1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Lí luận ngôn ngữ: Những hình thức thể hiện ý nghĩa

221 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 37,77 MB

Nội dung

Đề tài Những hình thức thể hiện ý nghĩa Cực cấp trong tiếng Việt có cấu trúc gồm 2 chương trình bày đặc điểm hình thức của những phương tiện biểu hiện ý nghĩa cực ấp trong tiếng Việt; đặc điểm ý nghĩa của những phương tiện biểu hiện ý nghĩa Cực cấp trong tiếng Việt.

Trang 1

BO GIAO DUC VA ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HOC SU PHAM TP HO CHI MINH

2006 | PDF | 220 Pages

buihuuhanh@gmail.com

PHAM HUNG DUNG

NHUNG HINH THUC THE HIEN Y NGHIA “CUC CAP”

TRONG TIENG VIET

CHUYEN NGANH: Li LUAN NGON NGU

MA SO : 5.04.08

LUAN VAN THAC SI NGU VAN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:

Trang 2

MUC LUC DAN NHAP 1 Đối tượng nghiên cứu 2 Lí do chọn để tài 3 Lịch sử vấn để 4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 4.1 Phương pháp nghiên cứu 4.2 Nguồn ngữ liệu 5 Ý nghĩa cực cấp - khái niệm cơ sở của để tài 6 Bố cục luận văn CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA NHỮNG PTCC TRONG TIẾNG VIỆT 1 Bản chất từ loại của những PTCC

2 Đặc điểm cấu tạo của PTCC

2.1 PTCC là ngữ đoạn có yếu tố mang ý nghĩa cực cấp đứng sau vị từ trạng thái 2.2 PTCC là ngữ đoạn có yếu tố mang ý nghĩa cực cấp đứng trước vị từ trạng thái .43 2.3 PTCC là ngữ đoạn có yếu tố mang ý nghĩa cực cấp có thể đứng trước và đứng sau vị từ trạng thá 3 PTCC là thành ngữ

3.1 Thành ngữ biểu hiện ý nghĩa cực cấp có yếu tố so sánh

3.2 Thành ngữ biểu hiện ý nghĩa cực cấp không có yếu tố so sánh 57 4 Những biện pháp tu từ được dùng để tạo những cách diễn đạt ý nghĩa

Trang 3

4.1 Andu 4.2 Nói quá TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CỦA NHỮNG PTCC TRONG TIẾNG VIỆT 1 Khái quát về các phạm trù ý nghĩa Đặc điểm ý nghĩa của những PTCC Những phạm trù gắn với ý nghĩa "cực cấp” * 8® Những PTCC xét theo tiêu chí [+ tích cực] 4.1 Những PTCC có sắc thái [+ tích cực] 4.2 Những PTCC có sắc thái [— tích cực] 4.3 Những PTCC trung hòa xét theo tiêu chí [+ tích cực] TIỂU KẾT KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢ

NGUON G6c CUA CAC CU LIEU TRICH DAN

Trang 4

Dẫn nhập 1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm về hình thức và ý

ý

nghĩa của những phương tiện biểu hiện ý ñghĩa cực cấp trong tiếng Việt

nghĩa cực cấp là một phạm trù phổ quát, ngôn ngữ nào cũng có phương tiện biểu hiện Tuy nhiên các phương tiện biểu hiện phạm trù này trong các ngôn ngữ khác nhau là không giống nhau Để biểu hiện ý nghĩơ cực cấp, tiếng Anh có các hình thức đã được ngữ pháp hóa (grammaticaliz Chẳng hạn:

tall -> tallest (cao nhất) old -> oldest (già / cũ nhất) hoặc:

dangerous -> most dangerous (nguy hiém nhất) interesting -> most interesting (lí thú nhất) proper ~> most proper (thích đáng nhất)

Ngược lại, tiếng Việt chỉ dùng phương tiện từ vựng để biểu hiện ý nghĩa cực cấp Chẳng hạn, người Việt thường dùng các hình thức biểu hiện như béo nực, béo như trâu trương, cao với, cao chót với, cao như núi, cao chất ngất, đen thui, đen sì, đen sì sì, đen như cột nhà cháy, cực đẹp, đẹp như tiên, tuyệt đẹp, đẹp cực kì, chúa bướng, khó vô càng, sâu kinh khủng, xa tít

mù, ốm nhom ốm nhách, nghèo rới mông tơi, đốt đặc cán mai, xanh ngăn ngắt, xanh lè lè, đông ơi là đông, dơ không thể chịu nổi, v.v

Đây là những phương tiện biểu hiện ý nghĩa cực cấp (từ đây trở đi chúng tôi gọi tất là PTCC) đặc trưng của tiếng Việt Và đó cũng chính là

Trang 5

2 Lí do chon dé tai

Hình thức biểu hiện ý øghữa cực cấp trong tiếng Việt là những hình thức biểu hiện khá độc đáo nhưng, cho đến nay, chưa có công trình nào

nghiên cứu vấn để này một cách thấu đáo, có

hống Vì lẽ đó, chúng tôi

chọn để tài Những hình thức biểu hiện ý nghĩa cấp” trong tiếng Việt

để nghiên cứu Việc nghiên cứu những PTCC trong tiếng Việt sẽ góp phần giải quyết một số vấn để về lí luận và thực tiễn của tiếng Việt

2.1 Về phương diện lí luận

Luận văn khảo sát các các hình thức biểu hi:

ý nghĩa cực cấp trong

tiếng Việt nhằm góp phân làm rõ đặc điểm hình thức và ý nghĩa của các PTCC Và đồng thời qua đó, luận văn hệ thống hóa các PTCC trong tiếng Việt, cũng như phân nào làm rõ hơn đặc điểm tri nhận, hình thức diễn đạt ý nghĩa cực cấp về tính chất, trạng thái của thế giới khách quan và đời

ng

tỉnh thân của người Việt

2.2 Về phương diện thực tiễn

Luận văn phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa của các PTCC nhằm góp

phần vào việc dạy và học tiếng Việt nói chung và PTCC nói riêng trong

nhà trường

3 Lich sử vấn để

Trang 6

Phan Khôi, do quan niệm từ có tiếng đệm và từ không có tiếng đệm, nên tác giả xem các tiếng như đờn, dugi, him, hoe, hổi, khè, ngắt, rì, rai,

tanh, thiu, um, v.v 1a tiếng đệm Ông coi các tiếng đệm này là phó từ làm, lon nghĩa cho từ căn đi kèm theo trong các hình thức như: xanh ri, xanh um, xanh dờn, xanh ngắt, vàng khè, vàng hoe, buôn tanh, buôn thiu, buôn dugi,

vắng tanh, vắng ngắt, nóng hổi, lạnh tanh, lạnh ngắt, ấm hỉm, mát roi

(1954, 1997: 74)

Trần Trọng Kim - Bai Ky - Phạm Duy Khiêm, xét mặt ngữ pháp,

xem cực, tênh, rích, ngắt, teo, veo, lòm, v.v trong buôn tênh, cũ rích, lạnh

ngắt, vắng teo, trong veo, đỏ lòm là "trạng từ đơn chỉ thể cách chỉ dùng riêng được với mấy tiếng tĩnh từ Dùng lẻ một mình, thì những tiếng trạng

từ ấy không có nghĩa gì cả” Các tác giả cũng coi cực, cực kì là trạng từ chỉ

thể cách khi "đi với tiếng nào thì đặt trước tiếng ấy” Về mặt ngữ nghĩa, các tác giả có để cập đến vấn để “đẳng cấp cái nghĩa tiếng tĩnh từ”, tức là sự so sánh Ở đây các tác giả có để cập đến ý nghĩa cực cấp nhưng không rõ ràng Các ông cho rằng *Cái phẩm, cái tính hay cái trạng thái của một người, một vật, hình dung ra ở tiếng tinh từ có thể có nhiễu đẳng cấp Một

ó thể

người có thể giới, giới hơn hay giỏi lắm; một vật

ối, tốt hơn hay tốt lắm Vậy trong cái nghĩa tiếng tĩnh từ có ba đẳng cấp là xác định đẳng cấp,

th

đẳng cấp và tối cao đẳng cấp” ( ) “Trong tối cao đẳng cấp chia ra làm hai thứ: tuyệt đối tối cao đẳng cấp, hiệu tối cao đẳng cấp” Trong

tuyệt đối tối cao đẳng cấp, các ông chỉ xét một khía cạnh “Trong những

tất cao, không có ý so sánh

tiếng tuyệt đối tối cao đẳng cấp là chỉ đẳng cất

gì cả, thì tiếng tĩnh từ đứng trước những tiếng trạng từ: lắm, quá, tuyệt, đáo

Trang 7

thậm, đại” như: hay vô cùng, nhiều vô ue gibi, dai tai, thậm tệ, tuyệt

dep, dep tuyệt, hay đại, vui dai, v.v.” Con “Ti higu t6i cao ding céip chỉ cái bậc hơn nhất hay kém nhất của một người hay một vật trong sự so sánh”; *bậc hơn nhất là bậc tối cao có các những tiếng nhất, hơn cả, hơn hết cả, đứng sau tiếng tĩnh từ; bậc kém nhất là bậc tối thấp có các tiếng bét, kém: nghĩ, hình

nhất, kém hơn cả đứng sau tiếng tĩnh từ” (1954: 84-102) Thị

thức biểu hiện này cũng giống như hình thức so sánh cực cấp (superlative

degree) trong ti

g Anh

Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, xét từ cấu trúc và ngữ nghĩa, chỉ bước đầu nêu khái quát về hình thức kiểu như đở ối, đở bừng, tdi

mét, đông nghị, v.v là có hai yếu tố: trạng từ chính (đổ, rái, đông) và hình

dung từ (ối, bừng, mới, nghị) bổ túc nghĩa cho trạng từ chính Và hai tác giả xác định chúng được “kết hợp với nhau chặt chẽ gần như là một ngữ” (1963: 244-257)

Lê Văn Lý cũng cho cách nói so sánh bậc hơn nhất trong tiếng Việt

như Trần Trọng Kim, nhưng nói về ý nghĩa của nh từ thì tác giả phát

biểu: “Khi thuật từ là một tĩnh tự: có nhiều Tự ngữ và Thành Tự để nhấn

mạnh vào thuật từ, như trong câu: *Nó giàu” người ta có thể nói: Nó rhật giàu; Nó rhiệ: giàu; Nó giàu ghê; Nó giàu vô kể; Nó giàu quá sức; Nó giàu hơn ai hếi; Nó giàu không thể tả được; v.v”(1912: 194-195) Có thể nói rằng các hình thức diễn đạt này biểu hiện ý nghĩa cực cấp của giàu, nhưng giả lại cho rằng đây chỉ là nhấn manh thuật từ

Trang 8

hoảnh, hoắc, hoắm, hoắt, hoe, khấc, lè, lốp, lự, mem, mudt, mip, trich,

vánh, xóa, xợi, v.v là các nguyên vị hệ thống phụ thuộc không lấp láy (1976: 126-154) Chúng được ghép với nguyên vị thực theo mẫu “Nguyên vị thực + nguyên vị hệ thống phụ thuộc không lắp láy” kiểu “cữ rích”

cao của tính chất cữ, đồng thời cũng biểu thị một

(1976: 342-344)

Rộng hơn về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa, Nguyễn Văn Tu coi các hình

thức trắng nõn, ngọt lịm, v.v gồm có từ tố nghĩa chính là rrắng, ngọt còn từ tố sau nó là tính từ bổ nghĩa nói lên tính chất của rrắng, của ngọr là tính từ ghép bổ nghĩa “tính - tính” (1978: 64) Vì tác giả cho rằng “Trong tiếng Việt, những từ ghép chiếm một số lượng khá lớn ( ) Nhưng mọi từ tố đều có nghĩa của nó và những nghĩa có giá trị bổ sung cho nghĩa của từ ghép,

tạo ra nghĩa của từ ( ) tức là tăng thêm nghĩa cho từ hoặc giảm nghĩa di

hoặc cá hai từ tố bổ sung cho lẫn nhau tạo thành nghĩa của từ” Tác giả chia nghĩa của từ tố thành các loại: nghĩa phân biệt, nghĩa chức năng, nghĩa phân bố, v.v và các hình thức trắng xóa, trắng tỉnh, trắng ởn, trắng toát

v.v có nghĩa phân biệt Bởi vì các từ này đều có cùng từ tố rắng mà nghĩa khác nhau nhờ các từ tố xóa, ởn, tỉnh, toát, v.v (1978: 113-114) Đồng thời tác giả coi các hình thức đẹp như tiên, lành như bụi, dai như đỉa đói, nhanh

như cắt, hôi như cú, chắc như đanh đóng cột, v.v là những quán ngữ so

sánh “gợi hình ảnh rất sinh động.” Và chia những quán ngữ này thành hai loại: có mặt từ như (đau như cắt, đẹp như tiên, v.v.) hay không có mặt của từ như (đốt đặc cán mai, nghèo rớt mông tơi, v.v.) (1978: 186)

Dai Xuân Ninh cho rằng các hình vị ngắt, tênh, tanh, ngâu, v.v là các

Trang 9

xanh ngắt, lạnh ngắt, tím ngắt, nhẹ tênh, lạnh tanh, vắng tanh, đỏ ngẫu, đục

ngâu, v.v (1978: 17-18) nhưng lại kết luận các hình thức này là tính từ xác

đỉnh vì không thể có bổ tố mức độ rất, cực kì, hơi, v.v (1978: 87-88) Mặc

dù tác giả xác định được cực kì, vô cùng, v.v là bổ tố ở trước tính từ nhưng

ông coi các hình thức cực kì đỏ, đẹp vô cùng, v.v chỉ là cụm tính từ hạn

định có từ mở rộng ở trước tính từ là bổ tố mức độ Tương tự, đối với các từ

láy có hình thức tăng cường nhấn manh về mặt nghĩa như phênh phếch,

lênh khênh, lè tè, lòm lòm trong các hình thức bạc phênh phếch, cao lênh khênh, thấp lè tè, đỏ lòm lòm, v.v (1978: 198), ông chỉ cho đó là cụm tính

từ miêu tả có từ mở rộng ở sau tính từ (1978: 266) Có thể thấy, ông nêu

những hình thức diễn đạt có liên quan đến biểu hiện ý nghữơ cực cấp, mặc dù chưa đẩy đú, nhưng cũng chỉ cho rằng các hình thức diễn đạt này là biểu hiện ý nghĩa được tăng cường hoặc nhấn mạnh mà thôi

Nhìn từ góc độ từ nguyên, Nguyễn Tài Cẩn cho rằng các hình thức kiểu như xanh lè, trắng bệch, thơm phức, v.v là từ ghép phụ nghĩa thỉnh thoảng cũng có hiện tượng mất nghĩa ở từ phụ nhưng không nhiều Vì theo

tác giả "có lẽ xanh lè, trắng bệch, thơm phức trước kia cũng có thời kì được

nhận thức như thuộc kiểu láy nghĩa: rè ở một vùng Mường Ngoc-Lic

(Thanh Hóa) có nghĩa là xanh Bệch vốn bắt nguồn từ yếu tố bạch (=trắng)

gốc Hán-Việt Phức trong tiếng Hán-Việt cũng có nghĩa là thơm” (1981: 94) ic hình thức chắc Voi Nguyễn Kim Thần, xác định “ lịch, xanh ngắt, xanh lè, trắng lốp, nặng trịch, đông nghịt, v.v và một số hình thức mà từ tố giả bao giờ cũng có hình thức láy lại như sáng vằng vặc, trần trùng trục v.v

Trang 10

như gấc, đen như củ súng, v.v chỉ là cum tinh từ có bổ ngữ gián tiếp sau tính từ có tác dung so sánh” (1981: 83-85) Ơng khơng xác định ý nghĩa tuyệt đối của các hình thức so sánh này như Hoàng Phê về sau có đặt vấn để: *Và phải chăng cũng chính vì vậy mà khi cần so sánh làm nổi bật một

mức độ nào đó, thì thường là so sánh với một mức độ thậm chí càng cao hơn, một mức độ cao tuyệt đối hoặc lí tưởng kiểu nhự, trong tiếng Việt: dep như tiên, vàng như nghệ, lạnh như băng giá (2003: 52)?”

Đỗ Hữu Châu cho rằng các hình thức “xanh lè, xanh om, xanh rì, thẳng đuột, thẳng đơ, thẳng tắp, sưng và, sưng vếu, v.v là từ ghép một chiéu c6 12, om, ri, đuột, đơ, tdp, vếu, v.v là các hình vị phân nghĩa và xanh, thẳng, sưng, tròn, v.v là hình vị chỉ loại lớn” “Các từ ghép phân nghĩa này có tác dụng sắc thái hóa các hình vị chỉ lọai lớn” và các hình vị phân nghĩa thường mất nghĩa vì thco “phân tích từ nguyên cho thấy ít nhiêu chúng đồng nghĩa hoặc liên quan về ngữ nghĩa với ý nghĩa của hình vị chỉ lọai lớn” Từ đó tác giả cho rằng “các ngữ cố định mà từ trung tâm nằm ngay trong ngữ thì đổng nghĩa một cách hiển nhiên với từ sẵn có” (1981: 48-68), ví dụ như:

~ thẳng ruột ngựa đồng nghĩa với thẳng; ~ chậm như ràa đồng nghĩa với chậm; - yếu như sên đồng nghĩa với yếu;

