1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Essay các chế Định nguyên thủ quốc gia

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế định nguyên thủ quốc gia qua các bản Hiến pháp Việt Nam
Tác giả Vũ Kim Thoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thùy Dương
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Hiến Pháp
Thể loại Bài Tập Tiểu Luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 394,32 KB

Nội dung

Các chế định nguyên thủ quốc gia Các chế định nguyên thủ quốc gia Các chế định nguyên thủ quốc gia Các chế định nguyên thủ quốc gia

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

MỤC LỤC: 1 PHẦN :MỞ ĐẦU 2 PHẦN :NỘI DUNG I Khái quát về chế định nguyên thủ quốc gia

II Chế định chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 III Chế định nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 1959 IV.Chế định nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 1980 V Chế định Chủ tịch nước theo HP 1992

VI Chế định chủ tịch nước theo hiến pháp 2013

3 PHẦN : KẾT LUẬN 4 PHẦN : TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

1 PHẦN : MỞ ĐẦU

Trong hệ thống bộ máy nhà nước của các nước hiện đại hầu như đều có một thiết chế đặc biệt là nguyên thủ quốc gia và được gọi với những tên gọi khác nhau: vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch, hội đồng liên bang, hội đồng nhà nước, chủ tịch nước Không chỉ về tên gọi mà ở mỗi nước thì vị trí, vai trò, chức năng và tính chất khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước Ngay ở trong một nước thể chế nguyên thủ quốc gia cũng có những thay đổi theo từng thời kỳ nhất định Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước và đã được quy định khác nhau qua các bản Hiến pháp 1946, 1959,1980, 1992 , 2013

Vì vậy, với mục đích muốn tìm hiểu rõ vị trí, tính chất pháp lý, chức năng thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia tại Việt Nam qua mỗi thời kỳ, em chọn lựa đề tài: “ Chế định nguyên thủ quốc gia qua các bản Hiến pháp Việt Nam” Đây là một đề tài khá rộng khi phải tìm hiểu chế định này trong suốt lịch sử lập hiến của nước ta , nên em chỉ có thể tìm hieerh chế định này dưới góc độ tổng quát nhất.Trong quá trình làm em còn nhiều thiếu sót nên rất mong sự góp ý của cô để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn ạ Em xin trân thành cảm ơn !

2 PHẦN : NỘI DUNG

I Khái quát về chế định nguyên thủ quốc gia Nguyên thủ quốc gia được Hiến pháp quy định là người đứng đầu nhà nước, có quyền thay mặt nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại; về nguyên tắc là đại diện tượng trưng cho sự bền vững và tập trung của Nhà nước.Khi cách mạng tư sản diễn ra và giành thắng lợi, giai cấp tư sản chiến thắng giai cấp phong kiến và lập ra bộ máy cai trị mới Trong bộ máy đó có sự xuất hiện của một thể chế mới, đó là thể chế nguyên thủ quốc gia.Vị trí pháp lý của các nguyên thủ quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chính trị Trong các nhà nước quân chủ chuyên chế , quyền lực của

Trang 4

Nguyên thủ quốc gia rất lớn và gần như tuyệt đối Trong khi đó , ở các nền dân chủ, quyền lực của Nguyên thủ quốc gia bị hạn chế trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Tuy nhiên , vị trí pháp lý của Nguyên thủ quốc gia ở mỗi loại chính thể dân chủ cũng rất khác nhau Tổng thống trong chính thể cộng hòa tổng thống và hỗn hợp có quyền lực lớn , trong khi đó ở chính thể đại nghị thì tổng thống thường mang tính đại diện lễ nghi

Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa bộ mấy tổ chức theo chế độ tập quyền , thì về nguyên tắc thiết chế nguyên thủ quốc gia riêng là không cần thiết Tại một số nước XHCN khác do truyền thống lịch sử của mình, còn lưu giữ thiết chế chủ tịch nước, thì chủ tịch nước tuy được coi là nguyên thủ quốc gia đứng đầu nhà nước, song phái sinh từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cùng cơ quan này thực hiện các chức năng nguyên thủ

Trong cơ chế nhà nước ta như đã nói ở trên, thiết chế nguyên thủ quốc gia được tổ chức khác nhau qua các bản Hiến pháp Ở Hiến pháp năm 1946 và 1959 là Chủ tịch nước Đến Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng nhà nước, năm 1992 và năm 2013 thì trở lại hình thức chủ tịch nước II Chế định chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946

1 Vị trí, tính chất Theo hiến pháp 1946 Chủ tịch nước có vị trí không những là người đứng đầu nhà nước mà còn là người lãnh đạo bộ máy hành pháp (Chính phủ) Với vị trí này thì tính chất của Chủ tịch nước được thể hiện giống như ở các nước dân chủ: là có sự phân công phối hợp giữa Nghị viện, Ban thường vụ và Chủ tịch nước Chủ tịch nước chủ tọa và quy định những vấn đề quan trọng đồng thời còn chủ tọa Hội đồng chính phủ và cùng với Chính phủ ban hành sắc lệnh quy định các chính sách thi hành các đạo luật, quyết nghị của Nghị viện

2 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước khác a Mối quan hệ với Nghị viện:

Chủ tịch nước có những quyền hạn lớn đối với Nghị viện như: yêu cầu Nghị viện thảo luận lại những luật mà Chủ tịch nước không đồng ý (Điều 31); Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào trừ khi phạm bội Tổ quốc (Điều 50)

Tuy vậy Nghị viện cũng có khả năng hạn chế quyền của Chủ tịch nước, để đảm bảo cho Nghị viện là cơ quan có quyền cao nhất: Chủ tịch nước được Nghị viện chọn trong số các nghị viên và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận, Chủ tịch nước có thể được bầu lại (Điều 45); Những luật mà Chủ tịch nước yêu cầu thảo luận lại nếu vẫn được Nghị viện ứng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch nước phải ban bố (Điều 31); Chủ tịch nước sẽ bị một tòa án đặc biệt của Nghị viện xét xử nếu

Trang 5

phạm bội phản bội Tổ quốc (Điều 51) b Mối quan hệ với Chính phủ

Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ.Chủ tịch nước chọn Thủ tướng Chính phủ trong Nghị viện ; ký sắc lệnh bổ nhiệm Thứ trưởng và các nhân viên cao cấp khác thuộc cơ quan Chính phủ( Điều 47,48) ; mỗi sắc lệnh của Thủ tướng Chính phủ phải có chữ ký của Chủ tịch nước và phải có một hay nhiều Bộ trưởng thuộc lĩnh vực đón tiếp ký (Điều 53)

c Mối quan hệ với cơ quan tư pháp Hiến pháp 1946 chưa quy định rõ về mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan tư pháp mà chỉ nói rằng các viên Thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm

3 Nhiệm vụ và quyền hạn Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước có thể phân chia thành 2 nhóm:

a Nhóm các nhiệm vụ và quyền hạn đối với quốc gia: bao gồm: Thay mặt cho nhà nước; Tổng chỉ huy quân đội và lực lượng vũ trang; Tặng thưởng huy chương và các cấp danh dự; Ký hiệp ước với các nước; Tuyên bố đình chiến hay tuyên chiến theo quyết định của Nghị viện

b.Nhóm các nhiệm vụ và quyền hạn đối với 3 công quyền: - Hành pháp: Bổ nhiệm: Thủ tướng; Các công chức cao cấp khác; Các đại sứ

- Lập pháp: Ban hành: Đạo luật; Là thành viên của Nghị viện; Có quyền: Triệu tập phiên họp bất thường; Yêu cầu Nghị viện thảo luận về sự tín nhiệm của Nội các; Phủ quyết tương đối các dự án luật

-Tư pháp: Có quyền: Ân xá; Công bố đại xá III Chế định nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 19591 Vị trí, tính chất

Thiết chế Chủ tịch nước phát sinh từ Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, cùng Quốc hội thực hiện các chức năng nguyên thủ, điều phối các cơ quan cấp cao trong Bộ máy Nhà nước

Chủ tịch nước được xác định là người đứng đầu Nhà nước và không đồng thời là người đứng đầu Chính phủ Chủ tịch nước thay mặt Nhà nước thực hiện các chức năng thuộc về đối nội, đối ngoại (Điều 61 Hiến pháp 1959) Sự phân định chức năng nguyên thủ giữa Chủ tịch nước, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển sang hướng mới Mọi quyền hạn quan trong đều thuộc về Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chủ tịch nước chủ yếu thực hiện các công việc có tính đại diện cá nhân và tham gia nhất định vào các hoạt động của Nhà nước như lập pháp, thành lập các cơ quan Nhà nước, tặng thưởng huân chương, tuyên

Trang 6

bố chiến tranh… nhưng đều dựa trên quy định của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

2.Mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước khác: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra với nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ Quốc hội (4 năm) Ngoài ra, do hoàn cảnh lúc bấy giờ: đất nước bị chia cắt, miền Nam không tham gia bầu cử Quốc hội mà chỉ lưu nhiệm đại biểu có, nên để đề phòng có người xứng đáng ở cả hai miền nhưng không phải đại biểu Quốc hội, Hiến pháp 1959 đã quy định chọn Chủ tịch nước từ công dân Việt Nam Tất cả những điều trên được quy định tại Điều 62 Hiến pháp 1959 Chủ tịch nước vẫn còn có vai trò khá lớn đối với Hội đồng Chính phủ Chủ tịch nước đề nghị Thủ tướng để Quốc hội quyết định ; căn cứ vào quy định của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mà bổ nhiệm , bãi nhiệm Thủ tướng , Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ (Điều 63 Hiến pháp 1959) ; khi thấy cần thiết có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ ( Điều 66 Hiến pháp 1959)

3.Nhiệm vụ và quyền hạn: a Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại

_ Tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài cử đến; cử, triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài _ Căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ

Quốc hội mà phê chuẩn hiệp ước ký với nước ngoài _ Thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc; giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng

_ Căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm

_ Quyết định tặng thưởng huân chương và các danh hiệu vinh dự của Nhà nước

_Công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá b Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền lực Nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp,

tư pháp _ Về lĩnh vực lập pháp, Chủ tịch nước có quyền: + Trình dự án luật ra trước Quốc hội và dự án pháp lệnh ra trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 15 và 28 Luật Tổ chức Quốc hội 1960)

+ Công bố pháp luật, pháp lệnh Các đạo luật phải được công bố chậm nhất 15 ngày sau khi Quốc hội đã thông qua

_ Về lĩnh vực hành pháp, Chủ tịch nước tham gia thành lập Chính

Trang 7

phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Quốc phòng

_ Về lĩnh vực tư pháp và giám sát, đối với các cơ quan như Tòa án Nhân dân tối cao, hay Viện Kiểm sát tối cao, thì theo quy định của Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước hầu như không có nhiệm vụ và quyền hạn gì Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hiến

pháp 1959 cũng quy định Chủ tịch nước, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ (Điều 66) hoặc triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt (Điều 67)

IV Chế định nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 1980 1.Về vị trí, tính chất

Tại Hiến pháp 1980 chế định Chủ tịch nước được thay thế bằng chế độ Chủ tịch tập thể dưới hình thức Hội đồng nhà nước

Hội đồng Nhà nước là cơ quan mới, là kết cấu tổ chức mới của Nhà nước so với hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959

Điều 98 Hiến pháp 1980 đã khẳng định tính chất của Hội đồng Nhà nước: “Hội đồng nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của quốc hội và là chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

2 Mối quan hệ với cơ quan nhà nước khác Các thành viên của hội đồng nhà nước được bầu ra trong số các đại biểu quốc hội( điều 99), nhiệm kỳ của hội đồng nhà nước theo nhiệm kỳ của quốc hội( điều 101)

Hội đồng nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn được hiến pháp, luật và nghị quyết của quốc hội giao cho, giám sát việc thi hành hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của quốc hội ( điều 98)

Hội đồng nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước quốc hội (điều 98)

Hội đồng nhà nước có nhiệm vụ giám sát Hội đồng chính phủ , đình chỉ các quyết định, nghị định ,nghị quyết của hội đồng bộ trưởng tái với Hiến pháp Hội đồng nhân dân còn có thẩm quyền cử, bãi miễn các phó chánh

án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao, các phó viện trưởng ,kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

3 Về nhiệm vụ ,quyền hạn: Theo Điều 98 - Hiến pháp 1980 Hội đồng nhà nước có hai chức năng : chức năng cơ quan thường trực Quốc hội và chức năng của nguyên thủ quốc gia tập thể

V Chế định Chủ tịch nước theo HP 1992 1.Vị trí, tính chất

Trang 8

Theo Điều 101 HP 1992 quy định ”Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước Thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại”

2 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước khác Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Chủ tịch nước theo quyết định của Quốc hội bầu ,bãi nhiệm , miễn nhiệm Thủ tướng ; bổ nhiệm , miễn nhiệm , cách chức các chức danh khác của chính phủ Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu , miễn nhiệm ,bãi nhiệm Chánh án tòa án nhân dân tối cao , Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao

3 Nhiệm vụ , quyền hạn của chủ tịch nước Theo Điều 103, 104, 105 , Hiến pháp 1992 quy định rất rõ ràng về những nhiệm vụ quyền hạn của chủ tịch nước có thể chia thành hai nhóm nhiệm vụ chính: nhóm các nhiệm vụ ,quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện ,thay mặt nhà nước về đối nội , đối ngoại và nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc thiết lập các thiết chế quyền lực nhà nước trong lĩnh vực lập pháp , hành pháp, tư pháp

VI Chế định chủ tịch nước theo hiến pháp 2013 1 Vị trí , tính chất

Theo Điều 86 Hiến pháp 2013 , “ Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước , thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội , đối ngoại” Tuy nhiên lại không có quyền lực thực chất mà chủ yếu thực hiện chức năng đại diện mang tính hình thức , gần giống với nguyên thủ quốc gia của các nước theo chính thể đại nghị Mặc dù vậy ,chủ tịch nước đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia điều hòa ,phối hợp và gắn kết mối quan hệ giữa các cơ quan hệ giữa các cơ quan lập pháp , tư pháp và hành pháp 2 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước khác Trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội , theo sự giới thiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội với nhiệm kỳ như nhiệm kỳ của Quốc hội.Trong mối quan hệ hành pháp , Chủ tịch nước tham gia thành lập Chính phủ , có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà chủ tịch nước thấy là cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của chủ tịch nước Trong quan hệ với tư pháp , Chủ tịch nước đóng vai trò quan trong trong vai trò bổ nhiệm thẩm phán và kiểm sát viên Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu , miễn nhiệm , bãi nhiệm Chánh án tòa án nhân dân tối cao , Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm ,miễn nhiệm ,cách chức các thẩm phán tòa án các cấp

3 Nhiệm vụ ,quyền hạn của chủ tịch nước -Trong lĩnh vực lập pháp : trình dự án luật ra trước Quốc hội , kiến nghị về luật thông qua kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi bổ sung luật hiện hành ; công bố Hiến pháp , luật và pháp lệnh Đối với pháp lệnh và nghị quyết

Trang 9

của Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua chủ tịch nước có hai lựa chọn hoặc công bố trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua hoặc đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại (Điều 88 Hiến pháp 2013) Nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất ( Điều 88 Hiến pháp 2013) Chủ tịch nước không có quyền đề nghị xem xét lại các luật , nghị quyết của Quốc hội mà bắt buộc phải công bố -Trong lĩnh vực tư pháp : đề nghị Quốc hội bầu , miễn nhiệm ,bãi nhiệm Chánh án tòa án nhân dân tối cao ,Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm ,miễn nhiệm , cách chức thẩm phán các tòa án các cấp -Trong lĩnh vực hành pháp : đề nghị Quốc hội bầu , miễn nhiệm , bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ ; bổ nhiệm , miễn nhiệm , cách chức Phó thủ tướng , bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ;Chính phủ và Thủ tướng chính phủ phải báo cáo công tác trước Chủ tịch nước ;các văn bản của Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ ,Bộ trưởng và các cơ quan ngang bộ không được phép trái với lệnh quyết định của Chủ tịch nước ; Chủ tịch nước có quyền tham gia các phiên họp của Chính phủ khi xét thấy cần thiết nhưng không được có quyền điều hành hay tham gia biểu quyết các vấn đề được thảo luận tại phiên họp Chính phủ

3.PHẦN :KẾT LUẬN -Thứ nhất, trong hiến pháp 1946 chế định chủ tịch nước được xây dựng một cách độc đáo, vừa đảm bảo quyền lực nhà nước thống nhất và cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân, vừa tăng cường hiệu quả hoạt động cho chính phủ, phù hợp với yêu cầu kháng chiến kiến quốc lúc bấy giờ

-Thứ hai, trong Hiến pháp 1959 chủ tịch nước lúc này là khâu phối hợp giữa quốc hội và chính phủ, đây chính là sự phát triển trong chế định chủ tịch nước theo hiến pháp 1959 so với hiến pháp 1946, sự phát triển này là phù hợp với việc bộ máy nhà nước ta giai đoạn đó đã chuyển sang chế độ Xã hội chủ nghĩa

-Thứ ba, trong Hiến pháp 1980 chế định chủ tịch nước đã được xoá bỏ và thay vào đó là chế định chủ tịch tập thể.Việc xây dựng chế định hội đồng nhà nước còn thể hiện nguyên tắc tập quyền đã được vận dụng triệt để , điều đó thể hiện bộ máy nhà nước ta đã hoàn thành quá trình xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội thuần túy

-Thứ tư, hiến pháp 1992 ra đời đã kế thừa được những ưu điểm của Hiến pháp 1946 và 1959 vừa kế thừa được những mặt tích cực mà hiến pháp 1980 có được, đó là sự gắn bó giữa Quốc hội và Uỷ ban thường vụ

Trang 10

Quốc hội với chủ tịch nước trong thực hiện chức năng nguyên thủ Quốc gia Hiến pháp 1992 còn là sự phát triển, thể hiện sự đổi mới mang tính tiến bộ Cụ thể: Hiến pháp 1992 đã tách chủ tịch nước thành một thiết chế riêng chứ không phải là một cơ cấu nằm trong Quốc hội như hiến pháp 1980 hoặc gắn với hành pháp như như hiến pháp 1946, 1959 và một số nguyên thủ quốc gia của đa số các nước tư bản Ngoài ra chủ tịch nước còn bổ sung thêm một số quyền hạn mới như: quyền đề nghị xem xét lại một số pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về các vấn đề quy định tại các điều 8, 9 của điều 91 Hiến pháp 1992

-Thứ năm , Hiến pháp 2013 nhiệm vụ quyền hạn của chủ tịch nước cơ bản giống Hiến pháp 1992 Tuy nhiên chủ tịch nước còn có quyền yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại một số pháp lệnh và nghị quyết mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua; có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với tất cả các Chánh án, phó chánh án, các Thẩm phán của các Toà án (trừ Chánh án toà án nhân dân tối cao); có quyền cho nhập, thôi, tước, huỷ bỏ và cho trở lại quốc tịch Việt Nam (Điều 38, Luật quốc tịch Việt Nam 2008)

4 PHẦN : TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam GS.TS Nguyễn Đăng Dung , PGS.TS.Đặng Minh Tuấn ,PGS.TS.Vũ Công Giao , khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

-Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013 1980-1959-1946) nhà xuất bản lao động

-1992 Bình luận khoa học Hiến pháp hiện hành 2013 ,Viện khoa học pháp lý GS.TS.Hoàng Thế Liên (chủ biên)

Ngày đăng: 29/08/2024, 22:40

w