Vị trí, vai trò của Tòa Án nhân dân ở Việt Nam hiện nay Vị trí, vai trò của Tòa Án nhân dân ở Việt Nam hiện nay Vị trí, vai trò của Tòa Án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Hà Nội - 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Phương pháp nghiên cứu 3
NỘI DUNG 4
1 Khái niệm về vị trí pháp lý của Tòa án nhân dân 4
2 Vai trò của Tòa án nhân dân hiện nay 5
2.1 Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa 5
2.2 Bảo vệ pháp luật 7
2.2.1 Tòa án áp dụng pháp luật 7
2.2.2 Tòa án tuân thủ pháp luật 7
2.3 Bảo vệ quyền con người, quyền công dân 8
3 Phương hướng và giải pháp giúp nâng cao vị trí, vai trò của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay 8
3.1 Phương hướng giúp nâng cao vị trí, vai trò của TAND ở Việt Nam hiện nay 8
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án ở Việt Nam hiện nay 10
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Tòa án nhân dân với vị trí là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử, hoạt động xét xử của Tòa án thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp và toàn thể bộ máy nhà nước Tòa án nhân dân đã góp phần to lớn vào việc giữ gìn, đảm bảo công lý, xây dựng niềm tin giữa nhân dân và Nhà nước cũng như chế độ xã hội
Đã có những đổi mới các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND nhưng TAND hiện nay vẫn chưa đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong việc tổ chức thực hiện tư pháp, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền công dân, quyền con người và bảo đảm quyền tự do, dân chủ xã hội chủ nghĩa
Từ những vấn đề trên, em chọn đề tài “Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận, thông qua việc làm rõ vấn đề từ đó đánh giá vị trí, vai trò của TAND nước ta trong thời gian qua Qua đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng của TAND Việt Nam trong tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu
Vị trí pháp lý, vai trò của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là từ 2013 trở lại đây
3 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp mô tả, phương pháp so sánh
Trang 4NỘI DUNG
1 Khái niệm về vị trí pháp lý của Tòa án nhân dân
Từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, hệ thống Tòa án có vị trí đặc biệt so với các cơ quan Nhà nước nói cung và các cơ quan tư pháp khác nói riêng
Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử
Tại Khoản 1, Điều 102 Hiến pháp 2013 đã xác định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” So với Hiến pháp năm 1992, ngoài chức năng xét xử thì
Tòa án nhân dân còn thực hiện quyền tư pháp nhằm phân định quyền lực nhà nước: Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp Đây là cơ sở pháp lý để giao cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quyền con người, quyền của công dân, mà những loại việc đó hiện nay là các cơ quan hành chính đang thực hiện…
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp Trong đó quyền tư pháp, đặc biệt là quyền xét xử là một trong những chức năng quan trọng được giao cho
Trang 5Tòa án nhân dân Chính vì vậy mà Tòa án nhân dân có vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước
Tòa án là một trong năm hệ thống cơ quan cấu thành nhà nước (Cơ quan quyền lực nhà nước, Cơ quan hành chính nhà nước, Cơ quan xét xử, Cơ quan Kiểm sát, Chủ tịch nước), là cơ quan tư pháp Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử, hoạt động xét xử là hoạt động tư pháp, thực hiện quyền tư pháp
Tòa án là trung tâm của hệ thống các cơ quan tư pháp nước ta
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”
2 Vai trò của Tòa án nhân dân hiện nay
Theo Khoản 3, Điều 102 Hiến pháp 2013: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”
Tổng quát thì Tòa án nhân dân thực hiện những vai trò cơ bản sau:
2.1 Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Tại Khoản 1, Điều 102 Hiến pháp 2013 đã xác định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”
Trang 6Nhà nước thực hiện xét xử qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát xã hội bằng chuẩn mực pháp luật thông qua các cơ quan quyền lực Nhà nước, đặc biệt ở đây là Tòa án Hoạt động xét xử là hoạt động quyền lực được Nhà nước giao cho Tòa án thực hiện giám sát tối cao việc thực thi pháp luật, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện trên quy mô toàn xã hội một cách thường xuyên
