1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA

22 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ nghĩa duy vật lịch sử và vai trò của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 41,14 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA Tiểu luận dùng cho đối tượng chuyên và không chuyên Triết học, Nghiên cứu sinh, học viên cao học các trường Đại học

Trang 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC:CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI

SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TAChủ nghĩa duy vật lịch sử là gì? Khái quát về chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội (chủ nghĩa duy vật lịch sử) là mộttrong những phát kiến lớn của Triết học Mác - Lênin đã giúp chúng ta có khảnăng nhận thức đúng đắn về thế tự nhiên, xã hội và tư duy con người Việc nghiêncứu chủ nghĩa duy vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặcbiệt là trong các lĩnh vực khoa học, xã hội và nhân văn

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì?

Chủ nghĩa duy vật lịch sử (CNDVLS) là một bộ phận hợp thành nên Triếthọc Mác- Lênin Đây là khoa học triết học về xã hội và giải quyết một cách duyvật các vấn đề cơ bản của triết học khi vận dụng nó vào lịch sử Trên cơ sở đónghiên cứu các quy luật chung về sự phát triển lịch sử và hình thức thực hiệnnhững quy luật đó trong hoạt động của con người Hay nói cách khác, CNDVLS làhệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, là kết quả của sự vận dụng cácphương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào các hiện tượng của đờisống xã hội, vào nghiên cứu xã hội, nghiên cứu lịch sử xã hội

Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã tạo nên một bước ngoặt căn

bản trong sự phát triển tư tưởng xã hội Trước đó, quan niệm duy tâm về đời sốngxã hội đã thống trị và có nhiều thiếu sót cơ bản của xã hội học và sử học trước Mácnhư: Chỉ chú ý đến các động cơ tư tưởng của hoạt động của con người mà khôngtính đến các nguyên nhân vật chất và không nhìn thấy vai trò quyết định của nhândân mà chỉ chú ý đến vai trò của cá nhân

Bản chất của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một hệ thống triết học duy vật biện chứng về xãhội, là bộ phận hợp thành triết học Mác, làm cho triết học Mác trở nên sâu sắc vàtriệt để CNDVLS nghiên cứu xã hội với tính cách của một chỉnh thể, xã hội là mộtbộ phận đặc biệt của tự nhiên với nền tảng là mối quan hệ của con người và sự tácđộng giữa con người với nhau

Khách thể nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử là đời sống xã hội

với tính cách một chỉnh thể Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất vàlà nấc thang phát triển cao nhất của hệ thống sống, cũng chính là sản phẩm của sựtác động lẫn nhau giữa người với người

Trang 2

Con người chính là sự phát triển cao nhất của tự nhiên, là chủ thể sáng tạocủa lịch sử và thông qua hoạt động của mình, con người làm nên lịch sử và tạo raxã hội Xã hội là một chỉnh thể hoàn chỉnh bao gồm sự tồn tại của con người cánhân và các tập hợp người, sự tồn tại của các phương thức và cách thức quan hệgiữa người với người Sự hình thành phát triển của con người và xã hội được xemlà hai mặt của một quá trình thống nhất, điều này dẫn đến hệ quả là có thể nhậnthức được quy luật xã hội, bản chất đời sống xã hội và bản chất con người.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử vạch ra các quy luật, động lực chung của sự vậnđộng và phát triển của xã hội Hệ thống các quy luật xã hội tồn tại ở các cấp độkhác nhau chi phối toàn bộ đời sống xã hội gồm các quy luật chi phối toàn bộ đờisống xã hội, các quy luật chi phối xã hội có giai cấp và các quy luật chi phối hìnhthái kinh tế- xã hội

Hệ thống về động lực phát triển xã hội được xem xét ở nhiều phương diệnkhác nhau từ phương diện giải quyết mâu thuẫn biện chứng của xã hội, từ lựclượng xã hội cơ bản, từ các nhân tố thúc đẩy sự phát triển và từ các nhân tố thúcđẩy tính tích cực nhận thức và hoạt động của con người,…

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra những quy luật, động lực phát triển của xã hội.Đây là phát minh vĩ đại của C.Mác đã mang đến một cuộc cách mạng trong triếthọc về xã hội

Vai trò của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở nền tảng của thế giới quan và phươngpháp luận khoa học trực tiếp cho nhận thức và cải tạo xã hội: Sự ra đời của chủnghĩa duy vật lịch sử đã đặt ra các khoa học xã hội trên nền tảng khoa học vữngchắc, đẩy lùi các quan điểm duy tâm và siêu hình trong nhận thức về lịch sử- xãhội CNDVLS cũng là cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận của giai cấpcông nhân và các Đảng cộng sản trong việc xác định các vấn đề chiến lược và sáchlược của Cách mạng CNDVLS là cơ sở lý luận khoa học để Đảng cộng sản dựavào đó đánh giá, phân tích tình hình thời cuộc một cách đúng đắn, xác định các vấnđề chiến lược và sách lược của Cách mạng trong tình hình mới

Với lĩnh vực quân sự vô sản, chủ nghĩa duy vật lịch sử đóng vai trò là cơsở thế giới quan và phương pháp luận trực tiếp cho khoa học quân sự, góp phầnvào việc hình thành phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ cáchmạng và cán bộ quân đội để họ nâng cao trình độ và là vũ khí tinh thần sắc bén đểhọ đấu tranh tư tưởng và lý luận

Trang 3

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở của thế giới quan và phương pháp luậnkhoa học để từ đó xem xét, giải quyết các vấn đề của thời đại và cách mạng Việt

Nam:Trong nhận thức thời đại hiện nay, chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở khoa

học để qua đó nhận thức chủ nghĩa tư bản hiện đại với các vấn đề như bản chất,mâu thuẫn, sự vận động,….của chủ nghĩa tư bản Đồng thời cũng là cơ sở khoa họcđể nhận thức và khắc phục khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới hiện nay.Với sự nghiệp đổi mới của Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa duy vật lịch sử góp phầnlàm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Ngoài ra, nó cũng là cơ sở lý luận khoa học để giải quyết các mối quan hệ giữa tốcđộ tăng trưởng kinh tế và việc thực hiện công bằng xã hội,…

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở của thế giới quan và phương pháp luậnkhoa học trực tiếp với lý luận và thực tiễn quân sự: Thông qua CNDVLS có thểnhận diện bản chất của các cuộc chiến tranh và là cơ sở lý luận trong nhận thức vàgiải quyết các vấn đề trong hoạt động quân sự hiện nay

Với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, chủ nghĩa duy vật lịch sửlà cơ sở khoa học cho đổi mới tư duy về bảo vệ Tổ quốc của Đảng và cũng là cơ sởđể phát huy vai trò của nhân tố tinh thần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì?

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là khoa học về những quy luật chung nhất của sựphát triển của xã hội Các môn khoa học xã hội nói trên (kinh tế chính trị, mỹ học,ngôn ngữ học) nghiên cứu sự phát triển của những mặt cá nhân nhất định của đờisống xã hội, những kiểu quan hệ xã hội nhất định CNDVLS, trái ngược với cáckhoa học này, nghiên cứu các quy luật phát triển của toàn xã hội, trong sự tác độngqua lại của tất cả các mặt của nó Nó cung cấp câu trả lời cho câu hỏi về điều gìquyết định bản chất của hệ thống xã hội, điều gì quyết định sự phát triển của xãhội, điều gì quyết định sự chuyển đổi từ hệ thống xã hội này sang hệ thống xã hộikhác, chẳng hạn, quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Không giốngnhư lịch sử dân sự, được thiết kế để phản ánh một cách cụ thể toàn bộ quá trình cácsự kiện đã diễn ra trong đời sống xã hội của từng quốc gia và dân tộc,

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đưa ra câu trả lời khoa học, chính xác duy nhấtcho những câu hỏi cơ bản nhất, quan trọng nhất của khoa học xã hội, nếu khônglàm rõ vấn đề này thì không thể giải thích một cách chính xác sự phát triển củatoàn bộ đời sống xã hội và sự phát triển của bất kỳ khía cạnh riêng lẻ nào của nó.Trong đời sống công chúng, chúng ta quan sát các mối quan hệ kinh tế, chính trị vàhệ tư tưởng Có một mối liên hệ xác định nào giữa các mối quan hệ này và bản

Trang 4

chất của mối liên hệ này là gì? - đây là một trong những câu hỏi mà khoa học xãhội cần phải trả lời.

Liệu có mối liên hệ cần thiết nội tại, tính quy luật trong sự kế tiếp nhau linhhoạt, đa dạng, phức tạp và mâu thuẫn của các sự kiện lịch sử, trong toàn bộ quátrình phát triển của xã hội, hay ở đây, trong đời sống xã hội, không giống như tựnhiên, may rủi, hỗn loạn và tùy tiện ngự trị?

Nhân loại đã vượt qua một chặng đường phát triển lịch sử lâu dài và khó khăn: từchế độ công xã sơ khai, qua chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản, tiến lên chủ nghĩaxã hội, đã chiếm một phần sáu toàn cầu Những động lực thúc đẩy sự phát triểntiến bộ này là gì?

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là người đầu tiên đưa ra câu trả lời khoa học chotất cả những câu hỏi này - một khoa học chỉ ra con đường dẫn đến ý thức về lịch sửnhư một quá trình tự nhiên, duy nhất, mang tất cả tính linh hoạt và mâu thuẫn củanó CNDVLS là một lý thuyết khoa học tổng hợp và hài hòa giải thích sự phát triểncủa xã hội, sự chuyển đổi từ hệ thống xã hội này sang hệ thống xã hội khác Đồngthời, là phương pháp khoa học, đúng đắn duy nhất để nghiên cứu từng mặt riêng lẻcủa đời sống xã hội, là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng lịch sử cụ thể vànói chung là lịch sử các nước, các dân tộc

Nói tóm lại, chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu những quy luật chung nhấtcủa sự phát triển xã hội loài người cũng như bất cứ môn khoa học nào để phản ánhđúng đắn đối tượng mà mình nghiên cứu CNDVLS đã xây dựng nên một hệ thốngcác phạm trù khoa học, các phạm trù đó phản ánh những mặt cơ bản, những quátrình khác nhau của đời sống xã hội như tồn tại xã hội, ý thức xã hội, quan hệ sảnxuất, lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng - kiến trúc thương tầng, giai cấp và đấutranh giai cấp, cách mạng xã hội, nhà nước Vì những hiện tượng của đời sống xãhội có liên hệ hữu cơ với nhau trong quá trình lịch sử nên những phạm trù phảnánh chúng cũng được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau Những phạmtrù của chủ nghĩa duy vật lịch sử là công cụ nhận thức khoa học về những quy luậtchung nhất và những động lực của sử phát triển xã hội Những phạm trù và quyluật đó phản ánh những mặt và những mối liên hệ cơ bản, tất yếu, khách quan củađời sống xã hội như quan hệ tác động qua lại giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng

Trang 5

Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sửVai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất

Sản xuất vật chất chính là quá trình mà con người sử dụng các công cụ laođộng tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất trong thế giới tự nhiên để cóthể tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người

Phương thức sản xuất là các cách thức con người sử dụng để tiến hành quátrình sản xuất của xã hội ở các giai đoạn lịch sử nhất định

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, sản xuất vật chất có vai trò lànhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người cũng như của xã hội.Là các hoạt động nền tảng để phát sinh và phát triển các mối quan hệ xã hội củacon người, là cơ sở hình thành, biến đổi cũng như phát triển xã hội loài người

