu tiên những năng lực, phẩm chất, kỹ năng mà HS cần đạt được trong bài học đó. Hoạt động học tập luôn được thiết kế trên cơ sở GV cụ thể hoá mục tiêu của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học nói chung, Tập viết ở lớp 1 nói chung có mục tiêu trang bị cho HS bộ chữ cái Latinh và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái ấy trong hoạt động giao tiếp, góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong trường tiểu học: kĩ năng viết chữ

2.1.2 Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi, hoàn cảnh của HS Ở mỗi lứa tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lí nhất định Trong tất cả các hoạt động giáo dục, việc đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS là một yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của hoạt động Người GV cần phải tính đến những đặc điểm sinh lý, tâm lý ở lứa tuổi HS lớp 1 và đặc điểm từng cá nhân (nghĩa là phải chú ý đến đặc điểm của quá trình nhận thức, xúc cảm, tình cảm, ý chí, hành động của từng HS) khi lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục Tập viết Bên cạnh đó cũng phải chú ý đến nhu cầu, nguyện vọng, trình độ cá nhân, kinh nghiệm xã hội, trình độ phát triển của tập thể HS và từng HS Khi xây dựng giải pháp giúp HS lớp 1 rèn viết chữ cần phải đảm bảo nguyên tắc này mới thu hút được các em tham gia Do đó, các trò chơi học tập, các phương pháp GV lựa chọn và sử dụng cần có mức độ khó và dễ khác nhau để phù hợp vừa sức với từng đối tượng HS (trình độ đại trà), vừa có các hoạt động chứa yếu tố kiến thức dễ, ở mức độ cơ bản để HS trung bình, yếu cũng có thể tham gia cũng vừa có các kiến thức ở mức độ nâng cao đòi hỏi sự tư duy, thông minh, khéo léo của HS để giải quyết tình huống học tập, để phát triển hết năng lực của các HS trong lớp

Ngoài ra, nhà giáo dục cần nghiên cứu đặc điểm của từng đối tượng giáo dục thông qua các hành vi, hoạt động sinh hoạt thường ngày, thông qua tập thể, bạn bè và gia đình, qua môi trường sống, hoàn cảnh sống của HS Trên cơ sở đó mà đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập viết cho HS lớp 1.

2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với khả năng thực hiện của HS lớp 1 Đối với nguyên tắc này, người GV trên cơ sở theo dõi, phân tích kỹ càng đặc điểm của từng cá nhân HS và tập thể HS, từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp hay vừa sức với khả năng thực hiện của các em Khi xây dựng và sử dụng các phương pháp luyện viết cho HS phải đảm bảo phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung bài học và nhiệm vụ đặt ra cho HS Bên cạnh đó, GV cần ca ngợi và ghi nhận sự chủ động, tích cực và tự giác tham gia hoạt động của HS GV cần tôn trọng những sáng kiến, sáng tạo của HS và thuyết phục các em chấp nhận cái sai của mình Các bài học GV lựa chọn phải đảm bảo tính kết cấu, nếu thiết kế trò chơi phải gắn với một nội dung kiến thức cụ thể và có thể dùng để tổ chức dạy học một đơn vị kiến thức nào đó trong bài học hay nói cách khác là phải trả lời được câu hỏi, có như thế, khi sử dụng trò chơi cho HS mới đạt kết quả cao, phát huy hiệu quả mục đích của trò chơi Đặc biệt, với nguyên tắc này, GV sẽ giảm thiểu được tối đa lối giáo dục quá phóng khoáng, tự do, để mặc HS muốn làm gì thì làm theo hứng thú của bản thân.

Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập viết cho HS lớp 1 45 1 Cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản cho HS về Tập viết

2.2.1 Cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản cho HS về Tập viết Để có thể nâng cao được hiệu quả dạy học Tập viết cho HS lớp 1, GV cần phải cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản cho HS về Tập viết, chỉ khi nắm chắc chắn được các điều đó HS mới có thể rèn luyện chữ đúng, đẹp được.

Trước tiên, GV cần giúp HS nắm vững các khái niệm liên quan tới Tập viết, khái niệm đặc biệt quan trọng giúp HS viết đúng được cỡ chữ chính là dòng kẻ, ô li: "Dòng kẻ ngang 1, ngang 2, ngang 3; ngang 4, ngang 5 Ô li 1, ô li 2 ô li 5. Đường kẻ ngang trên, ngang dưới của một ô li Dòng kẻ dọc 1, dòng kẻ dọc 2, dòng kẻ dọc 5" trong vở ô li, Vở Tập viết, trên bàn con, bảng lớp.

Tiếp theo, GV cần cung cấp cho HS những kiến thức về nét để các em nắm vững và viết đúng từng đường nét cấu tạo của chữ Nắm vững tên gọi cùng cấu trúc của các đường nét cơ bản bao gồm:

Nét xiên, nét cong, nét móc tay trái, nét khuyết phải, nét móc trên, nét móc dưới, nét móc hai bên (là phối hợp của nét móc trên và nét móc dưới), nét cong khuyết tay phải, nét cong khuyết trái, nét cong hở, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét xiên, nét móc đôi.

Muốn viết được đúng, được đẹp, HS nắm được kĩ thuật viết, viết chuẩn, viết nhanh thành thục từng nét chữ sẽ hiểu rõ cấu trúc của mỗi chữ cái giúp cho quá trình ghép từng nét thành hình chữ cái sẽ đơn giản hơn Để thực hiệ được điều đó,

GV cần hướng dẫn HS xác định vị trí của điểm để bút và điểm ngừng bút cần căn cứ trên form chữ cái làm tiêu chuẩn Hướng dẫn HS nhận biết điểm để bút là điểm khởi đầu lúc viết một nét trong một chữ cái hay một chữ GV chú ý nhận biết điểm đứt nét, hướng dẫn các em viết đúng nét, liền một mạch theo kỹ thuật để chữ viết không bị rời rạc, gãy nét.

Dạy cách lia bút: Là lia nhẹ nhàng đầu bút nhưng vẫn đụng vào mặt giấy theo đường nét viết đầu tiên hoặc làm ra vẻ chữ mờ để từ đấy có đường nét viết tiếp theo chèn lên (Chữ lia được dịch theo nghĩa là chuyển động chậm rãi đều đặn, liên tiếp trên mặt phẳng của giấy, do đó vị trí đầu bút trên bề mặt giấy không có khoảng cách)

Dạy cách rê bút: Là di chuyển đầu bút từ điểm chạm đầu tiên qua điểm để bút tiếp theo, không đụng tới mặt giấy Ta cần cầm bút lên rồi chuyển ngay qua điểm khác, đảm bảo một cự ly cố định giữa đầu bút và mặt giấy lúc cầm bút.

GV khi dạy nội dung Tập viết còn cần phải chú ý áp dụng các từ ngữ, thuật ngữ trên một cách chuẩn xác để HS nắm bắt được quy trình viết, biết cách viết một chữ cái, rèn luyện kĩ năng ghép chữ cái, viết liền mạch.

Rèn viết theo thứ tự từng nhóm chữ Để HS viết đúng kỹ thuật, viết chuẩn, rứa vững nét chữ GV dựa trên đặc trưng cấu trúc nét cùng mối tương quan đến cách viết của chữ cái Để hạn chế khuyết điểm giúp đỡ HS viết chuẩn và đúng nét chữ đối với trường tiểu học cỡ trung bình, cô giáo phân chia chữ viết theo từng nhóm và nêu trung tâm thay mặt đại diện từng nhóm chữ viết gồm có nét nào, đa số nét chữ nào HS thường viết lỗi, HS chạm mặt trở ngại như thế nào lúc thực hiện từng nhóm chữ trên.

Các sai lầm HS thường gặp: Viết không chính xác nét nối giữa các nét, nét móc xuôi thường hay bị lệch, nét móc ngược hay bị xoè chân như ra không thẳng. Cách khắc phục: Yêu cầu HS tập viết nét móc có độ cao 2 ô li, sau đấy mới viết nét móc ngang, nét móc dọc, nét móc hai đầu có độ cao 2 ô li thật chuẩn, thật thẳng.

Khi HS viết thuần thục từng nét thì mới yêu cầu HS nối từng nét thành hình chữ Để chữ viết cân bằng, đẹp mắt phải lưu ý điểm đầu bút, điểm ngừng bút, độ cao, độ sâu của từng nét khi ghép nối chữ viết.

Các lỗi HS thường gặp: HS hay viết nhầm điểm giao nhau của nét, chữ viết bị cong vênh, chữ không đủ chiều cao như mẫu.

Cách xử lý: Trước hết, gv yêu cầu HS viết nét khuyết có độ cao 5 ô li một cách chắc chắn, thuần thục để rèn luyện khả năng cầm bút vững chắc ở HS, tiếp theo đó dạy HS viết nét khuyết trên có độ cao 5 ô li, độ sâu giữa khoảng 1 ô li. Để giúp đỡ HS viết chính xác điểm giao nhau của các nét khuyết, yêu cầu HS viết một dấu chấm nho nhỏ ở giữa các nét khuyết, trên đường nét ngang 2 của li thứ tư và luyện cho HS thường xuyên chuyển bút từ điểm đầu tiên sang vị trí đánh dấu xong mới đặt bút lên lớp tiếp theo viết nét khuyết trên có độ cao khoảng 1 li. Tương tự như thế, ta viết nét khuyết dưới có độ cao 5 ô li, độ sâu 1 ô li.

Khi dạy viết chữ h, hướng dẫn viết nét khuyết trên trước, từ điểm dừng bút của nét khuyết trên ở ĐK ngang 1 rê bút viết tiếp nét móc hai đầu có độ cao 2 li, độ rộng 1 li dừng bút ở ĐK ngang 2 Tương tự như vậy với các chữ còn lại Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ,a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s.

Các lỗi HS thường gặp: viết chữ o bề ngang quá lớn hoặc bị nhỏ, nét chữ không tròn đều đầu lớn, mắt nhỏ, chữo xấu Hầu hết các em viết chữ o xấu. Cách xử lý: Muốn viết chữ đẹp đúng chuẩn loại chữ o HS cần viết chữ o chuẩn và đúng tròn theo qui định GV hướng dẫn HS viết 4 điểm vuông góc đều nhau với điểm ở 4 góc của hình vuông và tại điểm để cây bút của con chữ o viết một nét uốn tròn đều ngang qua mặt 4 dấu chấm ta sẽ được chữ o tròn đều rất đẹp mắt HS sau đó được chỉ dẫn ghép nối với các nét đơn giản hơn để chế tạo thành hình chữ. Để chữ viết không còn rời rạc, mất nét cần chú ý thêm phần nét nối, ở vị trí rê bút, ở chỗ ngừng bút của con chữ vừa ghi, rê bút rồi viết liền một mạch đến bao giờ mới được nhấc bút HS đã được hướng dẫn rất kỹ về độ cao, độ sâu của mỗi nét chữ, con chữ từ giai đoạn đầu tiên viết chữ ghi âm.

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A (2014) “Chữ viết và dạy học chữ viết ở Tiểu học”, NXB Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ viết và dạy học chữ viết ở Tiểu học
Nhà XB: NXB Đại Học Sư Phạm
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2018
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2018
6. Collete Gray và Macblan (Hiếu Tân dịch) (2014), “Các Lý thuyết Học tập về Trẻ em”, NXB Đại học Hoa Sen – Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Lý thuyết Học tập vềTrẻ em
Tác giả: Collete Gray và Macblan (Hiếu Tân dịch)
Nhà XB: NXB Đại học Hoa Sen – Hồng Đức
Năm: 2014
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Vở tập viết 1 (tập 1), NXB Giáo dục Khác
5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2017), Vở tập viết 1 (tập 2), NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w