1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI DỰ THI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trồng cây, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái (11)
  • II. ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (18)
    • 2.1. Giới thiệu về điển hình tiên tiến Đỗ Xuân Điềm (18)
    • 2. Hình thức khen thưởng (20)
      • 2.2. Người cán bộ đoàn với quân hàm xanh tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường (30)
  • III. MỘT SỐ MÔ HÌNH VÀ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (44)
    • 3.1. Một số mô hình, hoạt động của đồng chí Đỗ Xuân Điềm MÔ HÌNH “NGÔI NHÀ XANH” THU GOM RÁC THẢI TÁI CHẾ (44)
    • 3.2. Hình ảnh hoạt động về bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (53)
  • KẾT LUẬN (62)

Nội dung

BÀI DỰ THI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Tài liệu tham khảo làm bài dự thi bảo vệ môi trường cho giáo viên, học viên, sinh viên các nhà trường

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trồng cây, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái Người là một tấm gương sáng về bảo vệ môi trường Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người thường xuyên kêu gọi nhân dân hãy chăm lo đến môi trường sống để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi” Ngay từ những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã có nhiều bài viết đăng trên các báo về việc bảo vệ môi trường, phê phán chủ nghĩa thực dân khai thác tài nguyên hủy hoại môi trường ở các nước thuộc địa Từ căn cứ địa cách mạng, trong những năm kháng chiến gian khổ, Bác Hồ vẫn luôn nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ tăng gia sản xuất, giữ gìn môi trường sống, vệ sinh nơi ở và làm việc, sống hòa hợp với thiên nhiên

14 Trước hết, Bác Hồ rất chú ý tới vấn đề nâng cao nhận thức về môi trường cho tất cả mọi người Người dặn rằng: “Cần giáo dục rộng khắp cho nhân dân biết giữ vệ sinh Phải tuyên truyền một cách thiết thực và rộng khắp trong nhân dân, làm cho đồng bào hiểu rõ: phải giữ gìn vệ sinh, ăn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch” Người chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa lao động, vệ sinh và sức khỏe: “Muốn lao động sản xuất tốt thì phải giữ gìn sức khỏe Muốn giữ gìn sức khỏe thì phải ăn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch”

Trong cuộc đời của mình, Bác Hồ luôn quan tâm sâu sắc đến môi trường thông qua rất nhiều bài viết, bài thư, bài nói chuyện, hành động cụ thể, Bác luôn căn dặn mọi người phải tích cực trồng cây, gây rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái

Thứ nhất, thấy rõ giá trị to lớn của rừng Một lần, trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ miền núi, ngày 1/9/1962, Bác đã nói: "Tục ngữ ta có câu

"Rừng vàng, biển bạc", câu đó rất đúng Miền núi có tài nguyên rất phong phú, có nhiều khả năng mở mang nông nghiệp và công nghiệp Những điểm đó nói

Bác Hồ trồng cây đa tại xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây

(nay là Hà Nội) ngày 16/2/1969

15 rõ rằng miền núi có một địa vị cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của cả nước ta" Lần khác, trong bài nói chuyện tại Hội nghị tuyên giáo miền núi, ngày 31/8/1963, Bác nhắc lại câu tục ngữ của ông cha ta và căn dặn:

"Ta thường nói: "Rừng vàng biển bạc" Rừng là vàng nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý" Bác nhấn mạnh ý nghĩa của rừng là vàng- là cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho nhân dân, là tấm chắn vững chắc để bảo vệ mùa màng, làng quê Cùng với việc nhắc nhở phải ghi nhớ giá trị to lớn của rừng, nó là thứ "vàng" quý hiếm của quốc gia, Bác nhắc nhở phải bảo vệ và phải xây dựng thì thứ vàng ấy mới quý Các từ xây dựng và bảo vệ mang đầy đủ các công việc mọi người phải làm; đó là: khai thác phải đi đôi với bảo vệ, khai thác phải đi đôi với trồng mới lại rừng Nếu con người chỉ có khai thác để lấy giá trị

"vàng" của rừng mà không có bảo vệ, trồng mới thì rừng sẽ suy kiệt Và từ đó, rừng không còn là "vàng" theo ý nghĩa đích thực của nó

Thứ hai, thấy rõ giá trị của việc bảo vệ rừng

Việc cần thiết phải bảo vệ rừng được Bác Hồ đề cập đến nhiều lần Cũng tại

Hội nghị tuyên giáo miền núi năm 1963, Bác đã ân cần nhắc nhở: "Các cô, các chú cần hết sức chú ý vấn đề bảo vệ rừng Nếu cứ để tình trạng đồng bào phá một ít, nông trường phá một ít, công trường phá một ít, thậm chí đoàn thăm dò địa chất cũng phá một

Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi tặng Người (12/1957)

16 ít, thì rất tai hại Phá rừng thì dể, nhưng gây dựng lại rừng phải mất hàng chục năm Phá rừng nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất nhiều" Đúng như lời dạy của Bác, ai cũng phá một ít, tập thể nào cũng phá một ít, cộng lại thì rất nhiều Mà phá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân Thực tế hiện nay, không ít lâm trường, nông trường, các cơ quan, đơn vị được giao bảo vệ rừng thì lại là người phá rừng hoặc tiếp tay cho bọn lâm tặc phá rừng Rừng có "ông chủ" là các cơ quan, đơn vị của Nhà nước, nhưng rừng vẫn bị tàn phá (?) Trong thư gởi Đại hội Hợp tác xã và đội sản xuất tiên tiến miền núi và trung du , Bác Hồ nhắc nhở: "Hợp tác xã nào cũng phải có kế hoạch trồng rừng và tích cực bảo vệ rừng Nếu rừng kiệt thì không còn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lụt lội và hạn hán Vì vậy, đồng bào miền núi và trung du cũng như đồng bào miền xuôi lên tham gia, phát triển kinh tế ở đây phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình"

Qua những lời dạy trên của Bác, chúng ta thấy rất rõ tác hại của việc phá rừng làm mất nguồn tài nguyên gỗ, làm lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân Thực tế hiện nay ở tỉnh ta nói riêng và cả nước nói chung tình trạng phá rừng còn khá phổ biến và việc mất rừng làm nên lũ lụt, làm sạt núi ở các huyện miền núi cao và các cung đường trên địa bàn, gây hậu quả nghiêm trọng vào các mùa mưa bão, đặc biệt là các cơn lụt các năm 1999,

2007 và làm hạn hán mùa hè năm 2002 Lũ lụt và hạn hán gây tổn thất lớn về người và của cải của nhân dân, của Nhà nước Ý nghĩa thứ hai trong lời dạy của Bác là: mọi người, ai cũng phải có ý thức và phải có việc làm để bảo vệ rừng,

"bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình"

Thứ ba, theo Bác cùng với việc bảo vệ rừng là phải tích cực trồng cây, gây rừng Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2.082, ngày 28/11/1959, ký tên

Trần Lực, Bác Hồ đã phát động "Tết trồng cây": "Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày "Tết trồng cây" Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều ( ) Và trong mười năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà

17 hơn, cây gỗ đầy đủ hơn Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta" Trong lần đến thăm và nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Đại Nghĩa (Hà Đông), ngày 7/10/1961, Bác Hồ đã căn dặn: "Phải tiếp tục trồng cây Trồng cây phải chú ý chăm sóc, trồng cây nào sống cây ấy

Trồng ít, trồng vừa mà cây nào được cây ấy, còn hơn trồng nhiều mà có nhiều cây chết Nếu mỗi năm, mỗi người trồng 4 cây, trong 5 năm sẽ có đủ gỗ làm nhà, đóng giường, bàn, ghế, làm công cụ, sẽ có nhiều cây ăn quả hơn Cần kết hợp trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm Trồng cây thì dễ, nhưng chính dễ mà khó, vì cán bộ không chú ý lãnh đạo" Trong bài nói chuyện với cán bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình, ngày 1/1/1967, Bác Hồ đã căn dặn: "Một việc rất quan trọng nữa là phải trồng cây gây rừng Trồng cây nào phải tốt cây ấy Trồng 100 cây mà sống cả, tốt cả thì hơn 1.000 cây chỉ sống được 90 cây" Trong bài viết trên báo Nhân dân số 5.411, ngày 5/2/1969, ký tên TL, Bác đã kêu gọi: Ngày nay, đồng bào ta ai cũng hiểu rõ trồng cây gây rừng có lợi ích to lớn cho kinh tế và quốc phòng Vì vậy, Tết trồng cây là ngày mở đầu cho việc trồng cây suốt cả năm, đã trở thành một tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta năm nay, chúng ta thi đua trồng cây cho thật tốt, phải đảm bảo trồng cây nào tốt cây ấy, tổ chức "một Tết trồng cây quyết thắng giặc Mỹ xâm lược" Bác mong trồng cây phải trở thành truyền thống thường xuyên của dân tộc - đó là truyền thống "Tết trồng cây" Mọi người dân Việt Nam từ người già đến trẻ em, dù ở trong nước hay ở nước ngoài ai cũng mong, cũng nhớ đến cái Tết cổ truyền của dân tộc mình Cái Tết vào đầu năm thật thiêng liêng đối với mọi người dân Việt Nam Bác Hồ đã biết cái giá trị to lớn của

Tết và Bác mong muốn việc trồng cây cũng được nhân dân coi là Tết Trồng cây được Bác nhắc đến vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân Vì việc đó là công việc thi đua yêu nước

Thứ tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc trồng cây như việc "trồng người"

ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Giới thiệu về điển hình tiên tiến Đỗ Xuân Điềm

THÔNG TIN VỀ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN

1 Họ tên: ĐỖ XUÂN ĐIỀM

2 Ngày, tháng, năm sinh: 05/12/1994 3 Nơi sinh: Hồng Tiến - Kiến Xương - Thái Bình

4 Quê quán: Hồng Tiến - Kiến Xương - Thái Bình

6 Chức vụ Đảng/Đoàn/Hội hiện nay: Đảng viên, Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Điện Biên nhiệm kỳ 2017 - 2022, Trợ lý công tác quần chúng (thanh niên) BĐBP tỉnh Điện Biên

7 Đơn vị công tác: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên 8 Dân tộc: Kinh

9 Tôn giáo: Không 10 Trình độ học vấn: 12/12

11 Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân, chuyên ngành quản lý biên giới 12 Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp

13 Nghề nghiệp hiện nay: Bộ đội Biên phòng 14 Ngày vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 26/3/2010 15 Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam:

Dự bị: 06/3/2014 Chính thức: 06/3/2015 16 Địa chỉ nơi ở hiện nay: Phường Him Lam, Tp Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

17 Một số công trình, sản phẩm, hiến kế có giá trị và được công nhận Có ý tưởng Liên kết kinh doanh và tiếp thị trực tuyến du lịch Điện Biên và đạt giải khuyến khích trong Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Điện Biên” năm 2019 do Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức

21 Có sáng kiến mô hình “Ngôi nhà xanh” thu gom rác tái chế được lựa chọn và báo cáo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh triển khai nhân rộng Hằng ngày, đoàn viên thanh niên của đơn vị thu gom rác thải có thể tái chế như nhựa, kim loại, giấy vụn thả vào “Ngôi nhà xanh” Mỗi tuần, chi đoàn dùng số lượng rác thu gom được để tái chế hoặc đem bán làm kinh phí hoạt động cho chi đoàn Mô hình đã tạo sự kích lệ, lan tỏa và được nhiều chi đoàn trong BĐBP tỉnh hưởng ứng triển khai thực hiện; đoàn viên thanh niên đã có ý thức hơn trong việc phân loại, thu gom rác và bỏ rác đúng nơi quy định Tham mưu, tổ chức thực hiện mô hình “Hàng cây hoa Ban trên biên giới”, “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, triển khai thực hiện tốt hoạt động “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh”, phong trào “Tuổi trẻ BĐBP Điện Biên chung sức xây dựng nông thôn mới” Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên như trong công tác quản lý ĐVTN, tuyên truyền trên internet và mạng xã hội, lập nhóm chat Zalo và Mocha để trao đổi công việc, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng ĐVTN tại các đơn vị

Viết, đăng tải 82 tin bài tuyên truyền về các hoạt động, gương điển hình, mô hình hay, cách làm sáng tạo trong thanh niên BĐBP tỉnh Đã tham mưu triển khai thực hiện mô hình “Hũ gạo chiến sĩ” trong BĐBP tỉnh, đây là phần việc thanh niên nhân dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh Hằng ngày trước khi nấu cơm, các đơn vị san sẻ, trích ra một bát gạo từ khẩu phần ăn của cán bộ, chiến sĩ cho vào “Hũ gạo chiến sĩ” Mỗi tháng tiết kiệm ít nhất 25kg gạo trao tặng cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn, trẻ em không nơi nương tựa trên địa bàn biên giới đơn vị quản lý và địa bàn đơn vị đóng quân Tham mưu thực hiện tốt Chương trình “Nâng bước em tới trường” với 80 em học sinh được giúp đỡ với tổng trị giá gần 2 tỷ đồng

CÁC DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG 1 Danh hiệu thi đua

NĂM DANH HIỆU CƠ QUAN, NỘI DUNG

2020 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc

Theo Quyết định số 128 - QĐ/TWĐTN-VP ngày 26/5/2020 của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VI, năm 2020.

Hình thức khen thưởng

CƠ QUAN, NỘI DUNG KHEN

Quyết định số 1269/QĐ-HCBP ngày 02/08/2016 của Học viện Biên phòng vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khóa học 2012 - 2016

02 Giấy khen Của Chi bộ Đồn Biên phòng Nà Bủng vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2016

03 Giấy chứng nhận đạt Giải Ba

Quyết định số 01 ngày 26/9/2017 của Ban Tổ chức Cuộc thi Tin học trẻ tỉnh Điện Biên lần thứ 2, năm 2017

Quyết định Số 607 - QĐ/TWĐTN-VP ngày 13/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Vì đã đạt giải khuyến khích cuộc thi viết “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2017 do TW Đoàn tổ chức

CƠ QUAN, NỘI DUNG KHEN

05 Giấy chứng nhận đạt Giải Ba

Quyết định số 03 ngày 30/11/2017 của

Ban Tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu luật An toàn giao thông đường bộ trong đoàn viên thanh niên tỉnh Điện Biên năm 2017

06 Bằng khen và Giấy chứng nhận

Quyết định số 354 QĐ/KT-TWH ngày 11/4/2018 của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc chương trình “Tập huấn trực tuyến hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” năm 2018

07 Giấy chứng nhận đạt Giải Ba

Quyết định số 01 ngày 30/10/2018 của Văn phòng Điều phối quốc gia chương trình Xây dựng nông thôn mới, Bộ NN&PT nông thôn trong Cuộc thi ảnh Tuổi trẻ chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới năm 2018

Quyết định số 87 QĐ/TĐTN-VP ngày

14/01/2019 của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Điện Biên vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2018

Quyết định số 155 QĐ/TĐTN-VP ngày

24/10/2019 của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Điện Biên vì đã đạt giải khuyến khích cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Điện Biên” năm 2019

CƠ QUAN, NỘI DUNG KHEN

Quyết định số 168 QĐ/TĐTN-VP ngày

07/01/2020 của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Điện Biên vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2019

Quyết định 761/QĐ-CT ngày 28/4/2020 của Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong tổ chức, tham gia hoạt động Tháng Thanh niên năm 2020

Quyết định số 195 QĐ/TĐTN-VP ngày

17/6/2020 của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Điện Biên vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020

Quyết định số 202 QĐ/TĐTN-VP ngày

14/8/2020 của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Điện Biên vì đã đạt giải ba Cuộc thi viết tìm hiểu về 75 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2020) và 15 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2020)

KHÁI QUÁT VỀ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

Bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên được thành lập 07/02/1963, hiện nay đang đóng quân trên phường Him Lam, Tp Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

BĐBP tỉnh là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia dài 455,573 km (trong đó: Tuyến biên giới Việt Nam- Trung Quốc dài 40,861 km, với 17 cột mốc; tuyến biên giới Việt Nam- Lào dài 414,712 km, với 149 cột mốc và 05 cọc dấu) Địa bàn biên giới gồm 4 huyện biên giới (Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ và Mường Nhé), 29 xã, 348 thôn bản và 03 cụm dân cư, trong đó có 108 bản giáp biên, gồm 16 dân tộc sinh sống với 25.119 hộ/122.491 khẩu

Về tổ chức đoàn trong BĐBP tỉnh Điện Biên chỉ tổ chức ở cấp cơ sở, bao gồm 20 chi đoàn cơ sở (17 chi đoàn các Đồn Biên phòng, 01 Chi đoàn Tiểu đoàn HL - CĐ, 02 Chi đoàn khối cơ quan) đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; sự chỉ đạo trực tiếp của Chính ủy, Chính trị viên, bí thư cấp ủy và Phòng Chính trị trong BĐBP tỉnh Tổng số đoàn viên chiếm trên 50% tổng quân số trong lực

Thượng tá Trần Nam Trung được điều động, bổ nhiệm chức danh

Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Điện Biên

26 lượng BĐBP tỉnh gồm nhiều thành phần dân tộc, có trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn không đồng đều, thường xuyên hoạt động phân tán; đội ngũ cán bộ đoàn là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo cơ bản về nghiệp vụ công tác đoàn Địa bàn hoạt động chủ yếu tại khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn Một số đơn vị cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu thốn, chưa được xây dựng cơ bản

Khái quát quá trình, xây dựng chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội biên phòng tỉnh Điện biên trên một số nét chính sau: Cùng với sự ra đời của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Việt Nam, ngày 3/3/1959 khu Công an nhân dân (CAND) vũ trang Tây Bắc được thành lập, tiền thân là Tiểu đoàn 957, 959 xây dựng thành Tiểu khu S7 và 59, các đền, trạm CAND vũ trang và các đại đội trực thuộc lãnh đạo, chỉ huy quản lý điều hành của hai tiêu khu Cuối năm 1962, khu tự trị Tây Bắc đổi 17 châu thành 17 huyện, tách khu tự trị Tây Bắc thành 3 tỉnh Sơn La, Lai châu và Nghĩa Lộ Lực lượng CAND vũ trang Lai Châu lúc bấy giờ được tổ chức theo địa dư hành chính của tỉnh Lai Châu (cũ)

Theo Chỉ thị số 27 của CAND vũ trang khu Tây Bắc, ngày 7/2/1963, CAND vũ trang Lai Châu (nay là BĐBP tỉnh Điện Biên) được thành lập

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ "Tất cả vì Miền Nam thân yêu, quyết tâm đánh thẳng giặc Mỹ xâm lược”, 500 cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đã làm đơn tình nguyện xung phong vào các chiến trường Tây Ninh, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc… để đánh Mỹ, nhiều đồng chí đã lập chiến công hiển hách góp phần giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước

Trên tuyến biên giới phía Bắc, lực lượng BĐBP tỉnh đã viết lên trang sử vẻ vang và lập nhiều chiến công xuất sắc, bằng khí phách anh hùng và ý chí

"Quyết chiến, quyết thắng" đã tiêu diệt hàng chục toán phỉ, dập tắt cuộc bạo loạn; đập tan âm mưu lôi kéo dân ta sang Lào ở khu vực Ba Chà (huyện Mường Nhé) Điều tra phát hiện 140 tên phỉ, 07 tổ chức phản động, 05 ổ nhóm ngụy

27 quân, ngụy quyền, bắt sống 66 tên, tiêu diệt 43 tên, gọi hàng 300 tên, thu 189 súng các loại, 17 điện đài và nhiều phương tiện chiến tranh khác Điển hình về tinh thần chiến đấu dũng cảm trong thời kỳ ác liệt đó là Đồn Biên phòng 429 (nay là Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tây Trang), Đồn Biên phòng 421 (Mường Mươn), Đồn Biên phòng 409 (Mường Nhé), Đồn Biên phòng 405 (Leng Su Sỉn), Đại đội 2 cơ động và các cá nhân tiêu biểu như

Nguyễn Duy Giảng, Nguyễn Kim Sao, Hà Đình Mận, Nguyễn Quốc Trị, Đăng Văn Tộ và liệt sĩ Quàng Văn Liến Trong thời kỳ này, lực lượng BĐBP tỉnh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ hang Nhân dân cho Đồn Biên phòng 405 - Leng Su Sìn (năm 1973), Đồn Biên phòng 429 - Tây Trang (năm 1973)

Trong chiến dịch 800 giúp bạn Lào, CAND vũ trang (tiền thân của lực lượng Biên phòng ngày nay) đã tiêu diệt 11 tên địch, trong đó có tướng Vàng Chung; thu 65 súng các loại, đập tan hệ thông phòng thủ của bọn đặc vụ Tưởng

MỘT SỐ MÔ HÌNH VÀ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Một số mô hình, hoạt động của đồng chí Đỗ Xuân Điềm MÔ HÌNH “NGÔI NHÀ XANH” THU GOM RÁC THẢI TÁI CHẾ

Nhằm nâng cao nhận thức và hướng tới thay đổi hành vi cho cán bộ, chiến sĩ nói chung và đoàn viên thanh niên nói riêng trong việc bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa, sử dụng được rác thải tái chế có hiệu quả; Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình “Ngôi nhà xanh” thu gom rác tái chế góp phần xây dựng cảnh quan, môi trường đơn vị “Sáng - xanh - sạch - đẹp”

“Ngôi nhà xanh” là một ý tưởng sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong BĐBP tỉnh thiết kế được lựa chọn và báo cáo Thủ trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh triển khai nhân rộng Ngôi nhà xanh có chiều cao 1,7m; rộng 1m được bọc lưới xung quanh và có mái che làm từ các vật liệu tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường như gỗ, nhựa mica Hằng ngày, đoàn viên thanh niên của đơn vị thu gom rác thải có thể tái chế như nhựa, kim loại, giấy vụn thả vào “Ngôi nhà xanh” Mỗi tuần, chi đoàn dùng số lượng rác thu gom được để tái chế hoặc đem bán làm kinh phí hoạt động cho chi đoàn Sau hơn 6 tháng triển khai mô hình “Ngôi nhà xanh” đã thu gom được gần 400kg rác tái chế Một chai nhựa, một lon nước hay vài trang giấy bỏ thu gom được không chỉ góp phần giữ sạch môi trường trong và xung quanh đơn vị, hạn chế tối đa tác động tiêu cực từ rác thải nhựa mà còn giúp đoàn viên thanh niên hiểu rõ hơn về giá trị của rác thải, không phải cứ là rác thì sẽ không còn giá trị

“ Ngôi nhà xanh” thu gom rác tái chế của chi đoàn Đồn biên phòng Nậm Kè

HÀNG CÂY HOA BAN TRÊN BIÊN GIỚI

Thực hiện Kế hoạch số 3768/KH-UBND ngày 25/12/2018 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày

10/09/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo vệ và phát triển cây hoa Ban, cây Anh đào trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Bộ Chỉ huy đã triển khai cho tổ chức đoàn tham mưu và tổ chức thực hiện các biện pháp phối hợp với các tổ chức đoàn địa phương nhằm bảo vệ và phát triển cây hoa Ban, cây Anh đào trên địa bàn tỉnh

“Hàng cây hoa ban trên biên giới” là một trong những mô hình của Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh Điện Biên nhằm bảo vệ và phát triển cây hoa Ban, xây dựng cảnh quan trên địa bàn đóng quân, góp phần trồng nhiều cây xanh bảo vệ môi trường Chương trình “Hàng cây hoa ban trên biên giới” đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các chi đoàn đồn biên phòng, mỗi chi đoàn

Phối hợp cùng đoàn thanh niên Mường Nhé tổ chức công trình

“Hàng cây hoa ban trên biên giới”

48 xác định trồng hàng cây hoa ban dài ít nhất 1,5km trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2019 Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy đơn vị và tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, chi đoàn các đồn biên phòng đã chủ động phối hợp cùng các đơn vị kết nghĩa và tổ chức đoàn địa phương để triển khai thực hiện mô hình “Hàng cây hoa ban biên giới” với 3700 cây hoa ban được trồng mới có chiều dài 25km trên các tuyến đường đến đồn, trạm kiểm soát biên phòng, đường lên cột mốc, khu vực trung tâm xã

Qua việc triển khai thực hiện mô hình đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị và đoàn viên thanh niên địa phương về vai trò, tác dụng, giá trị của việc trồng cây; tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây hoa ban góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển du lịch địa phương đồng thời xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp trên địa bàn khu vực biên giới của tỉnh

NGÀY THỨ BẢY TÌNH NGUYỆN Đã thành thông lệ, vào các ngày thứ Bảy trong tuần, sau khi kết thúc một tuần làm việc bận rộn, các đoàn viên, thanh niên BĐBP tỉnh Điện Biên lại tiếp tục dành thời gian để triển khai chương trình “Ngày thứ Bảy tình nguyện”

Những chuyến hàng quân tình nguyện, là dịp để các đoàn viên, thanh niên ở các chi đoàn đồn biên phòng đến với bà con ở các vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn mình đóng quân, với các hoạt động tập trung vào việc giúp đỡ đồng bào vệ sinh môi trường; vận động đồng bào không chặt phá rừng bừa bãi; tuyên truyền nếp sống văn minh, loại bỏ các hủ tục lạc hậu; hỗ trợ người dân thu hoạch lúa, xây dựng các công trình; lắp đặt pano, áp phíc tuyên truyền về bảo vệ môi trường và đại hội đảng các cấp… Mặc dù, có nhiều hôm thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, thậm chí có những hôm mưa to, gió lớn nhưng với tinh thần hăng hái và lòng nhiệt huyết, ý thức trách nhiệm, các đoàn viên thanh niên BĐBP tỉnh Điện Biên vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Ngày thứ Bảy tình nguyện, trong đó đã thu dọn vệ sinh, phát quang được hàng trăm km đường giao thông liên xã, bản, khơi thông gần chục km cống rãnh thoát nước và thu gom được gần tấn rác thải nhựa, túi nilon trên địa bàn

Khai thông cống rãnh trong hoạt động Ngày thứ Bảy tình nguyện tại xã Tà Lèng, Tp Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

50 Đồng chí Đỗ Xuân Điềm - Trợ lý quần chúng BĐBP tỉnh Điện Biên cho biết “Ngày thứ Bảy tình nguyện là dịp đoàn viên, thanh niên gần dân, hiểu dân, mang sức trẻ, cống hiến phục vụ nhân dân Đó còn là nơi để đoàn viên, thanh niên thể hiện trách nhiệm của mình đối với môi trường khu vực đóng quân, qua góp phần xây dựng phong cách người quân nhân cách mạng, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa bộ đội biên phòng với nhân dân nhất là với đồng bào vùng dân tộc”

Có thể thấy, “ Ngày Thứ Bảy tình nguyện” là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực của cán bộ, đoàn viên BĐBP tỉnh Điện Biên, không chỉ giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, xã hội mà còn góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường nhất là đối với đồng bào các dân tộc và đã phần nào giải quyết được nhiều vấn đề về môi trường tại các địa phương trên địa bàn tỉnh

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” là một nét đẹp của tuổi trẻ BĐBP tỉnh Điện Biên trong bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng đơn vị có môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng tỉnh Điện Biên xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện và ấn tượng Trong đó, 100% chi đoàn ở các đồn biên phòng tỉnh Điện Biên đã tổ chức hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh” với các hoạt động xây dựng cảnh quan đơn vị, quét dọn, nhổ cỏ, tỉa cây cảnh, thu gom, xử lý rác thải, dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực mình ở và khuôn viên đơn vị, quét vôi gốc cây, chăm sóc cây xanh Từ năm 2017 đến nay, đã phát động 48 Ngày Chủ nhật xanh, phong trào đã thu hút được sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo đoàn viên, thanh niên và lãnh đạo chỉ huy các đơn vị, trong đó đã có 12.200 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia Đoàn viên, thanh niên BĐBP tỉnh Điện Biên phát quang cỏ dại để trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc

52 Bên cạnh đó, hoạt động “Ngày chủ nhật xanh” còn được cán bộ, đoàn viên tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội…, do đó, hoạt động này không chỉ diễn ra trong đơn vị mà còn lan tỏa rộng rãi ra cả các địa phương trên địa bàn đóng quân Thông qua phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” đã góp phần giáo dục ý nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về lối sống tích cực, có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, xây dựng đơn vị thân thiện với môi trường, góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường đơn vị và trên địa bàn đóng

“Ngày Chủ nhật xanh” không chỉ đơn thuần là hoạt động ra quân của tuổi trẻ BĐBP tỉnh Điện Biên tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, phế thải, khơi thông cống rãnh… mà điều quan trọng nhất là phong trào đã được nhân rộng, lôi cuốn đông đảo các lực lượng tham gia, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành động của cán bộ, chiến sĩ trong việc giữ gìn màu xanh, không gian xanh, môi trường xanh - sạch - đẹp

THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Chi đoàn các đồn Biên phòng đã phối hợp với tổ chức đoàn địa phương tham gia trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng; thành lập các mô hình

“bản xanh - sạch - đẹp Trong đó, đã tổ chức phát động Tết trồng cây tại các đồn Biên phòng, Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động dịp đầu năm; phối hợp với đoàn thể địa phương tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường, nạo vét kênh mương thu gom 334 tấn rác thải ở các khu dân cư

Hình ảnh hoạt động về bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

BĐBP tỉnh Điện biện phối hợp với đơn vị kết nghĩa trong hoạt động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ

BĐBP tỉnh Điện biện phối hợp với đơn vị kết nghĩa trong hoạt động “Hàng cây hoa Ban trên biên giới”

BĐBP tỉnh Điện Biên phát quang giới tuyến chữa cháy rừng tại

Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

BĐBP tỉnh Điện Biên hướng dẫn cho đoàn viên, thanh niên đơn vị kết nghĩa trong cây keo

57 Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh Điện biện ký kết Quy chế phối hợp với huyện đoàn Điện Biên Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh Điện biện hành quân tình nguyện tuyên truyền nhân dân bảo vệ rừng

BĐBP tỉnh Điện Biên thực hiện công tác tuyên truyền trong chương trình “Biên giới, pháp luật với học đường”

BĐBP tỉnh Điện Biên hướng dẫn người dân cách trồng và chăm sóc giống lúa mới

59 Đoàn viên thanh niên BĐBP tỉnh Điện Biên thực hiện chăm sóc rau xanh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất Đoàn viên thanh niên BĐBP tỉnh Điện Biên thực hiện trồng cây xanh trên đồi A1, phường Mường Thanh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên phối hợp với cán bộ y tế tuyên truyền phòng, chống dịch và hướng dẫn sát khuẩn với người xuất, nhập cảnh

Các cán bộ chiến sỹ BĐBP tỉnh Điện Biên thường xuyên tổ chức các hoạt động ra quân để vệ sinh môi trường và thu gom rác thải nhựa

BĐBP tỉnh Điện Biên thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai

BĐBP tỉnh Điện Biên gặp gỡ các học sinh trong chương trình

“Nâng bước em tới trường”

BĐBP tỉnh Điện Biên trao tặng quà cho em có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong chương trình “Đông ấm cho em”

BĐBP tỉnh Điện Biên thu dọn rác thải trong hoạt động

“Ngày thứ Bảy tình nguyện”

BĐBP tỉnh Điện Biên trao tặng quà cho các gia đình khó khăn từ mô hình “Hũ gạo chiến sĩ”

Mô hình “Ngôi nhà xanh” tại Đồn biên phòng Thanh Luông

Ngày đăng: 30/08/2024, 08:44

w