Thiết kế và tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất

93 0 0
Thiết kế và tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

4Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT .... Với ba loại hình hoạt động chủ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– VŨ THỊ DIỆU HƯƠNG THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– VŨ THỊ DIỆU HƯƠNG THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT Ngành: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học) Mã số: 8.14.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa được công bố ở các đề tài nghiên cứu khác Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023 Tác giả Vũ Thị Diệu Hương i LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô Khoa Giáo dục Tiểu học, phòng Đào tạo và các phòng ban trung tâm trong trường, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức rất quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thị Thanh, là người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thành viên lớp Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) K29, cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn Đồng thời xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô và các em học sinh trường tiểu học Nguyễn Du - Thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện và hợp tác cùng tôi để tôi hoàn thành thiện luận văn này Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã luôn cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023 Người thực hiện Vũ Thị Diệu Hương ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt iv Danh mục các bảng, biểu đồ v MỞ ĐẦU .1 1 Lý do chọn đề tài .1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4 Phạm vi nghiên cứu 2 5 Giả thuyết khoa học 3 6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 7 Phương pháp nghiên cứu 3 8 Cấu trúc luận văn .4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT 5 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5 1.2 Thiết kế và tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp ở trường tiểu học 8 1.2.1 Khái niệm 8 1.2.1 Hoạt động sinh hoạt lớp trong chương trình giáo dục tiểu học .10 1.3 Thiết kế và tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 .14 1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1 14 1.3.2 Năng lực và phẩm chất cần đạt của học sinh lớp 1 17 1.3.3 Ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất 19 iii 1.4 Thực trạng tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp ở trường tiểu học 21 1.4.1 Khái quát quá trình điều tra 21 1.4.2 Kết quả điều tra 21 1.5 Tiểu kết chương 1 25 Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT 27 2.1 Nguyên tắc thiết kế và tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất 27 2.1.1 Đảm bảo đáp ứng mục tiêu hoạt động sinh hoạt lớp và chương trình hoạt động trải nghiệm 27 2.1.2 Đảm bảo tính linh hoạt, đa dạng về phương thức tổ chức 27 2.1.3 Đảm bảo tính tự chủ, tham gia tích cực của học sinh 28 2.2 Thiết kế và tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất 29 2.2.1 Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất 29 2.2.2 Một số kế hoạch tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất 42 2.3 Tiểu kết chương 2 55 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 56 3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 56 3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 56 3.3 Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 56 3.4 Tổ chức thực nghiệm 57 3.5 Nội dung thực nghiệm 58 3.6 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 60 3.7 Kết quả thực nghiệm 64 iv 3.7.1 Kết quả trước thực nghiệm 64 3.7.2 Kết quả sau thực nghiệm 66 3.7.3 Đánh giá định tính .71 3.8 Những kết luận rút ra từ thực nghiệm 72 Tiểu kết chương 3 73 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .77 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GD : Giáo dục GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐTN : Hoạt động trải nghiệm HS : Học sinh HSTH : Học sinh tiểu học SHL : Sinh hoạt lớp SL : Số lượng iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 1.1 Yêu cầu cần đạt của Chương trình Hoạt động trải nghiệm lớp 1 18 Bảng 1.1 Vai trò của các môn học và Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học 21 Bảng 1.2 Vai trò của các loại hình Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học 22 Bảng 1.3 Mục tiêu hoạt động sinh hoạt lớp 23 Bảng 1.4 Phương pháp tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp 24 Bảng 1.5 Hình thức tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp 25 Bảng 2.1 Nội dung tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp theo từng tuần cho học sinh lớp 1 31 Bảng 2.2 Tiến trình các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp của học sinh 40 Bảng 3.1 Kế hoạch thực nghiệm 58 Bảng 3.2 Phiếu đánh giá xếp loại học sinh trước thực nghiệm 61 Bảng 3.3 Phiếu đánh giá xếp loại học sinh sau thực nghiệm 62 Bảng 3.4 Phiếu đánh giá xếp loại học sinh sau thực nghiệm 63 Bảng 3.5 Kết quả đánh giá lớp thực nghiệm trước thực nghiệm 64 Bảng 3.6 Kết quả đánh giá lớp đối chứng trước thực nghiệm 65 Bảng 3.7 Kết quả HS tự đánh giá của lớp đối chứng sau khi thực nghiệm 66 Bảng 3.8 Kết quả HS tự đánh giá của lớp thực nghiệm sau khi thực nghiệm 67 Bảng 3.9 Kết quả đánh giá của GV về học sinh lớp thực nghiệm sau thực nghiệm 69 Bảng 3.10 Kết quả đánh giá của GV về HS lớp đối chứng sau thực nghiệm 70 Bảng 3.11 Thái độ của học sinh sau thực nghiệm 72 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1 Kết quả điểm trung bình của các tiêu chí đánh giá năng lực HS sau thực nghiệm 68 v MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Trước bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang diễn ra mạnh mẽ, đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu Để bảo đảm phát triển bền vững, đất nước ta đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ra đời đã đánh dấu quan trọng cho việc đổi mới toàn diện giáo dục về phẩm chất, năng lực học sinh 1.2 Hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học là hoạt động giáo dục bắt buộc; nội dung hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi Với ba loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề chương trình môn hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động, thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương, biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân, hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa, có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề; nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới 1.3 Hoạt động sinh hoạt lớp là một trong ba loại hình cơ bản bắt buộc của Hoạt động trải nghiệm, các hoạt luôn trong tiết học luôn gắn liền với việc 1

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan