1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Đổi mới kinh tế với chính trị

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới kinh tế với chính trị
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 171 KB

Nội dung

Tiểu luận: Đổi mới kinh tế với chính trị Tài liệu dùng cho học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh viết bài tiểu luận, thu hoạch, nghiên cứu về Đổi mới kinh tế với chính trị

Trang 1

MỤC LỤC

I CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VỚI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ 05

1 Khái niệm, mục tiêu của đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị 05

2 Yêu cầu tất yếu phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới

II QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KINH TẾ VỚI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI 12

1 Thực chất đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị 12

2 Quá trình Đảng chỉ đạo đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị 14

Trang 2

MỞ ĐẦU

Đại thắng Mùa xuân năm 1975 đã mở ra trang sử mới của dân tộc; đất nước hoàbình, độc lập, thống nhất cả nước quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Dưới sựlãnh đạo của Đảng và sự nỗ lực của toàn dân, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta đãđạt được nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên, trong lãnh đạo, quản lý, chúng ta đã kéodài quá lâu cơ chế tập trung, bao cấp, làm suy yếu động lực phát triển Nền kinh tế củađất nước gặp vô vàn khó khăn, sản xuất trì trệ, hàng hoá thiếu thốn, giá cả tăng vọt,lạm phát đến 3 chữ số; đời sống xã hội vô cùng bức xúc,… lòng tin của nhân dân đốivới chế độ XHCN giảm sút Để nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng CNXH, Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mớitoàn diện đất nước Từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức bộ máy, đổi mới phươngpháp lãnh đạo, đổi mới phong cách hoạt động; đổi mới kinh tế đến đổi mới chính trị.Trong tổng thể chung của sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới kinh tế theo hướng chuyển từnền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa được xem là trọng tâm; đồng thời cũng đã từng bước đổi mới về chính trị

theo hướng từng bước hình thành và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà nội

hàm cơ bản của nó là: Toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân.

Những thành tựu của quá trình đổi mới toàn diện đất nước nói chung, của quátrình giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị nóiriêng đã đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội đưa đấtnước bước vào thời kỳ mới Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: “Kết hợpchặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làmtrọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị” là một trong sáu bài học kinhnghiệm lớn được tích luỹ qua 10 năm đổi mới

Tuy nhiên, ngay trong Đảng, trong khi đại đa số cán bộ, đảng viên và các tổ chứcđảng đều thống nhất với quan niệm của Đảng về tương quan giữa đổi mới kinh tế vàđổi mới về chính trị như đã được khẳng định và phát triển trong các văn kiện củaĐảng, thì vẫn có một bộ phận nhỏ hoang mang, dao động ngả nghiêng Một số đề caokinh tế thị trường lên tận mây xanh, xem đó là liều thuốc vạn năng có thể chữa được

Trang 3

bách bệnh và giải quyết được mọi vấn đề mà công cuộc đổi mới đặt ra Trước một sốhiện tượng tiêu cực phát triển do tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, một sốkhác lại muốn quay lại cơ chế cũ

Mặt khác, trong thực tiễn đổi mới cũng xuất hiện hai cực đoan dẫn tới giải quyết

không thật đúng mối tương quan giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị Một là, có

lúc, có nơi xuất hiện sự định hướng phiến diện của chính trị đối với kinh tế, khôngđánh giá đầy đủ vai trò chỉ đạo của chính trị, của quan điểm chính trị đúng đắn đối vớiviệc giải quyết các vấn đề kinh tế Không kịp thời ngăn chặn sai lầm đó sẽ làm cho cáctrung tâm quyền lực rơi vào tình trạng thụ động, làm tăng những nhân tố tự phát không

thể kiểm soát được trong nền kinh tế thị trường Hai là, có hiện tượng chính trị tách rời

kinh tế; có thái độ coi thường các nhu cầu kinh tế, tuyệt đối hoá sức mạnh của cácquyết định chính trị, làm cho các quyết định đó mất cơ sở khách quan trên nền tảng

kinh tế Vì vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề “Đảng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị trong công cuộc đổi mới” là vấn đề vừa có giá trị lý

luận vừa có giá trị thực tiễn

Trang 4

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VỚI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ

1 Khái niệm, mục tiêu của đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Trên thế giới, khái niệm “đổi mới” được dùng trước hết trong lĩnh vực công nghệ

Lý thuyết đổi mới công nghệ do các nhà khoa học Mỹ Schumpeter và Slow xây dựng

Nó có nhiệm vụ tìm căn nguyên và động cơ của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển ởquá trình cải tiến và biến đổi có tính hệ thống của công nghệ sản xuất

Ở nước ta, về mặt ngữ nghĩa, đổi mới được hiểu là sự biến đổi cho khác với trước,tiến bộ hơn trước Khoảng từ giữa thập niên 80, thuật ngữ “đổi mới” được sử dụngthường xuyên trên sách báo khoa học và các phương tiện thông tin đại chúng Đường lốiđổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VI của Đảng đề ra, được Đại hội lần thứ VII, VIII bổ sung và phát triển;đặc biệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

nước ta và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và 2010 đã thể hiện sinh

động đường lối đổi mới với những thành quả rất quan trọng trong đời sống xã hội

* Khái niệm đổi mới:

“Đổi mới” được Đảng xác định là: Nhằm kế thừa và phát huy những thành quả vàgiá trị mà chủ nghĩa xã hội đã đạt được, thay đổi, uốn nắm những quan điểm, nhậnthức về chủ nghĩa xã hội chưa được xác định đúng hoặc hiện nay không phù hợp vớitình hình mới, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, đồng thời xây dựng những chínhsách đổi mới, những giải pháp đúng, phù hợp với cuộc sống để đưa chủ nghĩa xã hộiphát triển lên một giai đoạn mới

* Khái niệm đổi mới chính trị:

“Đổi mới chính trị” được hiểu là: Đổi mới tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội,đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị để xây dựng chế độ

xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, thực hiện tốt nền dân chủ xã hội chủ nghĩanhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế - xã hội dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam

Trang 5

Do tính nhạy bén và cực kỳ phức tạp của đổi mới về chính trị, mỗi bước đi vộivàng, thiếu chín chắn đều có thể dẫn đến những sai lầm không lường, nên Đảng ta luônlưu ý rằng việc đổi mới tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội cũng như cơ cấu tổ chức

và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị cần phải đi những bước thận trọng và vữngchắc; cần phải bắt đầu từ giải quyết những vấn đề cấp bách nhất và đã chín muồi; phảiluôn luôn nhận thức được rằng đổi mới chính trị, nhất là đổi mới tư duy chính trị, là cơ

sở khởi phát cho việc hoạch định đường lối, chính sách, kể cả đường lối đổi mới nóichung Đổi mới chính trị là vấn đề đặc biệt phức tạp và rất nhạy cảm đối với quyền lựccủa nhân dân lao động và vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như đối với quan hệ đốingoại trong bối cảnh quốc tế biến động phức tạp, cho nên, “nếu vội vã và để ra sai lầm

sẽ phải trả giá đắt, có khi không cứu vãn được”1

Do vấn đề đổi mới chính trị là rất phức tạp và nhạy cảm, nên phải nhận thức chính xácđiều kiện và môi trường trong đó đang diễn ra các hoạt động của hệ thống chính trị, để nắmbắt được tính tất yếu khách quan của đổi mới chính trị Chính những yêu cầu khách quan này

đã khiến cho việc đổi mới hệ thống chính trị nói chung và việc giải quyết những vấn đề chínhtrị trong từng thời điểm nói riêng trở nên cấp bách và chín muồi Nói khác đi, bằng việc phântích đầy đủ và đúng đắn các yêu cầu khách quan quy định sự đổi mới chính trị sẽ cho phépnắm bắt được trọng tâm cũng như đánh giá được mức độ cấp bách và chín muồi buộc phảigiải quyết những vấn đề chính trị, để sự nghiệp đổi mới vững vàng tiến bước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng

* Khái niệm đổi mới kinh tế:

Căn cứ vào khái niệm “đổi mới” do Đảng nêu ra, thì “đổi mới kinh tế” ở Việt

Nam được hiểu là: Quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, cănbản dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạocủa Đảng; chuyển từ một nền kinh tế cơ bản là khép kín sang nền kinh tế “mở” đổimới khu vực và thế giới; kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, bảo vệ môitrường sinh thái và từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H 1996 Tr 71.

Trang 6

Trong thời kỳ trước Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996), tức là trong điều kiệnđất nước vẫn có khủng hoảng kinh tế - xã hội, mục tiêu cơ bản của đổi mới kinh tế làthoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tạo tiền đề cho công nghiệp hoá.

Nội dung đổi mới tư duy trên lĩnh vực kinh tế và đổi mới hiện thực kinh tế trongchặng đường hiện nay của thời kỳ quá trình là khẳng định sự phát triển lâu dài của nềnkinh tế nhiều thành phần, xoá bỏ sự kỳ thị trước đây đối với kinh tế tư nhân, đồng thời,đặt khu vực kinh tế Nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng; khẳng định cácquan hệ thị trường có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và trao đổihàng hoá, quy luật giá trị là một cơ sở quan trọng để kế hoạch hoá nền kinh tế quốcdân; đổi mới chính sách cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung các nguồn lực quốc giavào ba chương trình lớn: phát triển nông nghiệp; phát triển sản xuất hàng tiêu dùng;đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; đổi mới quản lý kinh tế,nhất là khâu điều hành kinh tế vĩ mô nhằm ổn định môi trường kinh tế và xã hội bằngviệc cố gắng đạt mục tiêu: Giảm lạm phát, giảm thiếu hụt ngân sách, giảm mức bội chitiền mặt và nâng cao mức sống của nhân dân

Từ sau Đại hội lần thứ VIII của Đảng, trên cơ sở đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụchuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá, nội dung cơ bản của đổi mới kinh tế là đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa

2 Yêu cầu tất yếu phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

* Cơ sở lý luận:

Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị chính là quan hệ biện chứnggiữa yếu tố kinh tế và yếu tố chính trị Theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác -Lênin, trong quan hệ giữa kinh tế và chính trị, kinh tế có vai trò quyết định, nó quiđịnh nội dung và kết cấu chính trị Đến lượt mình chính trị có tác động mạnh mẽ tớikinh tế, định hướng cho quá trình phát triển kinh tế Lênin khẳng định: “Chính trị làbiểu hiện tập trung của kinh tế Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu sovới kinh tế” Nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng này là nhiệm vụ khókhăn, phức tạp, song có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của tiến trình cáchmạng Bởi vì:

Trang 7

Với tư cách là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng, chính trị sẽ do cơ sở kinh tếquyết định Cơ sở kinh tế có vai trò rất to lớn đối với tư tưởng chính trị và hệ thống tổchức chính trị Chính cơ sở kinh tế quy định sự xuất hiện, quyết định nội dung, tínhchất, mục tiêu, các nguyên tắc của chính trị Còn mạnh mẽ hơn thế nữa, cơ sở kinh tếcòn có vai trò quyết định đến sự thay đổi và phát triển của đường lối chính trị, hệ tưtưởng chính trị và cơ cấu của hệ thống chính trị.

