1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng tạo của nguyễn Ái quốc và Đảng cộng sản việt nam trong hoạch Định cương lĩnh chính trị

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG HOẠCH ĐỊNH CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ (TẠI HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG THÁNG 021930) Tài liệu dành cho sinh viên viết Tiểu luận, làm bài thu hoạch về Lịch sử Đảng và Hồ Chí Minh

Trang 1

TRONG HOẠCH ĐỊNH CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ(TẠI HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG THÁNG 02/1930)

Trong lịch sử đôi khi có những trường hợp, những phát hiện hoặc quanđiểm cách mạng thật sự có tính khoa học, mới mẻ, sáng tạo, nhưng lúc mớixuất hiện, chưa được thừa nhận ngay, thậm chí còn bị quy kết là sai Nhữngđúng đắn, sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị.

Trong lịch sử đôi khi có những trường hợp, những phát hiện hoặc quan điểmcách mạng thật sự có tính khoa học, mới mẻ, sáng tạo, nhưng lúc mới xuất hiện,chưa được thừa nhận ngay, thậm chí còn bị quy kết là sai Những đúng đắn, sángtạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta do Hồ Chí Minh khởi thảochính là một trường hợp như thế Song, cùng với niềm tin khoa học và sự kiên địnhcách mạng của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng, thực tiễn cách mạng nước ta đãlàm sáng ngời chân lý sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta

1 Đúng đắn, sáng tạo bị hiểu lầm và những sóng to gió lớn* Trong Hội nghị thành lập Đảng từ ngày 03/2 đến 07/02/1930,

- Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, với tư cách là Ủy viên Ban Phương Đông, phụtrách Cục Phương Nam của Quốc tế Cộng sản chủ trì Hội nghị hợp nhất các đảngcộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Các văn kiện thông qua Hội nghị này như: Chánh cương vắn tắt của Đảng,Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Lời kêugọi Tuy rất vắn tắt, nhưng tập trung đầy đủ tính khoa học, cách mạng, sáng tạo của

tư duy Nguyễn Ái Quốc trong việc hoạch định những nét cơ bản về đường lốichiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam

- Ngày nay, các văn kiện đó được gọi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.

* Còn trong Lịch sử Đảng,

Trang 2

- Chính Hội nghị thành lập Đảng và những văn kiện nói trên từng bị nhậnnhững đánh giá, phê phán, quy kết hết sức nặng nề của một số đồng chí trongĐảng, của Hội nghị TWĐảng và cả của Quốc tế Cộng sản thời kỳ 1930 – 1938.

- Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ nhất họp tháng 10/1930, thảo luận và thôngqua bản dự thảo Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú trình bày và thôngqua nhiều nghị quyết quan trọng

Trong đó “Án nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội nói về tình hìnhhiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng” đã phê phán nhiều sai

lầm của Hội nghị hiệp nhất Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì:

+ Một là sai lầm về tổ chức: “Lúc đầu tổ chức đảng, kế hoạch không xác đáng

Hiệp hội hiệp nhất Đảng, lại không lấy một nền chính trị cộng sản làm căn bổn…”

+ Hai là sai lầm về chính trị: “Vấn đề thổ địa“ Không rõ ràng và có chỗ không

đúng như chia địa chủ làm đại, trung và tiểu địa chủ… Vấn đề tư bổn Trong sách

lược nói phải lợi dụng bọn tư bản mà chưa rõ mặt phản cách mạng….“Những điều sai lầm về sách lược đó chứng tỏ ra rằng chỉ lo đến việc phản đế,mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu ấy là một sự rất nguy hiểm”

+ Ba là sai lầm về Điều lệ và tên Đảng: “Trong hệ thống tổ chức của Đảng thì

bỏ mất xứ bộ… gọi là “Việt Nam cộng sản Đảng” thì không gồm được Cao Miênvà Lào, mà để vô sản giai cấp hai xứ ấy ra ngoài phạm vi đảng là không đúng”

Án Nghị quyết này đi đến kết luận:a) Thủ tiêu chánh cương sách lược và Điều lệ cũ của Đảng, lấy kinh nghiệm

trong thời kỳ vừa qua mà thực hành công việc cho đúng như Án Nghị quyết vàThơ chỉ chị của quốc tế cộng sản

b) Bỏ tên “Việt Nam Cộng sản Đảng mà lấy tên Đông Dương Cộng sản Đảng”.