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là các nhân tố được dùng trong quá trình sản xuất tạothành năng lực thực tiễn có thể cải biến các đối tượng tự nhiên theo nhu cầu củacon người

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất.Quan hệ sản xuất gồm 3 khía cạnh: Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất,quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ trong phân phối các sản phẩmđược sản xuất ra

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là các yếu tố cơ bản của quá trìnhsản xuất Trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuấtcòn quan hệ sản xuất là “hình thức xã hội” của quá trình đó Lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất quy định lẫn nhau và thống nhất với nhau Đây cũng là yêu cầutất yếu và phổ biến diễn ra trong quá trình sản xuất hiện thực của xã hội

Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tácđộng trở lại lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạngphát triển của lực lượng sản xuất tại mỗi giai đoạn lịch sử xác định vì quan hệ sảnxuất chỉ là hình thái kinh tế-xã hội còn lực lượng sản xuất mới là nội dung vật chấtvà kỹ thuật của quá trình đó

Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tếtrong xã hội

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hộicùng với các thiết chế chính trị- xã hội tương ứng được hình thành trên cơ sở hạtầng kinh tế nhất định

Trang 6

Cơ sở hạ tầng quyết định đến kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầngphản ánh với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và tác động trở lại đối vớicơ sở hạ tầng Sự tác động của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng thông quanhiều phương thức Điều này tùy thuộc vào bản chất của các nhân tố trong kiếntrúc thượng tầng, vị trí và vai trò của nó cùng các điều kiện cụ thể Trong đó, nhànước là nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng kinh tế.

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Tồn tại xã hội chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện vật chấtcủa xã hội, bao gồm các yếu tố như phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tựnhiên, hoàn cảnh địa lý,…trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố quantrọng nhất

Ý thức xã hội là các phương diện sinh hoạt liên quan đến tinh thần của xãhội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giaiđoạn phát triển nhất định Tồn tại xã hội quyết định đến ý thức xã hội, ý thức xãhội phản ánh đối với tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội; mỗi khi tồn tạixã hội biến đổi thì kéo theo đó là các tư tưởng và lý luận xã hội, các quan điểm vềchính trị, pháp quyền,triết học cũng thay đổi theo,….Song, ý thức xã hội cũng cótính độc lập tương đối và có khả năng tác động trở lại đối với tồn tại xã hội

Hạt nhân của chủ nghĩa duy vật lịch sử chính là lý luận về hình thái kinh xã hội CNDVLS đã không dừng lại ở việc lý giải nguyên lý chung về mối quan hệgiữa tồn tại và ý thức xã hội mà còn phân tích kết cấu của xã hội, xác định vị trí, vaitrò của từng yếu tố cấu thành xã hội và xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các

tế-yếu tố đó hình thành học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội Trong chủ nghĩa duy

vật lịch sử, học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội là một trong những nền tảng lýluận cơ bản của lý luận về chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin

Hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùngđể chỉ xã hội ở giai đoạn lịch sử nhất định với kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng choxã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượngtầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy Học thuyết về hình tháikinh tế- chính trị là một cuộc cách mạng của khoa học xã hội nói chung và của Triếthọc nói riêng Học thuyết đó chỉ ra rằng, động lực của lịch sử chính là hoạt độngthực tiễn của con người, xuất phát từ các sự thật hiển nhiên là trước hết con ngườicần phải ăn, uống, ở, mặc,… nghĩa là phải lao động trước khi có thể đấu tranh giànhquyền thống trị Quan hệ xã hội vật chất quyết định các quan hệ khác, đã cung cấpcho khoa học xã hội một tiêu chuẩn khách quan để thấy được các quy luật xã hội

Trang 7

Ý nghĩa phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự pháttriển xã hội Nó là khoa học triết học về xã hội, là xã hội học chung làm cơ sở,phương pháp luận cho tất cả các khoa học cụ thể, nghiên cứu về xã hội như kinh tế,chính trị học, sử học, đạo đức học, mỹ học và các môn xã hội học riêng biệt nhưxã hội học về lao động, về gia đình Lênin đã từng khẳng định "chủ nghĩa duy vậtlịch sử không bao giờ có tham vọng giải thích tất cả mà chỉ có ý muốn vạch ra mộtphương pháp duy nhất khoa học để giải thích lịch sử" Thực vậy, CNDVLS pháthiện ra những quy luật phát triển chung nhất của xã hội loài người qua tất cả cáchình thái kinh tế xã hội Nó nghiên cứu sâu hơn những quy luật tác động trong cáchình thái kinh tế xã hội có đối kháng giai cấp, nhất là những quy luật của hình tháikinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa Do đó, chủ nghĩa duy vật lịch sử giữ vài tròphương pháp luận chung nhất cho các khoa học xã hội.cụ thể

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý giữa chủ nghĩa khoa học lịch sử và khoa họcxã hội và nhân văn khác có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Điều đó thể hiệnCNDVLS dựa trên những thành tựu của khoa học xã hội và nhân văn cụ thể đểkhái quát thành những nguyên lý chung Hay nói cách khác, chủ nghĩa khoa họclĩch sử cần đến các khoa học xã hội và nhân văn khác Ngược lại, sự phát triển củacác khoa học xã hội và nhân văn cụ thể phải tuân theo những quy luật chung củaxã hội mà CNDVLS đã phát hiện, chứng minh ngày càng rõ hơn tính đúng đắn củaCNDVLS

Nếu không nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì cácnhà khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể nào phát hiện, phát triển môn khoahọc của mình một cách đúng đắn, có cơ sở khoa học mà sẽ rơi vào quan điểm duytâm, siêu hình trong việc nghiên cứu xã hội

Sự vận dụng CNDVLS Đi sâu phân tích làm rõ: Quy luật quan hệ sảnxuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trongsự nghiệp đổi mới ở nước ta

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển củalực lượng sản xuất là qui luật hết sức phổ biến trong công cuộc xây dựng đất nướccủa mỗi quốc gia Sự mâu thuẫn hay phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượngsản xuất đều có ảnh hưởng rất lớn tơí nền kinh tế Sự tổng hoà mối quan hệ giữalực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên một nền kinh tế có lực lượng sảnxuất phát triển kéo theo một quan hệ sản xuất phát triển

Trang 8

Sự nghiệp đã đổi mới của Việt Nam được bắt đầu ngay từ giữa những năm80 và được triển khai mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực từ đó đến nay Quá trình đổimới đã đưa lại nhiều thành tựu to lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều lý luậnquan trọng mà việc áp dụng quy luật quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất vàtrình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào việc giải quyết chúng một cách đúngđắn sẽ là cơ sở hết sức cần thiết cho việc tiếp tục hoạch định và đẩy nhanh sựnghiệp đổi mới, cũng như sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Xã hội chủ nghĩa mà chúng ta muốn xây dựng có thể có nhiều đặc trưng,nhưng có hai đặc trưng chất lượng quan trọng nhất mà dứt khoát chúng ta phải đặtđến, đó là vừa giàu có hơn, vừa công bằng hơn so với trong chủ nghĩa tư bản Tuynhiên trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội thì nền kinh tế sản xuất của nước talại chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn Sự khó khăn nàycó thể có nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân quantrọng nhất là: không nắm vững quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất vàtrình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Nghị quyết Đại hội VIII đã chỉ rõ những yếu kém, khuyết điểm:Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức mạnh tranh chấp.Nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) nhịp độ tăng giá trị sản xuấtnông nghiệp, dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu… không đạt chỉ tiêu đề ra.Nhìn chung, năng xuất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao.Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêuthụ trong cả nước và nước ngoài Hệ thống tài chính-ngân hàng còn yếi kém vàthiếu lành mạnh Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, đầutư còn phân tán, lãng phí và thất thoát nhiều Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp củanước ngoài giảm, công tác quản lý, điều hành công tác này còn nhiều vướng mắcvà thiếu sót Quan hệ một số mặt chưa phù hợp Kinh tế nhà nước chưa được củngcố tương xứng với vai trò chỉ đạo, chưa có chuyển biến đáng kể trong việc sắp xếp,đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước

Một số vấn đề văn hoá-xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết Tỷlệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn còn ở mức cao Các hoạt động khoa học vàcông nghệ chưa được đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển.Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếutính khả thi Nhiều cấp, ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý

Trang 9

nhà nước không còn phù hợp, chưa bổ sung những cơ chế, chính sách mới có tácdụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩaxã hội từ một xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, nhà nước ta đã không thấy rõ bước đi cótính quy luật trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội nên đã tiến hành ngay cuộccải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân và xét về thực chất là theođường lốiđẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, đưa quan hệ sản xuất đi trước mởđường cho lực lượng sản xuất phát triển điều đó có nghĩa là đưa quan hệ sản xuất đitrước để tạo địa bàn rộng rãi, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Điều đó là hoàntoàn mâu thuẫn với quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất để khắc phục những mâu thuẫn có thể phát sinh đòi hỏi phải thiếtlập quan hệ sản xuất mới với những hình thức và bước đi phù hợp và trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất.Những chính sách mới của đảng và nhà nước đã thúcđẩy nền kinh tế nước ta phát triển một cách mạnh mẽ.Sự thúc đẩy nền kinh tế nhiềuthành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa nền kinh tế nước ta sang mộtbước đi mới Mọi người được tự do kinh doanh buôn bán, các doanh nghiệp kinhdoanh hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng trước pháp luật…Tất cảđều nhằm vào mục tiêu duy nhất là thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.

Để làm rõ hơn về nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ, chúng ta sẽ điphân tích nền sản xuất nông nghiệp trong thời gian này Tại đại hội lần thứ VI,Đảng ta đã nhận định:"…Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trườnghợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồngbộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất ( Đảng cộngsản Việt Nam Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Nxb sự thật, HN,1987, tr.57) Trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội phải kể đến yếu tố chủ quancủa việc đảng lãnh đạo, Nhà nước phát động tính tích cực xã hội của quần chúngbằng những lợi ích vật chất và tinh thần yêu nước vốn có của họ Tuy nhiên, theonhận định trên của đảng, ta thấy rằng, không thể cho rằng những yếu tố tiên tiếncủa quan hệ sản xuất mãi là tiền đề sự thúc đẩy phù hợp giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất Chúng chỉ tác động tích cực trong một thời gian ngắn và cuốicùng, vẫn phải tuân thủ quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độphát triển của lực lượng sản xuất

Thực trạng nền sản xuất nông nghiệp của nước ta trong thời gian chuẩn bịvào những năm đầu bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp, nông thôn đã làm rõ nhận định trên của đảng Tại thời điểm đó nền sảnxuất nông nghiệp không ổn định, nhiều nơi, nhiều vùng nông thôn bị đói kém Khi

Trang 10

đó có người cho rằng, nguyên nhân sản xuất chậm phát triển là do giữa lực lượngsản xuất và quan hệ sản xuất có mâu thuẫn Mâu thuẫn đó thể hiện giữa một bên làyêu cầu phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất theo hướng tất yếu chuyển từsản xuất nhỏ lên sản xuất lớn với một bên là chế độ sở hữu phân tán Theo một sốnhà nhận định, đây là mâu thuẫn vốn có và mâu thuẫn là phổ biến trong các nềnsản xuất Khi nền sản xuất xã hội phát triển đến trình độ cao thì tự bản thân chế độtư hữu nhỏ không thể nào tồn tại như cũ, nó buộc phải thay đổi Nhìn lại quá trìnhchỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở nước ta trước đây Đảng ta đã rút ra được sự cầnthiết của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển củalực lượng sản xuất.

Tại Đại hội IX Đảng ta nhận định: "Cần phải nhân rộng mô hình hợp tác,liên kết Công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nôngthôn, phát triển các loại hình trang trại quy mô phù hợp trên từng địa bàn" (ĐảngCộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trịquốc gia, Hà Nội 2001, tr 32) Trong sản xuất nông nghiệp, sự đa dạng của cácthành phần kinh tế đã tạo ra cơ chế quản lý với nhiều hình thức sản xuất nôngnghiệp mới phù hợp với những quan điểm đổi mới không ngừng của Đảng và nhờđó, tạo ra sự biến đổi mới trong các Hợp tác xã nông nghiệp trên cả ba mặt củaquan hệ sản xuất Điều đó càng khẳng định ý nghĩa to lớn của quy luật quan hệ sảnxuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Nhưng dựa vào tiêu chuẩn nào để khẳng định rằng quan hệ sản xuất phù hợpvới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Trước hết sự phù hợp đó thể hiện ởchỗ, hiệu quả sản xuất ngày càng cao (năm sau cao hơn năm trước), mặc dù đất bịthiên tai nhiều bề và ít nhiều chịu ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế trongkhu vực và trên thế giới Điều quan trọng nữa, khi nói quan hệ sản xuất phù hợpvới lực lượng sản xuất không thể không nhìn vào đời sống của nông dân, thực tếcho thấy qua 15 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng đề ra, đời sống củanông dân từng bước được nâng cao, điều kiện nhà ở và học tập của con em nôngdân cũng khá hơn trước

Đến Đại hội XIII Đảng ta xác định: “Kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam vừa là mô hình kinh tế thị trường phổquát, vừa có tính đặc thù riêng” Cụ thể:

Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là mô hình tự

thân mang tính tất yếu khách quan, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự pháttriển Quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của

Trang 11

Việt Nam là sự vận động có chủ đích và định hướng dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là sự “tiếnhoá tự giác” theo hướng tạo lập, khác biệt với việc phát triển kinh tế thị trường nhưthường thấy là sự “tiến hoá tự nhiên” theo hướng tự do và tự phát1

Thứ hai, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế

vì con người, lấy con người là trung tâm của sự phát triển, thực hiện mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Định hướng XHCN trong nềnkinh tế thị trường ở Việt Nam được thể hiện qua các mặt:

Định hướng XHCN trong mục tiêu phát triển:Thực hiện mục tiêu “dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đạt tới một nền kinh tế phát triển cao dựatrên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; giải phóngmạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân

Định hướng XHCN trong phương thức phát triển:Phát triển nền kinh tế

nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữvai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảngvững chắc của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư nhân trở thành một trong nhữngđộng lực quan trọng của sự phát triển

Định hướng XHCN trong phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi vớiphát triển văn hoá, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường… giải quyết tốt các vấn đề xãhội vì mục tiêu phát triển con người; hoàn thiện chế độ phân phối chủ yếu theo kếtquả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồnlực khác và thông qua phúc lợi xã hội

Định hướng XHCN trong quản lý:Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân;

bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCNdưới sự lãnh đạo của Đảng2

Thứ ba, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế

thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, đáp ứng những chuẩn mực của nền kinh tếthị trường toàn cầu Tiến trình hội nhập quốc tế theo chiều rộng và chiều sâu đãđưa nền kinh tế Việt Nam trở thành một bộ phận hữu cơ, không thể tách biệt củanền kinh tế thị trường toàn cầu, trở thành một chủ thể trong sân chơi toàn cầu vàphải tuân thủ những luật chơi toàn cầu

Ngày đăng: 29/08/2024, 09:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w