1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tiểu luận ngành Chính trị học: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Dùng cho sinh viên học cao học, chuyên ngành chính trị học hoặc cận chuyên ngành

Trang 1

điều kiện để thực hiện được những mục đích đã đề ra, mang lại hạnh phúc vànhiều lợi ích nhất cho nhân dân, đất nước Tuy nhiên, trong quá trình nắmgiữ, tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thường tiềm ẩn rất nhiều nhữngnguy cơ khác nhau như tham nhũng, lãng phí, lạm quyền…có thể dẫn tới tácđộng tiêu cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Và không chỉdừng lại ở nguy cơ tiềm ẩn mà nhiều nguy cơ trong quá trình cầm quyền đãphát sinh thành những tai họa, tệ nạn tiêu cực trên thực tế làm ảnh hưởng rấtlớn tới uy tín, danh dự của cán bộ, công chức, các cơ quan nhà nước, làmgiảm hiệu quả của bộ máy nhà nước, gây hậu quả xấu đến công cuộc quản lývà xây dựng đất nước, lợi ích và đời sống nhân dân…Vì vậy, vấn đề kiểmsoát và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhiệm vụ cấp bách trongquản lý nhà nước ở nước ta hiện nay.

Trang 2

NỘI DUNGI Quan niệm về kiểm soát và cơ chế kiểm soátquyền lực Nhà nước ở nước ta hiện nay

1 Quan niệm về kiểm soát quyền lực Nhà nước

Hiến pháp Việt Nam quy định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, cósự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Điều 2 Hiến pháp2013) Vậy, “kiểm soát” giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (kiểm soát quyền lực nhà nước là nhưthế nào)? Nó có sự khác biệt gì so với giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm sátviệc thực hiện quyền lực nhà nước?

Chúng ta đều biết, trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước luônphải tiến hành các hoạt động “giám sát” Thông thường, giám sát là hoạtđộng theo dõi, xem xét, đánh giá có tính bao quát của chủ thể bên ngoài hệthống đối với khách thể thuộc hệ thống Trong bộ máy nhà nước, giám sátthường thể hiện chức năng của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạtđộng của bộ máy nhà nước hoặc của Tòa án nhân dân; các tổ chức xã hội vàcông dân đối với hoạt động quản lý nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, kỷluật trong quản lý nhà nước Chẳng hạn, theo quy định của Hiến pháp năm2013 thì: Quốc hội giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều69); thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, Luật vàNghị quyết của Quốc hội (Điều 70); Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sátviệc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Việm kiểm sátnhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thànhlập; Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân (Điều 74);Hội đồng dân tộc thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc,

Trang 3

chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồngbào dân tộc thiểu số (Điều 75); Uỷ ban của Quốc hội thực hiện quyền giámsát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định (Điều 76); Đại biểuQuốc hội chịu sự giám sát của cử tri (Điều 79); Hội đồng nhân dân giám sátviệc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghịquyết của Hội đồng nhân dân (Điều 113).

Ngoài việc giám sát, các cơ quan nhà nước còn phải tiến hành “thanhtra”, “kiểm tra” việc thực hiện quyền lực nhà nước Hiến pháp quy định:Chính phủ tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáocủa công dân, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; hướngdẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quannhà nước cấp trên (Điều 96); Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổchức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnhvực trong phạm vi toàn quốc (Điều 99); Chính quyền địa phương chịu sựkiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 112) Như vậy,“thanh tra” là sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhấtđịnh nhằm phát hiện, ngăn chặn pháp luật trái với quy định Thanh tra làhoạt động xem xét, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc theo sự ủyquyền của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới(mang tính trực thuộc) Còn “kiểm tra” là xem xét tình hình thực tế để đánhgiá, nhận xét Đây là hoạt động của các chủ thể tác động vào đối tượng kiểmtra (có thể trực thuộc hoặc không trực thuộc) Chẳng hạn, kiểm tra của các tổchức xã hội, các đoàn thể và của công dân đối với hoạt động của bộ máy nhànước hoặc kiểm tra của các cơ quan, nhân viên nhà nước có thẩm quyềnnhằm xem xét, xác định một việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem có phùhợp hay không với trạng thái định trước (kiểm tra mang tính nội bộ củangười đứng đầu cơ quan kiểm tra…)

Trang 4

Ở nước ta, “kiểm sát” là hoạt động xem xét, đánh giá của Việm kiểmsát nhằm đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.Chẳng hạn, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp.

