1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận phương pháp luận biện chứng và ý nghĩa trong nhận thức khoa học

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp luận biện chứng và ý nghĩa trong nhận thức khoa học
Tác giả Vũ Thị Tường Vân, Nguyễn Như Ý, Phương Minh Anh, Trần Châu Anh, Vũ Minh Anh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Hoa
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,99 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I MỞ ĐẦU (4)
  • PHẦN II NỘI DUNG (0)
    • I. PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG (6)
      • 1. Biện chứng là gì ? (6)
      • 2. Phương pháp biện chứng (6)
      • 3. Vai trò của phương pháp biện chứng (7)
    • II. PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG TRONG NCKH (8)
      • 1. Khái niệm NCKH (8)
        • 1.1. NCKH là gì ? (8)
        • 1.2. Chức năng của NCKH (9)
        • 1.3. Mục tiêu của nghiên cứu khoa học (10)
        • 1.4. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học (11)
        • 1.5. Các loại hình NCKH (12)
      • 2. Hoạt động NCKH hiện nay (13)
        • 2.1. Hoạt động NCKH của sinh viên (13)
        • 2.2. Hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học (16)
      • 3. Hạn chế (18)
      • 4. Giải pháp (26)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Phương pháp biện chứng là phương pháp luận triết học, là một trong những phương pháp quan trọng nhất trong khoa học, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khoa học tự nhiên, kh

NỘI DUNG

PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG

Biện chứng là học thuyết về các mối liên hệ phổ biến và phát triển, nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Thuật ngữ "biện chứng" trong triết học lịch sử mang nhiều ý nghĩa khác nhau Theo nghĩa gốc, biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong lập luận (Socrates) Trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học Mácxít, biện chứng được dùng để chỉ phương pháp tư duy chung nhất.

Phương pháp biện chứng là phương pháp luận triết học đã tồn tại từ thời cổ đại, cả ở phương Đông và phương Tây Phương pháp này cho rằng mọi đối tượng đều tồn tại trong những mối liên hệ phổ biến vốn có, không thể tách rời Các thành phần của đối tượng luôn phụ thuộc, ảnh hưởng và ràng buộc nhau.

Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trạng thái luôn vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng phổ quát là phát triển Quá trình vận động này thay đổi cả về lượng và chất của các sự vật, hiện tượng Nguồn gốc của sự vận động, thay đổi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn nội tại trong bản thân sự vật, hiện tượng

Quan điểm biện chứng cho phép chủ thể nhận thức không chỉ thấy những sự vật riêng biệt mà còn thấy cả mối liên hệ giữa chúng, không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành, phát triển và tiêu vong của sự vật, không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật

1Theo Viện Từ điển khoa học và Bách khoa toàn thư Việt Nam

3 Vai trò của phương pháp biện chứng

Theo Ph.Ăngghen đã từng nhận xét, tư duy của các nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung hòa được, họ nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh, cô lập và tách rời, đối với họ một sự vật chỉ có thể tồn tại hoặc không tồn tại, một sự vật không thể vừa là chính nó vừa là cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau Ngược lại, tư duy biện chứng là tư duy mềm dẻo, linh hoạt, không tuyệt đối hóa nghiêm ngặt những ranh giới Tư duy biện chứng thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó, thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau Nhìn chung, phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại Vì vậy, phương pháp tư duy biện chứng được xem là công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới, là phương pháp luận tối ưu của mọi khoa học

Phương pháp luận biện chứng cũng có một vai trò vô cùng quan trọng trong NCKH, cụ thể được thể hiện qua các ý sau :

- Giúp xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức để nghiên cứu một bài khoa học sao cho phù hợp, hiệu quả Từ đó, việc nghiên cứu khoa học sẽ

“đi đúng đường ray” và đạt được các kết quả có giá trị cao

Giúp người nghiên cứu hiểu sâu đối tượng nghiên cứu, nhận thức được những mối liên hệ tương hỗ, sự vận động và phát triển liên tục của đối tượng Từ đó, nắm bắt được bản chất, quy luật vận động của đối tượng, hạn chế những quan điểm cá nhân phiến diện làm sai lệch kết quả nghiên cứu.

- Giúp rèn luyện tư duy phản biện, phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, đối chiếu thông tin, dữ liệu để tìm ra bản chất vấn đề Từ đó đưa ra nhận định, đánh giá toàn diện, khách quan, chính xác, tránh bị chi phối bởi quan điểm chủ quan, phiến diện

- Giúp tìm ra nguyên nhân, quy luật của vấn đề, từ đó đề xuất những giải pháp tối ưu, hiệu quả và các vấn đề được giải quyết một cách sáng tạo, chủ động

Tùy vào đối tượng nghiên cứu mà có thể ứng dụng phương pháp luận biện chứng sao cho phù hợp Khi nghiên cứu một hiện tượng tự nhiên thì cần xem xét hiện tượng đó trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác và trong sự vận động, phát triển không ngừng Còn khi nghiên cứu về một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, cần phân tích, đánh giá, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan và tránh những nhận thức mang tính phiến diện, cảm tính dẫn đến sai lệch kết quả.

PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG TRONG NCKH

Theo Babbie (2011) : NCKH là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống và quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý để tìm ra các kiến thức mới nhằm giải thích các sự vật hiện tượng

Theo Armstrong và Sperry (1994) : NCKHdựa vào việc ứng dụng các phương pháp khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, để sáng tạo phương pháp và phương tiện kĩ thuật mới cao hơn, giá trị hơn Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới NCKH là hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm

NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến (hoặc chưa biết đầy đủ) tức là tạo ra sản phẩm dưới dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp NCKH là quá trình nhận thức hướng vào : Khám phá những thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tượng, phát hiện các quy luật vận động vốn có của sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm phát triển nhận thức về thế giới khoa học

NCKH là hoạt động trí tuệ sáng tạo góp phần cải thiện hiện thực :

- Vận dụng quy luật để sáng tạo các giải pháp tích cực vào sự vật hiện tượng

- Tạo dựng các nguyên tắc hoàn thành các nguyên lý hoàn toàn mới về công nghệ nhằm phục vụ cho công cuộc chế biến vật chất và thông tin

Vậy bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng và cải tạo thế giới

Hai mục đích cơ bản của nghiên cứu : nhận thức và cải tạo thế giới Được thực hiện thông qua các chức năng : a Mô tả

Nhận thức khoa học bắt đầu bằng sự mô tả sự vật hiện tượng (đối tượng nghiên cứu) Người nghiên cứu đưa ra hệ thống tri thức về nhận dạng đối tượng nghiên cứu: tên gọi, hình thái, động thái, cấu trúc, hình thức, chức năng của nó: mô tả định tính nhằm chỉ rõ đặc trưng về sự vật hiện tượng… giúp phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa đối tượng nghiên cứu với các sự vật khác

Kết quả của nó là sự mô tả khái niệm được biểu hiện lên bằng kinh nghiệm b Giải thích

Giải thích trong NCKH là làm rõ căn nguyên dẫn đến sự hình thành và phát triển, quy luật chi phối quá trình vận động của đối tượng nghiên cứu, đưa thông tin lý giải về bản chất đối tượng (khẳng định bản chất được phát biểu dưới dạng tính chất của đối tượng)

Người nghiên cứu đưa ra những thông tin giải thích về nguồn gốc hình thành, động thái, cấu trúc, tương tác, hậu quả của tác động, quy luật chung chi phối quá trình vân động của đối tượng nghiên cứu giúp nhận dạng không chỉ những biểu hiện bên ngoài mà cả thuộc tính bên trong của đối tượng c Tiên đoán (dự đoán)

Tiên đoán về sự vật là sự nhìn trước quá trình hình thành, phát triển tiêu vong, sự vận động và những biểu hiện của sự vật tương lai

Nhờ hai chức năng: Mô tả, giải thích mà người nghiên cứu có khả năng ngoại suy nhìn trước xu thế vận động, quá trình hình thành, phát triển và biểu hiện của đối tượng nghiên cứu trong tương lai

Tuy nhiên, trong NCKH mọi phép ngoại suy và dự báo đều phải chấp nhận sự sai lệch nhất định Sự sai lệch trong các kết quả dự báo có thể do nhiều nguyên nhân: nhận thức ban đầu của người nghiên cứu chưa chuẩn xác, sai lệch do quan sát, sai lệch những luận cứ bị biến dạng trong sự tác động của các sự vật khác, môi trường cũng luôn có sự biến động… d Sáng tạo

NCKH không bao giờ dừng lại ở chức năng: mô tả, giải thích và tiên đoán mà sứ mệnh có ý nghĩa lớn lao của nghiên cứu khoa học là sáng tạo các giải pháp để cải tạo thế giới Hơn nữa, NCKH luôn đòi hướng tới cái mới đòi hỏi sự sáng tạo và nhạy bén tư duy

1.3 Mục tiêu của nghiên cứu khoa học

NCKH nhằm bốn mục tiêu :

- Mục tiêu nhận thức : Phát triển ngày càng sâu, rộng nhận thức của con người về thế giới, phát hiện các quy luật của thế giới, phát triển kho tàng tri thức nhân loại.

- Mục tiêu sáng tạo : Nhằm tạo ra công nghệ mới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, nâng cao trình độ văn minh, nâng cao năng suất trong tất cả các lĩnh vực hoạt động

- Mục đích kinh tế : NCKH phải dẫn tới hiệu quả kinh tế góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội

Mục tiêu văn hóa và văn minh là mở mang dân trí, nâng cao trình độ văn hóa, góp phần vào việc hoàn thiện con người Thông qua các hoạt động văn hóa, xã hội sẽ được nâng lên một trình độ văn minh cao hơn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện và bền vững.

1.4 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học a Tính mới

Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học NCKH luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới, không chấp nhận sự lặp lại như cũ đó là thí nghiệm hay trong cách lý giải và kết luận Hướng tới cái mới đòi hỏi sự sáng tạo và nhạy bén của tư duy b Tính thông tin Đây là đặc điểm quan trọng của NCKH, bởi vì bất kì sản phẩm nào của NCKH (như: báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, mẫu vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm về một phương thức sản xuất mới…) đều mang lại đặc trưng thông tin, là kết quả của quá trình khai thác và xử lý thông tin Đặc điểm này phản ánh trình độ và năng lực của người nghiên cứu : Phải biết tìm thấy trong các nguồn thông tin những giá trị hữu ích phục vụ cho mục đích nghiên cứu c Tính tin cậy

Tính kiểm chứng là đặc trưng của khoa học đòi hỏi kết quả nghiên cứu của một người khi được tiến hành lại bởi những người khác trong cùng điều kiện thí nghiệm giống nhau phải cho ra kết quả giống nhau hoàn toàn Khi đó kết quả có thể được xem là đủ tin cậy về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng.

Ngày đăng: 28/08/2024, 11:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w