1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thảo luận nhóm luật kinh tế 1 đề tài so sánh hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác + bài tập tình huống

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác + Bài tập tình huống
Tác giả Nhóm 3
Người hướng dẫn ThS. Tạ Thị Thùy Trang
Trường học Trường Đại học Thương mại, Viện Kế toán – Kiểm toán
Chuyên ngành Luật Kinh tế 1
Thể loại Báo cáo thảo luận nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Namcó năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộluật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quyđịnh tại Chương này, trừ cá

Trang 1

BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM

Đề tài: So sánh hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác + Bài tập tình huống

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

-

Trang 2

-MỤC LỤC

A SO SÁNH HỘ KINH DOANH CÁ THỂ VÀ TỔ HỢP TÁC 2

1 GIỐNG NHAU 2

2 KHÁC NHAU 3

B BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 9

Trang 3

A SO SÁNH HỘ KINH DOANH CÁ THỂ VÀ TỔ HỢP TÁC

1 GIỐNG NHAU

- Đối với thành viên là cá

nhân phải là công dân Việt

Nam, có năng lực hành vi

dân sự đầy đủ theo quy định

Bộ luật Dân sự

Theo Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng

ký doanh nghiệp quy định:

“1 Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam

có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:…”

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác quy định:

“1 Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan.”

- Không có tư cách pháp

nhân

Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp quy định:

“1 Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ kinh doanh đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ…”

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân do các thành viên không có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác

và phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác quy định:

“1 Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02

cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.”

Trang 4

2 KHÁC NHAU

Đặc điểm về

thành viên

- Do một cá nhân hoặc các thành

viên hộ gia đình là công dân Việt

Nam đăng ký thành lập

Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định

số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký

doanh nghiệp quy định: “Hộ kinh

doanh doanh do một một cá nhân

hoặc các thành viên hộ gia đình

đăng ký thành lập và chịu trách

nhiệm bằng toàn bộ tài sản của

mình đối với hoạt động kinh

doanh của hộ…”

- Gồm 02 cá nhân, pháp nhân trở lên

tự nguyện thành lập

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác quy

định: “Tổ hợp tác là tổ chức không có

tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ

02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi

và cùng chịu trách nhiệm.”

- Có thể thuê người khác quản lý,

điều hành hoạt động kinh doanh

của hộ kinh doanh

Theo Khoản 3 Điều 81 Nghị định

01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh

nghiệp quy định: “Chủ hộ kinh

doanh có thể thuê người khác

quản lý, điều hành hoạt động kinh

doanh của hộ kinh doanh”

- Thành viên ban điều hành tổ hợp tác được bầu trong số các thành viên tổ hợp tác

Theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác quy

định: “Thành viên ban điều hành tổ

hợp tác được bầu từ các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác và được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành, số lượng thành viên ban điều hành là số lẻ, do tổ hợp tác tự quy định”.

- Không quy định về việc bổ sung

thành viên

- Có thể bổ sung thêm thành viên tổ hợp tác

Tổ hợp tác có thể bổ sung thêm thành viên nếu cá nhân, pháp nhân đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 7

Trang 5

của Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác và quy trình bổ sung thành viên được quy định tại Điều 10 của Nghị định này

- Không có quy định cụ thể các

trường hợp chấm dứt tư cách

thành viên

- Có quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác

- Cá nhân, thành viên hộ gia đình

chỉ được đăng ký một hộ kinh

doanh trong phạm vi toàn quốc và

được quyền góp vốn, mua cổ

phần, mua phần vốn góp trong

doanh nghiệp với tư cách cá nhân

Theo Khoản 2 Điều 80 Nghị định

01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh

nghiệp

- Không hạn chế

- Cá nhân, thành viên hộ gia đình

đăng ký hộ kinh doanh không

được đồng thời là chủ doanh

nghiệp tư nhân, thành viên hợp

danh của công ty hợp danh trừ

trường hợp được sự nhất trí của

các thành viên hợp danh còn lại

Theo Khoản 3 Điều 80 Nghị định

01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh

nghiệp

- Không quy định

Đặc điểm về

vốn

- Không quy định cụ thể về vốn

góp

- Có thể đóng góp bằng tài sản, công sức vào tùy theo thỏa thuận và cam kết tại hợp đồng hợp tác

