TIỂU LUẬN: TIẾP TỤC LÀM SÁNG TỎ NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA; XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG LÃNH ĐẠO KINH TẾ
Trang 1MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, củanhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam Để giữ vững vai trò đội tiênphong, người lãnh đạo, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp, lãnh đạo nhà nước
và toàn xã hội đòi hỏi Đảng phải luôn là đạo đức, là văn minh, lãnh đạo toàndiện mọi mặt đất nước trong đó, lãnh đạo phát triển kinh tế là trung tâm, xâydựng Đảng là then chốt
Nghị quyết Đại hội XIII xác định: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững
đất nước; gắn kết chặt chẽ và phát triển đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) là nhiệm vụ trung tâm” 1 Đây là quan điểm hết sứcđúng đắn, thể hiện rõ vị trí, vai trò trung tâm của nhiệm vụ phát triển kinh tế,đúng với quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhtrong giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị và sự tác động trở lại củachính trị đối với kinh tế
Đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trongnhiệm kỳ Đại hội XII, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “ kinh tế vĩ
mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao…” 2 Đặc biệt, sau 10 năm thực hiện
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và thực hiện Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, Nghị quyết Đại hội XIII khẳng định: “Kinh
tế, văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt”.
Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng thẳng thắn chỉ rõ: “Kinh tế - xã hội phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và còn nhiều khó
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb Chính trị
quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr.110.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr.59.
Trang 2khăn, thách thức Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH trong Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2011 - 2020 và việc tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được mục tiêu đề ra” 3
Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết Đạihội XIII của Đảng xác định: “Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh
mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế
để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một
số lĩnh vực so với khu vực và thế giới” Cùng với đó, Nghị quyết Đại hội XIII
khẳng định: “ Kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm
chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo kinh tế của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay cầntập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tiếp tục làm sáng tỏ nhận thức lý luận vềxây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhànước pháp quyền trong thời kỳ quá độ Nhận thức rõ hơn nữa đối tượng, nội dung lãnhđạo kinh tế của Đảng Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo kinh tế của Đảng Nâng cao nănglực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng hoạt động trong các thành phần kinh tế.Trong bài tiểu luận, cá nhân tập trung làm rõ giải pháp: Tiếp tục làm sáng tỏ nhận
thức lý luận về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ quá độ trong lãnh đạo kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
NỘI DUNG
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr.103.
Trang 3I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.1 Tính tất yếu khách quan Đảng lãnh đạo phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
* Một là, lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, chủ yếu của bất kỳ Đảng cầm quyền nào.
Lịch sử phát triển của các chế độ xã hội đã cho thấy, bất kỳ thể chế xã hộinào, lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, chủ yếu của đảng cầmquyền xã hội đó Hoạt động kinh tế ở mọi quốc gia luôn giữ vai trò to lớn, có ýnghĩa quyết định đối với toàn bộ các hoạt động khác của đời sống xã hội
Xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững, nguồn gốc tạo ra nền tảng vậtchất hùng hậu cho các xã hội phát triển ổn định là nhiệm vụ trọng tâm của cácđảng và các chính phủ cầm quyền, đồng thời là mối quan tâm thường xuyên củatất cả các lực lượng xã hội, các giai cấp và các tầng lớp dân cư
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng lãnh đạo hệthống chính trị, lãnh đạo toàn xã hội và mọi lĩnh vực, trong đó có lãnh đạo kinh tế
là nhiệm vụ trung tâm để tạo ra tiềm lực cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản
* Hai là, các chính đảng cầm quyền luôn quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế của đất nước; sự thành công trong lãnh đạo phát triển kinh tế thể hiện năng lực lãnh đạo và năng lực cầm quyền vững mạnh của các chính đảng.
Lênin từng chỉ rõ, xét đến cùng, chế độ chính trị này thắng chế độ chính trịkhác là ở chỗ, chế độ chính trị đó đã đưa ra được một kiểu sản xuất có năng suấtlao động cao hơn Sự thắng lợi quan trọng nhất của các quốc gia chính là thắng lợitrong các cuộc cạnh tranh kinh tế Nước có nền kinh tế mạnh, bền vững sẽ bảo đảmsức mạnh quốc phòng, an ninh, sức mạnh văn hóa tinh thần của quốc gia được
Trang 4củng cố, tăng cường.
Từ Đại hội VII, Đảng ta chỉ rõ: “Trong giai đoạn hiện nay lãnh đạo kinh tế
là nhiệm vụ trung tâm, XD Đảng là nhiệm vụ then chốt” Nghị quyết Đại hộiXIII xác định: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt
chẽ và phát triển đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế-xã hội XH) là nhiệm vụ trung tâm”.
(KT-* Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền ngày càng tăng
Trong “Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.Đảng cần lãnh đạo giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với địnhhướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra tăng trưởng bền vững gắn với tiến bộ vàcông bằng xã hội Hiệu quả lãnh đạo kinh tế của Đảng thể hiện trong quá trìnhgiải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa.Vai trò của Đảng là lãnh đạo xây dựng môi trường chính trị, pháp lý, văn hóa -
xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thểkinh tể phát triển
* Ba là, từ những bài học kinh nghiệm lãnh đạo kinh tế của các đảng cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam
Thực tiễn từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu và sự thànhcông trong công cuộc cải cách ở Trung Quốc, đổi mới ở Việt Nam đã chứng minh vaitrò quan trọng quyết định của kinh tế và vai trò lãnh đạo kinh tế của các Đảng cộngsản có ý nghĩa quyết định sự tồn vong của chế độ và của Đảng
1.2 Đặc điểm lãnh đạo kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam
* Một là, Đảng lãnh đạo kinh tế chịu sự tác động mạnh mẽ của những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Lãnh đạo kinh tế là một trong những lĩnh vực lãnh đạo trọng yếu của Đảng
ta, một lĩnh vực hoạt động đa dạng, phức tạp, quan hệ đến tất cả các mặt của đời
Trang 5sống xã hội Mỗi thay đổi trong đường lối, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng
và Nhà nước đều có thể có những tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất,kinh doanh của các chủ thể kinh tế và cuộc sống của người dân Để bảo đảmlãnh đạo kinh tế thắng lợi, việc xác định nội dung và phương thức lãnh đạo củaĐảng cần tính tới sự chi phối của các đặc điểm nói trên
* Hai là, tính chất phức tạp và đa dạng trong lãnh đạo nền kinh tề đất nước.
Những nhân tố chủ quan ở trong đất nước như: tài nguyên thiên nhiên và tàinguyên con người Việt Nam Những tác động kinh tế, chính trị thế giới; thiên nhiên,dịch bệnh; sự chống phá của các thế lực thù địch ở bên trong và bên ngoài đất nướccấu kết nhau
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tất yếu có sựtham gia hoạt động của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, từ đó tạo ra tính đadạng, phức tạp cho nhiệm vụ lãnh đạo kinh tế Mỗi thành phần kinh tế có chứcnăng, nhiệm vụ, nhu cầu và đặc điểm sở hữu riêng Vì thể, sự lãnh đạo của Đảngcầm quyền bảo đảm thỏa mãn yêu cầu của tất cả các thành phẩn kinh tế là rấtkhó khăn và phức tạp
* Ba là, Đảng thực hiện sự lãnh đạo kinh tế chủ yếu thông qua nhà nước.
Đảng không trực tiếp thực hành việc tổ chức, quản lý, điều hành nền kinh
tế, mà lãnh đạo thông qua các tổ chức của hệ thống chính trị, đặc biệt là thôngqua bộ máy nhà nước Nhà nước, với chức năng là cơ quan quản lý, tổ chức,điều hành nền kinh tế
Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa quan điểm, đường lối củaĐảng thành luật pháp và chính sách của Nhà nước Thực hiện chính sách vàpháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế là thực hiện quan điểm, đường lốicủa Đảng thông qua Nhà nước
Trang 61.3 Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
a Nội dung lãnh đạo kinh tế của Đảng.
