1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

2 bai thu hoạch vai trò của chính quyền địa phương trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở việt nam hiện nay và vấn đề đặt ra

10 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Chính Quyền Địa Phương Trong Bảo Vệ, Bảo Đảm Quyền Con Người, Quyền Công Dân Ở Việt Nam Hiện Nay Và Vấn Đề Đặt Ra
Trường học Học viện Chính trị Khu vực IV
Chuyên ngành Lý luận và pháp luật về quyền con người
Thể loại bài thu hoạch
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 36,34 KB
File đính kèm Bai thu hoạch bảo vệ, bảo đảm quyền con người.rar (33 KB)

Nội dung

Xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đấu tranh kiên cường, bền bỉ và sẵn sàng hy sinh xương máu để giành và giữ vững các quyền tự do cơ bản của con người, nhất là quyền độc lập và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam, quyền được sống trong hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi người dân. Sau 35 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi Quốc hội ban hành Hiến pháp năm 2013, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và kiện toàn các thiết chế bảo đảm quyền con người. Hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, bảo vệ, bảo đảm quyền con người đã không ngừng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, trước yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; hội nhập quốc tế; nhu cầu dân chủ, mở rộng dân chủ trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đòi hỏi nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, trong đó có vai trò, trách nhiệm của Chính quyền địa phương. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện hiện nay, chính quyền địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội… bằng nhiều hoạt động thiết thực trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã qua. Xuất phát từ tầm quan trọng ấy, qua các ngày học tập, được các Thầy (Cô) là giảng viên của Học viện Chính trị Khu vực IV giảng dạy và hướng dẫn tận tình cho học viên môn học “Lý luận và pháp luật về quyền con người”, đã giúp học viên lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung nâng cao nhận thức, năng lực xem xét, đánh giá, phê phán những quan điểm sai trái và giải quyết những vấn đề có liên quan tới quyền con người, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Do đó, việc nghiên cứu nội dung “Vai trò của chính quyền địa phương trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay và vấn đề đặt ra” để làm bài thu hoạch kết thúc môn học “Lý luận và pháp luật về quyền con người” là nội dung rất cần thiết cho học viên Cao cấp lý luận chính trị về cơ sở lý luận cũng như vận dụng vào thực tiễn được tốt hơn.

Trang 1

Câu hỏi viết thu hoạch : Vai trò của chính quyền địa phương trong bảo vệ, bảo

đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay và vấn đề đặt ra.

Bài Làm

I MỞ ĐẦU

Xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đấu tranh kiên cường, bền bỉ và sẵn sàng hy sinh xương máu để giành và giữ vững các quyền tự do cơ bản của con người, nhất là quyền độc lập và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam, quyền được sống trong hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi người dân

Sau 35 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi Quốc hội ban hành Hiến pháp năm 2013, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và kiện toàn các thiết chế bảo đảm quyền con người Hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, bảo vệ, bảo đảm quyền con người đã không ngừng được củng cố và phát triển Tuy nhiên, trước yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; hội nhập quốc tế; nhu cầu dân chủ, mở rộng dân chủ trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đòi hỏi nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, trong đó có vai trò, trách nhiệm của Chính quyền địa phương

Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện hiện nay, chính quyền địa phương có vai trò

vô cùng quan trọng trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội… bằng nhiều hoạt động thiết thực trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã qua

Xuất phát từ tầm quan trọng ấy, qua các ngày học tập, được các Thầy (Cô) là giảng viên của Học viện Chính trị Khu vực IV giảng dạy và hướng dẫn tận tình cho học viên môn học “Lý luận và pháp luật về quyền con người”, đã giúp học viên lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung nâng cao nhận thức, năng lực xem xét, đánh giá, phê phán những quan điểm sai trái và giải quyết những vấn đề có liên quan tới quyền con người, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân Do đó, việc nghiên cứu

Trang 2

nội dung “Vai trò của chính quyền địa phương trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay và vấn đề đặt ra” để làm bài thu hoạch

kết thúc môn học “Lý luận và pháp luật về quyền con người” là nội dung rất cần thiết cho học viên Cao cấp lý luận chính trị về cơ sở lý luận cũng như vận dụng vào thực tiễn được tốt hơn

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Các khái niệm

- Khái niệm quyền con người: Quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt

nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thong pháp luật quốc gia và quốc tế

- Khái niệm quyền công dân: Quyền công dân là tổng hợp các quyển và tự do cơ

bản của mỗi cá nhân, tạo nên địa vị pháp lý của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước thông qua chế định quốc tịch, được thừa nhận và bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật của quốc gia

- Khái niệm “bảo vệ, bảo đảm quyền con người”: Lần đầu tiên trong lịch sử lập

hiến của Việt Nam, Điều 3, Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc song ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện

Như vậy, bảo đảm quyền con người là việc các chủ thể theo luật nhân quyền quốc

tế và luật quốc gia có nghĩa vụ áp dụng tổng hợp các biện pháp, từ đường lối chính trị của đảng cầm quyền, đến các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp, nguồn lực tài chính, để hiện thực hóa các nguyên tắc, quy phạm quyền con người được quy định trong hiến pháp, pháp luật quốc gia, được thực hiện trong thực tế cuộc sống; và mọi hành vi vi phạm quyền và các tự do cơ bản của cá nhân, công dân đều bị nghiêm khắc trừng trị theo pháp luật

1.2 Chính quyền địa phương trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay

Trang 3

Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định: Chính quyền địa phương được tổ chức ở

các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định

Theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên, ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương

do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và

cơ quan hành chính nhà nước cấp trên

Với vị trí, tính chất như trên, Hội đồng nhân và ủy ban nhân dân đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở địa phương

Hội đồng nhân dân các cấp bảo vệ, bảo đảm quyền con người thông qua hoạt động

thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương Trong đó có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; quyết định các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền con người, đề ra các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự

do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; quyết định các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; trong lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội; công tác dân tộc, tôn giáo; trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; trong lĩnh vực giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương

Ủy ban nhân dân các cấp bảo vệ, bảo đảm quyền con người thông qua việc xây

dựng, trình Hội đồng nhân dân các cấp quyết định thực hiện các nội dung có liên quan tới công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa,

Trang 4

an ninh trật tự và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thực hiện các nhiệm

vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, thực hiện các chính sách về giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y

tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn

xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác có liên quan tới quyền con người theo quy định của pháp luật

2 Thực trạng chính quyền địa phương trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở tỉnh Bạc Liêu.

Có thể khẳng định rằng, thực tiễn cho thấy chính quyền địa phương cả nước nói chung và của địa phương nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên cơ sở quy định của Hiến pháp và pháp luật

và một số quy định có liên quan, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực về quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội….Trên cơ sở đó, để giải quyết nội dung vấn đề đặt ra này, xin phép được chọn địa phương tỉnh Bạc Liêu nơi bản thân đang công tác để nêu lên thực trạng chính quyền địa phương của tỉnh trong vấn đề bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân hiện nay:

2.1 Sơ lược về đặc điểm, tình hình tỉnh Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, miền đất cực Nam của Việt Nam, có diện tích đất tự nhiên là 2.570km², chiếm gần 0.8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông Bạc Liệu có đường bờ biển dài 56km nối với các biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng Vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Bạc Liêu rộng hơn 20.000km², là vùng biển giàu tiềm năng, nguồn lợi hải sản rất phong phú và đa dạng

Bạc Liêu nằm ở vị trí trung chuyển trên tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng của cả nước (quốc lộ 1A), cách thành phố Cần Thơ khoảng 110km và thành phố

Hồ Chí Minh khoảng 280km về phía Bắc; hiện nay còn có các tuyến đường mới như

Trang 5

Nam Sông Hậu, Ngã Bảy - Cà Mau đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Bạc Liêu trong sự giao lưu, phát triển kinh tế

Ngay từ khi chia tách tỉnh Bạc Liêu từ tỉnh Minh Hải vào năm 1997, chính quyền tỉnh Bạc Liêu luôn xác định việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người là một yếu tố quan trọng toàn bộ hoạt động của tỉnh Thông qua các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cùng với

sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của quấn chúng nhân dân… ngoài việc đảm bảo cho sự phát triển chung của tỉnh như tiến trình xây dựng nông thôn mới hoàn thành, đang xây dựng thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025… Cũng chính là bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của tỉnh nói riêng, góp phần cho cả nước nói chung được thực hiện ngày càng hoàn thiện và triệt để hơn Trên thực tế, Bạc Liêu đã đạt được một số thành tựu về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân cụ thể như sau:

2.2 Những thành tựu:

- Đảm bảo quyền phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho người dân:

cùng với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế chung của cả nước, tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan tâm, chú trọng tập trung phát triển kinh tế bằng khâu đột phá vào những thế mạnh của tỉnh bằng chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch như Nhà máy điện gió Bạc Liêu, khu sản xuất tôm siêu thâm canh bằng công nghệ cao cùng với nhiều chương trình, hoạt động xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiễu mẫu… đã góp phần tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống vật chất cho nhân dân (thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 45 triệu đồng/người/năm và nay đã đạt 60 triệu đồng/người/năm đối với người dân thuộc xã nông thông mới nâng cao và

75 triệu đồng/người/năm đối với người dân thuộc xã Nâng thôn mới kiễu mẫu)

- Đảm bảo các quyền về văn hóa, xã hội: chính quyền địa phương đã được phân

cấp mạnh mẽ trong hoạt động quản lý, đầu tư, tài chính trong giáo dục, y tế, ….để chủ động triển khai một số chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương cũng là góp phần bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân như:

Chính sách chăm lo cho người nghèo luôn được quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt và đưa vào chỉ tiêu phấn đấu vào trong Nghị quyết của Hội đồng nhân

Trang 6

dân các cấp và nhiều chính sách đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thực hiện bằng nhiều nguồn vốn, cách thức thực hiện khác nhau như phân công cán bộ, đảng viên từ các ngành cấp tỉnh đến cơ sở nhận giúp đỡ hộ nghèo bằng nhiều hình thức khau nhau như hỗ trợ tiền, phương tiện sản xuất và hướng dẫn cách làm để vươn lên thoát nghèo, kết quả hiện nay số nghèo của tỉnh giảm đáng kể (tỷ lệ hộ nghèo từ 4% đầu nhiệm kỳ, nay giảm còn dưới 1%) Bên cạnh đó, còn có nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách về bảo hiểm y tế….Đặc biệt, dưới sự tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến người nghèo, những người yếu thế trong xã hội, do đó tỉnh đã ban hành quyết định hỗ trợ an sinh xã hội hàng trăm tỷ đồng cho các đối tượng bị ảnh hưởng Đồng thời, kịp thời chăm lo, tạo điều kiện cho người dân từ thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dường… về tỉnh được đảm bảo điều kiện như ăn uống, nơi cách ly an toàn

- Về đảm bảo các quyền dân sự, chính trị:

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được tôn trọng và bảo vệ bằng nhiều hình thức theo quy định như Tiếp công dân định kỳ và đột xuất, đối thoại trực tiếp…

Từ đó, nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm như các

vụ khiếu nại liên quan đến thu hồi đất thành lập Khu hành chính của tỉnh, các vụ khiếu nại đông người liên quan đến sử dụng đất các Nông trường huyện đội, Nông trường công an… đã góp phần tạo dựng lòng tin của nhân dân vào chính quyền từ tỉnh đến

cơ sở

Quyền về bầu cử của công dân: Kết quả bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp của tỉnh thành công tốt đẹp, số người dân tham gia bầu chiếm tỷ lệ 99,98%, điều đó cho thấy công tác chuẩn bị, kế hoạch tổ chức thực hiện cũng như khâu tuyên truyền vận động của địa phương đến sâu rộng trong quần chúng nhân dân để người dân thấy được vai trò của mình rõ hơn trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội

- Các quyền về y tế, giáo dục:

Quyền về y tế luôn được sự quan tâm đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang chống chọi với nạn dịch Covid-19 hiện nay, Bạc Liêu đang tranh thủ mọi nguồn lực, vật lực trong và ngoài tỉnh để chung tay phòng, chống dịch bệnh bằng nhiều biện pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân hiện theo khuyến cáo của Bộ y

Trang 7

tế như khẩu hiệu “5K”, tranh thủ nguồn vắc xin để tiêm ngừa cho người dân, đầu tư ttrang thiết bị y tế để điều trị các bệnh nhân bị nhiễm bệnh ….nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày được tốt hơn

Đối với quyền về giáo dục: Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới thì hầu hết các điểm trường của các địa phương trong tỉnh đều được xây dựng cơ bản, khang trang, rộng rãi và trang thiết bị cơ bản đáp ứng cho việc dạy và học của tất cả các điểm trường từ bậc mẫu giáo đến đại học, trong đó có một số điểm trường đạt chuẩn quốc gia về giáo dục theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiễu mẫu Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, đa phần các học sinh phải học trực tuyến, có không ít học sinh

có hoàn cảnh khó khăn không có thiết bị di động thông minh, mạng internet để học nhưng chính quyền địa phương các cấp cùng các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đã kịp thời hỗ trợ đường truyền mạng, hàng ngàn điện thoại thông minh để tạo điều kiện cho học sinh được tham gia học tập, qua đó cho thấy hoạt động giáo dục đào tạo luôn được sự quan tâm của chính quyền các cấp

2.3 Một số hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được của chính quyền địa phương tỉnh Bạc Liêu trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tình trạng hiện nay còn một số hạn chế như:

- Còn một số bộ phận cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong bộ máy hành

chính nhà nước của chưa nhận thức đúng về vai trò của mình trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân nên quá trình hoạt động còn xâm phạm quyền, lạm dụng quyền gây mất long tin trong nhân dân như: Lợi dụng chính sách quyết định của

Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ cho đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid-19, một số cá nhân lạm dụng quyền bằng cách kê khống danh sách đối tượng để nhận khoảng tiền hỗ trợ, bên cạnh còn đó còn xảy ra tình trạng cấp không đúng đối tượng, nhiều đối tượng thuộc diện hỗ trợ nhưng không đưa vào danh sách hỗ trợ, dẫn đến tình trạng tố cáo, khiếu nại xảy ra

- Một số ít cán bộ, đảng viên với tư cách là đại biểu Hội đồng nhân dân, được nhân

dân tín nhiệm, bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân để thực hiện một

số nhiệm vụ như giám sát, tiếp thu ý kiến của cử tri để phán ánh, kiến nghị đến cơ

Trang 8

quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết những nội dung bức xúc liên quan đến quyền con người quyền công dân nhung việc tiếp thu mang tính hình thức, không thể hiện được vai trò trách nhiệm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân mà là vô làm đại biểu để hưởng thêm về phụ cấp, sinh hoạt phí…

- Một số địa phương chưa thật sự chú trọng, quan tâm công tác tuyên truyền, phổ

biến giáo dục pháp luật về quyền con người, quyền công dân…, có tuyên truyền cũng mang tình hình thức chung chung, qua loa nên đa số người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa không biết được quyền của mình như thế nào, thể hiện ở đâu và một số người không biết Hiến pháp là gì Từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quyền lợi của

họ bị xâm phạm và nhiều lợi ích khác mà họ không biết

- Nhiều văn bản quy phạm pháp luật ban hành của Hội đồng nhân dân và ủy ban

nhân dân ở một số cấp không tổ chức thực hiện được vì không có tính khả thi, bất cập, không quy định rõ ràng việc áp dụng cho đối tượng và từng địa bàn khác nhau nên khâu thự tổ chức hiện rất khó khăn và phải qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung như một

số quyết định quy định về chính sách hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng dịch Covid-19

và một số chính sách khác

3 Giải pháp

Thứ nhất, trước tình hình nhận thức chưa đúng hoặc chưa coi trọng việc bảo vệ,

bảo đảm quyền con người, quyền công dân của một số bộ phận cơ quan, tổ chức, cán

bộ, công chức đòi hỏi cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp tập trung quán triệt nâng cao nhận thức, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi lạm quyền, xâm phạm quyền con người, quyền công dân để góp phần thúc đẩy bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đúng theo quy định của Hiến pháp

và pháp luật

Thứ hai, trong công tác hiệp thương, lựa chọn đại biểu ứng cử vào đại biểu Hội

đồng nhân dân từ cấp tỉnh đến cơ sở cần lựa chọn người đủ tài, đức, trách nhiệm, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân để phát huy vai trò là người đại diện của nhân dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tiếp thu và kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân Đồng thời, kiên quyết loại

bỏ những đại biểu lơ là, thiếu trách nhiệm, lợi dụng mối quan hệ cấp trên để chen chân vào vị trí ứng cử đại biểu để trục lợi, hưởng phụ cấp mà lẽ ra vị trí đó không dành cho những cá nhân này

Trang 9

Thứ ba, để làm tốt hơn nữa nội dung bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền

công dân đối với chính quyền địa phương các cấp cũng như làm cho người dân hiểu được các quy định của pháp luật về nội dung quyền con người, quyền công dân và một

số quyền có liên quan cần tổ chức tập huấn các quy định của Hiến pháp và pháp luật đến cán, bộ, đảng viên, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sâu rộng đến quần chúng nhân dân để người dân hiểu được và phát huy vai trò của mình về quyền con người, quyền công dân và góp phần cho sự phát triển chung của địa phương nói riêng, cả nước nói chung

Thứ tư, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương

để quyết định các chính sách cần chú trọng quy trình soạn thảo văn bản như về kỹ thuật soạn thảo, khả năng phân tích, đánh giá, lấy ý kiến và kiểm soát văn bản… để khi văn bản ban hành phải đảm bảo tính khả thi, dễ thực hiện, đồng bộ và tổ chức thực hiện các chính sách đến đúng đối tượng, hợp lòng dân, góp phần cũng cố niềm tin của người dân vào chính quyền và cũng góp phần cho chính quyền làm tốt công tác bảo vể, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tình hình hiện nay và thời gian tới ngày được tốt hơn

III KẾT LUẬN.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như những thành tựu đạt được nêu trên cho thấy nội dung bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là vấn đề trọng tâm, cốt lõi quy định trong Hiến pháp và pháp luật Do đó, để làm tốt hơn nữa nội dung bảo

vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tình hình hiện nay cần phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của chính quyền địa phương, bởi đây là cấp hành chính nhà nước gần dân nhất, sát dân nhất và tổ chức thực hiện những quyết sách, những quy định của pháp luật trực tiếp đến nhân dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Vì vậy, để tàm tốt hơn vai trò của chính quyền địa phương trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân bằng cách phát huy những thành tựu đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót thông qua một số giải pháp nêu trên sẽ góp phần cho sự phát triển và thúc đẩy quyền con người ngày càng toàn diện và phù hợp với xu hướng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình môn Lý luận và pháp luật về quyền con người (Nhà xuất bản lý luận chính trị)

2 Hiến pháp năm 2013

3 Bài giảng của Giảng viên Ths Đặng Viết Đạt - Học viện chính trị khu vực IV

4 Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XVI (2020-2025)

5 Báo cáo tổng kết Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu (nhiệm kỳ 2016-2021)

6 Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Ngày đăng: 13/04/2024, 13:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w