1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng tạo về lý luận của hồ chí minh về nhà nước của dân do dân vì dân ý nghĩa sáng tạo đó đối với việc xây dựng nhà nước ta hiện nay

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sáng tạo về lý luận của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Ý nghĩa sáng tạo đó đối với việc xây dựng nhà nước ta hiện nay
Tác giả Huỳnh Quỳnh Như, Nguyễn Huỳnh Như, Trần Huỳnh Minh Nhựt, Lê Huy Phát, Võ Tấn Phát
Người hướng dẫn Ts. Thái Ngọc Tăng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.hcm
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vị dân; từ đó vận dụng vào quá trình xây dựng Nhà nước ta trong

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN SÁNG TẠO VỀ LÝ LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ý NGHĨA SÁNG TẠO ĐÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ

NƯỚC TA HIỆN NAY

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS Thái Ngọc Tăng

Huỳnh Quỳnh Như 21132151Nguyễn Huỳnh Như 22124220Trần Huỳnh Minh Nhựt 22144368

LLCT120314_22_2_43 Thứ 2, tiết 11 - 12

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA TIỂU LUẬN

Học Kì I, Năm Học 2023 - 2024

Tên đề tài:

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

TS Thái Ngọc Tăng

Trang 3

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 2

6 Kết cấu của đề tài 2

B PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 SÁNG TẠO VỀ LÝ LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN DO DÂN VÌ DÂN 3

1.1Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh 3

1.2Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 3

1.2.1 Cơ sở thực tiễn 3

1.2.2 Cơ sở lý luận 5

1.2.3 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh 7

1.3 Nhà nước dân chủ 8

1.4 Nhà nước pháp quyền 10

1.5 Nhà nước trong sạch vững mạnh 10

CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA LÝ LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN DO DÂN VÌ DÂN ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY 12

2.1 Thực tiễn nhà nước của dân do dân vì dân hiện nay 12

2.2 Thực trạng của việc xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân ở nước ta hiện nay 13

2.2.1 Khó khăn trong việc xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân 13

2.2.2 Giải pháp trong việc xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân 15

2.3 Một số thành tựu của lý luận Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nhà nước ta hiện nay 18

2.3.1 Phát huy quyền dân chủ của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh 18

2.3.2 Thành tựu đạt được của Dân chủ hoá đời sống xã hội 18

Trang 4

2.3.3 Thành tựu hoàn thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân 20

2.4 Trách nhiệm của công dân trong xây dựng nhà nước hiện nay 21

C KẾT LUẬN 23

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một trong những quốc gia có những hình thức tổ chức nhà nước sớmtrên thế giới Hồ Chí Minh là người sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa -Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á Tư tưởng và quan điểm của Người về nhànước của dân, do dân, vì dân vô cùng sâu sắc và là hạt nhân cốt lõi của tư tưởng Hồ ChíMinh Nó chứa đựng những giá trị to lớn về cả phương diện lý luận và thực tiễn đối vớicách mạng Việt Nam Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vìdân không những có ý nghĩa lịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệmquý báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước Từ đó, có thể rút ra ý nghĩa to lớn đối vớiviệc xây dựng Nhà nước ta hiện nay

Vì vậy nhóm 11 chúng em xem đây là nội dung rất đáng quan tâm và nó mang tínhcần thiết để nhóm có thể nghiên cứu, cũng như là tiến hành làm và tìm hiểu rõ hơn vềsáng tạo lý luận này của Chủ tịch Hồ Chí Minh

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh vềNhà nước của dân, do dân, vị dân; từ đó vận dụng vào quá trình xây dựng Nhà nước tatrong thời kỳ hiện nay

Đồng thời qua đó giúp sinh viên biết hệ thống lại vấn đề một cách logic, thu nhặt,

xử lý thông tin, vận dụng các kiến thức cơ bản phục vụ vào việc học tập, làm việc của bảnthân Quan trọng hơn là việc liên hệ được với thực tiễn của đất nước, của thời đại từ đóliên hệ đến bản thân

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống các quanđiểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới màcốt lõi là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội quá trình vận động,hiện thực hóa các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam Đó là quátrình mang tính quy luật, bao gồm hai mặt thống nhất biện chứng: sản sinh tư tưởng và

