1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) khái niệm và cơ cấu nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

19 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái Niệm Và Cơ Cấu Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Tác giả Lê Thị Minh Anh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Lương Thị Khánh Linh, Trần Thùy Linh, Hà Thị Như Ngọc, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Phương, Đỗ Thu Trang, Trần Cẩm Tú, Nguyễn Thị Vân, Tô Lan Phương, Trần Thị Xinh
Người hướng dẫn Trần Hạnh Linh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

+ Do nhân dân cử tri cả nước trực tiếp bầu ra.+ Theo điều 69 Hiến pháp năm 2012, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp vàcó quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nướ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TIẾNG ANH

-

-BÀI THẢO LUẬN

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn : Trần Hạnh Linh

Hà Nội, 10/2023 Biên bản cuộc họp

Trang 2

I Công tác chuẩn bị:

- Thời gian 21h ngày 30/9/2023.

- Cuộc họp diễn ra trên nền tảng Google Meet.

II Nội dung cuộc họp:

- Phân tích đề tài, xác định cách giải quyết đề tài thảo luận.

- Phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên.

- Chốt deadline cho từng hạng mục nhiệm vụ.

III Bảng phân chia nhiệm vụ:

1 Lê Thị Minh Anh 22D170003 - Tổng hợp word

2 Nguyễn Thị Thanh Huyền 22D170086 - Thiết kế powerpoint

3 Lương Thị Khánh Linh 22D170105 - Tìm nội dung câu 1: khái niệm,

cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

- Chuẩn bị minigame

4 Trần Thùy Linh 22D17020 - Tìm nội dung lý thuyết liên

quan đến tình huống cần giải quyết

5 Hà Thị Như Ngọc 22D170160 - Phản biện và trả lời câu hỏi

phản biện

6 Nguyễn Thị Hồng Nhung 22D170181 - Tổng hợp word

7 Nguyễn Thị Phương 22D170193 - Tìm câu hỏi và thuyết trình

phần minigame

8 Tô Lan Phương (trưởng

nhóm)

22D170198 - Thuyết trình câu 2

- Phân công công việc

- Rà soát lại nội dung

9 Đỗ Thu Trang 22D170245 - Thuyết trình lý thuyết câu 1

- Chỉnh sửa bản Word

10 Trần Cẩm Tú 22D170257 - Thiết kế Powerpoint

11 Nguyễn Thị Vân 22D170623 - Hoàn thành phần giải quyết tình

2

Trang 3

12 Trần Thị Xinh 22D170271 - Phản biện và trả lời câu hỏi

phản biện

3

Trang 4

MỤC LỤC:

Câu 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN: 6

1.1: Khái niệm và cơ cấu Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 6

1.1.1: Khái niệm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 6

1.1.2: Cơ cấu bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 6

Câu 2: LÝ THUYẾT VỀ CHIA TÀI SẢN: 8

Thừa kế theo di chúc: 8

1: Thừa kế theo di chúc: 8

2: Điều kiện có hiệu lực của di chúc: 8

3: Hiệu lực pháp luật của di chúc: 9

4 Người thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc: 10

5 Di sản dùng vào việc thờ cúng: 11

6 Di tặng 11

Thừa kế theo pháp luật 11

1 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 11

1 Hàng thừa kế theo luật 11

2 Thừa kế thế vị: 12

Vận dụng để giải quyết tình huống đề bài: 12

4

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Bài thảo luận của nhóm chúng em chắc chắn đã không hoàn thiện một cách tốt nhất nếu không có những kiến thức sâu sắc về môn pháp luật đại cương và sự tận tình hướng dẫn của cô Trần Hạnh Linh Chúng em xin trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc tới cô Trong quá trình làm tiểu luận môn pháp luật đại cương, chúng em đã có những tư duy mới hơn, sâu hơn về môn học và cách giải quyết các tình huống thực tiễn

Tiểu luận của chúng em tất nhiên sẽ không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý từ quý thầy cô và các bạn học cùng lớp giúp bài thảo luận hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

5

Trang 6

Câu 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN:

1.1: Khái niệm và cơ cấu Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

1.1.1: Khái niệm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức”

1.1.2: Cơ cấu bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là một hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, mang tính quyền lực nhà nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa, được thành lập và tổ chức trên cơ sở các nguyên tắc chính trị - xã hội tạo thành một cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa Theo Hiến pháp 2013, bộ máy nhà nước bao gồm ba hệ thống cơ quan và chủ tịch nước

 Các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan đại diện):

Hệ thống cơ quan này do nhân dân trực tiếp bầu ra và đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước Hệ thống này gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân

- Quốc hội:

+ Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Do nhân dân cử tri cả nước trực tiếp bầu ra

+ Theo điều 69 Hiến pháp năm 2012, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp và

có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước

+ Hiến pháp năm 2013 quy định cơ cấu của Quốc hội bao gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch và các cơ quan trực thuộc khác như Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, kiểm toán nhà nước và hội đồng bầu cử quốc gia

- Hội đồng nhân dân:

6

Trang 7

Discover more

from:

Document continues below

Cơ sở văn hóa

việt nam

Trường Đại học…

154 documents

Go to course

Trang 8

+ Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên

+ Theo điều 113 Hiến pháp năm 2013, Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân

 Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước:

- Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch nước Cơ cấu của Chính phủ bao gồm: Thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

- Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên Ủy ban nhân dân

tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao

 Các cơ quan tư pháp:

Hệ thống cơ quan tư pháp của nước ta bao gồm Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân

- Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Tòa án bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự

- Viện kiểm sát nhân dân thực hiện công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp Viện kiểm sát có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ các vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội như quyền con người, pháp luật, lợi ích … Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Viện kiểm sát quân sự các cấp

 Chủ tịch nước:

7

Bài thảo luận - nhóm

7 - Đặc trưng vùng…

Cơ sở văn hóa việt… 94% (50)

20

Bài thảo luận Đặc trưng vùng văn hóa…

Cơ sở văn hóa việt… 100% (9)

23

Đặc trưng văn hóa Tây Bắc

Cơ sở văn hóa việt… 84% (25)

25

ĐẶC TRƯNG VÙNG VĂN HOÁ TÂY BẮC

Cơ sở văn hóa việt… 100% (3)

26

Cơ sở văn hóa Tây Nguyên - bài thảo…

Cơ sở văn hóa việt… 100% (2)

45

Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam

Cơ sở văn hóa việt… 100% (2)

39

Trang 9

- Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội, đối ngoại

- Chức danh này do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu của Quốc hội

- Chủ tịch nước là một chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước, có sự phối hợp với các

cơ quan khác trong quá trình thực hiện quyền lực của nhà nước

- Là người giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh

Câu 2: LÝ THUYẾT VỀ CHIA TÀI SẢN:

 Thừa kế theo di chúc:

1: Thừa kế theo di chúc:

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển tài sản của người đã chết cho những người thừa kế theo ý chí tự nguyện của người để lại di sản thể hiện trong di chúc

2: Điều kiện có hiệu lực của di chúc:

Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không phân biệt nam, nữ, tôn giáo hay thành phần,… Họ có toàn quyền trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của mình Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc nhưng

di chúc đó phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc

Điểm a, Khoản 1, Điều 630, BLDS 2015 quy định: “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép”, tức là không có sự tác động của chủ thể khác làm người lập di chúc không thể hiện được ý chí tự nguyện khi lập di chúc

Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc chỉ định người thừa

kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra các điều kiện để chia di sản thừa kế Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 630, BLDS 2015 thì: “Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; ” Chẳng hạn, trong di chúc người lập di chúc không thể định đoạt vật mà Nhà nước cấm lưu thông, định đoạt tài sản

8

Trang 10

cho những tổ chức phản động, đưa ra những điều kiện trái pháp luật đối với người thừa kế (giết người, huỷ hoại tài sản, không được nuôi dưỡng, chăm sóc người mà người thừa kế có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng )

di chúc phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định như di chúc miệng hoặc

di chúc bằng văn bản Hình thức của di chúc là nguồn chứng cứ được sử dụng để chứng minh ý chí đích thực của người lập di chúc về việc định đoạt di sản

+ Di chúc miệng: là sự thể hiện ý chí của cá nhân thông qua lời nói và được những người khác ghi lại bằng văn bản Tuy nhiên cá nhân chỉ có thể lập di chúc miệng trong trường hợp tính mạng của họ bị cái chết đe doạ và không thể lập di chúc bằng văn bản.Việc lập

di chúc miệng phải có mặt ít nhất hai người làm chứng Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng phải ghi chép lại nội dung của di chúc, cùng ký tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ (Khoản 2, Điều

629, BLDS 2015)

+ Di chúc bằng văn bản: là sự thể hiện ý chí của cá nhân dưới hình thức văn bản Văn bản này có thể là văn bản viết tay, văn bản đánh máy tuỳ từng trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định Di chúc bằng văn bản có các loại sau đây: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực

3: Hiệu lực pháp luật của di chúc:

Theo quy định tại Điều 643, BLDS 2015 thì hiệu lực pháp luật của di chúc được xác định như sau:

- Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế

- Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; hoặc cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

9

Trang 11

- Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực

- Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm

mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần

di sản còn lại vẫn có hiệu lực

- Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực

- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực

- Quyền của người lập di chúc:

Pháp luật ghi nhận cho người lập di chúc có các quyền sau đây (Điều 626, BLDS 2015): Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia

di sản; người công bố di chúc

4 Người thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc:

Đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm vợ hoặc chồng của người chết; cha, mẹ đẻ, cha, mẹ nuôi; con chưa thành niên (con trai, con gái, con nuôi, con đẻ, con trong giá thú, con ngoài giá thú mà dưới 18 tuổi); con đã thành niên (từ

đủ 18 tuổi trở lên) không có khả năng lao động Những người này phải được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng nhưng giá trị phần di sản được hưởng là quá ít (chưa bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật) Đặc biệt, cần lưu ý việc

sẽ không cho người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nếu

họ từ chối nhận di sản, hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản

10

Trang 12

5 Di sản dùng vào việc thờ cúng:

Pháp luật dân sự cho phép người để lại di sản trước khi chết có quyền để lại một phần

di sản dùng vào việc thờ cúng (quy định tại Điều 645, BLDS 2015), trừ trường hợp toàn bộ

di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó

6 Di tặng

Điều 646, BLDS 2015 quy định: “Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác” Theo quy định của pháp luật, việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc, nếu không ghi rõ thì sẽ được hiểu là thừa kế theo di chúc Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định

1 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

Theo quy định tại Điều 650, BLDS 2015 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

2 Hàng thừa kế theo luật:

Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải có một trong ba mối quan

hệ với người để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng Về

11

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w