Bài thảo luận môn pháp luật đại cương phân tích các hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật và liên hệ thực tiễn ở việt nam hiện nay

21 0 0
Bài thảo luận môn pháp luật đại cương phân tích các hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật và liên hệ thực tiễn ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuy nhiên, trên cơ sở của triết học duy vật lịch sử Chủ nghĩa Mác -Lênin cũng đã khẳng định được sự hiện diện khách quan của pháp luật trong đời sống của xã hội có giai cấp và pháp luật

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIVIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

BIÊN BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ quay và edit video

2 Nguyễn Phương Nga Làm nội dung câu 1

3 Đinh Thị Thu Phương Làm nội dung câu 1

4 Trương Thị Nguyệt Làm nội dung câu 2 Thuyết trình câu 2 Phản biện

5 Nguyễn Thị Yến Nhi Làm powerpoint

6 Bùi Đức Mạnh Làm powerpoint

7 Hoàng Anh Quân Làm powerpoint

8 Trịnh Minh Phương Làm powerpoint Thư kí

10 Nguyễn Bông Mai Word Thư kí

11 Tạ Tuấn Minh Quay và edit video

12 Phạm Minh Quân Thuyết trình câu 1

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Phân tích các hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay 1

A Phân tích các hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật 1

1 Giới thiệu chung 1

4.1 Vai trò của hình thức pháp luật: 7

4.2 Giải pháp giải pháp để cải thiện và tối ưu hóa các hình thức pháp luật:.8 B Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay 9

1 Văn bản quy phạm pháp luật 9

2 Lúc này, Tập quán pháp và Tiền lệ pháp sẽ được sử dụng thay thế Văn bản quy phạm pháp luật để xử lý những giải pháp trên: 11

2.1 Tập quán pháp: 11

2.2 Tiền lệ pháp 12

II Bài tập chia tài sản 14

KẾT LUẬN 17

Trang 4

MỞ ĐẦU

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước Để thực hiện được điều này, pháp luật được thể hiện thông qua nhiều hình thức, phát triển qua từng giai đoạn.

Bộ máy nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước Hình thức pháp luật là một trong những mắt xích quan trọng trong bộ máy vận hành của pháp luật Trong bài tiểu luận tìm hiểu về hình thức pháp luật, chúng em sẽ tìm hiểu rõ khái niệm và phân tích các hình thức pháp luật đang hiện hành để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trang 5

NỘI DUNG

I Phân tích các hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

A Phân tích các hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật 1 Giới thiệu chung

Trong lịch sử tư tưởng và khoa học pháp lý của nhân loại cho đến nay có rất nhiều quan niệm về pháp luật Tuy nhiên, trên cơ sở của triết học duy vật lịch sử Chủ nghĩa Mác -Lênin cũng đã khẳng định được sự hiện diện khách quan của pháp luật trong đời sống của xã hội có giai cấp và pháp luật được xem là “ hệ thống các quy tắc xử sự, mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể”.

Hình thức pháp luật được hiểu là cách thức thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, giai cấp nắm quyền lực nhà nước, thông qua các quy định chung, mang tính bắt buộc nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội chỉ ra ranh giới giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác, là phương thức hay dạng tồn tại cũng như quy mô cách thức tổ chức các yếu tố tạo nên hệ thống pháp luật.

Pháp luật thể hiện sự tồn tại của mình dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều có những đặc điểm và vai trò riêng Bài luận này sẽ phân tích các hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật.

2 Nội dung 2.1 Khái niệm

Hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật là cách thức mà pháp luật thể hiện ra bên ngoài, cho phép con người nhận thức được sự tồn tại của pháp luật Có thể hiểu đơn giản đây là những dạng thức cụ thể mà pháp luật thể hiện, giúp cho các quy định pháp luật trở nên rõ ràng, dễ hiểu và dễ áp dụng Tất nhiên, chúng được thể hiện qua hai hình thức chính, đó là hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.

Trong khoa học pháp lý, hình thức bên trong của pháp luật được nghiên cứu bằng khái niệm hình thức cấu trúc của pháp luật Hình thức bên trong là cơ cấu bên trong của pháp luật, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật Hình thức cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật của một nhà nước bao gồm các thành phần là các ngành luật độc lập, trong mỗi ngành luật lại được cấu tạo bởi nhiều chế định pháp luật có tính độc lập tương đối, và trong mỗi chế định pháp luật được cấu trúc từ nhiều quy phạm pháp

Trang 6

luật Ngành luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có cùng tính chất hoặc thuộc về một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội (được gọi là đối tượng điều chỉnh) với những phương pháp điều chỉnh đặc trưng Một ngành luật có sự khác nhau cơ bản ở đối tượng điều chỉnh, còn phương pháp điều chỉnh trong một số trường hợp cũng là căn cứ phân biệt ngành luật Các yếu tố cấu thành pháp luật được liên kết với nhau một cách logic, chặt chẽ, tạo thành một hệ thống thống nhất.Các ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật được sắp xếp theo trật tự nhất định, đảm bảo sự phối hợp, thống nhất trong quá trình thực hiện Hình thức bên trong của pháp luật tương đối ổn định, ít thay đổi Ví dụ,Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm Hiến pháp, luật, pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tuy nhiên nó cũng có hạn chế là khó tiếp cận, khó hiểu với người dân.

Hình thức bên ngoài của hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ra bên ngoài của các quy định pháp luật, cho phép con người nhận thức được nội dung của pháp luật Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể thấy pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu Hình thức bên ngoài của pháp luật cũng được tiếp cận trong mối tương quan với nội dung của nó Theo cách hiểu này, nội dung của pháp luật là toàn bộ những yếu tố tạo nên pháp luật, còn hình thức của pháp luật được hiểu là yếu tố chứa đựng hoặc thể hiện nội dung Pháp luật là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Thực tiễn lịch sử cho thấy, pháp luật chủ yếu được thể hiện dưới những hình thức là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật Đặc điểm của hình thức bên ngoài là tính rõ ràng, chính xác và công khai Các quy định pháp luật được thể hiện dưới dạng văn bản cụ thể, dễ hiểu; một cách chính xác, không mơ hồ và được công khai rộng rãi để mọi người đều có thể biết và thực hiện Hình thức bên ngoài đóng vai trò giúp cho pháp luật dễ dàng được nhận thức; bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật và tạo điều kiện cho việc thực hiện pháp luật Ví dụ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật Tuy nhiên nó cũng có hạn chế đó là cứng nhắc, khó điều chỉnh kịp thời, thiếu tính linh hoạt.

2.2 Đặc điểm

Tập quán pháp Xuất phát từ những thói

quen, quy tắc xử sự lâu đời nên gần gũi, dễ dàng được người dân thực hiện và ghi

Trang 7

đổi mới trong xã hội.

Tiền lệ pháp Thời gian hình thành nhanh, thủ tục đơn giản với các thay đổi xã hội.

Do cơ quan không có nên hiệu lực pháp luật cao, có tính khái quát cao

Trang 8

nước một cách thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh của các quan

do phải trải qua nhiều quá trình sửa đổi với sự

kết hợp của nhiều tổ chức, cá nhân Do tính khái quát cao nên để thực hiện trên

3 Phân tích hình thức thể hiện sự tồn tại của pháp luật

- Hình thức bên ngoài của pháp luật được thể hiện dưới ba hình thức : + Pháp luật tập quán (tập quán pháp)

+ Án lệ pháp luật (án lệ pháp, tiền lệ pháp) + Văn bản quy phạm pháp luật 3.1 Tập quán pháp:

- Là hình thức pháp luật tồn tại dưới dạng những phong tục, tập quán đã được lưu truyền trong đời sống xã hội, được Nhà nước thừa nhận thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc đối với xã hội, đây là nguồn pháp luật được sử dụng sớm nhất, tồn tại khá phổ biến ngay từ khi chưa có pháp luật thành văn.

Trang 9

- Tập quán pháp là loại nguồn pháp luật được sử dụng sớm nhất, tồn tại khá phổ biến ngay từ khi chưa có pháp luật thành văn Khởi phát từ những tập quán trong xã hội, được nhà nước thừa nhận bằng nhiều cách thức khác nhau, như có thể liệt kê các tập quán được nhà nước thừa nhận hoặc viện dẫn các tập quán trong pháp thuật thành văn, áp dụng tập quán để giải quyết các vụ việc nảy sinh trong thực tế cuộc sống.

