Bầu cử thước đo dân chủ của một quốc gia ĐƯỢC THỂ HIỆN ĐẦY ĐỦ THÔNG QUA QUÁ TRÌNH BẦU CỬ VÀ KẾT QUẢ CỦA BẦU CỬ
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
-0-0 -VŨ DIỆU THƯƠNG ( 20063164 )
BẦU CỬ - THƯỚC ĐO DÂN CHỦ
CỦA MỘT QUỐC GIA
Tiểu luậnkết thúc môn học (Luật Hiến pháp Việt Nam)
Giảng viên (TS Nguyễn Thuỳ Dương)
Trang 2Mục tiêu nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu……… 3
NỘI DUNG……… 4
I KHÁI LƯỢC VỀ BẦU CỬ VÀ DÂN CHỦ; KHÁI NIỆM CÁC THUẬT………4
NGỮ KHÁC CÓ LIÊN QUAN1 Khái lược về bầu cử, chế độ bầu cử và dân chủ……… … 4
1.1 Khái lược về bầu cử và chế độ bầu cử……… 4
1.2 Khái lược về dân chủ……….4
2 Khái niệm các thuật ngữ khác có liên quan 6
II VÌ SAO BẦU CỬ LẠI LÀ THƯỚC ĐO DÂN CHỦ CỦA MỘT……… 6
QUỐC GIA?1 Bầu cử là nền tảng của chế độ đại diện – trước hết tạo ra sựchính danh…………6
của nhà nước và sự ổn định của chính quyền.2 Bầu cử thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân và là hình thức……… 7
kiểm tra, giám sát của người dân.3 Bầu cử là phương thức đảm bảo các quyền tự do dân chủ của nhân dân……… 8
Trang 3III NHỮNG THỜI CƠ, THÁCH THỨC CỦA BẦU CỬ; KHI NÀO……… 9
THÌ BẦU CỬ LÀ BIỂU HIỆN CỦA DÂN CHỦ? LIÊN HỆTHỰC TIỄN VIỆC TỔ CHỨC BẦU CỬ Ở VIỆT NAM.1 Những thời cơ và thách thức của bầu cử………9
2 Khi nào thì bầu cử là biểu hiện của dân chủ? Liên hệ……… 10
thực tiễn việc tổ chức bầu cử ở Việt Nam.IV SO SÁNH CÁCH QUY ĐỊNH VỀ VẤN ĐỀ BẦU CỬ TRONG HIẾN………… 11
PHÁP VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.1 Cách quy định về vấn đề bầu cử trong Hiến pháp Việt Nam……… 11
2 Cách quy định về vấn đề bầu cử trong Hiến pháp trên thế giới……… 11
KẾT LUẬN……….12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 13
MỞ ĐẦU1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Muốn một quốc gia phát triển ổn định, văn minh, minh bạch, quản lý đời sống kinh tế xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân thì không chỉ cần có đường lối,chính sách mang tính lý luận, khoa học, những người lãnh đạo tài ba hay những nguyên tắctổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà trên hết là có thể tạo ra một thể chế chính trịdân chủ thực sự – đây được xem là một trong những yếu tố mang tính quyết định vận mệnh,sự thịnh vượng hay suy yếu của mỗi quốc gia Và bầu cử được xem là “trái tim”, là “yếu tốthen chốt” của một nền dân chủ Một chế độ chỉ được coi là dân chủ khi và chỉ khi có cáccuộc bầu cử
-Bầu cử được xem là thước đo dân chủ của một quốc gia bởi nó cho phép người dânkhông chỉ trao quyền cho những đại diện thực sự xứng đáng để lãnh đạo đất nước, thay mặtmình quản lý xã hội mà còn kiểm soát sự nghiệp của họ Hoạt động bầu cử chứng tỏ rằng
Trang 4quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, đồng thời cho thấy các chính trị gia phải chịutrách nhiệm trước nhân dân về hành vi của mình như thế nào Không ai có thể phủ nhận ởViệt Nam, việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc dân chủ trong bầu cử đã giúp tập hợp,phát huy tinh hoa của dân tộc trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội Tuy nhiên, bên cạnhđó vẫn còn tồn tại những bất cập như tính không khả thi của quyền bầu cử thêm, bầu cử bổsung của cử tri để bảo đảm quyền được đại diện hay chưa có cơ chế để cử tri có đầy đủthông tin về người ứng cử trước khi quyết định bỏ phiếu lựa chọn người đại diện cho mình.Chính bởi tầm quan trọng của bầu cử đối với nền dân chủ của một quốc gia, cùng nhữnghạn chế trong việc tổ chức các cuộc bầu cử vẫn còn song song tồn tại mà vấn đề này luônđược nhà nước ta quan tâm, bổ sung và hoàn thiện qua từng thời kì.
Vì vậy, nó cũng đã trở thành đề tài mà em lựa chọn để tìm hiểu và nghiên cứu dưới đây
2 Mục tiêu nghiên cứu.
- Thấy được tầm quan trọng của bầu cử đối với nền dân chủ của một quốc gia.- Từ thực trạng chế độ bầu cử, đề xuất phương hướng và các giải pháp tiếp tục đổi mới chếđộ bầu cử
- Liên hệ, so sánh để thấy được sự khác biệt trong cách quy định về vấn đề bầu cử của Hiếnpháp Việt Nam và Hiến pháp trên thế giới
3 Phương pháp nghiên cứu
- Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở áp dụng phương pháp duy vật biện chứng của Chủnghĩa Mác – Lênin
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, bình luận là những phương pháp cơ bản, đượcsử dụng để tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề xuyên suốt Tiểu luận
- Phương pháp liên hệ, so sánh để đối chiếu giữa quy định về bầu cử trong Hiến pháp ViệtNam và Hiến pháp trên thế giới
- Tham khảo tài liệu để thu thập các nhận định, đánh giá chuyên sâu của các chuyên gia cókinh nghiệm
Trang 5NỘI DUNGI KHÁI LƯỢC VỀ BẦU CỬ VÀ DÂN CHỦ; KHÁI NIỆM CÁC THUẬT NGỮKHÁC CÓ LIÊN QUAN.
1 Khái lược về bầu cử và dân chủ.1.1 Khái lược về bầu cử và chế độ bầu cử.* Bầu cử:
- Có nhiều định nghĩa về bầu cử, tuy nhiên, từ góc độ chung nhất, có thể hiểu bầu cử là mộtquy trình chính trị - pháp lý trong đó người dân tự do bỏ phiếu lựa chọn những người vàolàm việc trong bộ máy nhà nước để thay mặt mình quản lý xã hội
- Bầu cử là cách thức được hầu hết quốc gia trên thế giới hiện nay sử dụng để thiết lập nêncơ quan lập pháp (Quốc hội, Nghị viện) và cơ quan đại diện của chính quyền địa phương(Nghị viện/ Hội đồng địa phương) Ở một số nước, bầu cử còn được sử dụng để bầu cácquan chức đứng đầu cơ quan hành pháp, ví dụ như bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ hoặc bầuThị trưởng ở một số quốc gia
* Chế độ bầu cử:
- Chế độ bầu cử là tổng thể các nguyên tắc, quy định pháp luật nhằm xử lý các mối quan hệhình thành trong toàn bộ quá trình tiến hành cuộc bầu cử, từ khi chuẩn bị cho đến khi côngbố kết quả bầu cử
- Chế độ bầu cử là một trong những chế định quan trọng nhất, được nghiên cứu nhiều nhấtcủa Luật Hiến pháp, bởi lẽ bầu cử không chỉ là cách thức thiết lập bộ máy nhà nước, mà cònlà một trong những biện pháp chính để kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền lực nhà nướcthuộc về Nhân dân
1.2 Khái lược về dân chủ.* Dân chủ:
- Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhândân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người
Trang 6- Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chếchính trị nhất định.
=> Như vậy dân chủ là một phạm trù lịch sửvà sẽ tồn tại, phát triển cùng với sự tồntại, phát triển của con người.
* Phân loại: Dân chủ được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản sau đây:- Dân chủ trực tiếp:
+ Là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết,tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước
+ Đây là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng (không phân biệt giớitính, địa vị xã hội, tôn giáo…) và trực tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội… theo biểu quyết đa số Dân chủ trực tiếp là sự thể hiện một cáchtrực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn dề quan trọng nhất
+ Những hình thức phổ biến nhất của dân chủ trực tiếp ngày nay là: Trưng cầu dân ý (trong phạm vi toàn quốc)
Thực hiện sáng kiến pháp luật (nhân dân được tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sungcác đạo luật)
Việc làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xây dựng và thực hiệncác quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật
- Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện):
+ Là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những ngườiđại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cồng đồng, của Nhà nước.+ Là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà nước và xãhội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấpchính quyền cũng như ở Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
+ Cơ cấu tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địaphương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống
Trang 7=> Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp đều là hình thức của chế độ dân chủ và cómối quan hệ mật thiết với nhau.
2 Khái niệm các thuật ngữ khác có liên quan.
- Hiến pháp: Được hiểu theo 2 nghĩa:
+ Theo nghĩa nội dung: Hiến pháp là hệ thống các quy tắc gốc, cơ bản và quan trọng nhất vềgiới hạn quyền lực Nhà nước và bảo vệ quyền, tự do của con người
+ Theo nghĩa hình thức: Hiến pháp là hệ thống các quy tắc được soạn thảo, sửa đổi theo mộtquy trình đặc biệt, ưu thế hơn so với quy trình soạn thảo, sửa đổi một đạo luật thường, cógiá trị pháp lý cao nhất và do đó được bảo vệ thông qua cơ chế bảo hiến
- Chính quyền địa phương: là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được Hiến
pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trongmột quốc gia Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhândân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinhtế đặc biệt do luật định
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những tư tưởng, quan điểm chỉ
đạo đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như của tất cả cơ quan nhànước Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đươc quy địnhtrong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác
- Hành pháp là thi hành theo Hiến pháp, dựa trên Hiến pháp để soạn hoặc ban bố luật và
thực hiện theo luật Đại diện cho hành pháp là Chính phủ, người đứng đầu là Tổngthống/Chủ tịch nước
II VÌ SAO BẦU CỬ LẠI LÀ THƯỚC ĐO DÂN CHỦ CỦA MỘT QUỐC GIA?1 Bầu cử là nền tảng của chế độ đại diện - trước hết tạo ra sự chính danh của nhànước và sự ổn định của chính quyền.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình bằng cách uỷ quyền cho người đạidiện do mình bầu ra
Trang 8- Bầu cử như là một định chế trọng tâm của các chính thể dân chủ đại diện và không thể cóchính thể đại diện nếu không có bầu cử.
- Trong chính thể dân chủ đại diện, nhà nước chỉ có thể được thiết lập và thực thi quyền lựcquản lý xã hội khi có sự nhất trí của người dân – chủ thể duy nhất và đích thực của quyềnlực nhà nước Cơ chế để chuyển sự nhất trí đó thành bộ máy nhà nước là tổ chức bầu cử tựdo và công bằng
- Bầu cử được xem là “trái tim”, là “yếu tố then chốt”, là “chìa khoá” và là một trong nhữngtiêu chí nền tảng để đánh giá mức độ của một nền dân chủ Một chế độ chỉ được coi là dânchủ khi và chỉ khi có các cuộc bầu cử Đó là bởi bầu cử cho phép người dân không chỉ traoquyền cho những đại diện thay mặt mình quản lý xã hội mà còn kiểm soát hoạt động của họ.- Tính chất định kỳ, phổ thông, công khai, bình đẳng, tự do tranh cử và bỏ phiếu của bầu cửcho phép công chúng đánh giá, phế truất những đại diện cũ không còn xứng đáng, chọn lựanhững người mới có năng lực, phẩm chất tốt hơn => Hoạt động bầu cử chứng tỏ rằng quyềnlực nhà nước xuất phát từ nhân dân
- Các cuộc bầu cử thực chất, trong đó mọi công dân có quyền tự do ứng cử, đề cử và thểhiện ý chí của mình khi bỏ phiếu, còn có tác dụng bảo đảm tính “chính danh”, từ đó tạo cơsở cho sự ổn định của bộ máy chính quyền
- Những quy định về bầu cử của Hiến pháp góp phần tạo nên cơ sở chính danh cho quyềnlực nhà nước và việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về bầu cử này sẽ góp phần tạonên cơ sở pháp lý cho sự chính danh của nhà nước dân chủ
=> Như vậy, bầu cử ra đời gắn liền với sự phát triển của dân chủ và là phương thức đểthực hiện dân chủ Một chính quyền dù được thiết lập tốt thế nào cũng không đượcxem là dân chủ trừ phi các quan chức được bầu một cách tự do với một thể thức đượcgọi là công khai, công bằng đối với tất cả mọi người.
2 Bầu cử thể hiện ý chí của nhân dân và là hình thức kiểm tra – giám sát chính quyềncủa người dân.
- Ý chí nhân dân là bản chất dân chủ của bầu cử, dân chủ và bầu cử có mối quan hệ tất yếu,bản chất, không thể tách rời
Trang 9- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình bằng cách uỷ quyền cho ngườiđại diện do mình bầu ra nhằm mục đích tìm ra những người xứng đáng để lãnh đạo đấtnước, quản lý xã hội James Madison, một trong những người sáng lập ra Hiến pháp Hoa
Kỳ, trong Luận cương về chế độ Liên bang số 57 đã viết: “Mục đích của tất cả các cuộcbầu cử chính trị là để chọn ra những người khôn ngoan nhất, có khả năng biết phân biệtvà có đức độ nhất để theo đuổi mục tiêu chung của xã hội” Câu nói này của Madison đã
khái quát một cách tuyệt vời một trong những mục tiêu quan trọng nhất của mọi cuộcbầu cử chính trị, cho dù diễn ra ở quốc gia nào, đó là tìm ra được những người vừa có“tài”, vừa có “đức” để lãnh đạo, quản lý nhà nước và xã hội => Thu phục niềm tin củacử trị, tìm ra một đường lối chính trị là kết quả của lựa chọn của nhân dân, chuyểnhoá đúng ý chí của nhân dân thành kết quả bầu cử.
- Bầu cử có định kỳ là công cụ quan trọng để nhân dân giám sát quyền lực nhà nước, chếngự sự tha hóa, lạm quyền của quyền lực nhà nước, bởi lẽ bản chất của con người là đammê quyền lực và khi càng tuyệt đối hóa quyền lực trong tay thì lại càng có xu hướng đồibại
- Khi chuyển giao quyền lực từ tay nhân dân sang cho những người đại diện cho nhà nước,không phải ở đâu, bao giờ, những người đại diện cũng phản ánh ý chí, nguyện vọng củanhân dân và không phải bao giờ, quyền lực nhà nước cũng được thực hiện trong phạm vi,mức độ mà nhân dân trao cho => Quyền lực nhà nước cần phải được kiểm soát và giớihạn nhằm loại trừ một nghịch lý là quyền lực nhà nước của nhân dân nhưng nó lại đedọa chính nhân dân.
- Quyền bình đẳng trong các cuộc bầu cử được áp dụng thì các cuộc bầu cử đó phải là tự do,bình đẳng và cần được tổ chức thường xuyên theo định kỳ để công dân có thể kiểm soátđược hoạt động của các cơ quan do họ bầu ra
=> Bầu cử là phương thức được sử dụng để quyền lực nhà nước thiết lập ra bởi nhândân Vì thế việc phản ánh trung thực ý chí của nhân dân là vấn đề cốt lõi của mọi cuộcbầu cử và việc giám sát, kiểm tra của người dân là một trong những phương thức tốtnhất để chế ngự sự tha hóa, lạm quyền của quyền lực nhà nước.
3 Bầu cử là phương thức bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Trang 10- Bầu cử là phương thức nhằm bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân, gồm quyềnbỏ phiếu, quyền ứng cử, quyền vận động tranh cử, quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tựdo báo chí, tự do hội họp, lập hội và cao nhất là quyền được lựa chọn và thay đổi chínhquyền.
- Những quyền kể trên thuộc nhóm quyền về chính trị, dân sự đã được ghi nhận trong luậtnhân quyền quốc tế và Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới Một số trong cácquyền này không thể thực hiện được nếu không có bầu cử (ví dụ: quyền bỏ phiếu, quyềnứng cử, quyền vận động tranh cử ); số khác (ví dụ: quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận,tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội ) tuy có thể thực hiện trong nhiều bối cảnh, song bầucử vẫn là cơ hội cho phép các quyền này được thể hiện một cách tập trung, mạnh mẽ và sâuđậm nhất
III NHỮNG THỜI CƠ, THÁCH THỨC CỦA BẦU CỬ; KHI NÀO THÌ BẦU CỬLÀ BIỂU HIỆN CỦA DÂN CHỦ? LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC TỔ CHỨC BẦUCỬ Ở VIỆT NAM.
1 Những thời cơ và thách thức của bầu cử.
- Bầu cử có thể được tiến hành một cách tự do, nhưng kết quả vận hành của bộ máy nhànước lại trở thành độc tài chuyên chế
- Mặc dù bầu cử là biện pháp của dân chủ để người thực hiện quyền lực nhà nước thuộcvề mình bầu ra người thay mặt mình giải quyết các công việc của nhà nước, nhưngkhông phải người nào được nhân dân bầu ra cũng có khả năng giải quyết tốt các côngviệc thuộc thẩm quyền của nhà nước, bởi lẽ đây là các nhiệm vụ mang nhiều tính chuyênmôn nghiệp vụ, mà người không có chuyên môn thì khó có thể thực hiện được
- Ngay ở các nhà nước dân chủ nhất thì bất bình đẳng trong dân chủ vẫn còn diễn ra Đólà những sự khác nhau về quyền, trách nhiệm, địa vị xã hội, tài sản, công việc, nghĩa vụ,tri thức,…Ở mọi nơi, quyền bình đẳng của người dân trong chế độ dân chủ luôn phải đốiđầu với thực tế thiếu bình đẳng