* Đảng xây dựng tư duy lý luận về kinh tế làm cơ sở xây dựng đường lối phát triển kinh tế - xã hội
Bước vào đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam, bắt đầu
từ Đại hội VI, Đảng ta xác định: “Đảng phải đổi mới nhiều mặt: Đổi mới tư
duy, trước hết là tư duy kinh tế” Đảng ta đã tổng kết được những bài học kinh
nghiệm có giá trị trên tất cả các lĩnh vực, qua đó hình thành lý luận về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về kinh tế thị trường, địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thành tựu lý luận kinh tế quan trọng nhất của Đảng ta là: từng bước xây
dựng, hoàn thiện được lý luận về “mô hình kinh tế thị trường, định huớng xã hội chủ nghĩa” và lý luận về “thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa” ở nước ta
* Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước làm tốt chức năng quản lý và tổ chức có hiệu quả nền kinh tế quốc dân.
Một là, Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường
lôi, chính sách chiến lược kinh tế - xã hội của Đảng thành luật pháp, chính sách, sắc
lệnh, nghị định và kế hoạch của Nhà nước để toàn dân thực hiện Lãnh đạo xây
dựng, kiện toàn bộ máy Nhà nước; tổ chức và phối hợp hoạt động của các cơ quan Nhà nước, bảo đảm sự vận hành thông suốt của bộ máy đó.
Hai là, Đảng lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN có đủ năng lực thực hiện chức năng quản lý và tổ chức xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Đảng lãnh đạo xây dựng các cơ quan nhà nước có đủ năng lực làm tổt chức
Trang 7năng quản lý, chức năng lập quy hoạch, kế hoạch mang tầm chiến lược Nhà
nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền.
Ba là, Đảng lãnh đạocác cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
và tổ chức xây dựng kinh tế.
Đối với cơ quan lập pháp: Đảng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thông
qua các bộ luật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam là thành viên của WTO Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước xây dựng và ban hành luật
theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật
Đối với các cơ quan hành pháp, từ Trung ương đến cơ sở: Đảng lãnh đạo
xây dựng hệ thống các cơ quan này trong sạch, vững mạnh theo hướng: Làm tốtchức năng: chấp hành, soạn thảo dự án luật, quản lý đất nước bằng luật pháp.Thực hiện vai trò quản lý và tổ chức xây dựng nền kinh tế quốc dân Tiến hànhcải cách toàn diện nền hành chính quốc gia, bao gồm: Cải cách bộ máy, cải cáchthể chế, cải cách thủ tục hành chính Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hoạtđộng trong bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nói riêng có đủphẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng kinh tế thời kỳ mới
Đối với các cơ quan tư pháp: Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
pháp luật và tiến hành các hoạt động tố tụng tuân theo pháp luật bảo đảm chocác thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật Hạn chế đến mức thấp nhất và
tiến tới chấm dứt việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự Lãnh đạo đấu
tranh có hiệu quả với nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí liên quan đến các hoạtđộng kinh tế, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và truy thu những thất thoát do thamnhũng, lãng phí gây nên
* Lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và nguồn nhân lực có
Trang 8chất lượng (lao động có tay nghề cao) cho nền kinh tế.
Đảng lãnh đạo thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sửdụng và thực hiện chính sách cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị vàcác đơn vị sự nghiệp công hoạt động trên lĩnh vực kinh tế Phân cấp cho hộiđồng quản trị và người quản lý doanh nghiệp, quản lý các đối tượng cán bộthuộc quyền
Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên gia, tham mưu giúp việc cho các cơ quan lãnhđạo của Đảng và cơ quan quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế Đảng đề ra chủtrương phát triển giáo dục, đào tạo nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cho các thànhphần kinh tế
Lãnh đạo chăm lo đào tạo đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có tay nghềcao đội ngũ quảntrị và nhân viên tiếp thị giỏi cho toàn bộ nền kinh tế Cùng với
ba nhóm cán bộ: cán bộ lãnh đạo chính trị; cán bộ quản lý doanh nghiệp; cán bộchuyên gia là lực lượng lao động được đào tạo có tay nghề cao, hợp thành độingũ lao động có trí tuệ, đóng vai trò động lực cho quá trình xây dựng, phát triểnnền kinh tế đất nước
b Hình thức và phương pháp lãnh đạo kinh tế của Đảng ta hiện nay
* Hình thức lãnh đạo kinh tế của Đảng
Một là, Đảng lãnh đạo kinh tế bằng chủ trương, đường lối, bằng sự chỉ đạo các vấn đề lớn do thực tiễn đặt ra.
Đảng ban hành quan điểm, đường lối chung Chỉ ra quan điểm về sự thốngnhất giữa các lĩnh vực: Chính trị - kinh tế văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh
và đối ngoại Đường lối kinh tế là sự cụ thể hóa đường lối chung của Đảngtrong lĩnh vực kinh tế Từ đường lối kinh tế, Đảng xác định mục tiêu chiến lược,mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển kinh tế, định hướng các chínhsách kinh tế, trên cơ sở đó các cơ quan nhà nước xây dựng luật pháp, chính sách,quy hoạch và kể hoạch phát triển kinh tế của đất nước
Trang 9Hai là, lãnh đạo thông qua bộ máy Nhà nước.
Bộ Chính trị căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của Ban Chấp hànhTrung ương, lãnh đạo, chỉ đạo Quốc hội, Chính phủ soạn thảo, ban hành các luật, pháplệnh, văn bản pháp quy, các kế hoạch thực hiện đường lối kinh tế của Đảng Đảngđoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng của Chính phủ và các bộ giúp Bộ Chính trị lãnhđạo các cơ quan nhà nước thực hiện nghiêm túc, sáng tạo công việc thể chế hóa này
Ba là, đảng lãnh đạo kinh tế thông qua các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các thành phần kinh tế và tố chức có liên quan.
Đảng tiến hành xây dựng các tổ chức đảng và phát triển đội ngũ đảng viênhoạt động trong các thành phần kinh tế Đảng quy định chức năng, nhiệm vụ củacác tổ chức cơ sở đảng hoạt động trong thành phần kinh tế đó
Lãnh đạo các tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp quán triệt và triển khaithực hiện các chỉ thị nghị quyết của Đảng, tiến hành công tác chính trị, tư tưởngđối với quần chúng trong doanh nghiệp và cơ quan Lãnh đạo các tổ chức côngđoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ và các tô chức quan chúng có trong đơn vị chấphành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
Bốn là, Đảng lãnh đạo kinh tế bằng công tác tổ chức, cán bộ
và tư tưởng.
Đảng thực hiện lãnh đạo kinh tế thông qua đào tạo, bồi đường bố trí, sửdụng đội ngũ cán bộ của Đảng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế Đảng lãnh đạocác hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, lập kế hoạch và điều hànhcác kế hoạch kinh tế Đảng thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụngcán bộ của Đảng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, chấp hành quan điểm, đườnglối của Đảng
Thông qua công tác tư tưởng, Đảng thực hiện lãnh đạo kinh tế bằng tuyêntruyền, vận động các lực lượng xã hội hiểu ý nghĩa, vai trò của chủ trương, đườnglối, nhiệm vụ kinh tế của Đảng đối với sự phát triển đất nước, qua đó xây dựng ý
Trang 10thức trách nhiệm và quyết tâm tham gia đóng góp của nhân dân Công tác tư tưởng
có nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và phát triển lý luận, góp phần xâydựng và hoàn thiện đường lối, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng
Năm là, đảng lãnh đạo kinh tế thông qua công tác KT, GS đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tổ chức của Đảng hoạt động trong các thành phần kinh tế.
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên hoạtđộng trong các cơ quan và tổ chức kinh tế Đảng nắm vững tình hình mọi mặtcủa Đảng, nắm chắc đội ngũ cán bộ, đảng viên chấp hành quan điểm, đường lốicủa Đảng đến mức nào để có giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp
* Phương pháp lãnh đạo kinh tế của Đảng
Một là, sử dụng tư vấn khoa học phục vụ lãnh đạo Để có chủ trương,
quyết sách lãnh đạo đúng, xây dựng đường lối chính sách khách quan, khoa học,Đảng phải có hệ thống các cơ quan tư vấn khoa học và đội ngũ chuyên gia giỏi, amhiểu sâu sắc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, luật pháp, an ninh - quốc phòng, vănhóa - xã hội giúp các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ban hành quyết sáchkinh tế đúng đắn
Hai là, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội phục vụ các cấp lãnh đạo.
Nguồn thông tin phục vụ lãnh đạo phải được xử lý khoa học, có tính dự báo góp phần
quyết định sự đúng đắn của quyết sách Các phương tiện truyền tải thông tin phải
nhanh chóng, chính xác, ít các đầu mối trung gian, bảo đảm thông suốt từ trên xuốngdưới và ngược lại Nguồn tin phải có tính pháp lý và trách nhiệm
Ba là, thực hiện lãnh đạo điểm để rút kinh nghiệm hình thành mô hình, thể chế kinh tể điển hình Lãnh đạo toàn diện nhưng có trọng điểm, thông qua các
trọng điểm, các điển hình để tổng kết rút làm bài học kinh nghiệm có tính lýluận đế chỉ đạo trên diện rộng hơn là phương pháp lãnh đạo không mới, nhưng
dễ thực hiện và hiệu quả
Trang 11Bốn là, tổng kết thực tiễn, xây dựng lý luận chỉ đạo họat động kinh tế Xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp kinh tếmới mẻ, chưa có tiền lệ ở Việt Nam và trên phạm vi quốc tế Phải chăm chútổng kết thực tiễn, hình thành lý luận để chỉ đạo xây dựng kinh tế một đòi hòitấtyếu và bức thiết trong công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay
II TIẾP TỤC LÀM SÁNG TỎ NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA; XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG LÃNH ĐẠO KINH TẾ
2.1 Tiếp tục làm sáng tỏ nhận thức lý luận về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lãnh đạo kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá về lý luận trong xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam Sự đột phá đó được tạo nên bởi sự đổi mới và sáng tạo liên tục trong tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ
sở kiên định, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu mới nhất về lý luận của thế giới và không ngừng tổng kết thực tiễn.
- Đảng ta luôn khẳng định “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân
dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” 4 Thực tiễn xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhất là sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới từnăm 1986 đến nay khẳng định tính đúng đắn của sự lựa chọn này Việt Nam đã
ra khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành nước đang phát triển có thu nhậptrung bình (từ năm 2008) với định hướng xã hội chủ nghĩa được giữ vững Diệnmạo của đất nước có nhiều thay đổi Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dânđược cải thiện rõ rệt Vai trò, vị thế và uy tín quốc tế của quốc gia từng bước
4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2011.
Trang 12được nâng cao Quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc Một trong nhữngnguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thành công kể trên là việc chuyển đổi từ nềnkinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Đây chính là kết quả của việc từng bước hiện thựchóa lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - sự đột phá về lýluận và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự đột phá về lý luận nêu trên dựa trên các quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được thể hiệntrong các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội, đặc biệt là trong bài viết của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Được thể hiện
trên một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang
xây dựng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử “Đó là một kiểu kinh tế thị trường
mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường ” 5; là sự vận dụng sáng tạo chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể củaViệt Nam; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới
Lịch sử kinh tế thế giới chỉ ra rằng, sự phát triển của kinh tế thị trườngtrong mấy trăm năm qua, nhất là kinh tế thị trường hiện đại, luôn gắn liền vớichủ nghĩa tư bản Tuy nhiên, “kinh tế thị trường không phải là sản phẩm của chủnghĩa tư bản mà là sản phẩm của văn minh nhân loại và không đối lập với chủnghĩa xã hội”6 Kinh tế thị trường không phát triển theo một mô hình duy nhất
mà được thực hiện dưới nhiều mô hình khác nhau: Kinh tế thị trường tự do, kinh
tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc…Nói cách khác, thực tiễn đã xác nhận những mô hình phát triển kinh tế thịtrường mang tính đặc thù, phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh phát triển cụ thể
5 Nguyễn Phú Trọng, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 966, tháng 5-2021, tr.8.
6 Nguyễn Xuân Thắng, “Tư tưởng, lý luận với đổi mới và phát triển đất nước”, Nxb Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, 2021 tr 593.
Trang 13của từng quốc gia - dân tộc Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam là một dạng thức của kinh tế thị trường trên thế giới.
Kinh tế thị trường là phương thức huy động và phân bổ nguồn lực tối ưunhất hiện nay; giúp giải phóng sức sản xuất; phát triển và ứng dụng khoa học vàcông nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, qua đó giúp tăng năng suất lao động.Chính vì vậy, “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh
tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ” 7; là mộttrong những phương thức để đạt được mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam
Việt Nam xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trongđiều kiện một nền kinh tế kém phát triển, lại bị tác động nặng nề do hậu quả củachiến tranh để lại Trong điều kiện đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa mà Việt Nam đang xây dựng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hộichủ nghĩa đầy đủ, xét trên cả hai khía cạnh, tính thị trường và tính xã hội chủnghĩa, như mức độ hoàn thiện và hiện đại của các thể chế cho phát triển thịtrường; khả năng kiến tạo của Nhà nước; trình độ phát triển của thị trường cácnhân tố sản xuất; năng suất lao động; hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranhcủa các doanh nghiệp, nhất là của doanh nghiệp nhà nước; mức độ hợp tác vàcạnh tranh giữa các thành phần kinh tế; thu nhập của nhân dân, sự bình đẳngtrong phát triển giữa các vùng, miền, giữa thành thị với nông thôn; sự phát triểnhài hòa với tự nhiên và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu Chính vì vậy,Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đây là một quá trình lâu dài với nhiều khókhăn, phức tạp, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì, linh hoạt và sáng tạo
Thứ hai, trên cơ sở tổng kết thực tiễn 35 năm đổi mới, lý luận về kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhất là về nội hàm của kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện và phát triển
Đó chính là sự gắn kết hữu cơ và biện chứng giữa tính thị trường với tính xã hội
7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.128.
Trang 14chủ nghĩa; giữa tính nhân loại, hiện đại với đặc thù phát triển riêng có của ViệtNam trong nền kinh tế, thông qua các yếu tố như:
Mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và không
để ai bị bỏ lại phía sau
Phương thức lãnh đạo và quản lý, theo đó có sự kết hợp hữu cơ giữa cơ
chế thị trường với quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự tham gia và giám sát của nhân dân và
xã hội Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyếtđịnh, bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn pháttriển của đất nước
Cơ chế phân bổ nguồn lực và phân phối kết quả được tạo ra, theo đó nền
kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật khách quan của kinh tế thịtrường với đa dạng các hình thức sở hữu, đa dạng hình thức tổ chức sản xuất vàkinh doanh, đa dạng các loại thị trường; gắn kết với thị trường quốc tế Cácthành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật.Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác khôngngừng được củng cố, phát triển, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng vàkinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển
Phương thức phát triển của nền kinh tế, theo đó những tác động tiêu cựccủa thị trường và can thiệp quá mức, sự buông lỏng trong quản lý nhà nước đốivới thị trường hay sự câu kết giữa Nhà nước với thị trường dưới hình thức “chủnghĩa tư bản thân hữu” được hạn chế ở mức thấp nhất, đồng thời những tác độngtích cực của thị trường và vai trò kiến tạo của Nhà nước được phát huy ở mứccao nhất, phù hợp với từng giai đoạn phát triển; nền kinh tế có sự gắn kết chặtchẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từngbước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển; là nền kinh tế phát triểnhài hòa với tự nhiên và coi bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu là
một trong những nhiệm vụ mang tính sống còn “Không chờ đến khi kinh tế đạt