1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Vấn Đề Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hiên Nay Thực Tiễn Thực Hiện Những Vấn Đề Đặt Ra Và Giải Pháp..doc

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hiện Nay: Thực Tiễn Thực Hiện, Những Vấn Đề Đặt Ra Và Giải Pháp
Trường học trường đại học
Chuyên ngành luật
Thể loại bài thu hoạch
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 179 KB

Nội dung

Bài thu hoạch môn Nhà nước và pháp luật, lớp Cao cấp lý luận chính trị, chủ đề Vấn Đề Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hiên Nay Thực Tiễn Thực Hiện Những Vấn Đề Đặt Ra Và Giải Pháp

Trang 1

Tên bài thu hoạch: Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam hiên nay: thực tiễn thực hiện, những vấn đề đặt ra và giải pháp.

BÀI LÀM

A MỞ ĐẦU

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay xuất phát từ tất yếu kinh tế, là một nhu cầu chính trị khách quan Thông qua xây dựng nhà nước pháp quyền, Nhà nước ta mới có thể xác định đúng chức năng và nhiệm vụ, vị trí và vai trò của mình trong hệ thống chính trị nói riêng và trong đời sống chính trị nói chung Đến nay, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đã được định hình trên những nét

cơ bản và trở thành trụ cột của hệ thống chính trị nước nhà Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cũng góp phần xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN, xây dựng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; làm cho quyền lực nhà nước và

hệ thống tổ chức thực thi quyền lực - hệ thống chính trị - được xác định đúng đắn và

có hiệu quả hơn

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu điểm, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của chúng ta hiện nay cũng còn bộc lộ nhược điểm cần khắc phục như: chưa chế định rõ, đồng bộ, hiệu quả cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp; tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp còn những điểm chưa thực sự hợp lý, hiệu lực, hiệu quả; chưa khắc phục được sự chồng chéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ giữa các thiết chế, làm ảnh hưởng tới sự thống nhất quyền Xuất phát từ thực tiễn đó, việc

nghiên cứu “Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiên nay: thực tiễn thực hiện, những vấn đề đặt ra và giải pháp” là hết sức cần

thiết trong giai đoạn hiện nay

B NỘI DUNG

Trang 2

1 Cơ sở lý luận

1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Nhà nước

Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và quản

lỷ xã hội, liên kết mọi thành viên xã hội, phục vụ lợi ích chung của xã hội và của lực lượng cầm quyền trong xã hội

- Nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền là một chể độ chính trị mà ở đó nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật; quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi người đều được pháp luật ghi nhận và bảo vệ; các quy trình và quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống tòa án độc lập

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhăn dân, thực hiện nguyên tắc pháp quyền, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân

1.2 Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Những đặc trưng cơ bản đó đã được đúc kết, thể hiện trong Hiến pháp năm 2013

Cụ thể:

Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của

nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Đặc trưng này thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời đặc trưng này thể hiện cội nguồn sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước

Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận, tôn trọng,

bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện Đây là đặc trưng thể hiện mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, thể hiện mục tiêu lý tưởng, động lực của những người cộng sản trong quá trình lãnh đạo nhân dân làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người, xây dựng xã hội mới không còn người bóc lột người, tất

cả vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân

Trang 3

Thứ ba, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước tổ chức và

hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; tôn trọng

và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh, có thiện chí các điều ước quốc tế mà Nhà nước đã

ký kết hoặc thừa nhận Đặc trưng này thể hiện nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đó nội dung chủ yếu là bảo đảm Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất

Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc

“quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp”

Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng

Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Đặc trưng này thể hiện bản chất giai cấp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là yêu cầu khách quan, có tính quy luật bảo đảm cho Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

2 Thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1 Những thành tựu trong xây xựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nguyên nhân

1.2.1 Những thành tựu

* Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhãn dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; thực hỉện, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Đảng ta nhận thức ngày càng sâu sắc hơn tầm quan trọng và vai trò của việc phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, khắng định dân chủ là bản chất của chế độ, của Nhà nước, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới Trên cơ sở phát huy tinh thần “lấy dân làm gốc” cùng với sự chuyển tiếp tư duy từ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tiếp tục phát huy qua các kỳ Đại hội, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: Phát huy dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” Đây là điểm khác biệt lớn minh chứng cho ngoài việc “dân biết, dân bàn, dân làm” thì dân còn được trực tiếp “giám sát” và “kiểm tra”

Trang 4

Thực tiễn thực hiện bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đạt nhiều thành tựu đáng kể, được cộng đồng quốc tế thừa nhận về những thành tựu trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao mức sống của nhân dân, bảo đảm quyền của người dân về chính trị, dân sự, về kinh tế, xã hội, văn hóa; đặc biệt là thành tựu về xóa đói giảm nghèo, về bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, bảo vệ, bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người bị tước tự do (người thi hành án phạt tù), người dân tộc thiểu số, v.v

* Hệ thống pháp luật và thực hiện pháp luật

Hệ thống pháp luật đã được đổi mới, sửa đổi, bổ sung, xây dựng ngày càng đầy

đủ và phù hợp hơn, nhất là về thể chể kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở pháp lý cho việc qùản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện, bảo vệ quyền con người, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế thế giới

Tổ chức thực hiện pháp luật đã có những tiến bộ, về cơ bản bảo đảm pháp luật được thực thi đầy đủ, nghiêm minh trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước và đời sống

xã hội

* Tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhận định thành tựu sau 35 năm đổi mới và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” “Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xểp lại theo hướng tinh gọn gắn với tinh giản biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao có nhiều đổi mớí, chất lượng và hiệu quả được nâng cao Vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội thể hiện rõ hơn” Hoạt động lập pháp được đẩy mạnh, xây dựng, sửa đổi nhiều vãn bản luật; hoạt động giám sát tập trung vào việc thực thi pháp luật của các cơ quan hành pháp, tư pháp của đất nước, như thảo luận quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia

có chất lượng và thực chất hơn

Trang 5

- Chủ tịch nước được xác định là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước

về đối nội và đối ngoại Vai trò và hoạt động của Chủ tịch nước được thể hiện rõ nét hơn

- Chính phủ được xác định là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, thể hiện rõ hơn sự phân công giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp; nâng cao năng lực hành pháp, trong đó tập trung nâng cao năng lực hoạch định chính sách vĩ mô Tổ chức bộ máy của Chính phủ được đổi mới và sắp xếp lại hợp lý hơn Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ sâu sát, nhanh nhạy, có hiệu lực, hiệu quả hơn Chính phủ và các bộ, ngành chủ động, tích cực, tập trung hơn vào quản lý, điều hành vĩ mô; tháo gỡ các rào cản; phục vụ, hỗ trợ phát triển

- Cải cách hành chính, cải cách tư pháp trên một số lĩnh vực có bước đột phá Tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan

bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, chất lượng hoạt động cỏ tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân

- Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương được sắp xểp lại theo hướng tinh gọn; quan tâm xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, khẩn trương triển khai xây dựng chính quyền điện tử

* Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

Công tác cán bộ được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là “then chốt của then chốt” đã có nhiều đổi mới và đạt một số kết quả quan trọng Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước được đào tạo ngày càng chính quy; tính chủ động, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp được nâng cao tưng bước Nội dung công tác cán bộ được quan tâm đầy

đủ hơn, bao gồm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức Việc chống chạy chức, chạy quyền được coi trọng, đã có tác động cảnh báo, răn đe và ngăn chặn Công tác bảo vệ chính trị nội

bộ được quan tâm hơn Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tổ chức bộ máy, biên chế; giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm

số lượng cán bộ lãnh đạo, giảm biên chế; cơ cấu lại, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, giảm chi phí hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Nhờ đó đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có nhiều tiến bộ, nâng cao

Trang 6

năng lực, phẩm chất, thực hiện đường lối đổi mới, đạt được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa trong lịch sử

* Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước tiếp tục được đổi mới Nhiều quy định bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao nguyên tắc pháp quyền, phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã được ban hành và thực hiện một cách nghiêm túc

Mặt khác, nhận thức ngày càng rõ nét hơn chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý; Đảng không bao biện, làm thay, đồng thời không buông trôi, khoán trắng cho Nhà nước Đảng xác định quan điểm, chủ trương, định hướng và các giải pháp lớn để Nhà nước tổ chức thực hiện

*Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đánh giá: “Công tác phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đạt nhiều két quả rất quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn và có chiều hướng giảm”; “Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, được tiến hành quyết liệt, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống” Sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được tăng cường”

1.2.1 Nguyên nhân của những thành tựu

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đạt được những thành tựu nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng suốt đề ra chủ trương, định hướng

quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hai là, lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ngày càng được làm sáng tỏ và hoàn thiện, được thể chế đầy đủ hơn trong Hiến pháp

và pháp luật

Ba là, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân về xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có bước phát triển quan trọng, ngày càng đầy

Trang 7

đủ và đúng đắn hơn.

Bốn là, quyết tâm chính trị và sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đồng sức,

đồng lòng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2 Những hạn chế trong xây xựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nguyên nhân

2.2.1 Những hạn chế

- Về phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân: vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là trong tổ

chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; việc thực hiện chính sách, pháp luật, chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, v.v Thực hành dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật còn nhiều bất cập; chưa bảo đảm quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân; một số quyền của công dân chưa được tôn trọng; bộ máy nhà nước ở một số nơi chưa thật sự vì dân, còn quan liêu, xa dân, phiền hà, sách nhiễu dân Bộ máy còn nặng nề, cồng kềnh, thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thuận tiện cho dân, thiếu công khai cho dân biết, dân kiểm tra; một số cán bộ còn thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực, làm việc tùy tiện, hách dịch, cửa quyền, vi phạm quyền con người, quyền công dân

- Về hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật: Hệ thống pháp luật còn

một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; kỷ cương phép nước có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe

- Về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước: Các nguyên tắc tổ chức, hoạt

động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa được nhận thức đầy đủ, sâu sắc, chưa làm rõ nội hàm của nguyên tắc dẫn đến sự lúng túng trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước như nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có

sự phân công, phối hợp, kiểm soát việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước Ngoài ra, bộ máy ở một số nơi còn cồng kềnh; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao Phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ ; năng lực của một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; trong khi sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; thực hiện đổi mới lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan nhà nước chưa đi vào thực chất

Cải cách bộ máy nhà nước, đặc biệt là cải cách hành chính, cải cách tư pháp còn

Trang 8

chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước chưa cao; tính chủ động, năng động, ý thức trách nhiệm của tùng địa phương chưa được phát huy đầy đủ Chưa có cơ chế tài phán về vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp

- Về đội ngũ cán bộ, công chức: Còn một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến

chất; tính chủ động và trách nhiệm chưa cao, còn vi phạm đạo đức công chức; yếu kém về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; “Số lượng cán bộ cấp xã và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công vân còn quá lớn; phâm chât, năng lực, uy tín còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”

- Về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước: Chưa cụ thể hóa và chậm đổi mới

phương thức lãnh đạo cùa Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một số mặt còn lúng túng

Chưa phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước; cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, nhất là đối với hoạt động lập pháp và tư pháp còn nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp với nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền

2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế

- xã hội phát triển còn thấp, duy trì quá lâu cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp; trong nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng của người sản xuất nhỏ, tư tưởng tập trung bao cấp,

dễ tùy tiện, vẫn còn nặng về ban phát, xin cho

Hai là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một

đảng cầm quyền và vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề lớn, phức tạp, mới và chưa có tiền lệ Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành và cơ chế vận hành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa được coi trọng đúng mức, chưa sâu sắc và toàn diện

Ba là, “chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục;

năng lực cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương, nghị quyết còn hạn chế, năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, làm cho pháp luật, nghị quyết chậm được thực hiện và hiệu quả thấp”

Bốn là, “nhiều hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp

ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở một số nơi chậm được khắc phục; trách nhiệm người đứng đầu chưa thực sự được đề cao Tư tưởng trông chờ, thụ động,

Trang 9

ỷ lại vào cấp trên, tình trạng nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, kỷ cương phép nước không nghiêm còn khá phổ biến; chưa tạo được nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp có tính đột phá, đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, huy động mọi nguồn lực cho phát triển”

Năm là, việc triển khai đổi mới tổ chức bộ máy một sổ cơ quan trung ương và

địa phương chưa đều, chưa thật đồng bộ1; còn thiếu những giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.:

Sáu là, do “nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên về một

số chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn chưa sâu sắc, thiếu thống nhất, do vậy, một số công việc triển khai thiếu kiên quyết, còn lúng túng”

3 Một số giải pháp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một là, “Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của

các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có

sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước” Giải pháp này xuất phát từ thực tế chúng ta còn lúng túng trong việc xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Mặt khác, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã tổng kết: “Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa được phát huy mạnh mẽ”

Vì vậy, trong nội dung phương hướng, nhiệm vụ thứ 10 về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII nhấn mạnh: “Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước, thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội”

Đây là nhiệm vụ, cũng là giải pháp hết sức quan trọng, bởi thực hiện được giải pháp này thì chức năng của từng cơ quan nhà nước sẽ rõ ràng, không chồng chéo, không bỏ sót; như vậy, hoạt động của bộ máy nhà nước mới thống nhất và hiệu quả Khi các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp được xác định rõ ràng thì việc phối hợp, kiểm soát quyền lực mới hiệu quả, tránh được tình trạng lạm quyền, lộng quyền, độc đoán hoặc buông lỏng quyền lực

Trang 10

Hai là, “Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả

thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững” Giải pháp này cũng xuất phát từ thực tế việc xây dựng

hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ, thiếu kịp thời, nhiều điều luật thiếu tính khả thi Tổng kết việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đánh giá: “Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn” Rõ ràng, nếu thiếu cơ sở pháp lý, thiếu hệ thống pháp luật thì hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội sẽ khó khăn, không hiệu quả

Do vậy, nhiệm vụ quan trọng thứ hai trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đề ra là xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định Trong quá trình xây dựng pháp luật, phải lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững làm mục tiêu Đây vừa là giải pháp, vừa là định hướng quan trọng trong xây dựng hệ thống pháp luật của Nhà nước ta

Ba là, “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội

thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao” Để thực hiện được giải pháp này, cần tiếp tục thực hiện tốt

ba biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp, tập trung xây

dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn Gắn với nhiệm vụ này cần “đẩy nhanh tiến

độ ban hành các luật trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013”

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w