1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Khoán Hộ Và Đóng Góp Của Nó Đối Với Nền Nông Nghiệp Việt Nam..pdf

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khoán hộ và đóng góp của nó đối với nền nông nghiệp Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thu Huyền
Người hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Thị Hạnh
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Với chủ trương ban đầu là hợp tác hoá nông nghiệp với tư duy quản lý tập thể, cơ chế hoá trong ngành nông nghiệp hay hình thức “công điểm” khoán việc, cho đến sự ra đời của khoán hộ.. Kh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

~~~ ~~~

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

Khoán hộ và đóng góp của nó đối với nền nông nghiệp Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Nguyễn Thị Hạnh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Huyền

Mã sinh viên: 2520225508 Lớp: TA25.02

Hà Nội

Trang 2

A MỞ ĐẨU

1 Lý do chọn đề tài

rải qua gần 30 năm trong công cuộc đổi mới, thời gian đó chưa phải là dài cho

sự phát triển của một đất nước Nhưng cho đến nay, trải qua biết bao thăng trầm, khó khăn, nguy cơ và thách thức, Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới, đạt được những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Để có được

sự chuyển mình vượt ngục đó, đất nước ta đã phải trải qua không ít những khó khăn, sai lầm nhưng rồi chúng ta đã từng bước nhận ra và điều chỉnh, để đạt được kết quả như ngày hôm nay

Nổi bật lên trong những thành tựu đáng tự hào của Việt Nam đó chính là bước nhảy vọt mạnh mẽ trong quá trình đổi mới nền nông nghiệp Với chủ trương ban đầu là hợp tác hoá nông nghiệp với tư duy quản lý tập thể, cơ chế hoá trong ngành nông nghiệp hay hình thức “công điểm” (khoán việc), cho đến sự ra đời của khoán hộ Một chặng đường gian nan, vất vả từ khoán hộ ở một xã, huyện đến khoán chui, khoán 100 và khoán

10 để tìm ra đúng con đường phát triển cho nông nghiệp Việt Nam

Khoán hộ hay sự thăng trầm của nó là một bài học thực tế đáng để suy ngẫm trong suốt quá trình đổi mới của đất nước ta không những trong quá khứ mà cả hiện nay

Đi sâu vào bài tiểu luận này, tôi sẽ làm rõ hơn về khoán hộ và sự đóng góp to lớn của hình thức này đối với nền nông nghiệp Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu

- Với đề tài này, tôi xin phép làm rõ hai vấn đề lớn Đó là: khoán hộ và sự thành công của khoán hộ trong nông nghiệp Việt Nam

3 Kết cấu đề tài

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

T

Trang 3

3 Kết cấu đề tài

B NỘI DUNG

I Về Kim Ngọc – cha đẻ của khoán hộ

II Khoán hộ

1 Bối cảnh ra đời

2 Cái chết của khoán hộ

3 Từ khoán hộ đến khoán chui, khoán lùi

4 Từ khoán chui đến khoán 100, khoán 10

5 Thành công của khoán hộ

III Liên hệ thực tiễn

C KẾT LUẬN

D CHÚ THÍCH

Trang 4

B NỘI DUNG

I Về Kim Ngọc – cha đẻ của “ khoán hộ ”

 Vài nét về tiểu sử

- Kim Ngọc (1917-1979), tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

- Kim Ngọc chỉ học hết lớp 5, sau đó tự học để lên được lớp 7 Mặc dù vậy, ít có ai vào thời đó có thể sánh kịp được với tư duy đổi mới của ông

Kim Ngọc – Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Tỉnh Vĩnh Phúc

 Những cống hiến

- Cách khoán của khoán hộ:

+ Khoán cho hộ làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài; + Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ;

+ Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm;

+ Khoán trắng ruộng đất cho hộ - Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên được nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành phong trào quần chúng rộng rãi trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc Có thể nói khoán hộ là bước mở đầu cho một tư duy mới

về quản lý kinh tế hợp tác xã

Trang 5

- Sáng kiến “ khoán hộ ” hay “ cải tiến công tác quản lý lao động hợp tác xã ” năm

1966, đã dẫn đến “ khoán 10 ” hay “ Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1988 ”, đã tháo bỏ sự ràng buộc, kìm hãm của cơ chế quản lý lạc hậu, đưa Việt nam bao năm thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới Nghị quyết 10 hoàn toàn dựa trên những kinh nghiệm đúc kết của nhiều tỉnh thành Việt Nam đã âm thầm áp dụng khoán hộ của Kim Ngọc

II Khoán hộ

1 Bối cảnh ra đời

- Chế độ công hữu tư liệu sản xuất – một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế

kế hoạch hoá được áp dụng vào những năm 60

- Chủ trương thực hiện phong trào hợp tác hoá, thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, cưỡng chế, hô hào, buộc nông dân tham gia vào hợp tác xã Từ đó xuất hiện hình thức trả công lao động “ công điểm ” ( hay khoán việc )

Hợp tác hóa nông nghiệp ở huyện Đông Anh phục vụ công cuộc

xây dựng CNXH ở miền Bắc (Ảnh: tư liệu)

 Triệt tiêu mọi động lực lao động và tính chủ động sáng tạo của nông dân; đồng ruộng bị bỏ hoang; năng suất và sản lượng lúa gạo giảm sút dẫn tới đời sống của người dân rơi vào tình trạng thiếu lương thực một cách trầm trọng

 Khoán hộ ra đời như một nhu cầu bức thiết Khoán hộ là hình thức hợp tác xã giao ruộng đất cho hộ gia đình, cấp vật tư phân bón thuốc trừ sâu, cuối vụ thu lại một phần sản lượng

2 Cái chết của “ khoán hộ ”

Trang 6

- Sau 1 năm triển khai, Trung ương ra lệnh: dừng ngay Khoán hộ, do:

+ Khoán hộ đã đi ngược lại chủ trương của nhà nước lúc bấy giờ là: tư hữu hàng ngày hàng giờ đẻ ra tư bản

+ Đã vấp phải tư duy chính trị giáo điều, không vì dân: “ Thà chết đói còn hơn làm sai nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin ”

+ “ Phá vỡ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ”, đẩy lùi tiến bộ khoa học – kĩ thuật: Trước đây là công hữu về tư liệu sản xuất ( làm chung, ăn chung, hưởng chung) Việc làm của Kim Ngọc lúc bấy giờ như một phát sung vào mô hình xã hội chủ nghĩa nước ta

3 Từ Khoán hộ đến “ khoán chui ”, “ khoán lùi ”

- Trước tình trạng nông dân thiếu đói trầm trọng, nông nghiệp sa sút, một số địa phương đã lặng lẽ, kín đáo chuyển sang thực hiện khoán sản phẩm và khoán hộ nên thời kì này thường được gọi là khoán chui vì khoán hộ bị cấm, cán bộ thực hiện khoán hộ có thể bị kỷ luật nhưng hoàn cảnh lúc đó, “khoán chui hay là chết” đã buộc một số địa phương, một số hợp tác xã không còn sự lựa chọn khác

- Trước hiệu quả thực sự của khoán chui ở các địa phương, Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng (tháng 09/1979) ra Nghị quyết số 20 –NQ/TW ngày 20/09/1979 “Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách”, thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế, cho phép các hộ xã viên mượn đất sản xuất, ổn định nghĩa vụ lương thực, bãi bỏ việc phân phối định suất, thực hiện phân phối theo lao động, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, nởi lỏng quyền tự do lưu thông và trao đổi nông sản, thực phẩm… Đây được coi là nghị quyết có ý nghĩa mở đầu cho quá trình đổi mới

- Tuy nhiên, quá trình đổi mới còn trải qua nhiều bước thăng trầm, quanh co và phức tạp Tuy đã có sự đổi mới về nhận thức như trên, thấy được lợi ích rõ rệt của khoán chui nhưng một số cán bộ lãnh đạo lại cho rằng khoán chui chỉ là một bước lùi tạm thời, về lâu dài và căn bản vẫn phải là khoán việc mới là làm ăn tập thể, mới là xã hội chủ nghĩa Vì vậy, nhiều người mới gọi khoán chuikhoán lùi

4 Từ “ khoán chui ” đến khoán 100, khoán 10

- Năm 1981, nạn đói xảy ra trên diện rộng, buộc Trung ương phải chấp nhận một phần

đề án “ khoán hộ ” bằng chỉ thị số 100/CT-TW

Trang 7

- Nội dung chỉ thị: Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp chính thức công nhận khoán sản phẩm Chỉ thị này cho phép áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp

cả nước Mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích, tự mình làm các khâu cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn các khâu khác do hợp tác xã đảm nhận Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán Chế độ khoán này thường được gọi tắt

là Khoán sản phẩm, hay “ khoán 100 ”

- Năm 1988, vụ giáp hạt tháng 3, hàng chục tỉnh ở miền Bắc và miền Trung lâm vào nạn đói trầm trọng Nhìn ra tình hình thế giới lúc đó thì chính các nước xã hội chủ nghĩa cũng đang rơi vào khủng khoảng Tình hình trở nên cực kỳ nghiêm trọng, đất nước đứng trước những thách thức chưa từng thấy và số phận như ngàn cân treo sợi tóc

- Từ sự bức bách đó, Bộ Chính trị đã họp và ra Nghị quyết 10/NQ-TW ( 05/04/1988 )

về đổi mới quản lý nông nghiệp, khoán 10 ra đời Khoán 10 thừa nhận “ hộ nông dân

là đơn vị kinh tế tự chủ ”, cho phép áp dụng rộng rãi hình thức khoán hộ trên cả nước Cùng với việc thực hiện khoán 10 là sự đổi mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới hoạt động kinh tế – xã hội ở nông thôn theo hướng xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp Từ đây, chức nǎng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại

5 Thành công của khoán hộ

Chỉ sau 1 năm làm khoán hộ, bộ

mặt nông nghiệp của Vĩnh Phúc

đã thay đổi:

+ Năm 1967, 75% số hợp tác xã

áp dụng khoán hộ, 76% số đội

sản xuất khoán hộ; 160 hợp tác

xã (chiếm hơn 70%) đạt năng

suất lúa từ 5-7 tấn/1ha, sản lượng

thóc đạt 197 ngàn tấn, tăng 2,7%

so với năm 1964

+ Năm 1967, Vĩnh Phúc huy

+ Xét về mặt cơ chế quản

lý kinh tế, khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp Trong thời gian đầu, khoán 100 đã có tác dụng làm sống động nền kinh tế nông thôn và tạo ra một khối lượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ trước [ ]2

+ Tác dụng của cơ chế Khoán 10 cùng với những thành tựu về thủy lợi, cải tạo giống, thâm canh tăng năng suất ở đồng bằng Bắc

Bộ và mở rộng diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa nền nông nghiệp Việt Nam sang trang

sử mới

+ Từ chỗ thiếu ăn triền

Trang 8

động thóc làm nghĩa vụ chỉ đạt

99,5% kế hoạch nhưng các loại

nông sản khác lại vượt mức: hoa

màu, rau xanh đứng thứ 3 toàn

miền Bắc, thuốc lá thu mua vượt

14%, thịt bán cho nhà nước vượt

31,5% [ ] 1

+ Sau khi chỉ thị 100 được ban hành, như được cởi trói, khoán sản phẩm đã được triển khai, thực hiện phổ biến ở các hợp tác xã

và các tổ, đội sản xuất

Nhìn chung, năng suất lúa sau khi thực hiện khoán sản phẩm ở các hợp tác xã đều tăng lên, nơi tăng ít khoảng 4-5%, tăng vừa từ 15-20%, cá biệt có nơi tăng 50% [ ]2

miên, đến năm 1988 vẫn còn phải nhập khẩu hơn 450.000 tấn gạo, nhưng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm

từ 1 đến 1,5 triệu tấn và tiến dần lên tới 4 đến 4,5 triệu tấn những năm sau đó, làm cho cả thế giới phải kinh ngạc

 Nguyên nhân thành công của khoán hộ

- Với nhiều hình thức khoán khác nhau, phù hợp với tâm lý, khả năng lao động, trình

độ quản lý điều hành của cán bộ và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lúc bấy giờ

- Chủ trương, hình thức khoán gọn đơn giản, dễ tính toán nên được lòng dân, nông dân ủng hộ rầm rộ, tích cực hăng hái tham gia sản xuất, năng suất lao động được nâng cao

Đồng chí Kim Ngọc - Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo sản xuất nông nghiệp

tại xã Lãng Công, huyện Sông Lô.

Trang 9

Do thực hiện khoán sản phẩm, tích cực thâm canh, HTX Hải Thanh, huyện Hải Hậu (Hà Nam Ninh) đạt năng suất lúa mùa 2 tấn/ha, đưa năng suất 2 vụ lúa lên 11 tấn, vượt sản

lượng khoán 1320 tấn thóc (Ảnh: Bùi Tường/TTXVN)

Xã viên HTX Cao Phong, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc cấy lúa vụ chiêm xuân 1984 – 1985 (Ảnh: Văn Lạn/TTXVN)

Trang 10

Xã viên HTX Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) cấy lúa mùa trên ruộng nhận

'Khoán 10' vụ mùa 1989 (Ảnh: Đình Na/TTXVN)

III Liên hệ thực tế

Câu chuyện về “ khoán hộ ” và tác giả của nó là ông bí thư Kim Ngọc không phải là mới, nhưng vẫn còn chất chứa trong đó rất nhiều ý nghĩa và bài học rất có ích cho hôm nay đối với đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng

- Trước hết, câu chuyện “khoán hộ” cho bản thân tôi cũng như chính quyền địa phương và người dân tỉnh Sơn La nhận thức lại được một điều là không phải cứ nghị quyết, chủ trương chính sách, đường lối thì không thể không có sai lầm Khi thực hiện đường lối, chính sách của Đảng thì phải nghiêm túc thực hiện, có sự sáng tạo và biết kết hợp với hoàn cảnh của địa phương

- Bài học thứ hai là bài học về lòng can đảm Có thể nói ông Kim Ngọc là một người can đảm nhưng sự can đảm ấy lại dựa trên sự liêm khiết, chính trực của bản thân và tấm lòng luôn luôn vì dân của ông

- Thứ ba, khi xây dựng bất kì chủ trương chính sách nào thì tỉnh phải đặt lợi ích của dân lên đầu, phải do dân và vì dân

Trang 11

C KẾT LUẬN

Nói về quá trình Đổi mới ở Việt Nam, không thể không nhắc đến những người có tầm nhìn “đi trước thời gian”, và một trong những người tiên phong của hành trình đó là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc

Khoán hộ là cách làm khoán trực tiếp đến mỗi người lao động Giao ruộng cho người lao động Hợp tác xã chỉ cung cấp giống, kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu và đến vụ thu hoạch thì người lao động chia lại một phần lúa cho hợp tác xã từ năng suất lúa mà

họ thu hoạch được Hạt lúa đã gắn với công sức và quyền lợi của người nông dân Nếu

họ chăm chỉ thì lúa sẽ tốt và hứa hẹn vụ mùa đó họ sẽ thu hoạch được nhiều cho mình hơn Một chân lý đơn giản như vậy nhưng đã phải trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm để có thể trở thành sự thực

Nhắc đi nhắc lại, Khoán hộ hay sự thăng trầm của nó là một bài học thực tế đáng để suy ngẫm trong suốt quá trình đổi mới của đất nước ta không những trong quá khứ mà

cả hiện nay

Trang 12

D CHÚ THÍCH

[1] Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phúc (1930-2005), Nxb CTQG H.2007, tr.361

[2] Nguyễn Thị Hồng Mai – Tìm hiểu khoán hộ trong nông nghiệp ở Vĩnh Phúc

trước đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5, 2008-tr.64

Ngày đăng: 16/07/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w