1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận đề tài phân tích các hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật và liên hệ thực tiễn ở việt nam hiện nay giải quyết bài tập tình huống

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Hình Thức Thể Hiện Sự Tồn Tại Của Pháp Luật Và Liên Hệ Thực Tiễn Ở Việt Nam Hiện Nay
Người hướng dẫn Trần Hạnh Linh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Và cũng xác định được kết quả của con đường hình thành pháp luật, ranh giới giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác.Hầu hết các nhà nước đang sử dụng 3 hình thức cơ bản là: Tập quán p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TIẾNG ANH

-🙞🙜🕮🙞🙜

BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: Phân tích các hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật và liên hệ

thực tiễn ở Việt Nam hiện nay Giải quyết bài tập tình huống

Giảng viên hướng dẫn: Trần Hạnh Linh

Học phần: Pháp luật đại cương

Mã lớp học phần: 231-TLAW0111_04

Nhóm: 04

Hà Nội - 2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 3

A Phân tích các hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay 4

I.PHÂN TÍCH HÌNH THỨC THỂ HIỆN SỰ TỒN TẠI CỦA PHÁP LUẬT 4

1 Khái niệm Hình thức pháp luật 4

2 Đặc điểm Hình thức thể hiện của pháp luật 4

2.1 Hình thức bên trong 4

2.2 Hình thức bên ngoài 4

2.2.1 Tập quán pháp 4

2.2.2 Tiền lệ pháp (Án lệ) 5

2.2.3.Văn bản quy phạm pháp luật 6

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6

1.Tập quán pháp 7

2 Tiền lệ pháp (Án lệ) 7

3 Văn bản quy phạm pháp luật 8

B.Giải quyết tình huống 12

2

Trang 3

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên, nhóm 4 chúng em xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Trần Hạnh Linh– Giảng viên bộ môn Pháp luật đại cương tại trường Đại học Thương mại Xuyên suốt quá trình học, cô luôn giảng dạy, hướng dẫn chu đáo và sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của chúng em, truyền tải những kiến thức chất lượng nhất Trong quá trình tìm hiểu môn học, cô đã luôn lấy những ví dụ mang tính thực tế giúp chúng em có thể định hướng cách tư duy, áp dụng những kiến thức được học vào đời sống

Với sự giúp đỡ của cô và các thành viên trong nhóm, chúng em đã hoàn thành đề tài thảo luận của mình Tuy nhiên do còn tồn tại những hạn chế về kiến thức, bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chưa thực sự hoàn hảo, vì vậy kính mong

cô đưa ra nhận xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Cuối cùng, chúng em xin chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3

Trang 4

A Phân tích các hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật và liên

hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

I.PHÂN TÍCH HÌNH THỨC THỂ HIỆN SỰ TỒN TẠI CỦA PHÁP LUẬT

1, Khái niệm Hình thức pháp luật

Hình thức pháp luật (hay còn gọi là nguồn pháp luật) là những dạng tồn tại thực tế của pháp luật trong các kiểu nhà nước Hình thức pháp luật là cách thức biểu hiện ý chí của

giai cấp thống trị mà thông qua đó, ý chí trở thành pháp luật

2 Đặc điểm Hình thức thể hiện của pháp luật

Hình thức pháp luật bao gồm cách thức tạo ra pháp luật (hình thức “bên ngoài”) và hình thức cấu trúc của pháp luật (hình thức “bên trong”)

2.1 Hình thức bên trong

Hình thức bên trong là cơ cấu bên trong của pháp luật, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật Hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc cửa pháp luật, bao gồm các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật như ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật

2.2 Hình thức bên ngoài

Hình thức bên ngoài là dáng vẻ bề ngoài hay phương thức tồn tại của pháp luật Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể biết pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu Và cũng xác định được kết quả của con đường hình thành pháp luật, ranh giới giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác

Hầu hết các nhà nước đang sử dụng 3 hình thức cơ bản là: Tập quán pháp, Tiền lệ pháp (Án lệ) Văn bản quy phạm pháp luật.

2.2.1 Tập quán pháp

Là hình thức pháp luật tồn tại dưới dạng những tập quán đã được lưu truyền trong đời sống xã hội, được Nhà nước thừa nhận thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc đối với xã hội và có giá trị pháp lý, được bảo đảm thực hiện Tập quán pháp là loại nguồn pháp luật được sử dụng sớm nhất, tồn tại khá phổ biến ngay từ khi chưa có pháp luật thành văn

Tập quán pháp có các ưu điểm vượt trội đối với vai trò hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam như sau:

Đầu tiên, tập quán pháp là những quy phạm pháp luật có tính hợp lý cao được bảo đảm bởi thời gian và cộng đồng Trong xã hội - nơi có trình độ phát triển của các cộng đồng còn khác nhau, các quy phạm pháp luật có tính tổng quát cao khó có thể thâm nhập vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống cộng đồng Vì vậy, tập quán

4

Trang 5

pháp sẽ đóng vai trò vô cùng cần thiết trong việc thay thế pháp luật để các quan hệ

xã hội vẫn được giải quyết một cách hiệu quả

Thứ hai, tập quán pháp tạo sự hài hòa hợp lý giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình áp dụng pháp luật Việc áp dụng những tập quán pháp phù hợp, đúng đắn góp phần tăng sự nghiêm chỉnh, tự giác và củng cố lòng tin và tuân thủ hiện có của người dân để luật pháp được thực thi một cách tận tâm và tự nguyện hơn Thứ ba, tập quán pháp khắc phục các khiếm khuyết của văn bản quy phạm pháp luật Trên thực tế, luôn có những vấn đề cụ thể chưa được pháp luật quy định hoặc chưa được quy định đầy đủ Việc sử dụng tập quán pháp trong những trường hợp này có ý nghĩa bổ sung trong mối quan hệ với pháp luật điều chỉnh hành vi xã hội Những quy định bằng văn bản sẽ đưa ra phương hướng và tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của tập quán pháp Tập quán pháp có thể cung cấp cơ sở cho pháp luật thành văn cho phép giải quyết nhanh chóng các vấn đề xã hội

Bên cạnh đó, tập quán pháp vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

Tập quán pháp có tính pháp lý không cao Có một số địa phương còn e ngại khi áp dụng do lo sợ sự thiếu minh bạch và mang tính địa phương nặng

Hiện nay, các quy định pháp luật về việc áp dụng tập quán còn quy định chưa nhất quán, thậm chí mâu thuẫn nhau

2.2.2 Tiền lệ pháp (Án lệ)

Là hình thức pháp luật tồn tại dưới dạng các phán quyết của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể, được Nhà nước thừa nhận làm khuôn mẫu cho việc giải quyết các vụ việc tương tự về sau

Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, được sử dụng rộng rãi trong các nhà nước phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ở Anh, Mỹ (đặc biệt là trong dân luật)

Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật

và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật

Tuy nhiên, trên thực tế trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ (nhất là thời kỳ sau cách mạng), do hệ thống pháp luật chưa được hoàn chỉnh do hệ thống pháp luật chưa được hoàn chỉnh, trước yêu cầu của cách mạng cần phải giải quyết ngay một số vụ việc, trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn còn sử dụng hình thức này Nhưng đó là sự vận dụng linh hoạt dựa trên cơ sở của luật và đường lối chính sách của Đảng Khi hệ thống

5

Trang 6

pháp luật được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh thì hình thức này không còn tồn tại trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.2.3 Văn bản quy phạm pháp luật

-Là hình thức pháp luật tồn tại dưới dạng các văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức luật định, được Nhà nước đảm bảo thực hiện và được sử dụng nhiều lần trong cuộc sống -Có nhiều loại văn bản pháp luật Ở mỗi nước, trong những điều kiện cụ thể có những quy định riêng về tên gọi và hiệu lực pháp lý của các loại văn bản pháp luật Nhưng nhìn chung, các văn bản pháp luật đều được ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định và chứa đựng những quy định cụ thể (các quy phạm pháp luật)

-Trong pháp luật chủ nô và phong kiến, các văn bản pháp luật còn chưa hoàn chỉnh và kỹ thuật xây dựng chưa cao Nhiều đạo luật chỉ là sự ghi chép lại một cách có hệ thống các

án lệ và các tập quán đã được thừa nhận Pháp luật tư sản đã có nhiều hình thức văn bản phong phú và được xây dựng với kỹ thuật cao Đặc biệt ở giai đoạn đầu, sau khi cách mạng tư sản thành công, nguyên tắc pháp chế được đề cao đã làm cho pháp luật tư sản có

hệ thống văn bản tương đối thống nhất dựa trên cơ sở của luật Nhưng với bản chất của

nó cho nên sau thắng lợi hoàn toàn đối với chế độ phong kiến, giai cấp tư sản tự mình phá

vỡ nguyên tắc pháp chế do mình đề ra bằng nhiều cách như hạ thấp vai trò của nghị viện,

mở rộng quyền của tổng thống và chính phủ, sử dụng rộng hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp Bằng cách đó, giai cấp tư sản đã phá vỡ tính thống nhất theo nguyên tắc pháp chế của các văn bản pháp luật; kỹ thuật xây dựng văn bản cao được sử dụng để che đậy bản chất của pháp luật tư sản

-Pháp luật xã hội chủ nghĩa có hệ thống các văn bản thống nhất được xây dựng theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật Hệ thống các văn bản pháp luật xã hội chủ nghĩa ngày càng được xây dựng hoàn chỉnh, đồng

bộ với kỹ thuật cao phản ánh đúng bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Tập quán pháp, Tiền lệ pháp (Án lệ) Văn bản quy phạm pháp luậtvà ngày càng quan trọng và được áp dụng trên phạm vi pháp luật thế giới và tại Việt Nam Xét dưới góc độ thực tiễn, việc áp dụng tập quán pháp, tiền lệ pháp (Án lệ) và văn bản quy phạm pháp luật hiện nay trong vấn đề giải quyết vụ việc của Tòa án đã cho thấy những điều đã làm được trong việc thay đổi cách thức cũng như tư duy của thẩm phán trong quá trình xét xử ở nước ta hiện nay, giúp cho việc áp dụng và giải quyết các vụ án được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả Cụ thể:

6

Trang 7

1.Tập quán pháp:

Tập quán pháp mang tính cục bộ địa phương Xuất phát từ thói quen của cộng đồng ở một địa phương nhất định Tập quán pháp chỉ áp dụng để giải quyết vụ việc cụ thể gắn với từng vùng miền, địa phương cụ thể khi chưa có đầy đủ pháp luật để giải quyết vụ việc trên

- Tập quán pháp là hình thức pháp luật sớm nhất và là hình thức cơ bản, chủ yếu, quan trong trong kiểu pháp luật phong kiến Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, VB QPPL ngày càng chiếm ưu thế và phạm vi ảnh hưởng của tập quán pháp bị thu hẹp dần Tập quán pháp đóng vai trò là nguồn bổ sung quan trọng cho các khoảng trống của VBQPPL

-Ví dụ:- Khoản 2 Điều 26 BLDS: Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc

họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán.

- Khoản 2 Điều 29 BLDS: Cá nhân khi sinh ra được xác định theo dân tộc của cha đẻ, mẹ

đẻ Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được các định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

- Khoản 1 Điều 175 BLDS: Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán.

2.Tiền lệ pháp (án lệ)

Thứ nhất, án lệ đã được công nhận là một nguồn luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Ví dụ: Thời gian gần đây, qua quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã học hỏi cũng như nhận thức được nhiều điều mới và quan trọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện pháp luật

=> + Do đó, những tư duy mới, nhận thức mới về nguồn pháp luật trong đó có án lệ, tập quán, nguyên tắc hợp lý, lẽ công bằng… được đề cập nhiều hơn; đồng thời án lệ cũng như các nguồn luật khác cũng dần khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình áp dụng để giải quyết vụ án

+Vì vậy, trong chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật nước nhà, vấn đề nguồn pháp luật trong đó có án lệ đang được nhà nước đầu tư, đẩy mạnh quá trình tiếp tục triển khai nghiên cứu, xây dựng lộ trình và cách thức áp dụng án lệ Quá trình trên được triển khai với việc lần đầu tiên án lệ đã được ghi nhận trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 với việc khẳng định Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực

7

Trang 8

cao để tổng kết phát triển thành án lệ và công bố để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong quá trình xét xử

Thứ hai, tòa án tối cao thường xuyên ban hành và bổ sung thêm các án lệ nhằm làm đa dạng thêm án lệ, đồng thời khẳng định được vị trí của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Ví dụ: số lượng án lệ tại Việt Nam đã gia tăng một cách nhanh chóng khi ngày 06/04/2016, án lệ số 01/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thông qua và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao về vụ án Giết người Tại thời điểm hiện nay, năm 2021 ở Việt Nam đã có tổng cộng 43 án lệ Chính sự phát triển của án lệ đã cho thấy được vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là một nguồn tham khảo chất lượng trong quá trình làm luật cũng như việc vận dụng trong quá trình xét xử để giải quyết các vụ án có tính chất tương tự

Thứ ba, tư duy và lập luận của tòa án trong các án lệ rất chặt chẽ, thấu tình đạt lý tạo được sự linh hoạt và hiệu quả trong quá trình áp dụng giải quyết vụ việc, vụ án

có tính chất tương tự

=> Do đó, quá trình áp dụng án lệ trong xét xử sẽ giúp các vụ việc được giải quyết một cách nhanh chóng hơn khi chưa có luật thành văn điều chỉnh Đồng thời, tạo nên sự thống nhất trong công tác xét xử giữa các cấp tòa án và giúp cho pháp luật ngày càng dễ hiểu, gắn liền với thực tiễn đời sống con người

3 Văn bản quy phạm pháp luật:

Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của nhiều nước, trong đó có Việt Nam

Ví dụ:

– Hiến pháp và các văn bản luật:

Có thể thấy Hiến pháp năm 2013, Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Bộ luật lao động 2019, Bộ luật dân sự 2015,… của nước ta là những văn bản quy phạm pháp luật Các văn bản này có nhóm đối tượng điều chỉnh đặc thù trong hoạt động quản lý nhà nước Nhà nước có các khía cạnh triển khai quản lý cụ thể, để đảm bảo phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau

Các văn bản quy phạm pháp luật trên được quốc hội ban hành luật Trong đó, Hiến pháp được ban hành để quy định nội dung chung nhất, cơ bản nhất các quyền con người, các chính sách sau:

8

Trang 9

+ Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; + Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt; + Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

-Nghị định xử phạt vi phạm hành chính:

Nghị định là văn bản dưới luật

Vào ngày 30/12/2019, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP là văn bản mới nhất quy định xử phạt vi phạm hành chính Trong đó, các khía cạnh quy định và điều chỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước bao gồm:

Điều chỉnh các nhóm hành vi về hành vi vi phạm hành chính;

Hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi

vi phạm hành chính;

Tóm lại:

Thứ nhất, với việc sử dụng hệ thống nguồn pháp luật như: tập quán pháp, tiền lệ pháp (Án lệ) và văn bản quy phạm pháp luật… trong quá trình xét xử đã làm cho

hệ thống pháp luật Việt Nam có sự linh hoạt, mềm dẻo, đồng thời đảm bảo được tính có căn cứ trong quá trình giải quyết các vụ án khi không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh và không thể áp dụng tương tự pháp luật

Thứ hai, việc ban hành đa dạng các án lệ và ghi nhận việc áp dụng tập quán, văn bản quy phạm pháp luật giúp cho hệ thống pháp luật Việt Nam dần hoàn thiện, phù hợp trong xu hướng hội nhập với hệ thống pháp luật trên thế giới Quá trình hội nhập giúp Việt Nam học hỏi, tiếp thu được nhiều tinh hoa của các dòng họ pháp luật trên thế giới, qua đó vận dụng sáng tạo, linh hoạt và phù hợp với thực tiễn xét xử của Việt Nam nhằm mục tiêu khắc phục những lỗ hổng pháp lý Từ đó, góp phần dần hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta

Bên cạnh những điều đã làm được, việc áp dụng án lệ, áp dụng tập quán và văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay cũng còn một số hạn chế Cụ thể:

Đối với việc áp dụng tập quán pháp:

Pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về các tập quán và chịu trách nhiệm về

sự tồn tại về nội dung của tập quán hoặc có thẩm quyền giải thích tập quán trong trường hợp có nhiều cách hiểu khác nhau về chúng Bởi lẽ, tại Việt Nam có nhiều

9

Trang 10

tập quán vô cùng phong phú và đa dạng như: tập quán vùng, miền, khu vực, dân tộc… và mỗi nơi lại đưa ra những quy tắc xử sự trái ngược nhau, thậm chí là xung đột mặc dù cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội Do đó, gây khó khăn cho Tòa án trong quá trình tiếp cận, hiểu về tập quán đó để vận dụng trong quá trình giải quyết

vụ việc

Mặt khác, chính sự mập mờ, chưa rõ ràng đó sẽ rất dễ dẫn tới hiệu quả của việc vận dụng, áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc của Tòa án là chưa cao, chưa rộng và phổ quát Hơn nữa, có rất nhiều tập quán tồn tại nhưng cũng có những tập quán không mang lại giá trị cho cộng đồng và không có tính ứng dụng trên thực tế sẽ gây nên những khó khăn trong quá trình áp dụng

Đối với việc áp dụng Tiền lệ pháp (án lệ):

Tiền lệ pháp chỉ mang tính chất tổng kết và mang tính đại diện lại một vụ án dựa trên quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao Kinh nghiệm vận dụng án tiền lệ pháp còn hạn chế Bởi lẽ, trên thực tế trong quá trình xét xử và giải quyết vụ án tại Việt Nam thường thường dựa trên lối tư duy diễn dịch – đây cũng là nét điển hình trong phong cách tư duy pháp lý của hệ thống pháp luật Civil Law Đây là thói quen trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc tại Việt Nam; các thẩm phán luôn áp dụng các quy phạm pháp luật đã có sẵn

để giải quyết vụ án, do đó việc thay đổi cách tiếp cận đổi mới tư duy trong việc vận dụng án lệ để đưa ra phán quyết khách quan, công bằng đang còn khá mới mẻ

và gây ra nhiều lúng túng, khó khăn trong việc áp dụng, viện dẫn án lệ dẫn đến việc viện dẫn án lệ không thống nhất, thậm chí nhiều Thẩm phán không viện dẫn

án lệ trong bản án, quyết định của mình mà chỉ xét xử theo đường lối mà án lệ đưa

ra

Án lệ được xem như một nguồn luật mới tại Việt Nam nên nguồn luật này chưa

được phát triển mạnh mẽ và có tầm quan trọng như nguồn luật thành văn (các văn bản quy phạm pháp luật)

=> Do đó, trong quá trình xét xử, các thẩm phán thường hướng đến việc áp dụng các điều luật có sẵn để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp… phát sinh trong vụ án nhằm đưa ra một phán quyết hợp lý, công bằng đảm bảo đúng pháp luật

Đối với việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:

Sau khi Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam được ban hành, các ngành pháp luật như: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Lao động, v.v

đã được đổi mới cơ bản Nói chung, các đổi mới pháp luật phản ánh tương ứng các nhu cầu cấp thiết của đời sống xã hội Hiện nay, các lĩnh vực quan hệ xã hội đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ và được điều chỉnh phần lớn là có hiệu quả, nhịp độ của hoạt động xây dựng luật rất khẩn trương

10

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w