1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

THI TÌM HIỂU 80 NĂM NGÀNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2.3. Công tác tổ chức xây dựng Đảng trong thời kỳ cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược; xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải (11)
  • 2.4 Công tác tổ chức xây dựng Đảng trong thời kỳ cả nước thống nhất đi lên CNXH và tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công (13)

Nội dung

THI TÌM HIỂU 80 NĂM NGÀNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG Tài liệu dành cho học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ, đảng viên tìm hiểu về NGÀNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG

Công tác tổ chức xây dựng Đảng trong thời kỳ cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược; xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải

Từ tháng 8/1945 đến năm 1955: Công tác tổ chức của Đảng tập trung vào việc tiếp quản Thủ đô và các vùng mới giải phóng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân

Từ năm 1955 đến năm 1957 tập trung khôi phục kinh tế ổn định đời sống.

Sau 9 năm chiến tranh ác liệt, tiếp tục thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, quyết tâm sửa chữa những sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức

Từ những năm 1958 đến năm 1960 Công tác tổ chức tập trung phục vụ việc hoàn thành cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh, đưa đại bộ phận nông dân, những người lao động thủ công vào các hợp tác xã, chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ Kiện toàn tổ chức và lề lối làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể

Ngay sau khi Hiệp định Giơ - ne – vơ được ký kết, vào tháng 10/1954, Xứ ủy Nam Bộ và Khu ủy V được thành lập theo Nghị quyết của Bộ Chính trị(tháng 9/1954) Công tác tổ chức đã góp phần chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới, Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ III tổ chức mạng lưới giao liên, bố trí lực lượng tập kết ra Bắc, sắp xếp lại bộ máy các cấp và điều chỉnh cán bộ Cuối năm 1956 đồng chí Lê Đức Thọ được bổ sung vào Bộ Chính trị, đến tháng 3/1957 đồng chí được phân công làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã tiến hành tại Hà Nội từ ngày 05 đến ngày 10/9/1960 Đại hội đã vạch ra đường lối cách mạng

“tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở Miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà” Đồng chí Hồ Chí Minh tiếp tục làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Ở miền Bắc từ năm 1961 đến năm 1965, công tác tổ chức tập trung phục vụ triển khai thực hiện kế hoạch Nhà Nước 5 năm lần thứ nhất, tiến hành các cuộc vận động lớn, xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở theo yêu cầu 4 tốt

Từ ngày 05/8/1964, Đế quốc Mỹ ném bom miền Bắc, công tác tổ chức của Đảng đã chuyển hướng phục vụ việc hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa sản xuất,vừa chiến đấu chi viện cho miền Nam Cũng từ năm 1960 – 1975, công tác tổ chức tập trung vào việc thực hiện các Nghi quyết Hội nghị Trung ương lần thứ21 về “Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựngCNXH ở miền Bắc” Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (từ năm 1955 đến 1975) là thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IV đúng đắn và cũng là thắng lợi trong công tác tổ chức tài tình của Đảng ta.

Công tác tổ chức xây dựng Đảng trong thời kỳ cả nước thống nhất đi lên CNXH và tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công

Giai đoạn 1975 – 1986: cả nước thống nhất đi lên CNXH

Ngay sau ngày miền Nam được giải phóng, thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Công tác tổ chức xây dựng Đảng đã nhanh chóng giải quyết hàng loạt những vấn đề cấp bách trước mắt như: xây dựng và củng cố hệ thống chính trị thống nhất cả nước, trong đó bao gồm việc xây dựng và củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể ở các cấp trong các vùng mới được giải phóng; thực hiện sự thống nhất đất nước về mọi mặt, bầu Quốc hội của cả nước (25/4/1976) Trung ương đã điều động, tăng cường hàng vạn cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn cho miền Nam, bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ trước mắt, xây dựng các cơ sở chính trị ở các vùng mới được giải phóng đáp ứng yêu cầu lâu dài Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tiến hành từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Hà Nội. Đại hội tổng kết 16 năm thực hiện đường lối chính trị của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, đề ra đường lối chung và đường lối phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lênCNXH ở nước ta Đại hội thông qua báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động ViệtNam thành Đảng Cộng sản Việt Nam Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương. Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ V

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IV) ra Nghị quyết số 10 – NQ /TW (ngày 21/7/1978) về “kiện toàn tổ chức” Nghị quyết nhận định bộ máy tổ chức kém hiệu lực là do chúng ta chưa nắm vững quy luật kinh tế và khoa học tổ chức và đề ra yêu cầu “đổi mới sâu sắc về quan điểm xây dựng tổ chức, đổi mới cách chỉ đạo” Với Nghị quyết này, đã hình thành những nhân tố đầu tiên của quá trình xây dựng cơ chế mới, khắc phục cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trong hoạt động kinh tế nước ta Các hoạt động thực tiễn của công tác tổ chức xây dựng Đảng trong thời kỳ này đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực, gắn với việc kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị và đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, khắc phục khó khăn về kinh tế, đời sống, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giành thắng lợi trong 2 cuộc chiến tranh biên giới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng tiến hành từ ngày 27 đến 31/3/1982 tại Hà Nội Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối chung và đường lối kinh tế do Đại hội IV vạch ra, đồng thời phê phán những sai lầm, khuyết điểm trong chỉ đạo thực hiện đường lối Đại hội IV của Đảng Đồng chí

Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư Ngày 10/7/1986 đồng chí Lê Duẩn từ trần Ngày 14/7/1986 đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương.

Từ giai đoạn từ 1986 đến nay: Đảng ta đã lãnh đạo tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986 tại Hà Nội Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Từ năm 1980 đến tháng 6/1981 đồng chí Nguyễn Đức Tâm, ủy viên Bộ Chính trị được cử làm Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đại hội vạch rõ phương hướng, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng là “xây dựng Đảng thật sự ngang tầm một Đảng cầm quyền có trọng trách lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức là nhân tố quyết định sự phát triển của cách mạng nước ta” Đảng phải “đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội, công tác tổ chức xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ này đã tập trung vào việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới, tiếp tục thực hiện Nghi quyết số 34 – NQ/TW củaBộ chính trị khóa V về kiện toàn tổ chức; Nghị quyết 04 – NQ/TW của BộChính trị về “làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội” Cuộc vận động mở đầu bằng đợt tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng theo Chỉ thị số 21 – CT /TW ngày03/12/1987 của Ban Bí thư Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết về công tác xây dựng Đảng trên các mặt: Đổi mới và tăng cường công tác tư tưởng; đổi mới công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng đảng viên và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao ý thức bảo vệ Đảng, chống đa nguyên, đa đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã tiến hành từ ngày 24 đến 27/6/1991 tại Hà Nội Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, đồng chí Lê Phước Thọ là ủy viên Bộ Chính trị được cử làm Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đại hội đã kiên định vai trò lãnh đạo của Đảng, xác định con đường đi lên CNXH ở nước ta, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng vạch ra Đại hội khẳng định và nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng của Đảng; thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (1991 – 2000) và điều lệ Đảng sửa đổi Về công tác xây dựng Đảng, báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đã chỉ rõ: “Để lãnh đạo thắng lợi công cuộc đổi mới cũng như toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta phải tự đổi mới và chỉnh đốn để có kiến thức, năng lực và sức chiến đấu mới, khắc phục có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực và các mặt yếu kém, khôi phục và nâng cao uy tín của Đảng đối với nhân dân Đảng phải được xây dựng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức để Đảng thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc”. Để nâng cao chất lượng công tác Đảng đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới,chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã căn cứ vàoNghị quyết Đại hội VII về chủ trương tiến hành tổng kết công tác xây dựng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Đảng và ra quyết định về việc thành lập Tiểu ban tổng kết công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1975 – 1995 Về công tác tổ chức xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, báo cáo tập trung phân tích làm rõ những mặt làm được, những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân kinh nghiệm trên các mặt; kiện toàn các tổ chức Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống Chính trị; củng cố các tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiến hành từ 28/6 đến ngày 1/7 năm1996 tại Hà Nội Đại hội đã chỉ rõ 6 bài học chủ yếu qua 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới Trong đó, có bài học tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 12/1997) đồng chí LêKhả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, BộChính trị cử đồng chí Nguyễn Văn An, ủy viên Bộ Chính trị làm Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng tiếp tục được củng cố về chính trị, tư tưởng và tổ chức nhà nước tiếp tục được tăng cường về chức năng quản lý, nền hành chính được cải cách một bước; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng được đổi mới về nội dung và phương pháp hoạt động; quyền làm chủ chủ của nhân dân trên trên các lĩnh vực được phát huy; mọi chính sách và quy chế bảo đảm quyền dân chủ, trước hết ở cơ sở bước đầu đã thực hiện Qua thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình đã có tác dụng bước đầu trong việc giáo duc, nâng cao ý thức về Đảng cho cán bộ, đảng viên; ngăn ngừa sự suy Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thoái, biến chất của đảng viên trong Đảng, sửa chữa khuyết điểm của đảng viên, xử lý kỷ luật đảng viên có sai phạm, chấn chỉnh tổ chức Đảng và các khâu quản lý bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển Tuy vậy, công tác tổ chức xây dựng Đảng vẫn còn nhiều khuyết điểm và yếu kém, chưa đáp ứng được

“yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước trong thời kỳ mới”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiến hành tại Hà Nội từ ngày 19 đến ngày 22/4/2001 đã thông qua báo cáo Chính trị với chủ đề “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” Đại hội thông qua báo cáo về những đề nghị bổ sung sửa đổi một số điểm trong Điều lệ Đảng và Điều lệ Đảng (bổ sung,sửa đổi) Trong báo cáoChính trị tại Đại hội, phần về công tác xây dựng Đảng đã khẳng định những thành tựu đạt được, đồng thời nghiêm khắc kiểm điểm về “một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ và đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống Một số tổ chức Đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn; dân chủ bị vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết Công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém, bất cập Công tác tổ chức, cán bộ còn một số biểu hiện trì trệ” Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) “chưa đạt yêu cầu đề ra” Căn cứ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX vào tình hình và yêu cầu mới Đại hội quyết định tiếp tục tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố mối quan hệ mật thiết với nhân dân; tập trung làm tốt bốn công tác quan trọng là: Giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng; kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, đồng chí Trần Đình Hoan, ủy viên Bộ Chính trị được giữ chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương kiêm Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng diễn ra từ ngày 18 đến ngày 25/4/2006 tại Thủ đô Hà Nội Đại hội tập trung vấn đề “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Công tác tổ chức cán bộ, Đại hội X đã nêu lên một số kết quả đã đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như việc xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức chưa đạt yêu cầu tinh gọn, hiệu quả; bộ máy còn cồng kềnh, chồng chéo; chưa phát huy được vai trò của cá nhân và tập thể; một số thôn bản vùng sâu, vùng xa chưa có tổ chức Đảng và đảng viên, việc đánh giá tổ chức Đảng và đảng viên còn chưa đúng thực chất, mang tính hình thức; việc quản lý cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế; chưa kiên quyết và thiếu những quy chế có hiệu lực để sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ, chưa có chính sách thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng; công tác bảo vệ Chính trị nội bộ còn chậm bổ sung và sửa đổi một số điều không phù hợp… Trên cơ sở đó, Đại hội đã xây dựng mục tiêu

“tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh về Chính trị tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh Chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, luôn gắn bó với nhân dân” Đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, đồng chí Hồ Đức Việt, ủy viên Bộ Chính trị được cử làm Trưởng Ban tổ chức Trung ương. Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 80 năm lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh oanh liệt, giành thắng lợi vẻ vang Đó cũng là quá trình Đảng không ngừng chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó xây dựng Đảng về tổ chức là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong các thời kỳ.

Câu 2: Nêu những bài học kinh nghiệm chủ yếu về công tác tổ chức xây dựng Đảng trong 80 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trải qua 79 năm, công tác tổ chức đã góp phần to lớn, quan trọng vào thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần xây dựng Đảng thực sự là một chính đảng cách mạng, có bản lĩnh Chính trị vững vàng, hết lòng, hết sức, tận tụy phục vụ nhân dân Hệ thống tổ chức không ngừng được củng cố và đổi mới; đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức của Đảng được giáo dục, trưởng thành, không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc.

Trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của ngành, chúng ta thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác tổ chức xây dựng Đảng qua các thời kỳ được thể hiện trên một số nội dung sau: Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam,

Trước hết, phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân và tăng cường tính tiên phong của Đảng là yêu cầu cơ bản, có tính nguyên tắc đối với công tác xây dựng Đảng về chính trị và tổ chức Vì nếu Đảng không giữ được bản chất giai cấp công nhân và không thể hiện được tính tiên phong về tư tưởng và hành động thì Đảng không còn là một Đảng cộng sản chân chính, không hoàn thành được vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng ở nước ta mà nhân dân giao phó.

Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo nguyên lý: Một giai cấp có thể có nhiều đảng song mỗi chính đảng bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định, đứng trên lập trường, quan điểm của giai cấp và thực hiện lý tưởng của giai cấp đó.

Từ ngày thành lập đến nay, dù đã nhiều lần đổi tên, nhưng bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta không thay đổi Đảng luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để thực hiện sứ mệnh lịch sử là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng nước ta thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh Nhờ trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng, liên hệ mật thiết với nhân dân và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và phong trào tiến bộ của nhân dân toàn thế giới,Đảng ta luôn là một khối thống nhất, được sự ủng hộ của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, vượt qua mọi thử thách của lịch sử lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi ngày càng to lớn. Đảng cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân, Đảng đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng ta đã khẳng định: Về bản chất giai cấp, Đảng ta mang bản chất của giai cấp công nhân Song với tư cách là lực lượng lãnh đạo cách mạng, Đảng ta là đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc

Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng có nghĩa là khẳng định lập trường của Đảng ta là lập trường của giai cấp công nhân - giai cấp tiêu biểu cho xu thế phát triển của thời đại Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng cách mạng và khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin - vũ khí tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân Khẳng định lập trường của Đảng ta là lập trường của giai cấp công nhân cũng có nghĩa khẳng định lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.

Kinh nghiệm thực tiễn chỉ rõ, để có thể giữ vững bản chất giai cấp công nhân và tăng cường tính tiên phong của Đảng thì cùng với việc xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng, việc xây dựng Đảng về tổ chức phải góp phần:

Bảo đảm cho Đảng luôn kiên định lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lợi ích của cả dân tộc; không ngừng phấn đấu cho sự thắng lợi của mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Đây là lý tưởng, là mục tiêu và con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn ngay từ ngày thành lập Độc lập dân tộc là mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc, là tiền đề và điều kiện để xây dựng CNXH ở nước ta Đồng thời,CNXH bảo đảm chắc chắn và bền vững nhất cho nền độc lập của dân tộc Thực tiễn cách mạng nước ta khẳng định, thành tựu công cuộc đổi mới và hướng phát triển tích cực của xã hội ta trong đổi mới, trước hết là do Đảng ta đã kiên định sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn với CNXH Chỉ khi nào lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp và thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động, của dân tộc và xã hội, giải phóng giai cấp công nhân gắn với giải phóng xã hội, độc lập dân tộc gắn với xây dựng quốc gia dân tộc theo mục tiêu lý tưởng của CNXH thì mới đảm bảo cho dân tộc có độc lập thực sự và nền độc lập thực sự của dân tộc sẽ tìm thấy sự bền vững của nó trên con đường phát triển của CNXH Những điều đó phản ánh và phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, còn bảo đảm cho Đảng nắm vững và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh nước ta; từ đó, đề ra đường lối chiến lược, sách lược và chính sách đúng đắn, sáng tạo để đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Hiện nay, nước ta đang tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH Đòi hỏi Đảng ta coi trọng tăng cường công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, tiếp thu tinh hoa truyền thống dân tộc và trí tuệ của nhân loại để bổ sung phát triển Cương lĩnh, đường lối Chính trị và đường lối tổ chức của Đảng; giữ vững tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo, tích cực chống chủ nghĩa cơ hội, không giáo điều, máy móc dập khuôn kinh nghiệm bên ngoài Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, không đa nguyên, đa đảng.

Ngày đăng: 30/08/2024, 09:18

w