Còn “kiểm soát” được cho là xem xét Đánh giá, theo dõi nhằm ngănchặn những điều trái với quy định Như vậy, về cơ bản, thanh tra, kiểm tra,giám sát, kiểm soát có nghĩa như nhau, đó là xem xét, đánh giá hoạt động củacác chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước để Hiến pháp, pháp luật được thựchiện nghiêm chỉnh, chính xác, đầy đủ, nhưng chúng khác nhau về chủ thểthực hiện, về nội dung, hình thức, phạm và đối tượng chịu sự xem xét, đánhgiá So với thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát thì kiểm soát có phạm vixem xét, đánh giá rộng hơn, hình thức phong phú hơn, nó bao hàm cả việcgiám sát, thanh tra, kiểm tra, theo dõi…Đối tượng chịu sự xem xét, đánh giácủa kiểm soát là tất cả các chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước Nội dungkiểm soát bao gồm việc tổ chức và việc thực hiện đối với cả quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp Chủ thể thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước kháđa dạng, đó có thể là nhân dân, các đảng phái, của các tổ chức chính trị - xãhội, cũng có thể do chính nhà nước (các cơ quan nhà nước), thậm chí là các tổ

chức quốc tế…Từ những phân tích trên cho thấy: Kiểm soát quyền lực nhà

nước là toàn bộ những hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá, những biệnpháp mà thông qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việclàm sai trái của cơ quan, nhân viên nhà nước trong việc tổ chức và thực hiệnquyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực nhà nước được tổ chức và thựchiện đúng mục đích mong muốn và đạt được hiệu quả cao.

Việc kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bởi nhiều chủ thể,thông qua hình thức, phương tiện với những nội dung và quy trình kiểm soátkhác nhau ở các thời điểm khác nhau Việc kiểm soát quyền lực nhà nước cóthể được tiến hành từ bên ngoài, cũng có thể từ bên trong; có thể kiểm soát

Trang 5

công khai, kiểm soát ngầm; kiểm soát giai đoạn, kiểm soát liên tục; có thểgiản đơn, có thể phức tạp thông qua cơ chế kiểm soát Với mỗi quốc gia, việckiểm soát và tổ chức thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước với cơ chếkhác nhau Vậy, quan niệm thế nào là cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước,trong cơ chế đó bao gồm những yếu tố nào, được vận hành ra sao hiện naycũng còn khá nhiều ý kiến cần phải được nghiên cứu làm rõ.

2 Quan niệm về cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước

Cơ chế là một thuật ngữ có thể hiểu theo nhiều nghĩa, tùy vào hoàncảnh và lĩnh vực Cơ chế có thể hiểu là “máy móc, bộ máy, cơ cấu” Chẳnghạn, cơ chế nhà nước (bộ máy nhà nước) Theo từ điển tiếng Việt: “Cơ chếlà cách thức, sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thựchiện” Theo quan điểm của GS.TS triết học Phạm Ngọc Quang: “Cơ chế làkhái niệm dùng để chỉ một chuỗi những khâu liên kết với nhau theo mộtlogic nhất định, nhờ vậy mục tiêu được thực hiện” Vì vậy, tác giả cho rằng,theo nghĩa chung nhất thì cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được hiểu

là phương thức, quy trình, quy định và các thiết chế có liên quan đến việc

kiểm soát quyền lực nhà nước, gắn kết chặt chẽ với nhau hợp thành mộtchỉnh thể, thông qua đó việc kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện,nhằm ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của nhànước, cơ quan, nhân viên nhà nước trong việc tổ chức và thực hiện quyềnlực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiệntheo đúng các quy định của Hiến pháp, pháp luật, đúng mục đích mongmuốn và có hiệu quả.

Từ những quan niệm về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước như trêncho thấy, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được hình thành từ các thể chế,các thiết chế liên quan đến việc kiểm soát quyền lực nhà nước, sự tương tácgiữa các yếu tố của cơ chế nhằm đạt được những mục đích của việc kiểm soát

Trang 6

Có nhiều cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước như: cơ chế kiểm soátquyền lực nhà nước của nhà nước (các cơ quan nhà nước); cơ chế kiểm soátquyền lực nhà nước của nhân dân (các tổ chức nhà nước và cá nhân khôngphải nhà nước)…Trong các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước thì cơ chếkiểm soát của nhà nước được xem là hiệu quả hơn cả trong giai đoạn hiệnnay Nếu các cơ chế kiểm soát khác là phương thức kiểm soát quyền lực nhànước của các chủ thể không phải nhà nước thường được gọi là cơ chế kiểmsoát ngoài, thì cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của nhà nước là phươngthức kiểm soát trong Pháp luật là yếu tố không thể thiếu trong cơ chế kiểmsoát quyền lực nhà nước, trong đó quy định rất chặt chẽ, chính xác các chủthể có thẩm quyền kiểm soát quyền lực nhà nước, đối tượng, nội dung, hìnhthức, quy trình, hậu quả pháp lý… của việc kiểm soát Trong cơ chế kiểm soátquyền lực nhà nước của nhà nước, nguyên tắc pháp chế luôn được đề cao, nóđòi hỏi tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện quyền lực nhànước phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định pháp luật về kiểm soát quyềnlực nhà nước trong tổ chức cũng như trong hoạt động Việc các cơ quan nhànước tự kiểm soát mình và kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lựcnhà nước có tác dụng: 1) là để giữ các cơ quan nhà nước luôn duy trì đượcmối quan hệ nội tại với nhau với tư cách là bộ phận của một bộ máy, đảm bảosự thống nhất về cơ cấu tổ chức, về mục tiêu hoạt động của cả bộ máy nhànước, giúp cho bộ máy nhà nước tránh được những nguy cơ đe dọa phá vỡtính thống nhất và sự vận hành có hiệu quả cao của cả bộ máy nhà nước từnhững sai lệch có thể xảy ra của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận của bộ máy nhànước; 2) để bảo đảm sự hợp lý trong việc phân công về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan nhà nước sao cho phù hợp với những yêu cầu củaquá trình thực hiện quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước thống nhất; 3)để thực hiện phối hợp về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nướctrong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu chung của cả bộ máy

Trang 7

nhà nước nhằm duy trì sự kiểm soát, chế ước, phát hiện và xử lý kịp thờinhững biểu hiện không đúng, không hiệu quả trong việc thực hiện quyền lựcnhà nước của mỗi cơ quan, nhân viên nhà nước hoặc của các thiết chế kháckhi tham gia thực hiện quyền lực nhà nước Từ kết quả kiểm soát quyền lựcnhà nước, các cơ quan nhà nước có thể đưa ra và lựa chọn những phương ántối ưu trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước nhằm đạt được một kếtquả tốt nhất trong hoạt động.

Quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu và thường xuyên thôngqua bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước gồm rất nhiều các cơ quan có vị trítính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được tổ chức và hoạt động theonhiều cách thức khác nhau, nên cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước rất phứctạp Bởi mỗi loại cơ quan, thậm chí mỗi cơ quan nhà nước cần phải thết lậpnhững cơ chế kiểm soát khác nhau phù hợp với vị trí, tính chất, chức năng củachúng trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước thì việc kiểm soát mới cóhiệu quả Thông thường, quyền lực nhà nước được phân định thành quyền lậppháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và giao cho các cơ quan khác nhau củanhà nước thực hiện Vì vậy, đối với mỗi quyền lực nhà nước cần phải thiết lậpmột cơ chế kiểm soát có tính chất bộ phận phù hợp để kiểm soát

Với mỗi cơ chế kiểm soát có sự khác nhau về chủ thể tham gia kiểmsoát, nội dung, hình thức, quy trình…kiểm soát như vậy mới bảo đảm tínhhiệu quả trong kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung Quan niệm về cơchế kiểm soát việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư phápvà các yếu tố cấu thành của mỗi cơ chế ở các quốc gia khác nhau Chẳng hạn,

ở Việt Nam hiện nay, cơ chế kiểm soát quyền lập pháp được quan niệm là

những cơ sở pháp lý để cơ quan chuyên trách của nhánh quyền tư pháp đượcphân công kiểm tra quyền lập pháp dựa vào đó triển khai hoạt động giám sáttính hơp hiến – hợp pháp của các văn bản nhất định do Quốc hội và lãnh đạocấp cao thuộc nhánh quyền lập pháp ban hành, tiến hành thủ tục tố tụng đối

Trang 8

với các vụ việc có liên quan đến quyền lập pháp theo các quy định của Hiếnpháp và các đạo luật khác góp phần làm cho quá trình tổ chức, thực hiệnquyền lập pháp được tuân thủ theo đúng các quy định và trong giới hạn củaHiến pháp và pháp luật,…vì lợi ích chung của nhân dân và xã hội dân sự,cũng như bảo vệ một cách hữu hiệu tính pháp chế cao nhất của Hiến pháp,những cơ sở của chế độ hiến định, các quyền và tự do của con người và củacông dân với tư cách là cá giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung

của nền văn minh nhân loại Cơ chế kiểm soát quyền hành pháp được cho là

hệ thống các phương thức, khả năng và quy tắc được ghi nhận để thông quađó biết được quyền lực hành pháp đang làm gì, làm như thế nào và khống chế,điều chỉnh được nó Và không chỉ xem xét việc thực hiện quyền lực hànhpháp có phù hợp luật pháp hay không mà còn là xem hiệu quả của việc thực

hiện luật đến mức độ nào Cơ chế kiểm soát quyền tư pháp được xác định là

hệ thống các phương thức, khả năng và quy tắc được ghi nhận trong Hiếnpháp và các đạo luật khác với tư cách là những căn cứ pháp lý để: Quyền lậppháp thông qua cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc hội được phân công giámsát hoạt động của quyền tư pháp, dựa vào đó triển khai công tác nhân sự cấptrung ương trong các cơ quan tư pháp cao nhất của đất nước (Tòa án) hìnhthành cơ cấu tổ chức - hoạt động và nghe các báo cáo của cơ quan tư pháp caonhất; cũng như quyền tư pháp thông qua Tòa án hiến pháp, dựa vào đó triểnkhai hoạt động tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản pháp luật nhất địnhdo cơ quan tư pháp thẩm quyền chung cao nhất và một số quan chức lãnh đạocấp cao thuộc nhánh quyền tư pháp ban hành, tiến hành thủ tục tố tụng vềhiến pháp đối với các vụ việc có liên quan đến quyền tư pháp theo các quyđịnh của Hiến pháp và các đạo luật khác nhằm góp phần làm cho quá trình tổchức, thực hiện quyền tư pháp được tuân thủ theo đúng các quy định và tronggiới hạn của Hiến pháp và pháp luật

Trang 9

Như vậy, có thể nói, trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước gồmnhiều các tiểu cơ chế kiểm soát đối với từng bộ phận quyền lực nhà nước Vớimỗi quyền lực trên lại do nhiều cơ quan nhà nước được phân công, cùng phốihợp thực hiện và tiến hành việc kiểm soát quyền lực Nhưng mỗi cơ quantham gia thực hiện quyền lực nhà nước có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn khác nhau nên lại cần phải có phương thức kiểm soát riêng đối vớichúng Do vậy, nếu chúng ta coi cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nóichung là một chỉnh thể lớn, thì các cơ chế kiểm soát đối với từng quyền lực nhànước (quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp) được coi là chỉnh thểbộ phận (nhỏ hơn) và trong các cơ chế bộ phận đó lại có những cơ chế kiểmsoát nhỏ hơn nữa Giữa cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung với cáccơ chế nhỏ hơn luôn có sự liên hệ, ảnh hưởng qua lại đa chiều rất phức tạp,song chúng luôn phải thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể chung.

Với cách tiếp cận trên cho thấy, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nướclà tổng hợp của nhiều “cơ chế kiểm soát có tính chất bộ phận” nhằm đạt đượcmục đích chung là tất cả các nhánh quyền lực nhà nước (quyền lập pháp,quyền hành pháp, quyền tư pháp) ở các phạm vi khác nhau đều được kiểmsoát Vì thế, hiệu quả của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung phụthuộc vào tính đồng bộ, hiệu quả của mỗi cơ chế kiểm soát có tính chất bộ phận

Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước không chỉ phức tạp mà còn rất đadạng Ở mỗi quốc gia có sự thiết lập khác nhau về cơ chế kiểm soát quyền lựcnhà nước và ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cơ chế này cũng có thể cónhững thay đổi nhất định Thông thường, mỗi quốc gia đều có những quyđịnh khá chặt chẽ và đầy đủ về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, songkhông phải khi nào những quy định đó cũng có thể trở thành hiện thực Lý docó thể là các thể chế quy định chưa thật đầy đủ về vấn đề này; không tồn tạicác điều kiện bảo đảm cho các quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước

Trang 10

được thực hiện trong thực tế (nhiều chủ thể không có điều kiện thực hiện hoặckhông quan tâm đến việc kiểm soát quyền lực nhà nước); các chủ thể bị kiểmsoát không muốn bị kiểm soát, tìm cách trốn tránh việc kiểm soát…

Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được hình thành và phát triển làkết quả của quá trình nhận thức, là sự đấu tranh vì lợi ích giữa các lực lượngxã hội khác nhau Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước do được xác lập bởipháp luật nên luôn mang tính bắt buộc, công khai, chính thống, minh bạch,đòi hỏi các chủ thể phải tiến hành thường xuyên hoặc theo định kỳ tùy theođối tượng và các nội dung cần kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật.Như vậy, chủ thể, nội dung, hình thức, quy trình…kiểm soát quyền lực nhànước trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, đối với mỗi loạiquyền lực nhà nước nói riêng được các chủ thể quy định rất chặt chẽ Các chủthể của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước là những tổ chức và cá nhân cóthẩm quyền, nghĩa là theo quy định của pháp luật họ có quyền, nghĩa vụ, tráchnhiệm kiểm soát quyền lực nhà nước Nội dung kiểm soát quyền lực nhà nướcđối với mỗi loại quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) được pháp luật quyđịnh khác nhau và chủ thể kiểm soát chỉ có thể kiểm soát đối với những nộidung đó và trong những phạm vi nhất định mà pháp luật quy định Khi tiếnhành kiểm soát trên thực tế, chủ thể có thẩm quyền kiểm soát quyền lực nhànước phải tuân theo đầy đủ và chính xác các hình thức, quy trình đã quy định.Đối tượng bị kiểm soát là các tổ chức và cá nhân nắm giữ và thực hiện quyềnlực nhà nước, về nguyên tắc đều phải bị kiểm soát

Nếu phát hiện ra những sai sót hoặc những biểu hiện của việc sử dụngquyền lực nhà nước không đúng, không hiệu quả cần phải có những giảipháp xử lý Pháp luật quy định những hậu quả pháp lý bất lợi có thể áp dụngđối với các chủ thể thực hiện không đúng hoặc không hiệu quả quyền lựcnhà nước được giao

Trang 11

II Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lựcNhà nước ở nước ta hiện nay

1 Thực trạng kiểm soát quyền lực Nhà nước

Thể chế hóa quan điểm của Đảng về kiểm soát quyền lực nhà nước đượcghi nhận tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XII của Đảng, khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định nguyêntắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soátgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,tư pháp” Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiều văn bản luậtđược ban hành thời gian qua cụ thể hóa nguyên tắc hiến định về kiểm soátquyền lực nhà nước Theo đó, thể chế và các thiết chế kiểm soát quyền lực nhànước ngày càng được hoàn thiện Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhậnđịnh: “Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quannhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngàycàng rõ hơn và có nhiều chuyển biến tích cực”1 Hoạt động xây dựng pháp luật,giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của Quốchội có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả được nâng cao “Hoạt động củaHội đồng nhân dân các cấp có nhiều đổi mới”2

Cùng với hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của Quốc hội, Hộiđồng nhân dân các cấp, kiểm soát quyền lực nhà nước còn được thực hiện bởicác thiết chế thanh tra trong bộ máy hành pháp, các cơ quan tiến hành tố tụngthông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũngnghiêm trọng, phức tạp Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định: “Hoạt

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia

sự thật, Hà Nội, 2021, tr.72.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia

sự thật, Hà Nội, 2021, tr.72.

Ngày đăng: 28/08/2024, 19:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w