1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ LIÊN HIỆP HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM

173 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” (1989 – 1996) (71)
  • B. NỘI DUNG 1. Đảm nhiệm sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đi chiến đấu là (91)
    • III. KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO Các cấp Hội cần quán triệt được chủ trương, ý nghĩa, mục đích và nội dung của (92)
    • I. VỀ ĐẠI HỘI 3 ĐẢM ĐANG Căn cứ vào yêu cầu hiện nay và khả năng thực tế của các cấp Hội, Trung ương (95)
    • II. BÌNH BẦU NHỮNG NGƯỜI XUẤT SẮC TRONG PHONG TRÀO 3 ĐẢM ĐANG Tất cả các địa phương đã phát động 3 đảm đang, hoặc những địa phương trước (97)
  • T. M. BAN THƯỜNG TRỰC TRUNG ƯƠNG HỘI (100)
    • II. CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN (105)
    • III. TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG PHỤ TRÁCH (108)

Nội dung

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ LIÊN HIỆP HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM Tài liệu dành cho các bạn học sinh, sinh viên, giáo viên tham gia BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ LIÊN HIỆP HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” (1989 – 1996)

Hội viên giúp nhau làm kinh tế gia đình không lấy lãi: 362.279.000.000 đồng,28.690 chỉ vàng 3.000 tấn thóc hơn 8 triệu ngày công.

Phụ nữ vay vốn từ các nguồn đạt: 1.105.000.000 đồng Tổ chức 2.838 lớp dạy nghề, tạo việc làm cho 94.443 phụ nữ

Cuộc vận động “Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học" (1989 – 1996).

Nội dung: Phổ biến các nội dung giáo dục kiến thức nuôi dạy con cho các bà mẹ về: Kế hoạch hoá gia đình, Vệ sinh phụ nữ, Bảo vệ thai nghén, Sự phát triển cơ thể trẻ em, Nuôi con từ 1-6 tuổi, Cách phòng chữa một số bệnh thông thường , tiêm chủng mở rộng, Cách sử dụng thuốc Nam để chữa bệnh cho con, Giáo dục con trước tuổi đi học, Giáo dục con ở độ tuổi 7-13, Giáo dục con ở tuổi dậy thì, Giáo dục giới tính cho nữ thanh niên, Giáo dục lao động và hướng nghiệp cho con; Phát hiện các hiện tượng suy dinh dưỡng của trẻ em; Thực hiện các chế độ ăn uống, tập luyện và phòng chống suy dinh dưỡng cho con

Phát hiện, tìm nguyên nhân của trẻ em bỏ học trong độ tuổi cấp I, II; Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ và vận động gia đình khắc phục khó khăn để các cháu tiếp tục học.

Kết quả: 26.000.000 lượt phụ nữ được truyền thông cuốn sách "Những điều cần cho sự sống" Quỹ giúp đỡ trẻ em có 1.309.498.000 đồng 2.288 cơ sở mở Hội thi nuôi dạy con Vận động 182.406 học sinh bỏ học trở lại trường; tổ chức 350 lớp học tình thương cho 3.796 em học sinh.

3 Phong trào "Xoá mù chữ cho phụ nữ" (1989 – 1996)

Xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành Giáo dục, Bộ Tư lệnh biên phòng và cử cán bộ chuyên trách của Hội trực tiếp tham gia Ban chỉ đạo xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học từng cấp tương đương.

Tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ, đặc biệt là các bà mẹ có con, phụ nữ có chồng là đối tượng xoá mù chữ cố gắng tạo điều kiện cho chồng, con, em đến lớp học xoá mù chữ.

Kết hợp việc xoá mù chữ với 2 cuộc vận động là "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình", "Nuôi dạy con tốt góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học" và 5 chương trình công tác trọng tâm của Hội.

Vận động được 167.330 phụ nữ từ 13-15 tuổi không biết chữ ra lớp học xoá mù chữ.

Thu 1.727.000.000 đồng tiền quỹ giúp trẻ em bỏ học và tổng trị giá tiền quà 2.712.000.000 đồng vận động 190.781 học sinh bỏ học trở lại trường xây dựng Quỹ giúp trẻ em nghèo khó khăn 545.000.000 đồng, trích 545.000.000 đồng và tặng quà trị giá 1.315.000.000 đồng giúp 296.147 em học tại 89.626 lớp học tình thương.

4 Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc" (nhiệm kỳ 1997 – 2001)

Nội dung Tích cực học tập: Tổ chức lớp học xoá mù chữ và sau xoá mù chữ cho phụ nữ miền núi, vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa; Tổ chức học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề và kỹ năng lao động, trình độ ngoại ngữ và tin học cho phụ nữ là cán bộ, công chức; Học chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan đến phụ nữ, trẻ em.

Lao động sáng tạo: Kết hợp kinh nghiệm lao động truyền thống với việc áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện từng nơi; Thi đua lao động sản xuất đạt năng xuất, hiệu quả cao; Tận dụng và tiết kiệm thời gian lao động nâng cao tay nghề, cải tiến mẫu mã, công cụ lao động để sản phẩm đạt năng xuất cao, chất lượng tốt; Khuyến khích các sáng kiến, đề tài khoa học vận dụng trong đời sống lao đọng, sản xuất, nghiên cứu.

Nuôi dạy con tốt:Nắm vững kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng hợp lí, an toàn lương thực thực phẩm; Hiểu những kiến thức nuôi con theo khoa học như chăm sóc thai nhi, tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng bệnh, nuôi con bằng sữa mẹ; Cung cấp các kiến thức về nuôi dạy con nên người; Tạo điều kiện cho con được chăm sóc sức khoẻ, học tập, vui chơi; Cho con đi học đúng độ tuổi, không để con bỏ học.

Xây dựng gia đình hạnh phúc: Tuyên truyền, giáo dục về vai trò của gia đình đối với xã hội và mỗi người; Gĩư gìn thuần phong mỹ tục và truyền thống gia đình

Việt Nam, phấn đấu xây dựng gia đình với chuẩn mực "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".Trang bị cho phụ nữ và các nữ thanh niên khác trong gia đình những kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, nuôi dạy con, vệ sinh phòng bệnh;

Hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn minh, phấn đấu đạt danh hiệu "gia đình văn hoá".

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho trên 100 triệu lượt hội viên, phụ nữ; góp phần xoá mù chữ cho 195.313 phụ nữ.

Gần 30 triệu lượt phụ nữ được hướng dẫn kiến thức về Dân số-KHHGĐ, nuôi dạy con, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, phòng chống HIV/AIDS; được khám bệnh định kỳ hàng năm.

68% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai, 65,9% phụ nữ có thai được tiêm phóng uốn ván; 98% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng phòng bệnh; Trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 53% xuống còn 42%

Tổ chức được 176.614 lớp hướng dẫn kỹ năng lập dự án, quản lí vốn và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới cho phụ nữ.

Mở được 16.578 lớp dạy nghề cho 382.298 học viên, trong đó 168.360 học viên được tạo việc làm sau khi học nghề.

5 Phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước” (1997 – 2001)

Khơi dậy tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái tốt đẹp, tạo nên một phong trào rộng lớn trongcác tầng lớp phụ nữ, tự nguyện giúp nhau vốn, giống, ngày công và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.

NỘI DUNG 1 Đảm nhiệm sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đi chiến đấu là

KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO Các cấp Hội cần quán triệt được chủ trương, ý nghĩa, mục đích và nội dung của

1 Trước hết cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong phụ nữ và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động "3 đảm nhiệm"

Tổ chức việc học tập đến tận cơ sở hội viên chỉ thị và bài nói chuyện chuyện của Trung ương Hội vể cuộc vận động "3 đảm nhiệm" kết hợp với kể tội đế quốc Mỹ, có liên hệ truyền thống anh dũng của địa phương nhằm phát động tư tưởng, gây căm thù sâu sắc đế quốc Mỹ, nhận rõ tình hình nhiệm vụ để nâng cao lòng yêu nước của chị em phụ nữ Đi đôi với phổ biến rộng rãi quyển "tiếng nói trong lửa đạn" và những thành tích gần của phụ nữ Quảng Bình, Vĩnh Linh

Coi trọng công tác tư tưởng, trước hết cần làm cho mọi người nhận rõ về tình hình có tình thế chiến tranh để tập trung căm thù vào đế quốc Mỹ Trên cơ sở đó mỗi chị em đi sâu hiểu rõ về ý nghĩa mục đích, nội dung của "3 đảm nhiệm", thấy rõ trách nhiệm của mình trong tình hình mới, nâng cao ý chí phấn đấu cách mạng, khắc phục tư tưởng tự ti, rụt rè, ỷ lại hoặc hiện tượng chủ quan, dao động hoang mang, để tự cường vươn lên, dám nghĩ dám làm Ra sức cố gắng đi sâu học tập trau dồi trình độ văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ để có thể thực hiện tốt "3 đảm nhiệm"

(Công tác phổ biến học tập "3 đảm nhiệm" đến đại bộ phận cán bộ xã cần làm xong trước gặt chiêm).

2 Về tổ chức phát độngphong trào "3 đảm nhiệm" chủ yếu là ở cơ sở, tránh làm rầm rộ tập trung đông:

Mỗi tỉnh làm mít tinh ở một số nơi trọng điểm có đại biểu các tầng lớp, các nghành và cán bộ xung quanh tỉnh tham gia giới thiệu cuộc vận động " 3 đảm nhiệm" và tuyên bố phát động Trong cuộc tổ chức này nên mời đại biểu cấp uỷ, quân đội thanh niên phát biểu, bồi dưỡng một, hai bà mẹ đã khuyến khích chồng con chiến đấu hoặc sẵn sàng tình nguyện chochồng con đi chiến đấu phát biểu ý kiến và sau đó làm lê đăng ký để phát động phong trào chung Cuộc tổ chức này nên phát thanh, đăng ký tuyên truyền mở rộng trong nhân dân và phụ nữ.

Nên chọn địa điểm làm trọng điểm phát động chung của tỉnh, thành ở những nơi xung yếu để giúp cho việc đẩy mạnh giáo dục chuẩn bị cho quần chúng phụ nữ nơi đó.

Về cách đăng ký "3 đảm nhiệm" nói chung nên dùng hình thức đăng ký tập thể.

Chỉ những người được chọn làm điển hình tuyên truyền thì mới phải viết đơn thôi.

Coi trọng tự giác đăng ký ở từng trọng điểm rồi mở rộng dần ra, tránh đại khái, ồ ạt, hay hình thức đơn từ phiền phức cho chị em.

Việc đăng ký "3 đảm nhiệm" của phụ nữ có phức tạp, phải tuỳ theo hoàn cảnh và lứa tuổi mỗi người để nêu ra được nội dung cụ thể như: tình nguyện để chồng con kéo dài thời hạn tại ngũ; tình nguyện để chồng con sẵn sàng nhập ngũ; tình nguyện làm tốt công việc phục vụ chiến đấu và giúp đỡ những gia đình có chồng con đi chiến đấu

3 Việc chỉ đạo thường xuyên của cấp Hội tỉnh phải nắm chắc trọng điểm và phát hiện, sử dụng điển hình:

Mỗi tỉnh, thành Hội phải chỉ đạo một cơ sở để rút kinh nghiệm về áp dụng nội dụng và cách tổ chức vận động "3 đảm nhiệm" để kịp thời bổ khuyết phong trào và qua đó đề suất với Trung ương Hội, các ngành liên quan.

Trong từng thời gian, phải kết hợp chắt chẽ cuộc vận động "3 đảm nhiệm" với nhiệm vụ trọng tâm của địa phương và của phong trào phụ nữ năm 1965 để quán triệt và đẩy mạnh được các nhiệm vụ đó trong nội dung "3 đảm nhiệm " Đồng thời cần nhận rõ các điểm trong nội dung" 3 đảm nhiệm " có liên quan mật thiết với nhau, vì vậy khi chỉ đạo cần phải kết hợp chặt chẽ không thể tách rời Điểm đảm nhiệm thứ nhất có tầm quan trọng rất lớn, nó liên quan với nhiều ngành công tác, nhất là ngành sản xuất nông nghiệp Trong khi thực hiện cần kết hợp với các cuộc vận động như cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp, cũng như phối hợp với các nghành để việc tiến hành đạt kết quả tốt.

Cần làm cho các cấp Hội thông suốt tư tưởng và nhận thức về việc kết hợp nội dung 5 tốt trong phong trào “đảm nhiệm" để hướng dẫn cho quần chúng phụ nữ thực hiện 5 tốt, kết hợp chặt chẽ với "3 đảm nhiệm" trong việc bình bầu thi đua.

Không thực hiện 5 tốt một cách đơn thuần, tĩnh mà phải nâng nội dung phấn đấu 5 tốt phù hợp với thực tiễn của tình hình nhiệm vụ.

Chú trọng tuyên truyền học tập trong quần chúng phụ nữ về những điển hình tốt: những bà me, người vợ dũng cảm "3 đảm nhiệm", khuyến khích chồng con chiến đấu, hoặc sẵn sàng chiến đấu, những chị em do thực hiện "3 đảm nhiệm" đã nâng cao năng suất, nâng cao ngày công Trong việc này nên phối hợp với nghành nông nghiệp, công đoàn và đoàn thanh niên và quân đội để xây dựng chỉ tiêu mức độ cụ thể từng mặt công tác trong nội dung "3 đảm nhiệm" và để có kế hoạch tuyên truyền chung (Bản chỉ thị này chỉ nêu những nét lớn về chỉ đạo kèm theo sẽ có kế hoạch hướng dẫn cụ thể)

Tình hình và nhiệm vụ mới yêu cầu mỗi người phụ nữ có sự chuyển biến về nhận thức, công tác và nếp sống Điều quan trọng bậc nhấtlà cán bộ các cấp Hội cần thông suốt trên tư tưởng và chuyển biến trong hành động chỉ đạo và công tác thực tế Chúng ta cần nhận rõ cuộc vận động "3 đảm nhiệm" là sự chuyển hướng nhiệm vụ thích hợp hoàn cảnh mới: hoàn cảnh có tình thế chiến tranh và nhân dân toàn quốc chiến đấu chống đế quốc Mỹ để tập trung chỉ đạo tốt cuộc vận động này trong phụ nữ, động viên được chị em nâng cao nhiệt tình cách mạng ra sức thi đua đẩy mạnh nhiệm vụ năm 1965 góp phần cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, quyết tâm phấn đấu cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

Nhận được chỉ thị này Ban Thường trực các cấp tinh, huyệnphải nghiên cứu thảo luận việc chấp hành kịp thời và thường xuyên phản ánh kết quả cho Trung ương.

LÊ CHÂN PHƯƠNG (đã ký)

Chỉ thị ngày 19/02/1966 của Ban Thường trực TW Hội LHPNVN về việc tổ chức Đại hội " Ba đảm đang" và bình bầu những người xuất sắc trong phong trào“Ba đảm đang”

Sau một năm phát động phong trào "Ba đảm đang", khí thế cách mạng của quần chúng phụ nữ trong các ngành hoạt động và khắp các địa phương đang sôi nổi.

Cuộc vận động "Ba đảm đang" thực tế đã trở thành phong trào cách mạng của quảng đại quần chúng phụ nữ, nó phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân là vừa sản xuất, vừa chiến đấu.

Phong trào đã có tác dụng rèn luyện, xây dựng người phụ nữ mới về mặt tư tưởng, đạo đức, năng lực, do đó tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiệp giải phóng phụ nữ tiến lên Chủ trương phát động phong trào 3 đảm đang của Trung ương Hội rất kịp thời, phù hợp với yêu cầu mới của cách mạng, được quần chúng phụ nữ nhiệt hệt hưởng ứng, các cấp uỷ Đảng đồng tình và quan tâm lãnh đạo, các ngành phối hợp chặt chẽ và phong trào có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

VỀ ĐẠI HỘI 3 ĐẢM ĐANG Căn cứ vào yêu cầu hiện nay và khả năng thực tế của các cấp Hội, Trung ương

1 Biểu dương thành tích chung của phong trào, của các địa phương, đơn vị và những cá nhân xuất Trên cơ sở đó, đẩy mạnh việc học tập, đuổi và vượt những điển hình tiên tiến, tiếp tục động viên phong trào tiến lên những bước mới.

2 Bước đầu sơ kết đánh giá lực lượng và khả năng tiềm tàng của phụ nữ, thấy rõ những biến chuyển và tồn tại của phong trào Đề ra nhiệm vụ phấn đấu và biện pháp thiết thực, để phát huy mạnh mẽ tác dụng cách mạng của phong trào trong các mặt và các ngành hoạt động.

3 Tiếp tục nâng cao nhận thức về ý nghĩa và nội dung cách mạng của phong trào 3 đảm đang, nâng cao tư tưởng và tinh thần trách nhiệm cho quần chúng phụ nữ, làm cho chị em phấn khởi, tin tưởng vào khả năng mình hơn Đồng thời làm cho Đảng, các ngành nhận thức đầy đủ hơn vai trò, khả năng của phụ nữ.

Dựa vào mục đích trên, đại hội nhằm mấy nội dung sau:

1 Báo cáo chung nhằm biểu dương thành tích, đánh giá biến chuyển của phong trào, nêu lên những kinh nghiệm, những tồn tại, và đề phương hướng nhiệm vụ,biện pháp phát triển phong trào 3 đảm đang của địa phương Cần nhấn mạnh những chuyển lớn của phong trào nói chung, của phụ nữ trong các ngành, nhất là phụ nữ công nhân và nông dân Nêu rõ chuyển biến về mặt tư tưởng, nhận thức, tinh thần vươn lên và khả năng cách mạng tiềm tàng của người phụ nữ, khí thế cách mạng và ý chí quyết chiến quyết thắng của phụ nữ trong sản xuất và chiến đấu.

2 Báo cáo điển hình nhằm bổ sung cho báo cáo chính Điển hình nêu lên những kinh nghiệm cụ thể trong việc vận dụng và thực hiện 3 đảm đang.

Việc lựa chọn và bồi dưỡng điển hình rất quan trọng Điển hình phải là nơi có học tập và đăng ký 3 đảm đang, và kết quả công tác do tác dụng của 3 đảm đang thúc đẩy Nội dung các báo cáo điển hình phải thể hiện được thành tích của các tầng lớp phụ nữ Ở các mặt hoạt động chính và các ngành có đông phụ nữ như sản xuất công, nông, thương nghiệp, y tế, giáo dục, và những chị em hoạt động trong dân quân du kích, hoặc có thành tích chiến đấu… Chú ý có điển hình đơn vi, và cá nhân.

Không nên đưa điển hình cá biệt, quá cao, nên đưa người và việc sát hợp thực tế phong trào, quần chúng có thể học tập được.

Người báo cáo điển hình cần nhằm vào những chị em đạt thành tích xuất sắc có khả năng có ý thức học tập và áp dụng cái mới, có tinh thần khắc phục khó khăn về gia đình con cái, được quần chúng tín nhiệm Chú ý chị em trẻ và trung niên có triển vọng và tiến bộ

Về thành phần và thời gian Đại hội: Đại hội cấp tỉnh, thành gồm chị em xuất sắc trong phong trào 3 đảm đang do cấp dưới cử lên Đại biểu phải thể hiện các tầng lớp, các dân tộc, các ngành, các lứa tuổi tiêu biểu cho khối đoàn kết và phong trào 3 đảm đang rộng lớn của phụ nữ Nhưng đại bộ phận phải là công, nông, chị em trẻ và trung niên Thời gian từ 2 đến 3 ngày. Đại hội cấp xã dựa theo mục đích nội dung trên, nhưng cần nắm vững mục đích chính của Đại hội là ứng viên phong trào, nêu được ưu khuyết điểm và bàn biện pháp công tác nhằm đẩy mạnh phong trào 3 đảm đang trong xã Thành phần gồm chị em được bầu là xuất sắc trong phong trào 3 đảm đang ở các tổ Thời gian đại hội là một ngày. Để hội nghị đạt được yêu cầu nói trên, các cấp Hội phải hết sức coi trọng công tác chuẩn bị trước khi mở đại hội.

Trước hết là phải tiến hành việc kiểm tra, tổng hợp được tình hình phong trào, và có thảo luận kiểm điểm, đánh giá ưu khuyết điểm của phong trào để làm cơ sở cho việc làm báo cáo Đồng thời xác minh điển hình tốt và có kế hoạch bồi dưỡng điển hình.

Cần đặc biệt chú ý, có nắm chắc được điển hình và chuẩn bị tốt báo cáo chung mới tổ chức Đại hội Hết sức tránh chỉ chăm lo đến hình thức tổ chức, còn việc chuẩn bị nội dung thì làm sơ sài và thiếu tập thể.

Các địa phương tổ chức Đại hội phải báo cáo dự kiến về nội dung và kế hoạch tiến hành hội nghị với cấp uỷ địa phương xin ý kiến của cấp uỷ ở các tỉnh, thành nếu điều kiện cho phép thì trao đổi về hướng nội dung Đại hội với Trung ương Hội.

Việc tổ chức Đại hội phải gọn, nhẹ, thiết thực, thích hợp với thời chiến, đảm bảo an toàn cho hội nghị và tránh hình thức lãng phí.

BÌNH BẦU NHỮNG NGƯỜI XUẤT SẮC TRONG PHONG TRÀO 3 ĐẢM ĐANG Tất cả các địa phương đã phát động 3 đảm đang, hoặc những địa phương trước

1 Tiêu chuẩn bình bầu Dựa vào nội đung của cuộc vận động 3 đảm đang làm tiêu chuẩn bình bầu Nội dung cụ thể của từng tiêu chuẩn như sau: a) Đảm nhiệm sản xuất và công tác thay thế nam giới đi chiến đấu:

Hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, đảm bảo ngày công lao động sản xuất và công tác Tích cực học tập văn hoá và kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật, cải tiến công cụ, cải tiến thao tác, hoặc áp dụng kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động Có ý thức tiết kiệm trong sản xuất và công tác.

Có ý thức tích cực học tập thêm những công việc chưa quen về quản lý kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ để thay thế nam giới. Đó là nội dung chung của tiêu chuẩn thứ nhất Nên vận dụng cụ thể vào các tầng lớp phụ nữ như sau:

Chị em nông dân: Đảm bảo ngày công của hợp tác xã, năng suất lao động khá.

Có thành tích xuất sắc trong một vài khâu kỹ thuật như: cấy, làm phân, làm bèo hoa đâu, chăn nuôi Có ý thức làm chủ tập thể: không đi muộn về sớm, góp ý kiến xây dựng hợp tác xã, bảo vệ tài sản của hợp tác xã Đoàn kết và tương trợ chị em trong sản xuất, chấp hành tốt chính sách của Nhà nước Có tinh thần học tập việc mới.

Riêng nơi có chiến đấu cần xét chủ yếu vào tinh thần bám sát sản xuất còn các mặt cải tiến kỹ thuật cần xét một cách thoả đáng.

Chị em công, nông trường, xí nghiệp: Đảm bảo kế hoạch ngày công, hoàn thành số lượng và chất lượng sản phẩm Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động Có tinh thần học tập cái mới, học tập kỹ thuật, cải tiến thao tác, nâng cao năng suất lao động Có ý thức tiết kiệm và giúp đỡ dìu dắt nhau trong sản suất, sẵn sàng đảm bảo sản xuất, công tác thay thề nam giới.

Chị em các ngành hành chính sự nghiệp:

Có tinh thần tích cực công tá, cố gắng học tập phát huy sáng kiến, cải tiến công tác, nâng cao hiệu suất lao động, Đảm bảo kỹ thuật lao động, có tinh thần xây dựng tập thể, sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm mới thay thế nam giới.

(Đối với chị em ở công nông trường, xí nghiệp, các nghành hành chính, sự nghiệp,Tổng Công đoàn và Trung ương Hội sẽ có thông tri hướng dẫn cụ thể thêm Các cấpHội và các ban nữ công nghiên cứu vận dụng cho thích hợp với địa phương và ngành mình).

Chị em tiểu thủ công:

Phát huy sáng kiến, góp phần giải quyết khó khăn về nguyên vật liệu, về các vấn đề khó khăn trong hoàn cảnh sơ tán Đảm bảo chất lượng sản phẩm Có tinh thần cải tiến công tác và sản xuất Có ý thức chấp hành các chính sách của Nhà nước Tích cực gánh vác trách nhiệm của người đi chiến đấu.

Chị em trong các tổ phục vụ và chị em ở khu phố:

Có tinh thần thái độ phục vụ tốt, đảm bảo thực hiện đúng mức chính sách của Nhà nước, có ý thức đoàn kết và xây dựng tập thể. b) Đảm nhiệm gia đình khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu:

Khuyến khích chồng con sẵn sàng tham gia chiến đấu như: vào dân quân tự vệ, luyện tập quân sự, tình nguyện nhập ngũ, kéo dài thời hạn tại ngũ

Có kế hoạch sắp xếp gia đình gọn gàng sạch sẽ, tiết kiệm, nuôi dạy con cái tương đối khoẻ mạnh và ngoan ngoãn, đảm bảo được sinh hoạt bình thường của gia đình và công tác của bản thân trong điều kiện sơ tán hoặc chồng đi công tác xa vắng.

Quan hệ trong gia đình được hoà thuận, không xảy ra mâu thuẫn đáng kể.

Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bà con xung quanh hoặc những giag đình neo đơncó người đi chiến đấu.

Thực hiện nội quy nhà trẻ, có ý thức phối hợp với nhà trẻ trong việc nuôi day con, và có ý thức xây dựng nhà trẻ.

Trên đây là nội dung của tiêu chuẩn thứ hai Khi xét tiêu chuẩn này cần chú ý nhìn vào tinh thần khắc phục khó khăn, sắp xếp gia đình tốt, đảm bảo nuôi dạy con cái tương đối tốt, Cần tránh xét chi ly quá về phương pháp nuôi dạy con, vì như vậy không sát với trình độ chung, với điều kiện kinh tế và xã hội của phụ nữ lao động hiện nay.

Riêng đối với nữ thanh niên chưa lập gia đình thì hướng vào mấy điểm như sau:

Có quan điểm hôn nhân, xây dựng gia đình đúng đắn Có ý thức lao động giúp đỡ gia đình Tương trợ giúp đỡ chị em có khăn, bận con mọn Gương mẫu thực hiện vệ sinh c) Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu:

Có ý thức cảnh giác, phòng gian bảo mật, tham gia bảo vệ trật tự trị an Tích cực tham gia dân quân sự vệ và luyện tập quân sự, hoặc tham gia che tổ phục vụ chiến đấu, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.

Khi có chiến đấu thì tích cực tham gia phối hợp chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu như tiếp tế, giúp đỡ bộ đội, công an, dân quân, thương binh và các gia đình bị nạn .Có tinh thần giúp đỡ nhân dân đi sơ tán, bảo vệ bà mẹ trẻ em, và giúp đỡ tương trợ nhân dân đến sơ tán.

M BAN THƯỜNG TRỰC TRUNG ƯƠNG HỘI

CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Sau khi đã thấm nhuần ý nghĩa cách mạng của cuộc vận động, thì vấn đề mấu chất để bảo đảm thành công là có chủ trương và biện pháp đúng đắn, thiết thực.

Mới đây, tôi có đi thăm phong trào "ba đảm nhiệm" của chị em phụ nữ ở Hạ Trì, Hà Đông Chị em có cố gắng lớn, có nhiều kinh nghiệm tốt, đã thu được những thành tích quan trọng, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong lao động và trong đời sống Tôi hỏi chị em: "Làm thế nào để thực hiện "ba đảm nhiệm"? Có người trả lời:

"Chúng tôi đi làm sớm và về muộn" Tôi nghe như vậy không thấy phấn khởi lắm.

Chị em làm nhiều việc, rất bận rộn và vất vả: trực tiếp sản xuất, tham gia quản lý sản xuất, luyện tập quân sự, làm công an, ngoài ra lại gánh vác hầu hết công việc gia đình và nuôi dạy con cái nữa Chúng ta phải có chủ trương và biện pháp cụ thể để giải quyết tốt những vấn đề lao động sản xuất của phụ nữ, và giúp chị em giải quyết đời sống gia đình tốt hơn.

Cơ quan lãnh đạo phong trào phụ nữ phải có một kế hoạch toàn diện, nhằm giải quyết một loạt vấn đề, đồng thời phân ra kế hoạch từng bước, giải quyết trước những vấn đề cấp bách và quan trọng nhất, thực hiện dần đần từng phần, để cuối cùng hoàn thành việc giải quyết những vấn đề cần thiết về sản xuất, về công tác, về đời sống của người phụ nữ trong phong trào "ba đảm nhiệm".

Trong khi xây đựng và thực hiện kế hoạch, chúng ta không cầu toàn, có thể lúc đầu kế hoạch chưa đầy đủ Trong quá trình thi hành, chúng ta sẽ rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh kế hoạch dần dần.

Dưới đây, tôi xin gợi một số chủ trương và biện pháp quan trọng nhất trong kế hoạch đó:

Nâng cao năng suất lao động của chị em phụ nữTrong điều kiện chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, chị em phụ nữ nhất định phải tham gia nhiều hơn trước vào các ngành, nhất là trong nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, một số ngành phục vụ như thương nghiệp, bưu điện, các ngành giáo dục, y tế, văn hoá, các cơ quan hành chính. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Lao động có trách nhiệm nghiên cứu một sự phân bố mới của sức lao động cho hợp lý Phụ nữ đảm nhiệm nhiều hơn như vậy là tốt về nhiều mặt: giải phóng lực lượng nam giới đi chiến đấu và làm những việc đòi hỏi nhiều sức khoẻ, đồng thời chuyển phụ nữ vào làm những việc đúng với khả năng của chị em.

Như thế là phụ nữ phải gánh vác nhiều Nhưng gánh vác bằng cách tăng cường độ lao động, bắt phụ nữ làm thêm giờ, là không đúng và không thể kéo dài được Điều quan trọng nhất là phải tăng năng suất lao động, và muốn như thế phải cải tiến công cụ sản xuất, nâng cao kỹ thuật sản xuất Những vấn đề này chúng ta đã nhìn thấy từ mấy năm nay, đã bắt đầu giải quyết, nhưng bây giờ tình thế buộc chúng ta phải giải quyết nhanh hơn và tốt hơn.

Thí dụ: ở nông thôn, phải giúp chị em phụ nữ làm tốt công việc đồng áng mà không tốn sức quá mức Phải nghiên cứu để xác định các loại công cụ cải tiến và phổ biến rộng rãi trong thời gian ngắn nhất những công cụ cải tiến ấy, chú trọng trước hết đến công cụ cải tiến trong những khâu lao động nặng nhọc nhất: làm đất, vận chuyển, gặt hái, chế biến Chúng ta đủ sức làm công việc này Chỉ cần các ngành có liên quan như Hội Phụ nữ, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp nặng, Uỷ ban Khoa học Nhà nước đề cao tinh thần trách nhiệm và quyết tâm phối hợp cùng nhau nghiên cứu, tập trung lực lượng đầy đủ, thì nhất định sẽ giải quyết được.

Trên đây là một thí dụ trong nông nghiệp Ở tất cả các ngành khác có phụ nữ tham gia cũng như nói chung trong toàn bộ nền kinh tế của ta đều phải hết sức phấn đấu thực hiện từng bước cách mạng kỹ thuật, cải tiến công cụ, nâng cao năng suất lao động Đó chính là bí quyết thắng lợi của chúng ta.

Nâng cao trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo của phụ nữ Trong phong trào "ba đảm nhiệm", phụ nữ phải làm một khối lượng công việc nhiều hơn, bao quát một phạm vi lớn hơn Cho nên người phụ nữ phải tiến bộ nhanh về kỹ thuật, về quản lý, về lãnh đạo để thay thế nam giới trong hàng loạt lĩnh vực sản xuất và công tác.

Hiện nay ở một số nơi, trong hợp tác xã số đông là phụ nữ, trong ban quản trị số đông cũng là phụ nữ, có hợp tác xã ba phần tư uỷ viên quản trị là phụ nữ Phụ nữ làm chủ nhiệm hợp tác xã, làm đội trưởng các đội sản xuất và tổ trưởng các tổ khoa học kỹ thuật Tình hình này rất đáng hoan nghênh Khi phụ nữ chiếm số đông trong xã viên hợp tác xã, thì phụ nữ lãnh đạo sản xuất, làm chủ nhiệm hợp tác xã là có thể tốt về nhiều mặt: về sản xuất, về đoàn kết, về quản lý, về làm nghĩa vụ đối vớiNhà nước… Trong thực tế có nhiều nơi chị em phụ nữ chẳng được học bao nhiêu nhưng vì có giác ngộ chính trị và có kinh nghiệm thực tế, cho nên đã lãnh đạo được hợp tác xã và làm tất mọi việc.

Khả năng của phụ nữ rất lớn Hội Phụ nữ và các ngành có trách nhiệm phải chăm lo nhanh chóng nâng cao trình độ phụ nữ về chính trị, văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ của những chị em đang đảm đương những chức vụ lãnh đạo.

Nói rộng hơn nữa, phải chăm lo đào tạo lâu dài nhiều cán bộ phụ nữ, để sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn, đi đôi với đà phát triển của sự nghiệp cách mạng Tôi tin chắc rằng nếu Hội Phụ nữ và các ngành có trách nhiệm thiết thực chăm lo nâng cao trình độ cho chị em, thì chị em sẽ tiến nhanh lắm Việc này chúng ta phải kiên quyết làm, rất kiên trì, rất bền bỉ, với tầm mắt nhìn xa thấy rộng, không hẹp hòi, không thiển cận. Để làm cơ sở cho việc học tập kỹ thuật và nghiệp vụ, phải ra sức nâng cao trình độ văn hoá cho phụ nữ, chăm lo việc học văn hoá của chị em từ cấp 1 trở lên.

Vừa rồi, tôi có đến thăm một trường phổ thông cấp 2 Ở lớp 7, hai phần ba học sinh là nam, chỉ có một phần ba là phụ nữ Tôi hỏi các cháu gái vì sao nữ học sinh quá ít như vậy, thì chính các cháu trả lời rằng, đó là vì việc học văn hoá của phụ nữ không được quan tâm đầy đủ Điều này đáng để chúng ta phải suy nghĩ Hội Phụ nữ và các cơ quan có trách nhiệm cần phải chú trọng nhiều hơn đến việc học tập văn hoá của các cháu gái, việc đào tạo nữ cán bộ trong mọi ngành có nhiều phụ nữ.Cải thiện điều kiện sinh hoạt gia đình, bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ, bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Đi đôi với việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo của phụ nữ, phải lo lắng cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt của chị em.

Trong phong trào "ba đảm nhiệm”, hàng loạt câu hỏi thiết thực và cấp bách đang đặt ra: phụ nữ phải làm việc nặng nhọc hơn, có khi phải trực tiếp tham gia chiến đấu, vậy vấn đề bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ phụ nữ phải giải quyết như thế nào? Việc nuôi dạy con em trong điều kiện hiện nay phải giải quyết thế nào? Các nhà gửi trẻ và các lớp mẫu giáo làm thế nào để tiếp tục hoạt động tốt trong tình hình mới; nội dung công tác của Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em phải được đẩy mạnh như thế nào để đáp ứng với yêu cầu rất to lớn?

TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG PHỤ TRÁCH

Tất cả những công việc đề ra trên đây đó ai làm? Tôi nghĩ rằng Hội Phụ nữ phải đề ra một kế hoạch toàn diện và thiết thực, trong đó ghi rõ sự phân công và quy định trách nhiệm của Hội Phụ nữ cũng như các ngành có liên quan và các cấp.

Kế hoạch đó sẽ trình cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thảo luận và quyết định.

Phong trào "ba đảm nhiệm" cũng như toàn bộ cuộc vận động phụ nữ là vấn đề chung, có liên quan đến mọi ngành Vấn đề của phụ nữ cũng là vấn đề của nông nghiệp, của công nghiệp, của giáo đục, của y tế, của văn hoá Tất cả các ngành phải nhìn vấn đề theo quan điểm ấy thì mới đúng, và phải đề cao tinh thần trách nhiệm của mình, hết lòng hết sức góp phần của mình vào việc giải quyết những vấn đề cần thiết để đẩy mạnh phong trào "ba đảm nhiệm". Đương nhiên, Hội Phụ nữ có trách nhiệm chính và phải là người tích cực nhất, chủ động nhất Hội phải có cơ quan, không cần gồm nhiều người, nhưng gồm những người có năng lực, thật sự quản phong trào "ba đảm nhiệm" từ trên xuống dưới Những người phụ nữ giữ các chức vụ trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước chăm lo làmviệc này là đúng nhất Chị em nên tập trung lực lượng vào những việc chính, ra sức làm cho bằng được, thì sẽ có tác dụng lớn Công việc của phụ nữ không ai lo lắng thiết tha, sâu sắc được như phụ nữ Phụ nữ phải tự lo, rồi thúc giục các cơ quan, các ngành ủng hộ mình, giúp đỡ mình, quyết làm sao trong một thời gian phải đạt tới sự tiến bộ vượt bậc của phong trào phụ nữ.

Ngày nay, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn bao giờ hết, và phong trào "ba đảm nhiệm" của phụ nữ là một bộ phận khăng khít của sự nghiệp cách mạng ấy, đồng thời là sự nghiệp giải phóng người phụ nữ Cho đến nay, phong trào "ba đảm nhiệm" đã mang lại những kết quả tốt đẹp và quý báu Phong trào "ba đảm nhiệm" kết hợp chặt chẽ với cuộc vận động

"năm tốt" của phụ nữ, phát huy đến mức cao cuộc vận động "năm tốt" đó trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước Hai cuộc vận động không có gì trái nhau mà lồng vào nhau, cùng nhằm một mục tiêu là phát huy đến mức cao nhất khả năng và cống hiến của phụ nữ.

Những thành tích đã thu được là quý báu, nhưng mới là bước đầu Xin chúc các đồng chí quán triệt ý nghĩa cách mạng của phong trào "ba đảm nhiệm", tiếp tục ra sức phấn đấu theo phương hướng đúng, với những chủ trương và biện pháp thiết thực, với tổ chức phụ trách có hiệu lực, với sự phối hợp và giúp đỡ tận tình của các ngành có liên quan, để đưa phong trào tiến lên mạnh mẽ và vững chắc, thu những thành tích to lớn hơn nữa

Phong trào phụ nữ “ Ba đảm đang”- một mốc son trong lịch sử phụ nữ Việt Nam Cách đây gần 40 năm, đế quốc Mỹ đã ồ ạt dùng không quân và hải quân leo thang bắn phá hòng huỷ diệt miền Bắc, quyết tâm đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá, nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngăn chặn sự ủng hộ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớnmiền Nam.Thấm nhuần chân lý” Không có gì quý hơn độc lập tự do”, hàng triệu phụ nữ đủ các tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo đã hăng hái đứng lên đánh giặc cứu nước, bảo vệ và xây dựng miền Bắc XHCN, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam Với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, toàn miền Bắc đã dấy lên một phong trào tình nguyện vào miền Nam chống Mỹ cứu nước; đồng thời vừa tích cực lao động sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ Khắp nơi, thanh niên nô nức lên đường tòng quân, xung phong đi chiến đấu Phụ nữ các địa phương đã hăng hái làm đơn tình nguyện gửi Uỷ ban nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam xin được làm thêmnhững công việc của nam giới để sẵn sàng thay thế anh em đi chiến đáu Đứng trước khí thế cách mạng đó, Hội LHPNVNphát động phong trào phụ nữ Ba đảm nhiệm với 3 nội dung: Đảm nhiệm sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đi chiến đấu Đảm nhiệm gia đình khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu Phong trào do Hội LHPNVN nghiên cứu, chủ động đề xuất với TW Đảng và chính thức phát động vào tháng 3/1965 trên toàn miền Bắc Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp sửa lại là phong trào “ Ba đảm đang”.

Nhìn lại trang sử vàng của gần 40 năm về trước, chúng ta có quyền tự hào mà khẳng định rằng: Phong trào phụ nữ Ba đảm đang là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam cũng như hoạt động của Hội LHPNVN Với việc tham gia tích cực trong phong trào Ba đảm đang, phụ nữ Việt Nam đã thể hiện được vai trò, khả năng cách mạng to lớn, tinh thần yêu nước, lao động sáng tạo, ý chí tự cường vươn lên, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của hàng chục triệu phụ nữthời đại Hồ Chí Minh

Phong trào phụ nữ Ba đảm đang đã chứng minh một cách hùng hồn khả năng cách mạng vô cùng to lớn và phong phú của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam

Phong trào ba đảm đang là một phong trào cách mạng của quần chúng phụ nữ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp phụ nữ hăng hái thi đua, trở thành sức mạnh hùng hậu của hàng chục triệu phụ nữ trên mọi lĩnh vực hoạt động, đoàn kết cùng nhân dân và phụ nữ miền Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng, bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa

Trên mặt trận lao động sản xuất, hàng triệu phụ nữ nông dân vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu với khẩu hiệu “ tay cày, tay súng”, chị em đã sôi nổi thi đua đảm đang thay nam giới làm chủ đồng ruộng, tích cực học tập và áp dụng thành thạo kỹ thuật mới , hăng hái học cầy, học bừa, sử dụng các loại công cụ cải tiến và cơ khí nhỏ v.v Phong trào kết nạp các anh hùng, chiến sĩ miền Nam như Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Văn Trỗi, Út Tịchlàm xã viên danh dự để phấn đấu làm thêm phần việc của hội viên danh dự đã phát triển rộng khắp ở nhiều địa phương trên miền Bắc Thi đua với Thái Bình, tỉnh đầu tiên trên miền Bắc đạt 5 tấn thóc/ha, đến năm 1972, đã có 3.468 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc/ha, tăng gấp 5 lần năm 1965 Trong phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm, góp phần cải tạo và xây dựng nông thôn mới mà tiêu biểu là 11 nữ anh hùng lao động trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ lợi như Nguyễn Thị Song (Hà Bắc), Nguyễn Thị Chén (Hà Tây), Phạm Thị Vách (Hải Hưng)

Trên các công trường, nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, hàng triệu phụ nữ đã không quản ngày đêm hăng hái thi đua lao động sản xuất Với khẩu hiệu “ Tim có thể ngừng đập, máy không thể ngừng chạy”, hàng chục vạn nữ công nhân đã nêu cao tính tiền phong gương mẫu của giai cấp công nhân, kiên quyết gửi con đi sơ tán, anh dũng bám sát vị trí sản xuất và chiến đấu Lao động quên mình để giữ vững và phát triển sản xuất ngay dưới làn bom đạn của kẻ thù Trên các công trường, xí nghiệp,hầm mỏ, chị em tham gia sôi nổi các phong trào thi đua”

Giỏi một nghề, biét nhiều việc”, “ Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” Với tinh thần kiên cường bám máy sản xuất, dũng cảm chống địch đánh phá, bảo vệ nhà máy,khẩn trương tranh thủ sản xuất, nhiều nhà máy, xí nghiệp đông nữ đã liên tục hoàn thành kế hoạch từ 5 đến 12 năm Nhiều đơn vị, cá nhân liên tục đạt ngày công, giờ công cao, phát huy sáng kiến, hoàn thành kế hoạch, được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng như tổ sợi 1 máy con ca A ( Nhà máy dệt Nam Định) Anh hùng lao động Cù Thị Hậu, công nhân nhà máy dệt 8/3, chồng đi chiến đấu, 2 con còn nhỏ vẫn phấn đấu kiên trì suốt 8 năm chiến tranh đảm bảo ngày công bình quân cao nhất nhà máy, trong 9 năm dệt vượt mức kế hoạch hơn 8 vạn mét vải.

Trong ngành tiểu thủ công nghiệp, phụ nữ chiếm 52% thợ thủ công chuyên nghiệp Chị em đã đã tích cực học tập, nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp.

Mặc dù cơ sở phải phân tán, sơ tán chị em vẫn lao động bảo đảm ngày công và chất lượng sản phẩm, thực hiện vượt mức kế hoạch nhiều năm, đưa hợp tác xã trở thành những đơn vị lao động tiên tiến như HTX dệt Thành Công ( Hà Nội), Đoàn Kết ( Hà Tây), Đại Đồng ( Ninh Bình)

Trong ngành xây dựng cơ bản, chị em đã vượt mọi gian khổ hy sinh, góp phần xây dựng những công trình công nghiệp và dân dụng Nhiều tổ nữ đã phát huy tinh thần trách nhiệm, nắm vững quy trình kỹ thuật và bảo đảm tốt chất lượng công trình Chị em ở các nông trường vừa phục vụ chiến đấu và chiến đấu, vừa lao động sản xuất bảo đảm kế hoạch Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, phục vụ cho đời sống và xuất khẩu Nữ công nhân viên chức ngành bưu điện đã bám trụ phục vụ chiến đấu ở nơi trọng điểm, bình tĩnh, gan dạ, giữ vững vị trí, bảo đảm thông tin liên lạc chính xác, kịp thời Chị em ngành lâm nghiệp, địa chất dũng cảm vượt núi, băng rừng thăm dò nghiên cứu, trồng cây gây rừng, góp phần làm giầu cho đất nước.

Ngày đăng: 30/08/2024, 09:21

w