1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

94 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay
Tác giả Học Viên
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý xã hội
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 144,44 KB

Nội dung

Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay Dùng cho học viên cao học làm luận văn, nghiên cứu

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Là vấn đề mang tính chất đặc thù, chính sách đối với người có công vớicách mạng là một bộ phận quan trọng hợp thành chính sách an sinh xã hội ở nước

ta Chính sách với người có công là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,thể hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bản chất ưu việt của chế độ xãhội chủ nghĩa đối với người có nhiều cống hiến cho đất nước Đây là vấn đềkhông chỉ có giá trị về mặt lý luận, thực tiễn mà còn là vấn đề mang tính cấp thiếthiện nay, thể hiện truyền thống đạo lý nhân văn, nhân đạo cao cả, truyền thốnguống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, thương người như thể thươngthân…Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng góp phần xâydựng sự đoàn kết, thống nhất, sự đồng thuận trong xã hội Trong giai đoạn cáchmạng mới, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Thực hiện tốt chính sáchngười có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa Tiếp tục cải thiện đờisống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và giađình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và côngbằng xã hội” [18, tr.270]

Trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định:

“Thực hiện tốt chính sách người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đápnghĩa Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảmchế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởngkinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội” [18, tr.270]

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy, HĐND,UBND huyện Can Lộc, sự chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của SởLĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh, phòng LĐ-TB&XH, cơ quan chuyên môn trực thuộcUBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã tham mưu giúp UBND huyện làm tốtviệc thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện CanLộc Công tác chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bànhuyện đã được hiện theo đúng quy trình, nội dung, thủ tục, nguyên tắc Huy động

Trang 2

được mọi nguồn lực, sức mạnh tổng hợp trong thực hiện chính sách đối với người

có công với cách mạng Đời sống của người có công với cách mạng và thân nhâncủa người có công không ngừng được cải thiện, nâng lên Chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức làm công tác chính sách ngày càng đáp ứng được yêu cầu đòi hỏicủa thực tiễn nhiệm vụ

Tuy nhiên, quá trình thực hiện từ thực tiễn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnhcho thấy chính sách này còn nhiều hạn chế, bất cập, đó là: đời sống của một bộphận gia đình chính sách còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùngcăn cứ cách mạng Tồn đọng về chính sách trong các cuộc chiến tranh còn rất lớn.Những đối tượng là thanh niên xung phong, quân nhân tham gia kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tuy đã được hưởng chế độphục viên hoặc xuất ngũ, nhưng mức hưởng còn thấp so với sự cống hiến, đờisống còn nhiều khó khăn Vẫn còn một số đối tượng người có công với cáchmạng chưa được công nhận để thụ hưởng chính sách ưu đãi, đời sống của một số

bộ phận người có công còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, chưa được giải quyết kịpthời các chế độ ưu đãi được hưởng Bên cạnh đó, việc phát hiện, tìm kiếm, quytập phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh còn nhiều khókhăn, phức tạp Việc huy động, sử dụng, bố trí các nguồn lực trong thực hiệnchính sách ưu đãi đối với người có công còn hạn chế; vẫn còn một số nghĩa trangliệt sĩ, công trình dành cho người có công có tình trạng xuống cấp chưa được chútrọng quan tâm tu bổ, tôn tạo; tình trạng khai khống, làm giả hồ sơ, trục lợichính sách vẫn còn xuất hiện, tạo dư luận bức xúc trong xã hội hiện nay

Công tác tuyên truyền các chính sách có lúc, có nơi chưa được thườngxuyên, liên tục, hiệu quả đạt được chưa cao; việc thiết lập, quản lý, lưu giữ hồ sơcho đối tượng người có công với cách mạng ở một số địa phương của huyện CanLộc chưa thực sự khoa học, còn thiếu thông tin hoặc thông tin chưa đầy đủ, chưađảm bảo theo quy định; quy trình thủ tục tiếp nhận, giải quyết chế độ cho một sốđối tượng chưa chưa thật sự khoa học, hợp lý Việc xác định các điều kiện, tiêuchuẩn để xác nhận đối với người có công với cách mạng còn chưa thật sự rõ ràng,

Trang 3

thiếu hợp lý; chế độ trợ cấp ưu đãi với người có công tiến hành chưa đạt được mụctiêu, ưu đãi xã hội, chưa gắn liền với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xãhội; ngoài ra, vẫn còn một số quy định của chính sách chưa mang tính kế thừa,thiếu ổn định, chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến khó thực hiện và hiệu quảkhông cao Việc duy trì và thực hiện các chính sách, kiểm tra, giám sát trong thựchiện các chế độ, chính sách đối với người có công còn chưa chặt chẽ, thườngxuyên, liên tục Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách có mặt còn hạnchế; còn hiện tượng gây khó khăn, phiền hà cho các đối tượng chính sách…Thựchiện chính sách đối với người có công, chưa thực sự tạo được niềm tin, sự yên tâm

ở một số đối tượng chính sách và thân nhân các gia đình chính sách

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định, trong nhữngnăm tới, cần tiếp tục: “Hoàn thiện và thực hiện tốt pháp luật, chính sách đối vớingười có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo đảm người cócông và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú giảiquyết căn bản chính sách với người có công; nâng cấp các công trình “đền ơn đápnghĩa” [18, tr.148-149]

Từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay”, làm

luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xã hội

1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật,

Trường Đại học Luật Hà Nội [55] Tác giả đã đề cập quan niệm, đi sâu vào phântích, đánh giá khá sâu sắc những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế,

yếu kém, bất cập trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh

Nghệ An Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, góp phần nâng caochất lượng thực hiện pháp luật ưu đãi người có công tại tỉnh Nghệ An trong thờigian tới

Nguyễn Xuân Bách (2015), Quản lý nhà nước đối với người có công trên

Trang 4

địa bàn của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính

công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội [3] Đề tài đã phân tích, đánh giá thựctrạng quản lý nhà nước đối với người có công trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh

Hà Nam, chỉ rõ nguyên nhân tồn tại yếu kém Đồng thời, trên cơ sở dự báo những

yếu tố tác động, đề tài đã đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà

nước đối với người có công trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Nguyễn Phú Trọng (2017), “Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công là tình cảm thiêng liêng và là trách nhiệm cao cả của tất cả hệ thống chính trị và toàn dân”, đăng trên Báo Nhân dân điện tử, ngày 27/7/2017, Hà Nội [57].

Bài viết đã khẳng định một cách rõ nhất về thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối vớingười có công: Đây vừa là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm cao cả của Đảng,Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, vừa là yếu tố bảo đảm thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, góp phần quan trọng củng cố khối đại đoàn kết toàndân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước Truyền thống

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” là đạo lý truyền thốngngàn đời, xuyên suốt của dân tộc ta Điều này đã được minh chứng, trong suốtchiều dài lịch sử của dân tộc ta hơn “70 năm qua, nhất là trong hơn 30 năm tiếnhành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉđạo làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng”

Vũ Duy (2018), Tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công, thiết thực thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đăng trên Tạp Chí

Cộng sản điện tử ngày 16/7/2018, Hà Nội [32] Bài viết đã chỉ rõ, hơn 71 nămthông qua hệ thống pháp luật, chính sách ưu đãi người có công đã từng bướcđược củng cố, hoàn thiện và thực hiện một cách đồng bộ, đạt được nhiều hiệuquả; nhờ đó đã góp phần vơi bớt những vất vả, khó khăn của người có công vớicách mạng; bảo đảm, hỗ trợ cho người có công có mức sống trung bình của xãhội Đánh giá chung, hệ thống văn bản pháp luật về ưu đãi người có công vớicách mạng hiện hành đã đáp ứng và cơ bản thể chế hóa được các chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng Tuy nhiên,

Trang 5

vẫn còn tồn tại một số bất cập, tồn đọng, đòi hỏi phải có sự chung tay nỗ lực và

đề xuất những giải pháp mang tính đột phá đối với các cơ quan quản lý trong việcgiải quyết để lại mang lại hiệu quả trong thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối vớingười có công

Đào Ngọc Dung (2018), “Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công và gia đình người có công là lương tâm, tình cảm và trách nhiệm của toàn

xã hội”, đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, tháng 07/2018, Hà Nội [31] Bài

viết đã phân tích một cách chân thực nhất các kết quả đạt được trong thực hiệnchính sách ưu đãi đối với người có công và gia đình người có công Đồng thời,chỉ rõ khi bước vào thời kỳ mới, việc thực hiện tốt chính sách ưu đãi người cócông và gia đình người có công cần tập trung vào đổi mới và tăng cường theohướng tiếp tục chú trọng nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, thống nhất trongtoàn xã hội về công tác đảm bảo chính sách cho người có công với đất nước Từ

đó, tác giả đã đề xuất phải tiến hành đồng bộ các giải pháp thực hiện tốt chính

sách ưu đãi đối với người có công và gia đình người có công, chính là lương tâm,tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội trong thời gian tới

