- Xuất khẩu tại chỗ: chủ hàng hóa trong nước sẽ bán hàng hóa của mình cho thươngnhân nước ngoài và vận chuyển cho họ ngay trên lãnh thổ nước mình.- Gia công quốc tế: hoạt động kinh doanh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP MÔN : Chính sách kinh tế đối ngoại
Đề tài:
Các biện pháp thường được các quốc gia áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu Cho ví dụ
của một quốc gia trên thế giới và liên hệ thực tế Việt Nam
Lớp học phần:
Giảng viên hướng dẫn:
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1
Trang 2I.Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của các nước quốc gia 4
1.1.Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa 4
1.2.Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu được các quốc gia sử dụng gần đây 6
1.3 Vai trò của biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 7
II.Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Malaysia 8
2.1 Khái quát chung về xuất khẩu của Malaysia 8
2.1.1 Lợi thế xuất khẩu hàng hóa 8
2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia giai đoạn 2013 - 2022 8
2.1.3 Cơ cấu hình thức và thị trường hàng hóa xuất khẩu của Malaysia 8
2.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Malaysia 9
2.2.l Giai đoạn 1990 - 2005 9
2.2.2 Giai đoạn 2006 - 2014 10
2.2.3 Giai đoạn 2015 - 2021 11
2.3 Đánh giá về thành công & hạn chế trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Malaysia 13
III.Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam 15
3.1 Phân tích thực trạng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam 15
3.2 Các biện pháp thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam 18
3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 20
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến tại Đông Nam Á với dân số 32.98 triệu người(2021) Nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định chính trị đã khiến cho Malaysia trở thành một trong những nước năng động và giàu có nhất trong khu vực Ngày nay, Malaysia có một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, có GDP xếp thứ 6 Đông Nam Á Sự thành công của Malaysia không chỉ bắt nguồn từ những điều kiện bên ngoài thuận lợi, mà còn do những tác động tích cực của chính sách kinh tế đối ngoại Cụ thể là chính sách thúc đẩy xuất khẩu đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế nước này Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: “Các biện pháp thường được các quốc gia áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu Cho ví dụ của một quốc gia trên thế giới và liên hệ thực tế Việt Nam” để tìm hiểu rõ hơn về những điểm tương đồng
và khác biệt trong chính sách của Malaysia và Việt Nam, từ đó rút ra bài học cho nước ta
Trang 4I.Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của các nước quốc gia
1.1.Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa
a,Khái niệm
- Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền
tệ làm phương tiện thanh toán
- Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa ( bao gồmhàng hóa vô hình và hàng hóa hữu hình) trong nước
- Mục tiêu của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu
+Qua công tác xuất khẩu hàng hoá đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn và quantrọng cho đất nước đặc biệt có ý nghĩa quan trọng cho một quốc gia đang pháttriển như nước ta Thúc đẩy xuất khẩu góp phần đáng kể vào việc làm cân bằngcán cân ngoại thương và cán cân thanh toán, tăng mức dự trữ hối đoái, tăng cườngkhả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, hiện đại hoá hàng công nghiệp xuất khẩutrên thế giới
+ Thúc đẩy xuất khẩu cho chúng ta phát huy được lợi thế so sánh của mình, sửdụng có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú có sẵn và nguồn lao động, đem lạilợi nhuận cao Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên khi đưa chúng vào phâncông lao động xã hội cho phép giảm bớt lãng phí do xuất khẩu nguyên liệu thô vàbán sản phẩm
+ Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu thì tất yếu dẫn đến nền kinh tế phát triển mạnhtrong lĩnh vực chế tạo và sản xuất hàng xuất khẩu Điều này dẫn đến việc thu hútđược lực lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất và giảm nhẹ cho xã hội.Mặt khác, do yêu cầu khắt khe của việc làm hàng xuất khẩu để đáp ứng yêu cầuđòi hỏi của thị trường quốc tế, chất lượng mẫu mã chủng loại hình thức của hànghoá, do vậy mà tay nghề người lao động không ngừng được nâng cao tạo ra mộtđội ngũ lành nghề cho đất nước và sự chuyển biến về chất cho từng công dân.+ Xuất khẩu hàng hoá là phải xuất đi từ các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thịtrường quốc tế Chính vì vậy, buộc các doanh nghiệp tham gia vào làm hàng xuấtkhẩu phải có tính chủ động trong kinh doanh, liên kết tìm bạn hàng, tạo đượcnguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào để đầu tư trang thiết bị hiện đại để xuất khẩuđược hàng hoá
+ Thúc đẩy xuất khẩu tạo ra vai trò quyết định trong việc tăng cường hợp tác phâncông và chuyên môn hoá quốc tế, đưa nền kinh tế của mình hoà nhập vào nền kinh
tế thế giới
- Vai trò
+ Gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách,kích thích đổi mới công nghệ
Trang 5+ Cải biến cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao mức sống của người dân
+ Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp
+ Quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia
b Các hình thức xuất khẩu:
- Xuất khẩu trực tiếp: bên mua hàng và bên bán hàng sẽ trực tiếp thỏa thuận, ký kếthợp đồng ngoại thương với nhau Hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên này phải phùhợp với luật lệ của cả 2 nước là luật mua bán quốc tế
- Xuất khẩu ủy thác: doanh nghiệp sở hữu hàng hóa sẽ ủy thác cho một đơn vị khácđứng ra tiền hành xuất khẩu hàng, Đơn vị này sẽ đứng ra làm việc trên danh nghĩa
là bên nhận ủy thác
- Buôn bán đối lưu: người mua hàng hóa sẽ đồng thời là người bán hàng hóa Khi
đó lượng hàng xuất và nhập khẩu sẽ có giá trị tương đương với nhau Hình thứcxuất khẩu này còn có thể gọi với một các tên khác là xuất nhập khẩu liên kết hoặcđổi hàng lấy hàng
- Xuất khẩu theo nghị định thư: Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trảnợ) được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ
- Xuất khẩu tại chỗ: chủ hàng hóa trong nước sẽ bán hàng hóa của mình cho thươngnhân nước ngoài và vận chuyển cho họ ngay trên lãnh thổ nước mình
- Gia công quốc tế: hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bênnhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi
là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công
và nhận thù lao (gọi là phí gia công)
- Tạm nhập, tái xuất: lại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đãnhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất
- Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu:
Năng lực sản xuất: Năng lực sản xuất mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm cao là yếu tốthen chốt để thúc đẩy xuất khẩu
Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất thấp giúp tăng khả năng cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường quốc tế
Hạ tầng: Hệ thống hạ tầng giao thông, logistics hiệu quả giúp giảm chi phí vậnchuyển và tăng tốc độ xuất khẩu
Chính sách thương mại: Chính sách hỗ trợ xuất khẩu, giảm thuế, tạo điều kiệnthuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu
Thị trường quốc tế: Nhu cầu thị trường quốc tế, xu hướng tiêu dùng và các rào cảnthương mại ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Trang 61.2.Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu được các quốc gia sử dụng gần đây
Cải thiện môi trường kinh doanh:
Đơn giản hóa thủ tục hành chính: Giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệptrong quá trình xuất khẩu
Giảm thuế, phí cho doanh nghiệp xuất khẩu: Tăng khả năng cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường quốc tế
Nâng cao năng lực của hệ thống logistics, hạ tầng giao thông: Giảm chi phí vậnchuyển, đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu
Xúc tiến thương mại:
Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại: Quảng bá sản phẩm ra thị trườngquốc tế, thu hút khách hàng tiềm năng
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các mạng lưới kinh doanh quốc tế: Mở rộng thịtrường xuất khẩu, kết nối với các đối tác quốc tế
Ký kết các hiệp định thương mại tự do: Mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm thuếquan cho sản phẩm xuất khẩu
Nâng cao năng lực cạnh tranh:
Đầu tư vào nghiên cứu phát triển: Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầuthị trường quốc tế
Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo kỹ năng cho người lao động, đáp ứng yêu cầucủa ngành xuất khẩu
Áp dụng khoa học kỹ thuật: Nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất
Trang 7Ví dụ về các chính sách cụ thể được áp dụng:
Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc cung cấp các khoản vay ưu đãi cho doanhnghiệp xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ họ tham gia các hội chợ quốc tế
Hàn Quốc: Chính phủ Hàn Quốc triển khai chương trình "K-Brand" nhằm quảng
bá thương hiệu quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng thương hiệuriêng
Việt Nam: Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh,giảm thuế, phí và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp xuất khẩu.Ngoài ra, một số chính sách mới được áp dụng gần đây bao gồm:
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường mới: Nhiều quốc giađang triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang các thịtrường mới, tiềm năng như châu Phi, Mỹ Latinh
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu bằng thương mại điện tử: Thương mạiđiện tử đang ngày càng phát triển, nhiều quốc gia đang triển khai các chương trình
hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu bằng kênh này
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm xanh: Nhu cầu về sản phẩmxanh ngày càng tăng, nhiều quốc gia đang triển khai các chương trình hỗ trợ doanhnghiệp xuất khẩu sản phẩm xanh
1.3 Vai trò của biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu và tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế.Dưới đây là một số vai trò chính của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu:
- Khuyến khích sản xuất và xuất khẩu hàng hóa: Các chính sách này thường bao gồmviệc cung cấp các khoản tài trợ, và các quy định liên quan đến quảng cáo và phân phối.Như vậy, những chính sách này giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho việc sản xuất hànghóa xuất khẩu và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
- Giảm thuế và các rào cản phi thuế: Chính phủ có thể giảm thuế xuất khẩu hoặc loại bỏcác rào cản phi thuế như các tiêu chuẩn kỹ thuật quá nghiêm ngặt Điều này giúp giảmgiá sản phẩm xuất khẩu và tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế
- Tạo ra các đối tác thương mại và hợp tác quốc tế: Các chính sách này nhằm khuyếnkhích hợp tác với các quốc gia khác và đẩy mạnh quan hệ thương mại Việc ký kết cácHiệp định Thương mại tự do và ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế có thể tạo ra lợi thếcạnh tranh lớn trong việc tiếp cận thị trường mới và mở rộng thị trường xuất khẩu
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 8- Đầu tư trong hạ tầng và nâng cao năng lực sản xuất: Các chính sách này nhằm hỗ trợviệc đầu tư và phát triển hạ tầng cơ sở, như cảng biển, đường sắt và sân bay Điều nàygiúp làm giảm chi phí vận chuyển và tăng cường năng lực sản xuất, từ đó tăng cường khảnăng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu.
- Hỗ trợ đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm: Các chính sách này nhằmkhuyến khích các ngành công nghiệp đổi mới công nghệ và tăng cường chất lượng sảnphẩm Điều này giúp cải thiện hiệu suất sản xuất, tính cạnh tranh và giá trị gia tăng củahàng hóa xuất khẩu
- Xây dựng thương hiệu và tiếp thị hàng hóa: Phát triển chính sách thương hiệu và tiếp thịcung cấp công cụ và chiến lược để quảng bá các sản phẩm xuất khẩu Việc xây dựng mộthình ảnh và danh tiếng tốt cho sản phẩm và thương hiệu đất nước giúp tạo ra sự tin tưởng
và lòng trung thành từ phía khách hàng quốc tế
II.Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Malaysia
2.1 Khái quát chung về xuất khẩu của Malaysia
2.1.1 Lợi thế xuất khẩu hàng hóa
- Thương mại quốc tế của Malaysia có thuận lợi do nằm sát tuyến đường tàu thủy qua eobiển Malacca, là một trong những eo biển quan trọng nhất của thế giới với 50000 tàu vậnchuyển khoảng ⅓ lượng hàng hóa của thế giới mỗi năm Malaysia đã đầu tư xây dựngnhững cảng biển chất lượng nhất thế giới, đây là ưu thế vượt trội giúp thương mạiMalaysia vươn lên trong khu vực
- Malaysia là nước có lợi thế vững chắc về các nguồn tài nguyên khoáng sản, chiếm 33%sản lượng thiếc thế giới và có trữ lượng lớn về các khoáng sản quý như vàng, sắt,boxit Vì vậy xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, dầu mỏ là một mặt hàng xuất khẩu chính
- Bên cạnh đó, Malaysia nằm trong số các nhà xuất khẩu lớn nhất trên thế giới về thiết bịbán dẫn, thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông
2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia giai đoạn 2013 - 2022
- Theo số liệu của data.worldbank: Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia có dấu hiệnu giảmdần từ 244,49 tỷ USD năm 2013 xuống năm 2015 là 209,29 tỷ USD Kim ngạch xuấtkhẩu năm 2021 tăng 26,1% với tổng giá trị đạt kỷ lục 256,76 tỷ USD sau khi ghi nhậnmức tăng trưởng âm trong hai năm trước đó
- Theo số liệu của Cục Thống kê Malaysia: Trong năm 2022, xuất khẩu đạt 345 tỷ USD,vượt 24% so với dự báo kế hoạch, vượt trước 3 năm so với mục tiêu
2.1.3 Cơ cấu hình thức và thị trường hàng hóa xuất khẩu của Malaysia
Malaysia là nước dồi dào về tài nguyên thiên nhiên Trước đây, Malaysia chủ yếu xuấtkhẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản, là nhà sản xuất lớn các mặt hàng thiếc, cao su
và dầu cọ trên thế giới Ngày nay, với những định hướng hợp lí, Malaysia đang dần trở
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 9thành một trong những nước xuất khẩu mạnh nhất trong khu vực với cơ cấu mặt hàng đadạng.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Malaysia bao gồm: sản phẩm điện tử (33,4%), thànhphẩm xăng dầu (9,2%), khí gas hóa lỏng (8,4%), các chất hóa học (6,7%), dầu lá cọ(6,1%) số liệu được tính vào năm 2014
Ngoài ra, về thị trường tiềm năng, Malaysia rất mạnh mẽ về việc xuất khẩu tại chỗ cácdịch vụ du lịch Năm 2014, Malaysia đã thu hút 28 triệu khách du lịch và mang lại 76 tỷRinggit doanh thu, du lịch được đánh giá là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 3 cho quốc gianày
Về thị trường, xuất khẩu sang các đối tác thương mại lớn nhất là ASEAN, Trung Quốc,Hoa Kỳ (US), Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục mới Xuất khẩusang các đối tác Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đạt giá trị cao nhất từ trước đến nay.Trong khi đó, xuất khẩu sang các thị trường thuộc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diệnKhu vực (RCEP), có hiệu lực từ năm ngoái, đã tăng trưởng ở mức hai con số
2.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Malaysia
2.2.l Giai đoạn 1990 - 2005
* Hỗ trợ về tài chính.
Miễn giảm thuế doanh thu, thuế đầu vào sản xuất đối với các ngành hàng xuất khẩu vàcác sản phẩm xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu trong nước: các loại thuế này góp phầnnâng cao khả năng cạnh tranh vì thuế đánh bao nhiêu thì cộng vào giá thành sản phẩm(cơ hội để doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm); doanh nghiệp được tự do nhập khẩunhững yếu tố đầu vào sản xuất, từ đó, từng bước thực hiện xuất khẩu những sản phẩm chếtạo: hàng dệt may, giày dép
Trợ cấp về thuế và chi phí cho những hàng hóa liên quan đến xuất khẩu Mức thuế trungbình cho các ngành công nghiệp chỉ còn 13% và rào cản phi thuế quan gần như không tồntại
Hỗ trợ tín dụng cho vay thông qua bảo lãnh và cho vay với lãi suất thấp cho các doanhnghiệp xuất khẩu Ngoài ra, còn thực hiện biện pháp khấu hao nhanh đối với các doanhnghiệp xuất khẩu chiếm tỷ lệ trên 20% tổng doanh thu hàng năm
* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường thu hút FDI.
Xây dựng và phát triển các khu mậu dịch tự do, khu chế xuất nhằm tạo điều kiện cho hoạtđộng sản xuất, xuất khẩu và để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồntài chính, đổi mới công nghệ, đồng thời, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩmhàng hóa được sản xuất tại Malaysia
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 10Ngoài ra, Chính phủ Malaysia tiến hành đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: xây dựng hệthống kho hàng miễn phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặcbiệt là đối với hàng hoá xuất khẩu mà chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần có chế độbảo quản đặc biệt: rau quả, thuỷ sản,… Hệ thống kho sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụ sảnphẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
* Xúc tiến thương mại
Thông qua Thúc đẩy vai trò của Trung tâm Xúc tiến Thương mại MATRADE (1985), tổchức hội chợ hàng xuất khẩu, tạo ra những kênh thông tin về sản phẩm trên thị trường cácquốc gia khác nhau, hỗ trợ thương mại, tư vấn
2.2.2 Giai đoạn 2006 - 2014
* Phát triển các Cụm công nghiệp cạnh tranh
Bằng cách tập hợp các ngành công nghiệp then chốt, các nhà cung cấp, ngành côngnghiệp hỗ trợ, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chủ chốt, cung cấp các điều kiện cơ sở hạtầng và tổ chức điều hành
Phát triển cụm liên kết ngành trong quy hoạch vùng ở Malaysia với tên gọi là Iskandar Malaysia Mục đích của Iskandar Malaysia nhằm phát triển một vùng lãnh thổ trở nên có sức cạnh tranh mạnh, năng động và có tính toàn cầu Có 09 cụm liên kết ngành, trong đó phải kể đến một số ngành đóng vai trò trụ cột trong xuất khẩu như: công nghiệp chế tác (điện và điện tử, hoá chất và hoá dầu, chế biến lương thực thực phẩm); dịch vụ (logistic, sáng chế, sáng tạo); Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như cơ khí, chế tạo, các dịch
vụ liên quan đến chế tác
Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tại 03 vùng trọng điểm (vùng Kinh tế Hành lang phíaĐông, phía Bắc và địa bàn phát triển vùng Iskandar Johor): xây dựng cảng biển, sân bay,khu công nghệ cao, đường giao thông, các trung tâm chăn nuôi, chế biến lương thực thựcphẩm
* Công nghiệp hoá, hiện đại hoá các lĩnh vực, đồng thời áp dụng các công nghệ mới và hiện đại.
Malaysia đã công nghiệp hóa, hiện đại hóa các lĩnh vực, áp dụng các công nghệ mới, hiệnđại vào dây chuyền sản xuất, với mục tiêu đa dạng hóa các hoạt động sản xuất và pháttriển thành khu vực kinh tế tri thức, công nghệ cao, đặc biệt trong các lĩnh vực dượcphẩm, thiết bị máy móc, không gian vũ trụ, công nghệ sinh học và công nghiệp chế biếnthực phẩm
Hiện đại hóa quy trình hải quan được thực hiện tập trung vào một số vấn đề như nâng caonăng lực, phát triển hệ thống, quá trình cải cách hệ thống hải quan nhằm hiện thực hóatầm nhìn, tiến đến một hệ thống quản lý hải quan hiện đại bậc nhất thế giới
* Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 11Chính phủ Malaysia đã nâng cao sự công nhận quốc tế đối với các tiêu chuẩn thuộc vềLuật Hồi giáo và tạo nên thương hiệu riêng liên quan đến Đạo luật này Đây là biện phápnhằm hài hòa văn hóa và các tiêu chuẩn quốc tế để tạo điều kiện cho ngành công nghiệpthực phẩm của Malaysia phát triển trên thị trường quốc tế.
MATRADE tiếp tục tạo thuận lợi cho các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đối với cácdoanh nghiệp địa phương thông qua hội chợ triển lãm quốc tế, các chương trình kết nốikinh doanh, tìm kiếm đối tác nước ngoài, nhà cung cấp cho các hàng hoá, dịch vụ củaMalaysia
Ngoài ra, Malaysia còn đưa ra một số ưu đãi khác như:
- Tiếp tục miễn, giảm thuế cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu để khuyến khích cácdoanh nghiệp tham gia xuất khẩu
- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn cổ phần của xí nghiệp nếu xuấtkhẩu được từ 80% sản phẩm trở lên
- Thực hiện tín dụng xuất khẩu trong đó có cả bảo hiểm các rủi ro trong xuất khẩu
2.2.3 Giai đoạn 2015 - 2021
* Khai thác tăng trưởng xuất khẩu thông qua công nghệ và thương mại điện tử.
Malaysia có hệ thống viễn thông chỉ đứng sau Singapore tại Đông Nam Á Malaysia đãđưa ra các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm sử dụng số hóa để giúp các nhà xuấtkhẩu mở rộng quy mô, tăng năng suất và quốc tế hóa Theo đó, các hành động bao gồmnâng cấp kết nối Internet tốc độ cao ở các thành phố cấp 2 và khu vực nông thôn, đồngthời tăng cường áp dụng thương mại điện tử
Matrade đã đưa ra kế hoạch hợp tác với các công ty thương mại điện tử quốc tế nhưAlibaba, eBay và Amazon thông qua liên kết các công ty Malaysia Trên cơ sở các nềntảng toàn cầu và cải thiện cách thức xác minh thông tin về các doanh nghiệp Malaysia đểtạo niềm tin cho người tiêu dùng cũng như thiết lập Gian hàng Malaysia trong các nềntảng này
* Quảng bá thương hiệu và sản phẩm của Malaysia.
Matrade đẩy mạnh phát triển và xây dựng “Thương hiệu Malaysia” hoặc chủ đề xây dựngthương hiệu quốc gia để tiếp thị các sản phẩm địa phương ra quốc tế Tất cả bản sắcthương hiệu của Malaysia hiện tại hầu như trong lĩnh vực du lịch và ẩm thực, cần thiếtphải sắp xếp hợp lý các thông điệp thương hiệu khi thúc đẩy xuất khẩu của Malaysia.Nhận thấy sự hạn chế về khả năng xúc tiến, xây dựng thương hiệu sản phẩm, phươngthức tiếp thị sản phẩm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia đã và đang nỗ lực quảng
bá sản phẩm “Made in Malaysia”, trong đó có sử dụng phương tiện truyền thông xã hội,cùng đào tạo, hỗ trợ và tài trợ cho hoạt động tiếp thị, xây dựng thương hiệu, bài quảngcáo và bảo vệ nhãn hiệu
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)