Sau Hội nghị Trung ương tháng 10/1930, trong Thư gửi BCH TW ĐCS ĐôngDương, Nguyễn Ái Quốc cho rằng công việc của Người chỉ như một “thùng thơ”,nên đề nghị xin đổi chỗ, vì “thùng thơ” thì người khác cũng làm được”

Trang 3

* Đồng chí Hà Huy Tập, trong cuốn sách “Sơ thảo lịch sử phong trào cộngsản ở Đông Dương” khi phê phán Cương lĩnh chính trị của Hội nghị hợp nhất

* Bên cạnh những hiểu lầm về những giá trị sáng tạo của Cương lĩnh chínhtrị đầu tiên như vậy, thì bản thân tác giả của Cương lĩnh chính trị đầu tiêncủa Đảng ta cũng gặp nhiều khó khăn thử thách rất lớn.

- Đó là với sự phối hợp của mật thám Pháp và cảnh sát Anh, ngày 06/6/1931,cảnh sát Anh đã bắt giam Nguyễn Ái Quốc tại nhà tù Victoria ở Hồng Kông

Sau đó, nhờ có sự phối hợp giữa Đảng Cộng sản Đông Dương với Hội Quốc tếcứu tế Đỏ và nhất là hoạt động của vợ chồng Luật sư Lô-dơ-bai cộng với sự năngđộng sáng tạo đặc biệt của mình, Nguyễn Ái Quốc được trắng án, thoát khỏi nhà tùở Hồng Kông và trở lại Liên Xô

- Mùa thu năm 1934, Nguyễn Ái Quốc được nhận vào học Trường Quốc tếLênin niên khóa 1934-1935

+ Ngày 29/6/1935, trong thư của Trưởng phòng Đông Dương Vera Vasilievagửi Ban Phương Đông Quốc tế cộng sản có một ý nghi ngờ: “tháng 6 – năm 1934,Nguyễn Ái Quốc đến Mát-xcơ-va Qua lời kể của đồng chí thì khó xác định đượctại sao đồng chí lại dễ dàng ra khỏi nhà tù và thoát khỏi tay cảnh sát Pháp”

+ Sau đó, trong thư gửi BCH ĐCS Đông Dương, bà viết: “Đối với đồng chíNguyễn Ái Quốc, chúng tôi cho rằng trong hai năm tới đây, đồng chí ấy cần phảinghiêm túc, nỗ lực học tập và không được làm một việc gì khác”

Trang 4

- Tháng 2/1936: Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc được thành lập để thẩm tra:1 Vì sao biết Lâm Đức Thụ là kẻ phản bội mà vẫn sử dụng?

2 Vì sao Tòa án Hồng Kông chỉ kết tội nhẹ và thoát khỏi nhà tù một cách dễ dàng?3 Bằng cách nào đến được Mát-xcơ-va?

Tóm lại: Sở dĩ xuất hiện những đánh giá không đúng về Cương lĩnh chính trị

đầu tiên của Đảng ta như vậy là vì ảnh hưởng của đường lối tả khuynh từ Đại hộiVI của Quốc tế Cộng sản họp năm 1928

- Đường lối đó hối thúc quần chúng cách mạng các nước tiến hành cuộc đấutranh giai cấp quyết liệt để giành thắng lợi cách mạng đang đến rất gần Tinh thầncủa đường lối ấy được khái quát là “lấy giai cấp chống giai cấp”

- Đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, nửathuộc địa, đường lối đó cho rằng giai cấp tư sản dân tộc không có vai trò quantrọng trong lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc, cho nên không được liên minh vớigiai cấp tư sản dân tộc, phú nông, không nên cường điệu khuynh hướng cách mạngcủa giai cấp tiểu tư sản thành thị

- Sau Nguyễn Ái Quốc, các đồng chí Trần Phú, Hà Huy Tập đều là nhữngngười từng được học tập ở trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, ratrường bước vào hoạt động trong thời kỳ Đảng ta vừa mới thành lập, cũng là lúcđường lối tả khuynh của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản đang được quán triệt đếncác chi bộ và các tổ chức chịu ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản, cho nên nhữngsáng tạo của Nguyễn Ái Quốc lại bị đánh giá là sai lầm

2 SÁNG TẠO TRONG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, XÁC ĐỊNH THÁI ĐỘ VỚICÁC GIAI CẤP, LIÊN MINH GIAI CẤP VÀ ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

a) Sáng tạo trong vấn đề dân tộc

Trong các Văn kiện thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủnghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam:

- Xác định rõ chủ trương: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cáchmạng để đi tới xã hội cộng sản”

Trang 5

- Cuộc cách mạng này đánh đổ thực dân Pháp và bọn phong kiến, làm cho nướcNam được hoàn toàn độc lập, nhân dân được các quyền dân chủ, tự do, hạnh phúc - Đó chính là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xuyên suốtcác chủ trương đường lối cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ta ra đời đến nay.

Trong tư tưởng lớn đó, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc là ở chỗ:

+ Xác định độc lập dân tộc là mục tiêu cốt tử, trực tiếp trước mắt, là tiền đề,điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội

+ Giai đoạn đầu của tiến trình cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân với hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và phong kiến,nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên trước hết, trên hết; nhiệm vụ dân chủphải được thực hiện đồng thời, nhưng tiến hành từng bước, căn cứ theo tiến trìnhgiải phóng dân tộc và nhằm hỗ trợ nhiệm vụ giải phóng dân tộc theo con đườngcách mạng vô sản

b) Sáng tạo trong xác định thái độ với các giai cấp, liên minh giai cấp- Các nhà kinh điển:

+ Mác, Ăng ghen quan niệm lực lượng CM chủ yếu là liên minh công nông.+ Lênin quan niệm đó là liên minh Công-Nông-Binh

- Sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc là ở chỗ quan niệm: lực lượng cách mạng ở

nước ta là toàn thể nhân dân.+ Cho nên, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Người chủ trương Đảng khôngchỉ thu phục giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, mà “Đảng phải hết sức liên lạcvới tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt để kéo họ đi vào phe vôsản giai cấp”

+ Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên trong Đảng ta nêu ra tưtưởng cần xây dựng liên minh Công-Nông-Trí dưới sự lãnh đạo của Đảng làmnòng cốt cho lực lượng cách mạng Việt Nam bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dândưới sự lãnh đạo của Đảng

Trang 6

Trong lúc đó, dự thảo luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú thôngqua tại Hội nghị Trung ương tháng 10/1930, lại thụt lùi so với Sách lược vắn tắttrong việc đánh giá vai trò và xác định thái độ với tầng lớp trí thức:

“Bọn trí thức, tiểu tư sản, học sanh,… là bọn xu hướng quốc gia chủ nghĩa,chúng nó đại biểu quyền lợi cho tất cả giai cấp tư bổn bổn xứ, chớ không phải chỉbênh vực quyền lợi riêng cho bọn tiểu tư sản mà thôi Trong thời kỳ chống đế quốcchủ nghĩa thì bọn ấy cũng hăng hái tham gia, nhưng chỉ lúc đầu mà thôi; chúng nókhông thể binh vực quyền lợi cho dân cày được, vì chúng nó phần nhiều có dâydướng với bọn địa chủ” Còn trong phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh 1930-1931, cónơi đã xuất hiện khẩu hiệu tả khuynh cực kỳ sai lầm: “Trí phú địa hào đào tận gốc,trốc tận rễ”

c) Sáng tạo trong xác định vấn đề đoàn kết toàn dân tộc

Nguyễn Ái Quốc đánh giá đúng tầm quan trọng của nhân tố dân tộc trong cáchmạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc

- Nêu ra chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân có thể đoàn kết được,có thể tạo nên sức mạnh đánh đổ đế quốc và phong kiến

- Chủ trương: “Đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam màchưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trunglập”

Chính chủ trương đúng đắn và sáng tạo đó, manh nha của tư tưởng lập Mặt trậndân tộc thống nhất ở nước ta lại bị coi là sai lầm là “chỉ lo đến việc phản đế, màquên mất lợi ích giai cấp tranh đấu ấy là một sự rất nguy hiểm”

3 SÁNG TẠO TRONG VẤN ĐỀ TÊN ĐẢNG

Quốc tế Cộng sản do không sát tình hình Đông Dương nên ngày 27/10/1929 raChỉ thị gửi những người cộng sản Đông Dương về việc thành lập một Đảng cộngsản ở Đông Dương Những người thừa hành việc đổi tên Đảng thì quan niệm: “Baxứ Việt Nam, Cao Miên, Lào, tuy thường gọi là ba nước nhưng kỳ thực chỉ thànhmột xứ thôi”

Còn Nguyễn Ái Quốc quan niệm rất đúng:

Trang 7

- Việt Nam, Lào, Campuchia là ba quốc gia dân tộc, mỗi quốc gia dân tộc cầncó một Đảng cách mạng chân chính để đoàn kết toàn dân tộc đứng lên làm cáchmạng mới thành công Điều đó là đúng với nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc khẳng định:“Cái từ Đông Dương rất rộng và theo nguyên lý chủ nghĩa Lênin, vấn đề dântộc là một vấn đề rất nghiêm túc, người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gianhập Đảng, làm như thế là trái với nguyên lý chủ nghĩa Lênin Còn cái từ An Namthì hẹp, vì An Nam chỉ là miền Trung của Việt Nam mà thôi và nước ta có 3 miền:Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ Do đó, từ Việt Nam hợp với cả ba miền và không tráivới nguyên lý chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc”

Thực tiễn cách mạng đã chứng tỏ nhận định của Nguyễn Ái Quốc là hoàn toànsáng suốt Bởi với tên Đảng Cộng sản Đông Dương, với nhiều chủ trương đúngđắn, nhưng với chủ trương thành lập Liên bang Đông Dương vì đây chỉ là một xứthì đã không thể thực hiện được Cho nên, đến năm 1951, khi Đảng ta ra hoạt độngcông khai thì Đảng lại được đổi tên theo tinh thần Đảng ta là Đảng của Dân tộcViệt Nam

4 CHÂN LÝ HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH VÀ TỎA SÁNG

Tổng kết thực tiễn cách mạng thế giới thời kỳ 1928-1935, Đại hội VII của Quốctế Cộng sản họp từ 25/7 đến 21/8/1935 đã sửa chữa và khắc phục về căn bản chủnghĩa giáo điều và chủ nghĩa biệt phái tả khuynh trước đây trong phong trào Cộngsản quốc tế, và có đường lối mới

Ngày nay chúng ta thấy rõ có một sự gặp gỡ giữa tư tưởng Nguyễn Ái Quốc vớiđường lối mới của Quốc tế cộng sản về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vàcách mạng xã hội chủ nghĩa Có hai vấn đề đáng chú ý:

- Một là: sự đánh giá đúng đắn nhân tố dân tộc trong cách mạng giải phóng dân

tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc; chỉ rõ tính chất cách mạng giải phóng dân tộcở các thuộc địa và phụ thuộc

- Hai là: Đường lối thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế

quốc và con đường tiến lên của cách mạng giải phóng dân tộc

Trang 8

Mặc dầu không tham dự Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương, mặcdầu bị phê phán, bị nghi ngờ, song với sự kiên trì đường lối độc lập tự chủ, đúngđắn, sáng tạo và sự hoạt động không mệt mỏi với uy tín cao, đồng chí Nguyễn ÁiQuốc vẫn được bầu là ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng ta và là đại diện củaĐảng tại Quốc tế cộng sản Với cương vị đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn có những đónggóp tích cực vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng với cách mạng Việt Nam.

Từ Hội nghị Trung ương tháng 7/1936, Đảng ta đã bước đầu thực hiện sựchuyển hướng chỉ đạo chiến lược theo tinh thần nghị quyết Đại hội VII của Quốctế Cộng sản và theo những đúng đắn, sáng tạo trong cương lĩnh chính trị đầu tiêncủa Nguyễn Ái Quốc

Cũng trong năm 1936, Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế cộngsản gồm các đồng chí: Cônxinna, Hải An và Krapxki nhóm họp và đi đến nhữngkết luận chính như sau:

1 Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng trong hoạtđộng bí mật Ban thẩm tra yêu cầu đồng chí từ nay không để xảy ra những trườnghợp tương tự Đề nghị đồng chí rút kinh nghiệm bài học này trong hoạt động bímật sau này

2 Ban thẩm tra không tìm ra chứng cứ nghi ngờ nào về sự trung thành chính trịcủa đồng chí Nguyễn Ái Quốc

3 Hồ sơ vụ việc về Nguyễn Ái Quốc được hủy bỏ

Ngày 06/6/1938, dự kiến những biến đổi tình hình thế giới và trong nước khichiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, Nguyễn Ái Quốc viết thư cho một đồngchí trong BCH Quốc tế Cộng sản đề nghị cho được về nước hoạt động.

- Bà Vasilieva người có quá trình theo dõi và công tác lâu năm với Nguyễn ÁiQuốc lúc này đã hiểu biết rất rõ về uy tín và tài năng của Nguyễn Ái Quốc, nên cóthư gửi Ban bí thư Quốc tế cộng sản rằng: “Đồng chí Lin (tức Nguyễn Ái Quốc) làủy viên Ban chấp hành Trung ương, là người có uy tín lớn trong Đảng Cộng sảnĐông Dương, nay từ đây về thì Đảng sẽ chăm chú lắng nghe những ý kiến củađồng chí ấy”

Trang 9

- Đề nghị được chấp thuận Ngày 29/9/1938, Nguyễn Ái Quốc rời Viện nghiêncứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, bỏ lại bản Luận án đang viết dở, bắt đầu mộthành trình hoạt động ở Trung Quốc trước khi trở về Tổ Quốc, ngày 28/01/1941.

- Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, với tư cách đại diện Quốc tế Cộng sảnNguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8, BCH TW ĐCS Đông Dương

+ Chính thức từ Hội nghị này, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhất là những đúngđắn, sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta được khẳng định, bổsung, phát triển trực tiếp thành đường lối cách mạng Việt Nam

+ Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng caohơn hết thảy Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn việt gianđặng cứu lấy giống nòi ra khỏi nước sâu lửa nóng”

+ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 của Đảng ta nhấn mạnh một cách hùnghồn tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc: “Trong lúc này quyền lợi của bộphận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc.Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòiđược độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộccòn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũngkhông đòi lại được”

Những quan niệm giáo điều tả khuynh về đấu tranh giai cấp từng xuất hiệntrước đó được khắc phục Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh xuyên suốt trongmọi chủ trương chính sách của Đảng Chủ trương thành lập Liên bang cộng hòadân chủ Đông Dương được thay bằng chủ trương thành lập Nhà nước Việt Namdân chủ cộng hòa

Ngày 19/5/1941, Hồ Chí Minh sáng lập Mặt trận Việt Minh.Ngày 22/12/1944, Hồ Chí Minh sáng lập Việt Nam tuyên truyền giải phóngquân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tháng 8/1945, chớp đúng thời cơ, Hồ Chí Minh kêu gọi tổng khởi nghĩa giànhchính quyền Tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển và toả sáng trong thực tiễn Hồ Chí