Chính trị là biểu hiện tập trung của nền kinh tế, nên mọi chính sách chính trịđúng đắn đều phải xuất phát từ tình hình hiện thực, phản ánh sát, đúng với trạng tháihiện thực của nền kinh tế và chính sách đó xét cho cùng cũng do tình hình kinh tếquyết định Tình hình kinh tế là cơ sở xuất phát cho việc lựa chọn các phương tiện,chính sách kích thích nền sản xuất phát triển nhằm hoàn thiện nền sản xuất xã hội.Đồng thời kinh tế cũng có vai trò quyết định cả việc lựa chọn chính sách phân phối và

sự dụng hợp lý tổng sản phẩm xã hội, sản phẩm thặng dư dưới hình thức giá trị và hiệnvật Luận điểm này đã được V.I.Lênin áp dụng để chỉ đạo việc xây dựng xã hội mới ởnước Nga sau cách mạng tháng Mười năm 1917

Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế Song, chính trị không phải là sự phảnánh giản đơn, trực tiếp quá trình kinh tế, mà là sự phản ánh một cách sáng tạo, phảnánh tập trung các hiện tượng kinh tế Chính trị phản ánh về tư tưởng những nhu cầucủa kinh tế trên lập trường lợi ích chung của giai cấp, là tập trung ý chí, sức lực, hànhđộng của giai cấp để thực hiện một cách thực tế lợi ích chung đó Sự biểu hiện tậptrung, khái quát của kinh tế trong chính trị được thể hiện trước hết thông qua lợi íchkinh tế Lợi ích kinh tế biểu hiện như là cái kích thích hoạt động thực tiễn của conngười Trong lịch sử xã hội loài người, khi các quan hệ xã hội mang tính chất chính trịthì điều chắc chắn là kinh tế không bao giờ tự nó phát triển được hay không một thứkinh tế nào phát triển ngoài chính trị Chính trị giữ vai trò lãnh đạo, điều khiển, quản

lý, định hướng phát triển kinh tế Tất cả sự phát triển kinh tế có sự tác động của chínhtrị thông qua quyền lực chính trị và thiếu nó thì sự phát triển kinh tế có thể dẫn đếnhỗn loạn Do thế, chính trị phải là sự phản ánh chủ động, tập trung trở thành một hệthống điều khiển kinh tế và điều khiển toàn bộ xã hội

Trang 8

Mặc dù vậy, chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu Trong hoạt độngthực tiễn ở nước Nga, V.I.Lênin đã kiên quyết đấu tranh với phái “kinh tế” để bảo vệquan điểm chính trị chiếm vị trí hàng đầu Người đã nhiều lần nhấn mạnh và bảo vệquan điểm này V.I.Lênin cho rằng: Từ chỗ các quyền lợi kinh tế đóng vai trò quyếtđịnh, tuyệt nhiên không thể kết luận được rằng các cuộc đấu tranh kinh tế lại có một tầmquan trong bậc nhất, vì những quyền lợi chủ yếu “quyết định” của các giai cấp, nóichung, chỉ có thể thỏa mãn được bằng những cuộc cải biến chính trị căn bản; còn quyềnlợi kinh tế trọng yếu của giai cấp vô sản nói riêng chỉ có thể thỏa mãn được bằng mộtcuộc cách mạng chính trị thay thế chuyên chính của giai cấp tư sản bằng chuyên chín vôsản” Vị trí hàng đầu của chính trị so với kinh tế thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, thắng lợi của cách mạng chính trị là tiền đề, điều kiện tiên quyết cho

những về chất và phát triển kinh tế diễn ra tiếp theo Đó là một trong những điềukiện tất yếu đảm bảo sự thống trị về mặt chính trị của giai cấp công nhân, đảm bảocho nhân dân lao động thực hiện có kết quả quyền lực chính trị và quản lý các quátrình hoạt động của xã hội, trong đó có kinh tế Vì vậy, vai trò hàng đầu của chínhtrị đối với kinh tế là nhân tố quan trọng nhất để thực hiện lợi ích căn bản của giaicấp công nhân, là đòi hỏi của xã hội nhằm phát triển nền kinh tế có hiệu quả, vì lợiích tất cả mọi thành viên trong xã hội

Thứ hai, chính trị có tác động trở lại đối với kinh tế theo hướng thúc đẩy hoặc

kìm hãm, nếu quan điểm chính trị mà sai lầm thì nó có thể làm tiêu vong toàn bộnhững thành tựu kinh tế, làm cho nền kinh tế phát triển chệch hướng V.I.Lênin khẳngđịnh: “Cố nhiên là tôi đã, đang và sẽ còn nói mong muốn rằng chúng ta làm chính trị íthơn, và làm kinh tế nhiều hơn Nhưng cũng dễ hiểu rằng muốn cho lòng mong muốnthành sự thực thì cần phải không có những nguy cơ về chính trị và những sai lầm chínhtri”2 Vì vậy, muốn để kinh tế phát triển phát triển đồng thuận với sự tác động củachính trị, đòi hỏi phải quan tâm tới cả ba phương diện: Đường lối, chính sách kinh tế;thể chế kinh tế và chủ thể kinh tế

Thứ ba, chính trị đóng vai trò định hướng và tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định

cho phát triển kinh tế Muốn có một xã hội phát triển toàn diện thì chính trị phải trở thành

2 V I Lênin, Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ H 1978 tr 352.

Trang 9

phương tiện quan trọng, chính trị phải bảo đảm sự lãnh đạo đúng hướng trên tất cả mọi lĩnhvực của đời sống xã hội Sau khi giai cấp công nhân đã giành được chính quyền, trọng tâmchính trị chuyển dần vào lĩnh vực kinh tế, chính trị ngay trong kinh tế Sau Cách mạng thángMười năm 1917, để chiến thắng thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả cách mạng, V.I.Lênin

đã chỉ ra rằng: “Mỗi bước dẫn chúng ta tiến tới ngày thắng lợi bọn bạch vệ, đều chuyển dầntrọng tâm đấu tranh vào chính trị trong lĩnh vực kinh tế”3 và người đã nhấn mạnh: Chính trịchủ yếu của chúng ta lúc này là xây dựng nước nhà về mặt kinh tế để tích góp được nhiều lúa

mì hơn, để sản xuất được nhiều than hơn, để sử dụng lúa mì và than, đó là hợp lý hơn sao chokhông còn người đói nữa

Như vậy, quan hệ chính trị với kinh tế là quan hệ cơ bản, nhạy cảm và phức tạp Đểgiải quyết tốt quan hệ này cần tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa kinh tế vì như vậy,kinh tế sẽ phát triển tự phát, vô chính phủ và khuynh hướng tuyệt đối hóa chính trị vìtheo khuynh hướng này nền kinh tế bị áp đặt, không theo quy luật khách quan Tuynhiên, nếu đồng nhất chính trị với kinh tế sẽ làm chính trị trở nên cứng nhắc, giáo điều

* Cơ sở thực tiễn:

Quá trình cải tổ ở Liên xô và Đông Âu, do xử lý mối quan hệ giữa cải cách kinh tế

và chính trị không tốt đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các quốc gianày Với mục đích đẩy nhanh cải tổ, thực hiện các liệu pháp sốc về kinh tế và ưu tiên cải

tổ chính trị đi trước đã đẩy xã hội lâm vào rối lọan, làm cho Đảng Cộng sản mất quyềnlãnh đạo đất nước

Trong khi đó, Trung Quốc ngay từ đầu đã tiến hành đồng bộ cải cách thể chếchính trị với cải cách kinh tế, chính vì vậy đã tạo sự phát triển ấn tượng Tuy nhiên,sau sự kiện năm 1989, tốc độ cải cách chính trị có phần chững lại, không theo kịp đàcải cách và phát triển trong lĩnh vực kinh tế Bất cập này đã tác động bất lợi đến sựphát triển kinh tế, làm nảy sinh các tiêu cực và nhiều vấn đề khác như phân hóa xã hội,gia tăng bất bình đẳng về thu nhập

Ở Việt Nam, Đảng ta trên cơ sở tổng kết thực tiễn đã khởi xướng đường lối đổi

mới tại Đại hội VI Về chủ trương, ngay từ đầu Đảng đã khẳng định, thực hiện đổimới toàn diện đất nước, đổi mới phải có bước đi và cách làm thích hợp

3 V I Lênin, Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ H 1978 tr 483.

Trang 10

Đại hội VII của Đảng khẳng định: Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưngphải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổimới chính trị, phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế; đồng thời với đổi mới kinh tế,phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị.