Trần Đơn (2018), “Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, đăng trên Tạp

chí Cộng sản điện tử ngày 26/7/2018, Hà Nội [41] Tác giả đã khẳng định, chínhsách đối với người có công với cách mạng là một trong những chính sách đặc biệtquan trọng luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương ởnước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chặt chẽ, cóhiệu quả; đây không chỉ là nghĩa vụ trách nhiệm và còn là tình cảm thiêng liêng,cao quý, sự tri ân với những đóng góp, mất mát hi sinh của người có công vớicách mạng Đồng thời, tác giả cũng đề xuất 4 nhóm giải pháp cơ bản để tiếp tụcthực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước ta về chính sáchthương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng trong thời gian tới

Hoàng Quốc Bảo (2019), Thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công,

Trang 6

Học viện Hành Chính Quốc gia, Hà Nội [2] Luận văn đã tập trung nghiên cứu, làm

rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;nghiên cứu, làm rõ hơn về thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công vớicách mạng tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; những kết quả đạt được và chỉ ranhững tồn tại, hạn chế Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất thực hiện 6 giải pháp cơbản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cáchmạng tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới

A Lăng Den (2021), Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành Chính Quốc gia, Hà Nội [26] Luận văn đã tập

trung làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách người có công vớicách mạng; khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách người cócông với cách mạng ở huyện Đông Giang từ năm 2016 đến năm 2020 Trên cơ sở

đó, đề xuất và kiến nghị 5 giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quảtrong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện ĐôngGiang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới

Các công trình khoa học trên ở các góc độ tiếp cận khác nhau, đã đề cập đượcmột số vấn đề cơ bản về thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

ở một số địa phương khác nhau trong cả nước Tuy nhiên, đến nay chưa có côngtrình đi sâu nghiên cứu về thực trạng trong thực hiện chính sách đối với người cócông với cách mạng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Đây là cơ sở để tác giả lựachọn đề tài và thực hiện nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp tiếp tục thực hiện

có hiệu quả chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn của huyện

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đốivới người có công với cách mạng ở cấp huyện; phân tích đánh giá thực trạng thựchiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh HàTĩnh, từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện chính sách đối với người có

Trang 7

công với cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa các cơ sở lý luận trong thực hiện chính sách đối với người có côngvới cách mạng ở cấp huyện

Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người có côngvới cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện chính sách đối với người có côngvới cách mạng huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với người cócông với cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề trong

khoảng thời gian từ năm 2018 đến nay

Không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trên phạm vi địa bàn của

-5.2 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lý luận, văn bản

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống và khái quát hóacác vấn đề cơ bản về lý luận từ các nguồn lài liệu sẵn có liên quan đến đề tài,nhằm xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của luận văn

* Phương pháp chuyên gia

Trang 8

Phương pháp chuyên gia được sử dụng vào việc tư vấn xây dựng và hoànthiện đề cương, xây dựng khung lý luận của đề tài, xây dựng phiếu khảo sát,những chỉ dẫn trong quá trình hoàn thiện luận văn.

* Phương pháp điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến

Cách xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến: Phiếu trưng cầu ý kiến được xâydựng trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và thực trạng trong thực hiện chínhsách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện

Nội dung của phiếu trưng cầu ý kiến với các nội dung trọng tâm thực hiệnchính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện; nắm bắt thựctrạng của người dân đang thụ hưởng chế độ, chính sách người có công với cáchmạng để đưa ra đánh giá chung

Mẫu điều tra, khảo sát: tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, cónghĩa gặp ai phù hợp với nội dung nghiên cứu sẽ được hỏi ý kiến mà không cầnchuẩn bị từ trước

Việc điều tra, khảo sát, trước khi trả lời phiếu, các khách thể được hướngdẫn về cách thức trả lời phiếu theo từng ý và từng mức độ tương ứng với các câuhỏi trong phiếu điều tra

Phương pháp xử lý phiếu điều tra: Toàn bộ tài liệu, số liệu sau khi thu thập

sẽ được tổng hợp và xử lý Các số liệu sau khi tiến hành xử lý sẽ được thể hiệndưới dạng các bảng và trên các con số thống kê cụ thể…

Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Tác giả tiến hành sử dụng

phương pháp so sánh, đối chiếu giữa thực tế và lý thuyết, so sánh các số liệuthống kê phản ánh kết quả thực hiện chính sách đối với người có công với cáchmạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh giữa các năm khác nhau để đánh giá, tổnghợp Chú trọng sử dụng phương pháp phân tích để xem xét, đánh giá thực trạngtrong thực thi chính sách xã hội, an sinh xã hội đối với người có công với cáchmạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, phân tích các quan điểm khoa học

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Trang 9

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách người có côngđối với cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn thể hiện rõ nhất trên cơ sở các kết quả vàkết luận, rút ra từ việc nghiên cứu; đồng thời, đề xuất các giải pháp thiết thực,hữu hiệu giúp UBND và các cơ quan chức năng của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnhhoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện chính sách đối với người

có công với cách mạng Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu íchcho các cơ quan thực thi chính sách đối với người có công đối với cách mạng ởhuyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và những địa phương khác có điều kiện tương tự.Đồng thời, luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy,nghiên cứu, học tập ở các nhà trường trong cả nước

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu và các công trình khoa học đã được công bố có liên quanđến luận văn, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn được kết cấu thành

03 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận thực hiện chính sách đối với người có công vớicách mạng

Chương 2 Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với người có côngvới cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Chương 3 Phương hướng và giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sáchđối với người có công với cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới

Trang 10

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG Ở CẤP HUYỆN 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

1.1.1 Các khái niệm

* Khái niệm chính sách, chính sách công

Chính sách là ý chí của một giai cấp biểu hiện ra bằng đường lối, chủtrương, biện pháp của một chính đảng, trên một lĩnh vực hoạt động trong một giaiđoạn lịch sử nhất định Chính sách là một bộ phận của đường lối, đồng thời làmột trong những yếu tố bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối

Trong xã hội có giai cấp thì giai cấp cầm quyền bằng quyền lực của mình

có thể định ra các chính sách buộc các giai cấp khác phải tuân theo, các chínhsách được biểu hiện bằng các Nghị quyết, chủ trương, quan điểm của Đảng, bằngHiến pháp, pháp luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư …của Nhà nước Trong mỗigiai đoạn xã hội nhất định thì có những chính sách khác nhau Chính sách phùhợp sẽ thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại

James Anderson, một học giả người Mỹ, đã cho rằng: “Chính sách là mộtquá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việcgiải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”

Theo Từ điển Tiếng Việt đã chỉ rõ “Chính sách là văn bản sách lược và kếhoạch cụ thể nhằm đạt mục đích nhất định, được đề ra dựa vào đường lối chính trịchung và tình hình thực tế” [68]

Như vậy, chính sách là một bộ phận của đường lối, quan điểm thể hiện ýchí của một giai cấp, được cụ thể hóa bằng chủ trương, biện pháp quan tâm, chăm

lo về vật chất, tinh thần của Nhà nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định tạođộng lực to lớn trong toàn xã hội bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối, quanđiểm của giai cấp đó Chính sách khác với chính trị, khác với quyền lực chính trị,khác với chế độ chính trị do đó không được đồng nhất vấn đề này

Trang 11

* Khái niệm người có công với cách mạng

Mặc dù thuật ngữ “người có công”, đã được sử dụng rộng rãi trong cácsách, báo, nhưng cho tới nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào nêu cụthể về khái niệm người có công Tuy nhiên, dựa vào sự quy định của Nhà nước vềtiêu chuẩn dành cho đối tượng là người có công với cách mạng, có thể đưa rakhái niệm người có công với cách mạng, theo hai nghĩa sau:

Theo nghĩa rộng: “Người có công với cách mạng là những người khôngphân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tuổi tác, nam nữ, đã tự nguyện cống hiếntài năng, sức lực, trí tuệ, có người hy sinh cuộc đời mình để phục vụ cho sự nghiệpcách mạng của dân tộc trong dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước Họ làngười có các cống hiến xuất sắc hoặc các thành tích đóng góp phục vụ vì lợi íchquốc gia, lợi ích dân tộc được nhà nước công nhận theo luật định” [66, tr.11-12] Ởnghĩa này, có thể xác định cụ thể những tiêu chí cơ bản của người có công, đó phải

là những người có đóng góp và có cống hiến xuất sắc vì lợi ích của dân tộc Đó lànhững người đã không tiếc thân mình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc, dùngmáu thịt và nước mắt của chính mình để gìn giữ nền hòa bình dân tộc; cũng nhưnhững đóng góp hi sinh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiệnnay Xuất phát từ lịch sử hào hùng của dân tộc, lich sử đấu tranh dựng nước và giữnước; những người có công là những người đã hy sinh xương máu của mình, hisinh thân mình vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Những đóng góp, hi sinh thân mình của họđược Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận và tôn vinh, trân trọng, được xã hộiquan tâm sâu sắc, không phân biệt vùng, miền, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi, địa vịtrong xã hội…Những hi sinh mất mát, những đóng góp to lớn đó không thể có gì

bù đắp nổi

Theo nghĩa hẹp, có thể hiểu: “Người có công với cách mạng là nhữngngười không có sự phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tuổi tác, nam nữ, cócác cống hiến xuất sắc, các đóng góp ở thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945, ởcuộc kháng chiến để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và được các tổ chức, cơ

Trang 12

quan có thẩm quyền công nhận theo luật định” [66, tr.11-12] Ở khái niệm này,người có công với cách mạng bao gồm những người đã tham gia hoặc giúp đỡcách mạng, họ đã hy sinh một phần thân thể hay cả cuộc đời mình; hoặc họ cócác thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Trong Dự thảo lần thứ hai đối với Pháp lệnh Ưu đãi người có công vớicách mạng, được sửa đổi vào năm 2019, đã xác định: “Người có công với cáchmạng là người hy sinh, bị thương hoặc có đóng góp công lao, thành tích ở cácthời kỳ cách mạng từ năm 1925 tới 31/12/1991 hoặc trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc; họ xứng đáng được Đảng, Nhà nước ta và nhân dân tôn vinh vàđược cơ quan có thẩm quyền công nhận theo luật định”

Như vậy, người có công với cách mạng là những người đã có thành tíchtrong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được Đảng vàNhà nước, các cơ quan có thẩm quyền tôn vinh và công nhận theo quy định củapháp luật

Từ khái niệm trên, rút ra các đặc điểm về người có công đối với cách mạngnhư sau:

Một là, người có công đối với cách mạng bao gồm những người trực tiếp

tham gia cách mạng hoặc người giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh một phầnxương máu, thân thể hoặc cả cuộc đời mình hay họ đã có thành tích đóng góp cho

sự nghiệp cách mạng

Hai là, người có công đối với cách mạng là những người có những cống

hiến xuất sắc hoặc có thành tích đóng góp vì lợi ích quốc gia dân tộc, những cốnghiến, đóng góp của họ trong công cuộc kiến thiết đất nước, hay trong sự nghiệpkháng chiến chống giặc ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc

Ba là, đối tượng người có công với cách mạng ở phạm vi hẹp, là những

người có công ở thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệpkháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Chính sách người

có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng,

Trang 13

số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xácđịnh các đối tượng người có công gồm có:

Người tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945:

là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia hoạt độngcách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Liệt sĩ: là người tham gia và hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng

dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, củanhân dân

Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

Trực tiếp tham gia đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;Tham gia hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến, bị địch bắt, tra tấnvẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt

tù, vượt ngục mà hy sinh;

Làm nghĩa vụ quốc tế;

Đấu tranh chống tội phạm;

Dũng cảm tham gia thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốcphòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và của nhân dân;

Do ốm đau, tai nạn khi đang tham gia làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ởđịa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Khi đang trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

do cơ quan có thẩm quyền giao;

Trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục

vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

Thương binh hoặc là đối tượng được thụ hưởng chính sách như thươngbinh theo quy định ở khoản 1 và khoản 2 tại Điều 19 của Pháp lệnh04/2012/UBTVQH13 chết vì vết thương tái phát

Người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định của Pháp lệnh

Trang 14

Bà mẹ Việt Nam anh hùng: là người được tặng hoặc truy tặng danh hiệu

“Bà mẹ Việt Nam anh hùng” theo quy định tại Pháp lệnh Quy định danh hiệuvinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, khi thuộc một trong nhữngtrường hợp cụ thể dưới đây:

Có 2 con trở lên là liệt sĩ;

Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và có 1 con là thương binh suy giảm khảnăng lao động từ 81% trở lên;

Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ;

Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;

Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động

từ 81% trở lên Cụ thể: người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chínhphủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” (gồm con đẻ và con nuôi theo pháp luật);Người chồng là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổquốc ghi công” mà bà mẹ là vợ của người đó; Thương binh quy định trên làngười đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thương binh, bị suy giảmkhả năng lao động từ 81% trở lên, bao gồm cả người còn sống và người đã từtrần; Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấphành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặnghoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ‘‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: là danh hiệu vinh dự cao nhất của Nhà nước Việt Nam phong tặng hoặc truy

tặng cho các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, tham giaphục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, phẩm chất cách mạng và những tậpthể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn anninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc; nội bộ đoàn kết tốt; tổ chức

Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh

Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

Trang 15

Thương binh, bao gồm cả người là thương binh loại B, được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh

Bệnh binh: là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh khi tham gia cách

mạng, làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình

được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh”

Người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội

Mỹ sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K và một số địa danh thuộchuyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, bị nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trongcác trường hợp sau thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận ngườihoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”, cụ thể:

Mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổnthương cơ thể từ 21% trở lên;

có thể dùng các thủ đoạn tác động vật chất, tinh thần, tình cảm để mua chuộc, épbuộc người bị bắt tù, đày cung cấp các thông tin có hại cho lợi ích của quốc gia,

có thể là thông tin bảo mật quốc gia, bí mật quốc gia Các cá nhân vượt quaquãng thời gian này mà không không khai báo thông tin có hại cho cách mạng,kháng chiến, không làm tay sai cho địch được coi là các cá nhân có lòng trung

Trang 16

thành tuyệt đối với Tổ quốc, nhân dân, cũng như có lòng dũng cảm và tinh thần

hy sinh vì Tổ quốc

Người tham gia hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

Người có công giúp đỡ cách mạng

* Khái niệm chính sách đối với người có công với cách mạng

Chính sách đối với người có công với cách mạng là một bộ phận của hệthống các chính sách xã hội, mà cụ thể đó là chính sách bảo đảm xã hội Đối vớinước ta, hệ thống các chính sách an sinh xã hội, bao gồm cả chính sách ưu đãi xãhội cho những người có công với đất nước; bảo hiểm xã hội cho người lao độngtrong các thành phần kinh tế; cứu trợ xã hội cho những người yếu thế (không may

bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị rủi ro) Do vậy, bảo đảm xã hội là sự giúp đỡ, bảo vệcủa Nhà nước và cộng đồng xã hội cho các thành viên đáng phải làm, phải giúp

đỡ, trong đó bao gồm cả người có công Việc ban hành chính sách đối với người

có công với cách mạng thể hiện đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” và hơn hết là thựchiện công bằng xã hội, bởi lẽ sự hy sinh của họ vì Tổ quốc, vì dân tộc, vì hạnhphúc của nhân dân mà không màng đến sự đánh đổi bằng tính mạng, xương máucủa chính bản thân mình, nên không gì so sánh và đền bù được “Đền ơn đápnghĩa” chính là là đạo lý nhân văn, nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dântộc ta với lòng kính trọng, biết ơn với những đóng góp, hy sinh của các thế hệ đã

hy sinh cho nền độc lập của nước nhà, không chỉ của hôm nay mà cả mai sau

Chính vì vậy, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn có vị trí quan

trọng hàng đầu trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước

ta Đó là chính sách đặc biệt, thực hiện cho những đối tượng đặc biệt, thể hiện sựquan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng, tiếp nốitruyền thống tốt đẹp và đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc

Từ những luận giải trên, có thể hiểu, chính sách đối với người có công với cách mạng là tổng hợp các khâu, các bước trong quy trình thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng của Đảng, Nhà nước và các cơ quan có thẩm

Trang 17

quyền thông qua hệ thống các quyết định, các chủ trương, giải pháp tiến hành để giải quyết các vấn đề chính sách đối với người có công với cách mạng theo mục tiêu

đã xác định

* Khái niệm thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng là một khâuquan trọng, cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chícủa chủ thể chính sách thành hiện thực đối với các đối tượng quản lý để nhằm đạtmục tiêu nhất định đặt ra Đây là khâu, bước hết sức hết sức quan trọng, là trungtâm trong quá trình thực hiện Đồng thời, chất lượng, hiệu quả bảo đảm chínhsách đối với người có công với cách mạng phụ thuộc rất lớn vào quá trình thựchiện trên thực tế

Như vậy, thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng là mộtkhâu quan trọng cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ýchí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý là người cócông với cách mạng nhằm đạt mục tiêu nhất định đặt ra theo định hướng củaĐảng và Nhà nước Đây là giai đoạn hết sức quan trọng nhằm hiện thực hóa quanđiểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách

mạng, thông qua: Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách; phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người có công; tổ chức bộ máy, phân công, phối hợp thực hiện; duy trì việc thực hiện; theo dõi, giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng.

1.1.2 Đặc điểm thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở cấp huyện

Một là, chủ thể thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

Người có công với cách mạng chính là những người đã có những đóng góp

hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Do đó,khi họ bị thương tật, bị suy giảm sức khoẻ, hoàn cảnh sống khó khăn thì việcquan tâm, chăm sóc cũng như thực hiện chính sách đối với họ là một trong những

Trang 18

việc làm hết sức quan trọng và rất cần thiết Đây không chỉ là trách nhiệm củaĐảng, Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền mà đây còn là trách nhiệm của toàn

xã hội

Với tư cách là chủ thể quản lý, chủ thể đại diện cho cộng đồng, cấp ủy,chính quyền các cấp cần chủ động thường xuyên quán triệt, nắm vững các quanđiểm, nguyên tắc, chỉ thị, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hộinói chung và chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nói riêng Bên cạnh

đó, cần thường xuyên nắm chắc và đánh giá chính xác các nguồn lực của địaphương, khả năng, năng lực tài chính, cơ sở vật chất của từng tổ chức chính trị -

xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức nghề nghiệp, khả năng đóng góp của các nhà tàitrợ, các tổ chức nhân đạo ở địa phương, cũng như các tổ chức, cá nhân của địaphương đang đi làm ăn xa ở trong nước và nước ngoài,…bằng nhiều kênh thôngtin khác nhau như thông qua báo cáo hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, cánhân, trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dư luận của nhân dân; từ đó xác định nhữngchủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát hợp, có hiệu quả Đồng thời, xâydựng kế hoạch khai thác và phát huy tốt mọi nguồn lực cho thực hiện chính sách

ưu đãi người có công với cách mạng ở địa phương

Cơ quan LĐ-TB&XH thực hiện tốt vai trò nòng cốt quan trọng trong tham

mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về thực hiện chính sách ưu đãi đối vớingười có công với cách mạng Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năngkhác nắm bắt tình hình, đánh giá đúng nguồn lực ở địa phương, từ đó, làm tốtcông tác tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia vớiphương châm: Nhà nước, nhân dân và những người được hưởng chính sách ưuđãi cùng phấn đấu, huy động mọi nguồn lực để chính sách ưu đãi người có côngđược thực hiện ngày càng đầy đủ, tốt hơn

Cơ quan quân sự địa phương chủ động tích cực phối hợp với cơ quanLĐ-TB&XHtrong đề xuất, ban hành, triển khai thực hiện các văn bản, quy định

về giải quyết chế độ, chính sách đối với những người bị thương, hy sinh trong khilàm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, nhất là đối với các đối tượng chính sách tồn

Trang 19

đọng sau chiến tranh, không còn lưu giữ đầy đủ các giấy tờ Phối hợp, tiến hànhtích cực, hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác minh tên, tuổi,quê quán và tổ chức bàn giao về địa phương, gia đình theo Chỉ thị số 24/CT-TW,ngày 15/5/2013, của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quytập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo” và các quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ.

Các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội nắm chắc và phát huy

tốt chức năng, nhiệm vụ của mình để tham gia tuyên truyền, vận động, xã hội hóa cóhiệu quả các nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách là lực lượng trực tiếp nghiên cứu,tham mưu cho cấp ủy, cán bộ chủ trì trong lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn tổchức thực hiện chế độ, chính sách

Xã hội hoá để huy động mọi lực lượng trong xã hội tham gia thực hiện tíchcực chính sách người có công với cách mạng Thực hiện chính sách người cócông với cách mạng chẳng những là trách nhiệm chính của Nhà nước, mà còn làtrách nhiệm chung của toàn xã hội đối với người có công với cách mạng

Hai là, đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Đối tượng thụ hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng ở cấp

huyện là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cáchmạng đó là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có côngnuôi liệt sĩ, bao gồm 12 đối tượng được quy định tại khoản 1, điều 3, Pháp lệnhsố: 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của ủy ban Thường vụ Quốc hội vềPháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

1.1.3 Vai trò của thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

ở cấp huyện

1.1.3.1 Đối với người có công với cách mạng

Chính sách đối với người có công với cách mạng là một chính sách vô cùngquan trọng, đặc biệt, phản ánh sự quan tâm, ý thức xã hội của Nhà nước, của cộngđồng, của lớp thế hệ đi sau đối với thế hệ cha, anh; đối với một nhóm đối tượng

Trang 20

đặc biệt đó là người công với cách mạng Đồng thời, là một bộ phận của hệ thốngchính sách xã hội Bởi vậy, nó có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, thể hiện tìnhcảm, trách nhiệm của Nhà nước và của cộng đồng đối với một nhóm đối tượng đặcbiệt đó là người công với cách mạng Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,vừa thể hiện truyền thống, đạo lý, vừa góp phần giữ vững và tăng cường sự lãnhđạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước, củng cố tăng cường niềm tin củanhân dân đối với Đảng, với chế độ; đồng thời góp phần quan trọng vào việc ổnđịnh tình hình chính trị xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, thông qua các chủ trương, giải pháp, các quyết định của Đảng,

Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền đối với những người có công với cách mạng,thông qua việc thực hiện chính sách, vừa góp phần cải thiện, nâng cao đời sốngvất chất, tinh thần của những người có công và thân nhân người có công đối vớicách mạng, vừa giữ vững niềm tin, lòng vinh dự tự hào của người có công và thânnhân người có công đối với cách mạng với những cống hiến, đống góp của họ vớiđất nước, với dân tộc, với Đảng, với chế độ Đồng thời, có ý nghĩa quan trọngtrong việc giáo dục truyền thống đạo lý đối với thế hệ trẻ, nhất là giáo dục lòngbiết ơn, sự trân trọng và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với người có công và thânnhân người có công đối với cách mạng, những người đã hi sinh thân mình vì nềnđộc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội

Thứ ba, có vai trò quan trọng trong thực hiện truyền thống đạo lý của đất

nước, của dân tộc ta

Chính sách đối với người có công với cách mạng là một trong những chínhsách đặc biệt quan trọng, trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhànước ta hiện nay Đó là chính sách đặc biệt, thực hiện cho những đối tượng đặcbiệt, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cáchmạng, tiếp nối truyền thống tốt đẹp và đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, “Ăn quảnhớ người trồng cây”… của dân tộc

Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng nhân văn, nhân đạo cao cả của chủ tịch HồChí Minh Khởi đầu từ Sắc lệnh số 20/SL, ngày 16/02/1947 của Chủ tịch Hồ Chí

Trang 21

Minh về “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”, với ba đốitượng và hai chính sách đầu tiên Phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp “Uốngnước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, trong suốt hơn 90 năm qua,Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chế độ chăm lo đời sống vật chất,tinh thần đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.,đến nay hệ thống chính sách ưu đãi người có công từng bước được hoàn thiện,đối tượng ưu đãi được mở rộng, cơ bản đã bao phủ được hết các đối tượng người

có công với cách mạng Đồng thời, với các quan điểm, chủ trương, chính sách đó

là các hoạt động thực tiễn thực hiện chính sách đối với những người có công vớicách mạng và thân nhân những người có công với cách mạng, các chế độ, chínhsách, hoạt động tri ân, thăm hỏi tặng quà, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, tìm kiếm,cất bốc, quy tập mộ liệt sĩ; các hoạt động hỗ trợ xây dựng nahf tình nghĩa, nhàđồng đội…Những hoạt động đó, đã thể hiện đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dântộc, tri ăn, vinh danh với những người có công với đất nước, với dân tộc, với chế

độ xã hội chủ nghĩa

1.2 Quy trình, nội dung, nguyên tắc, phương pháp thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

1.2.1 Quy trình thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Quy trình thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng là mộtchuỗi các giai đoạn được thực hiện kế tiếp có quan hệ chặt chẽ với nhau bao gồm:

từ việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đối với người có công với cáchmạng; đến tuyên truyền phổ biến chính sách đối với người có công; Tổ chức bộmáy, phân công và phối hợp với các cơ quan chức năng, ban, ngành trong thựchiện chính sách đối với người có công; duy trì và tổ chức việc thực hiện chínhsách đối với người có công với cách mạng; theo dõi, giám sát, đôn đốc, kiểm traquá trình thực hiện chính sách người có công với cách mạng; từ đó tổng kết, đánhgiá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách người có công với cách mạng

Một là, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

Trang 22

Kế hoạch được hiểu khái quát nhất là một nội dung và là chức năng quantrọng nhất của công tác quản lý Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đốivới người có công là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để cơ quan

có thầm quyền, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng chính sách đốivới người có công, thân nhân người có công với cách mạng, thông qua công táclãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành; thông qua công tác tuyên truyền, phổ biếnchủ trương, chính sách; xây dựng tổ chức bộ máy, phân công, phối hợp thực hiện;duy trì thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá, sơ, thổng kết, rútkinh nghiệm việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Hai là, phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người có công.

Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cho các chủ thể, đốitượng được thụ hưởng nắm chắc, hiểu rõ về mục đích, yêu cầu, vai trò, tầm quantrọng của việc thực hiện, đặc biệt là nắm chắc, hiểu rõ về nội dung các chính sáchđược thụ hưởng đối với người có công và thân nhân các gia đình có công vớicách mạng Giúp các chủ thể nhận rõ vinh dự và trách nhiệm thực hiện của mìnhnhưng đồng thời cũng giúp cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách hiểu rõquyền lợi và nghĩa vụ của mình khi được thụ hưỡng các chính sách của Đảng,Nhà nước và xã hội

Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người có công đượcvận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong từng thời điểm, không gian, thời giankhác nhau, thông qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, thông quađội ngũ cán bộ ở cơ sở, thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các tổchức và thông qua việc tự nghiên cứu, tìm hiểu chính sách được thụ hưởng củacác đối tượng chính sách Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách người cócông với cách mạng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình thực hiện chínhsách này

Ba là, tổ chức bộ máy phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với người có công.

Để góp phần thực hiện chính sách đối với người có công thực sự đạt hiệu

Trang 23

quả phải đặc biệt coi trọng hoạt động tổ chức bộ máy, phân công và chủ độngphối hợp giữa các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực với cấp uỷ, chính quyềnđịa phương các cấp Các chủ thể lãnh đạo, quản lý cần quan tâm xây dựng, nângcao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy, phát huy tốt vai trò của cơ quannòng cốt, chuyên trách thực hiện chính sách đối với người có công với cáchmạng Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, điều hành thực hiện kế hoạch, phân côngnhiệm vụ cho các tổ chức, các lực lượng có liên quan Vấn đề này, cần phải có lộtrình, bước đi, các khâu, các bước và có kế hoạch cụ thể, xác định rõ trách nhiệmcủa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, nhằm duy trì và thực hiện cácchính sách đối với người có công với cách mạng đạt hiệu quả cao nhất.

Bốn là, duy trì việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

Đối với các cơ quan có thẩm quyền phải thường xuyên quan tâm đến việctuyên truyền, vận động các đối tượng người có công và toàn xã hội tích cực thamgia thực hiện chính sách đối với người có công Đồng thời, để đảm bảo lợi ích xãhội, có thể kết hợp sử dụng thêm một số biện pháp hành chính để duy trì chínhsách đối với người có công với cách mạng để đạt được hiệu quả Thường xuyên chủđộng đánh giá, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sáchđối với người có công đối với cách mạng

Việc sơ, tổng kết đánh giá hướng tập trung chủ yếu vào hệ thống các cơquan nhà nước và chính quyền các cấp ở địa phương trong suốt quá trình chỉ đạo,điều hành thực hiện chính sách đối với người có công Ngoài ra, còn xem xét cảvai trò, chức năng của các tổ chức trong việc tham gia thực hiện chính sách đốivới người có công Cùng với đó, phải làm tốt việc xem xét, đánh giá về những đốitượng có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng - nhữngđối tượng được thụ hưởng chính sách của Đảng, Nhà nước và xã hội, nhất là vềthái độ, trách nhiệm và những lợi ích mà họ được thụ hưởng

Năm là, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

Thông qua theo dõi, giám sát và tiến hành kiểm tra quá trình thực hiện so

Trang 24

với mục tiêu của chính sách người có công để từ đó kịp thời đôn đốc nhắc nhở độingũ cán bộ, công chức được phân công tổ chức thực hiện chính sách nhằm tậptrung vào các nội dung ưu tiên trong thực hiện chính sách người có công với cáchmạng Trên cơ sở kế hoạch đã xác định kiểm tra, chủ động theo dõi sát sao tìnhhình tổ chức thực thi chính sách người có công để vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiệnchính sách này, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực thi chính sách người cócông, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sáchngười có công.

1.2.2 Nội dung thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

Căn cứ pháp luật hiện hành (Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cáchmạng, số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020), nội dung chủ yếu chính sáchđối với người có công cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạngtuỳ vào nhóm đối tượng để thụ hưởng (Người có công với cách mạng thuộc đốitượng nào thì được hưởng chế độ ưu đãi của đối tượng đó) Về cơ bản nội dungcủa chính sách này bao gồm:

Chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, trợ cấp mỗi năm một lần, phụcấp hàng tháng;

Các chế độ về: (1) Bảo hiểm y tế; (2) Nuôi dưỡng, điều dưỡng phục hồisức khỏe; (3) Trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng; (4) Ưu tiêntrong tuyển sinh, việc làm; (5) Ưu tiên, hỗ trợ để theo học tại các cơ sở giáo dục,

cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến trình độ đại học; (6) Hỗ trợ cải thiện nhà ở; (7)

Ưu tiên giao hoặc miễn, giảm thuế cho thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; (8)Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

Chế độ khác do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hộicủa đất nước trong từng thời kỳ

1.2.3 Nguyên tắc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Một là, chăm lo tới sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có

công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là tráchnhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội

Trang 25

Hai là, các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng và thân

nhân những người có công với cách mạng cần được bổ chỉnh, bổ sung phù hợpvới sự phát triển kinh tế, xã hội và thực tiễn tình hình đất nước trong từng thời kỳ,từng giai đoạn cụ thể, tránh sơ cứng, dập khuôn, máy móc Thực hiện có hiệu quảchính sách đối với người có công với cách mạng là nhằm hỗ trợ đảm bảo cuộcsống vật chất và tinh thần của họ, tuy nhiên mức độ ưu đãi phải phù hợp với điềukiện phát triển KT-XH của đất nước Phát triển KT-XH là một yếu tố quan trọng,được coi là điều kiện vật chất rất cần thiết để đảm bảo tính khả thi của chính sáchngười có công với cách mạng trong quá trình thực hiện, cũng như thực hiện côngbằng xã hội Việc thực hiện, bảo đảm chính sách đối với người có công với cáchmạng và thân nhân những người có công với cách mạng

Ba là, người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng

trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưuđãi quy định của pháp luật thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi

Bốn là, người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với

cách mạng theo quy của pháp luật chết, thì người hoặc tổ chức thực hiện mai tángđược hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xãhội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng

Năm là, người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp

tuất hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh này thì thân nhân của người có côngvới cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định

Sáu là, thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được

hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một suất trợ cấp tuấtnuôi dưỡng hằng tháng theo quy định

1.2.4 Phương pháp thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Một là, phương pháp tuyên truyền

Là cách thức tác động vào nhận thức, thái độ, trách nhiệm, tình cảm, niềmtin của cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng và nhân dân về thực hiện chínhsách ưu đãi người có công với cách mạng, qua đó, nâng cao tính tự giác và khả

Trang 26

năng của các chủ thể, lực lượng trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được phâncông Nội dung tuyên truyền cần bám sát chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước và các chủ trương, giải pháp của địa phương, giúp cho đội ngũcán bộ và người dân nhận thức rõ vị trí, vai trò của chính sách xã hội nói chung

và chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nói riêng, nhất là về nghĩa vụ

và trách nhiệm trong tham gia thực hiện chính sách ưu đãi người có công vớicách mạng, truyền thống đoàn kết, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần “lálành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”…Kịp thời biểu dươngcác tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách ưu đãingười có công với cách mạng Chú trọng tuyên truyền về ý chí tự lực vươn lêncủa bản thân những đối tượng được thụ hưởng các chính sách ưu đãi, nhằm “độngviên, hỗ trợ và khuyến khích nỗ lực vươn lên của các đối tượng thụ hưởng, khắcphục sự ỷ lại vào Nhà nước”; nhấn mạnh về vai trò của các tổ chức chính trị - xãhội, các doanh nghiệp trong thực hiện chính sách xã hội Công tác tuyên truyềncần kiên trì, bền bỉ, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tổ chức thực hiện, đa dạng hóa các hìnhthức, phương pháp, cách thức tuyên truyền thông qua sách, báo, pa-nô, khẩu hiệu,tuyên truyền miệng, tuyên truyền lồng ghép qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ,thể dục, thể thao…Thông qua việc về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước, của tỉnh về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là cơ sở để thựchiện tốt nhiệm vụ, bảo đảm và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các đốitượng người có công với cách mạng

Ba là, phương pháp kinh tế.

Trang 27

Đây là cách thức tác động vào đối tượng thực hiện là người có công vớicách mạng và thân nhân người có công với cách mạng thông qua lợi ích kinh tế(tạo động lực thúc đẩy có công với cách mạng và thân nhân người có công vớicách mạng), để bảo đảm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đốitượng người có công với cách mạng.

1.3 Kinh nghiệm trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở một số địa phương và bài học cho huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

1.3.1 Kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Cẩm Xuyên

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã kịp thời tổ chức tuyên truyền, tậphuấn, triển khai các văn bản chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnhvực người có công với cách mạng cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môntrên địa bàn Đồng thời phối hợp các cơ quan Báo, Đài Phát thanh - Truyền hìnhtỉnh tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi ngườidân và đối tượng biết được chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với người có côngvới cách mạng Thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình giải quyết chế độ chođối tượng chính sách của các ngành, các cấp, kịp thời thực hiện tốt các chínhsách, chế độ quy định của Nhà nước đã đề ra Vận động nhân dân, các nhà hảotâm, các tổ chức kinh tế tham gia các đợt phát động chăm sóc người có công, giađình chính sách theo truyền thống " Uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ ngườitrồng cây" của dân tộc nhằm ổn định đời sống người có công, góp phần giữ vững

ưu đãi Người có công với cách mạng

Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân chưa nắm bắt kịp thời các chính sách để

Trang 28

thực hiện và chưa có ý kiến tham gia khi cần thiết hoặc khiếu kiện nhiều lần mặc

dù đã được xử lý”; Việc giải quyết các chính sách cho người có công vẫn còn một

số vướng mắc Trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tracủa cấp ủy, người đứng đầu một số cơ quan, địa phương chưa cao Một số cán bộ,nhân viên làm công tác chính sách nắm nguyên tắc, quy trình, thủ tục giải quyếtchế độ, chính sách chưa kỹ, chưa sâu, cá biệt có nơi còn để xảy ra sai sót, tiêu cựcphải xử lý

1.3.2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đức Thọ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Đức Thọluôn quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách với người có công với cáchmạng Công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với thương binh, bệnhbinh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là trách nhiệm và sự tri ânsâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập của dân tộc

Hàng năm, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đãthường xuyên tuyên truyền giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tới mọi tầnglớp nhân dân, cũng như tích cực vận động cán bộ, công chức, viên chức, ngườilao động và Nhân dân trong toàn huyện tham gia đóng góp kinh phí để xây dựngquỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Chỉ tính riêng trong năm 2022, toàn huyện đã huy độngđóng góp quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 406,6 triệu đồng, số tiền huy động được

đã xây dựng, sửa chữa 09 nhà cho đối tượng người có công, tổng số tiền 225 triệuđồng và tổ chức thăm hỏi tặng quà cho nhiều gia đình chính sách

Triển khai thực hiện đầy đủ các chế độ của Nhà nước đối với các hộ giađình chính sách, người có công; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn xác lập hồ sơ, xétduyệt hồ sơ và thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ đối với người cócông, đảm bảo không để sót đối tượng và đúng quy định Thực hiện chi trả đúng

đủ, kịp thời cho 292 đối tượng người có công hưởng trợ cấp hàng tháng; chi trợcấp trợ cấp dụng cụ chỉnh hình, trợ cấp điều dưỡng định kỳ, quà lễ tết cho người

có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ; trợ cấp ưu đãi giáo dục, trợ cấp mai

Trang 29

táng phí cho thân nhân người có công với cách mạng; trợ cấp thờ cúng liệt sĩhàng năm cho đại diện thân nhân liệt sĩ; hỗ trợ thăm viếng mộ, di chuyển hài cốtliệt sĩ theo nguyện vọng của gia đình.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách người có công vẫn đang có những bấtcập, trở ngại cả từ phía hệ thống văn bản pháp luật cũng như quá trình thực hiện.Hành lang pháp lý để thực hiện chính sách ưu đãi người có công qua nhiều năm đãđược bổ sung, hoàn thiện tương đối đầy đủ Tuy nhiên, cũng có không ít nhữngchồng chéo, bất cập Đơn cử với đối tượng lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩatheo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP cần thiết mở rộng thêm căn cứ xác nhận, đặcbiệt là đối với người còn sống để việc triển khai trong thực tế được thuận lợi hơn

Các văn bản cũng chưa hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng về thủ tục, hồ

sơ xác nhận liệt sỹ đối với trường hợp bị bắt, tra tấn Đối với trường hợp vợ liệt sĩkhi tái giá chỉ được hưởng trợ cấp hàng tháng, là thiệt thòi cho họ Đối tượng này

ở Đức Thọ khá lớn, như vậy sẽ rất thiệt thòi cho nhiều gia đình

Việc khám giám định vết thương còn sót cũng gặp nhiều trở ngại Vẫn cònmột số xã chưa coi trọng công tác lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin, việc thực hiệnchưa nghiêm túc, cập nhật ghi chép không khoa học, liên tục

1.3.3 Bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng cho huyện Can Lộc

Qua thực tế khảo sát của huyện Cẩm Xuyên và huyện Đức Thọ, việc tổchức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng được quy địnhchặt chẽ và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế từ cả nguồn ngân sách cũngnhư nguồn xã hội hóa Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chếcần khắc phục trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và việc quản lý,xác lập hồ sơ đối tượng, giải quyết hồ sơ tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn Kếtquả thực tế đó, là cơ sở để huyện Can Lộc rút ra bài học kinh nghiệm cho mìnhtrong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách người có côngvới cách mạng trên địa bàn huyện phù hợp, khả thi hơn, đạt chất lượng, hiệu quảtốt hơn trong thời gian tới

Trang 30

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

về công tác đối với người có công với cách mạng Triển khai thực hiện tốt Pháplệnh ưu đãi NCC với cách mạng, bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ,

chính sách ưu đãi, nhất là các chính sách mới ban hành, không để tồn đọng

Thứ hai, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện và có

biện pháp ngăn ngừa, xử lý nghiêm các tiêu cực trong thực hiện chính sách ưu đãiđối với người có công

Thứ ba, huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Đảng, Nhà nước và toàn xã

hội thực hiện tốt hơn các chính sách đối với người có công với cách mạng Đẩymạnh các hoạt động chăm sóc sức khỏe, người có công, phong trào đền ơn đápnghĩa, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây; làm tốt công tácthương binh, liệt sĩ trên địa bàn huyện

Thứ tư, đẩy mạnh vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, tạo điều kiện chăm lo

tốt hơn đời sống các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh; khai thác hiệu quả cơ

sở dữ liệu đề án số hóa hồ sơ người có công với cách mạng

Thứ năm, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi trả chính sách ưu đãi NCC tại địa phương, đơn vị

Thứ sáu, tiếp tục duy trì 100% hộ người có công với cách mạng ở huyện

Can Lộc có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân

cư nơi cư trú; 100% xã, phường làm tốt công tác chăm sóc người có công vớicách mạng

Tiểu kết chương 1

Chính sách đối với người có công với cách mạng đó chính là sự tổng hợpnhững quyết định có tính chính trị - pháp lý để lựa chọn mục tiêu, công cụ và giảipháp để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực người có công với cách mạng nhằmhiện thực hóa mục tiêu chính sách đã được xác định và vạch ra Theo đó, việcthực hiện chính sách người có công với cách mạng theo một quy trình các bướcgiai đoạn kế tiếp có liên quan với nhau bao gồm xây dựng kế hoạch thực hiện

Trang 31

chính sách người có công với cách mạng; phổ biến, tuyên truyền chính sáchngười có công với cách mạng; Tổ chức bộ máy, phân công, phối hợp thực hiệnchính sách người có công với cách mạng; duy trì việc thực hiện chính sách người

có công với cách mạng; điều chỉnh, bổ sung chính sách người có công với cáchmạng; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công vớicách mạng; đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách người cócông với cách mạng

Bên cạnh đó, thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạngcần xác định đúng nội dung, tuân thủ các nguyên tắc, vận dụng linh hoạt, sáng tạocác phương pháp tiến hành Đồng thời, có sự kế thừa kinh nghiệm trong tổ chứcthực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở một số địa phương

Những vấn đề lý luận cơ bản ở chương 1 đã đề cập, là những cơ sở, địnhhướng quan trọng để luận giải, phân tích đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyênnhân Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp mang tính đột phá để góp phần bảođảm thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyệnCan Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ở chương 2 và chương 3

Trang 32

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Ở HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng người có công với cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Can Lộc là huyện đồng bằng nằm ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh, hiện có diệntích tự nhiên 378km2, dân số gần 180931 người gồm 23 xã, thị trấn Trung tâmhuyện lỵ là Thị trấn Nghèn Huyện Can Lộc là huyện đồng bằng bán sơn địa,huyện vừa có núi và vừa có đồng bằng, huyện có nhiều sông suối, hồ đập, đã tạo ratrữ lượng nước mặt lớn rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản cũng như thuậnlợi cho việc sản xuất nông nghiệp của nhân dân Trong đó, các đập lớn ở huyện là:đập Cù Lây (Thuần Thiện), đập Nhà Đường (Thiên Lộc), đập An Hùng (TùngLộc), Hồ Cửa Thờ - Trại Tiểu (Đồng - Mỹ Lộc), nước, sông Nghèn Huyện cóQuặng Mangan với trữ lượng tương đối lớn tập trung chủ yếu ở Nhân - Phú -Thượng Lộc Ngoài ra huyện còn có nguồn khoáng sản vật liệu xây dựng: sỏi, cát,đất sét, đá,…

Từ năm 1986, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và Nhândân Can Lộc đã nhạy bén nắm bắt đường lối, chủ trương, vận dụng sáng tạo vàothực tiễn của huyện Qua hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ vànhân dân Can Lộc đã giành được nhiều thành tựu xuất sắc, toàn diện trên tất cả cáclĩnh vực Đảng bộ huyện Can Lộc nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vữngmạnh tiêu biểu, phong trào của huyện luôn ở tốp dẫn đầu phong trào thi đua củatỉnh, nhiều năm vinh dự được nhận cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ và Ủy bannhân dân tỉnh, 2 xã Quang Lộc và Thiên Lộc được Đảng và Nhà nước phong tặngDanh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới; đặc biệt, năm 2009, nhân dịp

kỷ niệm 540 năm truyền thống, huyện Can Lộc vinh dự được Nhà nước phong tặngdanh hiệu Huân chương Lao động hạng Nhất

Trang 33

Nét nổi bật trong các phong trào của Can Lộc trong các giai đoạn phát triển,

đó là sự nhạy bén trong việc nắm bắt các chủ trương, chính sách các cấp, sự sángtạo, quyết liệt trong thực hiện, tạo được phong trào thi đua sâu rộng trong các tầnglớp nhân dân Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật về điện, đường, trường, trạm đượcxây dựng bằng sự kết hợp đầu tư ngân sách của Nhà nước và huy động nội lực từtrong Nhân dân Đó chính là sự bắt gặp của ý Đảng, lòng dân và gắn liền với cônglao và tầm nhìn chiến lược của các thế hệ lãnh đạo huyện nhà qua các thời kỳ

Can Lộc là huyện tiêu biểu, dẫn đầu trong các phong trào, hoàn thành xóanhà tranh tre dột nát, ngói hóa nhà ở cho Nhân dân; hoàn thành chương trình nướcsạch vệ sinh và môi trường, chuyển đổi ruộng đất giai đoạn hai thành công ở tất cảcác xã, thị trấn, đã tạo bước đột phá mở đường cho nông nghiệp và nông thôn pháttriển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó là những kết quả nổi bậtcủa Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Những năm gần đây huyện Can Lộc đã từng bước vươn lên, giành đượcnhiều thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực Nổi bật là từ một huyện thuần nông,Can Lộc đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, tích cực pháttriển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, du lịch, đẩy mạnhxóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm Đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp đã đượccoi trọng, nhờ làm tốt công tác thủy lợi, đổi mới giống cây trồng vật nuôi, áp dụngcác tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã liên tiếp nhiều năm được mùa, an ninh lương thựcđược đảm bảo, đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thônnhiều khởi sắc

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Can Lộc lần thứ XXXV,nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó tập trung thực hiện 3 mũi đột phá về: Tái cơ cấungành nông nghiệp theo chiều sâu, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật, công nghệsinh học xây dựng sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn; đẩy mạnh tích tụ, chuyểnđổi ruộng đất để doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết hoặc thuê đất sảnxuất; Tập trung khai thác, phát triển dịch vụ du lịch, thương mại trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ huyện đến cơ

Trang 34

sở vừa có trình độ chuyên môn, năng lực quản lí, vừa tâm huyết, trách nhiệm đápứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn mới; tăng cường đào tạo, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực trên địa bàn.

Để hiện thực hóa các nội dung đột phá trên, thời gian qua, được sự quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở,ngành cấp tỉnh, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từhuyện đến cơ sở, sự đồng lòng, quyết tâm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớpnhân dân trên địa bàn, các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, Chươngtrình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt những kết quả quantrọng Năm 2017, giá trị sản xuất đạt 5.109 tỷ đồng, trong đó: Nông, lâm nghiệp,thủy sản: 1.989 tỷ đồng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 2.095 tỷđồng; Thương mại - Dịch vụ: 1.025 tỷ đồng Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 84,2%, giađình thể thao đạt 30,5%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 82,11%; toànhuyện có 20/23 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia Đến năm 2020, tổng vốn đầu tư toàn

xã hội trên địa bàn huyện Can Lộc ước đạt 2.114 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầungười đạt 40 triệu đồng/năm; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 ước đạt 867

tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 176,5 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạchtỉnh giao

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật, các công trình phúc lợi trên địabàn từng bước được hoàn thiện Nhiều dự án về công nghip, sản xuất vật liệu xâydựng, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản và du lịch được thu hút đầu tư vàođịa bàn huyện Các khu du lịch Chùa Hương Tích, Ngã ba Đồng Lộc, Trường họcPhúc Giang Trường Lưu - xã Trường Lộc đã ngày càng được quan tâm, đầu tưphát triển mạnh, trở thành các trọng điểm du lịch của địa phương, hằng năm thuhút hàng vạn du khách đến tham quan, vãn cảnh, góp phần vào công cuộc pháttriển kinh tế, xã hội của địa phương Cam Thượng Lộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ(Bộ Khoa học Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, tạo điều kiện thuận lợicho việc phát triển kinh tế vùng kinh tế Trà Sơn Can Lộc

Trang 35

Các lĩnh vực y tế, giáo dục, các mặt văn hóa, xã hội được chăm lo, các tệnạn xã hội từng bước được đẩy lùi Hằng năm có hàng trăm em thi đậu vào cáctrường đại học; quốc phòng, an ninh được giữ vững, công tác quân sự địa phươngđược quan tâm, củng cố Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nhìn chung trongsạch và vững mạnh Trong đó năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủyĐảng từ huyện đến cơ sở được chú trọng tăng cường Hoạt động của chính quyềncác cấp ngày càng có hiệu lực Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xãhội, hội quần chúng thường xuyên được chăm lo xây dựng Sức mạnh khối đạiđoàn kết toàn Đảng, toàn dân được phát huy, nhân dân đồng thuận và tin tưởngvào sự lãnh đạo của Đảng Cùng với quê hương đang từng ngày thay da đổi thịt đilên trên con đường đổi mới, hàng vạn người con Can Lộc xa quê, làm ăn sinhsống trên khắp mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài, nhiều người trở thành nhữngdoanh nghiệp, doanh nhân thành đạt của đất nước, tiếp tục làm rạng danh truyềnthống quê hương

Hiện nay, huyện Can Lộc gồm 01 thị trấn và 22 xã, đó là: Thị trấn Nghèn,các xã: Thiên Lộc, Thuần Thiện, Vượng Lộc, Kim Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc,Trường Lộc, Thường Nga, Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Khánh Lộc, Gia Hanh,Vĩnh Lộc, Tiến Lộc, Trung Lộc, Xuân Lộc, Thượng Lộc, Đồng Lộc, Quang Lộc,

Mỹ Lộc, Sơn Lộc và 13 phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện

Những kết quả nổi bật trên đã tạo nên một diện mạo mới cho huyện Can Lộc.Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong toàn huyện đã đạt đượcnhững kết quả tích cực, tạo ra những tiền đề vật chất, động lực tinh thần to lớn, huyđộng sự tham gia của toàn xã hội trong thực hiện chế độ, chính sách đối với người

có công Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện vừa có những thuậnlợi, nhưng cũng đặt ra nhiều những khó khăn, mặc dù kinh tế, xã hội của huyệntrong những năm gần đây có sự phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cảithiện, những nhìn chung Can Lộc vẫn là một huyện nghèo trong tỉnh nói riêng và cảnước nói chung Trải qua những năm tháng chiến tranh tàn phá, đất đai khô khằn, sốlượng bom mìn còn sót lại sau chiến tranh tương đối lớn, số lượng người thụ hưởng

Trang 36

chính sách của Nhà nước khá lớn, tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầungười còn thấp…Những vấn đề trên tác động ảnh hưởng trực tiếp tới việc bảo đảmchính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện

2.1.2 Thực trạng về đối tượng người có công trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Chăm lo mọi mặt đời sống cho người có công và thân nhân người có côngvới cách mạng thể hiện sự biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước, chính quyền vànhân dân Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2022, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnhđang quản lý 8.291, thực hiện chi trả trợ cấp cho 4279 đối tượng người có công

và thân nhân người có công với cách mạng trên địa bàn của huyện Số lượngngười có công của huyện được thể hiện dưới bảng sau:

Tổng cộng số đối tượng đượcxác nhận từ trước đến nay

(từ trước đến tháng 12/2022)

Tổngcộng

Trong đóCòn

sống Đã chết

1 Người tham gia hoạt động cách mạng trước ngày01/01/1945 0

2 Người tham gia hoạt động cách mạng từ ngày01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 6 6

3

3

Liệt sỹ (dân công hỏa tuyến, dân quân du kích ) 209 209

7

7

Thương binh,

Người hưởng chính sách như thương binh 2,759

Thương binh lực lượng Quân đội 1,720

Người hưởng chính sách như thương binh

Người hưởng chính sách như thương binh (dân 440

Trang 37

công hỏa tuyến, dân quân du kích )

9

9

Người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm

chất độc hóa học và con đẻ của họ 400

11 Người tham gia hoạt động kháng chiến; Người

tham gia hoạt động kháng chiến GPDT BVTQ và

làm nghĩa vụ quốc tế

12 Người có công giúp đỡ cách mạng

Người có công giúp đỡ cách mạng (hưởng trợ

bỏ sót các đối tượng hoặc các trường hợp hưởng sai chế độ hay sử dụng hồ sơ giả

đề hưởng trợ cấp bất hợp pháp từ ngân sách nhà nước, Phòng LĐTB&XH hàngnăm đều thực hiện các cuộc rà soát lại đối tượng và có những sự điều chỉnh kịpthời, phù hợp với thay đổi của từng giai đoạn

Trang 38

2.2 Ưu điểm, hạn chế trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người

có công trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và nguyên nhân

2.2.1 Ưu điểm trong thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

cứ vào Nghị quyêt lãnh đạo và các văn bản chỉ đạo hàng năm của huyện uỷ.UBND huyện Can Lộc đã cụ thể hóa các văn bản trên bằng việc ban hành các kếhoạch, chương trình tổ chức thực hiện triển khai thực hiện chính sách đối vớingười có công với cách mạng trên địa bàn ở tất cả các cấp, các ngành, các địaphương trong huyện, bảo đảm đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, kịp tiến độ, thờigian quy định và có hiệu quả Bên cạnh đó, UBND huyện đã chủ động xây dựng

kế hoạch số 706/KH-UBND ngày 16/5/2022 về việc tổ chức kỷ niệm 75 nămngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), Kế hoạch số 707/KH-UBND,ngày 16/5/2022 về việc triển khai một số hoạt động hướng tới kỷ niệm Thươngbinh - Liệt sĩ, các hoạt động kỷ niệm các ngày lể lớn, những sự kiện chính trịquan trọng của đất nước, tỉnh Hà Tĩnh và huyện Can Lộc Đánh giá chung, côngtác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chính sách người có công với cáchmạng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã được thực hiện tương đối tốt

Phổ biến, tuyên truyền chính sách người có công với cách mạng.

Chính sách người có công với cách mạng đã được triển khai sâu rộng đến

Trang 39

tận người dân với nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến khác nhau như: tổ chứccác hội nghị triển khai, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công vớicách mạng, quán triệt các văn bản pháp luật của chính phủ, các bộ ngành liênquan đến chính sách người có công với cách mạng Phòng LĐ-TB&XH, Phòng

Tư pháp huyện và Trung tâm trợ giúp pháp lý phối hợp cùng với các xã, thị trấn

tổ chức các buổi tiếp dân, tuyên truyền phổ biến, trợ giúp pháp lý xuống đến các

xã, thị trấn và các điểm dân cư ở các tổ để cho nhân dân được biết Phòng vănhóa thông tin huyện tuyên truyền, phổ biến các chính sách người có công trựcquan bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền lưu động, áp phích, tờ rơi, panô Đàitruyền thanh huyện và xã, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện chuyên mụctuyên truyền về chính sách người có công với cách mạng Bên cạnh đó, công táctuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách liện quan đến người có côngvới cách mạng còn được vận dụng linh hoạt thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ,sinh hoạt cộng đồng… Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chứcchính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đã tổ chức có hiệu quả các hoạt độngtuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là Pháp lệnh ưuđãi người có công với cách mạng cho đoàn viên, hội viên và mọi người dân

Nhìn chung, việc tuyên truyền về chính sách người có công với cách mạngtrên địa bàn huyện trong thời gian qua đã triển khai một cách kịp thời, đồng bộ vàđạt kết quả tốt Kết quả khảo sát từ bảng 2.1 cho thấy, mức độ người dân hiểu biết

về chính sách đối với người có công với cách mạng và mức độ hài lòng về cácchính sách được thụ hưởng là tương đối tốt

Bảng 2.1 Đánh giá kết quả người dân biết về chính sách người có công với cách mạng

Trang 40

Kết quả khảo sát tại bảng 2.2 cho thấy, các hình thức tuyên truyền tạihuyện Can Lộc đang được thực hiện tương đối đa dạng, phong phú, sáng tạo vàhiệu quả Mức độ hài lòng của người dân về các hình thức tuyên truyền này làkhá cao Tuy nhiên hình thức tuyên truyền mời chuyên gia về nói chuyện chuyên

đề, mức độ hài lòng của người dân còn khá thấp

Bảng 2.2 Đánh giá kết quả của người dân về các hình thức tuyên truyền chính sách người có công với cách mạng

hài lòng

1 Tuyên truyền thông qua các buổi hội họp tập trung 47 94%

2 Tuyên truyền ấn phẩm, tài liệu (băng đĩa, văn bản

hướng dẫn, pano, áp phích )

3 Mời chuyên gia về nói chuyện chuyên đề 42 84%

Nguồn: Theo bảng khảo sát

Tổ chức bộ máy, phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan tham mưu giúp cho UBND huyện quản lýnhà nước về người có công với cách mạng; chịu sự chỉ đạo, điều hành và quản lý,hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của UBND huyện và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh Hiện nay, Phòng LĐ-TB&XH huyện có 7 công chức, có

01 trưởng phòng và 02 phó phòng; trong đó 01 phó phòng và 01 chuyên viên theodõi thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện

Trên cơ sở sự lãnh đạo, chỉ đạo của tingr ủy, UBND tỉnh và hướng dẫn của

Sở LĐ-TB&XH tỉnh về công tác chuyên môn nghiệp vụ UBND huyện và UBNDcác xã thị trấn chỉ đạo, quản lý điều hành các hoạt động thực hiện chính scahs đốivới người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng theoluật định

UBND huyện phân công nhiệm vụ đối với đồng chí Phó Chủ tịch phụ tráchvăn hóa - xã hội huyện trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước

Ngày đăng: 07/10/2024, 20:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Quốc Bảo (2019), Thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành Chính Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện chính sách đối với người có công tạihuyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Tác giả: Hoàng Quốc Bảo
Năm: 2019
2. Ban Bí thư, Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng, Hà Nội, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 về tiếp tục tăng cường sựlãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 01/6/2012, về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 01/6/2012, về mộtsố vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công, (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn. Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưuđãi người có công, (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn. Nxb Lao động -Xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động -Xã hội
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng, Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐ-TB&XH-BQP hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, ngườii hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không có giấy tờ, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch28/2013/TTLT-BLĐ-TB&XH-BQP hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thươngbinh, ngườii hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh khôngcó giấy tờ
6. Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-TYT-BLĐTBXH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch 41/2014/"TTLT-TYT-BLĐTBXH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dịtật có liên quan phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt độngkháng chiến và con đẻ của họ
7. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quyết định số 408/QĐ- LĐTBXH, ngày 20/3/2017 về Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng, Hà Nội, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH, ngày 20/3/2017 về Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng
8. Chi Cục thống kê huyện Can Lộc, Niên giám thống kê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Can Lộc
9. Chính phủ, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 31/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn thihành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công
11. Chính phủ, Nghị định số 70/2017/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Hà Nội, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 70/2017/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưuđãi đối với người có công với cách mạng
12. Chính phủ, Nghị định 75/2021/NĐ-CP, ngày 15/09/2021, quy định về các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, Hà Nội, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 75/2021/NĐ-CP, ngày 15/09/2021, quy định về cácchế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có côngvới cách mạng
13. Chính phủ, Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQ-BLĐTBXH ngày 10/10/2014 của Liên bộ Nội vụ, Bộ Quốc Phòng, Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 56/2013/NĐ-CP, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQ-BLĐTBXH ngày10/10/2014 của Liên bộ Nội vụ, Bộ Quốc Phòng, Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫnthực hiện một số điều của Nghị định số 56/2013/NĐ-CP
14. A Lăng Den (2021), Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành Chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện chính sách đối với người có công với cáchmạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
Tác giả: A Lăng Den
Năm: 2021
15. Đào Ngọc Dung (2018), “Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công và gia đình người có công là lương tâm, tình cảm và trách nhiệm của toàn xã hội”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, tháng 07/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người cócông và gia đình người có công là lương tâm, tình cảm và trách nhiệm củatoàn xã hội”, "Tạp chí Tổ chức nhà nước
Tác giả: Đào Ngọc Dung
Năm: 2018
16. Vũ Duy (2018), “Tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công, thiết thực thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc”, Tạp Chí Cộng sản điện tử, ngày16/7/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công, thiếtthực thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc”, "Tạp Chí Cộngsản điện tử
Tác giả: Vũ Duy
Năm: 2018
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tập 1, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIIIcủa Đảng, tập 1, tập 2
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
19. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Hà Tĩnh, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XII,nhiệm kỳ 2015 - 2020
20. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025,Hà Tĩnh, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIII,nhiệm kỳ 2020 - 2025
21. Đảng bộ huyện Can Lộc, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020, Hà Tĩnh, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứXVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020
22. Đảng bộ huyện Can Lộc, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hà Tĩnh, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứXIX nhiệm kỳ 2020 - 2025

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w