TIỂU LUẬN: GIẢI PHÁP TIẾP TỤC VẬN DỤNG SÁNG TẠO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN ĐỂ THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
Trang 1MỞ ĐẦU
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định, công tác dân vận đóngvai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, là nhiệm vụ chiếnlược, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng của ĐảngCộng sản Việt Nam Đồng thời, công tác dân vận cũng là một trong nhữngtruyền thống tốt đẹp và nguồn gốc sức mạnh của Đảng, là mối quan hệ gắn bómáu thịt giữa Đảng với nhân dân
Ngay từ năm 1949, khẳng định ý nghĩa to lớn của công tác dân vận, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Việc dân vận rất quan trọng Dân vận kém thì việc gì
cũng kém Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”
Nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh về công tác dân vận, những năm qua Đảng ta luôn quan tâm, ra nhiềunghị quyết cụ thể hóa đường lối, chủ trương đối với công tác dân vận, thườngxuyên đổi mới nội dung, phương thức tiến hành, từ đó nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác dân vận Để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộcđổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đòi hỏi chúng taphải thực hiện tốt công tác dân vận trong thời kỳ mới
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường đổi mới
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, trong đó
khẳng định mục tiêu: Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dânđối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máuthịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủtrương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh tolớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổquốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 2Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Công tác dân vận được
chú trọng và tiếp tục đổi mới; quan điểm "dân là gốc", là chủ thể của công cuộc đổi mới được nhận thức và thực hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn; mối quan
hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được củng cố, tăng cường” 1 Những kếtquả đạt được trong công tác dân vận đã góp phần quan trọng vào những thànhtựu của 35 năm đổi mới đất nước
Hiện nay, trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tìnhhình mới, đòi hỏi cần phải tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tiến hànhcông tác dân vận, quán triệt và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng Với những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Giải pháp tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” làm nội dung tiểu luận.
NỘI DUNG
Trang 3I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN VẬN
1 Quan niệm, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp, lực lượng, tiêu chuẩn cán bộ phụ trách công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Quan niệm dân vận.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của
mỗi người dân không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc chính phủ và đoàn thể (Đảng) đã giao cho”2
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra 4 việc chính khi làm dân vận:
Thứ nhất, phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ
ràng việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳđược
Thứ hai, bất cứ việc gì cũng phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh
nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địaphương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành
Thứ ba, trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích
dân
Thứ tư, khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút
kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng
Như vậy, Dân vận là khái niệm chỉ việc vận động nhân dân tham gia làmcách mạng Khái niệm dân vận rộng hơn khái niệm vận động quần chúng, vì dânvận được tiến hành với tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; với quầnchúng ngoài Đảng và cả đảng viên ở trong Đảng
* Mục đích của dân vận.
Theo Hồ Chí Minh mục đích của dân vận là làm cho người dân hiểu, đồngtình, hăng hái tham gia thực hiện đường lối, chủ trương, nhiệm vụ cách mạngcủa Đảng Làm cho toàn dân hướng tới mục tiêu đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc
Trang 4tế, xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dânchủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Về nhiệm vụ của dân vận
Từ lý luận và thực tiễn cho thấy nhiệm vụ chủ yếu của dân vận gồm:
- Một là, nâng cao giác ngộ cho nhân dân
Dù dân vận “không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu,truyền đơn, chỉ thị mà đủ” nhưng nhiệm vụ hàng đầu của dân vận vẫn là tuyêntruyền, giác ngộ nhân dân, là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi người dânhiểu rõ ràng: Việc đó có lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng háilàm cho kỳ được” Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ cách mệnh trước phải làmcho dân giác ngộ”, tức là trước hết phải làm công tác dân vận để tuyên truyền,giảng giải cho dân hiểu vì sao phải làm cách mạng
Trong điều kiện đảng cầm quyền, việc hàng đầu của dân vận là phải tuyêntruyền, giảng giải cho nhân dân đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước để dân biết, dân hiểu, dân đồng tình, dân hăng hái thamgia thực hiện,
- Hai là, tổ chức, phát huy sức mạnh của nhân dân
Dân vận không phải chỉ để dân biết, dân an mà quan trọng hơn là phải điđến phát huy sức mạnh của nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng
Trong dân vận, không những phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo đờisống vật chất, tinh thần, xây dựng đoàn kết và sự đồng thuận trong nhân dân màcòn phải chăm lo tìm các giải pháp bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, tậphợp, tổ chức nhân dân vào các hình thức tổ chức phù hợp, đưa nhân dân vào cácphong trào thi đua cách mạng để phát huy các tiềm năng, sức mạnh, trí sáng tạocủa nhân dân cho việc thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân để xây dựng Đảng,chính quyền vững mạnh, để thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn
vị, tạo phong trào cách mạng rộng lớn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Ba là, chăm lo bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân
Trang 5Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là đáp ứng lợi ích thiết thực củanhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ côngdân Dân vận chỉ có thể thành công nếu trước hết bảo vệ và đáp ứng được trênthực tế lợi ích thiết thân của người dân, từ đó kết hợp hài hoà các lợi ích, gắn chặtquyền lợi và nghĩa vụ công dân Việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị vàphẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa được tiến hành đi đôi vớibảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân Phải chú trọng lợi ích trực tiếpcủa người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì cólợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh Đảng ta yêucầu: “Các tổ chức đảng từ Trung ương đến chi bộ đều phải lấy công tác vận động
và chăm lo lợi ích của quần chúng làm một nội dung chủ yếu trong hoạt động củamình”
* Phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng,lực lượng quần chúng, của dân chúng nhiều vô cùng, nếu được dân chúng đồnglòng việc gì cũng làm được; dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng khôngnên Muốn tập hợp, phát huy sức mạnh của quần chúng, vấn đề rất quan trọng làphải có cách tuyên truyền, vận động hợp lý, khoa học nhất là nói và viết sao chohiệu quả, làm thế nào mà “mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõcái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”
Về phương pháp tuyên truyền vận động quần chúng cần thực hiện đúngcác yêu cầu: Học cách nói của quần chúng, dùng lời lẽ thí dụ thiết thực dễ hiểu;đúng đối tượng người đọc, người nghe; điều tra, nghiên cứu kỹ trước khi nói,khi viết; chưa biết rõ chớ nói chớ viết; chuẩn bị kỹ, sắp đặt cẩn thận, kiểm trasau khi viết
* Lực lượng làm công tác dân vận.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, dân vận không phải là việc riêng của mộthai người, một hai ban, ngành, đó phải là công việc của cả hệ thống chính trị,
Trang 6là “tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các
tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, ) đều phải phụ trách dân vận” 3
* Tiêu chuẩn của cán bộ phụ trách công tác dân vận.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ dân vận chuyên trách phải đảm bảocác tiêu chuẩn chung của cán bộ về đạo đức và năng lực, còn có yêu cầu riêng,
đó là: Thực sự nhúng tay vào việc; được dân tin, gần dân, sát dân, trọng dân, yêudân và kính dân Có những hiểu biết cơ bản như biết rõ đường lối chính sách củaĐảng, Nhà nước, biết tuyên truyền, thuyết phục, giải thích biết tổ chức côngviệc, biết phong tục tập quán địa phương
Để làm dân vận tốt, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những người phụ trách
dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh Họ phải thật thà nhúng tay vào việc” 4 Đó phải là những người luôn tự mình phải làm gương mẫu cần,kiệm, liêm chính, để nhân dân noi theo, vì quần chúng chỉ quý mến những người
có tư cách, đạo đức, những người luôn lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ
2 Sự quan tâm chăm lo công tác dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức sâu sắc vai trò của nhân dân vàcông tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Trong tác phẩm “Đường Káchmệnh” năm 1927, Người cho rằng cách mệnh là việc của cả dân chúng chứkhông phải việc của một hai người; cách mạng muốn thành công phải biết tổchức dân chúng lại Đồng thời, nhận thức rõ về vai trò của tổ chức: Cách mạngphải có tổ chức rất vững bền thì mới thành công Người đã đưa ra cách tổ chứcquần chúng như công hội, dân cày, hợp tác xã, thanh niên, phụ nữ, quốc tế cứu
tế đỏ theo đường lối của cách mạng tháng Mười Nga, của Quốc tế Cộng sản
Vì thế, theo Người: “Trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ,
đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” 5
Trang 7Ngày 28/1/1941, Bác Hồ trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài,Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi ở và hoạt độngcách mạng trong những ngày đầu tiên trở về nước Trong những ngày tháng ấy,nhân dân các dân tộc vùng Hà Quảng đang phải chịu sự khủng bố, áp bức bóc lộtnặng nề của thực dân, phong kiến tay sai và bọn thổ phỉ, đời sống của đồng bàodân tộc gặp vô cùng khó khăn, bên cạnh đó, do một số các hủ tục, tập quán địaphương còn chi phối nặng nề Đây là một trở ngại, khó khăn rất lớn trong việctiếp xúc với quần chúng, tiến tới vận động quần chúng xây dựng cơ sở và căn cứcách mạng.
Thấy rõ những khó khăn trong việc tập hợp và vận động quần chúng, nhất
là ở vùng đồng bào các dân tộc, đồng thời chuẩn bị cho công tác tuyên truyềnvận động quần chúng một cách hiệu quả, trước khi trở về nước tại làng NậmQuang (thuộc Tĩnh Tây, Trung Quốc) - một làng sát biên giới Việt - Trung,Người đã tổ chức một lớp huấn luyện chính trị cho 43 cán bộ cách mạng ViệtNam Sau khi kết thúc chương trình học tập, Người đã đưa họ về đất nước tuyêntruyền vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng Từ lớp huấn luyệnnày những bài học về công tác vận động quần chúng được Bác căn dặn cán bộrất cụ thể và thiết thực Khi sinh hoạt chung với dân, Người nêu 5 điều nên làm
và 5 điều nên tránh giữ được mối quan hệ tốt với nhân dân vùng căn cứ Trong
đó 5 điều nên làm đối với dân là: Giúp dân những công việc thiết thực hàngngày; tìm hiểu những phong tục tập quán, nghiêm túc chấp hành điều kiêng kỵ;học tiếng địa phương, dạy hát dạy chữ, gây cảm tình với dân; tuỳ nơi tuỳ lúc màtuyên truyền cách mạng cho thích hợp; làm cho dân thấy mình đúng đắn, chămcông việc, trọng kỷ luật để dân tin và giúp đỡ đây chính là tiền đề, là kim chỉnam cho công tác dân vận trong những năm đầu Bác trở về nước
Để vận động được quần chúng, tiến tới xây dựng lực lượng cách mạng thìmột trong những công tác ưu tiên trước mắt của Đảng lúc bấy giờ mà Người rấtchú trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận, mà nòng cốt là những cán bộngay ở tại địa phương, hiểu phong tục tập quán địa phương, hiểu được tâm tư và
Trang 8nguyện vọng của nhân dân, với phương châm càng cố gắng đào tạo được nhiềucán bộ là người dân tộc bao nhiêu thì càng có lợi cho cách mạng bấy nhiêu.
Sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, cùng với sự ra đời của Mặt trậnViệt Minh ngày 19/5/1941, Người trực tiếp chỉ đạo việc cho mở các lớp huấnluyện về Chương trình Việt Minh, Điều lệ của hội cứu quốc cho các đồng chícốt cán là người địa phương, cũng như một số các đồng chí quần chúng trungkiên khác Những học viên phần lớn là người dân tộc, chữ quốc ngữ không biết,trình độ nhận thức còn thấp, do đó vấn đề quan trọng đặt ra là phải dạy chữ, dạyvăn hoá cho người học và thông qua đó mà tuyên truyền đường lối cách mạng,vận động quần chúng Từ những lớp học này những bài học bổ ích về công tácdân vận đã được Người truyền đạt cho các cán bộ, học viên Người cho rằng,làm cán bộ thì phải sống với dân, thường xuyên thăm hỏi dân, có thế, khi cán bộnói chính sách Việt Minh họ mới nghe, họ mới nhiệt tình ủng hộ, được dân tin,dân yêu, dân bảo vệ Người căn dặn, cán bộ làm dân vận là đi nói chuyện ở đâuphải hiểu rõ trình độ dân nơi ấy, phải nói sao cho thiết thực, để đồng bào dễhiểu, dễ nhớ thì đồng bào mới theo mình được
Thời kỳ này, những lớp học như vậy đã đào tạo ra một đội ngũ cán bộ chophong trào, cho cơ sở Những cán bộ, nhất là những cán bộ là người địa phươngđược học tập qua những lớp huấn luyện đã phát huy hiệu quả, họ đi về các địaphương, đi vào quần chúng để vận động thành những tổ chức quần chúng theocách mạng Nhiều tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Việt Minh được rađời trong thời kỳ này như: Hội Nông dân Cứu quốc; Hội Thanh niên Cứu quốc;Hội Lão nhân Cứu quốc; Hội Nhi đồng Cứu quốc; Hội Phụ nữ Cứu quốc
Bên cạnh việc mở các lớp huấn luyện cho cán bộ, các lớp dạy chữ, dạy vănhoá cho nhân dân ở địa phương, Người còn đề nghị mở các lớp dạy học cho trẻ
em là con em đồng bào các dân tộc, những lớp học như vậy không chỉ giúp chocác cháu biết chữ và hiểu biết thêm nhiều điều, mà còn xây dựng lòng tin củanhân dân đối với cách mạng Trong những năm tháng ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã trở thành một cán bộ dân vận tận tuỵ, gần gũi và thân thiết với đồng bào các
Trang 9dân tộc Người luôn quan tâm đến đời sống của đồng bào dân tộc, cùng chia sẻnhững thiếu thốn, khó khăn vất vả với bà con Cuộc sống và sinh hoạt của Bácnhững ngày tháng ở Pác Bó khó khăn thiếu thốn đủ mọi thứ, ăn uống kham khổ,nhưng Bác luôn tìm mọi cách để giúp đỡ đồng bào, dạy học và chữa bệnh cho bàcon các dân tộc.
Để đẩy mạnh việc tuyên truyền, cổ động thực hiện Nghị quyết của Hộinghị Trung ương (tháng 5/1941), tổ chức nhân dân vào các hội cứu quốc củaMặt trận Việt Minh, tích cực xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, Chủtịch Hồ Chí Minh đã xuất bản báo Việt Nam độc lập Nội dung của báo làthường xuyên tố cáo tội ác của Pháp, Nhật và bè lũ tay sai, cổ vũ khối đoàn kếttoàn dân, kêu gọi các tầng lớp nhân dân hăng hái gia nhập các đoàn thể cứuquốc; giáo dục tinh thần cách mạng, ý chí chiến đấu, phương pháp công tác…Các bài viết trên báo đều ngắn gọn, rõ ràng, giản dị mà truyền cảm, phù hợp vớitrình độ của cán bộ và quần chúng các dân tộc miền núi, nên đã có tác dụngtuyên truyền và giáo dục hết sức to lớn
Từ thực tiễn công tác vận động quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,cùng với những lớp huấn luyện cán bộ, đặc biệt là cán bộ là người dân tộc doNgười khởi xướng đã phát huy hiệu quả công tác tập hợp quần chúng, đưa quầnchúng vào tổ chức và phong trào Nhờ vậy, các phong trào cách mạng của quầnchúng đã ngày càng được mở rộng không chỉ ở các châu trong tỉnh Cao Bằng,
mà lan sang nhiều các tỉnh bạn thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia,tạo ra một lực lượng cách mạng đông đảo, rộng khắp, chuẩn bị lực lượng chocuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945
Khởi nguồn từ lòng yêu nước thương dân, từ những trải nghiệm củaNgười trong những năm tháng tìm đường cứu nước, kế thừa và phát triển truyềnthống quý báu về tập hợp sức mạnh nhân dân của cha ông trong lịch sử, kết hợpvới sự vận dụng sáng tạo giá trị lý luận thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin vềcông tác vận động quần chúng; từ thực tiễn tiến hành công tác vận động quầnchúng, ngay từ khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài nói, bài viết
Trang 10về công tác dân vận Trong nhiều tác phẩm như “Sửa đổi lối làm việc” (năm1947), “Dân vận” (năm 1949), “Di chúc” (năm 1969)… Người đã đề cập tới vaitrò, sức mạnh của nhân dân, tới mục đích, vị trí, vai trò, các nguyên tắc, cáchthức tiến hành, lực lượng làm công tác dân vận và tiêu chuẩn cán bộ phụ tráchdân vận.
II SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
1 Sự kế thừa và phát triển của Đảng ta về công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh
* Khái niệm công tác dân vận của Đảng
Quan niệm: Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ các hoạt động của
Đảng nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút, đoàn kết, tập hợp, tổ chức, phát huylực lượng toàn dân tiến hành sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và để chăm
lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân Từ quan niệm chỉ ra:
- Chủ thể công tác dân vận: Nghị quyết số 25-NQ/TW của Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định: Công tác dân vận
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viênchức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũtrang Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoànthể làm tham mưu và nòng cốt
Như vậy, chủ thể công tác dân vận là Đảng, Nhà nước và các tổ chứcchính trị - xã hội, các lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệpcông, trong đó với tư cách là người lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội,Đảng là chủ thể chính, trực tiếp tiến hành công tác dân vận, chịu trách nhiệmmọi mặt trước nhân dân Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị tiến hànhcông tác dân vận, đồng thời mọi tổ chức đảng từ Trung ương đến chi bộ, cấp ủyđảng các cấp, mọi cán bộ, đảng viên đều phải trực tiếp làm công tác dân vận
Trang 11- Đối tượng của công tác dân vận của Đảng là mọi người dân Việt Nam,
không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, giai tầng xã hội
- Mục đích của công tác dân vận là nhằm nâng cao nhận thức của nhân
dân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước,
về quyền lợi và trách nhiệm của công dân; là nhằm tăng cường mối quan hệ mậtthiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân” vững chắc
để tổ chức, phát huy vai trò, sức mạnh toàn dân tiến hành sự nghiệp cách mạng
do Đảng lãnh đạo
* Vị trí, vai trò của công tác dân vận
- Công tác dân vận có vị trí, vai trò rất quan trọng, là một bộ phận, mộtnội dung không thể thiếu của công tác xây dựng Đảng; là nhiệm vụ có ý nghĩachiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam Vị trí, vai trò của công tác dân vận thểhiện ở những mặt chủ yếu sau:
- Thứ nhất, công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn khẳng định cách mạng là sự nghiệpcủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân V.I, Lênin lưu ý những người cộng
sản: "quần chúng lao động ủng hộ chúng ta, sức mạnh của chúng ta là ở đó.
Nguồn gốc khiến chủ nghĩa cộng sản thế giới trở thành vô địch cũng là ở đó"
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Kinh nghiệm trong nước và các nước tỏcho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm
cũng được Không có, thì việc gì làm cũng không xong Với Đảng, "nếu không
có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì hết"
Đảng Cộng sản Việt Nam coi công tác dân vận là “nhiệm vụ có ý nghĩachiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước Nếu dân vận là vận độngnhân dân làm cách mạng để thực hiện mục tiêu giải phóng và phát triển, vì độclập tự do của Tổ quốc và dân tộc, vì hạnh phúc cuộc sống của con người, vì dânchủ và quyền làm chủ thực chất của Nhân dân thì công tác dân vận là một công
Trang 12tác cách mạng do Đảng khởi xướng và lãnh đạo thực hiện để đạt tới mục tiêu vĩđại nêu trên Cũng có thể hình dung công tác dân vận là một nhiệm vụ cáchmạng ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ở thời kỳ nào của cách mạng cũng có tầmquan trọng chiến lược Đó cũng là thực hiện một phương thức, một điều kiệncăn bản đảm bảo cho cách mạng thành công
- Thứ hai, công tác dân vận làm cho nhân dân hiểu, đồng tình, hăng hái tham gia thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo nên tiền đề, điều kiện đầu tiên để thực hiện thắng lợi.
Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcmuốn thành hiện thực phải được nhân dân đồng tình và tích cực tham gia thựchiện và muốn vậy phải làm công tác vận động, tuyên truyền, giải thích cho nhândân Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn cách mệnh thành công thì phải dânchúng (công nông) làm gốc”, do đó: “ cách mệnh trước phải làm cho dân giácngộ Trong cách làm công tác dân vận, Người nhấn mạnh: “Trước nhất là phảitìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi íchcho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được Điều đó nói lênvai trò quan trọng của công tác dân vận
- Thứ ba, công tác dân vận góp phần quan trọng huy động tập hợp nhân dân thành lực lượng to lớn để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Việc cách mạng nói chung, việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN là rất to lớn, là việc của “dân chúng” Để lãnh đạo cách mạng thắng lợiĐảng phải làm tốt công tác dân vận để huy động tập hợp nhân dân thành lựclượng to lớn để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, Chủ tịch HồChí Minh đã nhấn mạnh trong định nghĩa về dân vận là dân vận để “góp thànhlực lượng toàn dân” thực hiện những việc nên làm, cần làm
Thứ tư, công tác dân vận góp phần xây dựng Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân
Trang 13Công tác dân vận là công tác của Đảng, do Đảng lãnh đạo, trực tiếp làmcho nhân dân hiểu và tham gia thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, bởi vậy, làm tốt công tác dân vận vừa giúp Đảng,Nhà nước hiểu dân, vừa giúp dân hiểu Đảng, tin Đảng, theo Đảng và ủng hộpháp luật, chính sách của Nhà nước; củng cố và tăng cường mối quan hệ máuthịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Đảng ta dựa vào dân để xây dựng Đảngkhông chỉ về tổ chức mà cả xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, vìvậy luôn coi công tác dân vận là một bộ phận, một nội dung không thể thiếu củacông tác xây dựng Đảng
Thứ năm, công tác dân vận góp phần làm thất bại các âm mưu tấn công phá hoại Đảng, Nhà nước, chế độ, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam độc lập dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh của các thế lực thù địch
Trong công tác dân vận luôn luôn có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, tổchức nhân dân tham gia đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toànvẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia Thực tế cho thấy, mỗi khixảy ra “điểm nóng” thì công tác dân vận phải đi trước, đi cùng, đi đến kết thúc.Trong tình hình hiện nay, để góp phần làm thất bại các âm mưu tấn công pháhoại Đảng, Nhà nước, chế độ, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước ViệtNam độc lập dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh của các thế lựathù địch phải coi trọng làm tốt công tác dân vận
* Nội dung, phương thức tiến hành công tác dân vận của Đảng
- Nội dung công tác dân vận của Đảng
Công tác dân vận là một hệ thống hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụcông tác dân vận là vận động, thuyết phục, tập hợp, hướng dẫn mọi tầng lớpnhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo Từ thực tiễn côngtác dân vận và quan điểm, chủ trương của Đảng có thể xác định những nội dungchủ yếu của công tác dân vận:
Trang 14Một là, đề ra đường lối, chủ trương, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác dân vận Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải đề ra quyết định đúng đắn
về công tác dân vận nói chung hoặc các quyết định vận động từng đối tượng:công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, dân tộc, tôn giáo
Hai là, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân
Trong điều kiện đảng cầm quyền, việc hàng đầu của công tác dân vận làphải tuyên truyền, giảng giải cho nhân dân đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước để dân biết, dân hiểu, dân đồng tình, dânhăng hái tham gia thực hiện Đồng thời, phải giáo dục, nâng cao trình độ mọimặt của nhân dân như giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống;nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật của nhân dân
Ba là, tập hợp nhân dân vào các loại hình tổ chức phù hợp
Hiện nay, các loại hình tập hợp, tổ chức nhân dân rất khác nhau, như: cácđoàn thể chính trị - xã hội; các tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhu cầu, sở thích,nhân đạo từ thiện, hữu nghị Cần có các hình thức tổ chức và hoạt động đa dạngkhác như câu lạc bộ, các loại hình tự quản ở cơ sở
Tạo tiền đề vật chất và pháp lý để động viên, vận động nhân dân tố chứcthành phong trào thi đua yêu nước nhằm thực hiện thắng lợi mọi chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốcphòng Trong tình hình mới, công tác dân vận phải tập hợp được quần chúngnhân dân thành lực lượng xã hội rộng rãi tham gia các phong trào thi đua yêunước Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội bám sát nhiệm vụ chínhtrị, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân để xác định nội dung
và hình thức các phong trào phù hợp với thực tế của địa phương, ngành, đơn vị,phù hợp với từng đối tượng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú Tiếp tụcđẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" ở các cấp, các ngành, các địaphương, đơn vị gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh và các phong trào thi đua khác do Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị
- xã hội phát động
Trang 15Bốn là, tổ chức phối kết hợp và phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng làm công tác dân vận
Từ Trung ương đến cơ sở, các cấp ủy, tổ chức đảng phải làm tốt xây dựngĐảng trong sạch, vững mạnh; tập trung lãnh đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quảnhững bức xúc chính đáng của nhân dân; làm cho nhân dân tin tưởng vào sựlãnh đạo của Đảng, đó là cách dân vận hiệu quả nhất của Đảng Kiến quyết, kiêntrì ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống Thực hiện việc nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng Không ngừngnâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng Cán bộ, đảng viên phải hiểu dân,gương mẫu, tận tuỵ với công việc, nói đi đôi với làm để nhận dân tin tưởng, noitheo
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, lựclượng vũ trang, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp làm công tác dân vận theo chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Đặc biệt, các cơ quan Nhà nước có quan
hệ trực tiếp với nhân dân cần thực hiện đúng các nhiệm vụ công tác dân vận củachính quyền, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm việc,chấn chỉnh thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,Tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân và giải quyết kịp thời đơn,thư tố cáo của nhân dân Làm tốt công tác thanh tra nhân dân, công tác hòa giải
ở cơ sở; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chủ động nắm tình hình và giảiquyết những công việc liên quan đến đời sống của nhân dân
Năm là, kiện toàn các tổ chức, lực lượng nòng cốt làm công tác dân vận; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận
Bố trí cán bộ chủ chốt của Mặt trận và các đoàn thể ở các cấp là cấp ủyviên hoặc đảng viên có phẩm chất tốt, có năng lực, có uy tín và trưởng thành từphong trào quần chúng
Các cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức, lực lượng nòng cốt làm công tácdân vận cần có kế hoạch tổng thể về tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán
bộ dân vận; có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ làm công tác dân vận
Trang 16Cần có chính sách chăm lo để có đông đảo cán bộ vận động quần chúng gầnđân, sát cơ sở, phát huy người có uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng bản,trưởng tộc ) làm công tác dân vận Chăm lo kiện toàn, đối với các tổ chức, lựclượng nòng cốt làm công tác dân vận
Sáu là, chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân
Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị tập trung giải quyết những bứcxúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan trựctiếp đến đời sống, việc làm, quyền lợi của nhân dân Trong xây dựng thể chế,chính sách, cần quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc: mọi chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thuận với lòng dân, xuất phát từlợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Chú trọng cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là điều kiện sống, lao động, học tập,sáng tạo, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, quan tâm điều chỉnh hài hòa lợi ích giữacác giai tầng xã hội, các vùng miền, các lĩnh vực; gắn nghĩa vụ với quyền lợi,cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng, xã hội
Xử lý nghiêm minh những vụ việc tiêu cực, tham nhũng; giải quyết dứt điểmnhững vụ việc khiếu kiện đồng người phức tạp, kéo dài
Bảy là, sơ kết, tổng kết và nghiên cứu lý luận công tác dân vận