Tổng kết 10 năm đổi mới, Đại hội VIII của Đảng đã rút ra một số bài học kinhnghiệm, trong đó nổi lên bài học: Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổimới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị Đại hội IX tiếp tục khẳng định những kinh nghiệm và nhấn mạnh: Tiếp tục đổimới sâu rộng, đồng bộ về kinh tế, xã hội và bộ máy nhà nước

Tổng kết 20 năm đổi mới (1986-2006), Đại hội X của Đảng chỉ rõ: Đổi mới tất cảcác mặt của đời sống xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thíchhợp; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trungtâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần xã hội

Đại hội XI, sự nghiệp đổi mới tiếp tục được Đảng ta khẳng định khẳng định: Đổimới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoànthiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trongĐảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy đổi mới toàn diện

và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xãhội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về đổi mới chính trị, Đại hộiXII đã rút ra kết luận “Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế, năng lực vàhiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ” Từ thực trạng

này, Đại hội XII đề ra mục tiêu chung: “đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, có

bước đi phù hợp trên các lĩnh vực, nhất là giữa kinh tế và chính trị”

Đại hội XIII, Đảng tiếp tục coi quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị làmột trong các quan hệ lớn cần giải quyết trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam;khẳng định tiếp tục thực hiện “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng làthen chốt”; đề ra nhiệm vụ “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chấtgiai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức

Trang 11

chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàndiện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” Đồng thời “phát huydân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền vănhóa, con người Việt Nam” Quan điểm này tiếp tục chỉ đạo, soi sáng việc đổi mới kinh

tế và đổi mới chính trị trong thời gian tới của Đảng ta

Như vậy có thể thấy, trong tiến trình 35 năm đổi mới vừa qua, Đảng ta đã bắt đầu

từ đổi mới kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, nhằm giải phóng các nguồn lựccủa đất nước Trong đổi mới kinh tế, bắt đầu trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, đổimới quan điểm, đường lối phát triển kinh tế Khi đổi mới kinh tế đã đạt được nhữngthành tựu to lớn, các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản, cần thiết phải tiến hànhđồng thời đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị để thúc đẩy đổi mới toàn diện Điềunày khẳng định sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta về bước đi và biện chứngcủa giải quyết quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Và những kết quả của

35 năm đổi mới cũng minh chứng cho điều đó

II QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KINH TẾ VỚI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

1 Thực chất đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

* Đổi mới kinh tế:

Thực chất của đổi mới kinh tế ở nước ta là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đó lànền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những qui luậtcủa kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủnghĩa xã hội; trong đó cơ chế thị trường được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huymạnh mẽ, có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế.Trải qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử Năm 1996, Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; năm 2008, rakhỏi tình trạng một nước kém phát triển, có mức thu nhập trung bình và năm 2020, vớigần 100 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521 USD chúng ta có đượcbước tiến mới trong tư duy phát triển (thể hiện trong 5 quan điểm phát triển của chiến

Trang 12

lược kinh tế xã hội 2011-2020), nền kinh tế có được sự tăng trưởng khá nhanh so vớicác nước trong khu vực Chúng ta đã có sự đổi mới căn bản về hình thức sở hữu, về cơcấu và vai trò của các thành phần kinh tế, đã hình thành các loại thị trường, tích cực vàchủ động hội nhập quốc tế Diện mạo đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn gấp nhiềulần, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt về vật chất, văn hóa, tinh thần, về mứcsống và chất lượng cuộc sống; nhất là về ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, dịch vụcuộc sống Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, trong đó,thể chế kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những “điểm nghẽn”cản trở sự phát triển.

Hiện nay, nội dung chủ yếu của đổi mới kinh tế là tập trung hoàn thiện thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách, tạolập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính Để thực hiện điều này cầnphát triển mạnh các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanhnghiệp Thực hiện phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường Nângcao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh

tế Đồng thời tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế từ chủ yếuphát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; gắn kếtchặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững

* Đổi mới chính trị:

Trước hết chúng ta phải hiểu rằng thực chất của đổi mới chính trị ở nước ta khôngphải là thay đổi chế độ chính trị hiện nay bằng chế độ chính trị khác, mà là quá trìnhđổi mới tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; đócũng là quá trình hoàn thiện tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của

cả hệ thống chính trị theo hướng tạo lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và một Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thể hiện và thực hiện ý chí,quyền lực của dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Trong đổi mới chính trị, trọng tâm là hoàn thiện nội dung và đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong thực hiện chức năng lãnh đạocủa các cấp ủy Đảng; mở rộng dân chủ trong Đảng và trong toàn xã hội nhằm phát huy

Trang 13

vai trò chủ động của các cơ quan nhà nước, khả năng sáng tạo to lớn của nhân dân, sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thực tiễn của đổi mới kinh tế đang tiếp tục đặt ra yêu cầu đổi mới chính trị.Trong 35 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã có bước tiến trong xây dựng và hoàn thiệnnền dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền,trong đổi mới hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể, cũng như trong công tác xâydựng và đổi mới phương thức hoạt động và lãnh đạo của Đảng Hệ thống chính trịđược xây dựng, củng cố vững mạnh, bảo đảm sự ổn định chính trị của đất nước Quốcphòng, an ninh được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc Đối ngoại, hội nhập quốc tế không ngừng

mở rộng, kết hợp nội lực với ngoại lực, nâng cao vị thế của Việt Nam, tạo môi trườnghòa bình, hợp tác và phát triển Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều

lần nêu rõ và Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(1)

Tuy nhiên, cũng còn tồn tại không ít việc cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới Nghịquyết Trung ương 5, khóa X chỉ rõ: Hệ thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc Chức năng,nhiệm vụ của một số cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước chưa đủ rõ, còn trùnglặp và chưa bao quát hết các lĩnh vực quản lý nhà nước; cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồngkềnh, chưa phù hợp Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng kịp yêu cầu;tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng Thể chế, luật pháp về quản

lý tài chính công tuy có nhiều đổi mới, nhưng còn bất cập Thủ tục hành chính còn nhiềuvướng mắc, gây phiền hà cho tổ chức và công dân; kỷ luật, kỷ cương cán bộ, công chứcchưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém

2 Quá trình Đảng chỉ đạo đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Lịch sử và thực tiễn đã chỉ ra rằng: Đổi mới ở nước ta là từ đổi mới từng phần, từđổi mới kinh tế, từ phong trào nhân dân kết hợp với sự lãnh đạo của Đảng, từ dưới lêntrên và từ trên xuống dưới Bản thân đổi mới xuất hiện như một giải đáp chínhtrị nhằm ổn định xã hội, tìm tòi, sáng tạo giải pháp thực hiện con đường đi lên CNXH;tìm tòi mô hình CNXH thực tế và hiệu quả

Ngày đăng: 07/10/2024, 08:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991 - 2011), Nxb CTQG, H. 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội (1991 - 2011)
Nhà XB: Nxb CTQG
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, Nxb CTQG, H.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng, Toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V , Nxb Sự thật, H.1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
Nhà XB: Nxb Sựthật
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, H.1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Nhà XB: Nxb Sựthật
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H.1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: NxbCTQG
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: NxbCTQG
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: NxbCTQG
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: NxbCTQG
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H.2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Nhà XB: NxbCTQG
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, H.2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Nhà XB: NxbCTQG
10. Nguyễn Thái Sơn, Quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay, Đề tài Đại học Quốc gia, H. 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị ở Việt Namhiện nay
11. Nguyễn Văn Sự, Con đường đổi mới đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1986 - 1996), Nxb QĐND, H. 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đổi mới đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội (1986 - 1996)
Nhà XB: Nxb QĐND
12. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
13. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w