Theo Điều 1 Khoản 24 Điều 20 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác quy định:

“1 Các thành viên tổ hợp tác có thể

Trang 6

đóng góp bằng tài sản, công sức vào

tổ hợp tác tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác Việc xác định giá trị tài sản và công sức của thành viên tổ hợp tác góp vào tổ hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận hoặc do bên thứ ba xác định theo sự ủy quyền của một trăm phần trăm (100%) tổng

số thành viên tổ hợp tác.”

- Chịu trách nhiệm vô hạn trong

mọi trường hợp

Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định

01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh

nghiệp quy định:

“1 Hộ kinh doanh do một cá

nhân hoặc các thành viên hộ kinh

doanh đăng ký thành lập và chịu

trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản

của mình đối với hoạt động kinh

doanh của hộ…”

- Chịu trách nhiệm vô hạn, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật

có liên quan quy định khác

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác quy định:

“1 Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên

cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.”

Theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác quy định:

“2 Trường hợp tài sản chung của thành viên tổ hợp tác không đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác thì các thành viên tổ hợp tác có trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ này bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật

Trang 7

có liên quan quy định khác.”

Đặc điểm về

cuộc họp

* Thời gian, địa điểm

- Không quy định

* Thời gian, địa điểm

- Ít nhất một năm một lần.

Theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác quy

định: “Tổ hợp tác tự quyết định số lần

họp nhưng ít nhất phải tiến hành cuộc họp thành viên một năm một lần…”.

* Thẩm quyền triệu tập

- Không quy định

* Thẩm quyền triệu tập

- Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được ủy quyền) là người triệu tập cuộc họp

- Đại diện của hơn 33% tổng số thành viên có thể yêu cầu tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được ủy quyền) triệu tập cuộc họp

Căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 20 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp

tác quy định: “a) Tổ trưởng tổ hợp tác

(hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thay mặt tổ hợp tác triệu tập cuộc họp thành viên Trong trường hợp cần thiết, đại diện của hơn

ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác có thể yêu cầu tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) triệu tập cuộc họp thành viên, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quy định khác;”

* Điều kiện tiến hành * Điều kiện tiến hành

- Lần 1: Có hơn 75% tổng số thành

Trang 8

- Không quy định viên tham gia, nếu không đủ số thành

viên thì phải hoãn cuộc họp

- Lần 2: trong vòng 15 ngày kể từ ngày

dự định họp tổ hợp tác lần thứ nhất, phải có tối thiểu 50% tổng số thành viên tham gia

Theo vào Điểm b Khoản 2 Điều 20 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp

tác quy định: “b) Cuộc họp thành viên

tổ hợp tác được tiến hành khi có hơn bảy mươi lăm phần trăm (75%) tổng

số thành viên tổ hợp tác tham dự, trường hợp không đủ số thành viên tham dự thì phải hoãn họp tổ hợp tác

và triệu tập họp tổ hợp tác lần thứ hai trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp tổ hợp tác lần thứ nhất Cuộc họp tổ hợp tác lần thứ hai phải có sự tham gia của tối thiểu hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác;”

* Biểu quyết

- Không quy định

* Biểu quyết

- Sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác, định đoạt tài sản chung của các thành viên (các tài sản có giá trị lớn): 100% tổng số thành viên tán thành, thể hiện bằng văn bản

- Các nội dung khác: ít nhất hơn 50% tổng số thành viên tán thành Theo Điều 21 Nghị định

77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác quy định: “1 Việc

sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ

Trang 9

trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác…”