~ dai như chão, dai như đĩa đói, dai như chó nhai giẻ rách đồng nghĩa với dai

Điều này cho thấy tác giả không xác định ý nghĩa cực cấp của các

Trang 11

Lê Cận - Phan Thiểu (1933: 151) cũng như Ủy Ban Khoa Học Xã Hội gọi các hình thức rộng rhênh thang, đẹp lộng lẫy, hết site giỏi / giỏi hết sức, v.v là tính ngữ có các phụ tố thênh thang, lộng lẫy, v.v với tác dụng miêu tả vừa sắc thái vừa mức độ tuyệt đối của tính chất Các phụ từ dùng làm phụ tố loại này như hết sức, vô càng, cực kỳ, v.v có thể đặt trước hoặc sau tính ngữ (1983: 147-151) Cao Xuân Hạo khẳng định: *Các yếu tố ràng buộc tuyệt đối còn xuất hiệ sau một số vị từ (trong đó có cả các "tính từ”) làm thành những tổ hợp có mô hình trọng âm [01] như /ăn chiêng, say mèm, sáng trưng, đỏ lòm, hôi

rình, đắng nghé, v.v Đó là những trang ngữ chỉ mức tối cao (superlatif)

của các tính / vi từ đi trước, kèm thêm một sắc thái biểu cảm nhất định và / hay một ý nghĩa ấn tượng” (1998: 201) Có thể nói, ông đã nói đến ý nghĩa cực cấp được biểu hiện trong hình thức say mèm, sáng trưng, đỗ lòm, hôi rình, đẳng nghét, v.v Ông giải thích ý nghĩa cực cấp của các hình thức này theo mẫu: *A đến nỗi / đến mức B” như trong đau điếng, mệt nhoài, béo

núc, phục lăn, ngọt lịm hoặc là *A đến nỗi như thể (bị) B” như trong den

thui, tròn vo, giống đúc, ướt đầm, lép kẹp” (1998: 202) Tác giả cho rằng: *Trương Vĩnh Ký là người đầu tiên thấy rõ ý nghĩa “cực cấp” (superlatif) của những từ làm trạng ngữ cho tính từ như (trắng) bóc, (đen) thui, (đỏ) lòm

và của những kết cấu so sánh mở đầu bằng như (kiểu đỏ như son) ( )

Ngày nay đã có nhiễu tác giả thấy được nghĩa "tột độ” của lọai thứ nhất, nhưng hình như chưa có ai nói đến nghĩa này của nhóm thứ hai” (1998: 439)

Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung xem xét các hình thức xanh 2, xanh um, xanh lơ, xanh biếc, xanh lục, xanh rì, xa tắp, xa tí, thẳng đơ, thẳng

Trang 12

đuội, thẳng tắp, thẳng tuốt, sung véu, sưng vù, sưng húp, sưng mọng, v.v là từ ghép chính phụ sắc thái hóa, “tong đó từ tố phụ có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho toàn từ ghép này khác với từ tố chính khi từ tố chính họat động một mình như từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa”

*Thành tố phụ ở từ ghép sắc thái hóa, có thể rõ nghĩa, phai nghĩa, không có nghĩa ” (1998: 50) Các hình thức này bao gồm các từ láy như xanh xanh, đổ đổ, vàng vàng, vàng giòn, nâu sẫm, v.v là tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối (1998: 103) Và các tác giả cũng coi những từ cực, cực kì, tuyệt, quá “vốn cũng là những từ có thể đứng trước tính từ, nay có xu hướng đứng sau nhiều hơn” (tập 2, 1998: 102) Điểu này cho thấy tác giả không có sự phân biệt rõ ràng về ý nghĩa riêng, khác nhau của từng loại từ ngữ chỉ tính

chất, đặc trưng tuyệt đối

Về phương diện phong cách thì Cù Đình Tú xác định các hình thức ngon ơ, mốc thếch, trắng dã, v.v là khẩu ngữ có “Yếu tố 2 thêm vào vốn không có nghĩa đứng riêng, vốn không phải là một từ độc lập nhưng khi thêm vào thì làm cho đơn vị mới trở thành từ khẩu ngữ, mang tính miêu tả

cu thể, sắc thái biểu cảm âm tính” (1983, 2001: 134) Đinh Trọng Lạc thì

cho đó là “từ ngữ địa phương có tác dụng làm tỉnh tế hóa ý nghĩa, làm giàu thêm cho tiếng nói dân tộc” (1999: 224) Cù Đình Tú (1983), Đinh Trọng

Lạc (1995) và Đào Thần cho rằng các từ cực điểm, cực độ, cực kì, cùng cực, cực, v.v.; vô kể, vô cùng, vô hạn độ, tột bậc, tội cùng, tột độ: trứ danh,

tuyệt vời, tuyệt tác, tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt, v.v.; hết sức, hết cỡ, hết xảy, chúa, v.v là “những từ ngữ vốn đã mang sẵn ý nghĩa phóng đại”, “tương

đương như các phó từ chỉ mức độ” được dùng để "thể hiện sự phóng đại

Trang 13

trong lời nói

Và tác giả coi các cách miêu tả buôn nẫu ruội, thương / tiếc đit ruột, tức lộn ruột, giận sôi gang, mệt đứt hơi, sợ hết hôn, đói rã họng,

v.v là những “đặc ngữ, quán ngữ” biểu hiện *ý nghĩa phóng đai luôn luôn xuất phát từ cách nhìn và sự đánh giá chủ quan của người nói” (1998: 154-

155)

Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hồng Trọng Phiến khơng bàn rõ loại ý nghĩa này nhưng trên quan điểm “tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác”, các tác giả cho rằng *Sự có mặt hay vắng mặt của một tiếng trong một “chuỗi lời nói ra” nào đó, bao giờ cũng đem đến một tác động nhất định về mặt này hay mặt

khác Ví dụ: dé rực, đỏ khé, đỏ sẫm, v.v ( ) Có những tiếng tự thân nó

không quy chiếu được một đối tượng, một khái niệm; nhưng có sự hiện

di

của nó trong cấu trúc từ hay không, sẽ làm cho tình hình rất khác nhau Đó là chưa kể không ít trường hợp đã tìm ra nghĩa của chúng trong

quá khứ lịch sử của tiếng Việt Chúng, nhiều khi là kết quả của hiện tượng bào mòn ngữ nghĩa (desemantic) đến mức tối đa như vẫn thường gặp Ví

dụ: (dai) nhách, (xanh) lè, (trong) vất, v.v.” Các tác giả cũng coi các hình từ ghép chính phụ (1997: 143-146)

Gin day Huynh Thị Hồng Hạnh trong luận án tiến sĩ với đẻ tài “Đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của các vị từ có yếu tố đứng sau biểu thị mức

độ cao trong tiếng Việt” như nhắm nghin, im thít, cấm tiệt, lăn đàng, xanh

lè, đỏ au, chán phèo, chát sì, mỏng lét, nhẹ tênh, nặng trịch, nhẹ tênh, sáng

tối hù, nhám sì,

choang, to kếch, đầy phè, vàng ệch, đắng nghét, thẳng đuộ

hôi rình, tẻ ngắt, đói ngấu, sâu hoắm, v.v (2002: 2), tác giả đã nghiên cứu

khá toàn diện và sâu vấn để này Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy phạm vi

Trang 14

nghiên cứu của công trình có giới hạn như để tài đã nêu và không để

đến ý nghĩa cực cấp của các vị từ trạng thái khi kết hợp với yếu tố đứng sau hoặc đứng trước biểu thị mức độ cực cấp

Điểm qua các ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả quan tâm đến các vấn đề:

a Từ ghép có cấu trúc chính phụ kiểu như đen thui, trắng xóa, bạc phếch, xanh lè, thẳng đơ, xa tit, v.v mang ý nghĩa nhấn mạnh và có sắc thái hóa;

b Các hình thức so sánh đẹp như tiên, chậm như rùa, đen như củ súng,

đỏ như gấc, cực kì, tội cùng, vô cùng, tiếc đứt ruột, v.v có ý nghĩa nhấn

mạnh tuyệt đối, phóng đại và mang sắc thái hóa;

c So sánh tuyệt đối như đẹp nhất, xấu nhất, tốt nhất, v.v là so sánh

cực cấp

Các nhà nghiên cứu không xác định hai vấn để ø, b là các hình thức biểu hiện ý nghữø cực cấp, nhưng lại coi vấn để e như là hình thức biểu hiện ý nghĩư cực cấp Tuy nhiên, đối với vấn để a, ø có một, hai ý kiến coi là hình thức biểu hiện ý nghĩø cực cấp, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, gợi ý Rõ ràng để biểu hiện ý nghĩa cực cấp, tiếng Việt có một hệ thống các

PTCC rất phong phú, đa dạng và độc đáo nhưng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống Chính vì vậy, luận văn này đặt nhiệm vụ phân tích đây đủ các PTCC Kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tư liệu quí giá, tạo cơ sở thuận lợi để chúng tôi giải quyết vấn để mà luận văn đặt ra

4 Phương pháp nghiên cứu và nguôn ngữ liệu

Trang 15

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện để tài này, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Những phương pháp nghiên cứu này được sử dụng phối hợp linh hoạt để việc nghiên cứu có kết quả

4.1.1 Phương pháp miêu tả

Đây là phương pháp chủ yếu, được thực hiện xuyên suốt trong luận văn Các cứ liệu dùng để khảo sát các PTCC là những cứ liệu thuộc tiếng

Việt hiện đại Chúng tôi miêu tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và cách sử dụng của các PTCC Đồng thời kết hợp với việc so sánh đối chiếu giữa các PTCC khác nhau để chỉ ra đặc điểm riêng của từng PTCC 4.1.2 Phương pháp thống kê Cá phép tính đơn giản trong phương pháp thống kê cũng được sử

dụng để tính tỉ lệ phần trăm của các cứ liệu thu thập được Dựa trêt

thống kê, chúng tôi có thể phân tích đặc điểm tri nhận của người bản ngữ

khi sử dụng các PTCC

4.1.3 Phương pháp đối chiếu

Phương pháp này dùng để so sánh một số PTCC của tiếng Việt với những PTCC tương đương trong tiếng Anh Mục đích của phương pháp này là làm nổi rõ sự phong phú, đa dạng và độc đáo của PTCC trong tiếng Việt

4.2 Nguồn ngữ liệu

Các hình thức thể hiện )

ý nghĩa cực cấp được khảo sát trên cứ liệu

khẩu ngữ, phương tiện thông tin báo chí, văn bản văn chương (chủ yếu từ

đầu thế kỉ XX) và trên cứ liệu của một số từ điển thông dụng như Từ

Trang 16

tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Đại ừ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý

chủ biên), Thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Lực), v.v

Bên cạnh, chúng tôi cũng dựa vào những cảm nhận tự thân (người bản ngữ) để nhận xét và chứng minh cho các vấn để nêu ra

5 Ý nghĩa cực cấp - khái niệm cơ sở của đề tài

Mỗi sự vật, hiện tượng đều có tính chất, trạng thái của nó Tính chất,

trạng thái của sự vật, hiện tượng có thể được biểu hiện qua các phạm trù cụ thể Chẳng hạn: - hình thể: vuông /tròn, mập / gây, dày / mỏng, đẹp / xấu, V.V.; - trọng lượng: lặng / nhẹ; - kích thước: ro / nhỏ, lớn / bé, cao / thấp, dài / ngắn, rộng / hẹp, nông / sâu, xa / gẫn, V.V.; - chất lượng: tốt / xấu, cứng / mềm, hay / dở, v.v - số lượng: ít / nhiều; - màu sắc: đen /trắng / vàng / đỏ / xanh / tím, V.V.;

- trạng thái: vui / buôn, sướng / khổ, v.v - đức tính: tốt / xấu, chăm / lười, V.V

Tuy nhiên, sự phản ánh tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng không chỉ dừng lại ở những phạm trù này Bởi lẽ sự vật, hiện tượng vô cùng phong phú, đa dạng Sự vật, hiện tượng thuộ

cùng một loại nhưng tính chất, trạng thái lại khác nhau, hoặc có cùng tính chất, trạng thái nhưng mức độ cũng không giống nhau

Ví dụ:

() a Anh ấy có nước da đen

b Anh ấy có nước da đen đen / hơi đen

Trang 17

© Anh a)

'ó nước da rất / quá đen 4, Anh ấy có nước da đen quá / lắm

e Anh ấy có nước da cực kì đen / đen cực kì £: Anh ấy có nước da vô cùng đen/đen vô cùng &- Anh ấy có nước da đen thui

h Anh ấn

'ó nước da đen như cột nhà cháy

vv

Các phát ngôn trên có nội dung giống nhau là cùng biểu hiện một thông tin về màu đen của nước da nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm

và nhận định, đánh giá Nghĩa là tính chất đen được phản ánh ở nhiều mức

độ khác nhau, từ mức độ thấp đến mức độ cao thông qua sự cảm nhận,

nhận định của người phản ánh Trong z tính chất đen được nhận định ở mức độ trung tính Trong b tinh chất đen được nhận định và miêu tả ở mức

độ thấp Trong e và 4, tính chất đen được miêu tả ở mức độ cao Còn e, fg,

h tinh chất đen được miêu tả ở mức độ cao hơn, mức độ cực cấp, được gọi

là biểu hiệ

ý nghĩa cực cấp Nếu biểu diễn tính chất đen trên một trục

thang độ mà đen ở trung tính thì các tính chất đen có xu hướng tăng hoặc

giảm về hai cực đối

Trang 18

mức độ trung mứcđộ cực cấp

thấp tính cao

<< ee

© 0 oo)

den den den rdtden đen thui

hơi đen qué den cực kì đen

đen quá _ đen cực kì đen vô cùng vô cùng đen đen như cột nhà cháy Vậy ý nghĩa cực cấp là gì ?

Thông thường khi nói đến cực, người ta nghĩ đến điểm đầu ở trên cùng hay dưới cùng Nghĩa này được giải thích trong Từ điển riếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên) như sau: Cực là điểm ở đầu cùng trên một hướng

nào đó Mũi Cà Mau ở cực nam đất nước Hai cực đi

Cấp là bậc, loại, hạng được xếp từ thấp đến cao hoặc từ dưới lên trên theo một hệ thống nào

đó Ví dụ: Chính quyền các cấp Sĩ quan cấp tá Giáo viên cấp 1 Gió cấp 3,

v.v (2002: 135-239) Như vậy có thể hiểu cực cấp là điểm ở đầu cùng của một cấp nào đó trong một hệ thống Nghĩa này chưa thể hiện rõ ý nghĩa

thật sự của cực cấp Bởi vì, người ta có thể hi

điểm cực của cấp này sẽ là điểm cực của một cấp mới Điểm cực của "gió cấp 2” sẽ là điểm đầu của “gió cấp 3° Cực cấp ở đây còn giới hạn

Theo Ty Vj An Nam La Tinh (Pierre Pigneaux de Béhaine 1773: 101), Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (Hùinh-Tịnh Paulus Của 1895: 26), Hán Việt Từ Điển (Đào Duy Anh 1950: 139), Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí

Trang 19

Tiến Đức 1931: 102), Văn Tân Từ Điển Tiếng

(Văn Tân (chủ biên) 1969: 230), cue (ultra / extremely) là rất mực, vô cùng, đến thế là cùng Như vậy, xét đến cùng, cực còn có một ý nghĩa nữa, đó là sự tuyệt đối và không so sánh được nữa về mặt tính chất, trạng thái của một sự vật, hiện tượng mà 7 điển tiếng Việt giải thích là “Đến mức coi như không thể hơn được nữa” (Hoàng Phê (chủ biên) 1992: 239) Còn cấp là mức độ về tính

chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng Như vậy có thể nói cực cấp

(superlative / superlatif) nghĩa là tột độ, tột cùng, tột đỉnh của một cấp độ

về tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng Cực kì đen / đen cực kì, vô

cùng đen / đen vô cùng, đen thui, đen như cột nhà cháy diễn đạt ý nghĩa mức độ cực cấp, không thể đen hơn được nữa Tương tự, trong tiếng Anh, superlative (cực cấp) là vượt hơn mọi thứ, thuộc mức độ cao nhất Superlative có gốc tiếng Latin là superls, quá khứ phân từ của superferre Superferre kết hợp tiếp đầu ngữ super và vị từ ƒerre Super có nghĩa là vượt ra ngoài (over), ở trên (above), trên đỉnh (on top of ) Ferre có nghĩa là mang (to carry) Superƒerre là mang vugt qua (10 carry over), tang lên cao (raise high) (Robert Allen, The Penguin Dictionary 2004: 1412)

Vì thế có thể định nghĩa ý nghĩa cực cấp là sự diễn đạt nghĩa tột độ,

tột cùng, tột đỉnh, không thể hơn được nữa và cũng không thể so sánh hơn được nữa về tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng

“Trong tiếng Anh, các từ chỉ tính chất, trạng thái mà tự chúng đã trọn vẹn, hoàn chỉnh ở mức độ cao nhất có thể đạt tới (qualies that are by themselves total and complete or of the highest possible degree) như:

gigantic (khổng 16), tiny (tt hon), perfect (hoàn hảo), dead (chết), alive

(sống), v.v người ta gọi đó là từ tuyệt đối (absolute words) Bên cạnh, để

Trang 20

đánh dấu là hình vị -

thể hiện ý nghĩa ‘dp, tiếng Anh dùng phương tiệ

est & phia sau cdc từ chỉ tính chất, trạng thái có một âm tiết Ví dụ: tall ->talles (cao nhất)

old -> oldest (gia /cit nhdit) long -> longest (dài nhất) fat ~> fattest (mập nhất)

và,

Đối với các từ chỉ tính chất, trạng thái có hai hoặc trên hai âm tiết thì

người ta dùng phương thức kết hợp với từ mosr ở phía trước

Ví dụ:

dangerous -> most dangerous (nguy hiém nhất) interesting -> most interesting (lí thú nhất) proper ~> most proper (thích đáng nhất)

và,

Ngoài ra, còn có các phương tiện khác như bes (tốt nhất), lest (bé nhất), worst (xấu nhất), most (nhiều nhất) thì không theo qui tắc thông

thường

Khác với tiếng Anh, tiếng Việt chỉ dùng phương tiện từ vựng Người

iệt thường nói, ví dụ:

(2)_a Tháp này cao nhất

b Tháp này rất cao

Tháp này cao quá / quá cao d Tháp này cao lắm đấy

e.- Tháp này cao ghê £_ Tháp này cao thật #- Tháp này cao nghệu

Trang 21

h Tháp này cực cao / cao cực ¡ Tháp này cực ki cao / cao cực kì j.- Tháp này cao kinh khủng

k Thép nay cao vô cùng

1 Tháp này hết sức cao / cao hết sức

mm Tháp này cao biết dường nào

mm Tháp này cao ơi là cao!

n Thép nay cao thiệt là cao!

0 Thap nay cao không thể tưởng tượng được

cao được nhận định ở nhiều mức độ khác nhau

bằng cách gắn với các yếu tố nhất, rất, quá, lắm, ghê, thật, nghệu, cực, cực kì, kinh khủng, hết sức, dường nào, không thể tưởng tượng được, v.v Các yếu tố này có chức năng ngữ pháp là bổ ngữ, biểu hiện ý nghĩa về mức độ của tính chất cao

Tuy nhiên, tính chất cao được nhận định trong ø là sự so sánh trong một tập hợp các tháp để khẳng định "cái tháp này cao nhất trong và chỉ trong một tập hợp tháp được so sánh mà thôi” vì có thể có một

ái tháp khác ngoài tập hợp cao hơn cái tháp này Như vậy yếu tố nhất có giới hạn, không tuyệt đối nên không biểu hiện cực cấp

Dựa theo giải thích của các từ điển tiếng Việt, những yếu tố rất, quá,

lắm, thật, ghê biểu hiện mức độ cao, trên hẳn mức bình thường nhưng chưa

tuyệt đối Có thể thấy ngoài hình thức diễn đạt rất cao, quá cao / cao quá,

cao lắm, cao thật, cao ghê biểu hiện tính chất cao trên mức bình thường, người ta còn dùng một số hình thức khác để biểu hiện tính chất cao ở mức

Trang 22

độ cao hơn nữa, như cao nghệu, cực cao / cao cực, cực kì cao / cao cực kì, cao kinh khẳng, cao vô cùng, hết sức cao / cao hết sức, cao biết dường nào, cao như núi, v.v So sánh tính chất cao trong b, e, d, e, /' với tính chất cao trong g, h, i, j, k lm, n, o cho thấy rõ điều ấy Bởi lẽ các yếu tố nghệu, cực, cực kì, kinh khủng, hết sức, dường nào, không thể tưởng tượng được,

v.v được xác nhận là biểu hiện mức độ cao nhất, tuyệt đối, không thể hơn

được nữa, tức có ý aghữa cực cấp Vì vậy, các yếu tố này được xác định là

biểu hiện ý nghĩa cực cấp tính chất cao của sự vật, hiện tượng

Tuy nhiên, ý nghĩa cực cấp chỉ xuất hiện trong thang độ tính chất,

trạng thái của sự vật hiện tượng Bởi “Thang độ là một hệ đối vị có tính

chất khái quát gồm hai cực đối nhau thông qua một chuẩn Những từ ngữ biểu thị thuộc tính được đánh giá theo thang độ chính là những từ ngữ biểu

thị các thuộc tính được định vị trên thang độ ấy” (Hoàng Văn Hành 2004:

103) Hay nói rõ hơn, thang độ là tập hợp tất cả các mức độ khác nhau từ thấp nhất đến cao nhất về một thuộc tính X có tính đối lập giữa hai vùng

gọi là cực dương (+) và cực âm (—) của sự vật, hiện tượng Mỗi thang độ có

các từ vựng đại điện, đặc trưng cho thang độ đó Chẳng hạn, trong thang

nhiệt độ thì nóng và lạnh vừa là hai từ vựng đại diện cho thang độ, vừa biểu hiện hai cực đối lập của thang độ Đối lập với nóng cực (+) là lạnh

cực (-) Giữa hai cực có những mức độ khác nhau được /ừ ngữ hóa như:

Trang 23

Điều này chứng tỏ rằng tính chất, trạng thái của sự vật, tượng có biểu hiện thang độ và được phần ánh theo lăng kính chủ quan của chủ thể Và, khi trí nhận tính chất, trạng thái có hàm nghĩa thang độ của sự vật, hiện tượng, người Việt không phản ánh giới hạn trong hai cực đối lập mà

còn phản ánh tính chất, trạng thái vượt hơn ở hai cực đối lập Người ta

dùng cách phần ánh này để biểu hiện ý nghĩa cực cấp về tính chất, trạng

thái của sự vật, hiện tượng

Khảo sát thang độ chiều cao và thang nhiệt độ, thì tính chất, trạng thái

cao / thấp, nóng ⁄ lạnh của sự vật, hiện tượng được người ta không chỉ tri

nhận chúng như trên mà còn tri nhận ở mức độ cao hơn ở hai cực, được thể

hiện qua các hình thức có các yếu tố đi kèm theo như sau:

- cao: cao dỗng, cao kêu, cao ngất, cao nghều, cao nhòng, cao Vút, cao vô cùng / vô cùng cao, cao cực kì / cực kì cao, cao kinh khẳng, cao như ni, cao chọc trời, V.V.:

- thấp: thấp từ, thấp vô cùng / vô cùng thấp, thấp cực kì / cực kì thấp, thấp kinh khủng, thấp như vịt, v.v.:

- nóng: nóng hổi, nóng vô cùng / vô cùng nóng, nóng cực kì / cực kì nóng, nóng kinh khẳng, nóng như lửa, nóng như Trương Phi, v.v

- lạnh: lạnh ngất, lạnh cực kì / cực kì lạnh, lạnh vô cùng / vô cùng lạnh, lạnh kinh khẳng, lạnh như tiền, lạnh như băng, v.v

Chính các yếu tố rè, ngất, hổi, dỏng, kêu, nghéu, nhòng, vút, cực kì, vô

cùng, kinh khủng, như vịt, như lửa, như băng, v.v được kết hợp với các vị tit trạng thái cao, thấp, nóng, lạnh làm tăng ý nghĩa của tính chất, trạng thái

cao, thấp, nóng, lạnh đến cực cấp, và không thể hơn được nữa Rõ ràng các

yếu tố này không bao giờ gắn với các vị từ hành động, quá trình, tình thái

Trang 24

Chẳng han ('):

~ quá trình ngã: * ngã tè, * ngã ngắt, * ngã ngắt, * ngã cực kỳ / cực kì ngã, * ngã vô cùng / vô cùng ngã, * ngũ kinh khủng, * ngã như lửa, v.v.;

- tư thế nằm: * nằm tè, * nằm ngắt, * nằm kều, * nằm cực kì / cực kì nằm, *nằm vô cùng / vô cùng nằm, * nằm kinh khủng, V.V.:

- hành động chạy: * chạy tè, * chạy ngắt, * chạy hổi, * chạy cực kỳ ⁄ cực kì chạy, * chạy vô cùng / vô cùng chạy, * chạy như lửa, v.v

Có thể người ta nói chạy như vịt, nhưng đây là so sánh cách chạy của con người với con vịt và có thể lập lại vị từ hành động chạy như vịt chạy để

rõ nghĩa hơn; hoặc chạy kinh khủng là sự tỉnh lược trạng thái nhanh trước

kinh khủng và bao giờ cũng phải kèm theo yếu tố tình thái: Nó chạy kinh khủng thật! Nó chạy kinh khẳng nhỉ! để chỉ sắc thái nhằm thay thế cho trạng thái nhanh cực kì / cực kì nhanh, nhanh vô cùng / vô cùng nhanh, nhanh kinh khẳng

Như vậy, để biểu hiện ý nghĩa cực cấp về tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng, người ta phải dùng kèm theo vị từ trạng thái một yếu tố để 1ạo thành các PTCC 6 Bố cục luận văn Luận văn gồm có 4 phần Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn có 2 chương:

Chương 1: Đặc điểm hình thức của những phương tiện biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt

Chương này miêu tá bản chất từ loại, tiêu chí nhận diện cũng như dic điểm cấu tạo của những PTCC

.C) Từ đây những hình thức biểu hiện có dấu (*) à những hình thức biểu hiện không thể chấp nhận được

Trang 25

Chương 2: Đặc điểm ý nghĩa của những phương tiện biểu hi

ý nghĩa

“cực cấp” trong tiếng Việt

Chương này miêu ta các PTCC trên cơ sở một số đối lập về ngữ nghĩa Ngoài ra, luận văn có một Phụ lục là bảng liệt kê tất cả những cách

diễn đạt biểu hiện ¥ nghia “cực cấp” trong tiếng Việt mà chúng tôi thu

thập được trong các tác phẩm văn học, các phương tiện thông tin báo chí

và khẩu ngữ

Cuối cùng là phần danh mục các Tài liệu tham khảo

Trang 26

Chương 1

Đặc điểm hình thức của những PTCC trong tiếng Việt 1 Bản chất từ loại của những PTCC

Như đã trình bày ở phân khái niệm cơ sở của để tài, ý nghĩa cực cấp là tính chất, trạng thái ở mức độ cao nhất, mức độ tột cùng không thể hơn được nữa và cũng không thể so sánh hơn được nữa Cho nên, những phạm trù gắn với ý nghĩa cực cấp đều thuộc về tính chất, trạng thái chứ không

2 bao giờ gắn với sự vật, hoạt động Vì sao?

