1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thu hoạch môn Nhà nước và Pháp luật Hoạt Động lập pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam và liên hệ thực tiễn hiện nay

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chủ đề: Hoạt động lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và liên hệ thực tiễn hiện nay. BÀI LÀM PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong những năm qua hoạt động lập Hiến, lập pháp của Quốc hội đã ghi lại dấu ấn lịch sử trong xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam; phát triển kinh tế; bảo vệ Tổ quốc; tăng cường quản lý đời sống xã hội bằng pháp luật… Chính những thành công này tạo nền tảng pháp lý thúc đẩy cải cách thể chế, bộ máy nhà nước vững chắc và hiệu quả. Trong cải cách thể chế, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập trong thời kỳ phát triển mới đặt ra yêu cầu lớn cho bộ máy nhà nước. Trong bài viết mới đây về chuẩn bị thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước vào một giai đoạn phát triển mới, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “Phải tạo được những bước đột phá thực sự về thể chế để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, rất thiết thực và cụ thể”. Trong tiến trình này, Quốc hội có vai trò rất quan trọng. Hoạt động lập pháp bám sát đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước, kịp thời thể chế hóa thành pháp luật, tạo khuôn khổ hành lang pháp lý cho đột phá thực sự và vững chắc; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, phân rõ trách nhiệm, quyền hạn ở các tầng nấc, hoạt động đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả để quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Với ý nghĩa và tầm quan trọng như đã nêu trên, bản thân nhận thấy việc nghiên cứu nội dung chủ đề “Hoạt động lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và liên hệ thực tiễn hiện nay’’ là rất cần thiết đối với học viên Cao cấp Lý luận chính trị nói riêng, toàn thể cán bộ công chức, viên chức và nhân dân nói chung.

Trang 1

MỤC LỤC -

PHẦN I: MỞ ĐẦU ……… Trang 1 PHẦN II: NỘI DUNG ……… Trang 2 I LÝ LUẬN VỀ LẬP PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……… Trang 2

1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ……… Trang 2 2 Hoạt động lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt Nam ……… Trang 3

II THỰC TIỄN LẬP PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY ……… Trang 4

1 Thành tựu của lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ……… Trang 4 2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ……… Trang 8 3 Những định hướng của Đảng hoàn thiện lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ……… Trang 11 4 Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện hoạt động lập pháp ……… Trang 15

PHẦN III: KẾT LUẬN ……… Trang 16

Trang 2

1

Chủ đề: Hoạt động lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và liên hệ thực tiễn hiện nay

BÀI LÀM PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trong những năm qua hoạt động lập Hiến, lập pháp của Quốc hội đã ghi lại dấu ấn lịch sử trong xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam; phát triển kinh tế; bảo vệ Tổ quốc; tăng cường quản lý đời sống xã hội bằng pháp luật… Chính những thành công này tạo nền tảng pháp lý thúc đẩy cải cách thể chế, bộ máy nhà nước vững chắc và hiệu quả

Trong cải cách thể chế, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập trong thời kỳ phát triển mới đặt ra yêu cầu lớn cho bộ máy nhà nước Trong bài viết mới đây về chuẩn bị thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước vào một giai đoạn phát triển

mới, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “Phải tạo được những bước đột phá thực sự về thể chế để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, rất thiết thực và cụ thể” Trong tiến trình này, Quốc hội có vai trò rất quan

trọng Hoạt động lập pháp bám sát đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước, kịp thời thể chế hóa thành pháp luật, tạo khuôn khổ hành lang pháp lý cho đột phá thực sự và vững chắc; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, phân rõ trách nhiệm, quyền hạn ở các tầng nấc, hoạt động đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả để quản lý mọi mặt đời sống xã hội

Với ý nghĩa và tầm quan trọng như đã nêu trên, bản thân nhận thấy việc

nghiên cứu nội dung chủ đề “Hoạt động lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và liên hệ thực tiễn hiện nay’’ là rất cần thiết đối với học

viên Cao cấp Lý luận chính trị nói riêng, toàn thể cán bộ công chức, viên chức và nhân dân nói chung Thông qua bài thu hoạch này, trước hết giúp cho bản thân củng cố lại kiến thức đã học, đó là những kiến thức về cơ sở lý luận, những đánh giá tổng

Trang 3

2

kết thực tiễn, những giải pháp trong hoạt động lập pháp từ đó giúp bản thân có thêm những kiến thức để vận dụng trong thực tiễn

PHẦN II: NỘI DUNG

I LÝ LUẬN VỀ LẬP PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.1 Khái niệm lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa Việt Nam

Khái niệm về lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam như sau: Lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bộ phận của quyền lực nhà nước, bao gồm thể chế, thiết chế và hoạt động của thiết chế đó, thực hiện nhiệm vụ làm Hiên pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, nhằm bảo đảm chủ quyền nhãn dân, thực thi quyền lực nhà nước, bảo đảm quyển con người, quyền công dân và lợỉ ích chung của toàn xã hội

1.2 Đặc điểm của lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Là một bộ phận của quyền lực nhà nước, lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các đặc điểm sau đây:

Một là, lập pháp là bộ phận quyền lực trực tiếp và cao nhất đại diện cho lợi

ích và ý chí của nhân dân

Hai là, lập pháp mang tính sáng tạo, là quá trình nhận thức các quy luật xã

hội

Ba là, lập pháp được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ nhất, phức tạp

nhất so với quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác

Bốn là, lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do

cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện

Năm là, lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

tuân thủ nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và

Trang 4

3 tư pháp”

1.3 Vai trò của lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện ở những nội dung sau đây:

Một là, lập pháp giữ vai trò chủ đạo thực thi và bảo đảm chủ quyền nhân dân

Nhân dân là chủ thể gốc của quyền lực trong xã hội, nhưng nhân dân không trực tiếp thực hiện tất cả quyền lực của mình mà phải thông qua cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra

Hai là, lập pháp có vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa các định hướng,

chủ trương lãnh đạo về chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ba là, lập pháp giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo nền tảng, hành lang

pháp lý cho toàn xã hội và tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bốn là, lập pháp góp phần cân bằng lợi ích của nhân dân, cử tri và lợi ích

quốc gia

Năm là, lập pháp thiết lập nên những chuẩn mực pháp lý cho hoạt động của

hai bộ phận còn lại là quyền hành pháp và quyền tư pháp, góp phần thực hiện cơ chế “phân công, phổi hợp, kiểm soát” giữa các cơ quan nhà nước

Sáu là, cùng với hành pháp và tư pháp, lập pháp trong Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam góp phần phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2 Hoạt động lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt Nam

Hoạt động lập pháp là tổng thể các hành vi được tiến hành qua nhiều giai đoạn mang tính liên tục, kế tiếp nhau nhằm mục đích ban hành luật, trong đó Quốc hội là chủ thể quyết định (Các giai đoạn tiến hành hoạt động lập pháp được thể hiện ở Sơ đồ quy trình lập pháp) Do Quốc hội ở Việt Nam chủ yếu hoạt động tại hai kỳ họp nên ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội

Trang 5

4 trực tiếp tham gia hoạt động lập pháp

Nội dung hoạt động lập pháp do Quốc hội tiến hành bao gồm:

- Lập chương trình xây dựng luật: Quốc hội thảo luận, thông qua Nghị quyết

về chương trình xây dựng luật hàng năm

- Soạn thảo dự án luật: Việc soạn thảo dự án luật được thực hiện với các nội

dung sau: Tổng kết tình hình thi hành luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án; chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự án; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan đến dự án

- Thẩm tra dự án luật: Thẩm tra các dự án luật thuộc thẩm quyền của Hội

đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội xem xét tính hợp hiến, tính thống nhất, tính đồng bộ cả về nội dung và hình thức thể hiện của các dự án luật; xem xét tính khoa học, tính phù hợp với thực tiễn, phù hợp của dự án luật với nguyện vọng, ý chí của nhân dân

- Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật: Quôc hội thảo luận tại phiên họp

toàn thể Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án, dự thảo có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội; ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo

- Xem xét, thông qua dự thảo luật: Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua dự

thảo tại phiên họp toàn thể Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về vấn đề đó theo đề nghị của ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua dự thảo

II THỰC TIỄN LẬP PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Thành tựu của lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.1 Về thể chế lập pháp

Thể chế lập pháp hiện nay ở Việt Nam được thể hiện trong các văn bản cơ

Trang 6

5

bản như Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành vãn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), V.V Nghiên cứu các quy định về lập pháp trong các văn bản này có thể thấy kết quả của thể chế lập pháp trong thời gian qua như sau:

Hiến pháp năm 2013 đã xác định cơ sở hiến định cho hoạt động lập hiến, lập pháp của Quốc hội, xác định rõ thẩm quyền lập hiến, lập pháp của Quốc hội

Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định nguyên tắc hoạt động của Quốc hội; quy định về việc Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp (Điều 4); làm luật và sửa đổi luật (Điều 5); quy định về trưng cầu ý dân (Theo Điều 19, Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân)

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 ngày 22-6-2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18-6-2020 đã xác định rõ cơ sở pháp lý cho hoạt động lập pháp của Quốc hội: quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; về thẩm quyền ban hành luật, quy định trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội Luật này cũng quy định về các trường hợp, thẩm quyền, quy trình xây dựng, ban hành văn bản quỵ phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; quy định về việc bảo đảm nguồn lực cho công tác xây dựng, ban hành vãn bản quy phạm pháp luật, V.V

Thể chế lập pháp hiện hành bảo đảm mở rộng dân chủ, tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng văn bản để nâng cao tính khả thi, hiệu quả, hiệu lực thực tế của các văn bản được ban hành; quy định hợp lý, cụ thể hơn về việc tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm thực chất, hiệu quả hơn; quy định các yêu cầu, nội dung cần tập trung thẩm định, thẩm tra trong quá trình xây dựng văn bản; quy định quy trình xem xét, thông qua dự án luật tại một kỳ họp, hai kỳ

Trang 7

6 họp hoặc ba kỳ họp của Quốc hội

Nguuồn: Báo điện tử Đại biểu Nhân dân

1.2 Thiết chế lập pháp

Từ khi đất nước tiến hành đổi mới, các cơ quan của Quốc hội (ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội) đã được đổi mới và kiện toàn theo hướng hợp lý hơn, chuyên nghiệp hơn và thực quyền hơn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội" cơ quan thường trực của Quốc hội, có vai trò chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Quốc hội Tổ chức của ủy ban Thường vụ Quốc hội hiện nay bảo đảm đúng tính chất của cơ quan thường trực của cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số

Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội được xây dựng theo hướng hình thành một hệ thống hợp lý các cơ quan chuyên trách, bảo đảm tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa sâu Ngoài ra, Quốc hội có thể thành lập ủy ban lâm thời của Quốc hội theo quy định tại Điều 88, Điều 89 Luật Tổ chức Quốc hội

Nhiệm kỳ (Khóa)

II III, IV V, VI VII, VIII, IX, X, XI

XII, XIII, XIV

09 UB

Trang 8

Về đại biểu Quốc hội: Chức năng của đại biểu Quốc hội được quy định rõ trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội

Cơ cấu ĐBQH Khóa XV, nhiệm kỳ (2021-2026)

Số lượng (Đại biểu)

Tỷ lệ %

Trang 9

8

quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm và bảo vệ quyền con người, các quyền tự do cơ bản của công dân; góp phần thúc đẩy và mở rộng hội nhập quốc tế của Việt Nam

Nguồn: Cổng thông tin điện tử của Quốc hội

Về chất lượng, hoạt động lập pháp đã bao quát hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, tiến hành song song việc ban hành các đạo luật mới và sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các đạo luật do Quốc hội các khóa trước đó ban hành, nhằm kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống; cách làm chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật đã tưng bưởc khắc phục tính hình thức trong việc đề xuất các dự án luật, pháp lệnh Hoạt động lập pháp thời gian qua tiếp tục bảo đảm dân chủ hơn, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Việc nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam đã phát huy hiệu quả làm cho tính khả thi, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật được cải thiện, đáp ứng kịp thời hơn, tốt hơn yêu cầu của thực tiễn

2 Hạn chế và nguyên nhân hạn ché của lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1 Hạn chế của lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt Nam

* Về thể chế lập pháp

Một là, chưa quy định rõ phạm vi thẩm quyền và nội dung pháp lệnh của ủy

Trang 10

9 ban Thường vụ Quốc hội

Trong điều kiện Quốc hội ở nước ta không hoạt động thường xuyên, việc trao quyền ban hành pháp lệnh cho ủy ban Thường vụ Quốc hội là một giải pháp cần thiết Khoản 1 Điều 16, Luật Ban hành vãn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao” Với các loại văn bản quy phạm pháp luật khác, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đều quy định rõ thẩm quyền và nội dung, tuy nhiên, luật này không quy định cụ thể phạm vi thẩm quyền và nội dung của pháp lệnh do ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Sự thiếu rõ ràng, cụ thể như vậy có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng thẩm quyền ban hành pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội

Hại là, quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội

chưa thật sự phù họp, không rõ ràng chế độ trách nhiệm giữa các cơ quan của của Quốc hội, giữa Quốc hội với Chính phủ Việc kiêm nhiệm vừa là thành viên ủy ban Thường vụ Quốc hội, vừa là Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội tạo nên nhiều khó khăn và không rõ trách nhiệm trong hoạt động của thành viên ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ba là, cãn cứ pháp lý tổ chức tham vấn công chúng trong quá trình lập pháp

còn nhiều bất cập Pháp luật chưa đảm bảo cho người dân chủ động tham gia vào quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật Nhân dân chỉ có thể được hỏi ý kiến đối với dự thảo văn bản mà cơ quan soạn thảo cho là “cần thiết”, thảo luận những gì mà cơ quan nhà nước cung cấp; nghiên cứu dự thảo vào thời điểm và thời gian mà cơ quan nhà nước cho phép và ấn định; quy trình tham vấn vẫn còn chung chung, chưa cụ thể; quy định giống nhau về cách thức tiến hành, quy trình tham vấn cho mọi đối tượng khác nhau, bao gồm cả đối tượng lấy ý kiến là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân

Bốn là, quy trình lập pháp tuy đã được sửa đổi, bổ sung một số lần, nhưng

nhìn chung vẫn chưa hoàn thiện Luật chưa quy định che tài đối với các chủ thể có thẩm quyền trong quy trình lập pháp, nên trách nhiệm không cao, tính pháp ché

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w