Minh đã lãnh đạo Đảng ta, nhân dân ta làm cách mạng Tháng Tám năm 1945

thành công, mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Trang 10

Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, sáng lập Nhà

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đầu tiên ở vùng Đông Nam Á Một trong nhữngmục tiêu cơ bản nhất trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta do Hồ Chí Minh khởithảo trở thành hiện thực Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mới là thắng lợi vĩ đạiđầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh trong lịch sử cách mạng Việt Nam

1- Gian khó và thử thách lớn càng làm sáng tỏ phẩm chất người anh hùng củadân tộc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất; làm sáng tỏ Hồ Chí Minh – Một ngườiđại nhân, đại trí, đại dũng

2- Chân lý và sáng tạo lớn trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được khẳng định:

nhiệm vụ phản đế, giành độc lập dân tộc là cốt tử, đầu tiên, tiền đề để tiến tới chủnghĩa xã hội Nhiệm vụ đấu tranh giai cấp, giành dân chủ phải thực hiện từng bướcphục vụ cho giành độc lập dân tộc và tiến dần lên chủ nghĩa xã hội

3- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minhcông-nông-trí không chỉ là sách lược chính trị mà còn là chiến lược lâu dài quyếtđịnh thắng lợi của công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc ta./

SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TRONG HOẠCH ĐỊNH CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ(TẠI HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG THÁNG 02/1930)

1 Tính đúng đắn, sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, giữa phản đế và phản phong

Nếu C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin là những người đặt nền móng cho việc hìnhthành lý luận về giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong thời đại mới, thì Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam là những người đầu tiên đã thành công trong việc vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận đó vào điều kiện cụ thể ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Ngay từ khi mới ra đời, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốcsoạn thảo, được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) đã nhận thấy yêucầu khách quan, bức thiết nhất của xã hội thuộc địa như Việt Nam là phải tiến hành

Trang 11

cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ chưa phải là đấu tranh giai cấp lên caonhư ở các nước tư bản phương Tây Đối tượng trực tiếp của cách mạng thuộc địa làchủ nghĩa thực dân, chứ chưa phải là chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản nói chung.Cương lĩnh đầu tiên của Đảng xác định phương hướng chiến lược của cách mạngViệt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xãhội cộng sản” Chủ trương đó đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử ViệtNam Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, Luận cương chính trị được thông quatại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10-1930) đã không kế thừa đượcnhững tư tưởng đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên trong việc giải quyếtmối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

Khi xác định đối tượng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta nhận thấy sựphân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa nói chung, ở Việt Nam nói riêng có nhữngđiểm khác với các nước phương Tây Mâu thuẫn chủ yếu ở các nước phương Tâylà mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mâu thuẫn chủ yếu ở xã hộithuộc địa phương Đông lại là giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân; dovậy, cuộc đấu tranh giai cấp không giống như các nước phương Tây Đối tượngcách mạng mà các dân tộc thuộc địa cần tập trung đánh đổ không phải là giai cấptư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thựcdân và tay sai phản động

Nhận thức đầy đủ, đúng đắn đặc điểm xã hội Việt Nam, xác định đúng đốitượng chính của cách mạng, Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta đã vận dụng sáng tạotrong giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp Nếu như chủ nghĩa Mác - Lêninđề cao đấu tranh giai cấp thì Nguyễn Ái Quốc đặt ưu tiên hàng đầu cho cuộc đấutranh giải phóng dân tộc và giành độc lập, tự do cho đất nước

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp vớivấn đề dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng dân tộc Người cho rằng phải

“đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích giai cấp, lấy mục tiêu độc lập dân tộc làm mụctiêu hàng đầu” Khẳng định tính dân tộc nổi trội hơn tính giai cấp là tư tưởng đúng

đắn, sáng tạo phản ánh đúng tình hình thực tế Việt Nam cũng như các nước thuộcđịa nói chung

Ngày đăng: 28/08/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w