Đăng ký

kinh doanh

- Có trường hợp không phải đăng

ký hộ kinh doanh: Hộ gia đình sản

xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm

muối và những người bán hàng

rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh

doanh lưu động, kinh doanh thời

vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp

không phải đăng ký hộ kinh

doanh, trừ trường hợp kinh doanh

các ngành, nghề đầu tư kinh

doanh có điều kiện

Theo Điều 79 Nghị định

01/2021/NĐ-CP về đăng ký

doanh nghiệp quy định:

“1 Hộ kinh doanh do một cá

nhân hoặc các thành viên hộ gia

đình đăng ký thành lập và chịu

trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản

của mình đối với hoạt động kinh

doanh của hộ Trường hợp các

thành viên hộ gia đình đăng ký hộ

kinh doanh thì ủy quyền cho một

thành viên làm đại diện hộ kinh

doanh Cá nhân đăng ký hộ kinh

doanh, người được các thành viên

hộ gia đình ủy quyền làm đại diện

hộ kinh doanh là chủ hộ kinh

doanh

2 Hộ gia đình sản xuất nông,

lâm, ngư nghiệp, làm muối và

những người bán hàng rong, quà

vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu

động, kinh doanh thời vụ, làm

dịch vụ có thu nhập thấp không

- Không quy định

Trang 10

phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ

trường hợp kinh doanh các

ngành, nghề đầu tư kinh doanh có

điều kiện Ủy ban nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương

quy định mức thu nhập thấp áp

dụng trên phạm vi địa phương.”

Chấm dứt

hoạt động

- Khi chấm dứt hoạt động, hộ kinh

doanh phải gửi thông báo đến Cơ

quan đăng ký kinh doanh cấp

huyện nơi đã đăng ký kèm theo

các giấy tờ theo quy định tại

Khoản 1 Điều 92 Nghị định

01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh

nghiệp

- Có trách nhiệm thanh toán đầy

đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài

chính trước khi nộp hồ sơ chấm

dứt hoạt động hộ kinh doanh

Theo Điều 92 Nghị định

01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh

nghiệp

- Quy định cụ thể các trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác

- 100% tổng số thành viên tán thành, thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của

tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được

ủy quyền)

- Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được ủy quyền) gửi thông báo kèm văn bản chấm dứt hoạt động đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hoạt động

Theo Điều 14 Nghị định

77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác

B BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Liên hiệp Hợp tác xã ABCDEF được thành lập vào tháng 8 năm 2017 với ngành nghề sản xuất, kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ; bao gồm 06 Hợp tác xã thành viên là: A, B, C, D, E, F Ngày 06/12/2017, do nhận thấy Hợp tác xã A không thực hiện nghĩa vụ góp vốn như đã cam kết nên HTX B và HTX C đã yêu cầu Hội đồng quản trị Liên hiệp HTX triệu tập đại hội thành viên bất thường để quyết định việc chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX A Tuy nhiên, cho rằng vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên Liên hiệp HTX nên Hội đồng quản trị liên hiệp HTX đã không triệu tập theo yêu cầu

Ngày 15/12/2017; Ban kiểm soát Liên hiệp HTX đã đứng ra triệu tập Đại hội thành viên Đại hội thành viên diễn ra với sự tham gia của 5 HTX thành viên là: B,D,C,E, F Đại hội

Trang 11

thành viên đã thông qua quyết định chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX A với sự biểu quyết tán thành của HTX C và D

Liên hiệp Hợp tác xã ABCDEF sau đó liên tiếp gặp khó khăn trong kinh doanh Ngày 1/1/2018, sau 4 tháng từ ngày đến hạn trả nợ nhưng Liên hiệp HTX không trả được các khoản nợ như sau:

- Nợ ngân hàng X (tỉnh Hòa Bình) 1 tỷ (thế chấp ô tô 500 triệu)

- Nợ cá nhân C (cư trú tại Hòa Bình) 2 tỷ

- Nợ lương người lao động chi nhánh Hòa Bình 200 tr

Ngoài ra, liên hiệp hợp tác xã còn nợ 3,3 tỷ của các cá nhân, tổ chức khác nhưng chưa đến hạn trả nợ Phí phá sản 100 triệu Thêm vào đó, 1 tháng sau khi mở thủ tục phá sản Liên hiệp tặng bạn hàng là công ty H 100 triệu để mừng khai trương chi nhánh mới Tài sản còn lại của liên hiệp HTX thời điểm này là 500 triệu (chưa gồm TS thế chấp)

1, Quyết định chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX A đúng hay sai? Vì sao?

2, Chia và trả nợ cho các chủ nợ theo thủ tục pháp luật hiện hành

Bài làm

1, Quyết định chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX A là sai.

Theo Điểm g Khoản 1 Điều 16 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định:

“1 Tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:…

g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;”

Như vậy, tư cách thành viên của HTX A sẽ bị chấm dứt nếu xảy ra 1 trong các trường hợp tại khoản Điều 16 Luật Hợp tác xã năm 2012 Trong trường hợp này này, HTX A không thực hiện góp vốn như đã cam kết nên tư cách thành viên của HTX A sẽ bị chấm dứt

Các yếu tố trong cuộc họp

a Thời gian và thẩm quyền triệu tập: Ngày 15/12/2017, Ban kiểm soát Liên hiệp HTX

đã đứng ra triệu tập Đại hội thành viên

Nhận định: Thời gian và thẩm quyền triệu tập cuộc họp là sai quy định

Theo Điểm d Khoản 2 Điều 31 luật Hợp tác xã năm 2012 quy định:

“2 Hội đồng quản trị triệu tập đại hội thành viên bất thường trong những trường hợp sau đây:

d) Theo đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên.”

Trang 12

Việc hội đồng quản trị không triệu tập theo yêu cầu là sai, do hội đồng quản trị cần phải triệu tập đại hội thành viên bất thường khi có đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số HTX thành viên theo quy định

Theo Khoản 3 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012 quy định: “Trường hợp quá thời hạn 15

ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên mà hội đồng quản trị không triệu tập đại hội thành viên bất thường hoặc quá 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính

mà hội đồng quản trị không triệu tập đại hội thường niên thì ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên có quyền triệu tập đại hội thành viên.”

Kể từ ngày 06/12/2017, HTX B và HTX C (1/3 tổng số thành viên) yêu cầu Hội đồng quản trị Liên hiệp HTX triệu tập đại hội thành viên bất thường nhưng Hội đồng quản trị liên hiệp HTX đã không triệu tập theo yêu cầu đến ngày 15/12/2017 là 10 ngày (chưa quá 15 ngày) Vì vậy trong thời gian này Ban kiểm soát Liên hiệp HTX triệu tập Đại hội thành viên

là sai thời gian quy định và không có quyền triệu tập

b Điều kiện tiến hành: Đại hội thành viên diễn ra với sự tham gia của 5 HTX thành viên

là B,D,C,E,F

Nhận định: Đại hội thành viên được tiến hành đúng theo quy định.

Theo Khoản 6 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012 quy định: “Đại hội thành viên được tiến

hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự; trường hợp không đủ số lượng thành viên thì phải hoãn đại hội thành viên”

Như vậy, Đại hội thành viên được tiến hành do có số lượng thành viên tham gia dự họp là 5/6 chiếm 83,3% > 75%

c Biểu quyết: Đại hội thành viên thông qua quyết định chấm dứt HTX A với biểu quyết

tán thành của hợp tác xã C và D

Nhận định: Đại hội thành viên thông qua quyết định chấm dứt HTX A với biểu quyết tán

thành của hợp tác xã C và D là sai

Theo vào Điều 34 Luật Hợp tác xã 2012 quy định:

“Điều 34 Biểu quyết trong đại hội thành viên

1 Các nội dung sau đây được đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành:

a) Sửa đổi, bổ sung điều lệ;

b) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; c) Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w