Và như vậy, Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về hòa giải thương mại và trước đó là Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực tử ngày 01/01/2017 với Chương XXXIII về Thủ tục công nhận kết
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
BÀI TIỂU LUẬN Môn: THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI TRONG TRANH CHẤP DÂN SỰ
Đề tài: GIẢI QUYẾT TRANH CHÁP THƯƠNG MẠI QUOC TE BANG HOA
GIẢI TẠI VIỆT NAM GV: ThS Nguyễn Thế Đức Tâm
Nhóm Tác Giả
1 Nguyễn Việt Gia Bảo - K205032125
2 Phạm Thị Như Quỳnh - K205030809
3 Hồ Thị Tiểu Nghi - K205032144
4 Huỳnh Thị Mỹ Tiền - K205032162
5 Nguyễn Phạm Hoàng Vy - K205032175
6 Nguyễn Hoàng Thiên Kim - K205032136
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
2.2 Đặc Trưng Cơ Bản Của Hòa Giải Thương Mại 5
4.2 Đánh Giá Khó Khăn Của Việt Nam Nếu Tham Gia Công Ước 15
LỜI CÁM ƠN
Đề hoàn thành tiểu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Nguyễn Thế Đức Tâm đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận đụng chúng vào bài tiểu luận này
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiêu luận được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc
Trang 3TONG QUAN TIEU LUAN Tớm fắt: Trong những năm gần đây, việc giải quyết tranh chấp thương mại ở nước ta dựa nhiều và góp phần không nhỏ vào vấn đề quá tải hệ thống tòa án Hòa giải thương mại - một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolution
- ADR) - có thế là một lựa chọn tốt đề đa dạng hóa phương thức giải quyết tranh chấp
và giảm gánh nặng cho tòa án Hòa giải thương mại luôn được coi là phương thức hữu hiệu và khá phổ biến trên thế giới Với sự ra đời của Nghị định 22/2017/NĐ-CP ban hành ngày 24/02/2017 và có hiệu lực từ ngày 15/4/2017 và trước đó là Bộ luật Tổ tụng dân sự 2015 có hiệu lực tử ngày 01/01/2017 với Chương XXXIH về Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án thì hòa giải thương mại đã có những viên gạch đầu đặt nền móng xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện về hòa giải tại Việt Nam Nhưng sau 5 năm áp dụng, Nghị định 22/2017/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập
về cả mặt lý luận và thực tiễn thi hành Tiêu luận trình bảy một số nội dung về pháp luật hòa giải thương mại tại Việt Nam, về một số bắt cập lý luận pháp lý và thực tiễn thi hành của hòa giải thương mại tại Việt Nam Bên cạnh đó tiêu luận còn bình luận về hòa giải thương mại quốc tế thông qua Công ước Singapore đề tiếp tục xây đựng và hoàn thiện, đề hòa giải thương mại thực sự là một công cụ hữu hiệu, hỗ trợ việc giải quyết tranh chấp thương mại
Từ Khoá: Hòa giải thương mại, Công ước Singapore, Nghị định 22/2017
Nhóm túc giả:
Nguyễn Việt Gia Bảo - K205032125
Phạm Thi Nhu Quynh - K205030809
Hồ Thi Tiéu Nghi - K205032144
Huynh Thi My Tién - K205032162
Nguyễn Phạm Hoàng Vy - K205032175
Nguyễn Hoàng Thiên Kim - K205032136
Tên đề tài: Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Quốc Tế Bằng Hòa Giải Tại Việt Nam
Tên Môn Học: Thương Lượng Và Hòa Giải Trong Tranh Chấp Dân Sự
Giảng Viên Hướng Dẫn: Nguyễn Thế Đức Tâm
Khoa: Luật; Ngành: Luật Dân sự
Trưởng: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
Trang 41 ĐẶT VẤN ĐÈ Hiện nay, việc giải quyết tranh chấp thương mại ở nước ta chủ yếu thông qua hệ thống tòa án Hòa giải thương mại - một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolution - ADR) - có thể là một lựa chọn tốt để đa dạng hóa phương thức giải quyết tranh chấp và giảm gánh nặng cho tòa án Hòa giải thương mại luôn được coi là phương thức hữu hiệu và khá phô biến trên thé giới.!
Trước khi có Nghị định 22/2017/NĐ-CP ban hành ngày 24/02/2017 và có hiệu lực từ ngày 15/4/2017 (gọi tắt là Nghị định 22) cơ sở pháp lý cho hoạt động này chỉ dừng lại ở khung pháp luật tại một số đạo luật như Luật Thương mại 2005, Luật Trọng tài thương mại 2010, Luật Đầu tư 2014 và Bộ luật Dân sự 2015
Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại đặt ra yêu cầu đa dạng hóa phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án và trọng tài, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh và ổn định, góp phần phát triển kinh tế, đây mạnh hội nhập quốc tế thì việc xây dựng Dự thảo Nghị định quy định hòa giải thương mại với tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận, hoàn toàn độc lập ngoài tòa án vả trọng tài phù hợp với Luật mẫu ƯNCITRAL2 là hoàn toàn phù hợp
Và như vậy, Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về hòa giải thương mại và trước đó là Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực tử ngày 01/01/2017 với Chương XXXIII về Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có thế được coi là mốc đánh dấu đối với sự ra đời trên thực tế và toàn diện của Hòa giải thương mại tại Việt Nam, cụ thê hóa được các vấn đề về nguyên tắc của hòa giải thương mại; phạm vi thâm quyền của hòa giải thương mại; tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại; việc thành lập và hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại
Bài viết sẽ phân tích, tìm hiểu tổng quát về hòa giải thương mại, thực tiễn thí hành hòa giải thương mại tại Việt Nam, một số vấn đề pháp ly cần tiếp tục được đặt ra
từ nghị định số 22/2017/NĐ-CP và cung cấp một số bình luận về Công Ước Singapore cũng như là những khó khăn của Việt Nam khi tham gia Công Ước, từ đó đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại tại Việt Nam
1 Nguyễn Bá Bình, Nguyễn Thị Anh Thơ (2015), Pháp luật về hoa giải thương mại và một số khuyến nghị hoàn
thiện Tham khảo trực tuyển tại: [http:/www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208324], truy cập
ngày 11/11/2022,
2 UNCITRAL - United Nations Commission On International Trade Law: Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế
3 Báo cáo đánh giá tác động Nghị định về Hòa giải thương mại của Bộ Tư pháp (29/5/2015)
4
Trang 52 TONG QUAT VE HOA GIAI THUONG MAI TAI VIET NAM 2.1 Định Nghĩa
Hòa giải thương mại có thể nói là một khái niệm khá mới ở Việt Nam, tuy nhiên,
“hòa giải” lại là một thuật ngữ quen thuộc đối với người đân và doanh nghiệp Theo từ điển luật học của Black, hòa giải là: Sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vĩ của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhăm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung
gian hòa giải (bên trung lập)
Theo quy định tại khoản L Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về khái
niệm hòa giải thương mại cụ thể như sau:
Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại (bên thứ 3) làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định
Đồng thời, tại Điều 2 của Nghị định này cũng quy định rõ về phạm vi giải quyết tranh chấp băng hòa giải thương mại, bao gồm: (¡) Tranh chấp giữa các bên phát sinh
từ hoạt động thương mại, (ii) Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại và (ii) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết băng hòa giải thương mại
2.2 Đặc Trưng Cơ Bản Của Hòa Giải Thương Mại
Hòa giải phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng: bí mật thông tin, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác; thỏa thuận hòa giải không
vi phạm điều cắm, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trén tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền lợi của bên thứ ba
Việc thỏa thuận hòa giải được thực hiện trước, sau và trong quá trình giải quyết tranh chấp Khi đạt được kết quả hòa giải thành thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại thì các bên có thể tự nguyện thực hiện kết quả hòa giải thành
đó mà không phải thực hiện thêm bất cứ một thủ tục nào
Kết quả hòa giải thành thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được tòa ân công nhận có thé duoc cưỡng chế thi hành như bản án có hiệu lực của tòa án hay phán quyết trọng tài
Hòa giải viên, là cầu nối - trung gian giúp các bên trong tranh chấp thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp đó Hòa giải viên, tức bên thứ ba có vị trí độc
4 Phan Trọng Đạt, „ Tông quan về hòa giải tường mại tại Việt Nam Tham khảo trực tuyển tại:
a ng-qu MI
Papers Bao-cao-tong-quan-ve- “Hoa-aiai-thuong- mnai-tai- Vietnam 6, 2020 pdf] truy c cập ngày 1U 11/2022
5
Trang 6lập, không chia sẻ lợi ích với bất kỳ bên nào trong tranh chấp (giống như trọng tài viên)
Khác với trọng tài viên trong phương thức giải quyết tranh chấp băng trọng tài thương mại, hòa giải viên trong hòa giải thương mại không có quyền xét xử và ra phán quyết cuối cùng mà chỉ có nghĩa vụ giúp các bên tiến hành hòa giải theo một trình tự nhất định, giúp đảm bảo tiễn trình hòa giải diễn ra đúng hướng
2.3 Quy Trình Hòa Giải Thương Mại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định cụ thê về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải thì “các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại đề tiễn hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tụ, thủ tục hòa giải Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiễn hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận ”
Có thể thấy, Nghị định 22/2017/NĐ-CP không quy định cụ thê về quy trình hòa giải mà sẽ để từng trung tâm hòa giải tự lập quy tắc hòa giải và các bên tự lựa chọn giữa quy trình của các trung tâm này Các bên cũng có thể tự thỏa thuận với nhau về trình tự thủ tục hòa giải Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận vẻ trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiễn hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên
và được các bên chấp thuận
Một quy trình hòa giải tiêu chuân thông thường bao gồm 05 giai đoạn như sau:
() Giai đoạn chuẩn bị: Thông thường, tại giai đoạn chuẩn bị thì các bên trong tranh chấp sẽ tiền hành chọn ra hòa giải viên thương mại theo lời mời, giới thiệu từ bên thứ ba hay được chỉ định Sau đó, hòa giải viên thương mại sẽ tiến hành liên lạc với các bên dé tiễn hành thu thập các thông tin về vụ việc, cung cấp thông tin cho các bên về quy trình đàm phán, vai trò của hòa giải viên, tác dụng và chức năng của hòa giải cũng như sắp xếp về thời gian, địa điểm cho buôi hòa giải, tiền phí, kế hoạch hòa giải sơ bộ,
(ii) Giai đoạn mở đầu: Trước khi vào giai đoạn này, hòa giải viên phải đảm bảo
đã nhận được đây đủ thông tin, tài liệu từ các bên và đã giới thiệu đầy đủ thông tin của hòa giải viên cho các bên cũng như tạo ra một bầu không khí thoải mái để có thê tiến hành buổi hòa giải Ngoài ra, hòa giải viên sẽ nêu và thông qua quy trình hòa giải, các nguyên tắc cơ bản của buôi hòa giải như: hòa giải viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tính bảo mật của buôi hòa giải, Cũng tại giai đoạn này, các bên sẽ trình bày tóm tắt lại vụ việc đồng thời nêu lên các vẫn đề tranh chấp cũng như các yêu cầu của mình
Trang 7(ii) Giai đoạn khai thác thông tin: Bắt đầu khi giai đoạn mở đầu kết thúc và cũng là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của buôi hòa giải Trong giai đoạn này, hòa giải viên sẽ đưa ra một lịch trình cụ thể để các bên tiễn hành buỗi hòa giải Hòa giải viên, có thể xác định chính xác vấn đề là gì, mối quan tâm của các bên và từ đó có thể nêu ra được phương án giải quyết thông qua các phiên họp chung, phiên họp riêng (tùy thuộc về tình hình thực tế và nhu cầu của mỗi bên tham gia)
(iv) Giai đoạn đàm phán: Thông thường, các bên đã sẵn sảng và đã chuân bị đầy đủ những điều khoản, điều kiện giải quyết tranh chấp và tiễn hành đưa ra các lời
đề nghị cho bên còn lại Kết quả của giai đoạn này là cơ sở để các bên xác lập biên bản hòa giải Tuy nhiên, đây là một giai đoạn vô cùng khó khăn bởi lẽ quá trình thảo luận, đàm phán giữa các bên có thể đi vào ngõ cụt bất cứ lúc nào Những trường hợp như
thế đòi hỏi hòa giải viên phải có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống để
điều phối cuộc thảo luận và giữ bình tĩnh cho các bên
(v) Giai đoạn kết thúc: Khi các bên đã thống nhất ý kiến (đạt được hòa giải thành hoặc hòa giải không thành) Trong trường hợp đại được kết quả hòa giải thành, hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải ghi nhận những thỏa thuận giữa các bên và cùng đại điện hợp pháp giữa các bên ký để xác lập tính có hiệu lực của biên bản hòa giải Ngược lại, trường hợp hòa giải không thành thì các bên có thể yêu các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy
định của pháp luật.Š
2.4 Thi Hành Thoả Thuận Hoà Giải Thành
Khi đạt được kết quả hòa giải thành thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, các bên có thể tự nguyện thực hiện kết quả hòa giải thành đó mà không phải thực hiện thêm bất cứ một thủ tục nào
Tuy nhiên, để bảo đảm rằng mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ của minh theo kết quả hòa giải thành, các bên cũng có thể yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành
đó Kết quả hòa giải thành thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được Tòa án công nhận có thê được cưỡng chế thi hành như bản án có hiệu lực của Tòa án hay Phán quyết trọng tài
Kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật Tổ tụng dân sự Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã quy định một chương XXXHHI, quy định Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án Không phải tất cả kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án đều được công nhận Để được công nhận, kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải đo người có thâm quyền có nhiệm vụ hòa giải tiễn hành hòa
5 Thiểu Thị Kiều Thu, Cao Duy Khôi (2021), Thủ tục hòa giải thương mại ~ tiến bộ hay rào cản), Apolat Legal Tham khảo trực tuyen tại: [https://apolatlegal com/vi/thu-tuc-h an/?
lid=IwA ROuX' IYAH3fobal0sIYIPMp_so36TYJ1Stlvrgimi IITeVTIOk] truy cập ngày 11/11/2022
Trang 8
giải theo quy định của pháp luật về hòa giải
Cụ thê, căn cứ Điều 416 Bộ luật này thì chỉ những kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tô chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thâm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải mới được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận
Đồng thời, căn cứ theo Điều 417 quy định về điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án như sau:
“1 Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đây đủ năng lực hành vi dân sự
2 Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyên, nghĩa vụ đối với nội dụng thỏa thuận hòa giải Trường hợp nội dưng thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyên, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đông ý
3 Một hoặc cả hai bên có đơn vêu cẩu Tòa án công nhận
4 Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vì phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trồn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba”
Dựa trên những căn cứ này mà Tòa án sẽ ra quyết định có công nhận công nhận kết quả thỏa thuận hay không Và trong các điều kiện công nhận nêu trên, Tòa án sẽ đặc biệt quan tâm đến điều kiện nội dung thỏa thuận hòa giải thành “không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba”
Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
có hiệu lực thí hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thí hành theo pháp
luật về thi hành án dân sự
2.5 Hoà Giải Viên Và Trung Tâm Hoà Giải
2.5.1, Hòa Giải Viên Viên Thương Mại
Theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP, hòa giải viên thương mại được chia thành hai loại, hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại trong danh sách của tô chức hòa giải thương mại (trung tâm hòa giải thương mại) Một số hòa giải viên thương mại vụ việc cũng đồng thời là hòa giải viên thương mại trong danh sách của các trung tâm hòa giải
Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 4001/BTP-BTTP ngày 18/10/2018 về việc hướng dẫn đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, năm 2022, cả nước có 343 hòa giải viên thương mại (139 hòa giải viên của Trung tâm hòa giải thương mại; 204 hòa giải viên của
Trang 9Trung tâm trọng tài có đăng ký hoạt động hòa giải thương mại).°
Về tiêu chuẩn Hòa giải viên thương mại, căn cứ tại Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại như sau:
“1 Người có đủ tiếu chuẩn sau đây thì được làm hòa giải viên thương mại:
4) Có đây đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tu, khách quan;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;
c) Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan
2 Hòa giải viên thương mại được thực hiện hòa giải thương mại với tư cách là hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tô chức hòa giải thương mại theo quy định tại Nghị dịnh này
3 76 chức hòa giải thương mại có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại của tô chức mình cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này
4 Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử
lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không được làm hòa giải viên thương mại ”
Ngoài ra, trong một cuộc trao đôi với Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC), Luật sư Trương Trọng Nghĩa - nguyên đại biéu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) thuộc đoàn đại biếu Thành phố Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hỗ Chí Minh,
Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ, Luật sư thuộc Đoàn Luật sư Thành phố: Chuyên gia tư vấn của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từ tháng 6 năm 1998 đến nay, đã có một số chia sẻ về tiêu chuân của một hòa giải viên thương mại như sau:
“Hòa giải viên thương mại đòi hỏi nhiều tiếu chuẩn, bên cạnh các tiêu chuẩn cơ bản được quy định tại diéu 7 Nghị định 22, tôi xin duoc làm rõ và đưa ra một SỐ lưu y khi lựa chọn Hòa giải viên dưới đây
Thnk nhat, vé chuyên môn, hòa giải viên cần có kiến thức, hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn trong chính lĩnh vực mà các bên đang có tranh chấp, ví đụ như với tranh chấp trong lĩnh vực vận chuyên hàng hóa đường biển, hòa giải viên cẩn có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động vận chuyên và hóa đường biến
6 Hoàng Yến (2022), Hòa giải tường mại, phương thức tối ưu trong giải quyết tranh chấp, Báo Can Tho Tham khảo trực tuyến tai: [https://ba hoa-giai-thu a 1 1 1u ai-qu a
chap-al147318 html], truy cập ngày 09/1 1/2022
Trang 10
Không chỉ vậy, vì hòa giải có thể đi đến một sự thỏa thuận mang tỉnh chất pháp lý cho nên hòa giải viên đù ở lĩnh vực nào cũng cân có kiến thức về pháp luật, dé giúp các bên không đi đến hành vì sai pháp luật, dân đến kết quả hòa giải không thì hành được Thứ hai, về kỹ năng, hòa giải viên cẩn có kinh nghiệm trong việc thuyết phục, phân tích, xây dung lý lẽ dé thuyết phục các bên, đông thời có kĩ năng làm việc với các bên Ở đây các bên đang có tranh chấp với nhau, có thể tranh chấp mới ở giai đoạn dau nhưng cũng có thể khi tranh chấp đã sâu sắc hơn Vậy nên, kĩ năng hòa giải giúp các bên ngôi được với nhau để đi đến một giải pháp thân thiện Ngoài việc tự trang bị
và vận dụng khéo léo các kỹ năng tiễn hành hòa giải, hòa giải viên cũng cân nghiên cứu hồ sơ vụ việc, tính chất, tình tiết của vụ việc dé tìm phương án gơi ý giúp các bên tìm được điểm lợi ích chung và tiến tới hòa giải "”
Như vậy, ta có thế thấy hòa giải viên đóng vai trò lớn trong công cuộc giải quyết tranh chấp của các bên và lựa chọn hòa giải viên nên được cân nhắc kỹ lưỡng
Hiện tại chưa có một cơ sở đảo tạo hòa giải viên hay một chương trinh dao tạo hòa giải viên nào tại Việt Nam một cách chính thức tuy một số tô chức như Cục bổ trợ
tư pháp, VMC, Học viện tư pháp, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư tỉnh/thành phố đã tô chức một số khóa tập huấn có thời lượng từ một buôi cho tới hai ngày.Š
Tuy nhiên, số lượng và chất lượng của các hoạt động nói trên còn hạn chế Ngày 02/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1268/QĐ-TTg “phê duyệt Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bang phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại” Hy vọng rằng, việc thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1268 nói trên sẽ góp phần tích cực nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về hòa giải thương mại
2.5.2 Trung Tâm Hòa Giải
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về “Tổ chức hòa giải thương mại” thì tô chức hòa giải thương mại bao gồm:
“], Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nohị định này
2 Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này ”
Theo số liệu chính thức trên trang điện tử của Bộ Tư pháp, Việt Nam hiện có l5
Ý Trung tâm hòa giải Việt Nam (2021), Hòa giải thương mại các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực xây dựng Tham khảo trực tuyên tại: [https:/www.vmc.org.vn/thu-tuc-hoa-giai/hoa-giai-thuong-mai-cac-tranh-chap-phat- sinh-trong-linh-vuc-xay-dung-al23.html], truy cap ngay 11/11/2022
8 Phan Trong Dat (2018), dd
10