Loại Hình Tác Giả Văn Học Trung Đại Việt Nam Bài Tập Khuynh Hướng Và Loại Hình Tác Gia Văn Học Trung Đại Việt Nam.pdf

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Loại Hình Tác Giả Văn Học Trung Đại Việt Nam  Bài Tập Khuynh Hướng Và Loại Hình Tác Gia Văn Học Trung Đại Việt Nam.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKHOA NGỮ VĂN

Trang 2

2 TÌM HIỂU KHÍA CẠNH TIỂU SỬ 6

2.1 Gợi ý các phương diện: Gia đình/ dòng họ/ quê quán/ phái tính/ cuộc đời và các trải nghiệm sống/ địa vị xã hội/ nghề nghiệp và hứng thú nghệ thuật/ hoàn cảnh, bối cảnh xã hội 7

2.2 Cơ sở tư tưởng/ triết học/ tư tưởng chi phối/ ý thức hệ 9

3.2 Đánh giá về giá trị thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật, tư tưởng 23

4 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TÁC GIẢ VĂN HỌC TRONG KHUYNH HƯỚNG/ GIAI ĐOẠN CỤ THỂ 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

Chủ đề thảo luận số 2TÌM HIỂU LOẠI HÌNH TÁC GIẢTRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

1 TÌM HIỂU CÁC THUẬT NGỮ:

* Tác giả văn học: (Nhà thơ/Nhà văn/Thi sĩ/Văn sĩ…)

- Dạng thức tồn tại: Khuyết dạng; Vô danh; Tập thể

- Tác giả (tiếng La Tinh là auctor – chủ thể hành động, người đặt nềnmóng, người lập pháp, người thấy và nói riêng là người sáng tạo tácphẩm) trong lịch sử là khái niệm đa nghĩa.

- Thời cổ đại, trung đại tên tác giả là chủ thể của hoạt động sáng tạo nghệthuật, là người làm ra tác phẩm, người có uy tín, quyền uy hay như làngười mở đầu quy phạm, người tuân thủ quy phạm, người có chữ nghĩanhiều hơn là người sáng tạo cái mới.

- Tác giả không chỉ là người sáng tạo ra tác phẩm bằng tài năng của mình,mà còn gửi gắm vào tác phẩm một tư tưởng, một triết lí, một bài học đểngười đọc có thể chiêm nghiệm và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

* Loại hình học tác giả văn học:

- Loại hình tác giả văn học là việc vận dụng phương pháp loại hình (loại

hình học) vào nghiên cứu tác giả văn học Để đánh giá chuẩn xác về loạihình tác giả thì cần căn cứ vào các yếu tố như hoàn cảnh lịch sử, conngười cá nhân và đặc biệt là tính tự biểu hiện của tác giả trong tác phẩmvăn học.

- Xét ở nhiều phạm vi khác nhau thì có các kiểu định danh loại hình tác

giả khác nhau, chẳng hạn: loại hình tác giả văn học dân gian, loại hình tácgiả văn học viết, loại hình tác giả văn học trung đại, lọai hình tác giả thiềnsư hay loại hình tác giả nhà nho

Trang 4

- Văn hóa nước ta thời trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa

phương Đông, mà trong đó tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo.Trong các kiểu tác giả nhà Nho, có thể nói nhà Nho hành đạo và nhà Nhoẩn dật là hai kiểu tác giả phát triển song hành trong suốt thời kì văn họctrung đại Vì vậy mà trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại ViệtNam, Trần Đình Sử đã nhấn mạnh đến việc phân loại tác giả nhà Nho:“Việc phân chia nhà Nho thành các kiểu nhà Nho hành đạo, nhà Nho ẩndật, nhà Nho tài tử có ý nghĩa để nghiên cứu loại hình tác giả văn họctrung đại” [3; tr.122]

* Tác giả hàm ẩn:

- Tác giả hàm ẩn (implied author) là một phần của con người thực đãđược phân thân, trở thành chủ thể sáng tạo trực tiếp vì động cơ thẩm mĩ.Khái niệm tác giả hàm ẩn này do nhà lí thuyết Mĩ Weyne Booth đề xuấtnăm 1961 trong sách Tu từ học tiểu thuyết Ông viết: “Quả thực đối vớimột số nhà tiểu thuyết, khi sáng tác họ tựa hồ như phát hiện hay sáng tạora chính mình Đúng như Jessamyn West đã nói, có lúc, chỉ thông qua sựviết nhà tiểu thuyết mới có thể phát hiện – không phải câu chuyện củaanh ta, mà là tác giả của câu chuyện, hoặc có thể nói đó là tác giả chínhthức của câu chuyện Bất kể chúng ta gọi tác giả hàm ẩn này là tác giảchính thức hay là thuật ngữ cái toi thứ hai mà gần đây Kathleen Tillotsonđã làm sống lại Điều chắc chắn là cái hình tượng về sự hiện diện(presence) của tác giả này mà người đọc tiếp nhận được là một trongnhững hiệu quả quan trọng nhất của tác giả Bất luận tác giả cố gắng biếnmình thành kẻ vô cá tính thì người đọc vẫn kiến tạo nên một hình tượngcủa tác giả chính thức của tác phẩm”.

- Tác giả hàm ẩn hay có tên gọi là cái tôi thứ hai.

- Tác giả hàm ẩn (thuộc về tác giả - là sự hiện diện của người sáng tác) vàhình tượng người tác giả (là hiệu quả của tác giả hàm ẩn, thuộc về ngườiđọc) Tác giả hàm ẩn xét một mặt khác lại là mặt nạ tác giả (author’s

Trang 5

mask) Malmgren đề xuất năm 1985.M Bakhtin đề xuất vào những năm20 (maska – lichina), có nghĩa là một trong các biến thể của biểu hiệnhình ảnh con người tác giả ở bên trong ra bên ngoài.

- Tác giả hàm ẩn là hiện tượng tư tưởng thẩm mĩ Tác giả tự phát hiện ởmột tầm cao mới, một tư tưởng chứ không phải một kẻ lừa dối người đọc.Những sự làm dáng, làm văn, ra vẻ triết lí dễ dãi trong tác phẩm ngườiđọc đều nhận ra hết Như vậy, khác với tác giả hàm ẩn nói về mối quan hệtác giả với văn bản, mặt nạ tác giả là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa tácgiả với người tiếp nhận, với xã hội Mặt nạ thường do cái vai trò mà chủthể muốn đóng trong đời sống xã hội Trong văn học mặt nạ tác giả là cáihình thức tác giả dùng để tự giới thiệu mình trong tác phẩm, thể hiện quangười kể chuyện hay nhân vật hư cấu, khién người đọc có ảo giác ngườikể chuyện ấy chính là tác giả thật, hoặc ngược lại tưởng tác giả vắng mặtvà mình là chủ nhân của văn bản đang đọc.

* Kiểu tác giả:

Kiểu tác giả là sự biểu hiện một kiểu chiếm lĩnh cuộc sống, một kiểuxây dựng hình tượng và là sản phẩm của người đọc Mỗi thời đại mỗi nhàvăn phải tìm ra một kiểu tác giả phu hợp mới có giá trị Trong thi đàn vănhọc, đã có nhiều kiểu tác giả khác nhau Đó có thể là kiểu tác giả cổ điểnvới đặc tính con người lí trí, trí thức uyên tác, ưa tao nhã hay kiểu tácgiả lãng mạn thích mơ mộng, giàu tưởng tượng

Kiểu tác giả trong văn học trung đại có những đặc thù và chịu ảnhhưởng sâu sắc của nền văn học chữ Hán Mỗi giai đoạn lịch sử, văn họctrung đại cũng xuất hiện nhiều kiểu tác giả sao cho phù hợp

* Hình tượng tác giả:

Hình tượng tác giả là một hình tượng được tác giả sáng tạo ra trongtác phẩm, nhưng sáng tạo theo một cách khác so với sáng tạo nhân vật.Nếu hình tượng nhân vật xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tảtheo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật,

Trang 6

thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện có tínhhư cấu sự cảm nhận và thái độ thẩm mỹ đối với thế giới nhân vật Cũngvậy, trong văn học các nhà văn thường biểu hiện mình như người pháthiện, người phê phán xã hội, người khám phá cái mới, người có nhãnquan cấp tiến, có cá tính nghệ sĩ… Điều đó đã trở thành yêu cầu quy ướcđối với người đọc

Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cáchđặc biệt Viện sĩ Nga V.Vinogradov trong rất nhiều công trình khẳng địnhhình tượng tác giả là cơ sở, là trọng tâm của phong cách ngôn ngữ.A.Chichêrin cũng cho rằng hình tượng tác giả được sáng tạo ra như mộtdạng hình tượng nhân vật Đây là sự chân thật nghệ thuật, không phải làchân lý của sự kiện, mà là chân lý của ý nghĩa, của tư duy, như chân lýcủa thi ca [4]

Vấn đề hình tượng tác giả không chỉ là sự phản ánh tác giả vào tácphẩm, thể hiện tương quan giữa con người sáng tạo ra văn học và vănhọc, mà còn là vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện của chủ thể

*Phong cách tác giả:

Phong cách nghệ thuật chính là diện mạo thẩm mĩ độc đáo, riêngbiệt của nhà văn trong cách sáng tác, được tạo thành bởi sự thống nhấtcủa các phương tiện biểu hiện phù hợp với cái nhìn riêng biệt của nhà vănđối với đời sống Yếu tố cốt lõi của phong cách là cái nhìn mang tính pháthiện, in đậm dấu ấn riêng của người nghệ sĩ, đúng như M.Pru-xtơ từngkhẳng định: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần ngườinghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”.

Phong cách văn học còn mang dấu ấn của dân tộc và thời đại Trongphong cách riêng của mỗi tác giả, người ta có thể nhận ra diện mạo tâmhồn, tính cách của một dân tộc và "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đạimà nó ra đời" (Tô Hoài).

2 TÌM HIỂU KHÍA CẠNH TIỂU SỬ

Trang 7

* Tác giả thật/Tác giả tiểu sử:

- Là tác giả vật lý, có công

- Hoàn cảnh xã hội / Gia đình / Thời đại- Cái tôi trải nghiệm

- Cái tôi thứ hai – cái chủ thể sáng tạo của tác giả thật

Đó là tác giả thật, có tên họ, giới tính, nghề nghiệp, học hành, quêquán, thời gian sống và hành trạng, góp phần soi sáng cho các khía cạnhtư tưởng, tâm lý trong tác phẩm, là người sáng tác và là người nắm tácquyền về mặt pháp lí Tác giả tiểu sử bao gồm cả khuynh hướng tư tưởng,xu hướng thẩm mĩ, sự tham gia vào các hoạt động xã hội Đây là kháiniệm của văn học sử, nhiều khi làm đau đầu nhà văn học sử Ví dụ ai làtác giả bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành, ai là tác giả thực của một sốthơ Hồ Xuân Hương? Và Hồ Xuân Hương là ai, câu chuyện cũng cònnhiều chưa rõ Trường hợp tác phẩm khuyết danh khuyết phần tác giả tiểusử, trở nên trừu tượng Cần phân biệt tác giả tiểu sử với tác giả hàm ẩntrong tác phẩm Khi sáng tác thì cái phần thực tại ấy đứng ngoài tácphẩm.

2.1 Gợi ý các phương diện: Gia đình/ dòng họ/ quê quán/ phái tính/cuộc đời và các trải nghiệm sống/ địa vị xã hội/ nghề nghiệp và hứngthú nghệ thuật/ hoàn cảnh, bối cảnh xã hội.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai Nguyễn Trãi sống vàogiai đoạn lịch sử nhiều biến động - từ cuối đời Trần, trải qua nhà Hồ, thờiđấu tranh chống ách Minh thuộc cho tới đầu đời Lê Cha Nguyễn Trãi làNguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, tên hiệu là Nhị Khê, còn mẹ làTrần Thị Thái Thuở xưa, khi còn nhỏ Nguyễn Trãi ở với ông ngoại làTrần Nguyên Đán Năm 1385, Nguyễn Trãi theo ông ngoại về ở Côn Sơn,nhưng khi Nguyễn Trãi lên 5 thì mẹ ông qua đời, không lâu sau thì ôngngoại cũng mất, Nguyễn Trãi từ đó về ở với cha tại quê nội ở làng NhịKhê, huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín, Hà Tây)

Trang 8

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, cũng là năm thi đầutiên của nhà Hồ Nguyễn Trãi lúc này chỉ mới 20 tuổi và ông đã thi đỗThái học sinh ( tức nay là Tiến sĩ).

Năm 1401, cha Nguyễn Trãi được nhà Hồ chiêu mộ về làm quan,đổi hiệu là Nguyễn Phi Khanh, lĩnh chức Quốc tử giám tư nghiệp CònNguyễn Trãi thì sau khi thi đỗ được nhà Hồ cử giữ chức Ngự sử đài chínhchưởng Vì vậy, hai cha con Nguyễn Trãi thuộc số những người ra làmquan với nhà Hồ ngay từ đầu.

Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, nhà Hồ đem quân ra chống cựnhưng không thành Cha con Hồ Quý Ly cùng một số triều thành đã bịbắt trong đó có Nguyễn Phi Khanh đưa về Kim Lăng Nguyễn Trãi muốntrọn đạo hiếu bèn đi theo cha, nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con nêntrở về “tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha thì mới là đại hiếu”.Thế nhưng, trên đường về Nguyễn Trãi bị giặc Minh bắt và đem giamlỏng ở thành Đông Quan (Hà Nội), mặc cho bị đe dọa, mua chuộc thìNguyễn Trãi một mực từ chối việc ra làm quan với giặc Mãi một thờigian sau, ông trốn khỏi Đông Quan tìm đường đi theo Lê Lợi Cuối năm1426, Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi viết những bức thư từ giao thiệpvới tướng Minh Những bức thư đó về sau được tìm kiếm và sưu tầm đểtập hợp dưới cái tên Quân trung từ mệnh tập) có tính chiến tranh mạnhmẽ và có tác dụng lớn trong việc đánh mạnh vào tinh thần của quân địch Năm 1427, cuộc kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thay mặtLê Lợi viết Bình Ngô đại cáo nổi tiếng Và sau khi Lê Lợi lên ngôi hoàngđế, cùng với 227 công thần, Nguyễn Trãi cũng được phong làm Triều liệtđại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ thượng thư, tước Quan phục hầu

Sau một thời gian làm quan, Nguyễn Trãi xin rời bỏ chốn quantrường xô bồ, dâng sớ xin về trí sĩ ở ẩn tại Côn Sơn Ở đấy, Nguyễn Trãisáng tác bài Côn Sơn ca nổi tiếng Cũng trong thời kì này, ông đã sáng tácphần lớn thơ Nôm (về sau được tập hợp trong Quốc âm thi tập) Thơ văn

Trang 9

Nguyễn Trãi mở đường cho giai đoạn văn học mới phát triển Nội dungkết tinh hai tư tưởng lớn: yêu nước và nhân đạo Là nhà văn chính luậnkiệt xuất, là nhà thơ mở đường cho văn chương tiếng Việt.

Nguyễn Trãi tuy tuổi đã cao và tạm rút lui về cảnh điền viên,nhưng nguồn ưu ái của cho ông không bao giờ cạn Lúc nào ông cũng longhĩ về dân, về nước và buồn vì một nỗi chưa thực hiện được lý tưởngcủa mình Năm 1434, Lê Thái Tông mời ông ra giúp nước Năm 1442,Thái Tông mất, nguyên phi Nguyễn Thị Anh nhân cơ hội này dựa vàoquyền thần buộc tội cho Nguyễn Trãi đầu độc nhà vua và bị kết vào tộithí nghịch và bị tru di tam tộc Chính vì lẽ đó mà khi Nguyễn Trãi rơi vàothảm họa tru di tam tộc thì các tác phẩm của ông bị thất lạc hầu như gầnhết

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Quang Thuận thứ tám (1467),Lê Thánh Tông mới thấu hiểu nỗi oan của Nguyễn Trãi và phục hồi choông chức Tân trù bá, đồng thời cho tìm con của ông để bổ dụng.

Cuộc đời Nguyễn Trãi đã trải qua với nhiều thăng trầm, biến cố nhưng lúc nào ông cũng dành một tình yêu đặc biệt cho nhân dân đấ nước Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài hiếm có, là tấm gương sáng mà ta noi theo.

* Hứng thú nghệ thuật: Tư tưởng Nguyễn Trãi xuất phát từ Nho giáo, mà cụ thể là Nho giáo Khổng Tử Ông đã vận dụng xuất sắc các tư tưởng Nho giáo vào công cuộc khởi nghĩa, chống lại sự thống trị của nhà Minh lên Việt Nam cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước thời kì đầu nhà Hậu Lê Trần Đình Hượu cho rằng: “Về hệ thống, tư tưởng nhân sinh của Nguyễn Trãi vẫn thuộc Nho giáo nhưng là một Nho giáo khoáng đạt, rộng rãi, không câu nệ và vì vậy không chỉ là gần gũi mà còn là phong phú hơn, cao hơn lối sống thuộc dân tộc trước đó”

Trang 10

2.2 Cơ sở tư tưởng/ triết học/ tư tưởng chi phối/ ý thức hệ

Nguyễn Trãi – bậc anh hùng toàn tài, có lẽ sứ mệnh thiêng liêng củaông là sinh ra để sáng tác thơ văn Ngoài những đóng góp cho thi đàn văn họcnhững tác phẩm thơ văn đồ sộ, mang tư tưởng tốt đẹp sống trường tồn với thờigian thì ông còn để lại những quan niệm về văn chương nghệ thuật đặc sắc Cólẽ ai cũng biết, Nguyễn Trãi là người có tấm lòng ưu quốc ái dân suốt đời cuồncuộn như “nước triều đông”, điều đó vô hình chung đã thể hiện trong sự nghiệpcứu quốc cũng như sự nghiệp văn học của ông

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Trãi quan niệm rõ ràng làvăn học phải được dùng để phục vụ cho những mục đích chính trị và xã hội Nóimột cách khác, ông không hề đặt vấn đề rằng văn học với nhân sinh có gắn bóvới nhau không, bởi đó là điều mặc nhiên được coi như chuyện không còn phảinghi ngờ gì nữa Nguyễn Trãi sử dụng văn học như một loại vũ khí để chiến đấucho lợi ích dân tộc, cho tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi quan niệm rằng vănnghệ không thể tách rời khỏi những yêu cầu của cuộc sống, mà hơn hết thứ vănnghệ ấy phải gắn bó mật thiết với quảng đại quần chúng Ông đề cao tác dụng,vai trò của văn nghệ nên ông từng có dịp phát biểu với vua Lê Thánh Tông vềmối quan hệ này: “Thời loạn thì dụng võ, thời bình thì dụng văn” Như thế, vănnghĩa là cái gốc của đời sống, mà đời sống ở đây trước hết là đời sống của nhândân Suy rộng ra thì nhà văn nghệ trước hết phải là một người biết chiến đấucho những quyền lợi của Tổ Quốc, của nhân dân, trước hết phải là một ngườihành động vì cuộc sống, vì con người Văn nghệ có sức mạnh như một binhchủng đặc biệt, có mục đích nhân sinh sâu sắc và hết sức quan trọng Và cũngchính quan niệm ấy, Nguyễn Trãi trong các tác phẩm của mình luôn có cái nhìnsâu rộng, cái nhìn thấu đáo và sâu sắc đối với thiên nhiên, xã hội, đối với cuộcsống của đất nước, của nhân dân.

Trang 11

Tư tưởng chính trị trị quốc của Nguyễn Trãi thể hiện ở việc dùng ngườihiền tài Khác với các triều đại trước đó, khi mà việc dùng người chủ yếu làđược tiến cử từ con cháu, họ hàng thân thích của vua chúa, quan lại hoặc có thểtừ những người đã từng “nằm gai, nếm mật” lúc cùng vua khởi nghiệp, vớiNguyễn Trãi, hiền tài ở dân Dân mới là yếu tố làm nên nền thái bình thịnh trịcủa chế độ và, theo ông, “người tài trong dân không ít” Một chế độ chỉ thực sựthịnh trị khi mà người dân đem tài ra giúp sức Chính vì thế triều đình cần phảicầu hiền và có thể cầu hiền bằng nhiều cách cách như học hành thi cử, hoặc tiếncử “văn võ đại thần, công hầu, đại phu từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cửmột người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếucó tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì… tùy tài trao chức (in nghiêng -MVT)”; hoặc ứng cử “người có tài ở hàng kinh luân bị khuất ở hàng quân nhỏ”,“người hào kiệt náu ở nơi đồng nội, lẫn ở hàng binh lính” phải tự mình đề đạt đểgánh vác việc dân, việc nước (Chiếu cầu hiền tài) Có lẽ vì thế thời kỳ Lê Sơđược coi là thời kỳ thịnh nhất trong việc mở các khoa thi để chọn hiền tài.

Rõ ràng, đây là tư tưởng vượt thời đại và mang tính cách mạng Vào thờiđiểm ấy, khi mà hầu hết mọi triều đại, cũng như vua chúa, quan lại đang lo giữ,chiếm đoạt quyền lực, lợi ích riêng cho mình, luôn áp đặt ý chí của mình lên bộphận còn lại của xã hội mà người ta quen gọi là “tiểu nhân”, thì lại có một tưtưởng “dân chủ” đến như vậy Có lẽ đây là tư tưởng lớn mà nhiều năm sau vua LêThánh Tông, sau khi đã minh oan cho ông, đã nhận ra và vận dụng nó trong chínhsách “Quan chế” của mình để rồi tạo ra một thời kỳ có lẽ, theo tác giả, là hoàngkim bậc nhất trong suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam.

2.3 Đánh giá chung

Nguyễn Trãi sau khi mất đã để lại cho kho tàng văn học dân tộc một disản tinh thần vô giá của một tâm hồn nghệ sĩ chân chính Chính vì thế mànhững tác phẩm của Nguyễn Trãi được truyền lại đến ngày nay là thành quả

Trang 12

của lần tìm kiếm này và tập thơ Quốc âm thi tập cũng nằm trong số đó Chínhvì thế Nguyễn Trãi đã ở một vị trí xứng đáng trong bảo tàng lịch sử, ở một vịtrí xứng đáng trong bảo tàng văn học Vì vậy việc “trở về” của tập Quốc âm thitập được coi là “một tin mừng lớn lao, một sự kiện rung chuyển lịch sử vănhọc” Hay như một lời khẳng định, GS Nguyễn Phong Nam cũng từng bộcbạch rằng tập thơ Quốc âm thi tập là “sự khởi đầu hoành tráng nhất, ấn tượngnhất” của thơ Nôm Việt Nam

Tập Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm duy nhất của NguyễnTrãi và cũng là tập thơ chữ Nôm đầu tiên của nền văn học Việt Nam đến nayđược lưu truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn Tập thơ Quốc âm thi tập được tácgiả sáng tác trong nhiều thời điểm khác nhau khi ông về trú ẩn ở Côn Sơn Vớisự xuất hiện của tập thơ này đã khẳng định dứt khoát sự tồn tại của dòng vănhọc tiếng Việt Từ đây dòng văn học chữ Nôm sẽ phát triển song song với dòngvăn học chữ Hán, khẳng định vị trí của văn học chữ Nôm trên thi đàn văn họcdân tộc

Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm cổ nhất, phong phú nhất của Việt Namhiện còn Tập thơ gồm 254 bài chia thành 4 mục lớn: Vô đề (192 bài); Thờilệnh môn (21 bài); Hoa mộc môn (34 bài); Cầm thú môn (7 bài) Trong mỗimôn lại có nhiều đề mục, có tất cả 53 đề mục Mỗi đề mục có thể có một bàithơ, nhưng cũng có đề mục lại gồm một chùm thơ Qua đó có thể thấy trongthơ Nôm, Nguyễn Trãi chủ yếu bộc lộ tâm sự của ông khi phải đi ở ẩn NguyễnTrãi muốn để lại trong thơ Nôm “gương báu khuyên răn” để tự dặn mình phảibiết tu dưỡng, giữ vững phẩm chất Thơ Nôm Nguyễn Trãi là lời than của mộtngười đau xót vì lý tưởng không thực hiện được, lo lắng vì việc đời ngày càngrối ren.

Trang 13

Về nội dung, tiếp thu và lĩnh hội được những thành tựu của nền vănhọc dân gian, Quốc âm thi tập tập trung thể hiện lòng yêu nước, thương dânvới lý tưởng nhân nghĩa cao đẹp Đây cũng là quan niệm nghệ thuật tiêu biểucủa Nguyễn Trãi trong hành trình sáng tác văn chương của mình – lấy nhândân, dân tộc làm gốc Bên cạnh đó, tập thơ còn ca ngợi chí khí thanh cao, cuộcsống thanh nhàn mà chất phác của ông Đồng thời qua Quốc âm thi tập, độc giảcó thể nhận ra một tâm hồn phong phú, đa cảm của Ức Trai, một con người biếttự tu dưỡng, giữ vững phẩm chất trước xã hội rối ren Chính vì thế, dù ở bất cứhoàn cảnh nào, ông cũng là một tấm gương sáng, hết sức mẫu mực cho thế hệngày sau noi theo và học tập.

Xét phương diện nghệ thuật, Quốc âm thi tập được đánh giá là đã tạonên sự bứt phá của dòng thơ Nôm Việt Nam Tập thơ chủ yếu sử dụng ngônngữ dân tộc, dung dị, gần gũi mà sâu sắc, từ đó Nguyễn Trãi có thể bộc lộ đượctâm tư tình cảm, các sắc thái trữ tình một cách sáng tạo và uyển chuyển hơn

Tóm lại, ở một thời đại mà nền văn học chữ Hán đang thịnh hành, sựxuất hiện của tập thơ Quốc âm thi tập được đánh giá là một thành công to lớncủa Nguyễn Trãi nói riêng, của nền văn học cổ điển Việt Nam nói chung Nhìnchung, Nguyễn Trãi đã khẳng định được tên tuổi của mình với tập thơ Quốcâm thi tập trên thi đàn văn học Như học giả Lê Trí Viễn từng nhận xét:"Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam” và Quốcâm thi tập là mốc vàng son chói lọi vào hành trình thơ ca dân tộc.

3.TÌM HIỂU KHÍA CẠNH THẨM MỸ, NGHỆ THUẬT, TƯTƯỞNG, PHONG CÁCH

3.1 Khảo sát các tác phẩm của tác giả trên các phương diện nội dung vàhình thức sáng tác

Ngày đăng: 13/05/2024, 15:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan