1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI DỰ THI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • thứ XII của Đảng? (20)

Nội dung

BÀI DỰ THI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Tài liệu dùng cho học sinh, sinh viên, giáo viên tham khảo để làm bài dự thi QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

của Đảng?

Mục tiêu trọng yếu về quốc phòng, an ninh trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng thể hiện bước tiến mới trong tư duy lãnh đạo của Đảng ta theo hướng toàn diện, sâu sắc hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải quán triệt sâu sắc và cụ thể hoá, triển khai thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.

Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về mục tiêu trọng yếu của quốc phòng,an ninh, bảo vệ Tổ quốc vừa là đòi hỏi khách quan của chính sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh lịch sử mới, vừa là kết quả tổng kết về lý luận và thực tiễn bảo vệ Tổ quốc dưới lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn, mà trước hết là trong 30 đổi mới Tư duy mới của Đảng về mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc hiện nay được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau:

Một là, Đảng ta xác định để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc cần phải “Tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.

Hai là, mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc đã được khái quát hoá cao và theo đó nội hàm bảo vệ Tổ quốc được mở rộng, đầy đủ, toàn diện và thể hiện rõ mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất hơn.

Ba là, Đảng ta xác định, trong mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc hiện nay thì “giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Đó là cơ sở định hướng để các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải Trong mục tiêu trọng yếu, Đảng ta cũng thể hiện nhiều quan điểm mới: “tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh”, “bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ nền văn hóa dân tộc”.

Nội dung quan điểm có sự phát triển so với các kỳ đại hội trước, thể hiện sâu sắc tư duy phát triển của Đảng ở tầm chiến lược đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Nếu ở Đại hội XI, quan điểm của Đảng mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia thì tại Đại hội XII, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu, rộng; sự giao thoa, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng nhiều; sự phát triển của hệ thống thông tin, nhất là internet làm cho cộng đồng các quốc gia xích lại gần nhau hơn,thì sự xâm lăng văn hóa theo đó cũng ngày càng lớn Bởi vậy, quan điểm của Đảng là bảo vệ Tổ quốc phải toàn diện, trong đó có bảo vệ nền văn hóa ViệtNam - nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Bởi lẽ, văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Điểm mới nữa là, tại Đại hội XII, Đảng ta có tầm nhìn sâu, rộng hơn về không gian và thời gian bảo vệ Tổ quốc Trong bối cảnh thế giới, khu vực, nhất là Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp mới rất khó đoán định, không thể giải quyết thỏa đáng những tranh chấp trong một sớm, một chiều, nên Đảng ta xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng” Theo đó, các cấp, các ngành, các lực lượng, nhất là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cần chủ động xác định giải pháp triển khai thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng Trên cơ sở nhiệm vụ tổng quát, Đại hội XII xác định rõ trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cũng như nhiệm vụ cụ thể của mỗi lực lượng đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt” Nhiệm vụ này đã được các kỳ đại hội trước đề cập đến, nhưng chưa thật rõ như Đại hội XII của Đảng - “là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên”. Đại hội XII, Đảng ta khẳng định tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh là phải tập trung mọi nguồn lực của cả hệ thống chính trị xây dựng “thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc” Xây dựng

“thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân” Để làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, quan điểm mới của Đảng chỉ rõ: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn,phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng” Đặc biệt, tại Đại hội này, Đảng ta có quan điểm: “Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế”. Đây là một chủ trương đúng, phù hợp với xu thế thời đại và cộng đồng quốc tế Đồng thời, làm thất bại mọi chiêu bài của các thế lực thù địch hòng lợi dụng lòng yêu nước, kích động các tầng lớp nhân dân đi ngược lại đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cùng với việc thể hiện nhất quán quan điểm “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội”, Đảng ta nhấn mạnh phải “Khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tại các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược”; “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến” Đây vừa là quan điểm mới, vừa là định hướng chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, quan điểm của Đảng là “Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, lực lượng vũ trang làm nòng cốt” Đồng thời định hướng rõ: “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Quan điểm mới của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc là phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội Để thực hiện thắng lợi mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, toàn Đảng , toàn dân, toàn quân ta phải nêu cao trách nhiệm quán triệt sâu sắc,triển khai có hiệu quả các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đại hội XII của Đảng xác định Trong đó, cần tập trung mọi nỗ lực để giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh Những quan điểm, chủ trương, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam được nêu trong NQ ĐH Đảng XII đã thể hiện được tính cách mạng, khoa học, phù hợp tình hình quốc tế và điều kiện thực tiễn của nước ta; Phù hợp ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Câu 6 Hãy nêu những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân được qui định trong Luật Quốc phòng năm 2018?

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là cơ sở, nhân tố cốt lõi tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ tổ quốc Như vậy, khi nói đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, trước hết cần phải nói đến xây dựng con người, xây dựng tiềm lực, thực lực quân sự mạnh và hiện đại, trong đó phải hiểu là tổng thể lực lượng vật chất, tinh thần (con người và phương tiện vật chất kỹ thuật được ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học- công nghệ ngày nay) của đất nước và khả năng huy động những lực lượng đó để phục vụ cho nhiệm vụ quân sự- quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Hai là, tiềm lực, thực lực quân sự mạnh và hiện đại là sức mạnh của toàn dân đánh giặc, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, dựa trên sức mạnh toàn diện của cả nước trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Ba là, tiềm lực, thực lực quân sự mạnh và hiện đại gắn chặt với đẩy mạnh việc hiện đại hóa là đặc trưng sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Luật Quốc phòng (sửa đổi) năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XIV) thông qua ngày 08-6-2018 và chính thức có hiệu lực từ 01-01-2019 Theo quy định tại Luật quốc phòng thì nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân được quy định cụ thể như sau:

Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:

- Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;

- Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc;

- Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và Nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;

- Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện,hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;

- Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;

Ngày đăng: 30/08/2024, 08:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w