1

Trang 6

thực hiện hóa tư tưởng theo các mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội, giảiphóng dân tộc giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm đã vận dụng các phương pháp luận chung nhất trong chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin khi nghiên cứu và đưa vàotiểu luận của mình

Bên cạnh đó là việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháplôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu những vấn đề chính trị -

xã hội trong sự vận động và phát triển, trong mối quan hệ với nhiều lĩnh vực khác Vậndụng quan điểm toàn diện và hệ thống kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp,các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn theo nguyên tắc phương phápluận của Hồ Chí Minh

5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Khẳng định quyền tự quyết, tự chủ của dân tộc, cho phép nhân dân tự quyết định

về chính sách và hướng đi của đất nước mình

Nhà nước của dân, do dân, vì dân tôn trọng nguyện vọng của nhân dân, giúp tăngtính dân chủ và động viên người dân tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị.Ứng dụng thành công trong cuộc đấu tranh giành độc lập và phát triển đất nướcViệt Nam

Nó còn là một lý tưởng và mục tiêu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới trongviệc xây dựng một xã hội công bằng và tự do.Đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, giúpthúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểuluận gồm 2 chương:

Chương 1: Sáng tạo về lý luận của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Chương 2: Ý nghĩa lý luận của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân đối vớiviệc xây dựng Nhà nước ta hiện nay

2

Trang 7

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 SÁNG TẠO VỀ LÝ LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC

CỦA DÂN DO DÂN VÌ DÂN 1.1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của Cách Mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần

vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cáchmạng của nhân dân ta giành thắng lợi.”

Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm các giá trị cốt lõi như độc lập, tự do, chủ nghĩadân tộc, chủ nghĩa xã hội, đoàn kết, tình yêu thương con người, tôn trọng văn hóa vàtruyền thống dân tộc, đối thoại và hòa giải, tiến bộ và sáng tạo

Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ mang tính cách mạng về chính trị mà còn có tínhchất triết học, nhân văn và khoa học Tư tưởng Hồ Chí Minh được coi là một phong tràolớn, là một hệ thống giá trị quý giá, là một nguồn sức mạnh tinh thần và là một cách tiếpcận đúng đắn để xây dựng một xã hội công bằng và tự do

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩaMác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta Là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng ViệtNam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xâydựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa,dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2.1 Cơ sở thực tiễn

Ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Việt Nam là một nước có lịch sử và một nền văn với truyền thống chống giặcngoại xâm bất khuất nhưng đến thế kỷ XIX, nước ta vẫn là một quốc gia lạc hậu, nghèonàn, kém phát triển Đến giữa thế kỷ XIX, trước sự suy yếu của chế độ phong kiến nhàNguyễn, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam Sau khi đã hoàn thành về

3

Trang 8

căn bản công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự, thực dân Pháp đẩy mạnh vào khaithác thuộc địa Việt Nam cũng như ở Lào và Campuchia một cách quy mô và từng bướcbiến Việt Nam từ một nước phong kiến thành nước thuộc địa, bán phong kiến với nhữngbiến đổi căn bản về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội

Đầu thế kỷ XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách ở Trung Quốccủa Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, gương Duy Tân của Nhật Bản, cách mạng TânHợi ở Trung Quốc, phong trào yêu nước của Việt Nam chuyển sang xu hướng dân chủ tưsản với sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nước có tinh thần cải cách như Phan Bội Châu vàPhan Châu Trinh Điển hình như các phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, phongtrào Đông kinh nghĩa thục Nhưng tất cả những cố gắng cứu nước của trào lưu mới này ởViệt Nam đều bị thất bại bởi sự đàn áp của Pháp Trường Đông kinh nghĩa thục bị đóngcửa (12-1907), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ bị đàn áp (1908); vụ Hà Thành đầu độcthất bại (6-1908) Phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các đồng chí bị trụcxuất khỏi Nhật (2-1909) Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ bị đàn áp, các thủ lĩnh nhưTrần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi bị lên máy chém, Phan Châu Trinh, Huỳnh ThúcKháng, Ngô Đức Kế, bị đày ra Côn Đảo Dù thất bại nhưng các phong trào yêu nướcnày đã nối tiếp nhau duy trì ngọn lửa cứu nước tiếp tục cháy trong lòng dân tộc.Cùng với phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân, sự ra đời và phong trào đấutranh của giai cấp mới là giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứnhất đã làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam thêm những yếu tốmới Đặc biệt, từ đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Namngày càng chịu tác động của phong trào cách mạng thế giới đã làm phong trào đấu tranhmang đặc trưng riêng của giai cấp công nhân càng được thể hiện rõ nét Đây là nguồn gốcthực tiễn xã hội quan trọng cho sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh

Như vậy, phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam là cơ sở thựctiễn trong nước cho sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh

Thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự docạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - đã chuyển từ

4

Trang 9

mở thị trường buôn bán sang việc các nước đế quốc tiến hành tranh giành, đẩy mạnh xâmchiếm thuộc địa, nhằm khai thác nguyên liệu, bóc lột và nô dịch các dân tộc ở hầu hết cácnước Á, Phi Tình hình đó đã làm sâu sắc mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản

là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa và mâuthuẫn giữa các nước tư bản, đế quốc với nhau và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa nhân dâncác dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc thực dân Yêu cầu giải phóng,đem lại độc lập cho các dân tộc thuộc địa không chỉ là đòi hỏi riêng của các dân tộc thuộcđịa mà còn là yêu cầu chung của các dân tộc đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ củaphong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, chủ yếu là do tranh giành thị trường giữa cácnước đế quốc, đã dẫn tới chiến tranh thế giới lần thứ nhất (8-1914 đến 11-1918) nhằmchia lại các khu vực ảnh hưởng làm xuất hiện phong trào của nhân dân thế giới đấu tranhđòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh đế quốc và đó cũng là một trong những nguyên nhânbùng nổ Cách mạng Tháng Mười Nga Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, với

sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, đã mở ra thời đại mới, thời đạiquá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới, đã cổ vũ và thúcđẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóngdân tộc trên thế giới

Thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười, sự ra đời của nhà nước Xô viết, phong tràocách mạng thế giới của giai cấp công nhân phát triển với sự ra đời và dẫn dắt của Quốc tếIII cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là những nguồn gốc thực tiễnquốc tế cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2.2 Cơ sở lý luận

Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dântộc Việt Nam Đây là động lực tiếp thêm sức mạnh, sức lực giúp cho dân tộc Việt Namtồn tại và vượt qua khó khăn trong quá trình dựng nước và giữ nước phát triển Từ đóhình thành nền tảng tư tưởng và động lực thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứunước Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường, anh

5

Trang 10

dũng vì một đất nước độc lập, nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Để xây dựng,phát triển và bảo vệ đất nước, Hồ Chí Minh còn có lòng yêu nước thương dân, có tinhthần đoàn kết, bác ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc; tinh thầncần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan…

Từ đó, các bài học được rút ra nhằm khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn

về vật chất, thực hiện được các tính chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hànhđộng đúng mực, phù hợp với các quy luật mà tự nhiên và xã hội đặt ra

Cùng với tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh còn tiếp thu nền văn hóadân chủ và cách mạng của phương Tây Đã từ lâu, Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm sâu sắctới khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của Đại Cách mạng Pháp năm 1789 Khi rờiViệt Nam, đi sang phương Tây, Người vẫn luôn tìm tòi và học hỏi, hơn thế là những khẩuhiệu cuộc cách mạng tư sản ở các nước Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những quanđiểm nhân quyền, dân quyền Người đã tìm ra các mưu cầu hạnh phúc, mưu cầu độc lập,

tự do, hạnh phúc của các dân tộc thông qua bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ,bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Pháp Ngoài ra, trong suốt thờigian ra đi tìm đường cứu nước, Người đã va chạm với nhiều hoạt động thực tiễn, nghiêncứu lý luận, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa lớn ở các cường quốc trên thế giới

Chủ nghĩa Mác - Lênin

Cơ sở lý luận quyết định cho phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh làCách mạng Tháng Mười năm 1917 và thời đại mới cũng như chủ nghĩa Mác - Lênin.Người vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, điều này giúp cho Người giải quyếtđược các cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước và lãnh đạo cách mạng ở nước ta

Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và phát huy trên cơ sở lập trường, quan điểm vàphương pháp chủ nghĩa Mác- Lênin

Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sản có tầm vóc trí tuệ lớn trên cơ sở hiểubiết sâu sắc kho tàng tri thức của nhân loại từ thời xa xưa, từ Đông sang Tây

Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ ChíMinh Người tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin trên nền tảng văn hóa tinh túy của nhân loạicùng với sự hiểu biết chính trị đa dạng được tích lũy qua hoạt động thực tiễn đấu tranh vì

6

Trang 11

mục tiêu cứu nước, giải phóng dân tộc của chính mình Trong suốt quá trình lãnh đạocách mạng của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh không những đã vận dụng sáng tạo, màcòn bổ sung, phát triển làm phong phú chủ nghĩa Mác- Lênin trong thời hiện đại

Từ những nhận thức lúc đầu về chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đi vào nghiên cứuchủ nghĩa Mác Bác Hồ tiếp thu lý luận Mác - Lênin, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất.Người vận dụng lập quan điểm, phương pháp biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin đểgiải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chứ không đi tìm những kếtluận có sẵn trong sách vở Các vấn đề chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam, các vấn đề về văn hóa, đạo đức, con người… đã được người đưa ra các

tư tưởng và lý luận bổ sung, phát triển sáng tạo từ chủ nghĩa Mác - Lênin Tư tưởng HồChí Minh được xem làm một lý tưởng, là một bước nhảy vượt trội trong lịch sử ViệtNam

1.2.3 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh

Phẩm chất của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh có lý tưởng cao cả và hoài bảo lớn cứu dân cứu nước thoát khỏi cảnhlầm than, cơ cực, khốn khổ thoát khỏi ách đô hộ và thống trị của các cường quốc để theokịp các nước tiến bộ trên thế giới Người rất có nghị lực, ý chí to lớn khi dám một mìnhđương đầu với khó khăn để bôn ba nước ngoài Người đã tự mình chứng kiến và khảo sátthực tế cả những nước giàu có mà những nước nghèo nàn, bị thống trị Người còn tự họchỏi nhiều văn hóa, ngôn ngữ và hoạt động cách mạng, tự lực cánh sinh, kiếm tiền từ đôibàn tay trắng

Hơn thế, Hồ Chí Minh còn là người có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo,giàu tính phê phán… Từ đó mà mà Người rút ra được nhiều lý luận thực tiễn, đổi mới vàcách mạng; Hồ Chí Minh đã tìm thấy và vận dụng được các quy luật chung của xã hộiloài người, của cách mạng thế giới vào các hoàn cảnh phù hợp, cụ thể ở Việt Nam

Hồ Chí Minh là người suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân; là người suốt đời đấutranh và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của của Việt Nam và thế giới Người làngười có tâm nhìn chiến lược, bao quát được thời địa, đã đưa cách mạng Việt Nam đi vàodòng chảy chung của cách mạng thế giới đúng thời điểm Hồ Chí Minh còn là người có

7

Trang 12

năng lực tổng kết thực tiền và dự báo được tương lai chuẩn xác, vì thế mà Người đã dẫndắt con người Việt Nam đi theo cách mạng đúng đắn để đưa toàn dân, toàn Đảng, toànquân đi đến con đường vinh quang của chiến thắng.

Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận

Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú phi thường

Lý luận tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra trên

cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan Từ những trải nghiệm thực tế và việc được tiếpxúc với các nguồn tư tưởng mới đã hình thành tư tưởng của Người Hồ Chí Minh đã sống,học tập và hoạt động cách mạng gần 30 năm Ngay từ khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã cóhoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu lòng nhân ái và sớm có chí cứu nước, giúp nhândân thoát khỏi kiếp nô lệ Người hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân vàchế độ thực dân Hơn thế, Người xác định được âm mưu, thủ đoạn của chúng ở nhiềunước thuộc địa của chúng

Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam Người đã thực hiệnhóa tư tưởng, lý luận của cách mạng Việt Nam thành hiện thực Người thấy hiệu về phongtrào giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng Cộng sản …Đồng thời tổng kết được thực tiễn cách mạng, bổ sung và phát triển lý luận, tư tưởng cáchmạng

1.3 Nhà nước dân chủ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân là một trong những di sản tư tưởng xuyên suốt cuộc đời hoạt động cáchmạng của Người Đồng thời, đây cũng là tư tưởng có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với

sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước hiện nay Theo HồChí Minh, dân chủ có nghĩa “dân là chủ” Người nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ,nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”, “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làngười chủ”, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” Trong tácphẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ở nước ta chính quyền

là của nhân dân, do nhân dân làm chủ Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền Nhân dân

8

Trang 13

bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy Thế là dân chủ” Xã hội nào bảođảm cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.

Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên không bao giờ được quên “dân làchủ”, “mọi quyền hành đều ở nơi dân”, nhân dân thật sự là ông chủ tối cao của chế độmới Người viết: “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”.Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ, “nước ta là nước dân chủ,mọi người có quyền làm, có quyền nói” “Nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụnhân dân” Trong quan hệ giữa dân và Đảng, Hồ Chí Minh quan niệm: dân là chủ và dânlàm chủ thì Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên là đầy tớ và làm đầy tớ cho dân Dân chủtrong xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội Dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và đượcbiểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước Hồ Chí Minh coi dân chủ thể hiện ởviệc bảo đảm quyền con người, quyền công dân Dân chủ không dừng lại với tư cách như

là một thiết chế xã hội của một quốc gia, mà còn có ý nghĩa biểu thị mối quan hệ quốc tế,hòa bình giữa các dân tộc Đó là dân chủ, bình đẳng trong mọi tổ chức quốc tế, là nguyêntắc ứng xử trong các quan hệ quốc tế

Nhà nước của dân là tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều

thuộc về nhân dân Quyền lực nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân Nhân dân cóquyền kiểm soát, phê bình, bãi nhiễm những đại biểu họ đẫ lựa chọn.Luật pháp dân chủ

và là công cụ quyền lực của nhân dânNhân dân lao động làm chủ nhà nước tất yếu dẫnđến hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước Cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyềncho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế, dân sinh

Nhà nước do dân là nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý Nhà

nước do nhân dân có nghĩa “dân làm chủ”, nhân dân có quyền lợi làm chủ, nhân dân cónghĩa vụ giữ đúng đạo đức công dân Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là việc chung,mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần” Nhà nước vì dân là nhànước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu Tất cả đều vì lợi ích của nhândân; không có bất cứ một lợi ích nào khác Một nhà nước vì dân là từ Chủ tịch nước đến

9

Trang 14

công chức bình thường đều phải làm công bộc, đầy tớ cho nhân dân Mọi công chức, từnhân viên đến Chủ tịch nước đều do dân ủy thác cho và phải phục vụ nhân dân.

1.4 Nhà nước pháp quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có những nội dung:

Hoạt động quản lý nhà nước phải bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luậtvào cuộc sống Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương phép nước Mọiquyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật; ngượclại, hệ thống pháp luật phải bảo đảm cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôntrọng trong thực tế

1.5 Nhà nước trong sạch vững mạnh

Kiểm soát quyền lực nhà nước

Quyền lực lãnh đạo, có thể không chính thức, chỉ được thừa nhận bởi nhân dân,như trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền; có thể chính thức, được chế định trongHiến pháp Nhưng dù chính thức hay không chính thức, đặc trưng của quyền lực lãnh đạođược thực thi bằng sự ảnh hưởng và tính tiên phong, gương mẫu của người lãnh đạo, nókhông có bộ máy cưỡng chế để áp đặt ý chí của người lãnh đạo Đảng lãnh đạo bằng tínhtiên phong, bằng sự hấp dẫn của lý tưởng và giá trị mà Đảng theo đuổi, thể hiện trongcương lĩnh, đường lối, chủ trương, bằng sự vận động, thuyết phục quần chúng nhân dânqua những tấm gương chiến đấu hy sinh của đảng viên Đảng phải thể hiện “là đạo đức, làvăn minh”, là “không có mục đích nào khác, ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân”

Hồ Chí Minh thường chỉ rõ những tiêu cực và nhắc nhở mọi người đề phòng và khắcphục những tệ nạn trong bộ máy nhà nước: đặc quyền, đặc lợi; tham ô, lãng phí, quanliêu; tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo

Phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước

Người yêu cầu tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnhgiáo dục đạo đức cách mạng, đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, cán bộ chủchốt các ngành, các cấp

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài Những yêu cầu của Người đốivới đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm:

10

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w