1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên Dự Thi Cấp Khoa - Học Viện Ngân Hàng Năm Học 2021 - 2022 Nghiên Cứu Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Tăng Trưởng Bao Trùm Tại Việt Nam.pdf

76 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 8,35 MB

Nội dung

Vào năm 2015, hội nghị APEC tại Philippinescũng lấy chủ đề là “Xây dựng các nền kinh tế bao trùm, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.Quan trọng là thế, tuy nhiên, khác với tăng trưởng vì

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN DỰ THI CẤP KHOA - HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NĂM HỌC 2021 - 2022

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Dương Ngọc Thủy – K22CLCB – 22A4010165

Nguyễn Quỳnh Hương – K22TCH – 22A4010485

Xà Minh Thu – K22KTDNI – 22A4020032

Nguyễn Thị Lan – K22CLCB – 22A4011104

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh

Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tớităng trưởng bao trùm” là một công trình nghiên cứu độc lập của nhóm dưới sự hướng dẫncủa Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh Các số liệu được trình bày trongnghiên cứu là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả thu được chưatừng công bố trong bất cứ công trình khoa học nào Tất cả những nghiên cứu tham khảotrước đó đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ Nhóm chúng tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước bộ môn, khoa và nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2022Người cam đoan

Nhóm nghiên cứu

Trang 3

2.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 132.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM 142.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1.2 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu: 22

1.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan (tác động của con người): 23

Trang 4

1.1.3 Các chỉ tiêu đo lường biến đổi khí hậu: 24

1.2.3 Đặc điểm của tăng trưởng bao trùm: 331.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng bao trùm: 331.2.4.1 Tăng trưởng, việc làm và cơ sở hạ tầng kinh tế: 34

1.2.4.3 Phát triển con người toàn diện: 371.2.4.4 Các khía cạnh toàn diện về bảo trợ xã hội: 38

1.3 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM 42

1.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu tới kinh tế: 431.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp: 431.3.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống - xã hội: 441.3.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến y tế - sức khỏe: 451.3.5 Tác động của biến đổi khí hậu đến giao thông vận tải (đường bộ): 461.3.6 Tác động của biến đổi khí hậu đến năng lượng: 471.3.7 Tác động của biến đổi khí hậu đến giáo dục: 47

Trang 5

1.4.6 Tỷ lệ gia tăng dân số 521.4.7 Tỷ lệ số người tham gia bảo hiểm y tế 521.4.8 Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai tính theo tỷ trọng GDP 53

1.4.13 Công nghệ thông tin và truyền thông 55

2.2 MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG

3.1.1 Thực trạng biến đổi khí hậu ở thế giới: 693.1.2 Thực trạng Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: 71

Trang 6

3.1.2.3 Mực nước biển: 76

3.2.1 Thực trạng tốc độ tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam: 773.2.2 Thực trạng các thành tố tác động đến tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam: 793.2.2.1 Tăng trưởng và phát triển kinh tế: 80

3.2.2.3 Phát triển con người toàn diện: 843.2.2.4 Phát triển dịch vụ bảo trợ xã hội: 853.2.3 So sánh tốc độ tăng trưởng bao trùm Việt Nam với các quốc gia khác: 88

4.1 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SỐ NGƯỜI CHỊU ẢNH HƯỞNG

4.2 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỔN THẤT KINH TẾ DO THIÊN

4.3 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM 94

5.1 ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM 985.2 ĐỊNH HƯỚNG GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI

5.3 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Quy ước đo hàm lượng các khí CO , CO, SO , NOx.₂ ₂ 17Bảng 1.2: Tỷ trọng của bốn thành tố cho chỉ số tăng trưởng bao trùm 25Bảng 2.1: Thống kê và mô tả các chỉ tiêu ảnh hưởng đến Tăng trưởng bao trùm 56

Bảng 3.1: Nhiệt độ cao nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam 67Bảng 3.2: Nhiệt độ thấp nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam 68Bảng 3.3: Thay đổi của lượng mưa năm giai đoạn 2006 - 2020 ở Hà Nội 69Bảng 4.1: Tác động của biến đổi khí hậu tới số người chịu ảnh hưởng bởi thiên tai 87Bảng 4.2: Tác động của biến đổi khí hậu đến tổn thất kinh tế do thiên tai 90Bảng 4.3: Tác động của biến đổi khí hậu đến tăng trưởng bao trùm 92

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Nhiệt độ trung bình năm của Trái đất từ năm 1850 đến năm 2020 63Hình 3.2: Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội qua các năm (2006 - 2020) 66Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng bao trùm và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người

Hình 3.4: GDP của Việt Nam trong giai đoạn 1985 - 2020 74Hình 3.5: Hệ số Gini ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 76Hình 3.6: Chỉ số phát triển con người (HDI), giai đoạn 1990 - 2020 79Hình 3.7: Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2020 80Hình 3.8: Tuổi thọ bình quân của Việt Nam qua các năm (1989 - 2020) 82Hình 3.9: Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 83Hình 3.10: Tốc độ tăng trưởng bao trùm của Việt Nam và 5 quốc gia khác trong giai đoạn

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU

Cụm từ “tăng trưởng bao trùm” được nhắc đến lần đầu tiên trong các báo cáo củaChương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và điều này đã và đang trở thành một trongnhững vấn đề nóng hổi nhất hành tinh và là mục tiêu được đưa vào các chương trình nghị

sự quan trọng của nhiều quốc gia Tăng trưởng bao trùm là một khái niệm đa chiều, nhấnmạnh việc đảm bảo những lợi ích hay cơ hội kinh tế tạo ra từ quá trình tăng trưởng đượcchia sẻ một cách bình đẳng cho tất cả các thành viên trong xã hội, đặc biệt là cho nhữngnhóm yếu thế Trong Chiến lược APEC về tăng trưởng chất lượng giai đoạn đến năm 2020

và các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, tính “bền vững” và “bao trùm” của

sự phát triển cũng được đặc biệt nhấn mạnh Vào năm 2015, hội nghị APEC tại Philippinescũng lấy chủ đề là “Xây dựng các nền kinh tế bao trùm, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.Quan trọng là thế, tuy nhiên, khác với tăng trưởng vì người nghèo, tăng trưởng bao trùmkhông chỉ dừng ở xóa đói giảm nghèo và phân phối thu nhập, mà nó còn liên quan đếnnhiều vấn đề khác trong xã hội như bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực, vấn đề ô nhiễm môitrường, đổi mới sáng tạo, hay tiếng nói của các nhóm khác nhau trong tiến trình phát triểnkinh tế - xã hội hay chính trị của một quốc gia Như vậy có thể thấy rằng, ô nhiễm môitrường hay rộng hơn là biến đổi khí hậu có một tầm ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởngbao trùm

Đề cập đến biến đổi khí hậu, đây vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối trong đầu các nhàhoạch định chính sách, là một thách thức an ninh phi truyền thống mà mọi quốc gia phải đốimặt Theo Ths Mai Văn Tâm phòng Tài nguyên Nước, Khí tượng thủy văn và Biến đổi khíhậu, “biến đổi khí hậu” là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinhquyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạotrong một giai đoạn nhất định được tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm Sự biến đổi nàyrất đa dạng, từ sự dao động nhỏ trong mức nhiệt trung bình cho tới những sự kiện thời tiếtcực đoan trong một vùng nhất định hoặc xuất hiện trên toàn cầu

Nhìn lại một năm 2020 đầy rẫy những thảm họa thiên nhiên bất thường và khốc liệt,như các đám cháy rừng ở Australia đã tàn phá toàn bang New South Wales và khiến 445người chết ngạt, siêu bão Eta càn quét Trung Mỹ đã cướp đi ít nhất 150 sinh mạng, chúng

ta có thể dễ dàng thấy được những thiệt hại nặng nề về người và của mà biến đổi khí hậu

1

Trang 11

gây ra, mà trực tiếp nhất là ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia.Theo tài liệu “Kiểm soát sức tàn phá của biến đổi khí hậu: Phép tính lạnh cho một hành tinhnóng” do Tổ chức Nhân đạo quốc tế DARA và Diễn đàn Các nước dễ bị tổn thương vì biếnđổi khí hậu (CVF) thực hiện, hiện tượng Trái đất nóng dần lên gây thiệt hại khoảng 1.200 tỷUSD, tương đương 1,6% GDP hằng năm của thế giới; dự đoán đến năm 2030, thiệt hại kinh

tế do biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí gây ra sẽ tăng lên 3,2% GDP toàn cầu, trong

đó mức thiệt hại của những nước kém phát triển nhất có thể lên đến 11% GDP Vậy nênbiến đổi khí hậu không chỉ làm thu nhập của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp kiếm sốngdựa vào những ngành nghề liên quan mật thiết đến tự nhiên như nông-lâm-ngư nghiệp, khaikhoáng, gây thất thoát nguồn thu nhập quốc dân mà Chính phủ các nước còn phải chi tiêunhiều hơn cho các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và xử lý những hậu quả nặng

nề do hạn hán, bão lũ, thiên tai… để lại

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia dễ bị tổn thương trước các tác động củabiến đổi khí hậu Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi cáchiện tượng thời tiết cực đoan giai đoạn 1999 - 2018, Việt Nam xếp thứ 6 về Chỉ số rủi rokhí hậu dài hạn (CRI) Ở Việt Nam, do tác động của biến đổi khí hậu, tần suất xuất hiện cáchiện tượng thời tiết cực đoan diện rộng dày hơn: hạn hán tái diễn tại Đồng bằng sông CửuLong trong năm 2019 - 2020 với quy mô lớn và mức độ khốc liệt hơn; nguồn nước trên cácsông suối khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục suy giảm và thiếu hụt; bão lớn cấp 4

và 5 diễn ra thường xuyên hơn nhiều trong vòng 35 năm trở lại đây đã dịch chuyển dầnxuống phía Nam trong vòng 5 thập kỷ qua Các hiện tượng bất thường của khí hậu, thờitiết đã khiến Việt Nam thiệt hại ước tính hơn 33.500 tỷ đồng, tương đương với 0.54% GDPnăm 2020

Nghiên cứu này rất kịp thời bởi trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 gầnđây có khả năng gây tác động bất lợi cho cả bình đẳng và tăng trưởng Theo Furceri và cộng

sự (2020) 2 trận dịch lớn trong thế kỷ này đã góp phần gây ra bất bình đẳng thu nhập và làmgiảm tỷ trọng thu nhập xuống đáy, làm ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của những người cótrình độ học vấn thấp, trong khi hầu như không ảnh hưởng đến những người có bằng cấpcao Họ đề nghị rằng đại dịch COVID-19 có thể gây ra hậu quả tương tự trừ khi phản ứngchính sách giải quyết hiệu quả tình trạng bất bình đẳng Ngoài ra, cuộc khủng hoảngCOVID-19 đã làm lộ ra khoảng cách kỹ thuật số, đây là một dạng bất bình đẳng khác làmgia tăng bất bình đẳng thu nhập Trực giác rất dễ hiểu, những người có quyền truy cập vào

2

Trang 12

cơ sở hạ tầng kỹ thuật số có thể tiếp tục làm việc và học tập từ xa, ngược lại với nhữngngười bị hạn chế không có quyền truy cập.

Như vậy, cùng với sự xuất hiện đột ngột và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, biếnđổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra những tháchthức an ninh khí hậu, nguy cơ tiềm ẩn đối với ổn định và phát triển đất nước Trong thờigian tới, nếu Chính phủ không có một kế hoạch cụ thể để thích ứng với biến đổi khí hậu thìViệt Nam còn phải đối mặt với những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là đe dọa tới

sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân như giảm thu nhập của tầng lớp lao động nghèo,tăng bất bình đẳng thu nhập Đồng thời, có khả năng sẽ không đạt được mục tiêu của Đạihội XIII là "đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng", "chuyển mạnh" nền kinh tế sang môhình tăng trưởng mới bền vững hơn, toàn diện hơn

Như vậy, dưới góc độ định tính, có thể thấy dường như có tồn tại sự tác động tiêucực của biến đổi khí hậu đến tăng trưởng bao trùm Cụ thể, biến đổi khí hậu ảnh hưởngnghiêm trọng đến mọi khía cạnh của Việt Nam như: cản trở tăng trưởng kinh tế (giảm thunhập, gia tăng khoảng cách giàu-nghèo ), làm bất ổn về xã hội (gián đoạn kế hoạch xóađói giảm nghèo của Chính phủ ) Từ đó đặt ra một câu hỏi mang tính cấp thiết: Biến đổikhí hậu sẽ tác động như thế nào tới tăng trưởng của một quốc gia qua mọi lĩnh vực? Cầnhành động gì để giúp đất nước đạt được mục tiêu tăng trưởng bao trùm, bền vững và toàndiện? Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đếntăng trưởng bao trùm” làm đề tài nghiên cứu

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả các thay đổitrong thành phần hoá học của khí quyển, biến đổi nhiệt độ bề mặt, nước biển dâng, các hiệntượng khí hậu cực đoan và thiên tai tăng lên đáng kể về số lượng và cường độ Những thayđổi này dẫn đến những thay đổi trong các hệ thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế -

xã hội trên toàn hành tinh và đe dọa sự phát triển và cuộc sống của tất cả các loài, hệ sinhthái Nghiên cứu về biến đổi khí hậu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất cácgiải pháp thích nghi sẽ là những đóng góp đáng kể để bảo vệ cuộc sống, đóng góp vào côngcuộc phát triển bền vững

3

Trang 13

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, nhóm nghiên cứu tập trung làm rõ phương pháp nghiên cứu đối với môhình tác động của BĐKH đến TTBT Theo đó, nhóm đề cập bắt đầu từ cách thức tiếp cậncác nghiên cứu trước để xây dựng nên mô hình nghiên cứu, đưa ra tổng quan các nghiêncứu trước về tăng trưởng bao trùm và các giải thiết nghiên cứu trước đây về tác động củaBĐKH đến TTBT Dựa vào đó, lựa chọn ra biến số và mô hình phù hợp với mục tiêu bàinghiên cứu để đưa ra nhận định bao quát nhất về tác động của BĐKH đến TTBT ở ViệtNam trong giai đoạn 1985 - 2020

66

Trang 14

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ

TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM

3.1 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1.1 Thực trạng biến đổi khí hậu ở thế giới

Hơn hai thập kỷ gần đây, thế giới đã chứng kiến hàng loạt những thảm họa khí hậulớn bé gây tổn thất nặng nề về con người và tài sản, tiêu biểu là động đất tại Iran (2003) đạt6,6 độ theo khảo sát địa chất Mỹ, gây ra 26.271 người chết cộng, khoảng 30.000 người bịthương; siêu bão Katrina (2005) - cơn cuồng phong gây thiệt hại vật chất lớn nhất, thiệt hạinhân mạng nhiều thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ; thảm họa cháy rừng tại Úc (2019 - 2020) tànphá hơn 10 triệu héc-ta đất… Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng khí hậu này

là do sự thay đổi đáng kể trong nhiệt độ trung bình: tăng 1.5°C - 2°C so với thời kỳ tiềncông nghiệp 1850 - 1900

Hình 3.1 Nhiệt độ trung bình năm của Trái đất từ năm 1850 đến năm 2020.:

Nguồn: Ghosh (2021), Visualized: Historical Trends in Global Monthly Surface

Temperatures (1851-2020), Visual CapitalistLấy mốc là nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp 1850 - 1900, trong biểu đồ nhiệt độtoàn cầu này, nhà khoa học dữ liệu khí hậu Neil R Kaye biểu diễn nhiệt độ trung bình hàngtháng đã thay đổi như thế nào trong gần 170 năm qua Từ năm 1880, nhiệt độ bề mặt trungbình của Trái đất đã tăng 0,07°C mỗi thập kỷ Đây là một con số có thể chấp nhận được, tuy

67

Trang 15

nhiên theo thời gian, con số này đã tăng lên đáng kể: nhiều hơn gấp đôi so với 0,18°C kể từnăm 1981

Về cơ bản, biểu đồ có thể được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất từ năm 1850 đến năm 1935 bao gồm Cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ hai (1871 - 1914) Giai đoạn này hầu hết được bao phủ bởi sắc xanh cho thấynhiệt độ trung bình năm của Trái đất rất ổn định, chỉ dao động từ -0,4°C - 0,6°C Trong thờigian này, một số nền kinh tế đã tiến tới cuộc Cách mạng công nghiệp thứ hai (1870 - 1914):tập trung vào sản xuất thép và sản xuất hàng tiêu dùng hàng loạt, đồng thời, động cơ đốttrong chạy bằng khí than đá xuất hiện giúp gia tăng năng suất lao động Mặc dù những tiến

bộ công nghệ này giúp nhân loại tiến một bước dài trên chặng đường phát triển nhưnglượng nhiên liệu hóa thạch đã đốt thải ra một lượng đáng kể carbon dioxide và các loại khínhà kính khác mà phải đến vài thập kỷ sau đó, các nhà khoa học mới nhận ra toàn bộ số khínhà kính tích lũy trong bầu khí quyển và mối quan hệ nhân quả của chúng với sự nóng lêntoàn cầu

Đối lập với giai đoạn thứ nhất, nửa sau của biểu đồ tính từ năm 1936 đến 2020, tính

cả cuộc Cách mạng kỹ thuật số (từ những năm 1950 đến cuối những năm 1970) hầu hếtmang màu đỏ, tức là nhiệt độ trung bình năm của Trái đất đã tăng lên chóng mặt, từ 0,4°Cđến trên 1,5°C Giai đoạn thứ hai được đánh dấu bằng Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) và hậu quả của nó Sau khi khói lửa lắng xuống, các quốc gia bắt đầu quá trình táixây dựng và tất cả chỉ thực sự phát triển thần tốc khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ

ba bắt đầu Từ sau những năm 50, khi toàn cầu hóa và thương mại phát triển đến nay, conngười và hàng hóa bắt đầu vận động vòng quanh thế giới khiến nhiều nhiên liệu bị đốt cháyhơn Ngoài ra, tăng trưởng dân số đạt đỉnh cao nhất là 2,1% mỗi năm từ năm 1965 đến năm

1970, hậu quả là các nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, rác thải sinh hoạt nhiều vô kể và ônhiễm môi trường ngày càng leo thang

Không chỉ dừng lại ở đó, sự ấm lên toàn cầu này còn khiến nhiều phần của nhữngdải băng tan chảy và thu hẹp, khiến mực nước biển dâng cao Dải băng ở Greenland đã mấttrung bình 278 tỉ tấn băng một năm từ 2006 đến 2015 Từ năm 2006, những dải băng tanchảy đã khiến mực nước biển tăng 1,8 mm mỗi năm Điều này thậm chí là một sự đóng góphơn là sự giãn nở, khiến mỗi năm mực nước biển tăng 1,4 mm trong cùng khoảng thời gian,gây ra nhiều thảm họa thiên tai, lũ lụt ở những quốc gia ven biển trên khắp thế giới

68

Trang 16

3.1.2 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam được hưởng nhiều điều kiện thuận lợi từ thiên nhiên nhưng lại là một trong

những nước chịu tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vựcduyên hải và đồng bằng sông Cửu Long Năm 2017 được coi là năm kỷ lục về thảm họathiên tai tại Việt Nam, với hơn 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật Nhiệt độ trung bình tạimiền bắc và Bắc Trung Bộ cao hơn từ 0,5°C - 1°C so với nhiệt độ trung bình của các nămtrước Sự thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngày càng rõrệt Biến đổi nguồn nước trong những năm gần đây cũng tăng đáng kể so với trước Thiêntai như ngập úng, hạn hán, mưa lũ ngày càng diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn, gâynên nhiều tổn thất nghiêm trọng về con người, của cải và cho nền kinh tế quốc gia Theobáo cáo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2020 (CRI) được công bố tại Hội nghị lần thứ

25, Việt Nam tăng thêm 3 bậc trên thang đo mức độ dễ bị tổn thương, từ vị trí thứ 9 trongbảng xếp hạng CRI 2019 (thống kê trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2017), lên vị trí thứ

6 năm 2018 Báo cáo cho biết, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng 226 hiệntượng thời tiết cực đoan, trung bình 285,80 người thiệt mạng mỗi năm và gây tổn thất kinh

tế hàng năm là 2 tỷ USD mỗi năm Đây là một con số đáng báo động đối với Việt Nam

69

Trang 17

3.1.2.1 Nhiệt độ

Hình 3.2: Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội qua các năm (2006 - 2020).

Nguồn: Tổng Cục thống kê

Dựa vào biểu đồ hình 3.2, nhiệt độ trung bình năm 2006 - 2020 ở Hà Nội nhìn chung

có khá nhiều biến động Trong giai đoạn 2007 - 2008, nhiệt độ trung bình ở Hà Nội giảmkhá sâu từ 24,6°C xuống 23,7°C, đặc biệt giai đoạn 2010 - 2011, nhiệt độ trung bình giảmchạm đáy xuống còn 23,3°C (Hình 3.1) Tuy nhiên, từ năm 2011, mức tăng của nhiệt độtrung bình tăng dần theo các năm, tăng mạnh nhất trong các năm gần đây 2018 - 2019, đặcbiệt là năm 2019 là năm có nền nhiệt trung bình cao nhất ở Hà Nội đạt ngưỡng 25,9°C Đếnnăm 2020, nhiệt độ trung bình đã có xu hướng giảm khoảng 0,6°C so với năm 2019 nhưngđối với những năm trước đó thì con số này vẫn ở mức khá cao và đáng báo động

Trong đợt nắng nóng năm 2019 ở Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh), nhiệt độ đo được ngày

20 tháng 4 là 43,4°C, mức cao nhất trong lịch sử quan trắc của Việt Nam đến nay Năm

2020, nền nhiệt độ trung bình tháng phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,5°C;đặc biệt, trong tháng 3 và tháng 4, nhiệt độ trung bình tháng cao hơn so với trung bìnhnhiều năm từ 1,6 - 3,0°C Trong đó, đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt trên diện rộng gần đâynhất diễn ra từ ngày 20 đến 21 tháng 5 với nhiệt độ phổ biến từ 38 - 40°C, có nơi cao hơnnhư tại Hà Đông (Hà Nội) với nền nhiệt lên ngưỡng 40,9°C (ghi nhận trong ngày 21 tháng5)

70

Trang 18

Bảng 3.1: Nhiệt độ cao nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam.

Địa điểm Nhiệt độ cao nhất

Mức cao nhất trong lịch sử quan trắc củaViệt Nam từ trước cho đến thời điểm hiện nay

(ngày 03/04/2019)

40,4°C(năm 1971)

38,9°C(ngày 20/04/2019)

Cao nhất tại thời điểm tháng 4 trong vòng

100 năm qua

(ngày 21/05/2020)

41°C(ngày 22/05/1957)

Bắc Mê (Hà Giang) 40,4°C

(ngày 21/05/2020)

39,8°C(ngày 12/05/1966)

Kim Bôi (Hòa Bình) 41°C

(ngày 21/05/2020)

40,5°C(ngày 11/05/1966)

Tĩnh Gia (Thanh

Hóa)

41,2°C(ngày 21/05/2020)

40,8°C(ngày 23/06/1973)

Hà Đông (Hà Nội) 40,9°C

(ngày 21/05/2020)

Nhiệt độ cao nhất trong tháng 5 từ năm 1961

đến nayNguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - Báo cáo Đặc điểm khí tượng thủy

văn năm 2019, năm 2020

Ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, rét đậm, rét hại có sự biến đổi phức tạp và biến động mạnh qua các năm Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng mức độ khắc nghiệt

và độ dài các đợt rét có dấu hiệu gia tăng Đặc biệt trong những năm gần đây đã xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục cũng như những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp (thấp nhất trong 40 năm gần đây) Tại các vùng núi cao như Pha Đin, Sapa hay Mẫu Sơn, nhiệt

độ thấp nhất dao động từ -5 đến -4°C; băng tuyết xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở một số nơi như Ba Vì (Hà Nội) và Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) có mưa tuyết lần đầu tiên trong lịch sử

71

Trang 19

Bảng 3.2: Nhiệt độ thấp nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam.

Địa điểm Nhiệt độ cao nhất

(kỷ lục mới)

Nhiệt độ thấp nhất trong quá khứ (kể từ năm 1971)

Sa Pa (Lào Cai) -4°C (ngày 24/01/2016) -2°C (ngày 21/01/1983)

Mẫu Sơn (Lạng Sơn) -5°C (ngày 24/01/2016) -3,2°C (năm 2011)

Tam Đảo (Vĩnh Phúc) -1°C (ngày 24/01/2016) 0°C (ngày 25/02/1964)

Ninh Bình 5°C (ngày 24/01/2016) 6°C (ngày 02/01/1974)

Lượng mưa trung bình ở Hà Nội có xu thế giảm ở các giai đoạn 2008 - 2010, 2013 -

2015, 2017 - 2019 và có xu thế tăng ở phần lớn các giai đoạn 2006 - 2008, 2010 - 2013,

2015 - 2017, 2019 - 2020 Đặc biệt, trong giai đoạn 2006 - 2008, lượng mưa trung bình cho

Hà Nội tăng nhiều nhất từ 1.240,00mm tới 2.268,00mm tăng gấp đôi trong 2 năm Tuy nhiên, chỉ sau đó 2 năm, từ năm 2008 - 2010, lượng mưa trung bình ở Hà Nội giảm mạnh xuống còn 1.239,20mm, thấp hơn cả so với năm 2006 (Bảng 3.3)

Các hiện tượng cực đoan về mưa được cập nhật trong “Kịch bản BĐKH cập nhật năm 2020” có xu thế biến đổi khác nhau trên các vùng khí hậu của Việt Nam, giảm ở hầu hết các trạm thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và tăng ở phần lớn trạm thuộc

Bảng 3.3: Thay đổi của lượng mưa năm giai đoạn 2006 - 2020 ở Hà Nội.

Đơn vị: mm

2006 - 2008 1.240,00 - 2.268,00 Tăng

72

Trang 20

độ mưa trên phạm vi hẹp, từ 23/07 đến 04/08, tổng lượng mưa lên đến 1000÷1300 mm,riêng tại Cửa Ông gần 1600 mm Mưa lớn không chỉ xảy ra trong mùa mưa mà cả trongmùa khô, điển hình đợt mưa trái mùa từ 24 đến 27/3/2015 ở Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãivới lượng mưa phổ biến 200÷500 mm Năm 2019, trong đợt mưa lớn kéo dài 8 ngày, từngày 2/8 đến ngày 9/8 ở Phú Quốc, lượng mưa lên đến 1158 mm, riêng ngày 9/8 là 358

mm Gần đây nhất, đợt mưa lớn từ ngày 6 đến 13/10/2020 ở Quảng Trị và Huế, với tổnglượng mưa cả đợt từ 1000mm đến xấp xỉ 2300 mm

3.1.2.3 Mực nước biển

Là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km, nước biển dâng gây ra ảnh hưởng khôngnhỏ đối với Việt Nam Số liệu quan trắc trong vòng hơn 40 năm qua tại các trạm hải văn (từnăm 1961 - 2014) cho thấy, tại hầu hết các trạm, mực nước biển CÓ xu thế tăng, với tốc độmạnh nhất vào khoảng 5,58 mm/năm tại trạm Phú Quý và 5,28 mm tại trạm Thổ Chu Tuynhiên, mực nước tại trạm Cô Tô và trạm Hòn Ngư lại có xu thế giảm với tốc độ tương ứng

là 5,77 và 1,45 mm/năm Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn của Việt Nam có

xu hướng tăng rõ rệt với mức tăng khoảng 2,45 mm/năm Nếu tính trong thời kỳ 1993

-73

Trang 21

2014, mực nước biển trung bình tại các trạm hải văn đều có xu thế tăng với mức độ tăngtrung bình khoảng 3,34 mm/năm Từ năm 2015 đến 2020, mực nước biển trung bình tại cáctrạm cũng đều có xu thể tăng.

3.1.2.4 Đánh giá chung

Trước bối cảnh BĐKH hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốcgia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài, có vị trí địa lí, mô hìnhsinh sống và tính chất dân cư từng vùng miền khác nhau Điều này trở thành một thách thứclớn đối với Việt Nam khi đất nước đang trong đà phát triển và hướng tới tăng trưởng bềnvững trong dài hạn BĐKH gây ra nhiều hậu quả nặng nề đến môi trường sống của conngười mà nguy hiểm hơn là tính mạng người dân cũng bị đe dọa, đặt ra nhiều thách thứccho cả dân tộc Các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra với tần suất nhiều hơn trên cảnước kèm theo là các đợt thiên tai bão lũ, hạn hán, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống củangười dân và sự phát triển bền vững của toàn xã hội Có thể nói, Việt Nam đang nằm tronggiai đoạn báo động đỏ khi liên tục phải chịu tác động xấu từ BĐKH và rất khó để dự đoántrước được diễn biến tiếp theo

Thứ nhất, nhiệt độ trung bình hàng năm của Việt Nam đã tăng 0,5 - 0,7°C mỗi năm.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 nămtrở lại đây, nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước

Thứ hai, lượng mưa trung bình năm các nước có xu thế tăng nhẹ Trong đó, cáctháng mùa đông và mùa xuân là thời điểm tăng nhiều nhất và giảm vào các tháng mùa thu.Bão, áp thấp nhiệt đới yếu và trung bình có xu thế giảm nhẹ và ít biến động, tuy nhiên cáccơn bão mạnh lại gia tăng vượt trội

Thứ ba, mực nước biển có xu hướng tăng hàng năm, thấp nhất ở khu vực Móng Cáiđến Hòn Dấu và cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Thực tế,mực nước biển dâng cao khiến các khu vực ven biển gia tăng bão lụt; mất đất canh tác màumỡ; tăng diện tích bị nước mặn hoặc nước lợ xâm nhập; làm mất đi tính đa dạng của hệđộng và thực vật…gây ra hậu quả nặng nề cho đời sống của người dân và quá trình pháttriển tăng trưởng bao trùm của toàn xã hội

74

Trang 22

3.2 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM

3.2.1 Thực trạng tốc độ tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam

Chỉ giảm bất bình đẳng - mà không tăng thu nhập bình quân - cũng không thể đượcgọi là tăng trưởng bao trùm Do đó, nhóm đã áp dụng và điều chỉnh cách tính của chỉ sốtăng trưởng bao trùm qua nghiên cứu của Son và Kakwani (2008) để phù hợp với nội dungnghiên cứu và phản ánh đầy đủ về sự tăng lên của thu nhập bình quân trên đầu người (GDPper capita) và sự bất bình đẳng (hệ số Gini) Một cách trực quan, thước đo tăng trưởng baotrùm này được xác định như sau:

tăng trưởng bao trùm = tăng GDP bình quân đầu người - tăng bất bình đẳng

Biện pháp đánh giá tăng trưởng bao trùm này là tăng trưởng thu nhập được điềuchỉnh theo những thay đổi của bất bình đẳng: sự gia tăng bất bình đẳng làm giảm tính baotrùm của tăng trưởng GDP bình quân đầu người Lưu ý rằng thước đo tăng trưởng bao trùmnày được sử dụng GDP bình quân đầu người vì nó là một chỉ số về thu nhập bình quântrong xã hội điều này sẽ phản ánh trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia

Tăng trưởng bao trùm đòi hỏi phải xem xét những thay đổi trong GDP bình quân đầungười, (hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người) cũng như những thayđổi trong phân phối GDP bình quân đầu người sẽ cho thấy giá trị sản xuất kinh tế có thểđược quy cụ thể cho mỗi công dân Nói cách khác, GDP bình quân đầu người sẽ phản ánhmức độ giàu có của quốc gia, do đó có thể dẫn đến mức sống và phúc lợi cao hơn Có GDPbình quân đầu người cao hơn cũng có nghĩa là có khả năng cao hơn về năng suất và đầu tư,không chỉ về tư liệu sản xuất mà còn về giáo dục và dịch vụ y tế

Tuy nhiên, có nhiều của cải hơn vẫn chưa đủ để tăng trưởng toàn diện (inclusive growth); việc phân phối của cải cũng là một vấn đề cần quan tâm Sự gia tăng của cải trong

xã hội khó có thể được gọi là bao trùm nếu nó chỉ dồn vào những người đã giàu có Thật vậy, để tăng trưởng được gọi là bao trùm, thì tăng trưởng phải mang lại lợi ích cho các phânkhúc nghèo hơn của xã hội, mặc dù không làm phương hại đến những người khá giả hơn Tăng trưởng toàn diện không phải là một trò chơi có tổng bằng không; thay vào đó, nó có nghĩa là mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên của xã hội, nhưng có sự thiên vị cho những người cần sự phát triển nhất

75

Trang 23

Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng bao trùm và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người Việt

Nam, giai đoạn 1985 - 2018.

Giai đoạn 1985 - 2005, chỉ số tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam tăng trưởng mạnh từ0,31% đến 9,35% nguyên nhân đến từ: (1) Từ khi bắt đầu các biện pháp cải cách kinh tếtriệt để theo chủ trương đổi mới vào năm 1986, Việt Nam mở rộng giao thương, tập trungphát triển kinh tế khiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở mức tương đối caohơn 7% (2) Chỉ số bất bình đẳng Gini của Việt Nam khá đồng đều duy trì ở mức 35 - 36%,không có thay đổi lớn giữa khoảng cách giàu - nghèo Tuy nhiên, chỉ số tăng trưởng baotrùm ở Việt Nam giảm mạnh hơn 17% và chỉ số đạt mức giá trị âm 5,04% năm 2009 bởi vìchỉ số Gini của Việt Nam tăng mạnh từ 34% đến 39,3% Nguyên nhân chính cho sự tăngtrưởng này đến từ việc thu nhập người dân tăng cao, mức độ bất bình đẳng ở nông thôn caohơn thành thị Ngược lại, chỉ số tăng trưởng bất bình đẳng ở Việt Nam tăng trưởng mạnh

mẽ gấp 3 lần so với năm 2009, đạt đỉnh là 15,55% nhờ tốc độ Gini gảm mạnh hơn tốc độtăng trưởng GDP bình quân đầu người Hệ số GINI (theo thu nhập) của Việt Nam năm

2018 là 37,7% thấp hơn Gini giai đoạn 2001 - 2010 ở mức 3,3 % nhưng vẫn ở mức bất bìnhđẳng trung bình do hai vùng có tỷ lệ nghèo tăng ở Trung du và miền núi phía Bắc tăngtrưởng cao và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số Gini cao nhất, vùng có hệ số Gini thấp

76

Trang 24

nhất là Đông Nam Bộ khiến mức sống vẫn có sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữanhóm dân cư giàu và nghèo, giữa các vùng

3.2.2 Thực trạng các thành tố tác động đến tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam

Tăng trưởng bao trùm luôn là một mục tiêu lâu dài của nhiều quốc gia đã và đang cốgắng thực hiện, trong đó có Việt Nam Để đạt mục tiêu này thì cần phải trải qua quá trìnhdài, thông qua nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau để từ đó mỗi quốc gia có sự đánh giá, đolường để xác định đúng những hướng đi phù hợp Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu thựctrạng tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam theo 4 thành tố chính như sau:

77

Trang 25

3.2.2.1 Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện những cải cách kinh tế kết hợp với những xuhướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp đất nước phát triển từ một trong những quốcgia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia đang phát triển Công cuộc đổi mới đã đạtđược những thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP bình quân tăng 4,4%/năm; tổng giá trịsản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8% - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân7,4%/năm

Hình 3.4: GDP của Việt Nam trong giai đoạn 1985 - 2020.

Nguồn: World Bank

Giai đoạn năm 1986 - 1990 được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nộidung của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên Điều là giai đoạn chuyển đổi

cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mớiđời sống kinh tế - xã hội và bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lựcphát triển mới

Sau năm 1990, tốc độ tăng trưởng của GDP có xu hướng giảm Để giải thích nguyênnhân là do ảnh hưởng của sự khủng hoảng và lạm phát trên thế giới, các khoản viện trợquốc tế cũng như thị trường xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp đáng kể Song, tổng mức

78

Trang 26

lưu chuyển ngoại thương của nước ta bị giảm sút, nhiều chương trình hợp tác liên doanh vớikhu vực này đã đổ vỡ

Hai năm sau đó, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được thách thức, khó khăn khắcphục được tình trạng trì trệ, suy thoái Đồng thời, tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng đạttương đối cao, GDP bình quân tăng 8,2%/năm, liên tục và toàn diện Hầu hết các lĩnh vựckinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá

Từ năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm nhẹ, bình quân đạt 7%, do

bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, nguồn thuhút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷUSD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16%

Bước sang năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kinh

tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 2,91%, giảm

4 điểm phần trăm so với năm ngoái

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn giữ vững phong độ là một trong số ít các quốc gia ghinhận tăng trưởng GDP dương kể từ khi dịch bệnh bùng phát Bởi nước ta luôn cố gắng thựchiện, phát huy chiến dịch “ mục tiêu kép” vừa đẩy mạnh, phòng chống dịch, vừa tận dụngthời cơ, cơ hội phát triển kinh tế vững chắc

79

Trang 27

3.2.2.2 Giảm nghèo và bất bình đẳng

● Giảm nghèo

Trong suốt quá trình đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử Tỷ lệ nghèo từ mức trên 85% dân số (theo chuẩn nghèo 2 USD/người, ngày)của năm 1993 giảm xuống còn khoảng 13% năm 2013; tình trạng nghèo cùng cực (theochuẩn 1,25 USD$/ngày) gần như biến mất, trong khi bất bình đẳng tăng không đáng kể vàvẫn nằm trong mức trung bình của thế giới

Cùng với đó, Chính phủ đã cấp thiết xây dựng và thực hiện nhiều chính sách,chương trình giảm nghèo và cho công tác giám sát nghèo ở Việt Nam Để nâng cao hiệuquả, Chính phủ đã gộp tất cả các chương trình xóa đói, giảm nghèo lại thành một chươngtrình là “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020”, đặcbiệt dành cho các xã, huyện nghèo, vùng, miền núi khó khăn,

Từ đó, tốc độ giảm nghèo của Việt Nam được kiểm soát, đời sống người dân ổnđịnh, cơ sở hạ tầng tại vùng sâu, vùng xa, vùng cao đã được cải thiện Đến cuối năm 2020,

tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước giảm còn 2,75%, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn24% Hạ tầng cơ sở tại các địa phương nghèo và đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể

Có thể thấy, Việt Nam đã hướng trọng tâm chính sách giảm nghèo theo tiêu chí tiếp cận đachiều, nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và không ngừng nâng cao đời sốngcủa nhân dân, phát triển toàn diện đất nước

● Giảm bất bình đẳng

Bên cạnh những thành tích nổi bật về tăng trưởng và giảm nghèo, hiện nay, tìnhtrạng bất bình đẳng gia tăng cũng là sự đe dọa, kìm hãm phát triển đất nước Do đó, Chínhphủ cần đưa ra những chính sách tích cực hơn để giảm bất bình đẳng, đảm bảo những ngườinghèo nhất không bị bỏ lại phía sau

Hình 3.5: Hệ số Gini ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

80

Trang 28

Nguồn: World Bank.

Từ biểu đồ 3.5 cho thấy, hai năm đầu tiên là 2010 và 2011, đường biểu diễn hệ sốGini ở thành thị cao hơn đường biểu diễn ở nông thôn Tuy nhiên, giai đoạn 2012 - 2014 ,

hệ số Gini đã thay đổi rõ rệt, hệ số ở nông thôn cao hơn ở thành thị Tuy nhiên những nămsau đó, khoảng cách giữa bất bình đẳng thu nhập của thành thị và nông thôn thể hiện càng

rõ rệt hơn

Trong giai đoạn 2016-2020 cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại nước ta biến độngkhông nhiều, giảm từ 0,431 xuống 0,373 và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợpcho mục tiêu tăng trưởng cao Tại khu vực thành thị, người dân bình đẳng và dễ dàng hơntrong tiếp cận các cơ hội phát triển về trình độ học vấn, kỹ năng làm việc thông qua giáodục nên bất bình đẳng về thu nhập luôn thấp hơn khu vực nông thôn Năm 2016 hệ số GINI

ở khu vực thành thị là 0,391 giảm còn 0,325 năm 2020, chỉ số này tương ứng ở khu vựcnông thôn là 0,408 và 0,373

81

Trang 29

Tại các vùng miền do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa, trình

độ sản xuất, kết cấu hạ tầng và trình độ dân trí, lợi thế so sánh…, những đặc điểm đó làmcho sự phát triển của các vùng miền có sự khác biệt làm cho sự chênh lệch về thu nhậpcũng như bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư tại các vùng miền khác nhau Tuy nhiên bấtbình đẳng thu nhập của Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong phạm vi an toàn Nhưng xét dàihạn, hệ số bất bình đẳng thu nhập vẫn có xu hướng tăng lên Do đó, Việt Nam cần có nhữngbiện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này

- Thứ hai, giảm bất bình đẳng giới

Một vấn đề quan trọng hơn nữa ở Việt Nam là giảm bất bình đẳng giới, phân biệt đối

xử với phụ nữ trong các lĩnh vực khác nhau Từ xa xưa, phụ nữ luôn bị bó buộc với vai tròlàm mẹ, làm vợ nội trợ cho gia đình và chịu thiệt thòi trong khả năng tiếp cận giáo dục đểnâng cao trình độ và các cơ hội phát triển, thăng tiến

Ngày nay, Đảng, Chính phủ, các cơ quan cũng như các tổ chức cả trong và ngoàinước đã vô cùng quan tâm sát sao vấn đề này Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nướckhông ngừng được hoàn thiện cùng với sự tăng cường hợp tác với các đối tác phát triển vàcác tổ chức của Liên hợp quốc như Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Phụ nữ Liên hợpquốc… để giải quyết các vấn đề bình đẳng giới

Điều đó thể hiện trước hết ở việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trílãnh đạo, quản lý nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị Báocáo số 362/BC-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ về bình đẳng giới năm 2019, tỷ lệ nữ giớitham gia các cấp ủy Đảng khóa sau đã tăng hơn khóa trước Cụ thể, tỷ lệ nữ giới tham giaBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI là 8,62%, các Đảng bộ trực thuộc Trung ương là11,4%, cấp huyện là 14% và cấp cơ sở là 18,1%; tới khóa XII, các tỷ lệ tương ứng đã tănglên, đạt lần lượt là 10%, 13,3%, 14,3% và 19,07% Việt Nam cũng nằm trong nhóm 1/3 cácnước đứng đầu về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội

82

Trang 30

Không chỉ vậy, giảm bất bình đẳng giới ở Việt Nam còn thể hiện qua việc thực hiệngiảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; nâng cao quyền năng kinh

tế cho phụ nữ, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộcthiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động; chú trọng phát triển nguồn nhânlực nữ chất lượng cao Theo Tổng cục Thống kê (2019), nữ giới chiếm đến 47,3% lựclượng lao động chính của cả nước Tính đến tháng 10/2019, có khoảng trên 285,6 nghìndoanh nghiệp do nữ doanh nhân đứng đầu, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp cả nước Tỷ lệ

nữ giới biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 đạt 97,33%, tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 54,25%, tỷ lệ tiến sĩđạt 30,8% Bên cạnh những thành tựu đạt được, phụ nữ và trẻ em gái vẫn là những đốitượng yếu thế, dễ bị tổn thương trước các nguy cơ, do đó họ cũng cần có thêm nhiều hơnnữa các cơ hội bình đẳng

3.2.2.3 Phát triển con người toàn diện

Tăng trưởng liên tục trong Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Việt Nam là mộtbằng chứng khác cho thấy những thành tựu của quá trình cải cách Tăng trưởng thu nhậpcùng những thành tựu trong tạo môi trường bình đẳng trong giáo dục, chăm sóc y tế đượcchuyển hóa đầy đủ trong sự tăng trưởng của chỉ số HDI

Hình 3.6: Chỉ số phát triển con người (HDI), giai đoạn 1990 - 2020.

83

Trang 31

Hình 3.6 cho thấy rằng chỉ số phát triển con người đã tăng liên tục từ mức 0,483 vàonăm 1990 lên mức 0,586 vào năm 2000 Từ sau năm 2000, chỉ số này vẫn tiếp tục tăngchứng tỏ Việt Nam ta ngày càng chú trọng quan tâm tới người dân, ngày càng đề cao trình

độ giáo dục, phát triển con người

Thứ hạng HDI của Việt Nam ngày càng tăng lên Năm 2010, Việt Nam đạt chỉ sốHDI ở mức 0.661 và xếp thứ 128/187 nước trên thế giới, đứng thứ 33/47 nhóm các nước cóchỉ số HDI trung bình Đến năm 2014, Việt Nam đã vươn lên thứ 116/188 nước và đứngthứ 10/38 nước thuộc nhóm các nước có chỉ số HDI trung bình, đạt mức 0,683 Và tới năm

2015, chỉ số này đã tăng nhẹ lên là 0,688

Trong giai đoạn 2016-2020, HDI của cả nước và hầu hết 63 tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương đều tăng qua các năm HDI của cả nước tăng từ 0,693 năm 2016 lên0,696 năm 2017; 0,7 năm 2018; 0,704 năm 2019 và 0,706 năm 2020

Theo đó, Việt Nam từ Nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có HDI trung bình năm

2018 và những năm trước đó đã gia nhập Nhóm đạt mức cao trong năm 2019 và năm 2020.Thứ hạng HDI của Việt Nam trong các quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới tăng từ vị trí 118năm 2018 lên 117 năm 2019 và có thể tiếp tục được cải thiện trong năm 2020

3.2.2.4 Phát triển dịch vụ bảo trợ xã hội

● Lĩnh vực y tế

84

Trang 32

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ quan trọng nhằm tiến tớibao phủ bảo hiểm y tế toàn dân Tỷ lệ tham gia bảo hiểm và các nguồn ngân sách hỗ trợ đã

và đang gia tăng nhanh chóng Cụ thể vào năm 1992, Bảo hiểm y tế (BHYT) chính thứcđược triển khai khắp các tỉnh thành nước ta, với sự vận động mạnh mẽ cùng các chủchương chính sách của Nhà nước Chỉ sau 18 năm hình thành và phát triển, BHYT đãnhanh chóng đi vào cuộc sống, số người tham gia BHYT trong cả nước đã tăng lên nhanhchóng đạt hơn 50 triệu người tham gia, từ 5,6% dân số (đối tượng là cán bộ, công chức nhànước) vào năm 1993 lên đến 60% vào năm 2010 Con số này đã đạt được ngoài sự kỳ vọngcủa Nhà nước trong chính sách Bao phủ BHYT toàn dân Và Luật BHYT năm 2008 đã làđộng lực tăng trưởng mạnh mẽ vì quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được mởrộng và bảo đảm, đặc biệt người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đã được Nhànước cấp thẻ BHYT nên sự tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm đối tượng này đã được cải thiện

rõ rệt Điều này đã chứng tỏ người dân đã quan tâm hơn đến BHYT, đồng nghĩa với việcLuật BHYT đã đi vào cuộc sống với những chính sách có nhiều ưu điểm và quyền lợi vớingười tham gia BHYT Nổi bật là chỉ tiêu “có số dân tham gia BHYT đạt 80% vào năm2020” thì năm 2016 Ngành BHXH Việt Nam đã hoàn thành (hoàn thành sớm hơn 4 năm).Một bước tăng trưởng đầy ấn tượng của Bộ Y tế Việt Nam năm 2020 là số người dân thamgia bảo hiểm y tế trên cả nước là 87,97 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 90,85% dân số, vượt10,85% so với chỉ tiêu đề ra theo Nghị quyết Quốc hội (Hình 3.7), do đó tiến tới mục tiêuBHYT toàn dân của Đảng và Nhà nước là có khả năng sẽ đạt được

Hình 3.7: Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2020.

85

Trang 33

Nguồn: World Bank.

Theo tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) cho biết, Việt Nam đã đạtđược nhiều tiến bộ trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em Tỷ suất chết trẻ em dưới

1 tuổi (IMR) và tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) đều giảm mạnh Năm 2020, IMR là13,9 trẻ tử vong/1.000 trẻ sinh sống, U5MR là 22,3 trẻ tử vong/1.000 trẻ sinh sống, giảmhơn 2,5 lần so với năm 1993 Cùng với đó là tỷ suất chết mẹ giảm mạnh trong 3 thập kỷ gầnđây, từ 233 ca/100.000 trẻ sinh ra sống năm 1990 xuống 46 ca/100.000 trẻ sinh ra sống năm

2019 Nếu xu hướng này tiếp tục giảm, Việt Nam chắc chắn sẽ đạt mục tiêu phát triển bềnvững là dưới 45 ca vào năm 2030 Bên cạnh đó, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tuổithọ trung bình của Việt đã liên tục tăng trong những năm gần đây và năm 2020 đạt 73,7tuổi, nổi bật là tuổi thọ bình quân của người dân việt Nam đã tăng trưởng đáng kể và đạtđỉnh điểm là 76,3 tuổi năm 2016, đây là con số cao nhất Việt Nam đạt được giữa các quốcgia trong khu vực có mức thu nhập tương đương (Hình 3.8)

● Lĩnh vực giáo dục:

Việt Nam được đánh giá là có tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các nước có thunhập thấp khác trên thế giới trong việc khắc phục những sự chênh lệch về giới và về tỷ lệnhập học đúng độ tuổi

Phổ cập giáo dục tiểu học được thực hiện trên cả nước và ở tất cả các vùng, miền;tình trạng học sinh trong độ tuổi đi học không đến trường giảm mạnh; khoảng cách về giớitrong giáo dục phổ thông gần như được xóa bỏ Năm 2019, tỷ lệ đi học đúng tuổi của cấp

Hình 3.8: Tuổi thọ bình quân của Việt Nam qua các năm (1989 - 2020).

86

Trang 34

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê.

tiểu học là 98,0%; THCS là 89,2%; THPT là 68,3% Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trởlên đạt 95,8%, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm 2009 Chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữakhu vực thành thị và nông thôn dần được thu hẹp, với chênh lệch 4,0 điểm phần trăm, thấphơn so với mức chênh lệch 4,7 điểm phần trăm năm 2009

Cùng với đó, chất lượng phổ cập giáo dục vẫn luôn được giữ vững và nâng cao,63/63 tỉnh, thành phố đều đạt chuẩn phổ cập theo từng mức độ đạt chuẩn, được duy trì bềnvững

● Tiếp cận cơ sở hạ tầng

Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể Xét về việc tiếpcận điện năng, cụ thể tính đến năm 2019, thành công trong việc cung cấp điện cho hơn 17triệu hộ dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo Tại khu vực nông thôn, tỷ lệ

số hộ dân được sử dụng điện tính đến 31/12/2019 đạt 99,26%; chỉ còn khoảng 0,74% số hộdân nông thôn chưa được tiếp cận điện., tăng mạnh so với tỉ lệ 14% năm 1993

Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam 5 năm liên tục cải thiện thứ bậc xếp hạngđáng kể từ vị trí 156 lên 27 (cải thiện 129 bậc) và 6 năm liên tiếp cải thiện về điểm đánhgiá Trong đó, các yếu tố đánh giá thay đổi nhanh chóng gồm: số thủ tục giảm từ 6 còn 4, sốngày giảm từ 115 còn 31 (trong đó số ngày của Điện lực giảm từ 60 còn 11 ngày), độ tincậy cung cấp điện và minh bạch giá điện đã ngang bằng các nước phát triển

87

Trang 35

Hình 3.9: Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019.

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Xét về khía cạnh tiếp cận nước sạch, tỷ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng đượccải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95%

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trởthành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 Để làm được điều này, nền kinh tế cần tăngtrưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trên đầu người trong 25 năm tới ViệtNam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn

Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn Dân số đanggià đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi đó suy thoái môi trường,các vấn đề biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia tăng Tiến trình của các xu hướng nàycàng bị đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19

Do đó, để vượt qua những thách thức này và đáp ứng các mục tiêu phát triển, ViệtNam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tàichính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo, an sinh xã hội và cơ sở hạ tầng

3.2.3 So sánh tốc độ tăng trưởng bao trùm Việt Nam với các quốc gia khác

88

Trang 36

Tăng trưởng bao trùm không chỉ được thể hiện qua các yếu tố, các dữ liệu quantrọng ở trong nước mà việc so sánh với tốc độ tăng trưởng bao trùm với các quốc gia kháccàng làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu Nhóm đã lựa chọn 5 quốc gia khác gồm: Trung Quốc,Thái Lan, Indonesia, Paraguay và Peru trong giai đoạn từ năm 2010 - 2018 Các dữ liệu củatừng nước được thu thập từ World Bank và tổng hợp, tính toán, thể hiện trong biểu đồ sau:

Hình 3.10: Tốc độ tăng trưởng bao trùm của Việt Nam và 5 quốc gia khác trong giai đoạn

2010 - 2018.

Nguồn: World Bank.Trong năm 2010, sáu quốc gia gồm cả Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng bao trùmdương Đây là một tín hiệu tốt cho sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia Một năm sau

đó, Việt Nam đánh dấu mốc quan trọng khi tốc độ tăng trưởng bao trùm đạt mức cao nhất làkhoảng 15,66% Thành công quan trọng nhất phải kể đến đó là hệ số Gini đã giảm mạnh sovới năm trước đó khoảng 6% Bởi vì nhà nước ta đã thực hiện các gói kinh phí dành chohoạt động dành cho an sinh xã hội và giảm nghèo, ngày càng quan tâm tới đời sống nhândân, giảm bất bình đẳng trong thu nhập Tuy nhiên, trong năm này, Indonesia lại đạt mứctăng trưởng bao trùm âm, lý do là hệ số Gini tăng cao ở mức hơn 9% so với năm trước đó

Từ sau năm 2013, nền kinh tế thế giới đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực trở lại,Châu Âu đã thoát khỏi suy thoái nhưng vẫn còn chậm chạp và nhiều thách thức Do đó, việcchịu ảnh hưởng từ vấn đề trên là không thể tránh khỏi Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016 -

89

Trang 37

2016, phần lớn tốc độ tăng trưởng bao trùm của các quốc gia có sự giảm nhẹ so với các nămtrước đó, nhưng giữ vững nhịp độ tăng trưởng tốt, chỉ riêng Peru năm 2014 đã giảm xuốngcòn -0.54%, tốc độ này đã cải thiện những năm sau đó Trong giai đoạn này, tốc độ tăngtrưởng bao trùm ở Việt Nam đạt ở mức từ 5.3% - 7.7% Bởi GDP bình quân nước ta quacác năm vẫn tăng liên tục và toàn diện kết hợp cùng với các chính sách bình đẳng hóa Theobiểu đồ 3.10 cho thấy, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc Bởi chúng ta không thể phủ nhậnrằng Trung quốc là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Từ năm 2016 - 2018, hầu hết đường biểu diễn của các nước đều đi có xu hướngngang và duy trì mức tăng trưởng toàn diện ổn định Cụ thể, Việt Nam đạt ở mức tăngtrưởng khá cao là 6.21%, chỉ sau Trung Quốc và Paraguay Tốc độ tăng trưởng của ba nướcIndonesia, Thái Lan và Peru chỉ thấp hơn Việt Nam từ 0.5% đến gần 3%

Tóm lại, qua việc so sánh tốc độ tăng trưởng bao trùm của Việt Nam với 5 quốc giakhác trong giai đoạn 2010 - 2018, có thể thấy Việt Nam dù chỉ là một quốc gia khá nhỏ trênbản đồ thế giới, nhưng luôn cố gắng thể hiện vị thế, thế mạnh của mình “Đất nước hìnhchữ S” đã và đang từng bước đạt được các thành tựu trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy tăngtrưởng một cách toàn diện

90

Trang 38

mô hình ở chương 4

91

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN