Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNĐỀ TÀI: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thanh TrúcMã sinh viên: 20063176
Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thùy Dương
Hà Nội – 2021
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
TAND: Tòa án nhân dânTANDTC: Tòa án nhân dân tối caoVKSND: Viện kiểm sát nhân dân
A MỞ ĐẦU:I.Lý do chọn đề tài:
Với sự thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủCộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của ngành tòaán Trải qua các giai đoạn cách mạng, các quy định về ngành TAND đã nhiều lần được cảicách, sửa đổi, đã dần hoàn thiện và nâng cao vị trí, vai trò của ngành Tòa án, góp phần củngcố, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tòa án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02-06-2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổchức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơcấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Tòa án có vị trí trung tâmvà xét xử là hoạt động trọng tâm”
Song, trong thực tiễn xét xử của ngành TAND vẫn còn những mặt tồn tại không mang tínhpháp quyền, làm ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của ngành Tòa án
Do đó, việc nghiên cứu về “vị trí, vai trò của TAND nước ta hiện nay” là vấn đề đáng quantâm về cả mặt lý luận và thực tiễn
II.Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của TAND ở nước ta hiện nay; phân tíchvà đánh giá thực trạng về vị trí, vai trò của TAND; đề xuất những quan điểm và giải pháppháp lý cơ bản nhằm nâng cao vị trí, vai trò của TAND đáp ứng những yêu cầu bức thiết và
Trang 3III Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp cụ thể nghiên cứu nội dung đề tài tiểu luận là: phân tích tổng hợp, logic lịch sử; nghiên cứu thực tiễn; trừu tượng hóa khoa học của kinh tế chính trị
-B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:I.Những vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của TAND:
1 Khái niệm vị trí của TAND:
“TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyềntư pháp” (khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013) TAND có vị trí đặc biệt trong hệ thống các cơquan nhà nước: cơ quan duy nhất có quyền xét xử; xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
2 Vai trò của TAND:
Với vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nước, TAND thực hiện vai trò “ bảo vệ pháp chế xãhội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tàisản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm củacông dân” (Điều 126)
TAND thực hiện các vai trò cơ bản sau: Bảo vệ quyền con người, quyền công dân; Bảo đảmpháp chế xã hội chủ nghĩa;
II.Vị trí, vai trò của TAND ở nước ta hiện nay:
1.Vị trí, vai trò của TAND trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước:1.1 Mối quan hệ với Quốc hội:
Quốc hội quy định tổ chức, hoạt động và nhiệm vụ quyền hạn của chánh án TAND tối caodo Quốc hội bầu ra, nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm; việc bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm cũng do Quốc hội quyết định (khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013) Sau khi đượcbầu, Chánh án TANDTC phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp(khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013) Khi có đề nghị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án
Trang 4TANDTC của Chủ tịch nước thì Quốc hội sẽ xem xét phê chuẩn đề nghị đó (khoản 3 Điều88 Hiến pháp 2013).
Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyềnxem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyếtcủa Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền vàlợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trảlời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơsở để Tòa án giải quyết vụ án (khoản 7 Điều 2 Luật tổ chức TAND 2014) TANDTC trìnhQuốc hội dự án luật và Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh (khoản 1 Điều 84 Hiếnpháp 2013) Chánh án TANDTC chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội;trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụQuốc hội (khoản 2 Điều 105 Hiến pháp 2013) Chánh án TANDTC phải trả lời chất vấn,đáp ứng yêu cầu của đại biểu Quốc hội (khoản 1,2,3 Điều 80 Hiến pháp 2013) Quốc hội,các cơ quan của Quốc hội có thẩm quyền giám sát hoạt động của TAND theo quy định củaluật (Điều 19 Luật tổ chức TAND 2014)
1.2 Mối quan hệ với Chủ tịch nước:
Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước có thẩm quyền “đề nghị Quốc hội bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánhán TANDTC, Thẩm phán các Tòa án khác; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết củaQuốc hội, công bố quyết định đại xá.” (Điều 88 Hiến pháp 2013)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án TANDTC: “Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình vềtrường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.” (khoản 4 Điều 27 Luật tổ chức TAND2014); “Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 35,khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48,khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 63, khoản 1 Điều 64 củaLuật này và các chức vụ trong TANDTC, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.” (khoản 8 Điều 27 Luật tổ chức TAND 2014)
Trang 5“Phó Chánh án TANDTC được Chủ tịch nước bổ nhiệm trong số các Thẩm phán TANDTC.Nhiệm kỳ của Phó Chánh án TANDTC là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm Phó Chánh ánTANDTC do Chủ tịch nước miễn nhiệm, cách chức.” (khoản 1 Điều 28 Luật tổ chức TAND2014).
1.3 Mối quan hệ với Chính phủ:
Sau năm 2002, Chính phủ không còn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống Tòa án như trước đây.Tuy nhiên, về mặt pháp lý thì Chính phủ vẫn có được một số uy thế nhất định đối với hệthống Tòa án:
Thứ nhất, “số lượng Thẩm phán Tòa án khác, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấpTòa án và tổng biên chế của TAND do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghịcủa Chánh án TANDTC sau khi có ý kiến của Chính phủ.” (khoản 2 Điều 95 Luật tổ chứcTAND 2014)
Thứ hai, “kinh phí hoạt động của TANDTC, TAND cấp cao, TAND tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, Tòa án nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương doChính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với TANDTC Trường hợp Chínhphủ và TANDTC không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của TAND thì Chánh ánTANDTC kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định.” (khoản 1 Điều 96 Luật tổ chức TAND2014)
Thứ ba, “kinh phí hoạt động của Tòa án quân sự do Bộ Quốc phòng phối hợp với TANDTClập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.” (khoản 2 Điều 96 Luật tổchức TAND 2014)
1.4 Mối quan hệ với Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra:
Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền: “Xem xét, kết luận về tínhhợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểmsát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm
Trang 6sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứtheo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự” (khoản 3 Điều 2 Luật tổ chức TAND 2014).
2.Vị trí, vai trò của TAND thể hiện thông qua chức năng, nhiệm vụ của Tòa án:
Trong Hiến pháp 1992 (Điều 127), TAND và VKSND có chung nhiệm vụ: “ bảo vệ pahspchế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhànước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân”,tuy nhiên, trong Hiến pháp 2013 (khoản 3 Điều 102), TAND có các nhiệm vụ: “ bảo vệcông lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” Như vậy, so với Hiến pháp1992, quy định của Hiến pháp 2013 thể hiện những điểm mới cả về nội dung và tư duy lậphiến Việc quy định nhiệm vụ của TAND thành một nội dung riêng khác với nhiệm vụ củaVKSND nhằm phù hợp với chức năng đặc thù của tòa án là xét xử, còn việc bổ sung nhiệmvụ bảo vệ công lý cho TAND nhằm phù hợp với chức năng mới của TAND là cơ quan thựchiện quyền tư pháp Với vị trí là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tòa án là cơ quan duynhất trong bộ máy nhà nước được nhân danh công lý, vì thế có khả năng và nhiệm vụ bảo vệcông lý thông qua hoạt động xét xử
Quy định TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp tạo sơ sở hiến định cho việc thể chếhóa chức năng, nhiệm vụ của tòa án trong các luật chuyên ngành theo hướng mở rộng thẩmquyền của TAND đến một số lĩnh vực hành chính, đặc biệt là những loại vụ việc liên quanđến hạn chế quyền thân nhân của công dân, mà trước đây vẫn thuộc quyền quyết định củacác cơ quan hành chính (theo Luật xử lý vi phạm hành chính), cụ thể như đưa trẻ em viphạm pháp luật vào trường giáo dưỡng, đưa người vi phạm pháp luật vào cơ sở giáo dục bắtbuộc và đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Sự mở rộng này phù hợpvới xu hướng chung trên thế giới về vai trò, nhiệm vụ của tòa án, cũng như về việc bảo vệquyền con người
“Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc,nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thứcđấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác” (khoản 1 Điều 2 Luật tổchức TAND 2014)
Trang 73.Vị trí, vai trò của TAND thể hiện thông qua thẩm quyền của Tòa án:
3.1 Xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, laođộng, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật
3.2 Xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu nhập trongquá trình tố tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không ápdụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhânthân
3.3 Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩmquyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vị Quốc hội để đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có tráchnhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của phápluật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án
3.4 Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.3.5 Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của Luật
III Những cản trở ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của TAND và giải pháp nhằm
nâng cao vị trí, vai trò của TAND ở nước ta hiện nay:
1 Những cản trở ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của TAND ở nước ta hiện nay:
Mặc dù Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử ở Việt Nam nhưng pháp luật lại quyđịnh Quốc hội có quyền thành lập các Tòa án đặc biệt bất cứ lúc nào Tuy trên thực tế chưacó trường hợp nào xảy ra, nhưng lại thể hiện rằng hệ thống Tòa án không phải là hệ thốnghoàn toàn độc lập trong bộ máy nhà nước Việt Nam
Bên cạnh đó, chế độ chính sách đối với cán bộ Tòa án chưa thực sự tương xứng với tínhchất công việc, chưa giúp cho ngành Tòa án thu hút nguồn cán bộ có trình độ, năng lực vàocông tác trong ngành, đặc biệt là những nơi vùng sâu, vùng xa; một số cơ quan, tổ chứcchưa thực sự phối hợp chặt chẽ với Tòa án, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm cũng như
Trang 8chưa trung thực hoàn toàn trong công việc của mình khiến quá trình giải quyết các vụ ánngày càng khó khăn
Còn đối với vấn đề liên quan đến Thẩm phán, không chỉ chịu áp lực và thách thức trongcông việc mà chế độ đãi ngộ cũng là khó khăn không nhỏ đối với Thẩm phán
2 Những giải pháp giúp nâng cao vị trí, vai trò của TAND ở nhà nước ta hiện nay:
Trước hết cần “đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn,trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tínhcông khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử,coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” Bên cạnh đó cần đánh giá việc tham khảokinh nghiệm tốt của nước ngoài và tận dụng những kinh nghiệm đó có sáng tạo, phù hợp vớiđiều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà nước ta, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khuvực Hơn thế nữa, việc đầu tư vào yếu tố con người là giải pháp không kém phần quan trọng,nhà nước ta bên cạnh việc cải thiện chế độ đãi ngộ đối với những người có đóng góp trongngành Tòa án nói riêng và Nhà nước nói chung thì cần có những chính sách đãi ngộ đối vớinhân tài, với những cá nhân, tổ chức có cống hiến to lớn trong việc xây dựng và phát triểnđất nước để tạo động lực cho tất cả mọi người cũng như góp phần giúp hạn chế vấn đề“chảy máu chất xám” trong thời đại hiện nay
C KẾT LUẬN:
Trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu về chủ để “vị trí, vai trò của TAND đối với nước ta hiệnnay”, tôi đi đến kết luận rằng: bên cạnh những nét nổi bật trong vị trí, vai trò của TAND đốivới nước ta thì vẫn tồn tại không ít những khó khăn, thách thức cần xem xét để sửa đổinhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa vị trí, vai trò của TAND đối với nước ta nói riêng vàđối với Nhà nước hiện nay nói chung
D TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 GS.TS Nguyễn Đăng Dung - PGS.TS Đặng Minh Tuấn – PGS.TS Vũ Công Giao(Đồng chủ biên), Giáo trình Luật Hiến pháp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,2015
Trang 92 Trần Phụng Vương, Luận văn “Nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứngyêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay”, Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2012
3 Dương Hải Yến, Luận văn “Vai trò của Tòa án nhân dân trong cải cách tư pháp củaViệt Nam hiện nay”, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
4 Nguyễn Văn Tám, Luận văn “Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong thể chế nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội,
2013.5 Hiến pháp 2013.6 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014