Đây cũng là một việc quan trọng của công tác dân vận để kịp thời pháthiện ưu điểm, cách làm hay để phát huy; phát hiện khó khăn, vướng mắc, khuyếtđiểm để tháo gỡ, xử lý kịp thời; tổng kết kinh nghiệm và phát triển lý luận,đường lối công tác dân vận của Đảng Các tổ chức làm công tác dân vận đều cónhiệm vụ Sơ kết, tổng kết và góp phần nghiên cứu, phát triển lý luận công tácdân vận
Cần lưu ý là trên cơ sở nội dung chủ yếu của công tác dân vận, mỗi tổchức, lực lượng làm công tác dân vận phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặcđiểm của mình để xác định nội dung, nhiệm vụ công tác dân vận cho phù hợp,
do đó nội dung công tác dân vận của các tổ chức ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi lĩnhvực, mỗi địa phương sẽ không giống như nhau được
Trang 17* Phương thức công tác dân vận của Đảng
Mỗi thời kỳ, mỗi nội dung công tác dân vận, Đảng có phương thức côngtác thích hợp, đồng thời, khi thực hiện sự lãnh đạo công tác dân vận đổi với từngloại tổ chức, Đảng có hình thức, phương pháp lãnh đạo đặc thù Hiện nay,phương thức công tác của Đảng chủ yếu gồm:
Một là, Đảng tiến hành công tác dân vận bằng đường lối, chủ trương, chính sách
Hai là, Đảng làm công tác dân vận thông qua phát huy vai trò quản lý của Nhà nước
Ba là, Đảng tiến hành công tác dân vận bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục nhân dân
Bốn là, Đảng tiến hành công tác dân vận thông qua Mặt trận và các đoàn thể nhân dân
Năm là, Đảng tiến hành công tác dân vận thông qua tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên
* Thực trạng công tác dân vận của Đảng ta hiện nay
- Ưu điểm
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đánh giá:
“Công tác dân vận được chú trọng và tiếp tục đổi mới; quan điểm "dân là gốc", là chủ thể của công cuộc đổi mới được nhận thức và thực hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn; mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được củng cố, tăng cường” Cụ thể:
Một là, nhận thức trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng và hệ thống
chính trị được nâng cao; coi trọng việc lắng nghe, nắm tình hình và giải quyếtnhững nguyện vọng, kiến nghị hợp pháp, chính đáng, những vấn đề bức xúc củanhân dân; góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân
và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng
Hai là, Trung ương đã tổng kết, sơ kết, ban hành nhiều chủ trương và tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, nhất là đối với những địa bàn, lĩnh vực
Trang 18phức tạp, nhạy cảm, những nơi xảy ra điểm nóng, khiếu kiện kéo dài, góp phầngiữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
Ba là, công tác dân vận của hệ thống chính trị, nhất là dân vận chính
quyền được đẩy mạnh và thực hiện khá đồng bộ ở các cấp, các ngành, tạochuyển biến về nhận thức và nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân của độingũ cán bộ, công chức Chính phủ đã xây dựng, vận hành hệ thống tiếp nhận, trảlời phản ánh, kiến nghị của nhân dân và doanh nghiệp; nhiều địa phương đãcông khai đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kiến nghị của nhân dân Phongtrào thi đua "Dân vận khéo" được mở rộng về phạm vi và đối tượng, trở thànhhoạt động thường xuyên và có hiệu quả
Bốn là, công tác tiếp dân và đối thoại với nhân dân của người đứng đầu
cấp uỷ, chính quyền từng bước đi vào nền nếp Hoạt động giám sát, phản biện
xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị - xã hội ở các cấp và nhân dân theo các quyết định của Bộ Chính trịđược đẩy mạnh và có chuyển biến tích cực
- Khuyết điểm, hạn chế
Công tác dân vận có nơi, có lúc còn hạn chế; một số cấp ủy, tổ chức đảngxem nhẹ công tác dân vận Cụ thể:
Một là, việc nắm, đánh giá, dự báo tình hình, nhất là ở những địa bàn
phức tạp còn chưa kịp thời, sâu sát; việc nắm tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu củanhân dân chưa chắc, chưa sát Từ đó dẫn đến, việc đề ra các chủ trương, chínhsách đối với các đối tượng nhân dân chưa kịp thời, chưa bám sát những biến đổitrong thực tiễn và điều kiện, hoàn cảnh của đất nước Bên cạnh, việc quán triệt,nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tácdân vận chưa sâu sắc, chưa dự báo, nắm bắt đầy đủ những diễn biến, tâm tư,nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có biện pháp xử lý phù hợp, vẫn còn
có lúc việc xử lý tình huống bức xúc, điểm nóng chưa kịp thời
Hai là, công tác vận động tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền,