1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận cuối kỳ văn hóa các nước asean đề bài trình bày về một nét văn hoá truyền thống nào đó của một quốc gia thuộc đông nam á

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày về một nét văn hoá truyền thống nào đó của một quốc gia thuộc Đông Nam Á.
Tác giả Hoàng Thị Hương Dung
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Thanh Huyền
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
Chuyên ngành VĂN HÓA CÁC NƯỚC ASEAN
Thể loại Bài Tiểu Luận Cuối Kỳ
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 3,37 MB

Nội dung

Văn hóa tín ngưỡng mà tôi muốn đề cập đến trong bài tiểu luận này là hầu đồng – một tín ngưỡng lâu đời và độc đáo của dân tộc ta.. Thông qua bài tiểu luận này, tôi mong muốn sẽ góp phầnđ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: VĂN HÓA CÁC NƯỚC ASEAN

Đề bài: Trình bày về một nét văn hoá truyền thống nào đó của

một quốc gia thuộc Đông Nam Á.

Giảng viên: ThS Trần Thị Thanh Huyền Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hương Dung

Trang 2

MỤC LỤC

A- Lời mở đầu………1

B- Nội dung chính………

I- Khái quát chung về hầu đồng……… 2

II- Hình thức của một buổi hầu đồng………

1 Thành phần tham gia……… 3

2 Chuẩn bị cho một buổi hầu đồng………3

3 Trình tự một giá hầu……… 5

III- Bảo tồn và giữ gìn………9

C- Kết luận………10

D- Tài liệu tham khảo……… 11

Trang 3

A- MỞ ĐẦU

Đông Nam Á được các nhà khoa học coi là một trong những cái nôi của nhân loại Chính sự thống nhất về mặt khu vực và sự đa dạng, phong phú trong văn hóa của mỗi tộc người đã tạo nên những nét đặc trưng mang tính đặc sắc, riêng biệt với những khía cạnh độc đáo khác nhau ASEAN có đến hàng trăm các dân tộc khác nhau nên nền văn hóa nơi đây vô cùng phong phú, đa dạng, mỗi vùng, mỗi khu vực lại mang những dấu ấn riêng biệt, độc đáo Và Việt Nam là một phần của bức tranh văn hóa đầy màu sắc rực rỡ ASEAN đó Bài tiểu luận này sẽ nói về nét văn hóa truyền thống của đất nước hình chữ S xinh đẹp Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú, mang đậm dấu ấn riêng độc đáo và có bề dày lịch sử lâu đời Hiện nay, Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, công nghệ và thông tin, nước ta cũng có sự giao lưu văn hóa với rất nhiều nước trên thế giới Có những sự ảnh hưởng cũng như là tiếp thu những văn hóa đẹp đẽ của các nước bạn Tuy nhiên, đi đôi với nó là nỗi lo sợ đánh mất bản sắc văn hóa riêng của dân tộc, nỗi lo rằng nhiều nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống lâu đời sẽ dần bị mai một và quên lãng Văn hóa tín ngưỡng mà tôi muốn đề cập đến trong bài tiểu luận này là hầu đồng – một tín ngưỡng lâu đời và độc đáo của dân tộc ta Mặc dù nhiều người đã nghe qua về hầu đồng nhưng để hiểu sâu sắc về loại hình này thì không phải nhiều Thông qua bài tiểu luận này, tôi mong muốn sẽ góp phần đưa đến cho mọi người những kiến thức cụ thể nhất về hầu đồng cũng như là giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của loại hình tín ngưỡng này

Trang 4

B- NỘI DUNG CHÍNH

I- Khái quát chung về hầu đồng:

Hầu đồng (hay còn được gọi là lên đồng, hầu bóng) là một nghi thức trong hoạt động Đạo Mẫu (một nhánh của tín ngưỡng Việt Nam mang tính Shaman giáo) Về bản chất, đây có thể coi là một nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng Các vị thần sẽ ảnh bóng lên thân xác của các thanh đồng để họ thay các vị thần làm những công việc như là: phán truyền, diệt trừ tà

ma, ban phúc ban lộc,…

Hầu đồng là một phần tín ngưỡng của thờ Mẫu có xuất xứ từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc tính biểu tượng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, thể hiện niềm tin thực tại với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn; ca ngợi truyền thống yêu nước, tinh thần hướng về cội nguồn Thông thường, hầu đồng có 36 giá, mỗi giá

kể về huyền tích của một vị thánh và sẽ làm nghi lễ nhảy múa, ban lộc, phán truyền Những người đứng giá hầu đồng được gọi là thanh đồng Đó là những người trực tiếp thực hành nghi lễ hầu đồng Trang phục của thanh đồng rất phong phú, đa dạng với những màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng hay xanh, tùy theo nội dung của từng giá đồng, thường thể hiện rõ đặc điểm cũng như nguồn gốc xuất thân của từng vị thánh trong mỗi giá đồng

Vậy những người như thế nào thì có thể hầu đồng?

Trang 5

Việc có thể hầu đồng hay không phụ thuộc vào người đó có căn đồng hay không Người có căn đồng được cho là những người có nghiệp duyên, nghiệp chướng, nói cách khác là người gây ra nhiều tội lỗi, có thể là ở kiếp này hoặc kiếp trước Tới khi vận đến họ phải gánh chịu hậu quả xấu mà mình đã gây ra Những con người đó nếu may mắn sẽ được các Thánh rủ lòng thương và chấm chọn để cứu vớt Theo tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, những người có căn được các Thánh chấm, không sớm thì muộn, tùy theo căn số họ sẽ được Thánh bắt đi làm lính theo hầu đồng Những người có căn thường sẽ có những biểu hiện như là: hay gặp ảo giác, chiêm bao thấy Đức Mẹ hoặc Tiên Thánh thần; cảm giác hưng phấn, thăng hoa mỗi khi tham dự buổi hầu đồng; bị Thánh cơ hành (gia đình sẽ lục đục, táng gia bại sản, cuộc sống gia đình xảy ra nhiều chuyện bất hòa, mâu thuẫn, làm lụng chăm chỉ, tích cực nhưng không có được kết quả như mong muốn)

II- Hình thức của một buổi hầu đồng

1 Thành phần tham gia:

- Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo để chuẩn bị trang phục, lễ lạt

- Âm nhạc là thành phần không thể thiếu, cung văn chính là người tấu nhạc phục vụ buổi lễ

- Ngoài ra, các thành phần ngồi xem buổi hầu là các cử tọa Những người này thông thường là con nhang đệ tử, thể hiện lòng tôn kính các vị thánh mỗi khi giáng ngự, hòa theo điệu múa hát và được Thánh ban lộc

2 Chuẩn bị cho một buổi hầu đồng:

Trang 6

Ðiện thờ: Điện thờ chính thờ hệ thống Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Thượng Thiên ở giữa, Mẫu Ðịa ở bên phải, Mẫu Thoải ở bên trái, Mẫu Thượng Ngàn

- Chọn ngày lành: Người hầu đồng trước tiên phải chọn ngày lành tháng tốt

để chuẩn bị hầu với thủ nhang nhà đền, phủ hay điện

- Lễ vật: Lễ vật cho một buổi hầu đồng thường khá đơn giản chỉ gồm những

đồ cúng bình thường như xôi, thịt, trầu cau, hoa quả, rượu, vàng mã… Lễ vật trình đồng được bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật, kê chính giữa và gồm chén, đũa bạc, đĩa và cốc pha lê Ở chính giữa có một cái gương được phủ khăn thêu Trước kỷ sẽ bày bốn mâm lễ Tứ Phủ và mỗi mâm có: 9 quả trứng, 1 lược, 1 quạt, 1 guốc, 9 miếng vải vuông phủ lên trên Bên cạnh mâm lễ phải có một chung nhỏ, một thau nhỏ, một mâm hài sơn trang có mũi hài thêu hình chim phượng, một trăm vàng thoi Ngoài ra, trước bàn thờ sẽ bày các loại mã và 2 chiếc thuyền rộng hình cánh phượng có 12 hình nhân đang chèo thuyền, 1 đôi ngựa, 1 đôi voi đã đủ yên cương, hàm thiếc

- Dàn nhạc hầu bóng (hầu đồng): Gồm 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh làm lễ mà có thể thêm bớt các nhạc cụ nhưng người ta không thể bớt

đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc

cụ tính cách của dàn nhạc hầu bóng

Trang 7

- Trang phục: Có bao nhiêu giá đồng thì sẽ có bấy nhiêu bộ trang phục và trang sức đi kèm Dân gian truyền lại có 36 giá đồng tương ứng với 36 vị Thánh và cũng có nghĩa là sẽ có 36 bộ trang phục dành cho các giá đồng

Vì vậy người hầu đồng sẽ phải chuẩn bị đầy đủ trang phục tùy theo định hầu mấy giá

Thường thì cần những trang phục sau đây:

 Khăn đỏ phủ diện

 Ít nhất là 5 chiếc áo dài màu sắc khác nhau và một quần dài trắng

 Khăn tấu hương và một ít loại khăn khác

 Thắt đai lưng mầu

 Thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt và son phấn

Màu sắc của trang phục phải phù hợp với màu sắc của từng phủ:

 Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ)

 Miền đất là màu vàng (Địa phủ)

 Miền sông biển là màu trắng (Thoải phủ)

 Miền rừng núi là màu xanh (Nhạc phủ)

3 Trình tự một giá hầu

- Lên khăn áo

Trang 8

Đầu tiên, sau khi hát thờ xong, cung văn bắt đầu hát hầu Thanh đồng lúc này bắt đầu lảo đảo, ra dấu bằng tay để phụ đồng phủ vải đỏ lên mặt Tùy vào các giá, cung văn sẽ hát các điệu thỉnh mời khác nhau Tới khi Thánh đã nhập, Thanh đồng hất khăn ra khỏi mặt, vậy là bắt đầu quá trình ngự về của vị thánh này Còn nếu thánh chỉ giáng qua thì ông bà đồng lại ra dấu khác và cung văn lại chuyển sang hát mời vị khác theo thứ tự

Sau khi hất khăn phủ, ông bà đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng sao cho tương xứng với

"giá" này Với các giá Quan, Hoàng thì thường mặc áo của quan lại thời xưa, có điểm đồ trang sức như trâm, bội giắt, thẻ ngà Các giá Chầu bà thì ăn mặc chỉnh

tề theo lối phụ nữ nhà giàu, sặc sỡ và nhiều trang sức, vấn khăn xếp hoặc khăn củ

ấu Các giá cô thì ăn mặc trẻ trung hơn Giá Cậu thì ăn mặc theo lối thanh niên trẻ,

có khăn quấn

Trang 9

- Dâng hương hành lễ:

Hành động này có mục đích nhằm xua đuổi tà ma Người hầu đồng sẽ thực hiện các động tác: Tay trái cầm bó nhang đốt sẵn bọc trong khăn tẩm hương; tay phải rút một nén nhang và làm động tác phù phép

- Lễ Thánh giáng:

Khi thánh nhập thì người hầu đồng buông nén hương đang cầm trên tay và nghiêng mình ra hiệu thánh thuộc thứ bậc nào

Có hai hình thức thánh giáng:

 Giáng trùm khăn (hầu tráng mạn) với các giá Thánh Mẫu Mẫu chỉ đến chứng giám rồi đi ngay

 Giáng mở khăn – với các hàng quan trở xuống

Khi thánh đã nhập, người hầu đồng không còn là người phàm nữa mà trở nên xuất thần, nhảy múa một cách uyển chuyển, nhịp nhàng mà bình thường họ không làm được Đó chính là hứng khởi mang tính tâm linh tôn giáo (chỉ có ở một

Trang 10

Sau khi đã mặc quần áo chỉnh tề, vị thánh bắt đầu đứng dậy làm lễ Đầu tiên, vị ấy phải cầm hương qua một lớp bọc vải đỏ để dâng lên bàn thờ Thánh Mẫu, quỳ làm lễ Sau đó quay ra cử tọa và làm các nghi thức khác, chủ yếu là múa các điệu múa của giá mình

Các điệu múa của các hàng là:

 Hàng Quan: Múa cờ, múa kiếm, long đao, khai quang

 Hàng Chầu: Múa mồi, múa cờ, múa kiếm, múa quạt, tay không,…

 Hàng Hoàng: Múa hèo, múa cờ, múa kiếm,…

 Hàng Cô: Múa chèo đò, múa đi chợ, múa dệt gấm thêu hoa và các điệu như của giá Chầu

 Hàng Cậu: Múa kiếm, múa lân

Các điệu múa này nhằm ra oai, hoặc thể hiện sự vui vẻ làm việc thánh và cũng là cùng vui với cử tọa Hầu đồng có thể coi là một bảo tàng sống bảo tồn các loại múa cổ truyền của người Việt, trong thực tế rằng múa cổ truyền của Việt Nam không thực sự phát triển Mỗi loại múa lại thể hiện một loại hoạt động của người Việt, như theo PGS Phan Ngọc, các điệu múa tung hoa, chèo đò, múa kiếm thể hiện rất rõ tính cách người phụ nữ Việt

Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp: Cao nhất là Thánh mẫu (Tứ vị Thánh mẫu), sau đó đến hàng Quan (Ngũ vị quan lớn), Chầu (Tứ vị Chầu bà), Ông Hoàng (Ngũ vị ông Hoàng), Cô (thập nhị Vương cô), Cậu (thập vị

Trang 11

Vương cậu), tổng cộng có đến 50-60 vị Tuy nhiên, không phải tất cả các vị Thánh

Tứ phủ đều nhập đồng, mà thông thường chỉ có một số, nhiều nhất là 36 vị nên mới có 36 giá đồng

Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát Những nắm tiền lẻ được Thanh Đồng tung ra, được ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và những người đứng xem xung quanh nhặt lấy, đưa về để lấy may

- Ban lộc và nghe văn chầu:

Sau giai đoạn "thăng hoa", ảnh/bóng của vị thánh trong xác ông bà đồng ngồi xuống, nghe hát văn, kính và uống rượu, trong khi các phụ đồng phải lấy quạt che mặt của vị ấy lúc uống rượu như một sự ngăn cách giữa trần tục và thánh thần Trong lúc nghe văn, vị thánh làm các thủ tục còn lại như khai quang, phán bảo, thưởng tiền và lộc cho cung văn hát hay cũng như các cử tọa xung quanh

- Thánh thăng:

Sau đó, vị ấy ra dấu, phủ lại khăn đỏ lên và đó là lúc Thánh "thăng" Một

Trang 12

văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến một vấn nạn đáng lo ngại rằng một trong những loại hình diễn xướng của loại hình tín ngưỡng này là hầu đồng sẽ có những biến tướng xấu để trục lợi cá nhân Và thực

tế hiện nay, cũng đã có không ít những thành phần lợi dụng tín ngưỡng hầu đồng này để lừa đảo người khác Điều này khiến cho hình ảnh của hầu đồng trong mắt những người chưa có nhiều kiến thức về hầu đồng trở nên xấu đi, hơn nữa điều này cũng là một sự xúc phạm đối với một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta

Trong bối cảnh đó, để tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và hầu đồng nói riêng giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp và phù hợp với thuần phong mỹ tục, các cơ quan quản lý văn hóa cần có quy định cụ thể, thống nhất, chuẩn mực trong việc tiến hành nghi lễ, từ lễ vật tiến cúng, hàng mã, phục trang, hóa trang, âm nhạc, vũ đạo, cách thức ban phát lộc thánh để tiến tới xây dựng những giá hầu đúng nghĩa, tránh phô diễn, khoe khoang sự giàu có, trục lợi cá nhân trong khi tiến hành các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những thanh đồng và người dân để phân biệt được ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín của hầu đồng để những giá trị văn hóa, tâm linh tốt đẹp của di sản này được gìn giữ và phát huy

Và thực tế hiện nay, vẫn còn rất nhiều người cho rằng hầu đồng là mê tín dị đoan Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu kĩ về văn hóa tín ngưỡng truyền thống này và tuyên truyền đến những người xung quanh những kiến thức đúng đắn Hầu đồng nên được truyền bá nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội Nếu trong một thời gian dài không được ai chú ý đến thì bất kì một văn hóa truyền thống nào cũng sẽ dần bị quên lãng Tránh để hầu đồng trở nên như thế vì đây là một nét tín ngưỡng truyền thống độc đáo của dân tộc ta

C- KẾT LUẬN

Trang 13

Hầu đồng là một nét văn hóa tín ngưỡng đẹp đẽ và ý nghĩa của dân tộc ta, mang những khía cạnh độc đáo về hình thức và ý nghĩa Nghĩa vụ của thế hệ chúng ta ngày nay là phải biết trân quý, bảo tồn và giữ gìn nó Và không chỉ riêng hầu đồng mà tất cả những nét văn hóa truyền thống khác của Việt Nam nói riêng

và các nước Đông Nam Á nói chung đều có đẹp đẽ và cần có những biện pháp bảo tồn và gìn giữ Việc gìn giữ nền văn hóa không phải là nghĩa vụ của riêng một cá nhân hay tổ chức nào mà chính là nghĩa vụ của bản thân mỗi người

D- TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Hương (2022), Hầu đồng là gì? Có phải mê tín dị đoan không?,

luatvietnam.vn

2 Thanh Hoa (2019), Nét đẹp văn hóa hầu đồng, baonamdinh.com.vn

3 Lên đồng, vi.wikipedia.org

4 T.H (2017), Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ,

bimson.thanhhoa.gov.vn

5 Hồng Long, Vài trao đổi về biểu hiện “văn nghệ” hóa trong nghi thức Hầu

đồng, btgcp.gov.vn

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN