Bài thu hoạch môn Nhà nước và Pháp luật Một số nội dung cơ bản về chức năng của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam và thực tiễn hiện nay
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU……… 1
PHẦN II: NỘI DUNG ………2
1 Một số nội dung cơ bản về chức năng của Nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam……… ……….……… 2
1.1 Khái niệm……… 2
1.2 các chức năng của Nhà nước……….……… 2
2 Thực tiễn ở nước ta hiện nay……….9
2.1 về chức năng đối nội………9
2.2 Về chức năng đối ngoại……….13
PHẦN III: KẾT LUẬN……… 16
Trang 2Phần I
MỞ ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta
đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Trang 3Phần II NỘI DUNG
1 Một số nội dung cơ bản về chức năng của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1 Các khái niệm
Khái niệm nhà nước: Nhà nước là tổ chức đặc bỉệt của quyền lực chính
trị, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và quản lỷ xã hội, liên kết mọi thành viên xã hội,
phục vụ lợi ích chung của xã hội và của lực lượng cầm quyền trong xã hội
Khái niệm chức năng nhà nước: Chức năng nhà nước là những mặt hoạt
động cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi hoàn cảnh chỉnh trị, điều kiện kình tế - xã hội của
đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó
1.2 các chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thứ nhất: chức năng đối nội
Chức năng đối nội của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong quan hệ với cá nhân, tổ chức trong nội
bộ đất nước Chức năng đối nội gồm: chức năng kinh tể, chức năng chính trị, chức năng xã hội
- Chức năng kinh tế của Nhà nước bao gồm hai mặt là tổ chức kinh tế và quản lý kinh tể
về tổ chức kinh tể, Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh
tế đang vận động và phát triển trong nền kinh tế Nhà nước khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (khoản 1, Điều 51 Hiến pháp năm 2013) Như vậy, tổ chức kinh tế
mà Nhà nước ta xác định là nền kình tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, trong đó thừa nhận nhiều thành phần kinh tế, coi trọng kinh tế nhà
nước là chủ đạo, đồng thời kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng
về quản lỷ kỉnh tế, Đảng ta khẳng định: “Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập
Trang 4quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có
sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn
được nhiều yếu tố tích cực của các thành phần kinh tế Pháp luật quy định các thành phần kinh tể đều bình đẳng, tuy nhiên, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đó là Nhà nước giữ vai trò chủ động trong quản lý và điều hành nền kinh tế quốc dân, Nhà nước không trực tiếp làm kinh tế Trong những năm qua, Nhà nước tiến hành cổ phần hóa các công ty, doanh nghiệp nhà nước, trong đó Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ cổ phần đủ đảm bảo sự chi phối của Nhà nước trong lĩnh vực, ngành nghề quan trọng Nhà nước quản lý kinh
tế vĩ mô thông qua hoạt động tạo lập môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, định hướng, hướng dẫn hoạt động kinh tế, điều tiết và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế
Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế thống nhất nhưng chú trọng tớị những vùng, địa phương có điều kiện tự nhiên, địa lý đặc biệt khó khăn Trên
cơ sở đó, xây dựng những vùng đặc quyền kinh tế, đặc khu kinh tế nhằm phát huy được thế mạnh của các vùng và địa phượng
- Chức năng chính trị là sự nghiêm trị của Nhà nước đối với mọi phản kháng, xuyên tạc của bất cứ lực lượng chống đối nào nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo ổn định trật tự xã hội, phát triển đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể trong mỗi giai đoạn khác nhau mà Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp khác nhau, trong đó, cần phát huy sức mạnh của toàn xã hội, chú trọng xây dựng các lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, hiện đại
Trong điều kiện ngày nay, đòi hỏi Nhà nước phải không ngừng đề cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh bất cứ hành vi phản kháng, chống đối Nhà nước của các thể lực phản động
- Chức năng xã hội được thể hiện trên các phương diện cụ thể sau:
về văn hóa, Điều 60 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước, xã hội
Trang 5
chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” Cùng với đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực
sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ”
Nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự đan xen giữa những yéu tố cũ và mới Do đó, trong giai đoạn hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước là xây dựng một nền văn hóa mới, con người mới, nhằm phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, con người mới là con người được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Nhà nước tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Bằng việc bảo vệ, tôn tạo các di tích vãn hóa, danh lam thắng cảnh, phát triển các lễ hội, v.v Nhà nước thường xuyên chăm lo đến đời sống tinh thần của người dân nhằm hình thành nhân cách tốt cho thế hệ trẻ, có tấm lòng bao dung, sẵn sàng sẻ chia để từ đó có lối sống lành mạnh, góp phần giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực trong xã hội Nhà nước có những định hướng cụ thể về việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại trong quá trình giao lưu và tiếp biến nền văn hóa các nước
về giáo dục, Điều 61 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Phát triến giáo
dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý ” Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất
Để giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, xứng tầm với thời đại Nhà nước phải tiến hành một cách toàn diện trong tổ chức và quản lý nền giáo dục từ sắp xếp, kiện toàn lại các cơ sở giáo dục cho đến đổi mới về nội dung, chương trình, thời gian cũng như phương pháp dạy và học Nhà nước chú trọng đào tạo và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ nhà giáo, tạo ra
Trang 6những người thầy có phẩm chất, năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn vững vàng để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ngày càng đi lên Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách phổ cập giáo dục phổ thông; thực hiện xã hội hóa trong giáo dục; phát triển và hoàn thiện các chính sách học phí, học bổng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục Điều này tiếp tục được khẳng định tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về mục tiêu của giáo dục: “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
Về y tế, khoản 1, Điều 58 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhà nước, xã
hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 tiếp tục khẳng định: “ lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống ”
Về khoa học công nghệ, Điều 62 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Phát
triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ” Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và
Khoa học và công nghệ trên thế giới đã có những bước phát triển mới,
Trang 7
đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động sâu sắc đến sự phát triển nhiều lĩnh vực trong xã hội, đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và công dân trên thể giới Để theo kịp thời đại, Nhà nước ta phải đầu
tư một cách thỏa đáng cho phát triển khoa học, công nghệ; phải ban hành nhiều chính sách pháp luật về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đưa Việt Nam sớm trở thành nước phát triển về công nghệ thông tin; xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, nhất là những trung tâm nghiên cứu khoa học lớn; bồi dưỡng những người làm công tác nghiên cứu khoa học; phát hiện tài năng trẻ để đào tạo, đồng thời phải thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với những người tài, khuyến khích họ tận tâm nghiên cứu khoa học, phục vụ đất nước Nhà nước cần phải thực hiện tốt việc hợp tác với các nước khác để tiếp thu những tiến bộ của khoa học cồng nghệ tiên tiến, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ vào việc phát triển đất nước
Về vẩn đề dân tộc, tôn giáo, Nhà nước có chính sách dân tộc, tôn giáo
hợp lý, phù hợp với điều kiện, tình hình chính trị, xã hội của đất nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa của mọi vùng miền trong cả nước Đặc biệt là các chính sách ưu tiên phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, chống các biểu hiện kỳ thị hẹp hòi, chia rẽ dân tộc Nhà nước bảo đảm thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín,
dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân
Về bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó thảm họa, Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vũng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo Tổ chức,
cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng
Trang 8hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên Tiếp đến, định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 nhấn mạnh: “Tiếp tục nắm vũng và xử lý tốt các mối quan hệ lớn giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”
Như vậy, chức năng xã hội là một trong những chức năng cơ bản, chủ yếu, thể hiện rõ nét bản chất xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việc thực hiện chức năng này của Nhà nước với mục đích là mang lại lợi ích cho đại bộ phận nhân dân lao động
- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội
Để thực hiện chức năng này, Nhà nước ban hành khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh Pháp luật quy định cho các chủ thể những hành vi được làm, không được làm, phải làm hoặc bị cấm Đồng thời, pháp luật quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện và đảm bảo cho quy định của pháp luật được thực hiện trong thực tế Bên cạnh việc Nhà nước ban hành khung pháp lý, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tích cực, chủ động thực thi nhiệm vụ của mình, đảm bảo các điều kiện thực tế cho các chủ thể trong các quan hệ pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ Các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện
và xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cộng đồng, của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội
Nhà nước tiến hành các hoạt động tuyên truyền, vận động, khuyến khích công dân tích cực tham gia phòng, chống các hiện tượng vi phạm pháp luật; kiểm tra giám sát hoạt động của Nhà nước trong thực hiện các quyền lợi của công dân, góp phần phát huy sức mạnh to lớn của mọi tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng một xã hội ổn định và phát triển
Thứ hai, chức năng đối ngoại
Chức năng đối ngoại của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong phạm vi quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác
Điều 12 Hiến pháp năm 2013 xác định vai trò của Nhà nước xã hội chủ
Trang 9nghĩa Việt Nam trong quan hệ đối ngọại đó là: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” Điều này tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực,
có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế
Chức năng đối ngoại Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
- Chức năng bảo vệ đất nước Tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường về chính trị, kinh tế, an ninh, quân sự v.v., đặc biệt là nguy cơ chiến tranh xâm lược vẫn tồn tại, Nhà nước và toàn xã hội phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy
ra Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến chức năng bảo vệ đất nước ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào Thực hiện chức năng bảo
vệ đất nước, trong thực tiễn, Nhà nước không ngừng củng cố nền quốc phòng toàn dân; xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; quy định nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc đối với công dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng thế trận an ninh nhân dân; kết hợp kinh tể với quốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với
kinh tế; sử dụng các diễn đàn quốc tế để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ đất nước
- Chức năng quan hệ với các nước trong khu vực và quốc tể Với quan điểm chỉ đạo, lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, Nhà nước đã đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình, hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, hòa bình, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, các bên bình đẳng cùng có lợi Đồng thời, thực hiện các chính sách nâng cao hỉnh ảnh, vai trò, uy tín và vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
Khi tham gia bất cứ diễn đàn quốc tế nào, Nhà nước cũng luôn xem
Trang 10xét trước tiên đến lợi ích của quốc gia để cân nhắc việc tham gia ở mức độ phù hợp Nhiều vấn đề rất nhạy cảm mà Việt Nam phải giải quyết trong quan
hệ quốc tế, như diễn biến phức tạp của vấn đề Biển Đông, vấn đề hợp tác trong phòng, chống khủng bố, về tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm, về môi trường, dịch bệnh, v.v hoặc những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài như: vấn đề hợp tác xuất khẩu lao động, vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài, vấn đề du học sinh Việt Nam, vấn đề cứu nạn ngư dân, tàu thuyền gặp nạn trên biển, v.v Trước những vấn đề này, đòi hỏi trong quan hệ đối ngoại, Nhà nước ta phải giữ vững độc lập chủ quyền, tránh phụ thuộc về kinh tế dẫn đến sự phụ thuộc về chính trị
2 Liên hệ thực tế ở nước ta hiện nay
2.1 Về chức năng đối nội
2.1.1 Thành tựu
Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước
Quy mô nền kinh tế tăng nhanh
Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá
ấn tượng Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8% Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới
Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình