1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tieu luan non NNPQXHCN cơ sở hình thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

21 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 514,5 KB
File đính kèm Tieu luan non NNPQXHCN.rar (235 KB)

Nội dung

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra 8 phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Đây là nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan này được quy định bởi đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Phù hợp với chế độ tư bản chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền tư sản bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản bằng pháp luật tư sản. Phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa nhất định phải là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động bằng pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn xuất phát từ đặc điểm, điều kiện lịch sử của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội không phải từ một nước tư bản phát triển mà từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, bỏ qua chế độ tư bản, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân rồi nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quá trình ấy đòi hỏi phải “Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn”. Do vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan của quá trình hoàn thiện Nhà nước dân chủ nhân dân lên Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn thể hiện ở chỗ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là hình thức tối ưu để thực hiện quyền lực nhà nước thuộc nhân dân. Bởi lẽ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là phương thức tổ chức dân chủ, quyền lực nhà nước mà theo đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiện dân chủ, thực hiện quyền lực cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể trong xã hội. Hơn nữa, trong thế kỷ XXI này việc xây dựng nhà nước pháp quyền đang trở thành một yêu cầu mang tính giá trị đặt ra cho các nhà nước; một xu thế khách quan tất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại. Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Xuất phát từ tính tất yêu khách quan như trên cùng với thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu để làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận, đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là rất cần thiết. Vì vậy, qua việc học tập môn Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, người viết lựa chọn đề tài “Cơ sở hình thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để làm bài tiểu luận điều kiện.

Ngày đăng: 28/05/2022, 18:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - Tieu luan non NNPQXHCN cơ sở hình thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam
CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Trang 1)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w