1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Essay hiệp thương trong bầu cử Ở việt nam

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệp thương trong Bầu cử Ở Việt Nam
Tác giả Đặng Khánh Vân
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thùy Dương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Tiểu luận kết thúc môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 257,23 KB

Nội dung

Hiệp thương trong bầu cử ở Việt Nam Hiệp thương trong bầu cử ở Việt Nam Hiệp thương trong bầu cử ở Việt Nam Hiệp thương trong bầu cử ở Việt Nam

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

-o0o -TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC LUẬT HIẾN PHÁP

HIỆP THƯƠNG TRONG BẦU CỬ Ở VIỆT NAM

Sinh viên : Đặng Khánh Vân

Giảng viên : ThS Nguyễn Thùy Dương

Hà Nội, 3/2021

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

II NỘI DUNG 4

1 Bầu cử ở Việt Nam 4

2 Hiệp thương trong Bầu cử ở Việt Nam 6

III KẾT LUẬN 11

Tài liệu tham khảo 13

Trang 3

I MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tàiLịch sử phát triển của nhân loại đã khẳng định, bầu cử là một yếu tố khôngthể thiếu được trong một xã hội dân chủ, văn minh Chế độ Bầu cử dân cử ở ViệtNam bắt đầu từ cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946, trước đó dưới chế độphong kiến và sự thống trị của thực dân Pháp, người dân Việt Nam chưa từng đượchưởng các quyền bầu cử và ứng cử Trải qua các năm xây dựng củng cố và pháttriển hệ thống văn bản Việt Nam về việc tổ chức bầu cử ngày càng hoàn thiện hơn,thành công tổ chức các kì bầu cử cho đến nay, và sắp tới Hội đồng bầu cử quốc giado Quốc hội thành lập sẽ tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội XV, chỉ đạo và hướngdẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026,thông qua lần bầu cử này tôi muốn nghiên cứu để hiểu rõ hơn về quy trình tổ chứcbầu cử cũng như quy trình hiệp thương trong đó ở nước ta.

2 Mục tiêu nghiên cứuMục đích nghiên cứu là làm rõ về khái niệm, vai trò, chức năng, các bước tổchức Hội nghị Hiệp thương trong Bầu cử ở Việt Nam Nêu ra những mặt tích cựccũng như hạn chế của quy trình từ đó đưa ra những ý kiến, phương pháp nhằmđóng góp bổ sung đổi mới hoàn thiện chế độ bầu cử để phát huy dân chủ ,tăngcường vai trò của nhân dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

3 Phương pháp nghiên cứuPhương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp phân tích theo hệ thống;phương pháp kết hợp lí luận với thực tiễn

Trang 4

II NỘI DUNG1 Bầu cử ở Việt Nam1.1 Khái niệm Bầu cửBầu cử ở Việt Nam là quá trình các cử tri của quốc gia này đưa ra quyết địnhcủa họ theo các cách thức mà pháp luật quy định để chọn ra các đại biểu đại diệncho mình nắm giữ các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền ở trung ươngvà địa phương trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam Việc bầu cử ở Việt Nam gồmbầu cử Quốc hội (ở Trung ương) và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (ở địaphương) Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là hình thức dânchủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ củaNhân dân trong việc xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện - cơ quanquyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương ở nước ta nói riêng.

Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định một vài điều liên quan đến Bầu cử :

Điều 7.1 Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiếnhành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín

Điều 27 Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốttuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân Việc thực hiện các quyềnnày do luật định.

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩ Việt Nam, Quốc hội

ban hành “ Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015”.

Trang 5

1.2 Các nguyên tắc bầu cửHiến pháp 2013 và Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồngNhân dân 2015 đã quy định về nguyên tắc bầu cử bao gồm có :

Nguyên tắc phổ thôngNguyên tắc bình đẳngNguyên tắc trực tiếpNguyên tắc bỏ phiếu kín1.3 Quyền bầu cử, quyền ứng cửQuyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiệnquyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực của nhà nước theoquy định của pháp luật Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cửvà bỏ phiếu, là quyền chủ động trong lựa chọn của công dân

Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về việc công dân có đủ điều kiện, thểhiện nguyện vọng của mình được ứng cử, tham gia giữ chức vụ trong đại biểuQuốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định pháp luật

1.5 Trình tự tiến hành bầu cửTại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác bầu cử Đại biểu Quốchội khóa XV và Hội đông nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026, đã giới thiệu kếhoạch của Hội đồng bầu cử quốc gia triển khai cuộc bầu cử

Thành lập Ủy ban bầu cử chậm nhất là ngày 7/2/2021.Tổ chức Hiệp thương lần thứ nhất chậm nhất là ngày 17//2/2021.Công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểuQuốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử chậm nhất làngày 4/3/2021

Thành lập ban bầu cử chậm nhất là ngày 14/3/2021.Nộp hồ sơ người ứng cử đại biểu chậm nhất là 17 giờ ngày 14/3/2021

Trang 6

Tổ chức hiệp thương lần thứ 2 chậm nhất là ngày 19/3/2021.Thành lập Tổ bầu cử chậm nhất là ngày 3/4/2021.

Việc lập và niêm yết danh sách cử tri chậm nhất là 13/4/2021.Tổ chức hiệp thương lần thứ 3 chậm nhất là ngày 18/4/2021.Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội chậmnhất là ngày 28/4/2021

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân cáccấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021

Công bố danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấpchậm nhất ngày 02/6/2021

Công bố danh sách những trúng cử đại biểu Quốc hội chậm nhất ngày12/6/2021

2 Hiệp thương trong Bầu cử ở Việt Nam2.1 Khái niệm

Ở bất kỳ quốc gia nào, dù dân chủ đến mấy cũng không thể để hàng ngàn,hàng vạn ứng cử viên trong danh sách để cử tri đi bầu được Do đó, chế độ bầu cửnào cũng phải “sơ tuyển” trước khi lên danh sách chính thức để cử tri lựa chọn.Đây là giai đoạn quan trọng và phức tạp Mỗi chế độ lại áp dụng những phươngthức khác nhau vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như thể chế chính trị,tập quán, truyền thống Ở Việt Nam, với đặc thù là chế độ đặt dưới sự lãnh đạothống nhất của Đảng Cộng sản, hơn thế nữa, với sự đa dạng về các thành phần dântộc, các tầng lớp nên giai đoạn “sơ loại” này được xây dựng dưới hình thức “hiệpthương”: đàm phán, thương lượng để đạt được danh sách ứng cử viên cuối cùngtrước khi đưa ra để cử tri lựa chọn

Trang 7

Hiệp thương là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình bầu cử để thỏathuận về cơ cấu, thành phần, số lượng, danh sách người của các cơ quan, tổ chức,đơn vị được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dâncác cấp, thông qua hội nghị do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ở trung ươngvà địa phương với sự tham gia của đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận vàcác cơ quan nhà nước hữu quan.

Hội nghị hiệp thương ở trung ương do Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam triêu tập và chủ trì Hội nghị Hiệp thương ở địa phương doBan Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp triệu tập và duy trì

2.2 Quy trình Hiệp thương sau khi bổ sung và đổi mớiMuốn có được danh sách ứng cử viên chính thức cho các đơn vị bầu cử niêmyết để cử tri bỏ phiếu bầu cử, mặt trận tổ quốc Việt Nam phải tổ chức ba hội nghịhiệp thương cơ bản giữa các tổ chức là thành viên: Hội nghị hiệp thương để phânbổ số lượng ứng cử viên mà các tổ chức xã hội được giới thiệu, hội nghị hiệpthương sơ bộ các ứng cử viên để đưa về đơn vị nơi công tác và nơi cư trú lấy ýkiến đóng góp của Hội nghị cử tri, và cuối cùng là hiệp thương để lập danh sáchứng cử viên để đưa về các đơn vị bầu cử

Bước 1 : Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu,thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

Theo kế hoạch của Hội đồng bầu cử quốc gia triển khai cuộc bầu cử ĐBQHXV và bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026, tổ chức Hội nghị hiệp thươnglần thứ nhất trong khoảng thời gian từ 03/02/2021 đến ngày 17/2/2021 (95 ngàytrước ngày bầu cử)

Trang 8

Ở cấp Trung ương, Hội nghị do Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trậnTổ quốc Việt Nam chủ trì, với thành phần gồm Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặttrận Đại diện Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủđược mời tham dự hội nghị này.

Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội nghị do Ban thường trực Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh chủ trì, thành phần gồm có Ban thườngtrực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thànhviên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và đại diện Ban thường trực Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trực thuộc Đại diện Ủy ban bầu cử ở tỉnh,Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dựhội nghị này

Biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp trung ương phải ghi rõ thànhphần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị, đảm bảo số dư ngườiứng cử, tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ, dân tộc thiểu số theo quy định và được gửingay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội.còn ở cấp tình,thành phố trực thuộc trung ương phải nộp cho Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủyban thường vụ Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh

Trường hợp không thỏa thuận được vấn đề nào thì hội nghị quyết định biểuquyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ03 đến 05 người Trường hợp quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kínthì phiếu biểu quyết phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổchức hội nghị hiệp thương Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hội nghị hiệp thương

Trang 9

Căn cứ vào kết quả của hiệp thương lần thứ nhất, điều chỉnh cơ cấu, thànhphần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệuứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Bước 2 : Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội,đại biểu Hội đồng nhân dân

Việc giới thiệu người ứng cử được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày24/2/2021 đến ngày 11/3/2021

Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ giới thiệu người ứng cử thực hiện việcgiới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội, Hộiđồng nhân dân theo các bước sau: (1) Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị họp đểdự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình được giới thiệu ứng cử đại biểu;(2) Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với ngườiđược dự kiến giới thiệu ứng cử; (3) Trên cơ sở ý kiến nhận xét và tín nhiệm của hộinghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc (sau đây gọi chung là nơi công tác) củangười được dự kiến giới thiệu ứng cử, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổchức hội nghị ban lãnh đạo mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểuQuốc hội, Hội đồng Nhân dân

Bước 3: Tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danhsách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

Tổ chức giống như lần thứ nhất nhưng trong khoảng thời gian từ 15/3/2021cho đến 19/3/2021

Hội nghị thảo luận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốchội, đại biểu Hội đồng nhân dân căn cứ vào các nội dung sau đây : tiêu chuẩn củađại biểu; kết quả điều chỉnh lần thứ nhất của cơ quan phụ trách về dự kiến cơ cấu,

Trang 10

thành phần, số lượng người được giới thiệu; kết quả tại Hội nghị hiệp thương lầnthứ nhất; hồ sơ giới thiệu người ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi đến; ýkiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác đối với người được giới thiệuứng cử đại biểu.

Biên bản Hội nghị hiệp thương lần thứ hai được gửi giống như quy định tạihội nghị hiệp thương lần thứ nhất

Bước 4: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri đối vớingười ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

Diễn ra trong khoảng thời gian từ 21/03/2021 đến 13/4/2021, mục đích là đểlấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làmviệc ( nếu có) về những người ứng cử Hội nghị cử tri ở nơi cư trú do Ban thườngtrực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dâncùng cấp triêu tập và chủ trì; ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chứcxã hội, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan, tổ chức,đơn vị triệu tập và chủ trì; ở đơn vị vũ trang nhân dân là hội nghị quân nhân dolãnh đọa chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì

Tại hội nghị cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân để nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với những người ứng cử bằngcách giơ tay bày hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của Hội nghị

Xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểuQuốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là ngày 13/4/2021

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành điều chỉnh lần thứ hai về cơ cấu, thành

Trang 11

Bước 5 : Tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sáchnhững người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhândân

Diễn ra từ ngày 14/4/2021 đến ngày 18/4/2021 do Ban Thường trực ủy banMặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức, báo cáo về tình hình tổ chức lấy ýkiến, nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, cư trú đối với những ngườiứng cử Những người không đạt sự tín nhiệm trên 50% không được đưa vào danhsách giới thiệu

Hội nghị tiến hành thảo luận, lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêuchuẩn ứng cử đại biểu, đảm bảo đủ số dư thiết để hội nghị xem xét lựa chọn và lậpdanh sách Hội nghị thông qua biên bản và danh sách những người đủ tiêu chuẩnứng cử, gửi biên bản theo quy định giống như các lần Hội nghị trước

III KẾT LUẬNNhìn chung, các cuộc bầu cử của nước ta đã chứng tỏ được vị trí quan trọngtrong đời sống chính trị, góp phần tuyển chọn cho bộ máy nhà nước nhiều chính trịgia có đức, có tài, có khả năng đáp ứng được các nhiệm vụ của sự nghiệp cáchmạng trong mỗi thời kỳ Các cuộc bầu cử cũng cho phép đông đảo nhân dân thểhiện được quyền dân chủ thông qua lá phiếu chọn người đại diện vào các cơ quanquyền lực nhà nước, đã thể hiện ở mức độ nhất định tính dân chủ của chế độ Tuynhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác bầu cử ở nước tavẫn còn nhiều hạn chế, chưa hoàn toàn bảo đảm được quyền dân chủ của ngườidân trong việc lựa chọn những người đại diện, kiểm soát quyền lực đã ủy nhiệm.

Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện các bước bầu cử,nhất là đối với người tự ứng cử Đó là, chưa tạo được sự bình đẳng giữa ứng cử

Trang 12

viên được đề cử giới thiệu và ứng cử viên tự ứng cử Vì vậy, cần nghiên cứu để cónhững phương án cho vấn đề hiệp thương vừa thiết thực vừa phải bảo đảm thực sựdân chủ.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cần phải vận động cáctầng lớp nhân dân thực hiện quyền làm chủ xây dựng nhà nước, trước hết là bầu racơ quan dân cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) một cách thực sự dânchủ, thông qua việc giới thiệu người ứng cử, tổ chức hiệp thương dân chủ, tuyêntruyền vận động bầu cử; kiên quyết khắc phục lối dân chủ hình thức, làm thay nhândân

Trong quy trình hiệp thương, lựa chọn giới thiệu cán bộ dân cử phải bảo đảmsự lãnh đạo của Đảng, thông qua việc phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các đoàn thể nhân dân để phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân làvấn đề có ý nghĩa then chốt Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị củachính quyền nhân dân; cầu nối Đảng, Nhà nước và Nhân dân, do đó tổ chức này cónhiệm vụ rất quan trọng trong công tác bầu cử Qua thực tiễn các cuộc bầu cửQuốc hội và nâng cao hơn nữa tính dân chủ trong bầu cử đang đặt ra yêu cầu cầncụ thể hơn những quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân cũng như những nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốchội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xác định rõnhững điều kiện để cử tri thực hiện quyền dân chủ của mình, đó là quy trình hiệpthương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội

Ngày đăng: 29/08/2024, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w