Như đã biết, mọi sự vật, hiện tượng bao giờ cũng tôn tại bằng cách

thức của nó với các mối liên hệ trong thế giới khách quan Cách thức tôn

tại của sự vật, hiện tượng được thể hiện qua hành động, quá trình, trạng

thái, quan hệ, tư thế, v.v Cách thức tổn tại này được tri nhận theo lăng

kính chủ quan của người phát ngôn bằng một sự tinh (a state of affairs)

Khi nói về ý nghĩa biểu hiện của phát ngôn, Cao Xuân Hạo đã khẳng định: *Nghĩa biểu hiện phản ánh cái sự tình của thế giới được nói đến trong câu Dĩ nhiên câu nói (câu văn) không sao phỏng y nguyên cái sự tình ấy Khi đã được sắp xếp lại theo các tri giác của người nói, được tổ chức lại thành một cấu trúc lô-gich ngôn từ, được tuyến tính hóa lại theo những quy tắc ngữ pháp của câu, được tình thái hóa ở nhiều cấp tùy thco thái độ của người nói, cái hình ảnh mà người nói dùng để truyền đạt sự tình cho người

nghe một mặt được giản lược đi và mặt khác lại được trang trí thêm nhiều

yếu tố chủ quan của người nói” (1901: 230)

Như vậy, để diễn đạt sự tình người ta dùng các vị từ, bởi “chức năng

cơ bản của vị từ là làm thành hoặc là cấu tạo những ngữ đoạn phản ánh nội

Trang 27

dung của những sự thể” (Nguyễn Thị Quy 2002: 57) Và theo ý nghĩa của nó, người ta phân ra các loại vị từ, gồm có: vị từ hành động, vị từ quá trình, vị từ tư thế, vị từ trạng thái, vị từ tình thái

Vị từ hành động, quá trình, tư thế biểu thị những hành động, quá trình, tư thế của sự vật, hiện tượng Vị từ tình thái biểu thị ý nghĩa tình thái Tuy được định danh khác nhau nhưng hành động, quá tình, tư thế, tình thái bao giờ cũng được diễn ra trong một khoảng thời gian, nghĩa là có khởi đầu, diễn biến và kết thúc (hoàn thành) Ví dụ:

(3) a- Anh ấy bắt đầu làm

lúc 7 giờ

b- Giờ này anh ấy đang lầm việc

c- Anh ấy đã làm xong

d- Gió bắt đầu thổi

đ- Gió đang thổi ©- Gió đã thổi Vì thế hành động, quá trình, tư thế, tình thái không có hàm nghĩa thang độ (s le / gradable) Vị từ trạng thái biểu thị tính chất, trạng thái của sự vật hiện tượng

Tinh chất không có mở đâu và kết thúc Vì tính chất là thuộc tính luôn luôn

gắn lién với sự tổn tại của sự vật, hiện tượng Trạng thái tuy có tính lâm

thời trong một không gian, thời gian nhưng cũng không có mở đâu, diễn

kết thúc Người Việt không bao giờ nói : (4) a- * Cô ấy bắt đầu hiền

b- * Cô ấy đang hiên c- * Cô ấy đã hiền

d- * Nước da cô ấy bắt đầu trắng

Trang 28

đ- * Nước da cô ấy đang trắng e- * Nước da cô ấy đã trắng

Như vậy, chỉ có tính chất, trạng thái mới có hàm nghĩa thang độ và và sắn với các yếu tố khác để tạo thành PTCC

Tuy nhiên, không phải tất cả các vị từ trạng thái chỉ tính chất, trạng thái đều gắn được với các yếu tố khác để tạo thành PTCC Bởi lẽ, có một số vị từ trạng thái chỉ tính chất, trạng thái đã biểu hiện ý nghĩa cực cấp nên không thể gắn được với các yếu tố mang ý nghĩa cực cấp khác Đó là các vị từ câm, chéo, chết, chính, chung, công, dột, dui, lòa, mù, nghẹn, ngọng, phụ, rêm, riêng, sống, thức, tư, vụng, xỉu, v.v Người Việt không bao giờ thể lện: * eựe câm, * chéo kinh, * chết vô cùng, * chính tè, * chung ngất, *

công lề, * dội tít, * dui kit, vv

Tuy nhiên, trong tiếng Vi Ý hình thức biểu hiện như cẩm:

như hến, chết queo, chết ngắt, ngọng líu ngọng lịu, sống nhăn, v.v trông rất giống PTCC và tưởng rằng đây là các PTCC Bởi vì, căn cứ hình thức cấu tạo, có thể cho rằng các vị từ trạng thái câm, chết, ngọng, sống kết hợp được với các yếu tố mang ý nghĩa cực cấp như hến, queo, ngắt, líu lịu, nhăn v.v để tạo thành các PTCC, nhưng thực ra không phải Xét về ý nghĩa của các vị từ câm, chết, ngọng, sống trong các trường hợp biểu hiện này, vấn

để được để cập đến không phải là tính chất, trạng thái của sự vật, hiện

tượng đúng với ý nghĩa của nó, mà trái lại, người ta muốn biểu hiện hoặc

khẳng định hành động, tính chất, trạng thái khác của sự vật, hiện tượng

Hay nói khác đi, đây là cách nói chuyển nghĩa

Câm như hến là biểu

trạng thái im không nói năng gì trước tình thế đáng ra phải nói của một người nào đó Ví dụ:

Trang 29

(5) - Tai sao mày không trả lời mà cứ âm như hến

Chết qweo, chết ngất là biểu hiện trạng thái chế! đã xảy ra từ lâu nhằm khẳng định không có sự sống của sự vật đó Ví dụ:

(6) - Cây này chết queo rồi!

(1) - Khi cảnh sát đến nơi thì tên cướp đã chết ngắt

Ngọng líu ngọng lju là biểu hiện hành động sới không chuẩn, khong rõ ràng của các em bé mới biết nói Ví dụ:

(8) - Em bé mới lên ba nói còn ngọng líu ngọng lậu

Sống nhăn là biểu hiện trạng thái đang sống để phú định trạng thái

tưởng như đã chết của sự vật Ví dụ:

(9) - Tưởng nó đã chết, ai ngờ vẫn còn sống nhăn

Có thể nói, chỉ các vị từ trạng thái chỉ tính chất, trạng thái có hàm nghĩa thang độ mới gắn với các yếu tố mang ý nghĩa cực cấp tạo thành các PTCC để biểu hiện ý giữa cực cấp về tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng

Như vậy, các PTCC có hình thức thể hiện khác nhau, nhưng suy cho cùng, bản chất của những PTCC là agữ đoạn (phrase) bao giờ cũng có hai yếu tố Yếu tố thứ nhất là các vị từ trạng thái chỉ tính chất, trạng thái có hàm nghĩa thang độ, biểu hiện phạm trù được nói đến Yếu tố thứ hai là

các hình thức cấu tạo khác nhau có thể là một tiếng, từ láy, ngữ đoạn không / có yếu tố tình thái, ngữ đoạn có / tỉnh lược yếu tố so sánh, ngữ

đoạn có tu từ giữ cương vị bổ ngữ nhấn mạnh, biểu hiện ý nghữa cực

cấp cho phạm trù do yếu tố chính nói đến Giữa hai yếu tố thường có quan hệ chặt chẽ trong một cấu trúc PTCC ổn định, ít có yếu tố chêm xen Đây

Trang 30

chính là tiêu chí nhận diện các hình thức biểu

ý nghĩa cực cấp mà đề tài đặt ra để khảo sát đặc điểm hình thức của các PTCC

2 Đặc điểm cấu tạo của PTCC

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, các yếu tố biểu hiện ý nghĩư cực cấp kết hợp với các vị từ trạng thái có hàm nghĩa thang độ tạo thành các PTCC rất đa dạng và làm cho hình thức biểu hiện ý øghữa cực cấp trong tiếng Việt hết sức phong phú Điều này chứng tổ rằng người Việt dùng nhiều PTCC khác nhau để biểu hi

¡ghĩa cực cấp

Tuy nhiên, các PTCC này vốn "chủ yếu là nhờ ở chỗ các tập quán ngôn ngữ của xã hội chúng ta đã định hướng cho chúng ta lựa chọn cách diễn đạt đó "(Lý Toàn Thắng 2005: 112) Tại sao phải có sự lựa chọn?

Như đã trình bày, hình thức đánh dấu biểu hiện ý nghĩø cực cấp trong

tiếng Vi

yếu tố từ vựng Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập không biến hình nên vấn đê trật tự từ trong một cấu trúc, nhất là trong các PTCC, rất quan trọng Bởi, mặc dù các PTCC vốn có chung một hình thức là ngữ

đoạn nhưng chúng lại có đặc điểm cấu tạo khác nhau: ngữ rự do như cao vô cùng, cực kì cao, cao ngất trời, v.v và ngữ cố định như cao vút, cao lêu nghêu, cao như núi,v.V

Trong các PTCC, yếu tố kèm theo vị từ trạng thái rất đa dạng về hình íu tạo Chúng có thể

thức

a một tiếng trong PTCC có dạng như:

- béo núc, buôn rượi, cao vắt, chua lết, cũ mềm, dai nhách, dài

ngoằng, đặc kịt, đầy

đen sì, đông nghịt, êm ru, già khần, hiền khô, hôi

rinh, im thit, khét let, kh6 dét, v.v.;

Trang 31

- chúa bướng, chúa ghét, cue dai, eve tiểu, cực thịnh, đẹp kinh, xấu kinh, rộng kinh, siêu bên, siêu mỏng, tối đa, tối khẩn, tuyệt hảo, tuyệt mật,

tuyệt mĩ, vô ngân, vô phúc, v.v

b zừ láy trong PTCC có dạng như:

- bé tễo teo, béo nung núc, buôn rười rượi, cao chót vớt, cao dong

đồng,

dy dm dp, den sì sì, đỏ lòm lòm, đỏ chon chót, đông nghìn nghịt, im thin thit, mát rười rượi, nặng trình trịch, nóng hôi hổi, v.v.:

- khít khìn khi, khít kha khít khi, khỏe khòe khoe, dễo dèo deo, sạch

sành sanh, sát sàn sại, sát sạt sàn san, xốp xỗm xộp, V.V.:

- béo nung béo núc, rỗng huếch rỗng hoác, trống tuếch trống toác, còm nhỏm còm nhom, xa lắc xa lơ, rậm ri ram rit, thưa rễnh thưa rẳng, V.V

c ngữ đoạn không / có yếu tố tình thái trong PTCC có dạng như:

- cực kì béo, vô cùng béo, cực kì cao, vô cùng cao, cực kì dơ, vô cùng

dø, đen kinh khủng, rộng vô cùng, cao hết sức, cực kì giống, vô cùng

giống, cực kì rẻ, vô cùng rẻ, v.v.:

- cao ngất trời, buôn chết đi được, vui không thể tả được, đau xé lòng, lạnh thấu xương, giận tím mặt, giận đỏ mặt, mệt lä người, v.V

~ Vui ơi là vui! - Dep ơi là dep! - Dong ơi la dong!

- Buén of la buén! v.v

d ngữ đoạn có / tỉnh lược yếu tố so sánh trong PTCC có dang như:

- ác như hàm, bạc như vôi, bẩn như hủi, béo như trâu trương, buôn

như cha chết, cao như múi, cay nhữ ớt, chắc như nêm, cứng như đá, dai

như đỉa, dẻo như kẹo kéo, v.V.;

Trang 32

- dốt đặc cán mai, giàu mứt đố đổ vách, nghèo rớt mùng tơi, V.V.;

e ngữ đoạn có yếu tố tu từ trong PTCC có dạng như: - tiếc đit ruột, lạnh thấu xương, rét cắt da, v.v

2.1 PTCC là ngữ đoạn có yếu tố mang ý nghĩa cực cấp đứng sau

từ trạng thái

Khi nhận định về tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng nào đó, người Việt thường nói:

(10) a- Có lần tôi được chính gã béo lẫn và đen trài trữi cho ngôi lên

thuyền (Nguyễn Huy Thiệp - Chảy đi sông ơi)

b- Cái hố hụt xuống thành một miệng vực đen ngòm trong đâu anh (Chu Lai — An mày đĩ vãng)

e- Và hai con mắt sâu hoắm, thăm thẳm (Nguyễn Minh Châu — Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)

d- Bà Lạc người gẩy đết (Triệu Bôn- Một phút và nữa đời người) đ- Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo (Nguyễn Khuyến — Thứ điếu) và,

Các ngữ đoạn béo lẳn, đen trùi trũi, đen ngòm, sâu hoắm, gây đét, xanh ngắt, vắng teo, v.v diễn đạt mức độ cực cấp về tính chất, trạng thái béo, đen, sâu, gầy, xanh, vắng của sự vật, hiện tượng Ngữ đoạn thị

loại này có rất nhiều trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, có thể kể ra như: béo

mic, buôn rượi, buôn tênh, cao nghệu, cao vát, chua lét, cũ mèm, dai nhách,

dài ngoằng, đặc kị, đắng nghét, đen sì, đông nghịt, đầy ắp, êm ru, già khăn,

hiền khô, hôi rình, im thit, khít khit, khét lẹt, khô đét, khổng lô, lạnh ngắt, lặng tờ, mát rượi, mềm nhữn, mỏng dính, mới tỉnh, mừng rơn, nhạt thếch,

Trang 33

ngắn ngủn, nghèo ngặt, ngọt lịm, ngọt xới, nguội ngắt, nhạt thếch, nhẹ tênh,

nhỏ xíu, non choẹt, nóng hổi, rẻ mại, rỗng tuếch, sáng quắc, sát sại, sắc lễm, sưng vù, trắng phau, tươi rói, thẳng tắp, thối hoắc, ướt mèm, vàng khe, xanh lè, xa tít, xanh ngắt, yếu xìu, V.V

Như đã xác định, PTCC loại này có hai yếu tố Yếu tố thứ nhất là các vị từ trạng thái chỉ tính chất, trạng thái có hàm nghĩa thang độ Yếu tố thứ

hai là một tiếng: lẩn, ngòm, hoắm, đét, teo, tênh, nghéu, nghét, si, nghit, ngắt, dính, thếch, mạt, quắc, phau, rói, mèm, khè, khịt, lè, v.v biểu hiện ý'

nghĩa cực cấp bổ nghĩa cho vị từ trạng thái phía trước, đông thời biểu hiện

sắc thái tình cảm đối với tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng được

nhận định, đánh giá

Khảo sát các từ điển tiếng Việt, có thể nhận thấy các tiếng như aw, dp, bời, bươm, bóc, cấc, choang, choèn, chót, cộp, củn, gay, hây, hếu, hoảnh,

hiu, hodc, hén, hoắm, hoăng, hườm, khấc, khom, láy, làu, lè, lễm, lòm, lói,

lốc, lốp, lừ, muối, mèm, mịt, múp, mướp, ngắt, ngất, ngẫu, ngòm, nhẻm, nhom, ơ, phau, phèo, phếch, phức, rói, rơn, tắp, tênh, thếch, thín, thình, thugt, toanh, toát, toét, trich, ri, rich, rịm, rộm, sì, xo, v.v được Hoàng Phê cho là không thể xác định nghĩa và bao giờ cũng “dùng hạn chế trong một vài tổ hợp” (Hoàng Phê 1992), chẳng hạn: vàng hoe, tím ngắt, đỗ au, xanh

thdm, den kit, sáng trưng, tối om, sâu thẳm, cao ngất, làn tịt, nhỏ xíu, to

đùng, vắng teo, đông nghị, đắng nghét, nhạt thếch, khổng lô, tí hon, v.v Và tác giả cũng giải thích các PTCC loại này biểu hiện ý nghĩa mức độ rất cao, không thể hơn được nữa

Nhưng Cao Xuân Hạo khẳng định đây “là những trạng ngữ chỉ mức tối cao (superlatif) của các tính / vị từ đi trước, kèm thêm một sắc thái biểu cám nhất định và / hay một ý nghĩa ấn tượng” Các hình thức này “gồm

Trang 34

những yếu tố có nghĩa rõ ràng” và “mối quan hệ ý nghĩa giữa trung tâm và trạng ngữ thường là *A đến nỗi / đến mức B” như trong béo nứt, phục lăn,

ngọt lịm hoặc là *A đến nỗi như thể (bị) B như trong den thui, tron vo,

giống đúc, ưới đâm, lép kẹp, v.v (Cao Xuân Hạo 1998: 201-202)

Như vậy, dựa vào giải nghĩa của Từ điển riếng Việt (Hoàng Phê) và sự

khẳng định của Cao Xuân Hạo, có thể nói đây là một PTCC có

bấy lâu nay người ta thường cho rằng không xác định rõ nghĩa cực cấp để: tạo nên ý nghĩa cực cấp của PTCC Nghĩa là yếu tố không rõ nghĩa được kết hợp với vị từ trạng thái để tạo nên ý nghĩa cực cấp về tính chất, trạng

thái của sự vật, hiện tượng đó Sự kết hợp này là một “hình thái rằng buộc

tuyệt đối; vì nó có chức năng cú pháp” bao giờ cũng đứng sau vị từ trạng thái và có mô hình trọng âm [01] (Cao Xuân Hạo 1998: 201)

Tuy nhiên “hình thái ràng buộc tuyệt đối” trong PTCC loại này không có nghĩa là hoàn toàn cố định theo kiểu kết hợp như a-1, b-2, ¢-3, d-4, v.v mà chỉ là sự kết hợp tương đối Bởi vì ngoài một số ít PTCC có yếu tố thứ hai luôn luôn kết hợp cố định với yếu tố thứ nhất như ¿rắng dã, rắng hếu, trắng nhởn, v.v., các PTCC còn lại có yếu tố thứ hai kết hợp không cố định với yếu tố thứ nhất; có thể kết hợp với hai hoặc trên hai yếu tố, chẳng hạn như: ~ au: dé au, vang au; - cấc: già cấc, rắn

~ ối: đỏ ối, xanh ối, vàng ối:

= mit: day mjt, den mit, 64 mit, xanh mit;

- bét: hỏng bét, rối bét, sai bét, sáng bét, say bét;

~ lè: chát lè, chua lè, tanh lè, xanh lè, vàng lè;

Trang 35

- rudi: budn rượi, lạnh rượi, mát rượi, xanh rugi, vang rugi, uét rugi:

- ngắt: buổn ngắt, chán ngắt, đắng ngắt giá ngắt, lạnh ngắt, nguội ngắt, sượng ngắt, tái ngắt, tanh ngắt, tẻ ngắt, tím ngắt, xám ngắt, xanh ngắt,

vắng ngắt: v.v

Khảo sát sự kết hợp này về phương diện phạm trù, chúng tôi còn nhận thấy có sự “rằng buộc” theo các phạm trù Chẳng hạn:

- mau sfc: au (dé au, vàng au), khé (đỏ khé, vàng khé), ngắt (tím ngắt, xanh ngắt), ối (đỏ ối, xanh ối, vàng 6i), xuộm (đó xuộm, vàng xuộm), quach

(đỗ quạch, vàng quạch), v.v.5

- mùi vị: lề (chát lè, chưa lè, tanh lè), ngoét (chua ngoét, đắng ngoét), òm (tanh òm, thúi òm), tình (hôi rình, tanh rình, thối rình), v.v.;

~ trạng thái: phè (chán phè, đầy phè, ngang phè), teo (buôn teo, vắng

teo), ténh (buôn tênh, nhẹ tênh, vắng tênh), v.v

Tuy nhiên, cũng có sự kết hợp không thco phạm trù, chẳng hạn: - nhách: dai nhách, ốm nhách;

~re; khée re, im rez

~ rồL: buồn rới, nghèo rới, xanh rới; v.v

Khảo sát hình thức PTCC kiểu này trong 7ừ điển riếng Việt (Hoàng Phê), chúng tôi thống kê được 433 ngữ đoạn trong tổng số 38.410 mục từ có trong từ điển Bên cạnh đó, khảo sát thêm trong các từ điển khác và các

tác phẩm văn học, báo chí, v.v chúng tôi tập hợp được 555 ngữ đoạn, nâng

lên có tất cả 988 ngữ đoạn

Bên cạnh đó, hình thức PTCC này còn được mở rộng hơn ở yếu tố thứ hai, đó là dạng láy, thường gọi là từ láy

Trang 36

Trong tiếng Việt, từ láy thật phong phú Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ láy lại không công nhận ý nghĩa cực cấp của từ lầy mà chỉ xác định từ lầy có ý nghĩa tăng cường hoặc giảm nhẹ (Đái Xuân Ninh 1978: 197)

Bởi lẽ, khi quan sát c:

từ lầy lòm lòm, si si, sat sat, bé bè be, dẻo dèo deo, khít khìn khit, khỏe khò khoe, mưới mườn mượi, sạch sành sanh, sát sàn sat, 1í tì tỉ, tỉnh tình tinh, tra tro tra, xốp xồm xộp, v.v các nhà nghiên cứu thường chỉ so sánh các từ láy này với yếu tố gốc của nó để xem xét ý

nghĩa tăng mạnh

yếu tố gốc láy tăng mạnh

lom > Jom lom si > sisi sát > sdt sat sach > sạch sành sanh khỏe > khỏe khòe khoe bé > bé bè be tí > títì tỉ khít > khít khìn khit déo > déo deo deo xốp > xốp xm xộp, V.V

Nhưng nếu kết hợp các từ láy này với vị từ trạng thái chỉ tính chất, trạng thái của một sự vật, hiện tượng thì sẽ thấy rõ ý nghĩa tăng mạnh đến mức độ cực cấp do từ láy tạo nên Ví dụ:

- bé téo teo

(11) - Áo thự lạnh lễo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tễo feo (Nguyễn Khuyến ~Thu điếu) - tanh lom lom

Trang 37

(12)- Nó giống cái mài tanh lờm lợm của cây y lá bị mảnh B52 phạt

trụi (Chu Lai ~ Ăn may đĩ vãng)

- dài dang đặc

(13) - Những toa tàu dài dằng đặc đông nghịt hành khách đang xé bâu không khí giá rét, nặng nề lao vút đi ngoài cánh đồng trước mặt khu quân y viện (Nguyễn Minh Châu ~ Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)

- sâu hun hút

(14) - Cả hai xuống xe, đi vào một hành lang hẹp ẩm thấp thiếu ánh sáng, sâu hun hút (Triệu Bôn - Một phút và nữa đời người)

~ to núc ních

(15) - Hữu lợi có cái đầu lớn, khuôn mặt to núc ních những mỡ, toát

lên sự phè phỡn no nê (Lê Quốc Minh — Người đẹp tỉnh lẻ)

và,

John Lyons đã nói rằng: * ý nghĩa của mỗi đơn vị từ vựng là “tích số” của các bộ phận ngữ nghĩa cấu thành nó Do đó nghĩa của câu hay ngữ đoạn được quy định bởi sự “hỗn hợp” tất cả các bộ phận ngữ nghĩa cấu thành nó” (Lyons 1996: 749)

Như vậy, qua các ví dụ trên, có thể nhận thấy các từ láy với ý nghĩa tăng mạnh đã bổ nghĩa cho yếu tố đứng trước là các vị từ trạng thái để tạo

nên ý nghĩa cực cấp cho tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng đó mà

trước đây có người gọi là “từ chuyên biệt hóa về nghĩa” (Hoàng Văn Hành 1985: 83-85) hoặc là “hình thức tăng cường nhấn mạnh về mặt nghĩa có nhiều tầng” (Đái Xuân Ninh 1978: 197-198) Thiển nghĩ, nói “chuyên biệt hóa về nghĩa” là giới hạn ý nghĩa của từ láy về một mặt nào đấy Mà đã

giới hạn thì không biểu hiện được ý nghĩa cực cấp, tột cùng của tính chất,

Trang 38

trạng thái của sự vật, hiện tượng Trái lại từ láy biểu thị ý nghĩa cực cấp

một cách rõ ràng về tính chất, trạng thái của các sự vật, hiện tượng Đở

Jom lòm là đồ đến mức *gây cảm giác ghê sợ hoặc khó chịu” (Hoàng Phê

(chủ biên) 1992: 333) Xa vời vợi là xa tới mức không thể tới được Hoặc:

(16) a- Nó ăn sạch sành sanh (không còn một hột cơm)

b- Hắn quét sạch sành sanh (không còn một cọng rác)

e- Nhà nó cũng bị mất sạch sành sanh (không còn một thứ gì) Còn nói “hình thức tăng cường nhấn mạnh về mặt nghĩa có nhiều tẳng” là chỉ nói đến số lượng yếu tố xuất hiện trong một hình thức từ láy

(láy đôi, láy ba, láy tư ) mà chưa lưu ý tới ý nghĩa bên trong của tính chất,

trạng thái của một sự vật, hiện tượng được từ láy biểu hiện Ví dụ:

(17) - Nhớ ai bổi hổi bôi hôi,

Như đứng đống lửa như ngôi đống than (Ca dao)

Đó là nỗi nhớ lên đến tột cùng làm cho người ta không thể làm được

gì, kể cả việc làm dễ nhất là đứng hoặc ngồi

That vay, khảo sát các từ điển tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy từ lầy

có ý nghĩa cực cấp thường được dùng làm yếu tố thứ hai gắn với các vị từ

trạng thái để biểu hiện ý nghĩa cực cấp cho tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng

Vi dụ: bé téo teo, ddy dm dp, cao chat ngất, cao chót vớt, cao / dài / sâu hun hút, cao lêu đều, cao lêu nghêu, cụt thun lắn, dài đằng đặc, dài / sâu / xa thăm thẩm, dài thườn thượt, den / đông nghìn nghịt, đen trai trai, đó chon chót, đỏ lòm lòm, đông nườm nượp, im thìn thít, nặng chình chịch /trình trịch, nóng hầm hập, ốm tong teo, rộng / xanh bát ngắt, rộng mênh:

Trang 39

ngất, noi roi r6i, trong / hd hong he, bé bè be, déo deo deo, khit khin khit, khỏe khòc khoe, mưới mườn mượi, sạch sành sanh, sát sàn sạt, thơm ngây

ngất, tí tì tỉ, tỉnh tình tỉnh, trơ trờ trờ, xốp xôm xộp, v.v Ví dụ:

(18) a- Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi réi lên chợ (Thì Sảnh)

b- Mặt hô trải rộng mênh mông và lặng sóng(Nguyễn Thế Hội)

c- Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất (Đồn Giỏi)

d- Đơi chân chì nặng chình chịch kéo dần anh xuống mỗi lúc một

sâu (Vũ Thanh Sơn) v.v

PTCC dạng này bao giờ cũng cố định, không thể tách rời hoặc chêm xen Vì người Việt không bao giờ diễn đạt ý nghĩa cực cấp bằng các hình thức biểu hiện như : * thẳng ăm ấp, * thơm chót vớt, * đen hun hút, * đổ

hông hốc, * sáng lòm lòm, * v.v hoặc * đầy rất dm ắp, * cao rất chói với, *

sâu rất hun hút, * xa rất vời vợi, V.V

PTCC có yếu thứ hai là hình thức láy chúng tôi tập hợp được 487 ngữ đoạn, có nhiều dạng

- Láy yếu tố thứ nhất (vị từ trạng thái) Đó là PTCC như: béo bệu,

chậm chạp, còm nhom, còm rom, dài đặc, gây guộc, im lim, ít ôi, khít khit, khít rịt, khô khốc, mỏng mảnh, ngắn ngủn, sát sạt, xốp xộp, v.v Dang nay có mô hình trọng âm [01] và chúng tôi tập hợp được 54 ngữ đoạn (5.5) Người ta thường gọi PTCC này là láy đôi Từ dạng láy đôi này, PTCC có biến thể (số lượng rất íU) thành láy ba, như hình thức: hỡm hòm hom, khít khìn khit, khỏe khòe khoe, sạch sành sanh, sát sàn sại, xốp xÖm xộp, V.v có mô hình trọng âm [101] hoặc láy tư, như hình thức: chậm chà chậm chạp, khít kha khít khit, khít khit khin khin, lỏng le lỏng lét, ram ri ram rit, sát san

Trang 40

sàn sạt, sắt sạt sàn san, xốp xộp xôm xôm, xốp xa xốp xộp, v.v có mô hình trọng âm [0101] - Láy yếu tố thứ hai của PTCC đã có sẵn, như: cao ngỗng chua lòm đen sĩ buôn rugi cao nghệu đỗ hỏn cao ngất im phắc năng trịch béo nục cao ngất già khụ > cao ngdng ngdng chua lom lom den si si

Ngày đăng: 20/10/2022, 12:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w