- Tập quán pháp là hình thức của pháp luật được sử dụng phổ biến trong các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến Trong xã hội hiện đại hình thức tập quán pháp vẫn được nhiều nước sử dụng, nhất là các nước theo chính thể quân chủ, thậm chí cả những nước có trình độ phát triển cao về kinh tế, Pháp luật Trong những nước này phương thức sử dụng cặp quan sát có thể hoặc là được ghi nhận hoặc trong các điều luật hoặc được thừa nhận, tồn tại song song ngang hàng với luật thực định.

- Có thể nói rằng, tập quán pháp được tạo ra từ hoạt động của cơ quan lập pháp hay cơ quan tư pháp nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà nước Nhìn chung, nhà nước chỉ thừa nhận những tập quán phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền không trái với đạo đức xã hội và trật tự công cộng Khi tập quán được thừa nhận là tập quán pháp, nó sẽ trở thành pháp luật và có tính cưỡng chế, bắt buộc thực hiện Chẳng hạn, Điều 5 của Bộ luật Dân sự năm 2015 nước ta quy định: ''Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của bộ luật này" - Như vậy, tập quán pháp xuất hiện khi nhà nước chưa có nhu cầu hoặc chưa có điều kiện xây dựng pháp luật thành văn Tuy nhiên, hạn chế của tập quán khác là thiếu sự tản mạn, thiếu thống nhất vì vậy, cùng với sự phát triển và hoàn thiện của các văn bản quy phạm pháp luật thì tập quán Pháp ngày càng có xu hướng bị thu hẹp phạm vi sử dụng Pháp luật các Quốc gia thường quy định về thứ tự ưu tiên áp dụng tập quán pháp trong giải quyết các công việc cụ thể.

- Ví dụ: Tập quán về việc giải quyết tranh chấp:

Ở một số vùng dân tộc thiểu số, người dân có tập quán giải quyết tranh chấp bằng hình thức "tòa án già làng" Theo hình thức này, các già làng sẽ họp bàn và đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp dựa trên tập quán và luật tục của địa phương Tập quán này giúp giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Trang 10

3.2 Tiền lệ pháp (Án lệ):

- Là hình thức pháp luật tồn tại dưới dạng các phán quyết của các chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể, được Nhà nước thừa nhận làm khuôn mẫu cho việc giải quyết các vụ việc tương tự về sau.

- Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, được sử dụng rộng rãi trong các nhà nước phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ở Anh, Mỹ.

- Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

- Ví dụ: Vụ Roe v Wade (1973): Trong vụ án này, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã quyết định rằng quyền phụ nữ lựa chọn phá thai là một quyền cá nhân được bảo vệ dưới Hiến pháp Hoa Kỳ Quyết định này đã tạo ra một tiền lệ pháp lý về quyền phụ nữ đối với sức khỏe sinh sản và quyền tự quyết của họ.

3.3 Văn bản quy phạm pháp luật:

- Là hình thức pháp luật tồn tại dưới dạng các văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức luật định, được Nhà nước đảm bảo thực hiện và được sử dụng nhiều lần trong cuộc sống - Có nhiều loại văn bản pháp luật Ở mỗi nước, trong những điều kiện cụ thể có những quy định riêng về tên gọi và hiệu lực pháp lý của các loại văn bản pháp luật Nhưng nhìn chung, các văn bản pháp luật đều được ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định và chứa đựng những quy định cụ thể.

- Trong pháp luật chủ nô và phong kiến, các văn bản pháp luật còn chưa hoàn chỉnh và kỹ thuật xây dựng chưa cao Nhiều đạo luật chỉ là sự ghi chép lại một cách có hệ thống các án lệ và các tập quán đã được thừa nhận Pháp luật tư sản đã có nhiều hình thức văn bản phong phú và được xây dựng với kỹ thuật cao Đặc biệt ở giai đoạn đầu, sau khi cách mạng tư sản thành công, nguyên tắc pháp chế được đề cao đã làm cho pháp luật tư sản có hệ thống văn bản tương đối thống nhất dựa trên cơ sở của luật Nhưng với bản chất của nó cho nên sau thắng lợi hoàn toàn đối với chế độ phong kiến, giai cấp tư sản tự mình phá vỡ nguyên tắc pháp chế do mình đề ra bằng nhiều cách như hạ thấp vai trò của nghị

Trang 11

viện, mở rộng quyền của tổng thống và chính phủ, sử dụng rộng hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp Bằng cách đó, giai cấp tư sản đã phá vỡ tính thống nhất theo nguyên tắc pháp chế của các văn bản pháp luật; kỹ thuật xây dựng văn bản cao được sử dụng để che đậy bản chất của pháp luật tư sản.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa có hệ thống các văn bản thống nhất được xây dựng theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật Hệ thống các văn bản pháp luật xã hội chủ nghĩa ngày càng được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ với kỹ thuật cao phản ánh đúng bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

- Ví dụ: Chỉ thị của Bộ Giáo dục về việc triển khai chương trình giáo dục mới, Quyết định của Ủy ban Dân số về chính sách hỗ trợ gia đình.

3.4 Mở rộng

Ngoài ba hình thức cơ bản của pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật vừa là hình thức bên ngoài của pháp luật, cũng vừa là nguồn cơ bản của pháp luật, còn những nguồn khác của pháp luật như Điều ước quốc tế, các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội, đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền, các quan điểm, có giá trị bổ sung, thay thế khi các nguồn cơ bản không quy định hoặc bị hạn chế, khiếm khuyết,

4 Khẳng định vai trò + Giải pháp 4.1 Vai trò của hình thức pháp luật:

- Mỗi hình thức pháp luật có vai trò riêng trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, và chúng đều đóng góp vào việc duy trì trật tự và công bằng trong xã hội.

* Tập quán pháp:

+ Tập quán pháp thường là nguồn gốc của pháp luật, phản ánh những giá trị và quy tắc được thừa nhận và tuân theo trong xã hội.

+ Chúng có thể cung cấp một cơ sở cho việc quyết định pháp lý trong các trường hợp mà luật viết không rõ ràng hoặc thiếu, giúp tạo ra tính nhất quán và công bằng trong quyết định pháp lý.

+ Tuy nhiên, tập quán pháp cũng có thể dẫn đến sự bảo thủ và khó khăn trong việc thay đổi, nếu những tập quán này không còn phản ánh đúng nhu cầu và giá trị của xã hội hiện đại.

Trang 12

* Án lệ pháp:

+ Án lệ pháp tạo ra tiền lệ pháp lý, giúp cung cấp hướng dẫn và quyết định trong việc giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các bên.

+ Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự công bằng và trật tự pháp lý trong xã hội bằng cách áp dụng và giải thích luật trong các tình huống cụ thể + Các quyết định của tòa án có thể tạo ra tiền lệ pháp lý mới, ảnh hưởng lớn đến các trường hợp tương lai và cung cấp một cơ sở cho phát triển của pháp luật *Văn bản quy phạm pháp luật:

+ Văn bản quy phạm pháp luật cung cấp một hệ thống quy định chính thức và rõ ràng, giúp quản lý và điều chỉnh các hoạt động trong xã hội.

+ Chúng là cơ sở pháp lý chính thức và bắt buộc, xác định quyền lợi và trách nhiệm của công dân và tổ chức, cũng như hướng dẫn hành vi của họ.

+ Văn bản quy phạm pháp luật thường được sử dụng để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các cá nhân và nhóm trong xã hội, đồng thời tạo ra một môi trường pháp lý ổn định và dự đoán được.

=> Tóm lại, ba hình thức pháp luật này cùng hoạt động để tạo ra và duy trì một hệ thống pháp luật công bằng và nhất quán trong xã hội Tập quán pháp phản ánh giá trị và quy tắc của xã hội, án lệ pháp tạo ra tiền lệ pháp lý, và văn bản quy phạm pháp luật cung cấp hướng dẫn và quy định cụ thể để điều chỉnh hành vi trong xã hội.

4.2 Giải pháp giải pháp để cải thiện và tối ưu hóa các hình thức pháp luật: - Tập quán pháp:

+ Nâng cao nhận thức và giáo dục về tập quán pháp: Tăng cường việc giáo dục và thông tin cho công dân về tập quán pháp và vai trò của chúng trong hệ thống pháp luật.

+ Kiểm soát và điều chỉnh các tập quán pháp không phù hợp: Thúc đẩy quá trình phân tích và đánh giá các tập quán pháp hiện có, loại bỏ hoặc sửa đổi những tập quán không còn phản ánh đúng nhu cầu và giá trị của xã hội hiện đại.

- Án lệ pháp:

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:01

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan