1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ văn hoá doanh nghiệp cholimex

41 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Một doanh nghiệp cũng vậy, không thể không có văn hóa chuyên nghiệp và đặc trưng, văn hóa văn minh, hiện đại và công bằng là điều kiện lý tưởng để người lao động làm việc hiệu quả và kíc

Trang 1

TRƯ NG Đ䄃⌀I H伃⌀C VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG

-oo0oo -TIỂU LUẬN H伃⌀C PHẦN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP THIẾT KẾ MÔ HÌNH VĂN HOÁ VÀ KẾ HO䄃⌀CH TRUYỀN THÔNG NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ CHO

DOANH NGHIỆP CHOLIMEX FOOD.

1 2173201080781 Hà Quỳnh Anh 18/06/2003 K27QHCC16 100% 2 2173201080596 Nguyễn Vân Anh 27/10/2003 K27QHCC12 100% 3 2173201080699 Trương Gia Bảo 19/06/2003 K27QHCC14 90% 4 2173201080033 Thái Trần Hương Giang 20/08/2003 K27QHCC01 100% 5 2173201081196 Huỳnh Thanh Mỹ Hoa 02/06/2003 K27QHCC25 100% 6 2173201080960 Huỳnh Ngọc Mai Thanh 10/10/2003 K27QHCC20 100%

Trang 2

Lời mở đầu

Một đất nước không thể tồn tại nếu không có sự bảo tồn và gìn giữ văn hóa truyền thống Nếu không có những quy tắc và gia quy, một gia đình không thể cùng nhau tạo nên một gia đình mẫu mực Một doanh nghiệp cũng vậy, không thể không có văn hóa chuyên nghiệp và đặc trưng, văn hóa văn minh, hiện đại và công bằng là điều kiện lý tưởng để người lao động làm việc hiệu quả và kích thích sáng tạo.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến những cơ hội nhưng cũng là những khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, định hình phong cách, bản sắc riêng Các triết lý, quy tắc và phương pháp phù hợp với xu hướng rất quan trọng không chỉ giúp giải quyết các vấn đề quản lý mà còn hạn chế nhu cầu khắc phục hậu quả có thể xảy ra của các quyết định sai lầm Vốn là quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành giá trị cốt lõi xác định thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là yêu cầu hơn bao giờ hết để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong khu vực.

Tại Việt Nam, sau nhiều năm hoạt động và phát triển, Cholimex Food luôn nỗ lực vì mục tiêu cao nhất là sự hài lòng của khách hàng, và hoạt động kinh doanh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Có thể nói, Cholimex Food đã xây dựng và tạo dựng được văn hóa mang đặc trưng riêng của mình, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng và phát triển thành công văn hóa doanh nghiệp.

Với mục tiêu đi sâu tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp, chúng em sẽ nghiên cứu sự thể hiện của văn hóa doanh nghiệp tại Cholimex Food, đặc biệt là vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh đối với khách hàng, đồng thời tổ chức thực hiện đề tài luận văn cuối kỳ môn học này.

Trang 3

Nội Dung CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp:

Văn hoá doanh nghiệp là nhận thức, phép ứng xử, cách thức giao tiếp, và các phẩm chất chỉ có ở trong một doanh nghiệp Một công ty hay tổ chức bao gồm các cá nhân với tính cách, lối sống, nền tảng xã hội và nhận thức khác nhau.

Văn hóa là một phức hệ – tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một tập thể.

Nói cách khác, văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một tập thể, khiến tập thể đó có đặc thù riêng.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

1.2 Các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp:

Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp bao gồm:

- Yếu tố hữu hình: Đây là yếu tố cơ bản nhất và có thể trực tiếp thấy được bằng trực quan Nó được thể hiện qua:

Kiến trúc, cách bài trí doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp.

Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp Lễ nghi và lễ hội hàng năm.

Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp Trang phục, xe cộ, hành vi ứng xử thường thấy của các nhân viên Những câu chuyện, huyền thoại về tổ chức.

Hình thức, mẫu mã của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất.

Trang 4

- Yếu tố vô hình Đây là yếu tố quyết định nên bản chất của văn hóa doanh nghiệp Yếu tố này được thể hiện chủ yếu qua cách thái độ và cách hành xử của nhân viên trong doanh nghiệp Điển hình như:

Xây dựng tinh thần tích cực, nhiệt huyết, chủ động làm việc Đoàn kết, thống nhất làm việc nhóm, làm việc tập thể Tự giác, khôn khéo, sáng tạo trong công việc.

Thân thiện, cởi mở, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng Tinh thần thực hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp và hướng đến phục vụ xã hội thông qua phục vụ khách hàng.

1.3 Các cấp độ văn hoá doanh nghiệp:

Cấp độ 1: Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp

-Trong văn hóa doanh nghiệp, ở cấp độ này mọi người có thể tiếp xúc ngay trong lần đầu tiên.

-Nó bao gồm các sự vật, hiện tượng liên quan đến doanh nghiệp của bạn: +Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

+Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp +Các lễ nghi, trang phục, phong thái,…

+Các ấn phẩm trong truyền thông của doanh nghiệp; các câu chuyện về lịch sử, hình thành và phát triển của doanh nghiệp

+Cách chào hỏi, giao tiếp giữa các nhân viên hay với khách hàng, các cấp quản lý,

Đặc điểm chung ở cấp độ đầu tiên 3 cấp độ chính trong văn hóa doanh nghiệp: -Chịu ảnh hưởng nhiều của ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh -Chịu ảnh hưởng lớn từ nhà lãnh đạo

Trang 5

-Dễ thay đổi, ít thể hiện những giá trị thực sự bên trong của văn hóa doanh nghiệp

Cấp độ 2: Những giá trị được công bố, chấp nhận

-Những giá trị, niềm tin, triết lý kinh doanh hay mục tiêu kinh được các thành viên

-Được thể hiện dưới hình thức khác nhau như khẩu hiệu, lời tuyên bố, lời cam kết, nội quy hay quy định của doanh nghiệp,

Đặc điểm chung ở cấp độ 2: Hình thức: hữu hình

Khả năng thay đổi cao hơn so với cấp độ 1

Thể hiện phần nào giá trị bên trong của doanh nghiệp

Vẫn chịu ảnh hưởng của nhà quản trị, mức độ thấp hơn so với cấp độ 1

Cấp độ 3: Giá trị VHDN được công nhận “hiển nhiên”

-Giống như truyền thống, phong tục, tập quán,… ngấm dần vào bên trong mỗi cá nhân, tổ chức ở khu vực hay địa phương đó.

-Đó là những thứ vô hình nhưng được coi là điều hiển nhiên phải thực hiện theo Văn hóa doanh nghiệp cũng như vậy.

Đặc điểm chung cấp độ 3 trong 3 cấp độ chính trong văn hóa doanh nghiệp: -Hình thức: vô hình

-Rất khó có thể thay đổi những giá trị văn hóa doanh nghiệp ở mức độ này

Trang 6

-Thể hiện giá trị cao nhất của doanh nghiệp

-Văn hóa doanh nghiệp ở mức độ này được coi là “ TÀI SẢN ” của doanh nghiệp.

1.4 Các mô hình văn hóa doanh nghiệp: Có 4 loại hình văn hoá doanh nghiệp đặc trưng: 1.4.1 Mô hình văn hoá gia đình (Clan Culture):

Điểm đặc biệt của văn hóa doanh nghiệp thuộc mô hình gia đình là môi trường làm việc thân thiện, nhấn mạnh đến sự đồng thuận và thúc đẩy hoạt động làm việc nhóm của nhân viên Do đó, đây là mô hình có tính hợp tác cao, ít cạnh tranh nhất trong bốn loại hình văn hóa doanh nghiệp.

Mô hình văn hóa gia đình có tính khép kín, phù hợp với công ty có quy mô nhỏ và phổ biến tại các nước Á Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc Người lãnh đạo như chủ gia đình với trách nhiệm chăm lo cho các thành viên và đòi hỏi sự trung thành đến từ mọi người Nhân viên lớn tuổi, giàu kinh nghiệm thường nắm các vị trí quản lý then chốt, đồng thời có quyền hành nhất định trong tổ chức đó.

Ưu điểm: Mô hình văn hóa gia đình thường mang đến sự gắn kết giữa các thành viên bởi lòng trung thành và các giá trị truyền thống.

Nhược điểm: Những giá trị của văn hóa gia đình sẽ kìm hãm sự sáng tạo và phát triển của mỗi thành viên Việc trao quyền cho nhân sự lớn tuổi khiến cho lớp nhân viên trẻ cảm thấy không có động lực, tinh thần để cống hiến hết mình cho tổ chức.

Đa số các doanh nghiệp Nhật Bản được xây dựng theo mô hình văn hóa gia đình Các công ty Nhật Bản thường cung cấp những dịch vụ giá rẻ cho nhân viên của mình Tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ở, sinh hoạt đồng thời hỗ trợ con cái và quan tâm đến các thành viên khác trong gia đình của nhân viên.

1.4.2 Mô hình văn hoá thị trường ( Market Culture):

Trang 7

Trong văn hóa thị trường, điểm mấu chốt là ưu tiên chính Mọi thứ đều được đánh giá dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó, việc áp dụng mô hình văn hóa thị trường vào văn hóa doanh nghiệp sẽ tập trung chủ yếu vào kết quả mà doanh nghiệp đó đạt được

Thông thường, ngôn ngữ được sử dụng trong văn hóa thị trường xoay quanh việc đáp ứng hạn ngạch và đạt mục tiêu Nó thu hút những người có tính cạnh tranh và muốn “chiến thắng” Trong nền văn hóa thị trường, các nhà lãnh đạo luôn yêu cầu cao và mong đợi nhân viên làm việc tốt trong môi trường áp lực cao.

Ưu điểm:

Nhân viên nhiệt tình với công việc.

Bầu không khí cạnh tranh khuyến khích tất cả nhân viên làm việc chăm chỉ để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận, đây là mục tiêu mà nhân viên có thể đạt được Áp dụng mô hình văn hóa thị trường thường giúp cho doanh nghiệp thành công và có lãi.

Nhược điểm:

Việc nhân viên tham gia vào công việc của doanh nghiệp có thể là một thách thức vì mỗi quyết định đều gắn liền với một con số.

Sự cạnh tranh liên tục mà môi trường này thúc đẩy có thể tạo ra một môi trường làm việc có tính cạnh tranh gay gắt.

Nhân viên có thể cảm thấy căng thẳng trong công việc do áp lực phải làm việc liên tục để đạt được mục tiêu.

Nhân viên trở nên kiệt sức vì họ phải liên tục leo lên bậc thang và mang lại kết quả bất tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

1.4.3 Mô hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture):

Trang 8

Mô hình văn hóa sáng tạo hướng tới việc đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thực hiện định hướng làm việc với tư duy tiến bộ, sẵn sàng đương đầu với rủi ro.

Thông qua mô hình này, nhân viên trong doanh nghiệp có cơ hội được thỏa sức sáng tạo tự do, không ngừng được học tập, đổi mới để phát huy được hết năng lực của bản thân trong môi trường có nhiều áp lực và tính cạnh tranh cao

Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing, công nghệ đều áp dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo Lý do là vì cấu trúc đơn giản, không áp lực hệ thống thứ bậc, ưu tiên sáng tạo và đổi mới Đây cũng là lý do tại sao mô hình văn hóa sáng tạo được đánh giá là mô hình sẽ được phổ biến rộng trong tương lai

Ưu điểm: Có thể phát huy hết khả năng sáng tạo và đổi mới, nâng cấp kiến thức cho nhân viên mà không bị ràng buộc bởi các quy trình là nét đặc trưng của loại hình văn hóa doanh nghiệp này.

Nhược điểm: Môi trường có tính cạnh tranh cao, nhân viên dễ bị áp lực và thiếu tinh thần khi làm việc nhóm Nếu không có kế hoạch truyền thông nội bộ, chế độ đãi ngộ và phúc lợi tốt mà áp dụng luôn mô hình sáng tạo có thể gây ra sự đứt gãy trong kết nối đội ngũ.

1.4.4 Mô hình phân cấp (Hierarchy Culture):

Văn hóa phân cấp là văn hóa tuân theo cấu trúc doanh nghiệp truyền thống và có một chuỗi các công việc rõ ràng cần phải thực hiện Mô hình doanh nghiệp này phân cấp rõ ràng giữa người quản lý tách biệt giám đốc điều hành và nhân viên

Mô hình văn hóa phân cấp có một cách thức hoạt động cụ thể, bao gồm các quy tắc truyền thống như: quy định về trang phục và giờ làm việc cứng nhắc

Ưu điểm:

Các quy trình của doanh nghiệp được xác định rõ ràng để đáp ứng các mục tiêu đề ra Nhân viên biết chính xác những gì họ mong đợi khi họ đến làm việc tại doanh nghiệp.

Trang 9

Giúp nhân viên có được cảm giác an toàn khi biết rằng các kỳ vọng và điều kiện làm việc có thể đoán trước được.

Nhược điểm:

Mô hình văn hóa phân cấp ưu tiên các thủ tục hơn con người, điều này tạo ra một văn hóa làm việc không linh hoạt.

Văn hóa này có thể không khuyến khích sự đổi mới vì nhân viên không khuyến khích đề xuất những cách mới để tiếp cận mọi thứ Khó có thể phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường Các mục tiêu của doanh nghiệp được ưu tiên hơn cá nhân, có nghĩa là ít chú ý đến sự tham gia của nhân viên.

1.5 Các thước đo giá trị văn hoá:

Đo lường văn hóa doanh nghiệp là đo lường chỉ số văn hoá doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, cảm nhận của các bên ra sao về môi trường văn hóa doanh nghiệp.

Khi có các giá trị cốt lõi đấy chính là lúc chúng ta soạn thảo cẩm nang nội bộ, truyền thông nội bộ và quan trọng hơn là cần lãnh đạo phải truyền cảm hứng cho cả hệ thống Ngoài ra để những nỗ lực xây dựng doanh nghiệp không trở nên vô nghĩa, các nhà quản lý cần theo dõi 3 chỉ số quan trọng:

Chỉ số Employee Turnover Rate (ETR) – Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

Employee Net Promoter Scores (eNPS) – Chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên Employee Satisfaction Index (ESI) – Chỉ số hài lòng của nhân viên

Đo lường văn hóa doanh nghiệp là việc làm cần thiết mỗi năm để doanh nghiệp hiểu hơn từ góc độ các bên liên quan cảm nhận về mình, đó là nhân viên, lãnh đạo, đối tác hay cả khách hàng Từ đó sẽ tiếp bước cho những kế hoạch truyền thông và các hoạt động cho năm sau.

Giá trị cốt lõi là bộ nguyên tắc ứng xử, hình thành nên niềm tin ngầm định của tổ chức Giá trị cốt lõi là động lực từ bên trong dẫn dắt cá nhân & hoạt động quản trị.

Trang 10

Những gì nhìn từ bề nổi về văn hóa doanh nghiệp đó chính là bộ nhận diện, logo, slogan, nghi lễ, các hoạt động văn hóa… hay thể hiện ra bằng những giá trị mong muốn như mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn, hệ giá trị lõi…

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHOLIMEX VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG QHCC, TRUYỀN THÔNG CỦA DN CHOLIMEX.

2.1 Giới thiệu doanh nghiệp :

1/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH (1983-1989)

Theo quyết định số 73/QĐUB ngày 15– 04– 1981 của UBNDTPHCM, công ty công tư hợp doanh Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng Quận 5 với tên gọi tắt là Công ty Cholimex được thành lập.

Giai đoạn 1983-1985, Xí nghiệp chế biến Hải sản và thực phẩm xuất khẩu Cholimex (Cholimexfood) – thành viên trong hệ thống công ty Cholimex chủ yếu sản xuất để xuất khẩu, chiếm 70% kim nghạch xuất khẩu trong tổng Công ty, chủ yếu là các sản phẩm chế biến thô, thủy hải sản sơ chế đông lạnh và một số mặt hàng nông sản Ban lãnh đạo Cholimexfood bắt đầu nghiên cứu sản xuất tương ớt, và một số mặt hàng thực phẩm đông lạnh: Chả giò, chạo tôm, khô mực ăn liền… Tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Đến 1989, Cholimex food khẳng định mình bằng sản phẩm tương ớt với vị cay và ngọt thanh, kết hợp hương thơm đặc trưng của tỏi, hợp khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam Tuy nhiên trình độ sản xuất còn lạc hậu, thiết bị thủ công, xay bằng cối đá, chiết rót bằng múc tay.

2/ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN (1989 -2002)

Ngày nay, việc xây dựng hệ nhận diện thương hiệu rất được các doanh nghiệp quan tâm nhất là doanh nghiệp đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài như Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn(Cholimex) Hệ thống nhận diện thương hiệu ngoài mục đích quảng bá hình ảnh, thương hiệu Cholimex còn là cầu nối quan trọng giữa Công ty Cholimex với khách hàng, đối tác và người tiêu dùng Với định hướng đưa thương hiệu Cholimex vươn xa hơn, và cũng để nâng cao giá trị thương hiệu khi cổ phần hóa, Công ty Cholimex đã thực hiện xây dựng hệ nhận

Trang 11

diện thương hiệu Cholimex trên tinh thần kế thừa những giá trị truyền thống, không

3/ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN (2002-2006) 2002

Xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu Cholimex đã triệt để triển khai thực hiện cùng lúc 3 chương trình: Tái cấu trúc hệ thống tổ máy tổ chức nhân sự, tin học hóa hoạt động và xây dựng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000 Năm 2002 toàn bộ Xí nghiệp di dời ra khu công nghiệp Vĩnh lộc với nhà máy mới đầu tư hoàn chỉnh đã mở ra một thời kỳ mới của Cholimexfood.

Cuối năm 2002 Xí nghiệp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản trị chất lượng ISO 9001:2000, ngay sau đó nhận được chứng nhận đạt điều kiện an toàn thực phẩm để xuất khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU), ngoài ra Công ty còn xây dựng các tiêu chuẩn HALAL cho các quốc gia theo Hồi giáo và Kosher cho người Do thái để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Hệ thống các đại lý tiêu thụ sản phẩm được củng cố và mở rộng trên toàn quốc, mạnh nhất là khu vực nam trung bộ trở vào, thị trường xuất khẩu được phát triển với chiến lược sản xuất thực phẩm đông lạnh tinh chế có hàm lượng giá trị gia tăng cao cho thị trường EU, hạn chế để đi đến chấm dứt sản xuất chế biến các mặt hàng thuỷ hải sản sơ chế

Việc định hướng về thị trường và sản phẩm giai đoạn này cùng với nỗ lực cải tổ tái cấu trúc doanh nghiệp tạo tiền đề phát triển vượt bậc của Cholimexfood những năm sau và đến ngày nay.

4/ CỔ PHẦN HÓA VÀ LIÊN TỤC PHÁT TRIỂN (2006- NAY) 2006

Năm 2006 Cholimexfood được cổ phần Ngày 19/7/2006 Công ty chính thức hoạt động với tên mới là Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex Sau 6 năm cổ phần hóa doanh thu năm 2012 là 668,12 tỉ đồng (trong đó doanh thu xuất khẩu là 220,12 tỷ đồng và doanh thu thị trường nội địa là 448 tỷ đồng) so với 134,64 tỉ đồng năm 2007 (trong đó doanh thu xuất khẩu là 48,64 tỷ đồng và doanh thu thị trường nội địa là 86 tỷ đồng) tăng 500% Lợi nhuận sau thuế là đạt 34,5 tỉ đồng tăng 690 % so với năm 2007 (5,01 tỷ đồng).

2009

Trang 12

Năm 2009 được đánh dấu Cholimexfood tham gia thị trường nước chấm bằng việc tung ra thị trường sản phẩm nước tương Nước tương Hương việt được sản xuất qua các tiêu chuẩn sàng lọc khắt khe, bảo đảm không có 3-MCPD, những yếu tố này tạo ra Nước tương Hương việt thuần khiết nhất, thơm ngon tự nhiên và tốt cho sức khỏe Hiện nay mức tiêu thụ bình quân khoảng 2.000.000 chai/ tháng.

Tiếp nối thành công dòng sản phấm nước tương, xưởng sản xuất nước mắm được xây dựng trong khuôn viên công ty Cholimexfood Sản phẩm nước mắm Hương Việt ra mắt thị trường góp phần đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu khách hàng Có thể khẳng định việc hoàn thành và đưa vào hoạt động hoàn chỉnh của hai Xưởng chế biến nước tương và nước mắm là kết tinh của trí tuệ, của mồ hôi, của sự sáng tạo và tinh thần làm việc, lao động hăng say vượt lên chính mình của tập thể Ban lãnh đạo và Người lao động công ty với mục tiêu đưa thương hiệu Cholimex phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong nghành sản xuất kinh doanh gia vị- nước chấm.

Doanh thu năm 2018 của công ty đã đạt 1.954 tỷ đồng (bằng 2.412% vốn điều lệ), tăng trưởng 21,8% so với năm 2017; lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ đồng, tăng trưởng 75,9% so với năm 2017.

Cholimexfood đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt nam trong nghành gia vị- nước chấm và thực phẩm đông lạnh.

Sản phẩm Cholimexfood đã có mặt tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, vào được các chuỗi siêu thị nổi tiếng thế giới như Marks and Spencer (M&S) của Anh Quốc; COOP, MIGROS của Thụy sĩ; METRO, REAL của CHLB Đức; Auchan, CORA, CAREFOUR (Pháp) Đối với thị trường trong nước, Cholimexfood chiếm thị phần khá cao trong thị trường gia vị, nước chấm Bằng sự sáng tạo không ngừng, hàng năm Cholimexfood đều tung ra thị trường sản phẩm mới mang hương vị truyền thống VIỆT nhưng tiện dụng, phù hợp với phong cách sống hiện đại của người tiêu dùng với sauce ướp thịt nướng, sauce ướp xá xíu, gia vị kho cá, kho thịt, nước tương đậm đặc lên men tự nhiên…nên ngày càng phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt Nam, đồng thời đạt các tiêu chuẩn Quốc tế để hội nhập.

Trang 13

Hình 1 Một số sản phẩm của Cholimex Food.

(Nguồn: Website công ty) Tầm nhìn đến năm 2025

Cholimexfood phấn đấu trở thành nhà sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm hàng đầu với chuỗi sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Quốc tế để phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu.

Khai thác nguồn lực vốn, công nghệ và kinh nghiệm từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức hợp tác nhằm phát triển đồng bộ, xây dựng chuỗi cung ứng khép kín, từ vùng nguyên liệu đến chế biến, cung cấp thực phẩm an toàn chất lượng cao, đảm bảo quá trình giám sát và truy nguyên nguồn gốc Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu và phát triển kênh phân phối Liên kết đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của Cholimex food giai đoạn 2018-2025.

LOGO

Hình 2 Logo Cholimex Food.

Trang 14

(Nguồn: Website công ty)

Ý nghĩa: Màu đỏ có đa dạng các loại ý nghĩa tùy thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau Các thương hiệu có thể lựa chọn và tìm cách truyền tải đến khách hàng ý nghĩa mà doanh nghiệp định hướng Đây là một màu sắc tính chất mạnh mẽ, đầy năng lượng, có khả năng thu hút sự chú ý có thể làm biểu tượng cho sức mạnh, sự tự tin và quyền lực.

Theo nghiên cứu thì trên thế giới 29% các thương hiệu hàng đầu thế giới sử dụng màu đỏ.

Ngành phổ biến: ẩm thực, ô tô, công nghệ, nông nghiệp.

Bắt đầu từ đây, Cholimex Food xác định sứ mệnh vì người tiêu dùng Việt nên công ty đầu tư phát triển bộ nhận diện thương hiệu với sắc đỏ nổi bật cùng slogan “Gia vị cuộc sống”, như lời khẳng định và bảo chứng cho chất lượng, mùi vị cũng như sứ mệnh của những sản phẩm mang thương hiệu Cholimex Food.

Hình 3 Một số sản phẩm của Cholimex Food.

(Nguồn: Website công ty)

Ngày nay, Cholimex Food được người tiêu dùng biết đến không chỉ là một doanh nghiệp sản xuất gia vị, thực phẩm chất lượng mang thương hiệu Việt mà còn là một đơn vị luôn đồng hành cùng mỗi gia đình Việt, mỗi gian bếp Việt Bên cạnh đó, công

Trang 15

ty cũng đã đồng hành cùng một số chương trình ẩm thực, góp phần giới thiệu tinh hoa các món ngon Việt Nam, đặc sản các vùng miền, vẻ đẹp ẩm thực Việt Nam… Hình ảnh một gian bếp Việt ấm cúng, một mâm cơm đậm đà vị quê hương và tròn vị hạnh phúc luôn là điều mà mỗi sản phẩm hay mỗi chương trình mang tên Cholimex Food hướng tới.

2.2 Lãnh Đạo doanh nghiệp:

Hình 4 Ông Diệp Nam Hải – Tổng giám đốc / Thành viên Hội đồng Quản trị công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex

(Nguồn: Website công ty) Quá trình công tác

- 1994-2007: công tác tại công ty CP Thực phẩm Cholimex (trước là XN Chế biến hải sản và thực phẩm Cholimex): Chức vụ Nhân viên KD, Phó phòng KH-KD, Trưởng phòng KH-KD

- 2007- tháng 6/2016: công tác tại công ty CP Thực phẩm Chollmex: Phó Tổng giám đốc, Thành viên Hội đồng quản trị.

- Từ tháng 7/2016 đến nay: Tổng giám đốc, Thành viên Hội đồng quản trị công ty CP Thực phẩm Cholimex

Phong cách làm việc đối với nhân viên

- Luôn lắng nghe và coi trọng ý kiến của nhân viên

Trang 16

- Tính tập thể và sự quan tâm đến từng cá nhân trong tập thể - Nguồn nhân lực là tài sản quý của công ty

- Không cho rằng kết quả thành công của công ty hiện tại là do mình mà còn do nhân viên, những người đóng góp Trích đoạn phỏng vấn khi Chủ tịch nước đã tặng Huân chương Lao động hạng nhất cho tập thể Cholimexfood và Huân chương Lao động hạng ba cho những người đứng đầu.

Phóng viên: Là cá nhân được nhận Huân chương Lao động thì hẳn ông đã dẫn dắt “con tàu” Cholimexfood thành công trong thời kỳ đổi mới Ông có thể nói qua những thành quả đạt được của mình? ( Phóng viên Báo SGGP)

Ông Diệp Nam Hải: Kết quả này là của cả tập thể công ty, trong đó có công xây dựng nền tảng của những thế hệ lãnh đạo các thời kỳ trước Không chỉ riêng tôi mà anh em trong công ty cũng vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Do vậy, thành công là của cả tập thể và tôi chỉ là một thành viên trong đó.

- Coi con người là yếu tố quan trọng nhất

+ Đào tạo kịp thời nhân viên tân tuyển để đáp ứng nhu cầu phát triển và ổn định nguồn nhân lực của Công ty

+ Tái đào tạo đội ngũ nhân viên hiện hữu và có kinh nghiệm, luôn chú trọng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ quản lý và nhân viên chuyên môn

+ Tập trung huấn luyện, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên qua các đợt thi nâng bậc, kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm

+ Luôn chú trọng huấn luyện về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phổ biến cập nhật quy định, nội quy, chế độ chính sách cho toàn thể công nhân trong Công ty

+ Có những chính sách đãi ngộ hợp lý với nhân viên Phong cách làm việc trong hoạt động kinh doanh:

- Luôn lấy khách hàng làm trọng tâm để làm sao mang lại cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo.

- Có quan điểm muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ pháp luật trong kinh doanh, không gian lận thương mại, minh bạch trong hoạt động kinh doanh

Trang 17

và bảo vệ môi trường Không vì lợi nhuận mà hủy hoại môi trường, để xã hội gánh chịu hậu quả là trái với đạo đức kinh doanh.

- Luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, công ty đã có các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn và xây dựng được chuỗi cung ứng khép kín, từ vùng nguyên liệu đến chế biến, cung cấp thực phẩm an toàn chất lượng cao Cách xử lý của ông Diệp Nam Hải trong khủng hoảng trong đợt dịch Covid– 19 Trong giai đoạn dịch bùng phát mạnh tại TP.HCM từ 15/7-30/9, ông Diệp Hải Nam đã tổ chức sản xuất “3 tại chỗ” nhằm bảo đảm duy trì hệ thống kinh doanh, xuất khẩu và nguồn cung ứng hàng hoá cho thị trường nội địa Đương nhiên, trong giai đoạn khó khăn, công ty bị giảm sút về các khoản kinh doanh từ 20-30%, nhưng chỉ trong quý 3, công ty đã quay trở lại quy mô kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới khá nhanh và ổn định.

Vì trong thời gian sản xuất 3 tại chỗ, lực lượng công nhân tham gia khoảng 60% (khoảng 1000 người/ 1800 nhân viên của công ty ) Công ty đã tạo điều kiện đầy đủ, phối hợp các cơ sở y tế tiêm ngừa mũi 1 cho công nhân ngay từ tháng 6/2021 để đảm bảo sức khoẻ Bên cạnh đó, nhà máy có nhiều chính sách bồi dưỡng thù lao cho công nhân để họ yên tâm làm việc Nhờ vậy đã có sự trở lại kịp thời, đạt doanh thu 2500 tỷ, tăng hơn năm ngoái 10%, đây là một tín hiệu khả quan khi đạt kế hoạch đề ra 2.3 Phân tích triết lí kinh doanh của doanh nghiệp Cholimex

I Triết lí kinh doanh:

- Xem chất lượng toàn diện và phát triển bền vững là kim chỉ nam cho họat động của Công ty.

- Xem nguồn nhân lực là nhân tố then chốt, là tài sản lớn nhất của Công ty - Liên tục cải tiến và không ngừng phát triển các ý tưởng sáng tạo thành các giải

pháp hữu hiệu trong kinh doanh.

- Liên tục phát triển và nuôi dưỡng niềm tin của xã hội đối với thương hiệu dịch vụ của Công ty cung cấp Đây là tôn chỉ, mục đích của Công ty.

- Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của mọi khách hàng, Xem sự thành công, hài lòng của khách hàng là động lực phát triển của Công ty.

II Giá trị cốt lõi:

- Lấy khách hàng làm trọng tâm, đề cao vai trò của từng cá nhân và toàn tập thể, đề cao tinh thần trách nhiệm và tính trung thực.

- Mang lại cho khách hàng những giá trị cao nhất, thông tin minh bạch, sản phẩm hoàn hảo

Trang 18

- Tuân thủ pháp luật trong kinh doanh - Bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.

- Xem tinh thần sáng tạo là nền tảng cho sự phát triển

- Xem con người là tài sản của Công ty, là nhân tố tạo nên sự thành công - Xem tinh thần đồng đội, sự trung thực là phương châm hành động - Xem sự khác biệt, đột phá là lợi thế cạnh tranh.

III Tầm nhìn:

Xây dựng Cholimex trở thành doanh nghiệp mạnh và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ, khẳng định vị thế trên thị trường trong

- Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo để mọi người có thể phát huy hết khả năng của mình - Đối với xã hội: Luôn ý thức lợi ích của Cholimex gắn liền với lợi ích xã hội và

những hoạt động đóng góp cho xã hội là một phần trách nhiệm của Cholimex đối với cộng đồng.

2.4 Phân tích các hoạt động của doanh nghiệp I Phong cách làm việc:

- Xem chất lượng toàn diện và phát triển bền vững là kim chỉ nam cho hoạt động của công ty.

- Liên tục cải tiến và không ngừng phát triển các ý tưởng sáng tạo thành giải pháp hữu hiệu trong kinh doanh.

- Liên tục phát triển, nuôi dưỡng niềm tin của xã hội đối với thương hiệu công ty - Công ty còn chú trọng yếu tố “xanh” và xem môi trường như một tiêu chí đánh

giá đạo đức doanh nghiệp Vì vậy, Cholimex food đã chủ động xây dựng hệ thống xử lý chất thải, thường xuyên kiểm tra, đảm bảo chất thải đạt tiêu chuẩn quy định và khử trùng trong khu vực phân xưởng sản xuất.

II Thái độ làm việc:

- Hướng đến xây dựng công ty trở thành doanh nghiệp mạnh và chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và dịch vụ, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Lấy khách hàng làm trọng tâm, đề cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân và toàn tập thể, nhầm mang lại cho khách hàng những giá trị cao nhất, sản phẩm hoàn hảo, tuân thủ pháp luật trong kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Trang 19

- Cholimex food luôn thực hiện sứ mệnh mang đến cho khách hàng những bữa ăn ngon lành, chọn vị với các sản phẩm chất lượng và không ngừng sáng tạo đối với cộng đồng và xã hội.

- Chi tiết các chính sách của Cholimex III Cơ cấu tổ chức:

- Mô hình quản trị:

+ Đại hội đồng cổ đông có quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn đề theo quyền và nghĩa vụ được pháp luật và điều lệ công ty quy định.

+ Hội đồng quản trị có 05 thành viên là cơ quan quản trị công ty, có toàn quyền đại diện cho công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị cổ đông;

+ Ban kiểm soát có 03 thành viên, là những người thay mặt đại hội đồng cổ đông thực hiện các nhiệm vụ của mình theo điều lệ công ty, các nghị quyết, quyết định của công ty, đánh giá, giám sát và hoạt động, quản lý thay cho hội đồng quản trị, ban giám đốc, đại hội đồng cổ đông tuân theo các văn bản pháp luật.

- Cơ cấu tổ chưc bộ máy doanh nghiệp:

1 Về ban lãnh đạo: Hội đồng quản trị:

Trang 20

Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Ông Huỳnh An Trung.

Thành viên Hội đồng Quản trị/ Tổng Giám đốc - Ông Diệp Nam Hải Thành viên Hội đồng Quản trị/ Phó Tổng Giám đốc - Bà Nguyễn Thị Huyền

Thành viên Hôi đồng Quản trị - Ông Trần Phương Bắc Thành viên Hội đồng Quản trị - Ông Thân Ngọc Nghĩa 2 Ban kiểm soát:

Trưởng Ban kiểm soát - Ông Phạm Văn Tranh Thành viên Ban Kiểm soát - Ông Võ Văn Đầy Kiểm soát viên - Bà Đỗ Thị Hoàng Yến 3 Ban điều hành:

Thành viên Ban điều hành - Ông Diệp Nam Hải Thành viên Ban điều hành - Bà Nguyễn Thị Huyền Trang Thành viên Ban điều hành - Bà Hồ Ngọc Hương 4 Kế toán trưởng:

Kế toán trưởng – Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc 5 Ban Tổng Giám đốc:

Phó Tổng giám đốc – Bà Hồ Ngọc Hương IV Chính sách và quy định chung:

1 Trách nhiệm và quyền lợi của khách hàng:

- Cholimex Food tuyệt đối nghiêm cấm mọi hình thức xâm phạm, can thiệp (hoặc xúi giục can thiệp) bất hợp pháp vào hệ thống máy chủ hay làm thay đổi cấu trúc cơ sở dữ liệu của website www.cholimexfood.com.vn

- Khách hàng không được đưa ra những nhận xét, đánh giá có ý xúc phạm, gây rối, nhằm hạ uy tín, thương hiệu của cá nhân hoặc doanh nghiệp Không nêu ra những nhận xét có tính chính trị (tuyên truyền, chống phá, xuyên tạc chính quyền…), kỳ thị tôn giáo, giới tính, sắc tộc… Tuyệt đối cấm mọi hành vi mạo nhận, cố ý tạo sự nhầm lẫn mình là một khách hàng khác hoặc là thành viên Ban quản trị.

- Cholimex Food trân trọng và sẵn sàng ghi nhận những ý kiến, góp ý hoặc ý tưởng để phát triển dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ của tất cả khách hàng Cholimex Food đảm bảo những thông tin khách hàng cung cấp sẽ chỉ được dùng để trao đổi giữa khách hàng và Cholimex Food, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và sẽ không được chuyển giao cho bên thứ ba nào khác vì mục đích thương mại - Thông tin bảo mật và chỉ buộc phải cung cấp những thông tin này cho các cơ quan

pháp luật khi được yêu cầu đúng với luật định 2 Trách nhiệm và quyền lợi của Cholimex Food:

Ngày đăng: 04/05/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w