Kiểm soát xã hội là cơ chế mà dựa vào đó, xã hội và các bộ phận của nó (các nhóm, các tổ chức) bảo đảm việc tuân thủ các chế định xã hội, ngăn ngừa những hành vi gây tổn thất cho hoạt động của hệ thống xã hội, cho bộ máy và công việc quản lý xã hội Công việc kiểm soát xã hội là do cơ quan nhà nước, các tổ chức, cũng như các nhóm xã hội tiến hành, dưới nhiều hình thức: sự kiểm soát lẫn nhau của những người tham gia vào quá trình kiểm soát, dư luận xã hội (chẳng hạn như lên án về mặt đạo đức, tẩy chay không tiếp xúc) Những hành vi, tranh chấp có nguy cơ đe doạ làm sai lệch tính hợp lý, công bằng của pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, xâm hại đến trật tự, an toàn xã hội thì được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của Toà án
Hoạt động bảo đảm xã hội của Toà án có những đặc trưng cơ bản sau:
- Chỉ diễn ra khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc mâu thuẫn, tranh chấp mà cá nhân, tổ chức cũng như Nhà nước không thể giải quyết được bằng những cơ chế kiểm tra, giám sát khác
- Phải được thực hiện thông qua hoạt động tranh luận công khai, dân chủ và bình đẳng giữa các bên tại toà án
Trang 7- Có quyền nhân danh Nhà nước, nhân danh công lý trong các phán quyết xử lý
quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình
Vai trò bảo vệ pháp luật của Tòa án được biểu hiện qua những mặt sau:
2.2.1 Tòa án áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là loạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể
2.2.2 Tòa án tuân thủ pháp luật
Quyền hạn, nhiệm vụ và chức năng của toà án được xác định trong Hiến Pháp và các văn bản pháp luật Các nguyên tắc có tính chất nền tảng về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước được vận dụng trong lĩnh vực tư pháp, như: Nguyên tắc tính tối thượng của Hiến Pháp và pháp luật trong hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội công dân; các quan hệ xã hội cơ bản phải được điều chỉnh bằng pháp luật; trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân; bảo đảm quyền con người trong quá trình xét xử; quyền lực Nhà nước thống nhất và có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp;
Trang 8tôn trọng và tận tâm thực hiện các điều ước quốc tế mà Nhà nước đã ký kết hoặc tham gia… là những biểu hiện rõ rệt nhất vai trò bảo vệ pháp luật của Toà án
2.3 Bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Các quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận nhằm xác định trách nhiệm của nhà nước trong việc tôn trọng các quyền con người, quyền công dân Nhưng trên thực tế thì chủ thể xâm phạm nhiều nhất các quyền đó lại là Nhà nước Do vậy Hiến pháp và pháp luật rất coi trong việc quy định trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ các quyền và tự do trước sự xâm phạm của mọi chủ thể trong xã hội mà đặc biệt là từ các cơ quan công quyền Trong việc bảo vệ này, Tòa án nắm vai trò quan trọng đặc biệt: Tòa án có khả năng xét xử độc lập các hành vi vi phạm các quyền con người, quyền công dân
Bất cứ ai cho rằng, quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm hại thì đều có thể kiện ra tòa án Với tư cách là công dân Việt Nam, người đó sẽ được pháp luật bảo hộ về quyền lợi và được giải quyết mọi xung đột trước tòa án
3 Phương hướng và giải pháp giúp nâng cao vị trí, vai trò của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
3.1 Phương hướng giúp nâng cao vị trí, vai trò của TAND ở Việt Nam hiện nay
- Cải cách tư pháp
Cải cách tư pháp nói chung, cải cách Tòa án nói riêng là những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị và xây
Trang 9dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đã được khẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã đề ra nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, với mục tiêu là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao
- Tăng cường sự giám sát của cơ quan dân cử, công luận và nhân dân đối với hoạt động xét xử của tòa án
Hoạt động tư pháp là việc thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, còn gọi là quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền tự do, tính mạng nhân phẩm, danh dự, tài sản… của công dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân; bảo vệ pháp chế, chế độ XHCN, quyền làm chủ của Nhân dân Hoạt động tư pháp ở Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động tư pháp là một đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và được thực hiện trên nhiều phương diện
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, công chức ngành tòa án, đặc biệt là thẩm phán
Trang 10Phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán quyết định hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ của Tòa án nhân dân các cấp Chính vì vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án luôn được Đảng, Nhà nước và các thế hệ lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao qua các thời kỳ quan tâm, chú trọng
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án ở Việt Nam hiện nay
- Nâng cao nhận thưc của cán bộ, đảng viên, người dân và toàn xã hội về vị trí, vai trò của tòa án trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng, bình đẳng xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, quyền con người và củng cố phát triển tự do dân chủ trong xã hội
- Cải cách mô hình tổ chức hệ thống tòa án hai cấp xét xử Nguyên tắc hai cấp xét xử là quan điểm chung có hướng chỉ đạo trong tố chức tố tụng; còn thủ tục tố tụng là quy định cần tuân thủ đề thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử Hệ thống tòa án phải tổ chức sao cho nguyên tắc hai cấp xét xử được thực hiện đúng đắn và hiệu quả Việc phân định thẩm quyền xét xử giữa các tòa án các cấp hiện nay phải tiếp tục theo hương đảm bảo tòa án mỗi cấp chủ yếu thực hiện một thẩm quyền xét xử: sơ thẩm hoặc phúc thẩm
- Tăng thẩm quyền của tòa án nhân dân Tòa hành chính cần có thẩm quyền mở rộng hơn nữa trong việc xét xử các quyết định hành chính, hành vi hành chính; hơn nữa có thể thêm quyền xem xét tính hợp hiến, hợp pháp các văn bản quy phạm pháp luật Việc tăng thẩm quyền của tòa án nhân dân trong lĩnh vực này có vai trò quyết định tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Xây dựng đôi ngũ thẩm phán chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ xét xử trong tình hình mới
Trang 11- Hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng tòa án
Trang 12KẾT LUẬN
Có thể thấy vai trò, vị trí của tòa án nhân dân ở Việt Nam là rất quan trọng Tòa án là nơi thực hiện công lý, công bằng xã hội Hoạt động xét xử của tòa án góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với ngành tư pháp nói chung và tòa án nói riêng, phải thể hiện đầy đủ dúng đắn bản chất dân chủ: của dân, do dân, vì dân trong quá trình xét xử Trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì vị trí, vai trò của tòa án càng cần được nâng cao và càng cần thể hiện mạnh mẽ vai trò của mình
Tư pháp chỉ nên được hiểu là các hoạt động xét xử của tòa án Hơn nữa, hoạt động xét xử này không chỉ nên dừng lại ở lĩnh vực dân sự, hình sự mà còn nên mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội
Việc đưa ra phương hướng và một số giải pháp muốn nhằm nâng cao vị trí, vai trò của tòa án nhân dân ở Việt Nam; đảm bảo cho Tòa án cần được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) để phù hợp với quy định của Hiến pháp mới, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân,xứng tầm là cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền, thực sự là chỗ dựa của nhân dân về công lý, góp phần tích cực vào việc bảo vệ và khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm
Trang 13TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 GS.TS Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS Đặng Minh Tuấn, PGS.TS Vũ Công Giao (2018), “Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Hiến pháp 2013 3 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020”
4 Trương Hòa Bình (2014), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý”
5 GS.TS Nguyễn Đăng Dung (2014), “Nguyên tắc độc lập của Tòa án và quy định của Hiến pháp năm 2013”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20
6 TS Nguyễn Đình Quyền (2017), “Giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nghiên cứu lập pháp, Số 21
(349)7 PGS.TS Trần Văn Độ, “Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc áp dụng
nguyên tắc đó vào việc tổ chức Tòa án các cấp”
8 Hà Hồng Hà, Nguyễn Quang Vũ (2010), “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân các cấp – nhìn từ một địa phương”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16
9 Đào Trí Úc, Nguyễn Thu Trang (2014), “Vai trò của hoạt động xét xử của tòa án trong quá trình phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18